Tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi cổ phần Việt Nam: LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khóa này tôi nhận được sự giúp đở rất từ nhiều từ phía nhà trường và công ty nơi tôi thực tập. Tôi xin chân thành cám ơn Trường ĐH Quảng Bình, Thầy cô giáo khoa Nông Lâm-Thủy sản, Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Yên. Ban giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Định III, cùng toàn thể công nhân viên của công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập vừa qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm 30
Bảng 2: lượng thức ăn cho công thức thưc ăn I 32
Bảng 3 lượng Artemia cho công thức thức ăn II 33
Bảng 4 lượng TNT cho công thức thức ăn II 33
Bảng 5 lượng thức ăn TNT cho công thức thức ăn III 34
Bảng 6: Diễn biến của các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm 35
Bảng 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ấu trùng Postlarva. 36
Biểu đồ 1 ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng 37
Bảng 8: Ả hưở...
44 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi cổ phần Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khóa này tôi nhận được sự giúp đở rất từ nhiều từ phía nhà trường và công ty nơi tôi thực tập. Tôi xin chân thành cám ơn Trường ĐH Quảng Bình, Thầy cô giáo khoa Nông Lâm-Thủy sản, Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Yên. Ban giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Định III, cùng toàn thể công nhân viên của công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập vừa qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC Trang
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm 30
Bảng 2: lượng thức ăn cho công thức thưc ăn I 32
Bảng 3 lượng Artemia cho công thức thức ăn II 33
Bảng 4 lượng TNT cho công thức thức ăn II 33
Bảng 5 lượng thức ăn TNT cho công thức thức ăn III 34
Bảng 6: Diễn biến của các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm 35
Bảng 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ấu trùng Postlarva. 36
Biểu đồ 1 ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng 37
Bảng 8: Ả hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng Postlarva 38
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng. 39
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với diện tích đất liền 329.297 km2, vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và có bờ biển dài hơn 3.260 km, rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giải quyết một phần tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dân ven biển, tăng nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có sản lương nuôi tôm lớn nhất thế giới. Các loài tôm được nuôi chính ở Việt Nam hiện nay là: Tôm sú (Penaeus monodon), tôm nương (P. orientalis), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm rằn (P. semisucatus).
Những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đã được sản xuất giống đại trà ở nước ta. Tôm thẻ là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế, ít gặp rủi ro. Để có một vụ nuôi thành công cần một điều không thể thiếu là đàn tôm giống khỏe mạnh và sạch bệnh.
Trong giai đoạn ương nuôi ấu trùng của quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, thương gặp rủi ro, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng ấu trùng. Các nhà nghiên cứu thủy sản đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Các loại thức ăn được sử dụng để ương nuôi hiện nay là tảo, artemia và thức ăn tổng hợp. Nhưng có nhiều công thức phối hợp giữa các loại thức ăn với nhau. Mổi công thức khác nhau no cho kết quả khác nhau, cụ thể là tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng. Từ những vấn đề cấp thiết trên tôi muốn thực hiện chuyên đề “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei giai đoan PL1 đến PL 10 tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam”
Thực hiện đề tài này tôi muốn tìm ra công thức thức ăn phù hợp nhất, nhằm nâng cao tỷ lệ sống, mước độ tăng trưởng và chất lượng ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL1 đến PL10.
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Vai trò chiến lược của vị trí địa lý tỉnh Bình Định
Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi - nơi có khu công nghiệp Dung Quất; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch dịch vụ; phía Tây giáp Tây Nguyên- giàu tiềm năng thiên nhiên cần được khai thác. Với vị trí địa lý đặc biệt đó nên Bình Định có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên. Hệ thống đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt cùng với đường 19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn - Nhơn Hội tạo thành huyết mạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây Nguyên, cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Kông bởi trục đường hành lang Đông- Tây: Quy Nhơn - Kon Tum - Aptopo - Bắc Xế - Ubon Rat Cha Tha Ni, trục hành lang này có chiều dài khoảng 770km; mặt khác từ Quy Nhơn lên đường 19 đến Kon Tum và theo đường 14 rẽ về phía Nam đến Stung Ố Treng (Campuchia).
Huyện Phù Mỹ: Là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Phú Mỹ giáp các huyện Hoài Nhơn phía bắc, nam và tây nam giáp Phù Cát, tây bắc giáp Hoài Ân và biển đông ở phía đông. Theo thống kê năm 2005 thì huyện Phù Mỹ có diện tích là 548,9km2 với dân số khoảng 188.000 người, trong đó riêng số nữ chiếm tới 96.700 người. Mật độ dân số là 342 người/ km2. Phù Mỹ cũng như Bình Định trước đây thuộc về nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó thuộc sứ Việt Thường Thị rồi sau này thuộc về vương quốc Chămpa. Năm 1471, sau khi đánh phá Chiêm Thành và mở bờ cõi tới núi Thạch Bi ( Phú Yên), vua Lê Thánh Tông đã đặt phủ Phù Ly để cai quản những cư dân Chiêm Thành còn ở lại và những tù nhân hay dân nghèo miền bắc được đưa vào. Sau này qua mấy lần nhập tách thì Phù Ly được chia đôi thành Phù Cát và Phù Mỹ lấy dòng sông La Tinh làm ranh giới. Trong những năm chịu sự quản lý của chính quyền Sài Gòn nơi đây được gọi là phủ Phù Mỹ. Sau 1975 được đổi thành huyện Phù Mỹ.
Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn gồm: thị trấn Phù Mỹ và Bình Dương, các xã là: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh. Huyện có 2 ga tàu hỏa thuộc đường sắt bắc — nam là ga Vạn Phú (xã Mỹ Lộc) và ga Phù Mỹ (thị trấn Phù Mỹ).
Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhưng tuyệt đẹp như: chùa Hang, giếng Tiên, và di tích lịch sử Đèo Nhông và đặc biệt là một vùng ven biển tuyệt đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến Hà Ra (Mỹ Đức). Trong đó bờ biển Mỹ Thọ cũng tuyệt đẹp với thắng cảnh Mũi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng, thuộc thôn Tân Phụng thu hút nhiều khách tham quan của các xã lân cận. Vùng ven biển Phù Mỹ là nhiều bãi cát dài trong đó có bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua (Mỹ Thắng) đến (Mỹ Đức) là dài nhất. Ngoài ra Phù Mỹ còn một số thắng cảnh nổi tiếng trong xã và trong huyện thôi.
2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình và mặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể phân chia chế độ gió trong năm của tỉnh có gió mùa Đông Bắc; phần phía Nam của tỉnh có gió Bắc và Tây Bắc. Trong thời kỳ này hướng gió nói chung tương đối ổn định. Từ tháng 4 - 8 ở phần phía Bắc tỉnh có gió Nam và Tây Nam; ở phần phía Nam tỉnh chủ yếu có gió Đông Nam và gió Tây, tiếp theo là gió Tây Bắc và gió Nam.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 - 26,1oC, cực đại trung bình 25,0 - 31,7oC và cực tiểu 16,5 - 22,7oC. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0oC, nhiệt độ cực đại 39,9oC và cực tiểu 15,8oC. Tổng nhiệt độ năm trong tỉnh (tại Quy Nhơn) đạt 9.636oC vượt tiêu chuẩn 9.500oC của khí hậu xích đạo.
- Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm 22,5 - 27,9 % và độ ẩm tương đối từ 79 - 92 % tại khu vực miền núi; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9 mb, cực đại 32,7 mb và cực tiểu 20,0 mb. Độ ẩm tương đối trung bình là 79 % và cực tiểu là 31 %.
- Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400 mm. Riêng thung lũng sông Kôn từ 1.600 - 2.000 mm. Vùng có tổng lượng mưa trung bình năm lớn nhất là huyện An Lão (2.400 - 3.200 mm). Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm, cực đại là 2.658mm và cực tiểu là 1.131 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải. Riêng ở phía Bắc tỉnh có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 - 11.
Nhìn chung, vị trí địa lý và hoàn cảnh khí hậu trên đây của tỉnh đã chi phối đến các đặc trưng điều kiện tự nhiên khác cũng như chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh. Để khai thác các mặt thuận lợi và phòng chống các mặt bất lợi cần thiết phải có sự nghiên cứu hệ thống và hiểu biết đầy đủ các quy luật khí hậu để có các giải pháp phù hợp và kịp thời.
3. Tình hình kinh tế - xã hội
* Con người
Các sử gia triều đình nhà Nguyễn đã ghi nhận về phong thái, đức tính của người Phù Mỹ trong Đồng Khánh dư địa chí như sau: "Cần kiệm tột bậc là Phù Mỹ. Chuộng gốc nhiều, theo ngọn ít. Kẻ sĩ siêng cần, giàu chuyên học, dân cần cù, giản dị".
Phù Mỹ vốn là đất hiếu học của Bình Định, từng sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng trẻ tuổi học rộng tài cao, đức độ và khí phách. Cuối thế kỷ 18 có Cao Tắc Tựu, Phạm Văn Tung, Trần Bá Hữu, Lê Văn Trung... nổi tiếng văn võ song toàn, có nhiều đóng góp lớn cho phong trào nông dân Tây Sơn. Trước 1945, Phù Mỹ chỉ có 2 trường tiểu học ở Trà Quang, An Lương cùng một số ít trường ở tổng và làng nên nhân dân tự mở ra nhiều trường tư thục, gia đình học hiệu. Những năm đất nước bị chia cắt, ở cả hai miền Nam - Bắc, Phù Mỹ đều có nhiều học sinh sinh viên giỏi, điều đặc biệt là họ đều yêu nước, yêu quê hương và dân tộc Việt Nam.
Kho tàng văn hóa dân gian của Phù Mỹ khá phong phú, số lượng ca dao, tục ngữ, hò vè... mà các nhà nghiên cứu sưu tầm được trên đất Phù Mỹ khá nhiều, tiêu biểu nhất có vè Chàng Lía. Văn hóa dân gian ở Phù Mỹ nồng đượm tình người, giàu hương sắc địa phương. Dân phù Mỹ rất ưa chuộng dân ca bài chòi và hát tuồng. Hát tuồng rất phổ biến tại những làng chài ven biển, tại các lễ hội cầu ngư, người ta thường tổ chức hát lăng, biểu diễn chèo bá trạo. Ở những làng quê phổ biến các hình thức hát hò, hát kết của các đôi trai gái trao gởi tâm tình... Hát hò, dân ca bài chòi là một trong những hình thức mà người Phù Mỹ sử dụng nhiều để thể hiện sự giàu có về tâm hồn của mình.
* Kinh tế
Nói tới Phù Mỹ bây giờ là nói đến chuyện phát triển nghề nuôi tôm trên cát. Quả thật, về Mỹ An và Mỹ Thắng vào những ngày này, trong câu chuyện của người dân, ta dễ dàng nhận thấy bóng dáng của con tôm. Ông Huỳnh Văn Nam – Phó chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết: "Bên cạnh 2.000 ha ao đầm đã được khai thác lâu nay, huyện đã hợp đồng nghiên cứu xây dựng quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát để mở rộng khả năng nuôi trồng. Quy hoạch này do Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện, chính Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tác An – Viện trưởng chủ trì. Bản quy hoạch đã được các cơ quan thẩm định đánh giá rất cao. Tiếp đó hợp phần quy hoạch chi tiết được các chuyên gia của trường Đại học thủy lợi II thực hiện. Kết quả chúng tôi đã có một vùng nuôi tôm trên cát rộng 500 ha trong đó diện tích rừng chắn cát rộng 300ha, diện tích hồ nuôi trồng là 200ha. Huyện đã đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đường giao thông, tiêu thoát nước, kéo điện đến chân công trình ao hồ. 120ha hồ tôm đầu tiên đã được triển khai xong ở Mỹ An, 80 ha còn lại của Mỹ Thắng hiện đang được khẩn trương thực hiện. Khu nuôi tôm này là điểm nhấn quan trọng để thể hiện năng lực khả năng phát triển của Phù Mỹ, bởi giá trị kinh tế của con tôm thì ai cũng đã biết rồi!"
Ngoài ra cùng với Tuy Phước, Vân Canh, An Nhơn; Phù Mỹ là huyện có nguồn đá ốp lát, đá xây dựng thuộc loại phong phú nhất. Chưa có những cuộc điều tra, khảo sát để đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ tiềm năng, chủng loại, trữ lượng đá granite của Phù Mỹ (trừ mỏ đá đen tuyền Phù Hà – Mỹ Hòa được đánh giá sơ bộ có trữ lượng khoảng 4,5 triệu m3) nhưng điều có thể nói ngay là những loại đá đẹp nhất, có giá trị cao nhất mà thị trường đang chú ý hầu hết đều có đủ ở huyện này. Có thể kể đến những mỏ đá sắc xanh ở Mỹ Thành, đá sắc đỏ ở Mỹ Đức, đá sắc trắng, vàng tổ ong, đen tuyền ở Mỹ Hòa. Cho đến nay trên toàn địa bàn huyện vẫn mới chỉ có 2 đơn vị tổ chức khai thác đá granite với lượng khai thác hãy còn rất thấp. Một khi quốc lộ 1A được nâng cấp xong, các cụm công nghiệp được mở rộng, kinh tế phát triển đồng thời huyện cũng cải thiện sự hấp dẫn của chính sách hỗ trợ, trải thảm đỏ mời nhà đầu tư thì tình thế sẽ khác hẳn.
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu quốc gia về tuyển quặng tinh inmenhite, ziếc côn, rutin... trong sa khoáng biển Bình Định đã được Viện Địa chất khoáng sản, Viện Luyện kim màu triển khai và cho những kết quả sơ bộ đáng phấn khởi. Ước tính, Bình Định có khoảng 2 triệu tấn quặng tinh inmenhite nằm lộ thiên ven biển phân bố khá đồng đều ở hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Những thông số này cho phép Phù Mỹ tổ chức gọi mời đầu tư và khai thác khoáng sản titan là một trong những lĩnh vực mà Phù Mỹ đã thu hút được nhiều vốn đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn đã có 2 doanh nghiệp đang tổ chức khai thác sa khoáng titan, 2 doanh nghiệp khác đang hoàn chỉnh thủ tục để triển khai khai thác
4. Vài nét về công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam
C.P Thái Lan là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lãnh vực công - nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực - thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với kinh nghiệm hơn 80 năm phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay tập đoàn C.P Thái Lan đã mở rộng địa bàn hoạt động đến 20 quốc gia khác nhau với 200 công ty thành viên, và thu hút một nguồn lao động 200.000 người.
C.P.Việt Nam là thành viên của C.P.Thái Lan , được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm : hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm.
Trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc tại Việt Nam, tập đoàn C.P đã xây dựng 2 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại miền nam thuộc công ty C.P và một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại miền bắc thuộc công ty Charoen Pokphand. Thức ăn gia súc của công ty hiện được tiêu thụ trên thị trường thông qua hệ thống phân phối : Cấp 1 , cấp 2 và trại trực tiếp .Được phục vụ và phát triển bởi đội ngũ Bác sĩ thú y, Kỹ sư Chăn Nuôi tốt nghiệp từ các trường đại học Nông Nghiệp trong nước và nước ngoài theo tiêu chí : Chất lượng là hàng đầu, không ngừng phát triển công nghệ tiên tiến và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 để vật nuôi được phát triển hoàn toàn tiềm năng di truyền và nâng cao thành tích sản xuất, an toàn cho con người khi tiêu thụ vật nuôi ( không có hoocmon tăng trưởng mà bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn nghiêm cấm ), an toàn cho môi trường .
Để hổ trợ cho việc phát triển ngành thức ăn gia súc, giúp ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển theo hướng nông nghiệp và nâng cao hiệu quả cho các trang trại, Công Ty đã xây dựng : Nhà máy dụng cụ và thiết bị chăn nuôi tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 Tỉnh Đồng Nai, 3 Trại gà giống Bố Mẹ và 3 Nhà máy Ấp Trứng tại Tỉnh Đồng Nai.
Nhiều trại heo giống ông bà ở các tỉnh : Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng ...
Nhà máy thứ 4 đang được khởi công xây dựng và sẽ đi vào hoạt động tháng 1 năm 2008 tại khu công nghiệp Mỹ Phước với công suất 35.000 tấn /tháng . Đây là nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Phòng thu mua, phòng thí nghiệm, phòng bán hàng, phòng kỷ thuật ….và được sự hổ trợ của các chuyên gia của tập đoàn C.P trên thế giới . Ngành thức ăn gia súc của công ty C.P.Việt Nam luôn đứng đầu về chất lượng và doanh số bán hàng trên thị trường.
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Đinh III, nằm ở thôn Xuân Thạnh xã Mỹ Ăn huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định. Trại giống được xây dựng với diện tích khoảng 6ha. Đây là mọt trong những trại sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam, sản xuất giống dựa trên công nghệ tiên tiến của Thái Lan. Hệ thống trại bao gồm:
Hệ thống văn phòng làm việc của ban giám đốc
Khu nhà nghỉ của giám đốc và công nhân viên.
Bộ phận thí nghiệm gồm: 1 phòng Vi khuẩn, 2 phòng PCR, 1 phòng kiểm tra chất lượng nước, 1 phòng kiểm định chất lượng, 1 phòng nuôi cấy tảo thí nghiệm ( Lab), 1 nhà ấp Artemia, 1 nhà nuôi tảo ống, 8 nhà nuôi tảo sinh khối ( Mass).
Khu tôm bố mẹ (Maturation) gồm 4 nhà, mỗi nhà có 32 bể x 24m2.
Khu ương nuôi ấu trùng gồm 24 nhà mỗi nhà có 14 bể x 10m3.
Và hệ thống bể chứa và xử lý nước.
II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1.1. Hệ thống phân loại, đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố của Tôm Thẻ Chân Trắng ( Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: (chân khớp) Arthropoda
Lớp: (Giáp xác) Crustacea
Bộ: (Mười chân) Decapoda
Bộ phụ: (Bơi) Natantia
Họ: (Tôm he) Penaeidae
Giống: (Tôm he) Penaeus
Loài: Penaeus vannamei , Boone 1931.
Tên gọi
Tên tiếng Anh : WhiteLeg shrimp
Tên khoa học : Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên thường gọi : Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc bờ Tây châu Mỹ, Camaron blanco, Langostino.
Tên của FAO : Camaron patiblanco.
Tên Việt Nam : Tôm Thẻ Chân Trắng
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Cơ thể chia làm hai phần: đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen)
Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ bao gồm:
+ Chủy tôm gồm có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng.
+ 1 đôi mắt kép có cuống mắt.
+ 2 đôi râu: Anten 1(A1) và Anten 2(A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, hai nhánh ngắn. A2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu (Antennal scale), nhánh trong kéo dài. Hai đôi râu này giữ chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.
+ 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2.
+ 3 đôi chân hàm (Maxilliped) có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm.
+ 5 đôi chân bò hay chân ngực (walking legs), giúp cho tôm bò trên mặt đáy.
Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum ( cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang).
Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng ( Pleopds hay Swimming legs). Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong. Đốt ngoài chia làm hai nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực- là bộ phận sinh dục bên ngoìa của tôm.
Màu sắc của tôm: tôm có màu trắng đục.
1.1.3. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador . Hiện nay tôm chân trắng đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á.Tôm Thẻ Chân Trắng có thể sống ở độ sâu 72m, đáy bùn, nhiệt độ nước ổn định từ 25- 32°C, độ mặn từ 28- 34 ‰, pH từ 7,7- 8,3 , giai đoạn tôm con sống ở vùng cửa sông, giai đoạn trưởng thành sống ở biển sâu.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác
1.2.1 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
a) Các thời kỳ phát triển của Tôm Thẻ Chân Trắng
Thời kỳ phôi
Thời kỳ phôi bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tùy thuộc vào nhiệt độ nước.
Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng Tôm Thẻ Chân Trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn Nauplius (N):
Ấu trùng N của Tôm Thẻ Chân Trắng trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ ( N1- N6). Ấu trùng N bơi lội bằng bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zic zắc, không định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.
+ Giai đoạn Zoea (Z):
Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ (Z1 – Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Ấu trùng Z bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức chủ yếu là ăn lọc. Ở giai đoạn này, ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài ở phía sau- đây là đặc điểm để nhận biết giai đoạn này. Vì vậy khi nuôi ấu trùng Z, thức ăn cần được cung cấp đạt mật độ thích hợp, đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các động vật nổi có kích thước nhỏ ( Nauplius của Artemia, luân trùng...) đặc biệt vào cuối giai đoạn này-Z3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z thườnh kéo dài khoảng 30- 40h, trung bình 36h ở nhiệt độ 28-29°C.
+ Giai đoạn Mysis (M):
Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ ( M1 - M3), ấu trùng M sống trôi nổi có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống dưới. Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược, vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò. Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z.
+ Giai đoạn Postlarvae (PL):
Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu chuyển sang sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9 – PL10.
Trong phân chia các giai đoạn ở vòng đời Tôm Thẻ Chân Trắng từ khoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên.
Thời kỳ ấu niên
Ở thời kỳ này, hệ thống mang của tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bắng chân và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5- PL20.
Thời kỳ thiếu niên
Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất hiện sự sinh trưởng không đồng đều giữa 2 giới tính- con cái lớn nhanh hơn con đực.
Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mắt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa 2 giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong thời kỳ này.
Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ, nơi có đodj trong cao và độ mặn ổn định.
b) Vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm Thẻ sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước. Đối với những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây.
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng.
1.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của Tôm Thẻ Chân Trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
Sự tăng trưởng về kích thước của Tôm Thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn. Tôm Thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng...
Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực.
Sự tăng trưởng của ấu trùng
Sự tăng truởng về chiều dài của ấu trùng tôm như sau: Giai đoạn Nauplius tăng trên dưới 10%/1 lần lột xác. Lần lột xác từ N6 chuyển sang Z1 chiều dài tăng 86%, gần gấp 2 lần, và đây cũng là lần tăng chiều dài lớn nhất trong vòng đời của Tôm Thẻ. Từ Z1 chuyển sang Z2 tăng 25%, Z2 chuyển sang Z3 tăng 13,7% ( giảm ½ so với từ Z1 sang Z2), Z3 chuyển sang M1 tăng 13,2%. M1 chuyển sang M2 và M2 chuyển sang M3 tăng >20%. M3 chuyển sang P1 tăng 12,6%. Trong giai đoạn Postlarvae, sự tăng trưởng về chiều dài không đều, đa số ≤ 10%/ lần lộ xác.
Tỉ lệ chiều rộng và chiều dài cơ thể (R/D) lớn nhất ở giai đoạn Nauplius (50%). Riêng N1, R/D = 53,1%. Tỉ lệ này giảm trong quá trình sinh trưởng, sau mỗi lần lột xác cơ thể thon hơn. Tỉ lệ R/D thấp nhất từ P1 đến P4 (R/D = 1/10), sau đó tăng lên từ P5 đến P13 và giảm từ P13 đến P17. Từ P17 đến P21, tỉ lệ R/D ổn định, đánh dấu sự chuyển sang thời kỳ ấu niên.
Tỉ lệ chiều dài giáp đầu ngực và chiều dài toàn thân (CL/ TL): từ P1 đến P14: 27-28%, từ P15 đến P21: 32%, từ P21 trở đi sắp xỉ 30% và hầu như không thay đổi nữa, đánh dấu sự chuyển sang thời kỳ thiếu niên.
Từ ấu niên đến trưởng thành
Tôm ấu niên tăng trưởng CL 1-2mm/tuần, tương đương với TL 0,8mm/ngày. Trong tuần đầu tôm tăng khối lượng thân gấp 6 lần. Khi vào trong cửa sông 6-7 tuần, tốc độ tăng trưởng giảm, chỉ còn gấp 2 lần/ 2 tuần. Khi đạt CL ≈ 10mm, tốc độ tăng trưởng bắt đầu có sự khác biệt giữa hai giới.
Trong thực tế sản xuất, P10 có chiều dài thân từ 9- 11mm sau 7- 10 ngày ương đạt cỡ 1-2 cm (TL), sau 15- 20 ngày đạt cỡ 2- 3cm, sau 20- 25 ngày đạt cỡ 3- 5 cm và sau 25- 30 ngày đạt cỡ 4- 6 cm. Nếu thả nuôi trong ao từ P15 sau 1 tháng nuôi đạt khoảng 1-2 g/con. Tôm nuôi 4 tháng đạt kích cỡ thương phẩm, đa sỗ loại 3 (30- 40 con/kg), một số loại 2 (20- 30 con/kg). Ở những ao nuôi điều kiện tốt (độ mặn 10- 25‰) tôm tăng trưởng nhanh có thể thu hoạch đạt loại 3, loại 2 sau 2,5 – 3 tháng nuôi.
Tuổi thọ của tôm Thẻ
Tôm Thẻ có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30- 32°C, độ mặn 20- 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài từ 4cm tăng lên tới 14cm. Tuổi thọ trung bình của Tôm Thẻ > 32 tháng.
c) Sự lột xác
Cơ chế sinh học của quá trình lột xác
Để sinh trưởng được, tôm cũng như tất cả các động vật chân khớp khác phải tiến hành lột xác. Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của 1 quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó. Quá trình chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mô có liên quan thông qua hoạt động như: huy động nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thông tin được tạo thành và tiếp theo là quá trinh sinh tổng hợp các protein mới. Trong thời gian này trạng thái của tôm cung thay đổi.
+ Giai đoạn sau lột xác
Là giai đoạn kế tiếp ngay sau khi tôm lột xác. Đây là khoảng thời gian từ khi nước được hấp thụ và máu qua biểu bì, mang, ruột để làm tăng thể tích máu, căng lớp vỏ mới còn mềm dẻo cho đến khi lớp vỏ mới đã cứng lại. Giai đoạn này có thể kéo dài đối với tôm lớn hoặc vài giờ đối với tôm nhỏ.
+ Giai đoạn giữa lột xác
Đây là giai đoạn dài nhất theo sự phân chia này. Suốt giai đoạn này võ đã xứng lại nhờ sự tích tụ chất khoáng và protein. Vỏ dày và đầy đủ cả 3 phần.
+ Giai đoạn trước lột xác
Lớp mô sừng ngoài nới hình thành vào đầu giai đoạn trước lột xác. Cuối giai đoạn trước lột xác hình thành tiếp lớp giữa mô sừng mới. Lúc này lớp vỏ cũ đã bong ra khỏi lớp biểu bì ở phía dưới làm cho vỏ tôm có màu trắng đục. Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết sự lôt xác sắp xảy ra.
Ở giai đoạn này năng lượng đựoc điều động từ gan, tụy, một phần vỏ cũ cũng được hấp thụ lại, hàm lượng hormone lột xác trong máu tăng cao và sau đó giảm đột ngột ngay trước khi sự lột xác sắp xảy ra.
+ Giai đoạn lột xác
Chỉ kéo dài vài phút, bắt đầu từ khi lớp vỏ cũ tách ra ở mặt lưng nơi tiếp giáp giữa vỏ đầu ngực và vỏ phần bụng và kết thúc khi tôm thoát hẳn lớp vỏ cũ.
Cũng có tác giả chi sự lột xác làm 5 giai đoạn: A- Ngay sau lột xác, B- Sau lột xác, C- Giữa lột xác, D- Trước lột xác, E- Lột xác. Theo sự phân chia này thì giai đoạn D (trước lột xác) là dài nhất. Mỗi giai đoạn được phân chia thành nhiều giai đoạn phụ, căn cứ trên các biến đổi về hình thái rất chi tiết và phức tạp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác
+ Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác. Khi han chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế thời gian lột xác của tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời gian lột xác.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác. Nhiệt độ thấp hơn 14- 18ºC, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp, tôm tăng cường hoạt động trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình lột xác xảy ra.
+ Độ mặn: ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tôm sẽ tăng cường lột xác, sinh trưởng nhanh hơn.
+ Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4-, độ cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác. Việc bón vôi thường xuyên ở các ao nuôi ít thay nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột xác xủa tôm.
+ Chu kỳ lột xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thông thường đầu chu kỳ thủy triều tôm mới lột xác rộ.
2.3. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm thẻ chân trắng
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
a) Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm chân trắng là động vật ăn tạp.
Giai đoạn Nauplius
Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động.
Giai đoạn Zoea
Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, ossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolena... Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt mật độ đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng dần từ Z1 đến Z3. Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3 đặc biệt là cuối Z3 trở đi.
Giai đoạn Mysis
Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mền... Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trung Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.
Giai đoạn Postlarvae
Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm,... Cần chú ý ở giai đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N- Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Từ thời kỳ ấu niên, Tôm Thẻ thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về ăn động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ.
Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng Tôm Thẻ còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sửa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp.
b) Nhu cầu dinh dưỡng của Tôm Thẻ
Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là nguyên liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác, thực hiện chức năng vận chuyển, bảo vệ…Nhu cầu protein thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn các giai đoạn sau.
Tôm chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tôm sú. Theo nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis (2002) là 32%. Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng.
Men tiêu hoá protein của tôm chủ yếu ở dạng trypsine, không có pepsine (Vonk, 1970). Ngoài ra trong dạ dày tôm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitinase một phức hợp của protein.
Hydratcacbon
Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng 60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt lượng của hydratcacbon kém hơn so với lipid, song hydratcacbon lại có ưu thế hoà tan được, vì vậy quá trình tiêu hoá hấp thu dễ dàng.
Ở giáp xác có nhiều men tiêu hoá hydratcacbon như: amylaza, maltaza, kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hoá một thành phần cellulose nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.
Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hoá bị hạn chế. Nhưng chất xơ đóng vai trò là chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hoá, vì vậy trong thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển. Ngoài vai trò là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Lipid
Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng. Nếu năng lượng của thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn. Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hoá không đủ để tôm phát triển.
Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng 6% - 7,5% không nên quá 10%. Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỉ lệ tử vong.
Vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các chất dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể và duy trì cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tôm, cho từng giai đoạn vẫn chưa được biết nhiều. Vì thế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường vượt qua nhu cầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản.
Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K.
Chất khoáng
Giống như các động vật thủy sinh khác, tôm có thể hấp thụ và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi truờng tôm đang sống.
2.4. Đặc điểm sinh sản
2.4.1. Cơ quan sinh sản
Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục đực bên trong của Tôm Thẻ gồm một đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh. Đôi tinh hoàn trong suốt không sắc tố, nằm ngoài mặt lưng từ vùng tim đến gan tụy. Đôi túi tinh đổ ra hai lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bò 5. Túi tinh có chứa tinh trùng sẽ có màu xám nhạt hoặc màu trắng sữa. Khi tôm đự là căn cứ để tuyển chọn tôm đực khi nuôi tôm bố mẹ.
Cơ quan sinh dục đực bên ngoài bao gồm Petasma và đôi phụ bộ đựuc. Petasma do 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành, đôi phụ bộ đực do 2 nhánh trong của đôi chân bò 2 biến thành.
Cơ quan sinh dục cái
Cơ quan sinh dục cái bên trong bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng, đôi ống dẫn trứng đỗ vào 2 lỗ đẻ ở đốt ngoài đôi chân ngực 3.
Cơ quan sinh dục cái bên ngoài là Thelycum, có nhiệm vụ nhận và giữ túi tinh từ tôm đực chuyển sang. Thelycum nằm giữa đôi chân ngực 4 và 5.
Sự phát triển buồng trứng ở Tôm Thẻ
Sự phát triển buồng trứng ở Tôm Thẻ được chia làm 5 giai đoạn. Các đặc điểm chính của từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 ( chưa phát triển): buồng trứng mềm, nhỏ, trong, không nhìn thấy qua vỏ kitin, giai đoạn này chỉ có ở tôm con.
+ Giai đoạn 2 ( phát triển): buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rải rác có các tế bào sắc tố đen (tế bào melamin) khắp bề mặt.
+ Giai đoạn 3 ( gần chín): kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh đến xanh nhạt, có thể nhìn thấy rõ qua vỏ kitin.
+ Giai đoạn 4 ( chín): kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, sắc nét. Ở đốt bụng thứ 1, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ sang hai bên tạo thành cánh tam giác.
+ Giai đoạn 5 (đẻ rồi): kích thứoc buồng trứng vẫn lớn nhưng buồng trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn 4, buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ.
2.4.2. Sự giao vĩ và đẻ trứng ở tôm Thẻ
Sự giao vĩ
Hoạt động giao vĩ của Tôm Thẻ xảy ra chủ yếu vào đêm tôm đẻ trứng. Tôm cái đựoc gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc có thể được gắn trước đó vài ngày ( lột xác à thành thục à giao vĩ à đẻ trứng).
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cai ở phía sau. Con đực thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Khi tôm cái rời đáy bơi lên phía trên, tôm đực bơi theo và tiến lên phía dưới con cái. Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu đuôi đối đuôi hoặc tôm xoay 180° và giao vĩ ở tư thế đầu đối đuôi.
Đẻ trứng
+ Hoạt động đẻ trứng:
Trước khi đẻ tôm cái thường bơi lội gần sát đáy, vòng quanh bể, thỉnh thoảng tôm bơi lên trên. Khi đẻ tôm bơi hẳn lên trên, nghiêng thân bơi chậm vòng vòng trên mặt nước và đẻ trứng. Trứng được phóng ra từ 2 lỗ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3 và chảy ngược về phía sau. Ban đầu trứng chảy ra từ từ, sau đó chảy ra mạnh thành một làn trắng đục hơi xanh.
+ Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản:( Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006)
Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến tháng 4. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30- 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22mm.
III. TÌM HIỂU NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
1.1. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
Việt nam nói chung và các qốc gia Châu Á nói chung đang đứng trước những thách thức to lớn, đó là làm thế nào để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước những đợt dịch bệnh nghiêm trọng.
Mọt giải pháp được nhìu quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá loài nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng di truyền.
Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chon đa dạng hoá đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản ở các quốc gia Châu Á. Nhưng trước các thông tin về các đợt dịch bệnh, gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở một số quốc gia Châu Mỹ đã gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội, thử nghiệm và phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng. tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên cứu tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền của các nước Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng sinh thái trên thế giới. Ở các quốc gia châu Á, nhiều nước di nhập và nuôi tôm thẻ chân trắng như Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng đã được di nhập vào những năm 2001 từ nhìu quốc gia khác ( Mỹ, Trung quốc) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Các công trình nghiên cứu về đối tượng này tại Việt Nam là chưa có. Vì thế, để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam cần phải có nghiên cứư xây dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam, góp phần sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái các thuỷ vực nuôi là vấn đề cấp thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu trong thời gian 2 năm (2003-2004) về " Nghiên cứư áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng sẽ giải quyết được những vấn đề trên".
1.2. Tình hình Sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại địa điểm nghiên cứu
Tại nơi nghiên cứu có 2 công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, thứ nhất là công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Định III, thứ hai là công ty cổ phần Việt Úc.
2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống tôm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về sản xuất giống
Vào giữa năm 1990 đã thành công trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới là kết quả của việc có khả năng nuôi giống tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Mỹ. Phương pháp đầu tiên được thực hiện được bởi viện Hải Dương Học, Hawaii, đã bắt đầu xây dựng giống không nhiễm bệnh từ phương pháp chọn lọc theo kiểu chọn dòng.
Vào 2002 công ty CP Group tại Thái Lan đã xây dựng trung tâm cải tiến giống tôm thẻ chân trắng đạt năng suất và tỷ lệ sống cao.
Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ nước lên số lượng và tỷ lệ dị hình của tinh trùng trong điều kiện nuôi nhốt 42 ngày, Pazec và ctv nhận thấy ở nhiệt độ 260C thì chất lượng tinh trùng tốt hơn hẳn so với ở 290C và 320C. Cụ thể ở 260C số lượng tinh trùng là 18,6 triệu tế bào, tỷ lệ dị hình là 99,7%, còn ở 320C thì không thấy xuất hiện ấu trùng.
Ngoài việc cắt mắt để kích thích sự thành thục và khả năng đẻ, Vaca và ctv còn dùng kich dục tố Setrotomin(5-Hyđroxytrytamine) ở nồng độ 15 và 50μg/g trọng lượng cơ thể kích thích tôm đẻ lần thứ hai, tuy nhiên sự thành thục và tỷ lệ đẻ của tôm cắt mắt cao hơn nhiều so với phương pháp dùng kích dục tố.
2.1.2. Nghiên cứu về phòng và trị bệnh
Hiện nay một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút sản lượng tôm trên thế giới là dịch bệnh. Theo thống kê sơ bộ dịch bệnh đốm trắng xảy ra vào 2 năm 1999-2000 đã làm sản lượng tôm giảm sút chỉ còn 11% tổng sản lượng tôm trên thế giới.
Theo Lighner và Bell (1984-1987), Wyban và Swany (1991) ấu trùng tôm thẻ chân trắng dể bị nhiễm Vibrio, vi khuẩn dang sợi và các bệnh do nguyên sinh động vật. Để phòng trị bệnh này ngoài việc thay nước, điều chỉnh các chế độ cho ăn, dùng các loại hoá chất, cần phải tính đến một nguồn nước sạch trước khi đưa vào nuôi.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Do rất thận trọng với đối tượng nhập nội mới, nước ta cho dù đã đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi từ năm 1997 ở Bạc Liêu (công ty Duyên Hải), sau đó ở Phú Yên (công ty Asia Hawaii Ventures), ở Ninh Thuận (công ty Anh Việt) và Hà Tỉnh (công ty công nghệ Việt Mỹ); việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp trong nội bộ diện tích của các đơn vị nói trên và nhìn chung tỷ lệ sống trung bình từ Nauplius đến Post dưới 30% (Lại Minh Hưng, 2005).
Từ năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng như: Viện Hải Dương Học Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii), viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang nguồn tôm bố mẹ do công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên), viện nghiên cứu NTTS I Hà Bắc (nguồn tôm bố mẹ do công ty Việt Đức cung cấp)
Năm 2003, tại trại giống Hạnh Phúc Phú Yên hợp đồng với chuyên gia Thái Lan sản xuất tôm sú sạch kết hợp với sản xuất thử nghiệm Post từ Nauplius tôm thẻ chân trắng đạt tỷ lệ sống bình quân 30%.
Hiện nay đã có nhiều trung tâm, trại giống sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao như: Trại giống công ty Việt Úc, trại của Viện Nghiên Cứu NTTS III, công ty Anh Việt.
Và đã có một số nghiên cứu, đề tài về tôm thẻ chân trắng đã được thực hiện tại một số địa bàn và đã có kết quả như sau:
- Trung tâm Nghiên cứu thủy sản 3 là đơn vị duy nhất được bộ thủy sản chỉ định nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả: Đây là đề tài NCKH cấp nhà nước tiến hành từ 4.2003 đến 12.2004 kết thúc. Đến thời điểm này chúng tôi đã xây dựng được các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất giống và định mức chất lượng tôm bố, mẹ, trại giống tôm bố, mẹ cũng như các tiêu chuẩn về thiết bị, nhân công, nhân lực... Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo lên Bộ Thủy sản. Và khuyến cáo người dân không tiến hành sản xuất giống tôm chân trắng tại các trại giông tôm sú và giống tôm khác.
- Theo tạp chí thuỷ sản, số 12/2005: Đào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ Viện nghiên cứu thuỷ sản III. Nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện môi trường nước: có độ mặn 28-35ppm, nhiệt độ nước 26-30oC, pH 7,5-8,2. Kết quả nghiên thì ở mật độ 100-150 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng lớn nhất và tỷ lệ sông cao nhất.
- Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ: Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong 2 năm 2003- 2004. kết quả về nghiên cứu ảnh hưởng mật độ lên tốc độ tăng trưởng của ấu trùng: mật độ 100 ấu trùng/lít có sự tăng trưởng cao nhất.
- Tại hội nghị quản lý về giống tôm do Cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức ở Khánh Hòa, ông Nguyễn Danh Ngừ - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh đã nhận xét, ao đầm như ở Khánh Hòa không thể nuôi được tôm he chân trắng đúng nghĩa, ao không đảm bảo, nước nông và ô nhiễm chắc chắn sẽ bị bệnh hoặc tôm không lớn được.
Các đề tài nghiên cứu trên đã đạt được các kết quả nhất định tại các địa bàn nghiên cứu.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian thực hiện
Địa điểm: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhanh Bình Định III, thôn Xuân Thạnh xã Mỹ An huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định
Đối tượng nghiên cứu
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Nội dung nghiên cứu
nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lê sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Xác định loại thức ăn phù hợp với giai đoạn Postlarva.
Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Điều tra từ trị sản xuất, tiến hành đo đạc thực nghiệm.
Số liệu thứ cấp: từ giáo trình, sách tham khảo...
4.2. Xác định các chỉ số môi trường
Độ mặn: Đo bằng máy đo độ mặn Hand Fractometer, đo độ mặn hằng ngày, 2 lần/ ngày vào lúc 6h và 14h.
Màu nước: Quan sát hằng ngày.
Độ trong: Đo bằng đĩa secchi, 1 lần/ngày vào lúc 10h.
pH : Đo bằng máy đo pH hoặc test pH, 2 lần/ngày vào lúc 6h và 14h.
Độ kiềm (Alkalinity): xác định bằng test kiềm. 1 lần/ngày, đo sau khi thay nước.
Lượng Oxy hòa tan (DO): Xác định bằng máy đo Oxy hoặc test Oxy. 2 lần/ ngày, vào lúc 6h và 14h.
4.3. Phương pháp theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm
Phương pháp thu mẫu: Dùng vợt có mắt lưới 2a = 125µm để thu ấu trùng vào dụng cụ chứa.
Phương pháp xác định chiều dài thân tôm
Chiều dài toàn thân (L-Length) là khoảng cách từ đầu chủy đến cuối đốt đuôi khi thân tôm duỗi thẳng. được đô bằng thước vân vạch đến mm.
+ Cách đo: Mẫu tôm đem đo >30 con. Trước khi đo tôm phải làm chết bằng cách hạ nhiệt độ ( ngâm nước đá), sau đó tôm được nhuộm màu. Đạt tôm trên lam kính và đặt lam kính trên thước đo. Dùng kim tiêm loại nhở để điều chỉnh tôm khi đo, sao cho tôm thẳng trên thước đo, sau đó đọc kết quả đo được.
+ Chiều dài trung bình tôm ở mỗi bể (L1): là chiều dài trung bình của số mẫu thu được ở mỗi bể.
+ Chiều dài của tôm ở mỗi công thức thức ăn (L2): bằng trung bình chiều dài 3 bể cùng một công thức thức ăn.
4.4. Phương pháp ước lượng tỷ lệ sống
- Phương pháp ước lượng tỷ lệ sống đước tính bằng cách: lấy mẫu ngẫu nhiên tại 3 điểm trong bể tổng số nước lấy mẫu là 1 lít, sau có đếm số tôm có trng 1lít nước đem nhan với số lít nước trong bể ương. Tiến hành lặp lại 3 lần rồi lấy số liệu trung bình.
4.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Ở điều kiện môi trường: nhiệt độ 31-33oC, độ mặn 27-30‰, pH 8.0-8.5, Alk 180-200, mật độ 150 ấu trùng/ lít và chế độ chăm sóc quản lý giữa các bể ương là tương đương nhau. Thức ăn được bố trí theo các công thức sau:
Loại thức ăn
Lô thí nghiệm
Nauplius Artemia
%
Thức ăn tổng hợp TNT
%
Lô 1
100
0
Lô 2
50
50
Lô 3
0
100
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei)
Công thức II 50% Nauplius Artemia + 50% thức ăn tổng hợp TNT
Công thức III 50% thức ăn tổng hợp TNT
Công thức I 100% Nauplius Artemia
C1
C3
C2
B3
B2
B1
A3
A2
A1
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng
Nghiên cứu ảnh hưởng thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng
Tìm ra công thức thức ăn hợp lý nhất
4.7. Dụng cụ hóa chất
+ Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và các dụng cụ cần thiết cho việc sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
+ Máy sục khí, cây nâng nhiệt và các dụng cụ đo các yếu tố môi trường như: máy đo pH, test đo NH3, Salikế, nhiệt kế.
+ Thước đo chiều dài (mm), thuốc nhuộm màu, vợt postlarva.
+ Các loại thức ăn cho ấu trùng: tảo, artemia, thức ăn cong nghiệp TNT.
4.8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê bằng phần mềm Excel. Từ đó rút ra bảng số liệu và đồ thị về các chỉ tiêu cần xác định và ý nghĩa thống kê của số liệu.
Phương pháp tính toán số liệu:
Số liệu thu được sau khi cân, đo, đếm được nhập vào bảng số liệu, sau đó tính ra các số liệu trung bình. Các giá trị trung bình của các chỉ tiêu về khối lượng và chiều dài được tính bằng phần mềm Excel.
Chế độ chăm sóc quản lý
5.1 Chuẩn bị nguồn nước
- Nước được bơm từ biển lên bể lắng (22m3) qua ống dẫn ở đây nước được xử lý bằng Clo với hàm lượng 20-30ppm, sục khí mạnh, để 3 ngày. Sau đó dùng test để kiểm tra dư lượng Clo trong nước nếu còn thì dùng Thiosunphat (Na2S2O3) 20-30ppm.
- Rồi bơm nước từ bể lắng lên bể lọc thô.
- Nước từ bể lọc thô → bể chứa rồi xử lý chế phẩm sinh học Mazzal 1ppm, Iodine 5ppm (để phòng trị nấm, vi khuẩn).
- Nước từ bể chứa → qua bể lọc tinh → đưa vào sử dụng.
→ quá trình mới 5 ngày rồi mới đưa vào sử dụng.
5.2. Thả tôm
- Thả tôm giai đoạn postlarve chiều dài trung bình 4.7 mm.
- Mật độ thả 150 ấu trùng/lít. ( 1.350.000 ấu trùng/bể ương 9m3 nước)
5.3. Thức ăn
5.3.1. Thức ăn cho công thức I
- Cho ăn thức ăn với 100% Artemia.
- Thời gian cho ăn: 2h, 5h, 8h, 11h, 14h, 17h, 20h, 23h.
Giai đoạn
Khối lượng (g/ bể)
Ghi chú
PL1
60
TNT 1
PL2
60
TNT 1
PL3
70
TNT 2
PL4
70
TNT 2
PL5
80
TNT 3
PL6
80
TNT 3
PL7
90
TNT 4
PL8
90
TNT 4
PL9
100
TNT 4
PL10
100
TNT 4
Bảng 2: lượng thức ăn cho công thức thưc ăn I
5.3.2 Thức ăn công thức II
- Cho ăn 50% Artemia + 50% thức ăn tổng hợp TNT
- Cho ăn Artemia 4 lần mỗi ngày vào lúc 2h, 8h, 14h, 20h.
Giai đoạn
Khối lượng (g/bể)
PL1
30
PL2
30
PL3
35
PL4
35
PL5
40
PL6
40
PL7
45
PL8
45
PL9
50
PL10
50
Bảng 3 lượng Artemia cho công thức thức ăn II
- Cho ăn TNT 4 lần mỗi ngày vào lúc 5h, 11h, 17h, 23h.
Giai đoạn
Khối lượng (g/ bể)
Ghi chú
PL1
30
TNT 1
PL2
30
TNT 1
PL3
35
TNT 2
PL4
35
TNT 2
PL5
40
TNT 3
PL6
40
TNT 3
PL7
45
TNT 4
PL8
45
TNT 4
PL9
50
TNT 4
PL10
50
TNT 4
Bảng 4 lượng TNT cho công thức thức ăn II
5.3.3 Thức ăn công thưc III
- Cho ăn thức ăn với 100% thức ăn tổng hợp TNT.
- Thời gian cho ăn: 2h, 5h, 8h, 11h, 14h, 17h, 20h, 23h.
Giai đoạn
Khối lượng (g/ bể)
Ghi chú
PL1
60
TNT 1
PL2
60
TNT 1
PL3
70
TNT 2
PL4
70
TNT 2
PL5
80
TNT 3
PL6
80
TNT 3
PL7
90
TNT 4
PL8
90
TNT 4
PL9
100
TNT 4
PL10
100
TNT 4
Bảng 5 lượng thức ăn TNT cho công thức thức ăn III
5.4. Chế độ thay nước
- Thay nước vào mỗi buỗi sang 7h-8h, đồng thời vệ sinh thành bể.
- Thay từ 20-30% lượng nước trong bể.
- Nước thay phải qua kiểm tra đạt tiêu chẩn môi trường nuôi.
5.5. Chăm sóc ấu trùng
Phải theo dõi tôm hằng ngày, cứ khoảng 1h thì xem mộ lần, kiểm tra xem lượng thức ăn tôm đã sử dụng, màu sắc tôm và khả năng hoạt động của ấu trùng.
5.6. Chất bổ sung khi nuôi
- VIBROTECH: Chế phẩm sinh học khống chế vobriosis trông sản xuất tôm giống. Sử dụng 5 ppm vào lúc 23h.
- CALMAG: Bổ xung khoáng chất cho ao nuôi ( CaSO4 và MgSO4). 12.5kg/1000m2 mỗi ngày.
- GLUTARAT HITDE: sử sụng 2 giọt/bể/ngày vào lúc 23h. Nhằm diệt các loại nấm gây hại.
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Yếu tố môi trường
Công thức I
Công thức II
Công thức III
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Nhiệt độ (oC)
31.5
31.5
31.5
31.5
31.5
31.5
31.5
31.5
31.5
pH
8.2
8.3
8.2
8.2
8.2
8.3
8.3
8.3
8.2
DO
(mg/l)
4-6
4-6
4-6
4-6
4-6
4-6
4-6
4-6
4-6
Alk
(mg/l)
180
190
190
190
180
190
190
180
190
NH3 (ppm)
3
3.5
3.2
3.5
3.3
3.2
4.3
4.1
4.3
S‰
27
27
27
27
27
27
27
27
27
Bảng 6: Diễn biến của các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm
Các yếu tố môi trường trong trong 3 công thức thức luôn tương đối đồng nhất, không có sự sai khác lớn có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. pH, độ mặn, DO, độ kiềm biến đổi thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. pH biến động trong ngày luôn ở khoảng tối ưu (8,2 - 8,5), DO (4,0- 6,0mg/l), độ mặn (26 - 30‰), độ kiềm (từ 180 - 200mg/l). Tất cả các yếu tố nằm trong khoảng thích nghi của ấu trùng postlarva.
2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ từ PL1-PL10
Giai đoạn
Công thức I
Công thức II
Công thức III
Lô 1
(%)
Lô 2
(%)
Lô 3
(%)
Lô 1
(%)
Lô 2
(%)
Lô 3
(%)
Lô 1
(%)
Lô 2
(%)
Lô 3
(%)
PL1
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
PL2
95
96
96
98
99
97
97
96
97
95.7
98
96.7
PL3
92
93
93
96
96
95
95
94
93
92.7
95.7
94
PL4
88
88
87
94
96
93
89
90
87
87.7
94.3
88.7
PL5
85
86
86
91
94
91
81
83
76
85.7
92
80
PL6
83
82
83
88
93
89
77
78
73
82.7
90
76
PL7
80
80
78
85
87
87
72
74
72
79.3
86.3
72.7
PL8
76
76
75
83
84
86
69
70
69
75.7
84.3
69.3
PL9
71
72
70
81
83
84
63
65
64
71
82.7
64
PL10
64
67
63
80
82
83
54
51
52
64.7
81.7
52.3
Bảng 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ấu trùng Postlarva.
Công thức I
Công thức II
Công thức III
Biểu đồ 1 ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng
Trong các lô thí nghiệm, tỷ lệ sống của của ấu trùng Postlarva có sự khác nhau. Ở công thức 1 và 2 có tỷ lệ sống cao hơn.
Ở công thức thức ăn I cung cấp protein nhiều từ thức ăn tươi sống nên ấu trùng trăng trưởnghiều, nhưng do giai đoạn này ấu trùng ăn nhiều nên sử dụng artemia làm thức ăn là rất tốn chi phí, mặt khác trong công thức thức ăn này thiếu một sood chất bổ sung và chất vi lượng do đó nó vẫn có tỷ lệ sống thấp hơn công thức II, một điều vẫn hạn chế khi cho ăn thức ăn giàu protein có thể dẫn đến tôm phát triễn nhanh mà không lột xác được sẽ làm tỷ lệ sống của ấu trùng giảm. Ở công thức thức ăn II, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các yếu tố bổ xung có trong thức ăn tổng hợp TNT nên tỷ lệ sống của công thức thức ăn này cao hơn hẳn. Ở công thức thức ăn III, mặc dù thức ăn tổng hợp cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng ấu trùng postlarva vẫn không sử dụng nhiều nên tỷ lệ sống không cao.
3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ từ PL1-PL10
Lô thí nghiệp
Giai đoạn
Công thức I
Công thức II
Công thức III
Lô 1
(mm)
Lô 2 (mm)
Lô 3
(mm)
Lô 1 (mm)
Lô 2
(mm)
Lô 3 (mm)
Lô 1
(mm)
Lô 2
(mm)
Lô 3
(mm)
PL1
4.7
4.7
4.75
4.7
4.7
4.75
4.7
4.75
4.75
4.71±0.03
4.72±0.03
4.73±0.03
PL2
4.85
4.8
4.85
4.85
4.85
4.8
4.8
4.85
4.85
4.83±0.03
4.83±0.03
4.83±0.03
PL3
5.1
5.15
5.15
5.0
5.15
5.1
4.95
4.9
4.85
5.13±0.03
5.08±0.08
4.9±0.05
PL4
5.3
5.35
5.35
5.2
5.25
5.2
5.1
5.05
5.0
5.33±0.03
5.22±0.03
5.05±0.05
PL5
5.6
5.75
5.7
5.5
5.6
5.55
5.4
5.3
5.3
5.68±0.08
5.55±0.05
5.33±0.06
PL6
6.15
6.2
6.15
6.0
6.1
6.0
5.8
5.7
5.7
6.17±0.03
6.03±0.06
5.73±0.06
PL7
6.75
6.8
6.75
6.55
6.6
6.5
6.2
6.2
6.15
6.77±0.03
6.55±0.05
6.18±0.03
PL8
7.5
7.6
7.6
7.32
7.41
7.45
6.9
6.8
6.75
7.57±0.06
7.39±0.07
6.68±0.08
PL9
8.45
8.5
8.5
8.0
8.08
8.04
7.45
7.4
7.3
8.48±0.03
8.04±0.04
7.38±0.08
PL10
9.5
9.55
9.49
8.78
8.81
8.8
8.05
8.00
8.1
9.51±0.03
8.8±0.02
8.05±0.05
Bảng 8: Ả hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng Postlarva
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng Postlarva tôm thẻ chân trắng.
Trong ba công thức thức ăn thì công thức I cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đến giai đoạn PL 10 đạt 9.51 mm. Nhưng do tỷ lệ sống của công thức nà không cao bằng công thức II do đó mật độ nuôi giảm và hàm lượng protein trong artemia cao hơn nên giúp ấu trùng Postlarva tăng trưởng nhanh hơn.
Công thức thưc ăn II có mức độ tăng trưởng tôm vừu phải, lột xác đúng chu kỳ giai đoan Postlarva 10 đạt 8.8 mm.
Công thức thức ăn III, có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, mặc dù thức ăn tổng hợp có đầy đủ các chất nhưng là thức ăn không di động như thức artemia do đó ấu trung postlarva sử dụng không nhiều. Thức ăn dư thừa có thể làm bẩn nước trong bể nuôi dẫn đến vi khuẩn vibrio phát triển trong bể, bám vào tôm làm tôm có thể giảm ăn.
4. Hiệu quả kinh tế
Công thức I có tốc độ tăng trưởng nhanh 9.51 mm, tỷ lệ sống khá cao 64.7% sau 10 ngày ương, nhưng lại tốn nhiều chi phí hơn cả. Công thức II cho hiệu quả kinh tế cao nhất nó vừa có tốc độ tăng trưởng tốt sau 10 ngày ương đạt 8.8mm, tỷ lệ sống 81.7 % vừa đở tốn chi phí cho thức ăn. Công thức III mặc dù thức ăn tổng hợp có chi phí thấp hơn nhưng ấu trùng tăng trưởng chậm hơn 8.05mm và tỷ lệ sống cũng thấp hơn 52.3 %, nên hiệu quả kinh tế lại thấp hơn công thức I và II.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sau khi những kết quả thu được có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. Các yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng postlarva, sự biến động của các yếu tố môi trường có thể gây ra những sai khác giữa các lo thí nghiệm. Trong khi bố trí thí nghiệm phải khống chế sao cho có sự tương đồng giữa các lô thí nghiệm và nằm trong khoảng thích nghi của ấu trùng, sự chênh lệch là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm khi so sánh các công thức thức ăn với nhau.
2. Tốc độ tăng trưởng
Công thức I cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 9.51±0.03 ở giai đoạn PL10, cao hơn hản công thức III và hơn công thức II 0.71mm.
Công thức II, có tốc độ tăng trưởng vừa phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, và đạt 8.8±0.02 ở giai đoạn PL 10. Công thức III có tốc độ tằng trưởng châm nhất 8.05±0.05.
3. Tỷ lệ sống
Công thức II tôm sử dụng 50% Artemia và 50% thức ăn tổng hợp TNT có tỷ lệ sống cao, đạt tỷ lệ sống cao nhất đạt 81.7%. Công thức I sử dụng 100% Artemia có tỷ lệ sống 64.7%. Công thức III sử dụng 100% thức ăn tổng hợp TNT tỷ lệ sống đạt 52.3%.
4. Hiệu quả kinh tế
Công thức II cho hiệu quả kinh tế cao hơn hai công thức I và III, do nó cho tỷ lệ sống cao đồng thời chi phí thức ăn thấp hơn công thức I.
II. KIẾN NGHỊ
Sau thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tôi có một số kiến nghị sau:
- Nên phối hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo trong quy trình ương ấu trùng tôm thẻ chân chân trắng để có hiệu quả sản xuất cao nhất.
- Artemia là thức ăn tự nhiên quan trọng và không thể thay thế được, nhưng giá thành còn cao, cần có những nghiên cứu làm giảm giá thành Artemia để nâng cao hiệu quả sản xuất giống.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn tổng hợp dành cho ấu trùng, qua nghiên cứu cho thấy thức ăn tổng hợp TNT của CP đạt hiệu quả rất tốt.
- Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực thức ăn ấu trùng tôm thẻ chân trắng giúp ngày càng nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống ấu trùng.
PHỤ LỤC
VIBROTECH CALMAG
THỨC ĂN TỔNG HỢP TNT 1 THỨC ĂN TỔNG HỢP TNT 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGs. Ts. Nguyễn Thanh Phương, PGs. Ts. Trần Ngọc Hải,
PGs. Ts. Dương Nhựt Long, Giáo trình nuôi trồng thủy sản, đại học Cần Thơ. 2009
2. GS. Ts Nguyễn Trọng Nho, Ts Tạ Khắc Thường, ThS Lục Minh Diệp. Kỹ thuật nuôi Giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2006
3. Tôn Thất Chất. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Đại học Nha Trang. 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baibaocao_7615.doc