Chuyên đề Phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Trường đại học kinh tế quốc dân KHOA TOáN KINH Tế ----- & œ----- CHUYÊN Đề TốT NGHIệP Đề tài: phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam Sinh viên thực hiện : lê thị ngọc anh Chuyên ngành : toán kinh tế Lớp : toán tài chính Khoá : 45 Hệ : Chính quy Giáo viên hướng dẫn : ngô văn thứ Hà Nội - 5/2007 LỜI GIỚI THIỆU Tớnh cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường chứng khoỏn phỏt triển hết sức mạnh mẽ ở mức cú thể núi là khụng thể thiếu trong đời sống kinh tế của cỏc nước theo cơ chế thị trường và nhất là cỏc nước đang phỏt triển đang cần thu hỳt luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dõn. Điều này đó dần được chứng minh ở nước ta, với gần 7 năm hoạt động và phỏt triển thị trường chứng khoỏn Việt Nam đó dần trở thành một kờnh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư phỏt triển tạo ra một bước phỏt triển mới cho thị trường tài chớnh núi chung và nền kinh tế nước ta núi riờng. Chứng khoỏn là một loại hàng húa đặc biệt và lợ...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA TO¸N KINH TÕ ----- & œ----- CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP §Ò tµi: ph©n tÝch t¸c ®éng cña c¸c nh©n tè ®Õn lîi suÊt cæ phiÕu trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n viÖt nam Sinh viªn thùc hiÖn : lª thÞ ngäc anh Chuyªn ngµnh : to¸n kinh tÕ Líp : to¸n tµi chÝnh Kho¸ : 45 HÖ : ChÝnh quy Gi¸o viªn h­íng dÉn : ng« v¨n thø Hµ Néi - 5/2007 LỜI GIỚI THIỆU Tính cần thiết của đề tài Ngày nay thị trường chứng khoán phát triển hết sức mạnh mẽ ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước theo cơ chế thị trường và nhất là các nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Điều này đã dần được chứng minh ở nước ta, với gần 7 năm hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư phát triển tạo ra một bước phát triển mới cho thị trường tài chính nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng. Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt và lợi suất chứng khoán là con số mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Bởi lẽ đó là kết quả cuối cùng của cả quá trình đầu tư, nên việc phân tích các nhân tố cả phía cung và phía cầu tác động đến lợi suất cổ phiếu là một vấn đề hết sức quan trọng để có thể có những kết luận đánh giá về cổ phiếu cũng như tình hình thị trường chứng khoán nước ta từ đó hỗ trợ ra quyết định cho nhà đầu tư. Xuất phát từ đó nên em chọn đề tài: "PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI SUẤT CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM" Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các yếu tố tác động đến lợi suất cổ phiếu nhằm đánh giá mức độ phản ánh của các yếu tố sản xuất và yếu tố thị trường trong lợi suất cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp mô hình hoá từ hai phía cung và cầu. Kết cấu chuyên đề Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Ứng dụng phân tích tác động của các nhân tố tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô và của công ty nói chung, phòng phân tích nói riêng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy Ngô văn Thứ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI I/TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1/Thị trường chứng khoán 1.1/Thị trường chứng khoán và lịch sử hình thành và phát triển Trong nền kinh tế phát sinh tình huống: người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, đồng thời người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư, cơ chế này được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn. Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có của các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch buôn bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Có thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Trong đó chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây. Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất, với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán…Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên lúc xuống. Vào những năm 1875- 1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhưng rồi lại trải qua ngày 29/10/1929 – ngày “thứ năm đen tối” thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. Mãi cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường mới dần phục hồi và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thị trường thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây truyền dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên cho tới nay thị trường chứng khoán đã chứng tỏ được vai trò hết sức quan trọng đối với hầu hết các nền kinh tế. Thị trường khoán có hai hình thức tổ chức thị trường đó là thị trường tập trung và thị truờng phi tập trung. 1.2/Chức năng Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng, tín dụng không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán ở nhiều nước lo được khoảng 50% nhu cầu vốn cho toàn xã hội. Khi các nhà đầu tư mua các chứng khoán do công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Chính vì vậy đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh và các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu vào sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. Đồng thời tạo tính linh hoạt cho các loại chứng khoán, nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. Phản ánh hoạt động của doanh nghiệp Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua hoạt động phân phối và phân phối lại các nguồn vốn đầu tư. Thúc đẩy hội nhập thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới nói chung. 1.3/Cấu trúc thị trường chứng khoán 1.3.1/Cơ cấu thị trường Theo tính chất lưu thông của chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán có thể chia thành hai loại Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Và nguồn vốn thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. Đây là thị trường quan trọng bởi thị trường này tạo ra hàng hoá để thị trường thứ cấp có thể tiến giao dịch. Có thể nói thị trường sơ cấp là tiền đề cho thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường thứ cấp. Tuy nhiên việc mua bán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành mà chỉ chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thị trường thứ cấp hoạt động làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì vậy có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 1.3.2/Các loại hàng hoá Xét theo tính chất của chứng khoán bao gồm: Chứng khoán nợ: điển hình là trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhân sự góp vốn, quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường sơ cấp theo quy định của pháp luật. Chứng khoán phái sinh là loại hàng hoá có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc, được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định. Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước. Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. 1.3.3/Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Nhà phát hành là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các chứng khoán: Trái phiếu chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho bạc. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng…. phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù của họ theo Luật định. Nhà đầu tư là những người có tiền thực hiện mua và bán chứng khoán trên thị trường chúng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời. Các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Các nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán các loại chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường tài chính là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được ra đời nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo sự thông suốt, ổn định và an toàn cho hoạt động thị trường chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của Luật pháp và Uỷ ban Chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành thị trường chứng khoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của mình đối với một đợt phát hành cụ thể. 1.3.4/Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được như hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Công khai các thông tin về thị trường chứng khoán phải thoả mãn các yêu cầu: Chính xác, kịp thời, dễ tiếp cận. Nguyên tắc trung gian: Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ mô giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúp khách hàng, hoặc kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Nguyên tắc đấu giá: Mọi việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Khi thực hiện các nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá, về thời gian, về khách hàng, về quy mô lệnh. 1.4/Vai trò Nhà nước đối với thị trường chứng khoán Điều hành thị trường là các hoạt động được tiến hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường của thị trường. Giám sát thị trường là việc tiến hành theo dõi kiểm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường. Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp của thị trường chứng khoán nên việc điều hành giám sát thị trường là vô cùng cần thiết. Các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản. 2/Thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1/Lịch sử hình thành, chức năng của thị trường Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới Việt Nam đã thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố HCM và Hà nội. Ngày 20/7/2000 trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố HCM được đưa vào vận hành và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu đó là REE, SAM và ngày 08/03/2005 Trung tâm giao dịch Hà Nội chính thức khai trương hoạt động. Theo nghị định 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính Phủ, Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập. Đây là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Sau gần 7 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam ngày càng phát triển, dần đi vào hoàn thiện và ổn định. Với sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư, hàng hoá ngày càng nhiều, cơ chế hoạt động dần hoàn chỉnh thị trường chứng khoán nước ta đã thực hiện được đầy đủ các chức năng của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách của chính phủ, các hoạt động của nền kinh tế nước ta. 2.2/Cơ cấu, quy mô các loại hàng hoá trên thị trường Đến nay thị trường chứng khoán chỉ có ba loại hàng hoá đó là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu. Quy mô và cơ cấu hàng hoá trên trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 25/3/2007 Bảng 1: Quy mô và cơ cấu hàng hóa trên trung tâm giao dịch thành phố HCM Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác Số CKNY 509,00 107,00 2,00 400,00 0,00 Tỉ trọng(%) 100,00 21,02 0,39 78,59 0,00 KLNY(ngàn CK) 2.369.559,98 1.713.913,11 100.000,00 555.646,87 0,00 Tỉ trọng(%) 100,00 72,33 4,22 23,45 0,00 GTNY (Triệu đồng) 73.406.818,12 17.139.131,12 1.000.000,00 55.267.687,00 0,00 Tỉ trọng(%) 100,00 23,35 1,36 75,29 0,00 Nguồn: www.vse.org.vn Cơ cấu cổ phiếu theo ngành trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: Bảng 2: Cơ cấu cổ phiếu theo ngành trên toàn thị trường chứng khoán VN Lĩnh vực Vốn điều lệ Số công ty Chiếm Thương mại 1.597.789.040.000 16 4.34% Nguyên vật liệu xây dựng 16.265.994.010.108 60 44.20% Xăng dầu-Năng lượng 6.596.414.160.000 18 17.93% Ngân hàng-Tài chính 4.783.519.550.000 7 12.99% Đồ ăn-Nước uống 2.635.332.120.000 15 7.16% Dệt may 17.143.300.000 1 0.05% Xuất nhập khẩu 46.000.000.000 2 0.13% Khách sạn 17.663.000.000 1 0.05% Sản xuất giấy và bao bì 119.302.510.000 6 0.32% Chất dẻo và hoá chất 596.467.800.000 8 1.62% Kinh doanh Bất động sản 450.000.000.000 1 1.22% Thuỷ sản 796.880.300.000 5 2.17% Viễn thông 519.563.210.000 7 1.41% Vận tải 692.716.720.000 9 1.88% Khác 1.664.184.100.000 38 4.52% 36.798.969.820.108 193 100.00% Nguồn: www.bsc.com.vn 2.3/Tình hình thị trường Năm 2000 có 5 loại cổ phiếu Năm 2001 có thêm 5 loại cổ phiếu Năm 2002 có thêm 10 loại cổ phiếu Năm 2003 có thêm 2 loại cổ phiếu Năm 2004 có thêm 4 loại cổ phiếu Năm 2005 có thêm 6 loại cổ phiếu Năm 2006 có thêm 74 loại cổ phiếu Biểu đồ 1: biến động Vnindex từ 03/2006 đến 03/2007 Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn đầu thị trường chứng khoán hoạt động thiếu ổn định các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm trong khi các văn bản pháp luật ban hành chưa đồng bộ, khi đó để giảm bớt sức nóng của thị trường UBCK đã có những thay đổi nhằm mục đích giảm cầu thị trường bằng một loạt các quy định như điều chỉnh biên độ dao động cổ phiếu từ +-2% lên +-7%, hạn chế khối lượng đặt lệnh, đưa ra thời hạn nắm giữ cổ phiếu, tăng hàng hóa trên thị trường…Sau đó giá chứng khoán vẫn tiếp tục giảm và UBCK lại tiếp tục can thiệp để tránh biến động cho thị trường do cung cầu quá chênh lệch thay đổi biên dộ giảm xuống +-3% dẫn đến lượng cầu chứng khoán giảm mạnh, chỉ số Vnindex giảm mạnh tiếp đó thì lượng hàng hoá được cung ứng trên thị trường tăng trong khi cầu giảm làm chỉ số Vnindex tiếp tục giảm. Đến khoảng cuối năm 2003 đến đầu năm 2005 thị trường chứng khoán đã có những chuyển biến hết sức tích cực, đã có một số cổ phiếu tăng mạnh cùng với đó là sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nhà đầu tư nước ngoài khi tỷ lệ nắm giữ của họ tăng lên từ 20% đến 30%. Cho đến năm 2006 thị trường chứng mới thực sự sôi động với lượng cung cầu tăng lên mạnh mẽ. Số liệu thống kê của Bộ tài chính cho thấy mặc dù thị trường chứng khoán mới bắt đầu được hình thành song đã có những bước phát triển nhảy vọt song hành cùng với những kỷ lục mới xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà, với tổng giá trị vốn hoá thị trường đến cuối năm 2006 đạt 22.7%/GDP, tăng 20 lần so với 2005. Khác biệt đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 so với trước là sự góp mặt đông đảo của các tổ chức tài chính nước ngoài có tiềm lực mạnh, thậm chí của các định chế tài chính xuyên quốc gia. Điểm nổi trội của thị trường chứng khoán năm 2006 là sự nở rộ các hình thức kinh doanh chứng khoán như các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán. Hiện đã có 35 quỹ đầu tư, trong đó 23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước. Cùng với đó là sự xuất hiện một tầng lớp đông đảo có nhu cầu giao tiền cho các định chế chuyên nghiệp quản lý, đầu tư. Cụ thể có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán đã tăng đáng kể về số lượng (có 14 công ty năm 2005 lên 55 công ty vào cuối năm 2006), vốn điều lệ trung bình đạt 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26 lần so với cuối năm 2005. Hiện có 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký, 8 công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán cho các công ty tham gia thị trường chứng khoán. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán là 100.000 vào tháng 12 năm 2006 (trong đó có 1870 tài khoản do người nước ngoài nắm giữ), gấp 3 lần cuối năm 2005 và dự kiến có thể tăng gấp 3-4 lần hiện nay vào năm 2010. Sau khi luật chứng khoán và các văn bản luật khác có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, theo ý kiến của các chuyên gia, thị trường chứng khoán việt nam năm nay có nhiều hứa hẹn chuyển biến tích cực. Dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài sẽ rất thuận lợi vào Việt Nam chủ yếu là của các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính với chiến lược đầu tư dài . Năm 2007 sẽ chứng kiến một nguồn cung lớn gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi sẽ bước lên sàn giao dịch do việc Thủ tướng đã phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ thực hiện Cổ phần hoá trong giai đoạn 2007-2010. Trên thị trường trái phiếu, ngoài trái phiếu chính phủ, sẽ có số lượng trái phiếu lớn của các tập đoàn phát hành như Điện lực, Dầu khí, Công nghiệp tàu thuỷ…Theo nhận định của các chuyên gia thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng quá nóng cả về chất lượng hàng hoá và giá cả chứng khoán. Tuy nhiên nếu quản lý tốt, thông tin công khai, minh bạch, chất lượng cổ phiếu tốt thì thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng ổn định. Thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin nên thông tin thị trường chứng khoán là có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo luật chứng khoán tại điều thứ 100 quy định về đối tượng và phương thức công bố thông tin từ điều 101 đến 107 quy định cụ thể về việc công bố thông tin của từng đối tượng đó là: của công ty đại chúng; của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng; của tổ chức niêm yết; của công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ; về quỹ đại chúng; của công ty đầu tư chứng khoán; của sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, vai trò cầu nối thông tin giữa thị trường và nhà đầu tư của các phương tiện truyền thông đại chúng rất quan trọng. Tuy nhiên, mức độ niềm tin của nhà đầu tư vào các thông tin do những đơn vị truyền thông cung cấp thường quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy, thách thức của một đơn vị truyền thông là xác lập niềm tin hợp lý từ phía những người sử dụng thông tin của mình. Trong bối cảnh đó, tiêu chí đặt ra cho các phương tiện truyền thông là phải “chuyên nghiệp hóa” và “chủ động hóa” đội ngũ phóng viên về tài chính. Để làm được như vậy, phóng viên tài chính chuyên nghiệp cần phải là một người có kiến thức tốt và am hiểu về thị trường. Nhiều hãng tin tài chính lớn đã thuê những chuyên gia tài chính làm việc cho mình, và đầu tư rất nhiều để đào tạo phóng viên. Nếu phương tiện truyền thông nào làm được điều này, “niềm tin” của nhà đầu tư vào phương tiện truyền thông đó sẽ tăng lên. II/CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.Phân tích tác động từ phía cầu đến cổ phiếu Đã có rất nhiều mô hình được sử dụng để đánh giá về cầu cổ phiếu như mô hình đa chỉ số, mô hình CAPM, mô hình chỉ số đơn. Thị trường chứng khoán của Việt Nam là thị trường chứng khoán non trẻ với các nhà đầu tư theo tâm lý số đông thì nhân tố thị trường là một nhân tố quan trọng do đó em chọn mô hình chỉ số đơn để phân tích tác động từ phía cầu đến cổ phiếu. Mô hình chỉ số đơn là mô hình tận dụng được giá trị cơ bản của mô hình CAPM đồng thời mô hình còn khắc phục được các khuyết điểm mô hình CAPM như nhiều giả thiết, khối lượng tính toán nhiều. Do mô hình chỉ số đơn có giá trị cơ bản của mô hình CAPM nên sau đây em xin giới thiệu về mô hình CAPM và mô hình chỉ số đơn. 1.1/Mô hình CAPM 1.1.1/Các giả định của mô hình Các giả định về nhà đầu tư trên thị trường Các nhà đầu tư tham gia hoạt động trên thị trường tài chính là nhà đầu tư e ngại rủi ro. Mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi ích kỳ vọng. Các nhà đầu tư đều là các tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường (tức số lượng các nhà đầu tư đủ lớn, giá trên thị trường là ngoại sinh đối với các nhà đầu tư). Các nhà đầu tư đều đồng nhất trong việc đánh giá các chỉ số trên thị trường từ đó đồng nhất trong việc đánh giá lợi suất kỳ vọng cũng như độ dao động của các lợi suất tài sản trên thị trường. Các giả định về thị trường: Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo Mọi thông tin xuất hiện trên thị trường đều được cung cấp miễn phí đối với nhà đầu tư. Đòi hỏi trên thị trường không có các hạn chế về khối lượng các tài sản giao dịch về điều kiện bán khống. Không có các chi phí liên quan đến giao dịch tài sản cũng như không có thuế. Các giả định về tài sản Các tài sản có số lượng nhất định, có thể chia nhỏ tuỳ ý. Lợi suất tài sản rủi ro phân bố chuẩn. Mặc dù không phải tất cả giả định đều phù hợp với thực tế, nhưng chúng đều đơn giản cho phép ta phát triển mô hình CAPM, và mô hình CAPM là mô hình rất hữu ích cho các quyết định tài chính. 1.1.2/ Mô hình CAPM Một danh mục hay tài sản bất kỳ nào cũng có giá trên thị trường. Nó sẽ chỉ ra rằng tỷ suất doanh lợi cân bằng đối với mọi tài sản rủi ro là một hàm số hiệp phương sai của chúng với danh mục thị trường. Phương trình biểu diễn cho đường thị trường vốn (CML) Trong đó E(Rp): Kỳ vọng lợi suất của danh mục hiệu quả Rf : Lãi suất phi rủi ro E(Rm )- Rf : Phần bù rủi ro của danh mục thị trường (Rp): Đo mức đọ rủi ro của danh mục P (Rm): Đo mức đọ rủi ro của danh mục thị trường. Phương trình biểu diễn đường thị trường chứng khoán (SML) p =: Đo lường rủi ro của danh mục P bất kỳ, E(Rm )- Rf : Giá trị một đơn vị rủi ro. 1.1.3.Chứng minh: a.Chứng minh tính hiệu quả của danh mục thị trường, và đường thị trường vốn(CML). Tài sản phi rủi ro Rf Tài sản rủi ro I Danh mục tiếp tuyến T (danh mục hiệu quả). Danh mục thị trường M Vi: là tổng giá trị thị trường của tài sản I (i=) Tỷ trọng của tài I trong danh mục thị trường là := (i=) Danh mục thị trường là danh mục hiệu quả. Thật vậy Thị trường có K nhà đầu tư. Danh mục T là danh mục tiếp tuyến, danh mục F là danh mục tài sản phi rủi ro. Theo kết quả của phương pháp trung bình phương sai Nhà đầu tư k có hàm lợi ích của mình là Uk và có danh mục Pk nằm trên biên hiệu quả (vì tối đa hoá lợi ích kỳ vọng) Danh mục Pk gồm Wk vào danh mục T (t1,t2,…,tN) và (1- Wk) vào danh mục F. Tỷ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro I là của nhà đầu tư k: Wk.ti ( i=,k=) Vk: Tổng giá trị thị trường của tổng tất cả tài sản của nhà đầu tư k (k=) Vki: tổng giá trị thị trường của tài sản I do nhà đầu tư k nắm giữ Ta có =( i=,k=) : Mức cầu về tài sản I trên thị trường (i=) = Mức cung tài sản I trên thị trường là Vi Điều kiện cân bằng thị trường: Cung bằng cầu với mọi tài sản = Mặt khác: (i=) Như vậy danh mục thị trường M trùng với danh mục tiếp tuyến T. Từ đó cho thấy danh mục thị trường là danh mục hiệu quả. Theo phương pháp trung bình và phương sai thì danh mục hiệu quả P có : Trong đó: A=V-1 B= V-1 , C=V-1 Danh mục T,P đều là danh mục hiệu quả nên ta có: hay Vậy với một danh mục hiệu quả P ta có : (do TM) Rf E (Rm) M E(Rp) CML I σ (Rm) σ (RP) I’ Đường thị trường vốn (CML) b. Đường thị trường chứng khoán (SML). Tài sản phi rủi ro Rf Tài sản rủi ro I Đường thị trường vốn là đường thẳng nối tài sản phi rủi ro và danh mục thị trường. Nếu cân bằng thị trường tồn tại thì mọi tài sản phải được điều chỉnh cho đến khi cung của mọi tài sản bằng cầu nắm giữ của chúng. Một danh mục P bao gồm : a% đầu tư vào tài sản rủi ro I và (1-a)% vào danh mục thị trường. Khi đó Trung bình của danh mục P: E(Rp)= aE(Ri) + (1-a)E(Rm) Độ lệch tiêu chuẩn của danh mục P: Trong đó: : Phương sai của tài sản I : Phương sai của danh mục thị trường : Hiệp phương sai giữa tài sản I và danh mục thị trường. Tập hợp cơ hội có được bằng cách kết hợp khác nhau của tài sản rủi ro và danh mục thị trường là đường IMI’. (*) Danh mục thị trường là danh mục bao gồm mọi tài sản được nắm theo trọng số giá trị thị trường của chúng. Do đó trong cân bằng danh mục thị trường có trọng số giá trị % đầu tư vào tài sản I. Theo (*) thì a chính là cầu vượt quá đối với tài sản I. Ta biết rằng trong thực tế cầu vượt quá đối với một tài sản rủi ro bằng không. Giá sẽ điều chỉnh cho đến khi mọi tài sản đều được nắm giữ. Do vậy ta sẽ xác định được quan hệ giá cân bằng. Từ đó sẽ cho giá cân bằng cho rủi ro. Độ dốc của sự đánh đổi rủi ro – doanh lợi đo tại điểm M trong cân bằng thị trường là:(a=0)= Độ dốc của tập cơ hội IMI’ đưa ra mối quan hệ giữa tài sản rủi ro và danh mục thị trường tại M phải bằng độ dốc của đường thị trường vốn, RfM Như vậy ta sẽ có = Từ đây ta có: =+ Như vậy tỷ suất doanh lợi yêu cầu của bất kỳ tài sản nào E(i) đều bằng với tỷ suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro. Phần bù này là giá của rủi ro nhân với độ lớn của rủi ro, độ lớn của rủi ro được gọi là . Như vậy bất kỳ danh mục hay tài sản nào bất kỳ hay hiệu quả đều có giá của nó. 1.2/Mô hình chỉ số đơn Mô hình thị trường là mô hình cho rằng lợi nhuận thu được từ chứng khoán I có mối quan hệ tuyến tính với lợi nhuận thu được trên một danh mục đầu tư của thị trường được đại diện bằng lợi suất của chỉ số thị trường. Được thể hiện theo công thức như sau: Với : là lợi suất của từng loại chứng khoán tại thời điểm t : là lợi suất của chỉ số thị trường tại thời điểm t. : là hệ số đo mức độ nhạy cảm của lợi suất chứng khoán i đối với lợi suất chỉ số thị trường . Mô hình chỉ số đơn không được ủng hộ bởi bất cứ lý thuyết nào. Mô hình thị trường giả thiết các nhân tố vĩ mô có thể được đại diện bằng chỉ số thị trường. Mô hình này giả định rằng độ dốc và hệ số chặn là cố định theo thời gian. Hệ số hồi quy của phép hồi quy này chính là hệ số của một tài sản trong khi số hạng tự do là chỉ số của chứng khoán. Hệ số của hồi quy chính là hệ số của mô hình CAPM. 1.3/Các yếu tố phía cầu tác động đến cổ phiếu Theo lý thuyết kinh tế thì trong mô hình các yếu tố tác động đến cầu là: Yếu tố nội sinh: Giá hàng hoá, Khối lượng giao dịch. Yếu tố ngoại sinh: Thu nhập, giá cả hàng hoá liên quan (hàng hoá thay thế và hàng hoá liên quan), dân số, thị hiếu, các kỳ vọng. Chứng khoán cũng vậy, những yếu tố tác động đến cầu đó là: Yếu tố nội sinh: Giá chứng khoán, khối lượng giao dịch. Yếu tố ngoại sinh: Tốc độ tăng trưởng GDP, lượng vốn mà thị trường chứng khoán thu hút được (từ tín dụng, từ đầu tư nước ngoài). Theo lý thuyết thì thu nhập tác động đến cầu của một hàng hoá, với chứng khoán thì nguồn vốn từ tín dụng, tiết kiệm và tư đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ xác định được cầu chứng khoán. Những số liệu mới nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 5/4/2007 trong bản báo cáo cập nhật tình hình Đông Á- Thái Bình Dương cho biết mức vốn hoá của thị trường chứng khoán việt nam tính đến thời điểm hiện nay đã đạt được 24.4 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 4 tỷ USD. Giá tài sản tài chính khác liên quan đó là: Hàng thay thế: Lãi suất tín dụng, Giá cả bất động sản….( Với một cổ phiếu cụ thể thì hàng hoá thay thế còn là các cổ phiếu khác trên thị trường. Hàng hoá bổ sung đó chính là công nghệ tin học, để thị trường chứng khoán có thể phát triển thì công nghệ tin học cũng phải phát triển. Dân số và thị hiếu ảnh hưởng đến số nhà đầu tư, mức độ tham gia thị trường, cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của họ. Kỳ vọng của nhà đầu tư, đây là yếu tố rất đặc trưng của thị trường chứng khoán bởi thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, thị trường của thông tin. Kỳ vọng có thể về lợi tức, chênh lệch giá, quyền mua, có thể là thuế thu nhập đối với nhà đầu tư cũng như những quy định của thị trường. 2/Phân tích tác động từ phía cung đến cổ phiếu Một trong những chức năng của thị truờng chứng khoán là phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp nên trong chuyên đề em xem xét mức độ phản ánh các yếu tố sản xuất của một doanh nghiệp trong lợi suất cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Mô hình đa nhân tố là một mô hình phù hợp với mục đích phân tích này. Sau đây em xin giới thiệu mô hình đa nhân tố. 2.1/Mô hình đa nhân tố Lý thuyết định giá cơ lợi (APT) được Ross xây dựng năm 1976, lý thuyết đưa ra một cách tiếp cận khác có thể kiểm định được về mô hình CAPM. CAPM dự đoán rằng tỷ suất doanh lợi của tài sản sẽ tương quan tuyến tính với một nhân tử chung - tỷ suất doanh lợi của danh mục thị trường. APT dựa trên cơ sở gần giống như vậy nhưng mang tính khái quát hơn. Nó giả định rằng tỷ suất doanh lợi của mọi chứng khoán là một hàm tuyến tính của K nhân tử. 2.1.1/Các giả thuyết của mô hình Mô tả lý thuyết Các nhân tố chung : ,....(đối với mô hình K nhân tố) Các nhân tố riêng : ......(đối với n tài sản) Các giả thiết: Thị trường vốn cạnh tranh hoàn hảo và không có chi phí giao dịch. Không có cơ lợi. Lợi suất của tài sản tuân theo mô hình đa nhân tố tức là lợi suất của tài sản sẽ có mối liên hệ với một số nhân tố chung cho tất cả các tài sản và một số nhân tố riêng của tài sản đó. Đòi hỏi số lượng tài sản đang xem xét n, phải lớn hơn nhiều so với số nhân tử K và là thành phần rủi ro phi hệ thống của tài sản thứ i nó phải độc lập với mọi nhân tử và mọi số hạng nhiễu của các tài sản khác. Cụ thể như sau: E(Fk)=0 k= E()=0 i= cov(Fi ,Fj)=0i j cov(,)=0 i j cov(,Fj )=0k= i= 2.1.2/Mô hình đa nhân tố Phương trình K nhân tố đối với lợi suất tài sản i =++ Trong đó: : lợi suất tài sản i : Hệ số nhân tố của lợi suất tài sản i phản ánh mối liên hệ của nhân tố K đối với tài sản i. FK: là các nhân tố thứ K. : Thành phần rủi ro phi hệ thống của tài sản thứ i. : Lợi suất kỳ vọng của tài sản i. 2.1.3/Chứng minh: Danh mục nhân tố j, P(j) là danh mục có ,(kj) Như vậy rủi ro danh mục nhân tố bằng rủi ro nhân tố. Danh mục Q là danh mục có : () S là danh mục phỏng theo danh mục Q là danh mục có tỷ trọng đối với danh mục nhân tố P(j)(j=) và (1-) vào tài sản phi rủi ro. Ta có và Đặt . Theo nguyên lý không cơ lợi, khi rủi ro riêng của danh mục Q rất nhỏ() có thể làm được điều này do giả định thị trường có rất nhiều tài sản do đó có thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro riêng thì danh mục Q và danh mục S có rủi ro bằng nhau do đó phải có lợi suất kỳ vọng bằng nhau. Theo công thức toán học ta có : E(RQ)= E(RS)=Rf + . Như vậy danh mục Q có: Thì . 2.1.4/Mối quan hệ giữa mô hình Đa nhân tố và mô hình CAPM APT giống mô hình CAPM ở chỗ cũng là một dạng định giá cân bằng tài sản. Doanh lợi của bất kỳ tài sản rủi ro nào cũng là tổ hợp tuyến tính của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi tài sản. APT tổng quát hơn CAPM vì nó cho phép lý giải doanh lợi cân bằng của một tài sản rủi ro bằng nhiều nhân tố hơn. Thực tế, CAPM có thể được coi là một trường hợp đặc biệt của APT (Khi mà lợi suất của tài sản phân bố chuẩn). APT mạnh hơn so với CAPM vì mô hình APT nới lỏng giả thiết hơn, không cần giả định gì phân phối xác suất thực nghiệm của tài sản, không cần giả định nhiều về hàm lợi ích cá nhân, không yêu cầu danh mục thị trường phải hiệu quả. APT cho phép lợi suất cân bằng của tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cho phép định giá tương đối của bất kỳ tập hợp con tài sản do đó không cần thiết đo lường toàn bộ tài sản hiện hữu để kiểm định giả thiết. APT dễ dàng mở rộng cho nhiều thời kỳ. 2.2/Các yếu tố từ phía cung tác động đến cổ phiếu * Mục đích phát hành và niêm yết cổ phiếu đối với doanh nghiệp Đối với công ty phát hành việc niêm yết chứng khoán sẽ tạo ra một số thuận lợi cho công ty như sau Công ty dễ dàng trong huy động vốn: Niêm yết nhằm mục đích huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Công ty được niêm yết có thể thu hút vốn dài hạn thông qua phát hành chứng khoán với chi phí thấp, đồng thời được công chúng tín nhiệm hơn so với công ty không được niêm yết nên khi họ trở thành công ty được niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn với chi phí huy động vốn thấp hơn. Tác động đến công chúng: Niêm yết góp phần “tô đẹp” thêm hình ảnh của công ty trong các nhà đầu tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy mà công ty được niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư. Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán: Khi các chứng khoán được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, kế thừa và các mục đích khác. Hơn nữa các chứng khoán được niêm yết có thể đựoc mua với số lượng rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty. Ưu đãi về thuế: Công ty tham gia niêm yết được hưởng chính những chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh trong một số năm nhất định. Sau xác định được mô hình chúng ta cần lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hình. Để phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta có một số chỉ tiêu sau 2.2.1/Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu Lợi nhuận ròng : lợi nhuận có được sau khi trừ đi lãi vay và thuế thu nhập. Lợi nhuận / doanh thu: Lợi nhuận dòng đánh giá tỉ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỉ lệ lợi nhuận dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động. Lợi nhuận dòng có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên. EPS (Erning per share) được tính bằng cách lấy lợi nhuận của doanh nghiệp (sau khi trừ đi thuế thu nhập và cổ tức ưu đãi) chia cho số cổ phần mà doanh nghiệp đó phát hành. Đây là chỉ số đánh giá khả năng sinh lời từ vốn của cổ đông. Chỉ số EPS càng cao nghĩa là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và mức độ tăng trưởng, qua đó thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE): Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty. ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không. Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả. Nói chung, nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất 2.2.2/Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. - Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản - Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (N/VCP) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (NDH/TTS). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ trên vốn cổ phần (N/VCP)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần - Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (NDH/TTS) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. 2.2.3/Các chỉ tiêu về tình trạng cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình là một chỉ tiêu tốt để đánh giá tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp. Mức vốn hoá: bằng toàn bộ cổ phiếu của công ty lưu hành trên thị trường nhân với mức giá hiện tại Cổ tức là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông, được gọi là thu nhập của cổ đông. Mức độ cao thấp của cổ tức cũng như tính chất ổn định tương đối của việc chi trả cổ tức giữa các ngành và các công ty trong từng ngành là khác nhau. Số phiên tăng, số phiên giảm, số phiên không đổi: là chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình biến động của cổ phiếu doanh nghiệp. P/E (Price/Earning Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính.Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong một thời gian tới. Công ty có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế. CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I/CƠ SỞ DỮ LIỆU: 1/Các loại cổ phiếu: Trong giới hạn của đề tài em chọn 24 cổ phiếu thuộc các ngành khác nhau Lĩnh vực vận tải: GMD-CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển TMS-CTCP Kho vận Giao nhận Ngoại thương HTV-CTCP Vận tải Hà Tiên MHC-CTCP Hàng hải Hà Nội. - Lĩnh vực thuỷ sản: AGF-CTCP XNK Thuỷ sản An Giang TS4-CTCP Thuỷ sản Số 4. - Lĩnh vực đồ ăn , nước uống: BBC-CTCP Bánh kẹo Biên Hoà CAN-CTCPđồ hộp Hạ Long NKD-CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc SSC-CTCP Giống cây trồng Miền Nam TRI-CTCP Nước giải khát Sài gòn VNM-CTCP Sữa Việt Nam KDC-CTCP Kinh Đô. - Lĩnh vực khách sạn SGH-CTCP Khách sạn Sài Gòn. - Lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì BPC-CTCP Bao bì Bỉm Sơn. - Lĩnh vực Xuất nhập khẩu SAV-CTCP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex. - Lĩnh vực nguyên vật liệu xây dựng: HAS-CTCP xây lắp Bưu Điện Hà Nội DHA -CTCP Hoá An BTC-CTCP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu TYA-CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam. - Lĩnh vực thương mại: REE-CTCP Cơ Điện Lạnh TNA-CTCP Thương mại XNK Thiên Nam. - Lĩnh vực viễn thông SAM-CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông VTC-CTCP Viễn thông VTC. 2/Loại số liệu: Phân tích tác động của các yếu tố từ phía cung đến cổ phiếu, số liệu được lấy từ Bảng tổng kết cổ phiếu HOSTC 2006 của trang Web: www.vcbs.com.vn. Đây là loại số liệu chéo (phần phụ lục 4). Phân tích tác động từ phía thị trường đến cổ phiếu ta lấy số liệu theo phiên từ ngày 3/1/2006 đến ngày 29/12/2006 của 24 cổ phiếu trên từ trang Web : www.bsc.com.vn .Số liệu được xử lý như sau: Sử dụng SPSS khớp số liệu của từng loại chứng khoán với số liệu của vnindex. Bỏ qua các quan sát vào ngày huởng quyền cổ tức (danh sách ngày không hưởng cổ tức ở phụ lục 1). Tính lợi suất cho các chứng khoán và vnindex theo công thức: rt=ln(). II/ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 1.Phương pháp ước lượng mô hình Hồi quy là một công cụ cơ bản của đo lường kinh tế. Phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập) nhằm ước lượng hoặc dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã biết của biến độc lập. Để ước lượng hàm hồi quy tổng thể PRF một các chính xác trên cơ sở hàm hồi quy mẫu phương pháp thường được dùng đó là phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Các giả thiết cơ bản của phương pháp bình phương nhỏ nhất Biến được giải thích là phi ngẫu nhiên Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên Ui bằng không Phương sai bằng nhau (phương sai thuần nhất) của các Ui Không có sự tương quan giữa Ui Ui và Xi không tương quan với nhau Ui có phân bố chuẩn Giữa các Xi không có quan hệ tuyến tính Mô hình Hàm hồi quy tổng thể Trong đó (j=) là các hệ số hồi quy riêng là hệ số tự do Hàm hồi quy mẫu Trên thực tế không phải giả thiết nào của mô hình cũng đều được đảm bảo khi đó các kết quả ước lượng được không phải là ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất. Nếu phương sai của các Ui không thuần nhất thì mô hình gặp khuyết tật phương sai sai số thay đổi khi đó ta cần phải tìm được phương sai của các của sai số, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát để khắc phục. Khi các Ui tương quan với nhau mô hình gặp phải khuyết tật tự tương quan để khắc phục chúng ta cần ước lượng từ đó ước lượng phương trình sai phân tổng quát. Khi giữa các Xi có quan hệ tuyến tính khi đó các ước lượng không còn hiệu quả và một phương pháp để giải quyết vấn đề này là phương pháp phân tích thành phần chính. Do các biến sử dụng trong mô hình cung xét về ý nghĩa kinh tế có mối quan hệ tương quan tuyến tính cao nên sau đây em xin giới thiệu về nội dung cơ bản của phương pháp thành phần chính. *Phương pháp phân tích thành phần chính Tư tưởng của phương pháp: Phân tích thành phần chính là cách chiếu các điểm của một đám mây n điểm trong không gian p chiều thành đám mây n điểm trong không gian k chiều (k <p). Phép chiếu này sẽ được thực hiện theo những tiêu chuẩn nhất định và phải đảm bảo cho các quán tính của các đám mây hình chiếu lớn nhất. X là một ma trận số liệu bao gồm các dòng là các cá thể và các cột là các chỉ tiêu, thì khi thực hiện phép chiếu P từ không gian ban đầu về không gian con thì mỗi vectơ dòng của X biến đổi thành một vectơ mới trong không gian con Xi Rp Xi* Rk Ta có thể tổng quát hoá các mô tả ở trên nhờ công thức sau: fi=PXi* fiT=XiTPT Trong đó P là ma trận của phép chiếu (ma trận biến đổi tuyến tính). Để ảnh của fi là duy nhất người ta đòi hỏi phép chiếu P phải có các tính chất sau: P2=P (chiếu thêm 1 lần nữa vẫn là chính nó) MP=PTM=(MP)T (phép chiếu này phải có P đối xứng) Ma trận hiệp phương sai của đám mây ảnh qua phép chiếu P theo công thức sau: (XPT)TD(XPT)=PVPT Trong đó D là ma trận với các thành phần trên đường chéo chính là trọng số của các dòng của ma trận X, V là ma trận hiệp phương sai của X, cần tìm P sao cho quán tính tổng của đám mây hình chiếu là lớn nhất. Tổng quán tính của đám mây ảnh hình chiếu sẽ là: Trace(VMP) với M là ma trận đường chéo dương cấp p và trace là ký hiệu tổng các phần tử trên đường chéo của ma trận tương ứng . Trong không gian con của không gian Rp tìm 1 đường thẳng đi qua tâm g của đám mây số liệu sao cho tổng quán tính của đám mây ảnh lớn nhất. Gọi a là vectơ chỉ phương của đường thẳng trên, phép chiếu vuông góc lên đường thẳng này được xác định: P=a(aTMa)-1aTM Khi đó quán tính của đám mây ảnh sẽ là: TraceVMP= TraceVM a(aTMa)-1aTM= Ta cần tìm a để cực đại quán tính cảu đám mây ảnh sử dụng điều kiên cực trị thông thường có thể tính đạo hàm theo a của quán tính trên và để đạo hàm này bằng không ta có VMa= λa với λ= và M không suy biến. Như vậy a là vectơ riêng của ma trận VM, λ là giá trị đặc trưng của VM. Chúng ta cần tìm a tương ứng với giá trị riêng lớn nhất. Vectơ a được gọi là trục chính vectơ các thành phần chính được xác định là C=XU. 2.Ước lượng mô hình 2.1/Mô hình từ phía cầu Với : là lợi suất của chứng khoán i tại thời điểm t : là lợi suất của chỉ số thị trường tại thời điểm t. Các biến bao gồm các chuỗi lợi suất của 24 cổ phiếu và các chuỗi lợi suất vnindex. Vì các biến là các chuỗi thời gian nên để ước lượng thì phải là các chuỗi dừng. Kiểm định tính dừng của 24 chuỗi lợi suất (phụ lục 2) Theo phụ lục 2 ta thấy cả 24 chuỗi lợi suất đều có: > > > Như vậy các chuỗi lợi suất đều là chuỗi dừng. Kết quả ước lượng cụ thể ở phụ lục 3 LSAGFt = 0.8319522179*LSVNt + et = 3.79E-05 + 0.248505 + 0.697709 LSBBCt = 0.8019408334*LSVNt + et = 0.000256 + 0.351873 LSBPCt = 0.615989827*LSVNIt + et = 0.000372 + 0.302218 LSCANt = 0.6055602424*LSVNt + 0.1659500059*LSCAN(-1) +et LSDHAt = 0.9143783681*LSVNt + et LSGMDt = 0.9750550879*LSVNt + et = 2.05E-05+1.452633 + 0.358320 LSHASt = 0.9918204804*LSVNt + 0.1581437664*LSHAS(-1) + et LSHTVt = 0.6486882274*LSVNt + 0.1813524736*LSHTV(-1) + et = 0.000354 + 0.397420 LSKDCt = 0.970605555*LSVNt +et = 0.000282 + 0.300753 LSMHCt = 0.8444394174*LSVNt + 0.2122838369* LSMHC(-1) + et = 0.000308+0.246258 LSNKDt = 0.9983998204*LSVNt + et = 0.000181 + 0.611794 LSREEt = 1.028955396*LSVNt + et = 1.43E-05 + 0.176550 + 0.788891 LSSAMt = 1.082419879*LSVNt + et =0.000167+2.083728 LSSAVt = 0.9166100329*LSVNt + 0.2519365331* LSSAV(-1) +et =0.000243+0.260290 LSSFCt = 0.6652424214*LSVNt + et =0.000250+0.511282 LSSGHt = 0.2699204649*LSVNt + 0.2676794165* LSSGH(-1) + et =0.000538+0.394855 LSSSCt = 0.8134012881*LSVNt + 0.1744254183*LSSSC(-1) + et =0.000204+0.249203 LSTMSt = 0.8885884754*LSVNt + 0.2034092515*LSTMS(-1) + et LSTNAt = 0.2030950718*LSVNt + et =0.000341+0.401796 LSTRIt = 0.7538981206*LSVNt + 0.2636850025*LSTRI(-1) + et =0.000390+0.246294 LSTS4t = 0.5040955558*LSVNt + et =9.72E-05+0.549591+0.444679 LSTYAt = 0.8746583509*LSVNt + et =0.000422+0.341563 LSVNMt = 1.049366909*LSVNt +et =4.89E-06+0.230630 +0.766296 LSVTCt= 0.4923308364*LSVNt + 0.3426972324* LSVTC(-1) + et =0.000254+0.825977 +0.187767 Các mô hình ước lượng đều là mô hình tốt. Bảng 3: Bảng hệ số của các chứng khoán Mã CK Hệ số β Mã CK Hệ số β AGF 0.831952 SAM 1.08242 BBC 0.801941 SAV 0.91661 BPC 0.61599 SFC 0.665242 CAN 0.60556 SGH 0.26992 DHA 0.914378 SSC 0.813401 GMD 0.975055 TMS 0.888588 HAS 0.99182 TNA 0.203095 HTV 0.648688 TRI 0.753898 KDC 0.970606 TS4 0.504096 MHC 0.844439 TYA 0.874658 NKD 0.9984 VNM 1.049367 REE 1.028955 VTC 0.492331 Các chứng khoán năng động (>1): REE, SAM, VNM. Các chứng khoán thụ động (<1): AGF, BBC, BPC, CAN, DHA, GMD, HAS, HTV, KDC, MHC, NKD, SAV, SFC, SGH, SSC, TMS, TNA, TRI, TS4, TYA, VTC. Trong đó có các chứng khoán GMD, HAS, KDC, NKD, DHA, SAV có hệ số khá cao, còn SGH, TNA, VTC có hệ số rất nhỏ, điều đó cho thấy các chứng khoán này hầu như không thay đổi khi chỉ số thị trường biến động. Với REE, = 1.028955 điều này có nghĩa là khi lợi suất chỉ số thị trường thay đổi 1% thì lợi suất REE thay đổi 1.028955%. Với TNA, = 0.203095 điều này có nghĩa là khi lợi suất chỉ số thị trường thay đổi 1% thì lợi suất TNA chỉ thay đổi 0.203095%. 2.2/Mô hình cung Số liệu được sử dụng là số liệu chéo. Các biến được sử dụng trong mô hình là: LOISUAT: Lợi suất của cổ phiếu được tính như sau LOISUAT=LN(P/P(-1)) VCSH: Vốn chủ sở hữu MARCA: Mức vốn hoá thị trường DTT: Doanh thu thuần LNST: Lợi nhuận sau thuế ROA: Lợi nhuận / Tổng tài sản ROE: Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu EPS: Thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu PE: Giá / Thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu PBV: Giá/ Giá trị sổ sách của một cổ phiếu CT: Cổ tức NTTS: Nợ/ Tổng tài sản NVCSH: Nợ/ Vốn chủ sở hữu PHG: Số phiên giảm giá PHKD: Số phiên không đổi giá PHT: Số phiên tăng giá KLGDTB: Khối lượng giao dịch trung bình Mô hình từ phía cung LOIS=C(1)+C(2)TTS+C(3)VCSH+C(4)MARCA+C(5)DTT+C(6)LNST+C(7)ROA+C(8)ROE+C(9)PE+C(10)P/BV+C(11)NO/TTS+C(12)NO/VCSH+C(13)SPT+C(14)SPG+C(15)SPKD+C(16)KLGDTB Ước lượng rồi kiểm định xem hệ số có ý nghĩa thống kê từ đó lựa chọn các biến có trong mô hình. Nhìn vào bảng hệ số tương quan (phần phụ lục 5) nhận thấy các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau rất cao. Vốn chủ sở hữu (VCSH), mức vốn hoá thị trường (MARCA), doanh thu thuần (DTT), lợi nhuận sau thuế (LNST), Khối lượng giao dịch trung bình (KLGDTB) có quan hệ tương quan tuyến tính cao với nhau. Điều này trên thực tế là hợp lý vì khi có vốn chủ sở hữu lớn thì đầu tư vào sản xuất kinh doanh lớn do đó thu được doanh thu thuần cao và tiếp đó là lợi nhuận sau thuế cao, khi vốn chủ sở hữu cao thì mức vốn hoá thị trường cao. Nên khi ước lượng mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Hậu quả là mô hình ước lượng được không cho ta các ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất. Một phương pháp để giải quyết vấn đề này đó là sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính. Với phương pháp này ta sẽ tổng hợp các chỉ tiêu: VCSH, MARCA, DTT, LNST , EPS, PE, PBV, CT, NTTS, NVCSH, PHG, PHKD, PHT, KLGDTB thành một số ít chỉ tiêu hơn có khả năng đại diện cho các chỉ tiêu này mà không có tương quan tuyến tính với nhau từ đó có thể tiến hành hồi quy mà không gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến. Sử dụng phần mềm SPSS ta thu được các kết quả sau: Kết quả phân tích thành phần chính với các chỉ tiêu của công ty Bảng 4: Bảng kết quả phân tích thành phần chính Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.894 43.086 43.086 6.894 43.086 43.086 2 2.545 15.909 58.995 2.545 15.909 58.995 3 2.048 12.801 71.795 2.048 12.801 71.795 4 1.772 11.073 82.869 1.772 11.073 82.869 5 1.351 8.442 91.311 6 .679 4.246 95.557 7 .321 2.007 97.564 8 .164 1.025 98.588 9 .082 .513 99.101 10 .062 .386 99.487 11 .042 .264 99.751 12 .020 .127 99.878 13 .010 .060 99.938 14 .008 .052 99.990 15 .001 .008 99.998 16 .000 .002 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Bảng này cung cấp cho ta các giá trị riêng và tỷ lệ bảo tồn phương sai của đám mây ban đầu trên siêu phẳng chiếu. Số thành phần chính được lựa chọn là 4 với mức giải thích cho toàn bộ số liệu là 82.869%. Trong đó: Thành phần thứ nhất giải thích được 43.068% Thành phần thứ hai giải thích được 15.909% Thành phần thứ ba giải thích được 12.081% Thành phần thứ tư giải thích được 11.073%. Với 4 thành phần những quan sát cũ có 17.131% đang khác nhau thì bây giờ là giống nhau. Biểu đồ 2: Giá trị riêng của các thành phần chính Bảng 5: Bảng tỷ lệ giải thích được của các biến nhờ các nhân tố Communalities Initial Extraction VCSH 1.000 .980 MARCA 1.000 .974 DTT 1.000 .922 LNST 1.000 .972 ROA 1.000 .834 ROE 1.000 .857 EPS 1.000 .861 PE 1.000 .489 PBV 1.000 .792 CT 1.000 .271 NTTS 1.000 .922 NVCSH 1.000 .922 PHG 1.000 .826 PHKD 1.000 .924 PHT 1.000 .833 KLGDTB 1.000 .879 Extraction Method: Principal Component Analysis. Từ bảng ta thấy bốn nhân tố giải thích được 98% cho biến VCSH, 97.4% cho biến MARCA,….87.9% cho biến KLGDTB. Bảng 6: Bảng toạ độ các biến trên các trục chính sau phép quay Rotated Component Matrix(a) Component 1 2 3 4 VCSH .969 .184 -.077 -.034 MARCA .971 .165 -.047 .049 DTT .955 .074 .049 .042 LNST .960 .213 -.067 -.013 ROA .452 .585 -.523 .124 ROE .350 .799 .226 .213 EPS .092 .914 .047 -.119 PE .499 .144 -.330 .333 PBV .630 .538 -.125 .302 CT .242 .309 .333 .073 NTTS -.096 .025 .953 .058 NVCSH -.102 .023 .954 .032 PHG -.183 -.685 -.020 -.568 PHKD -.112 .042 .050 .953 PHT .055 .692 -.212 -.553 KLGDTB .858 .166 -.069 -.332 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 6 iterations. Sau khi thực hiện phép quay cho phép tăng tối đa hệ số tương quan lớn và giảm tối đa hệ số tương quan nhỏ giữa từng thành phần chính với các các biến ban đầu. Từ đó giúp chúng ta có thể giải thích cho các thành phần chính nhờ ý nghĩa ban đầu của các biến. Như vậy qua bảng trên ta thấy: Thành phần thứ nhất có thể được coi là chỉ tiêu phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Thành phần thứ hai có thể coi là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thành phần thứ ba có thể coi là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Thành phần thứ tư có thể coi là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Bảng 7: Bảng hệ số thành phần của các chỉ tiêu trong các thành phần chính Component Score Coefficient Matrix Component 1 2 3 4 VCSH .201 -.063 .023 -.029 MARCA .206 -.075 .033 .015 DTT .220 -.109 .074 .013 LNST .195 -.051 .026 -.020 ROA -.005 .161 -.203 .049 ROE -.017 .253 .107 .057 EPS -.104 .355 .028 -.119 PE .079 -.033 -.125 .178 PBV .066 .106 -.030 .131 CT .033 .083 .153 .007 NTTS .028 .018 .399 -.006 NVCSH .027 .020 .400 -.019 PHG .054 -.211 .004 -.260 PHKD -.033 -.023 -.021 .501 PHT -.095 .298 -.068 -.326 KLGDTB .179 -.036 .032 -.186 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Các thành phần chính sẽ được xác định theo công thức sau (*) F1=0.201*VCSH+0.206*MARCA+0.220*DTT+…..+0.179*KLGDTB F2=-0.063 *VCSH-0.075*MARCA-0.109 *DTT+…-0.036*KLGDTB F3=0.023 *VCSH+0.033*MARCA+0.074*DTT+…+0.032*KLGDTB F4=-0.029 *VCSH+0.015*MARCA+0.013*DTT+…-0.186*KLGDTB Như vậy mỗi hệ số cho ta biết khi các biến tương ứng ban đầu thay đổi một đơn vị thì mỗi thành phần chính thay đổi bao nhiêu đơn vị. Sử dụng phần mền EVIEW hồi quy lợi suất với các 4 nhân tố ta được kết quả như sau: Estimation Command: ===================== LS LOISUAT F1 F2 F3 F4 C Estimation Equation: ===================== LOISUAT = C(1)*F1 + C(2)*F2 + C(3)*F3 + C(4)*F4 + C(5) Substituted Coefficients: ===================== LOISUAT = 0.1231784769*F1 + 0.2185765625*F2 - 0.1403613004*F3 - 0.003783132872*F4 + 0.5838114022 Nhưng từ kết quả ước lượng (phần phụ lục 6) ta thấy hệ số của nhân tố thứ 4 (F4) không có ý nghĩa thống kê. Do đó ta tiến hành hồi quy lợi suất với 3 nhân tố ta có kết quả sau: Estimation Command: ===================== LS LOISUAT F1 F2 F3 C Estimation Equation: ===================== LOISUAT = C(1)*F1 + C(2)*F2 + C(3)*F3 + C(4) Substituted Coefficients: ===================== LOISUAT = 0.1231784807*F1 + 0.2185765604*F2 - 0.1403612997*F3 + 0.5838114022 Thực hiện các kiểm định với mô hình, ta thấy với mức ý nghĩa 10% thì mô hình không mắc khuyết tật và các ước lượng là BLUE. Như vậy ta thu được mô hình như sau: LOISUAT = 0.1231784807*F1 + 0.2185765604*F2 - 0.1403612997*F3 + 0.5838114022 (1) Theo (*) ta có phương trình sau: LOISUAT=0.00776*VCSH+0.00435*MARCA-.00711*DTT +0.009223*LNST +0.063068*ROA+0.038187*ROE+0.060854*EPS +0.020063*PE+0.03551*PBV+0.000731*CT-0.04862*NTTS-0.04845*NVCSH-0.04003*PHG-0.00614*PHKD +0.062978*PHT+0.009689*KLGDTB (2) Qua kết quả nhận được ta thấy các hệ số có ý nghĩa thống kê và đều có dấu phù hợp, chỉ duy nhất có hệ số của DTT là không hợp lý điều này có thể được lý giải do số thành phần chính chúng ta chỉ là 4 thành phần. Khi tăng các thành phần chính chúng ta sẽ thu được dấu hợp lý của DTT. Như vậy có thể nói mô hình thu được là mô hình tốt. Từ phương trình (1) ta tính phần dư cho từng lợi suất chứng khoán ta có bảng sau: Bảng 8 : Bảng phần dư cho từng lợi suất chứng khoán AGF 0.220553 SAM 0.26662 BBC 0.184623 SAV 0.100007 BPC -0.020531 SFC -0.12922 CAN 0.05265 SGH 0.472466 DHA -0.227945 SSC -0.29706 GMD -0.276005 TMS -0.11473 HAS -0.106751 TNA -0.0237 HTV -0.125923 TRI 0.214994 KDC 0.072588 TS4 -0.13134 MHC -0.057306 TYA 0.108484 NKD -0.048098 VNM -0.15035 REE 0.236536 VTC -0.22056 Ta thấy có hai nhóm cổ phiếu: Nhóm cổ phiếu được thị trường đánh giá cao (>0): AGF, BBC, CAN, KDC, REE, SAM, SAV, SGH, TRI, TYA.Với SGH có = 0.472466 là cổ phiếu có phần dư cao nhất điều này cho thấy thị trường kỳ vọng cao về tình hình doanh nghiệp trong tương lai mà từ đó đánh giá cao cổ phiếu này so với tình hình sản xuất hiện taị của doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu thị trường đánh giá thấp (<0): BPC, DHA, GMD, HAS, HTV, MHC, NKD, SFC, SSC, TMS, TNA, TS4, VNM, VTC. Với SSC có = -0.29706 điều này có nghĩa thị trường đánh giá không cao về triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. 3/Phân tích Kết hợp mô hình cung cầu Từ mô hình cung ta dự báo được chuỗi () Từ mô hình cầu ta dự báo được các chuỗi lợi suất của từng loại chứng khoán. Từ đó ta tính được lợi suất dự báo cả năm của từng loại chứng khoán theo công thức sau: Như vậy lợi suất dự báo cả năm của chứng khoán I là: Ta thu được chuỗi lợi suất dự báo Rcầu (cau). = cau + Mô hình cung có : phản ánh những nhân tố trong lĩnh vực sản xuất mà không đưa được vào mô hình. Mô hình cầu có : phản ánh những nhân tố phía cầu mà không được giải thích trong mô hình. Mô hình cung phản ánh được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giá chứng khoán, còn một số nhân tố tác động đến giá cổ phiếu mà mô hình cung không phản ánh được và tất cả những yếu tố đó được đại diện bởi nhân tố . Khi mà lượng cung chứng khoán trên thị trường là cố định thì cầu cổ phiếu biến động sẽ dẫn đến giá cổ phiếu thay đổi, mô hình cầu phản ánh được cách nhìn nhận đánh giá của thị trường đối với mỗi chứng khoán xét trong tổng thể thị trường. Ta thấy lợi tức của một cổ phiếu mà một nhà đầu tư thu được đó chính là cổ tức và lãi vốn, khi mà xem xét tình hình sản xuất của doanh nghiệp thì chúng ta đánh giá được cổ tức trong lợi tức còn khi xem xét mô hình cầu chúng ta đánh giá được lãi vốn trong lợi tức. Bảng 9: Bảng lợi suất dự báo cả năm của từng loại chứng khoán. Mã CK cau Mã CK cau AGF 0.765049 0.78786 SAM 0.8826 1.024 BBC 0.46656 0.75864 SAV 0.3226 0.8683 BPC 0.430155 0.58273 SFC 0.5035 0.6293 CAN 0.333013 0.57359 SGH 0.6535 0.2603 DHA 0.695599 0.86592 SSC 0.7964 0.7679 GMD 0.95466 0.9224 TMS 0.573 0.8417 HAS 0.611479 0.94242 TNA 0.2823 0.1925 HTV 0.535302 0.61333 TRI 0.1256 0.7164 KDC 0.912947 0.9211 TS4 0.2967 0.4774 MHC 0.323295 0.80426 TYA 0.2671 0.7653 NKD 0.935951 0.94649 VNM 1.0084 0.9749 REE 1.127453 0.97442 VTC 0.2083 0.469 Bảng 10: Hệ số tương quan tuyến tính của lợi suất dự báo cung và lợi suất dự báo cầu Correlations cau Pearson Correlation 1 .600(**) Sig. (2-tailed) . .002 N 24 24 cau Pearson Correlation .600(**) 1 Sig. (2-tailed) .002 . N 24 24 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Hệ số tương quan tuyến tính không điều kiện của và cau lớn hơn không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% (α >p/2) có nghĩa hai biến này biến đổi cùng chiều. R(cung,cau)= 0.6 điều này cho thấy những nhân tố đưa vào mô hình cung cầu đã giải thích được phần lớn hành vi của lợi suất các cổ phiếu. Các nhân tố phía cung, phía cầu cùng nhau phản ánh 60% lợi suất chứng khoán, những yếu tố khác không cùng phản ánh. Ở đây có một sự khác biệt đủ lớn nên cần phải tiếp cận từ cả hai phía. KẾT LUẬN Bằng cách tiếp cận mô hình chỉ số đơn và mô hình đa nhân tố đã đánh giá được tác động của các nhân tố cung cầu đến lợi suất cổ phiếu hay chính là đánh giá mức độ phản ánh các yếu tố sản xuất, các yếu tố thị trường trong lợi suất chứng khoán. Đồng thời qua kết quả ước lượng thu được giúp chúng ta: Đánh giá tình hình biến động của các chứng khoán trên thị trường qua mô hình cầu, tìm được các tài sản năng động, tài sản thụ động từ đó hỗ trợ nhà đầu tư ra các quyết định điều chỉnh danh mục chính xác khi thị trường biến động. Đánh giá được sự kỳ vọng của thị trường về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua mô hình cung từ đó giúp các nhà đầu tư chọn lựa các cổ phiếu cho mục đích đầu tư dài hạn của mình. Trong chuyên đề do cần xem xét những cổ phiếu có lịch sử dài nên chỉ xét được 24 cổ phiếu. Nếu mô hình có thể xem xét nhiều chứng khoán và được đánh giá trong nhiều năm thì kết quả nhận được sẽ chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các Website: www.bsc.com.vn www.vinastock.com.vn www.vcbs.com.vn www.vse.com.vn Danh mục tài liệu tham khảo PGS.TS Nguyễn Quang Dong, Bài giảng Kinh tế lượng 1, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2002. PGS.TS Nguyễn Quang Dong, Bài giảng Kinh tế lượng 2, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2002. Thầy Ngô Văn Thứ, Bài giảng Thống kê thực hành. PGS.TS Hoàng Đình Tuấn, Bài Giảng Mô hình Phân tích và Định giá tài sản. Financial Theory and Corporate Policy/ Third Edition, Thomas E.Copeland-J.Fred Weston. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Hải Dương. Giáo trình Thị trường chứng khoán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản thống kê, 2002. Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội 2002. Phụ lục 1: Danh sách các ngày không hưởng quyền Ngày thanh toán Ngày đký CC Ngày ko hưởng quyền Mã CK Tỷ lệ(%) 15/11/2006 27/10/2006 25/10/2006 KDC 9.00   15/11/2006 27/10/2006 25/10/2006 NKD 9.00   25/09/2006 28/08/2006 24/08/2006 CAN 7.00   18/09/2006 30/08/2006 28/08/2006 BBC 5.00   23/08/2006 3/8/2006 2/8/2006 SGH 5.00   21/08/2006 27/07/2006 25/07/2006 HAS 8.00   11/8/2006 21/07/2006 19/07/2006 BPC 7.00   8/8/2006 18/07/2006 14/07/2006 GMD 12.00   7/8/2006 14/07/2006 12/7/2006 SSC 10.00   6/8/2006 27/07/2006 25/07/2006 HAS 1.25   1/8/2006 30/06/2006 28/06/2006 SAM 8.00   1/8/2006 14/07/2006 12/7/2006 SAV 6.00   31/07/2006 20/07/2006 18/07/2006 TNA 10.00   24/07/2006 5/7/2006 3/7/2006 TYA 1.15   19/07/2006 30/06/2006 28/06/2006 TMS 8.00   17/07/2006 30/06/2006 28/06/2006 SFC 7.00   14/07/2006 30/06/2006 28/06/2006 VNM 9.00   30/06/2006 17/05/2006 15/05/2006 REE 7.00   20/06/2006 25/05/2006 23/05/2006 DHA 5.00   19/06/2006 29/05/2006 25/05/2006 TS4 6.00   25/05/2006 25/04/2006 21/04/2006 DHA 10.00   24/04/2006 6/4/2006 4/4/2006 CAN 7.50   21/04/2006 12/4/2006 10/4/2006 MHC 7.00   20/04/2006 15/03/2006 13/03/2006 KDC 8.00   17/04/2006 10/3/2006 8/3/2006 NKD 9.00   15/04/2006 15/02/2006 13/02/2006 BBC 9.00   6/4/2006 22/03/2006 20/03/2006 VTC 6.50   31/03/2006 28/02/2006 24/02/2006 REE 7.00   31/03/2006 20/01/2006 18/01/2006 SAM 10.00   20/03/2006 6/3/2006 2/3/2006 GMD 1.60   20/03/2006 9/3/2006 7/3/2006 HTV 13.00   10/3/2006 17/02/2006 15/02/2006 HAS 15.00   9/3/2006 22/02/2006 20/02/2006 BPC 8.00   10/2/2006 24/01/2006 20/01/2006 TRI 15.00   8/2/2006 24/01/2006 20/01/2006 SAM 1.20   26/01/2006 11/1/2006 9/1/2006 AGF 1.05   25/01/2006 16/01/2006 12/1/2006 SAV 10.00   24/01/2006 12/1/2006 10/1/2006 SGH 5.00   23/01/2006 13/01/2006 11/1/2006 SFC 10.00   20/01/2006 11/1/2006 9/1/2006 MHC 8.00   20/01/2006 30/12/2005 28/12/2005 SSC 10.00   19/01/2006 16/12/2005 14/12/2005 VTC 7.00   18/01/2006 9/1/2006 5/1/2006 TNA 11.00   Phụ lục 2:Kiểm định tính dừng LSAGF ADF Test Statistic -13.74801 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSBBC ADF Test Statistic -11.97559 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSBPC ADF Test Statistic -11.47193 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSCAN ADF Test Statistic -12.23938 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSDHA ADF Test Statistic -14.36953 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSGMD ADF Test Statistic -14.28062 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSHAS ADF Test Statistic -14.04782 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSHTV ADF Test Statistic -11.39106 1% Critical Value* -3.4587 5% Critical Value -2.8735 10% Critical Value -2.5731 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSKDC ADF Test Statistic -12.03590 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSMHC ADF Test Statistic -12.59245 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSNKD ADF Test Statistic -13.26380 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSREE ADF Test Statistic -13.81286 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSSAM ADF Test Statistic -14.20650 1% Critical Value* -3.4587 5% Critical Value -2.8735 10% Critical Value -2.5731 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSSAV ADF Test Statistic -12.86392 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSSFC ADF Test Statistic -12.83896 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSSGH ADF Test Statistic -10.22177 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSSSC ADF Test Statistic -13.94023 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSTMS ADF Test Statistic -13.26345 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSTNA ADF Test Statistic -13.16155 1% Critical Value* -3.4586 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSTRI ADF Test Statistic -10.89696 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSTS4 ADF Test Statistic -11.83560 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSTYA ADF Test Statistic -13.35829 1% Critical Value* -3.4613 5% Critical Value -2.8747 10% Critical Value -2.5737 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSVNM ADF Test Statistic -13.60730 1% Critical Value* -3.4597 5% Critical Value -2.8739 10% Critical Value -2.5733 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSVTC ADF Test Statistic -10.67637 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. LSVN ADF Test Statistic -13.02059 1% Critical Value* -3.4585 5% Critical Value -2.8734 10% Critical Value -2.5730 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Phụ lục 3: Dependent Variable: LSAGF Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:00 Sample: 1 247 Included observations: 247 Convergence achieved after 24 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.831952 0.049055 16.95975 0.0000 Variance Equation C 3.79E-05 1.58E-05 2.407684 0.0161 ARCH(1) 0.248505 0.091223 2.724145 0.0064 GARCH(1) 0.697709 0.086266 8.087857 0.0000 R-squared 0.463475 Mean dependent var 0.004316 Adjusted R-squared 0.456851 S.D. dependent var 0.026625 S.E. of regression 0.019622 Akaike info criterion -5.110892 Sum squared resid 0.093565 Schwarz criterion -5.054060 Log likelihood 635.1951 Durbin-Watson stat 1.845038 Dependent Variable: LSBBC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:23 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence not achieved after 500 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.801941 0.049238 16.28699 0.0000 Variance Equation C 0.000256 2.43E-05 10.53931 0.0000 ARCH(1) 0.351873 0.130289 2.700713 0.0069 R-squared 0.488230 Mean dependent var 0.003020 Adjusted R-squared 0.484018 S.D. dependent var 0.027098 S.E. of regression 0.019465 Akaike info criterion -5.082120 Sum squared resid 0.092069 Schwarz criterion -5.039373 Log likelihood 628.1008 Durbin-Watson stat 1.549589 Dependent Variable: LSBPC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:24 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence not achieved after 500 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.615990 0.050312 12.24333 0.0000 Variance Equation C 0.000372 4.12E-05 9.027055 0.0000 ARCH(1) 0.302218 0.134812 2.241769 0.0250 R-squared 0.287839 Mean dependent var 0.002053 Adjusted R-squared 0.281977 S.D. dependent var 0.027045 S.E. of regression 0.022917 Akaike info criterion -4.749857 Sum squared resid 0.127620 Schwarz criterion -4.707109 Log likelihood 587.2324 Durbin-Watson stat 1.577576 Dependent Variable: LSCAN Method: Least Squares Date: 04/14/07 Time: 22:29 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 8 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LSVN 0.605560 0.079806 7.587868 0.0000 AR(1) 0.165950 0.063313 2.621121 0.0093 R-squared 0.230450 Mean dependent var 0.001976 Adjusted R-squared 0.227283 S.D. dependent var 0.028355 S.E. of regression 0.024925 Akaike info criterion -4.537758 Sum squared resid 0.150966 Schwarz criterion -4.509176 Log likelihood 557.8753 Durbin-Watson stat 2.004462 Inverted AR Roots .17 Dependent Variable: LSDHA Method: Least Squares Date: 04/14/07 Time: 22:32 Sample: 1 246 Included observations: 246 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LSVN 0.914378 0.069772 13.10515 0.0000 R-squared 0.408398 Mean dependent var 0.002329 Adjusted R-squared 0.408398 S.D. dependent var 0.029373 S.E. of regression 0.022592 Akaike info criterion -4.738371 Sum squared resid 0.125049 Schwarz criterion -4.724122 Log likelihood 583.8196 Durbin-Watson stat 1.764612 Dependent Variable: LSGMD Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:35 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence achieved after 55 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.975055 0.027392 35.59616 0.0000 Variance Equation C 2.05E-05 9.02E-06 2.273825 0.0230 ARCH(1) 1.452633 0.142157 10.21853 0.0000 GARCH(1) 0.358320 0.051762 6.922427 0.0000 R-squared 0.315000 Mean dependent var 0.003350 Adjusted R-squared 0.306508 S.D. dependent var 0.032390 S.E. of regression 0.026973 Akaike info criterion -5.176033 Sum squared resid 0.176063 Schwarz criterion -5.119036 Log likelihood 640.6520 Durbin-Watson stat 1.716376 Dependent Variable: LSHAS Method: Least Squares Date: 04/14/07 Time: 22:39 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 5 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LSVN 0.991820 0.075826 13.08026 0.0000 AR(1) 0.158144 0.063816 2.478134 0.0139 R-squared 0.416571 Mean dependent var 0.002580 Adjusted R-squared 0.414170 S.D. dependent var 0.031431 S.E. of regression 0.024057 Akaike info criterion -4.608631 Sum squared resid 0.140637 Schwarz criterion -4.580049 Log likelihood 566.5573 Durbin-Watson stat 1.984580 Inverted AR Roots .16 Dependent Variable: LSHTV Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:56 Sample(adjusted): 2 245 Included observations: 244 after adjusting endpoints Convergence achieved after 16 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.648688 0.055665 11.65353 0.0000 AR(1) 0.181352 0.063873 2.839272 0.0045 Variance Equation C 0.000354 4.99E-05 7.099237 0.0000 ARCH(1) 0.397420 0.148138 2.682770 0.0073 R-squared 0.294960 Mean dependent var 0.002020 Adjusted R-squared 0.286147 S.D. dependent var 0.028504 S.E. of regression 0.024083 Akaike info criterion -4.684091 Sum squared resid 0.139197 Schwarz criterion -4.626760 Log likelihood 575.4591 Durbin-Watson stat 1.941774 Inverted AR Roots .18 Dependent Variable: LSKDC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 22:52 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence achieved after 36 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.970606 0.056396 17.21044 0.0000 Variance Equation C 0.000282 1.25E-05 22.49485 0.0000 ARCH(1) 0.300753 0.118241 2.543549 0.0110 R-squared 0.503026 Mean dependent var 0.004423 Adjusted R-squared 0.498935 S.D. dependent var 0.027951 S.E. of regression 0.019786 Akaike info criterion -5.077889 Sum squared resid 0.095127 Schwarz criterion -5.035141 Log likelihood 627.5804 Durbin-Watson stat 1.631117 Dependent Variable: LSMHC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:00 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 11 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.844439 0.056830 14.85908 0.0000 AR(1) 0.212284 0.061182 3.469734 0.0005 Variance Equation C 0.000308 3.70E-05 8.317859 0.0000 ARCH(1) 0.246258 0.116064 2.121739 0.0339 R-squared 0.465819 Mean dependent var 0.001429 Adjusted R-squared 0.459169 S.D. dependent var 0.027256 S.E. of regression 0.020045 Akaike info criterion -4.991134 Sum squared resid 0.096830 Schwarz criterion -4.933970 Log likelihood 615.4139 Durbin-Watson stat 1.958263 Inverted AR Roots .21 Dependent Variable: LSNKD Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:02 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence achieved after 44 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.998400 0.045655 21.86849 0.0000 Variance Equation C 0.000181 2.15E-05 8.433048 0.0000 ARCH(1) 0.611794 0.169222 3.615322 0.0003 R-squared 0.610568 Mean dependent var 0.004000 Adjusted R-squared 0.607363 S.D. dependent var 0.026514 S.E. of regression 0.016614 Akaike info criterion -5.383227 Sum squared resid 0.067074 Schwarz criterion -5.340479 Log likelihood 665.1370 Durbin-Watson stat 1.827168 Dependent Variable: LSREE Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:06 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence achieved after 13 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 1.028955 0.048854 21.06168 0.0000 Variance Equation C 1.43E-05 6.35E-06 2.246516 0.0247 ARCH(1) 0.176550 0.052716 3.349047 0.0008 GARCH(1) 0.788891 0.059605 13.23540 0.0000 R-squared 0.653773 Mean dependent var 0.005898 Adjusted R-squared 0.649481 S.D. dependent var 0.026222 S.E. of regression 0.015525 Akaike info criterion -5.617769 Sum squared resid 0.058325 Schwarz criterion -5.560771 Log likelihood 694.9856 Durbin-Watson stat 1.939623 Dependent Variable: LSSAM Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:11 Sample: 1 245 Included observations: 245 Convergence achieved after 47 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 1.082420 0.031845 33.99078 0.0000 Variance Equation C 0.000167 2.25E-05 7.449645 0.0000 ARCH(1) 2.083728 0.181641 11.47166 0.0000 R-squared 0.458307 Mean dependent var 0.005208 Adjusted R-squared 0.453830 S.D. dependent var 0.031379 S.E. of regression 0.023190 Akaike info criterion -4.859547 Sum squared resid 0.130140 Schwarz criterion -4.816674 Log likelihood 598.2945 Durbin-Watson stat 1.811754 Dependent Variable: LSSAV Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:12 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 9 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.916610 0.059735 15.34454 0.0000 AR(1) 0.251937 0.074131 3.398552 0.0007 Variance Equation C 0.000243 3.01E-05 8.069272 0.0000 ARCH(1) 0.260290 0.113106 2.301291 0.0214 R-squared 0.539264 Mean dependent var 0.002110 Adjusted R-squared 0.533529 S.D. dependent var 0.026650 S.E. of regression 0.018202 Akaike info criterion -5.205291 Sum squared resid 0.079845 Schwarz criterion -5.148128 Log likelihood 641.6482 Durbin-Watson stat 2.063449 Inverted AR Roots .25 Dependent Variable: LSSFC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:15 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence not achieved after 500 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.665242 0.044925 14.80794 0.0000 Variance Equation C 0.000250 3.15E-05 7.931599 0.0000 ARCH(1) 0.511282 0.163070 3.135364 0.0017 R-squared 0.328353 Mean dependent var 0.001874 Adjusted R-squared 0.322825 S.D. dependent var 0.025903 S.E. of regression 0.021316 Akaike info criterion -4.947632 Sum squared resid 0.110410 Schwarz criterion -4.904884 Log likelihood 611.5588 Durbin-Watson stat 1.650919 Dependent Variable: LSSGH Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:18 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 27 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.269920 0.081547 3.309991 0.0009 AR(1) 0.267679 0.056693 4.721561 0.0000 Variance Equation C 0.000538 8.08E-05 6.661643 0.0000 ARCH(1) 0.394855 0.165645 2.383745 0.0171 R-squared 0.171101 Mean dependent var 0.005086 Adjusted R-squared 0.160783 S.D. dependent var 0.031810 S.E. of regression 0.029140 Akaike info criterion -4.266440 Sum squared resid 0.204649 Schwarz criterion -4.209277 Log likelihood 526.6389 Durbin-Watson stat 1.799811 Inverted AR Roots .27 Dependent Variable: LSSSC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:19 Sample(adjusted): 2 246 Included observations: 245 after adjusting endpoints Convergence achieved after 14 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.813401 0.045689 17.80296 0.0000 AR(1) 0.174425 0.065481 2.663771 0.0077 Variance Equation C 0.000204 2.28E-05 8.964114 0.0000 ARCH(1) 0.249203 0.107897 2.309633 0.0209 R-squared 0.534154 Mean dependent var 0.002408 Adjusted R-squared 0.528356 S.D. dependent var 0.024045 S.E. of regression 0.016513 Akaike info criterion -5.397334 Sum squared resid 0.065716 Schwarz criterion -5.340171 Log likelihood 665.1734 Durbin-Watson stat 1.948090 Inverted AR Roots .17 Dependent Variable: LSTMS Method: Least Squares Date: 04/14/07 Time: 23:21 Sample(adjusted): 2 247 Included observations: 246 after adjusting endpoints Convergence achieved after 4 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LSVN 0.888588 0.054078 16.43174 0.0000 AR(1) 0.203409 0.063874 3.184532 0.0016 R-squared 0.534176 Mean dependent var 0.002167 Adjusted R-squared 0.532267 S.D. dependent var 0.024959 S.E. of regression 0.017070 Akaike info criterion -5.294931 Sum squared resid 0.071095 Schwarz criterion -5.266432 Log likelihood 653.2765 Durbin-Watson stat 1.954368 Inverted AR Roots .20 Dependent Variable: LSTNA Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:25 Sample: 1 246 Included observations: 246 Convergence not achieved after 500 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.203095 0.054175 3.748878 0.0002 Variance Equation C 0.000341 3.52E-05 9.693594 0.0000 ARCH(1) 0.401796 0.145551 2.760522 0.0058 R-squared 0.062662 Mean dependent var 0.001346 Adjusted R-squared 0.054948 S.D. dependent var 0.024305 S.E. of regression 0.023628 Akaike info criterion -4.743423 Sum squared resid 0.135664 Schwarz criterion -4.700675 Log likelihood 586.4411 Durbin-Watson stat 1.767465 Dependent Variable: LSTRI Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:27 Sample(adjusted): 2 247 Included observations: 246 after adjusting endpoints Convergence achieved after 60 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.753898 0.063303 11.90945 0.0000 AR(1) 0.263685 0.061941 4.257037 0.0000 Variance Equation C 0.000390 4.83E-05 8.074185 0.0000 ARCH(1) 0.246294 0.109496 2.249346 0.0245 R-squared 0.389567 Mean dependent var 0.001785 Adjusted R-squared 0.381999 S.D. dependent var 0.029104 S.E. of regression 0.022880 Akaike info criterion -4.745424 Sum squared resid 0.126681 Schwarz criterion -4.688427 Log likelihood 587.6872 Durbin-Watson stat 1.838000 Inverted AR Roots .26 Dependent Variable: LSTS4 Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:29 Sample: 1 247 Included observations: 247 Convergence achieved after 23 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.504096 0.063797 7.901567 0.0000 Variance Equation C 9.72E-05 4.42E-05 2.198990 0.0279 ARCH(1) 0.549591 0.132586 4.145165 0.0000 GARCH(1) 0.444679 0.146549 3.034343 0.0024 R-squared 0.108599 Mean dependent var 0.001263 Adjusted R-squared 0.097594 S.D. dependent var 0.033740 S.E. of regression 0.032051 Akaike info criterion -4.430432 Sum squared resid 0.249630 Schwarz criterion -4.373600 Log likelihood 551.1583 Durbin-Watson stat 1.605064 Dependent Variable: LSTYA Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:32 Sample: 1 222 Included observations: 222 Convergence achieved after 16 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.874658 0.068503 12.76811 0.0000 Variance Equation C 0.000422 2.39E-05 17.68414 0.0000 ARCH(1) 0.341563 0.075926 4.498652 0.0000 R-squared 0.357249 Mean dependent var 0.002162 Adjusted R-squared 0.351379 S.D. dependent var 0.029736 S.E. of regression 0.023949 Akaike info criterion -4.640742 Sum squared resid 0.125605 Schwarz criterion -4.594760 Log likelihood 518.1224 Durbin-Watson stat 1.544679 Dependent Variable: LSVNM Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:33 Sample: 1 236 Included observations: 236 Convergence achieved after 13 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 1.049367 0.028320 37.05405 0.0000 Variance Equation C 4.89E-06 2.36E-06 2.072227 0.0382 ARCH(1) 0.230630 0.061730 3.736095 0.0002 GARCH(1) 0.766296 0.056135 13.65099 0.0000 R-squared 0.768677 Mean dependent var 0.003932 Adjusted R-squared 0.765686 S.D. dependent var 0.024901 S.E. of regression 0.012053 Akaike info criterion -6.371620 Sum squared resid 0.033706 Schwarz criterion -6.312911 Log likelihood 755.8512 Durbin-Watson stat 1.899897 Dependent Variable: LSVTC Method: ML - ARCH (Marquardt) Date: 04/14/07 Time: 23:37 Sample(adjusted): 2 247 Included observations: 246 after adjusting endpoints Convergence achieved after 39 iterations Variance backcast: ON Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. LSVN 0.492331 0.061556 7.998100 0.0000 AR(1) 0.342697 0.072152 4.749645 0.0000 Variance Equation C 0.000254 4.38E-05 5.810109 0.0000 ARCH(1) 0.825977 0.101481 8.139251 0.0000 GARCH(1) 0.187767 0.072550 2.588111 0.0097 R-squared 0.190850 Mean dependent var 0.000565 Adjusted R-squared 0.177420 S.D. dependent var 0.034198 S.E. of regression 0.031016 Akaike info criterion -4.287905 Sum squared resid 0.231838 Schwarz criterion -4.216659 Log likelihood 532.4123 Durbin-Watson stat 2.149020 Inverted AR Roots .34 Phụ lục 4: Số liệu MÃCP TTS VCSH MARCA DTT LNST ROA ROE EPS PCK AGF 4.68E+11 2.98E+11 1.08E+12 1.19E+12 4.54E+10 0.097 0.153 7281 112000 BBC 2.43E+11 1.72E+11 4.63E+11 3.41E+11 1.95E+10 0.080 0.114 2713 42000 BPC 7.99E+10 6.06E+10 9.86E+10 1.34E+11 7.9E+09 0.099 0.130 2177 24100 CAN 8.62E+10 5.27E+10 9.1E+10 2.04E+11 8.31E+09 0.096 0.158 2375 25000 DHA 1.94E+11 1.87E+11 4.83E+11 8.36E+10 2.28E+10 0.117 0.122 4099 68000 GMD 8.73E+11 6.22E+11 5.88E+12 8.75E+11 1.33E+11 0.153 0.214 4289 137000 HAS 2.14E+11 6.57E+10 1.76E+11 1.56E+11 1.71E+10 0.080 0.260 7308 54500 HTV 9.79E+10 8.15E+10 1.44E+11 8.68E+10 1.41E+10 0.144 0.173 3135 25600 KDC 9.32E+11 5.9E+11 6.6E+12 1.01E+12 1.61E+11 0.172 0.272 5356 142000 MHC 1.94E+11 1.04E+11 2.92E+11 2.23E+11 1.57E+10 0.081 0.150 2342 30400 NKD 3.32E+11 2.03E+11 1.55E+12 4.19E+11 6.21E+10 0.187 0.306 7395 130000 REE 1.38E+12 1.04E+12 7.08E+12 1.04E+12 3E+11 0.218 0.288 7881 133000 SAM 1.76E+12 6.95E+11 8.61E+12 1.65E+12 2.04E+11 0.116 0.293 5531 148000 SAV 3.58E+11 1.92E+11 3.9E+11 3.73E+11 1.76E+10 0.049 0.092 3280 47000 SFC 6.78E+10 3.77E+10 9.52E+10 6.45E+11 7.89E+09 0.116 0.209 4639 41000 SGH 2.46E+10 2.27E+10 1.25E+11 1.86E+10 2.88E+09 0.117 0.127 1630 55500 SSC 1.41E+11 1.17E+11 5.16E+11 1.3E+11 2.4E+10 0.170 0.205 4007 72000 TMS 1.47E+11 8.75E+10 2.94E+11 1.28E+11 1.59E+10 0.109 0.182 3710 68000 TNA 7.2E+10 2.1E+10 5.46E+10 2.42E+11 6.04E+09 0.084 0.287 4644 39500 TRI 2.11E+11 6.18E+10 1.84E+11 2.94E+11 8.69E+09 0.041 0.141 1910 38800 TS4 9.41E+10 5.53E+10 1.21E+11 1.52E+11 6.69E+09 0.071 0.121 2678 31500 TYA 1.12E+12 3.36E+11 1.64E+12 1.3E+12 5.25E+10 0.047 0.156 2393 49500 VNM 3.56E+12 2.67E+12 2.91E+13 6.62E+12 7.33E+11 0.206 0.274 4611 125000 VTC 8.21E+10 3.68E+10 1.29E+11 1.07E+11 4.65E+09 0.057 0.126 1929 32500 MÃCP PE BV P/BV CT N/TTS N/VCSH PHG PHKD PHT KLGDTB LOISUAT AGF 15.38 37754 3.0 0.080 0.36 0.57 77 54 116 2510.91 0.985603 BBC 15.48 19099 2.2 0.120 0.29 0.41 100 37 109 7269.27 0.651183 BPC 11.07 16590 1.5 0.150 0.24 0.32 92 54 100 1579.02 0.409623 CAN 10.53 15071 1.7 0.100 0.39 0.63 102 47 97 1722.60 0.385662 DHA 16.59 27835 2.4 0.200 0.04 0.04 99 32 115 3297.04 0.467653 GMD 31.94 19150 7.2 0.120 0.29 0.40 81 46 119 9061.80 0.678654 HAS 7.46 26330 2.1 0.150 0.69 2.25 85 36 125 1399.96 0.504728 HTV 8.17 18171 1.4 0.130 0.17 0.20 106 35 104 2368.14 0.409379 KDC 26.51 19667 7.2 0.180 0.37 0.58 76 64 106 2262.20 0.985535 MHC 12.98 15577 2.0 0.120 0.46 0.86 100 46 100 3973.68 0.265989 NKD 17.58 24201 5.4 0.180 0.39 0.63 75 66 105 1449.32 0.887853 REE 16.88 30880 4.3 0.140 0.24 0.32 92 32 122 15187.06 1.363989 SAM 26.76 18566 8.0 0.160 0.60 1.53 84 35 126 8057.33 1.149195 SAV 14.33 30051 1.6 0.160 0.46 0.86 103 35 108 3069.43 0.422633 SFC 8.84 22160 1.9 0.152 0.44 0.80 96 46 104 1049.87 0.37425 SGH 34.05 12873 4.3 0.060 0.08 0.08 84 58 104 490.64 1.126011 SSC 17.97 19542 3.7 0.200 0.17 0.21 86 50 110 1393.72 0.499318 TMS 18.33 20407 3.3 0.150 0.40 0.68 90 49 108 1662.68 0.458308 TNA 8.51 16154 2.4 0.200 0.71 2.43 84 73 89 186.62 0.258574 TRI 20.31 13593 2.9 0.150 0.71 2.42 101 45 101 2035.64 0.340604 TS4 11.76 18449 1.7 0.120 0.41 0.70 100 49 98 501.07 0.165324 TYA 20.69 13906 3.6 0.150 0.70 2.34 85 36 101 8768.40 0.375612 VNM 27.11 16801 7.4 0.190 0.25 0.33 85 49 102 18298.31 0.858022 VTC 16.85 15209 2.1 0.135 0.55 1.23 93 60 94 715.75 -0.01223 Phụ lục 5:Ma trận hệ số tương quan LOISUAT VCSH MARCA DTT LNST ROA ROE EPS PE PBV CT NTTS NVCSH PHG PHKD PHT KLGDTB LOISUAT 1.000 .477 .438 .350 .493 .655 .504 .595 .563 .679 -.123 -.344 -.329 -.540 -.068 .614 .491 VCSH .477 1.000 .986 .956 .995 .592 .460 .304 .453 .655 .260 -.176 -.190 -.279 -.104 .194 .868 MARCA .438 .986 1.000 .965 .987 .568 .481 .255 .479 .691 .282 -.141 -.160 -.300 -.035 .146 .804 DTT .350 .956 .965 1.000 .945 .436 .390 .217 .392 .584 .241 -.056 -.076 -.285 -.034 .063 .769 LNST .493 .995 .987 .945 1.000 .621 .511 .326 .438 .664 .276 -.165 -.181 -.286 -.076 .187 .850 ROA .655 .592 .568 .436 .621 1.000 .658 .554 .333 .606 .273 -.571 -.573 -.419 .100 .326 .480 ROE .504 .460 .481 .390 .511 .658 1.000 .741 .151 .640 .465 .189 .178 -.619 .232 .303 .346 EPS .595 .304 .255 .217 .326 .554 .741 1.000 -.046 .386 .258 .038 .002 -.569 -.002 .626 .258 PE .563 .453 .479 .392 .438 .333 .151 -.046 1.000 .812 -.103 -.232 -.195 -.496 .102 .248 .408 PBV .679 .655 .691 .584 .664 .606 .640 .386 .812 1.000 .217 -.072 -.095 -.684 .137 .393 .549 CT -.123 .260 .282 .241 .276 .273 .465 .258 -.103 .217 1.000 .130 .193 -.146 .069 -.020 .122 NTTS -.344 -.176 -.141 -.056 -.165 -.571 .189 .038 -.232 -.072 .130 1.000 .944 -.082 .096 -.162 -.139 NVCSH -.329 -.190 -.160 -.076 -.181 -.573 .178 .002 -.195 -.095 .193 .944 1.000 -.084 .045 -.142 -.132 PHG -.540 -.279 -.300 -.285 -.286 -.419 -.619 -.569 -.496 -.684 -.146 -.082 -.084 1.000 -.515 -.265 -.122 PHKD -.068 -.104 -.035 -.034 -.076 .100 .232 -.002 .102 .137 .069 .096 .045 -.515 1.000 -.566 -.411 PHT .614 .194 .146 .063 .187 .326 .303 .626 .248 .393 -.020 -.162 -.142 -.265 -.566 1.000 .347 KLGDTB .491 .868 .804 .769 .850 .480 .346 .258 .408 .549 .122 -.139 -.132 -.122 -.411 .347 1.000 Phụ lục 6 : Mô hình cung Dependent Variable: LOISUAT Method: Least Squares Date: 04/15/07 Time: 04:59 Sample: 1 24 Included observations: 24 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. F1 0.123178 0.044805 2.749217 0.0128 F2 0.218577 0.044805 4.878401 0.0001 F3 -0.140361 0.044805 -3.132718 0.0055 F4 -0.003783 0.044805 -0.084436 0.9336 C 0.583811 0.043862 13.31031 0.0000 R-squared 0.684270 Mean dependent var 0.583811 Adjusted R-squared 0.617801 S.D. dependent var 0.347572 S.E. of regression 0.214877 Akaike info criterion -0.054450 Sum squared resid 0.877271 Schwarz criterion 0.190978 Log likelihood 5.653397 F-statistic 10.29451 Durbin-Watson stat 1.921665 Prob(F-statistic) 0.000131 Dependent Variable: LOISUAT Method: Least Squares Date: 04/15/07 Time: 04:32 Sample: 1 24 Included observations: 24 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. F1 0.123178 0.043679 2.820109 0.0106 F2 0.218577 0.043679 5.004195 0.0001 F3 -0.140361 0.043679 -3.213498 0.0044 C 0.583811 0.042759 13.65353 0.0000 R-squared 0.684152 Mean dependent var 0.583811 Adjusted R-squared 0.636775 S.D. dependent var 0.347572 S.E. of regression 0.209476 Akaike info criterion -0.137408 Sum squared resid 0.877600 Schwarz criterion 0.058934 Log likelihood 5.648895 F-statistic 14.44052 Durbin-Watson stat 1.913713 Prob(F-statistic) 0.000031 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô và cơ cấu hàng hóa trên trung tâm giao dịch 14 thành phố HCM 14 Bảng 2: Cơ cấu cổ phiếu theo ngành trên toàn thị trường 15 chứng khoán VN 15 Bảng 3: Bảng hệ số của các chứng khoán 42 Bảng 4: Bảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK3030.DOC