Tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu khoa học Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam: 1
ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI
VỤ KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại
Việt Nam
Hà Nội - 2011
2
MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................................. 4
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ................................................ 5
1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam ....................................... 5
1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................... 5
1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................... 9
1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước ....................................................... 13
2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh
nghiệm cho Việt Nam ....................................................
79 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu khoa học Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI
VỤ KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại
Việt Nam
Hà Nội - 2011
2
MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................................. 4
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ................................................ 5
1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam ....................................... 5
1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................... 5
1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................... 9
1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước ....................................................... 13
2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh
nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 18
3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam .... 21
3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp ..................................................... 21
3.2. Gói hỗ trợ lãi suất ........................................................................................ 26
3.3. Đẩy mạnh đầu tư công................................................................................. 28
3.4. Chính sách giãn, giảm thuế ......................................................................... 29
3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã
hội...................................................................................................................... 30
4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện ........................................ 30
4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài hạn) ....... 31
4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại thuế, tăng
đầu tư công). ...................................................................................................... 34
4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội .......................................................... 35
5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế ............................................................. 35
5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất ............................................................ 35
5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế ............................................ 44
6. Tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ............................................... 46
6.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 47
6.2. Tác động đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ................................................. 51
3
Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối......................................................... 51
Về thâm hụt thương mại ............................................................................. 52
Thâm hụt ngân sách ................................................................................... 52
Nợ nước ngoài............................................................................................ 53
Về kiềm chế lạm phát ................................................................................. 54
6.3. Những tác động đến doanh nghiệp .............................................................. 54
6.4. Những tác động đến hộ gia đình .................................................................. 59
6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn ............................................ 61
6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội ............................. 65
6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu ............................................................ 68
III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị ......................................................... 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
4
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không
tránh khỏi tác động bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của
khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Với
Việt Nam, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và an sinh
xã hội, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế với hàng loạt các chính sách
được ban hành. Với tư cách là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội- cơ quan thực hiện thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội,
Vụ Kinh tế nhận thấy tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá tác động của gói kích thích
kinh tế tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa để cán bộ, chuyên viên của Vụ Kinh
tế có sự nhìn nhận tổng quan và có một số kiểm chứng lại quá trình tham mưu,
phục vụ Ủy ban Kinh tế có ý kiến về nội dung này. Từ một số lý do trên, với sự
hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển Canada, chúng tôi chọn chuyên đề
nghiên cứu là: “Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam”.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài này có mục tiêu tổng quát tìm hiểu tổng quan về gói kích thích kinh
tế năm 2009, kết quả thực hiện các nhóm chính sách trong gói kích thích kinh tế,
từ thực trạng đó đưa ra nhận xét, kết luận.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất là một đề tài cấp cơ sở, đánh giá 1 chính sách đã được triển khai
nên đề tài chỉ không đề cập đến các vấn đề lý luận mà tập trung đi sâu phân tích tình
hình thực tế, nêu những nhận xét, đánh giá và từ đó đề xuất một số kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết, phân tích thực tiễn;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát điều tra....
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu
của đề tài gồm 3 phần, cụ thể như sau:
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam
II. Tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam
III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị
5
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam
1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam
1.1. Bối cảnh thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 này bắt nguồn từ
khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ vào tháng 7 năm 2007
và lên tới đỉnh cao trong năm 2008 khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị
phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Sau đó, cuộc khủng hoảng đã nhanh
chóng lan tới Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế
giới, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng
10 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng đã làm thị trường chứng khoán toàn cầu
chao đảo, tỷ giá biến động; sự suy giảm tổng cầu và tiêu dùng dẫn tới giảm sản
lượng sản xuất công nghiệp, giảm thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư quốc
tế. Khủng hoảng cũng đã đẩy mức thất nghiệp lên cao tại các quốc gia phát triển,
cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh.
Hoa Kỳ được coi là điểm bắt đầu và cũng là trung tâm của cuộc khủng
hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008
khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc
khủng hoảng tài chính, kinh tế trước đây như Ngân hàng đầu tư Lehman
Brothers, công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ AIG, những tổ chức có ảnh hướng
lớn tới hệ thống tài chính ở Hoa Kỳ và khu vực EU cũng đứng trước bờ vực phá
sản. Sự kiện này đã đẩy giá của các công cụ tài chính như lãi suất liên ngân
hàng, giá CDS, lãi suất trái phiếu chính phủ và công ty lên cao bất thường với
biên độ dao động lớn.1 Tuy nhiên, khi dòng thương mại toàn cầu và số lượng
vốn thực giảm đột ngột, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, giá vốn
đã giảm mạnh. Điều này càng gây khó khăn hơn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ
cũng rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo
ô tô Hoa Kỳ. Theo đó, hãng sản xuất xe ô tô lớn nhất Mỹ là GM đã gần như phải
tuyên bố phá sản. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, Chỉ số bình quân công nghiệp Dow
Jones sụt tới 20%, chỉ còn 6.547,05 vào lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009,
mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997.
1 Xem thêm trong WEO, tháng 4/2009, IMF
6
Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GDP toàn cầu so với cùng kỳ năm trước (%)
Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009
Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hướng tới cả các quốc gia phát triển cũng
như đang phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu sụt giảm 8% trong
tháng 12 năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, trong đó, các quốc gia phát triển
có mức giảm tới gần 12%. Tốc độ tăng GDP toàn cầu bắt đầu đi xuống từ quý 3
năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý 4 năm 2008 và quý 1 năm 2009. Cụ thể,
kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định ở mức xấp xỉ 5% trong năm 2007, giảm
mạnh chỉ còn 3,6% vào giữa năm 2008 và chỉ đạt -2,8% vào quý I năm 2009.
Các nền kinh tế phát triển là những nước chịu tác động nặng nề nhất của khủng
hoảng kinh tế khi GDP của các quốc gia này đã giảm tới -4,8% trong quý I 2009
7
so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009, hầu hết
dự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp
tục diễn biến xấu trong năm 2009. Đầu năm 2009, WB đã dự báo kinh tế toàn
cầu sẽ giảm 3,1%, trong đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng 1,2%
trong năm 2009, từ mức 5,8% trong năm 2008. Tháng 1 năm 2009, IMF cũng hạ
mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 từ 2,2% vào tháng 10 năm
2008 xuống chỉ còn 0,5% năm 2009. Trong đó, các bạn hàng lớn của Việt Nam,
ngoại trừ Trung Quốc như Mỹ, EU, Nhật sẽ đều phải chịu mức tăng trưởng âm
trong năm 2008. Cuối năm 2008, trong World Economic Outlook, IMF đã hạ
mức dự đoán tăng trưởng trung bình của nhóm ASEAN 5 (bao gồm Philippines,
Indonesia, Malaysia, Singapore and Thái Lan) xuống còn 4,2 trong năm 2009,
giảm 0,7 % so với dự đoán trước đó do những tác động xấu của khủng hoảng
kinh tế ở các nước phương Tây.
Hình 1: Xuất khẩu toàn thế giới 2007-2010
(Đơn vị: Triệu USD, %)
Giá trị xuất khẩu được coi là một trong những thước đo hay được sử dụng
để đánh giá sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tương tự như GDP, tốc độ
tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm từ cuối năm 2007 và giảm
mạnh nhất trong quý IV năm 2008, xuống chỉ còn -18%, từ mức gần 10% trước
giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, xuất khẩu lần đầu tiên sau nhiều năm đã
giảm về mặt giá trị tuyệt đối vào quý III năm 2008 sau một thời gian dài liên tục
tăng. Cuối năm 2008, giá trị xuất khẩu toàn cầu đã giảm 15.000 tỷ USD, tương
đương với 15,5% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện kinh tế thế giới đã bước
vào giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc đại suy thoái.
8
Dòng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển được dự đoán sụt giảm
mạnh trong năm 2009, sau khi lên tới đỉnh vào đầu năm 2008. Các quốc gia mới
nổi ở châu Á và Trung Đông đang có thặng dư thương mại nên có thể dự đoán
dòng vốn này còn mang dấu âm do các quốc gia kể trên đẩy mạnh đầu tư ra
nước ngoài.
Suy giảm kinh tế thế giới đã làm số lượng việc làm giảm sút. Trong giai
đoạn khủng hoảng, các công ty phá sản hoặc thu hẹp sản xuất sẽ dẫn tới dư thừa
lao động. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp
gia tăng. Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng việc làm đã bắt đầu giảm ở cả Mỹ và
Nhật Bản. Đặc biệt là ở Mỹ, đến năm 2008, số lượng việc làm đã giảm tới 3,5%,
nâng tỷ lệ thất nghiệp lên con số 5,8% vào cuối năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tính
đến cuối năm 2008 trên toàn thế giới là 30%.2
Nguồn: IMF
2 Theo The World Fact Book 2008
9
1.2. Bối cảnh trong nước
Tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh
Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới
đã có những biến động tiêu cực do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tình trạng
mất cân đối trên thị trường hàng hóa, nhất là giá dầu mỏ, lương thực, vật liệu
tăng cao, gây nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam. Tháng 5 năm 2008, Quốc
hội quyết định điều chỉnh mục tiêu tổng quát từ “phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững…” sang “phấn đấu kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó
kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu” và điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) từ 8,5-9% xuống còn 7%. Chính phủ đã nhanh chóng đưa
ra những biện pháp thích hợp: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa
có kiểm soát. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu
đồng loạt được điều chỉnh tăng, trong đó lãi suất đã được nâng lên mức 14% vào
tháng sáu, từ mức 8.75% hồi đầu năm. Chính phủ cũng dự định cắt giảm chi tiêu
chính phủ 48 nghìn tỷ đồng, đồng thời hủy bỏ hoặc đình chỉ những dự án đầu tư
kém hiệu quả hay chưa thực sự cần thiết. Từ đó, đà gia tăng của lạm phát đã
được ngăn chặn: chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tăng ở mức trên 2%
một tháng (tháng 1: 2,38%, tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%;
tháng 5: 3,19%; tháng 6: 2,14%) đã được kéo giảm dần xuống mức 0,18% của
tháng 9 và đạt trị số âm trong 3 tháng cuối năm (tháng 10 âm 0,19%, tháng 11
âm 0,76%, tháng 12 âm 0,68%).
Tuy nhiên, những động thái trên cũng gây những tác động tiêu cực tới nền
kinh tế. Do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát trong tháng ba năm
2008, tăng trưởng GDP đã chậm lại. So với cùng kỳ năm 2007, tăng trưởng
GDP trong quý I/2008 chỉ là 7,4% và đến quý II, chỉ còn 5,8%. Tình hình kinh
tế tài chính của Việt Nam bắt đầu diễn biến xấu từ quý IV năm 2008. Tăng
trưởng GDP quý IV năm 2008 và quý một năm 2009 lần lượt là 5,7% và 3,1%
so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2000. Tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ
15,8% vào quý 3 năm 2008, xuống 14,1% vào quý 4 và chỉ còn 2,9% vào quý 1
năm 2009.
10
Cán cân thương mại
Bảng giá trị XNK (%)
6-08 7-08 8-08 9-08 10-08 11-08 12-08 1-09 2-09 3-09
XK so với tháng trước -4.4 0.8 -6.8 -11.9 -3.3 -4.8 16.2 -18.6 15.6 -6.5
XK so với cùng kỳ năm
trước 32.9 47.2 40.6 39.4 15.7 6.3 4.2 -28.5 -25.1 -3.7
NK so với tháng trước -11.3 1.8 -4.1 -7.6 5.2 -7.1 16.1 -27.6 32.1 2.7
NK so với cùng kỳ năm
trước 33.7 31.5 30 17.2 1.7 -13.8 -25 -55.2 -28.6 -46.7
Nhập siêu (xuất siêu) so
với tổng kim ngạch xuất
khẩu -49.8 -12.8 -36.8 -32.6 -13.7 -10.4 -10.2 10.54 -2.3 8.5
Nguồn: TCTK
Nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên khi kinh tế thế giới
gặp biến động và suy thoái thì xuất khẩu sẽ là kênh đầu tiên lan truyền các tác
động tiêu cực của khủng hoảng đến VN. Trên thực tế, ngay từ những tháng đầu
năm 2008, XK của VN sang thị trường lớn nhất là Mỹ đã có xu hướng giảm do
cầu tiêu dùng tại Mỹ suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt
16,7%, thấp hơn nhiều so với mức 26,7% năm 2007. Theo đó, tỷ trọng thị
trường Mỹ cũng giảm 20,7% năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm
2008. Những dấu hiệu đáng lo ngại của suy giảm kinh tế biểu hiện rõ rệt trong
những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thông qua kênh xuất khẩu. Nếu
như giá trị xuất khẩu tháng 9 năm 2008 tăng 11,9% so với tháng trước thì trong
tháng 10 và tháng 11, giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu
tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9 và tháng 11 giảm 44,8% so với tháng 10.
Kim ngạch XK trong tháng 1 năm 2009 đã giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 3,8 tỷ
USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm
trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như
Mỹ, EU, Nhật Bản.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng
28,3% so với năm 2007 do giá cả hầu hết các mặt hàng nhập khẩu quan trọng
đều tăng như xăng dầu, sắt, phân bón và bột mỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên
liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một
trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.
Nhập siêu trong năm 2008 tuy có giảm so với dự đoán nhưng vẫn rất cao,
vào khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với 2007. Trong đó, nhập siêu từ thị
trường Trung Quốc là lớn nhất, với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với
năm 2007.
11
Hình: Nhập siêu các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đầu tư
Năm 2008, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn FDI kỷ lục, đạt hơn 64
tỷ USD, gấp gần lần so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo đánh
giá của các chuyên gia, cơ hội để VN thu hút được lượng vốn FDI năm 2009
như năm 2007 và 2008 là không cao. Ước tính lượng vốn FDI đổ vào VN trong
năm 2009 chỉ là 30 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Giải ngân vốn FDI
và ODA dự đoán cũng sẽ chậm lại trong năm 2009 do nguồn vốn đầu tư của các
tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển sẽ
được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.
12
Bảng: Vốn đăng ký và thực hiện FDI 2008
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế.
Những biến động trên thị trường chứng khoán sẽ phần nào phản ánh xu hướng
kinh tế trong thời gian tới. Trên thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián
tiếp vào VN suy giảm và đã có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi
thị trường vào năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích
cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm. VN-index giảm
liên tục và lập đáy mới xuống dưới mức 350 điểm. Việc các nhà đầu tư nước
ngoài rút vốn khỏi thị trường cộng với diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới đã
gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.
Bảng VN Index từ 10/2008-10/2009 HASTC index
Nguồn: Chứng khoán Trí Việt
13
Lao động, việc làm
Theo một số phân tích, từ những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009,
Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ
thể là trong nước sản xuất đình trệ, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm
lại, dẫn tới sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, trong đó đặc biệt nghiêm trọng
là dư thừa lao động. Theo một nghiên cứu của VietCapital, GDP suy giảm 1%
thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0.35%, theo đó nếu GDP 2009 chỉ còn khoảng 4,5%
(so với kế hoạch 6.5%) thì sẽ có thêm 300 nghìn người thất nghiệp.3 Tình trạng
mất việc làm ở VN trong năm 2009 dự đoán sẽ tiếp tục tăng nhanh, do lĩnh vực
xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủy sản, mỹ nghệ và
tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh đơn hàng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có
thể sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng đáng lo ngại khác.
1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế như trên, các quốc gia trên thế giới đã
nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy thoái và khôi phục nền
kinh tế. Trong năm 2008 và 2009, Mỹ đã đưa ra 2 gói kích thích kinh tế, lần 1 vào
năm 2008, trị giá 152 tỷ USD nhằm mục đích kích cầu, đối tượng chính nhận
được trợ cấp là các cá nhân trong nền kinh tế. Gói kích thích kinh tế lần thứ 2
hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, trị giá 825 tỷ USD, nhằm mục đích giải
quyết tình trạng thất nghiệp cao tại Mỹ. Vào tháng 8 năm 2008, Nhật Bản cũng có
kế hoạch đưa ra gói kích thích kinh tế lần 1 để đối phó với khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Gói kích thích này trị giá khoảng 18-27 tỷ USD, chủ yếu nhằm hỗ trợ
người dân vượt qua tác động của giá cả hàng hóa tăng cao. Gói kích thích kinh tế
lần 2 cũng đã được chính phủ Nhật Bản thông qua đề giải quyết vấn đề tín dụng
và kích cầu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua kế hoạch chi tiêu để kích
thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm (mỗi năm tương đương
khoảng 7% GDP). EU tuy chậm hơn, nhưng cũng đã nhất trí đưa ra gói kích cầu
trị giá 200 tỷ EURO (tương đương 1.5% trị giá GDP của khối EU) nhằm chống
lại những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.4 Các nước
trong khu vực ASEAN cũng nhanh chóng đưa ra những biện pháp đối phó với
khủng hoảng của riêng mình. Ví dụ như Thái Lan đã thông qua gói kích thích
kinh tế trị giá 1,3 tỷ USD vào tháng 3/2008 và gói thứ hai trị giá gần 3 tỷ USD
vào tháng 12/2009. Dưới đây sẽ là chi tiết hơn về các gói kích thích kinh tế và tác
động của những gói kích thích kinh tế này ở một số nước tiêu biểu: Thái Lan,
Trung Quốc và Mỹ. Việc đưa ra những phân tích về các gói kích thích kinh tế ở
3
BB%A7a%20Kh%E1%BB%A7ng%20Ho%E1%BA%A3ng%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20Th%E1%BA%B
F%20Gi%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%BFn%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf
4 Chi tiết về gói kích cầu của một số quốc gia khác xem phụ lục
14
các quốc gia này nhằm rút ra những bài học cho Việt Nam từ những nền kinh tế
tiêu biểu và những nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng.
Thái Lan
Thái Lan chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thông
qua kênh thương mại quốc tế. Cuộc khủng hoảng làm giảm hoạt động xuất khẩu
của Thái Lan, kéo theo sản xuất giảm, việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng. Thu nhập giảm làm cho chi tiêu dùng cũng như chi đầu tư đều giảm. Cuộc
khủng hoảng kinh tế 2008 khác so với khủng hoảng châu Á 1997-1998 đối với
Thái Lan ở chỗ khu vực tài chính vẫn mạnh khỏe thể hiện ở tài sản vốn cao và tỷ
lệ nợ xấu thấp. Do đó, thách thức đối với chính phủ Thái Lan là ở kênh xuất
khẩu và đầu tư nước ngoài. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Thái
đã thực thi 3 chính sách nhằm khôi phục lại niềm tin và kích thích tăng trưởng.
Đầu tiên là Chính phủ thực hiện hai gói kích thích cùng với các biện pháp thuế
trong những giai đoạn khác nhau. Gói kích thích thứ nhất là các biện pháp tức
thời với mục tiêu chống lại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này
chú trọng tới tăng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ, đầu tư tư nhân, hỗ trợ
xuất khẩu và du lịch, trong đó tập trung vào trợ giá cho hàng hóa tiêu dùng. Gói
kích thích thứ hai nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia của Thái Lan.
Gói kích thích thứ hai có mục tiêu trung và dài hạn là đạt được tốc tăng
trưởng kinh tế nhanh bằng tăng việc làm và đầu tư khu vực tư nhân. Nhờ đó,
năng lực cạnh tranh của Thái Lan được tăng cường thông qua hiệu quả của
chính sách tài khóa, các dự án có lợi ích kinh tế xã hội cao và củng cố niềm tin
đối với các dự án đầu tư tư nhân. Gói kích thích thứ hai5 có tên gọi là “Chương
trình hành động vì Thái Lan giàu mạnh 2009-2012” (THK). Mục tiêu chính của
các dự án trong gói kích thích thứ hai là: (1) tạo việc làm và cải thiện chất lượng
cuộc sống, (2) Phát triển dịch vụ công cộng cơ bản, (3) Lương thực và an ninh
năng lượng. Bên cạnh đó là các biện pháp hỗ trợ thuế của chính phủ.
Hiệu quả đầu tiên của gói kích thích thứ nhất cho thấy đà hồi phục kinh tế
có triển vọng của Thái Lan thông qua chi tiêu chính phủ. Gói kích thích thứ hai
đã đóng góp khá khiêm tốn vào tăng trưởng đầu tư công năm 2010, nhưng phần
lớn các khoản giải ngân là chi tiêu dùng. Ở Thái Lan, tác động tài khóa của các
gói kích thích là vào khoảng 1% GDP , thấp hơn so với ở các nước phát triển có
cơ cấu chính phủ lớn, và chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình kinh tế (gần
2% ở nhóm G20).
Trung Quốc
Trung Quốc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chủ
5 Chi tiết gói kích cầu thứ hai của Thái Lan: Bảng 2 phụ lục
15
yếu thông qua kênh xuất khẩu: giảm xuất khẩu dẫn tới giảm tăng trưởng GDP và
tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tăng trưởng GDP năm 2007 là 14,2% nhưng 3 quý đầu
năm 2008 chỉ lần lượt còn 10,6 %, 10,1% và 9%. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tỷ
lệ thất nghiệp chính thức ở thành thị là 4% cao nhất kể từ năm 1980. FDI sụt
giảm -0,86% vào tháng 10/2008 và -36,52% tháng 11/2008. Xuất khẩu và nhập
khẩu cũng sụt giảm. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008, tổng thương mại là 2 tỷ
USD, tăng 25,2%. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2008, xuất khẩu giảm -2,2%,
lần đầu tiên trong 7 năm và nhập khẩu giảm 17,9%. Cuối cùng, trước tình hình
đó, vào ngày 5/11/2008, Ủy ban Nhà nước Trung Quốc đã công bố chính sách
tài khóa mở rộng bằng đầu tư 4000 tỷ NDT6 để kích cầu trong nước và tăng
trưởng kinh tế.
Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chủ yếu hướng tới xây dựng cơ sở
hạ tầng (45% tổng gói kích thích 4 nghìn tỷ NDT, tương đương 1800 tỷ NDT)
và tranh thủ giải quyết các vấn đề xã hội mà chủ yếu là hậu quả của quá trình
phát triển quá nóng trong một thời gian dài (gần 700 tỷ NDT). Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng thực sự giá trị gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chỉ là 3 nghìn tỷ
NDT vì 1 nghìn tỷ NDT là để khắc phục thiên tai (chủ yếu là vụ động đất Tứ
Xuyên). Phần để khắc phục thiên tai thì dù không có suy thoái vẫn phải thực
hiện. Do đó, chính phủ Trung Quốc dường như muốn tăng hiệu quả tâm lý khi
lồng ghép vào gói kích thích kinh tế.
Chính sách tài khóa mở rộng đã kích thích tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc đầy ấn tượng. Cụ thể, GDP của Trung Quốc năm 2007 là 14,2%, năm
2008 là 9,8% và xuống mức thấp nhất là 9,2% vào năm 2009. Với gói kích thích
tài khóa, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bật lên 10,3% vào năm 2010 và
được dự đoán sẽ vào khoảng 10% vào năm 2011. Thực tế, nền kinh tế Trung
Quốc đã hồi phục tốt hơn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu so với trong
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. tăng trưởng GDP hàng năm.
Nguyên nhân là do Trung Quốc đã mạnh tay hơn trong việc sử dụng các công cụ
tài khóa nhắm kích thích tăng trưởng kinh tế năm 2008 so với năm 1998.
6 Nội dung chi tiết gói kích thích kinh tế Trung Quốc: phụ lục
16
Tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng (%GDP) và GDP Trung Quốc từ năm 1978 đến 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
Có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của gói kích thích kinh tế của Trung
Quốc thông qua việc phân tích các yếu tố trong tổng cầu duy trì tăng trưởng
GDP. Hình chỉ ra tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng so với GDP từ năm
1978 đến 2009. Tổng vốn đầu tư đã gia tăng ấn tượng sau khi thực hiện gói kích
thích tài khóa. Năm 2009 tỷ lệ đầu tư tăng lên 47.5% trong khi tỷ lệ tiêu dùng
giảm 48.7%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ tiêu dùng so với
GDP vẫn ổn định, tỷ lệ xuất khẩu ròng sụt giảm đáng kể. Như vậy, tỷ lệ đầu tư
tăng mạnh là yếu tố chính giữ cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi
với tốc độ nhanh. Rõ ràng, gói kích thích tài khóa của Trung Quốc là thực sự
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia này.
Mỹ
Như đã phân tích, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ sự bùng
nổ bong bóng thị trưởng nhà ở và nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Vào cuối năm 2008, một
số các ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm đã tuyên bố phá sản hoặc yêu cầu
giải cứu tài chính. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm gần 8% từ tháng 11 năm
2008 đến tháng 5/2009, thất nghiệp tăng trên mức 9%, thị trường bất động sản
có dấu hiệu chạm đáy. Đặc biệt vào nửa cuối năm 2008, những bất ổn trên thị
trường tài chính Mỹ ngày càng lan rộng hơn, mở đầu là sự sụp đổ của ngân hàng
Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Dòng tín dụng đóng băng, niềm tin của nhà
cho vay sụp đổ tại Mỹ và lan dần ra các nền kinh tế khác trên thế giới, đẩy toàn
cầu vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ Đại suy
thoái năm 1930.
17
Đầu năm 2008, khi phải đối mặt với một nền kinh tế có chiều hướng đi
xuống như vậy, chính phủ Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD và
được quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/2/2008 (Đạo luật kích cầu kinh tế năm
2008 – The Economic Stimulus Act 2008). Gói kích cầu này tập trung chủ yếu
vào các lĩnh vực: Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế (khoảng 300
USD/người) ở mức thu nhập thấp; trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi 300 USD/trẻ
em; ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp; ưu đãi cho phép khấu hao nhanh
đối với doanh nghiệp; hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ
dưới chuẩn. Sau đó, vào năm 2009, chính phủ Mỹ lại tiếp tục đưa ra gói kích
thích kinh tế thứ hai trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích này tập trung vào:hỗ trợ
các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm thông qua một số biện
pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động
thuê mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp SME, đầu tư
vào công trình công cộng (công nghệ cao, băng thông rộng, y tế, đường xá, các
tiện ích công cộng v.v.v); hỗ trợ các gia đình khó khăn (giảm thuế cho các cá
nhân và gia đình), nâng bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó
khăn; và quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính.
Thay đổi trong tăng trưởng GDP (Quý 2 năm 2010 so với quý 2 năm 2008)
Nguồn: IMF
Các gói kích cầu của chính phủ Mỹ đã đem lại những hiệu quả tích cực
cho nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Tăng trưởng GDP cao hơn 1,9%
trong nửa cuối năm 2009, so với mức sụt giảm 3,7% cùng kỳ năm trước và tiếp
tục tăng 0,7% quý 1 năm 2010. Kết quả này là sự phục hồi mạnh mẽ trong các
yếu tố cấu thành GDP. Tiêu dùng tăng mạnh trong quý 3 năm 2009 nhờ vào
chương trình hỗ trợ “tiền mặt cho đồng nát”, đóng góp tới ¾ điểm tăng trưởng.
Đầu tư nhà ở tăng mạnh trong quý 1 năm 2010 nhờ có chương trình hỗ trợ tài
18
chính và giảm thuế khi mua nhà, trái ngược lại với đà sụt giảm liên tục trong 15
quý. Rõ ràng, sự khôi phục kinh tế Mỹ là tương đối mạnh hơn so với các nước
phát triển khác.
2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số
nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không
tránh khỏi vòng xoáy của sự suy thoái này. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau
chịu tác động của khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các
nền kinh tế. Bảng dưới đây cho thấy sự khác nhau về bối cảnh vĩ mô của một số
nền kinh tế phát triển như Mỹ, Hàn Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á
có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc
khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và yêu cầu cấp thiết phải có gói
kích thích kinh tế đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Bảng: Một số chỉ tiêu vĩ mô của các nền kinh tế năm 2008
Việt Nam Hàn
Quốc
Thái Lan Trung
Quốc
Mỹ
Tăng trưởng GDP (%) 6,3 2,3 2,5 9,6 -0,00075
Lạm phát(%) 23,1 4,7 5,5 5,86 3,8
Thâm hụt thương mại(%GDP) -14 0,6 0,0396 8 -5,9
Cán cân tài khoản vãng lai
(%GDP)
-13,3 -0,62 0,8 9,6 -4,6
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,38 3,2 1,4 4,2 5,8
Thâm hụt ngân sách (%GDP) -5,9 1,2 -0,6 -0,4 -5,9
Nợ công (%GDP) 52,6 33,4 24 18,9 54,6
Nguồn: IMF, ADB
Có thể thấy rằng bối cảnh vĩ mô của các nước khi xảy ra khủng hoảng
kinh tế có sự khác nhau giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Đối với
các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU… những bất ổn vĩ mô bắt
nguồn từ khu vực tài chính, khi các dòng tín dụng đóng băng, niềm tin của nhà
đầu tư sụp đổ từ Mỹ và ảnh hưởng liên đới tới các quốc gia phát triển khác
thông qua hệ thống tài chính kết nối chặt chẽ với Mỹ. Như vậy, các gói kích
thích kinh tế ở các nước này chủ yếu hướng tới khu vực tài chính để cứu trợ hệ
thống không bị sụp đổ. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á như Việt
Nam, Thái Lan, Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh tới
các quốc gia này thông qua trước hết là kênh xuất khẩu và tiếp theo là kênh đầu
tư nước ngoài. Thị trường thế giới gặp khó khăn khiến cho cầu xuất khẩu giảm,
FDI giảm, khiến cho hoạt động sản xuất trong nước giảm, thất nghiệp tăng và
cầu tiêu dùng trong nước giảm. Do đó, chính phủ các nước này cần có chính
sách hỗ trợ vào khu vực xuất khẩu và sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
19
Đối với một số nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói
kích thích kinh tế sử dụng các biện pháp tài khóa (bao gồm tăng chi tiêu của
chính phủ và cắt giảm thuế). Điều này là do thông thường khi nền kinh tế gặp
khó khăn, thì các nước này thường hay sử dụng công cụ kinh tế là chính sách
tiền tệ (điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ
cân nhắc sử dụng chính sách tài khóa khi chính sách tiền tệ dường như không
còn tác dụng, hoặc không thể thực hiện được (ví dụ như khi lãi suất đã giảm
xuống rất thấp). Nhưng với một số nước đang phát triển thì gói kích thích kinh
tế lại được thực hiện đồng thời cùng với chính sách tiền tệ như một số chính
sách khác.
Một điều có thể nhận thấy là các nước như đã nghiên cứu ở trên thực hiện
các gói kích thích kinh tế khá bài bản và có nhiều điểm tương đồng. Mục tiêu
chính của các gói này đều là tăng tổng cầu trong nền kinh tế và tạo ra nhiều công
ăn việc làm. Có thể chia các gói kích thích kinh tế các nước này thành 3 nhóm
biện pháp cơ bản hướng vào các đối tượng khác nhau:
(i)Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng của người dân: Nhóm biện pháp
mà các nước thường sử dụng là tiến hành trợ cấp cho dân trực tiếp hoặc miễn,
giảm, hoàn thuế cho dân.
(ii) Nhóm biện pháp kích thích đầu tư đối với doanh nghiệp: Thông
thường các biện pháp kích thích tăng đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp được
thực hiện thông qua việc giảm thuế dưới nhiều hình thức cho các doanh nghiệp –
không trợ cấp hoặc cấp vốn trực tiếp. Tuy nhiên, tiến hành kích cầu đối với nền
kinh tế trong ngắn hạn thông qua các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp
thường rất khó khăn. Điều này là do các doanh nghiệp sẽ chỉ tiến hành mua sắm,
đầu tư, thuê tuyển thêm nhân công mới nếu như họ thấy có lợi, thấy có cầu đối
với hàng hóa mà họ sản xuất ra, chứ không chỉ dựa trên các khuyến khích về
thuế, hay ưu đãi về lãi suất.
(iii) Nhóm biện pháp kích thích đầu tư của chính phủ: Các hạng mục đầu
tư của chính phủ để kích cầu thường là các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công
trình công cộng, giao thông, đường xá, y tế, giáo dục, hỗ trợ chính quyền địa
phương qua việc giảm thuế. Ngoài ba nhóm ở trên, tại một số nước còn kết hợp
một số chính sách cụ thể như tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư
nước ngoài, trợ cấp xuất khẩu sang thị trường mới.
Bên cạnh việc cân nhắc các yếu tố tạo nên một gói kích thích hiệu quả và
nhóm các biện pháp kích thích theo đối tượng, một đặc điểm khác cần chú ý
xem xét đến là quy mô nền kinh tế để lựa chọn chính sách hỗ trợ cho phù hợp.
Là một nền kinh tế nhỏ với tỷ giá hối đoái cố định và thâm hụt ngân sách lớn,
những lựa chọn chính sách của Việt Nam bị hạn chế hơn rất nhiều so với các
20
nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhât, Trung Quốc. Cụ thể, với Trung Quốc, việc
thực hiện gói kích thích lớn là hợp lý vì họ có xuất phát điểm mạnh hơn Việt
Nam. Trung Quốc có thặng dư thương mại khổng lồ trong khi Việt Nam thâm
hụt thương mại nặng nề. Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chủ yếu đi vào
nền kinh tế nội địa trong khi vì tỷ lệ nhập khẩu trên GDP của họ nhỏ hơn nhiều
so với Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, các biện pháp kích thích kinh tế của
Việt Nam sẽ gia tăng lạm phát và tăng thâm hụt thương mại. Việt Nam cũng khó
có thể tài trợ cho thâm hụt thương mại lớn trong năm 2009 do sự suy giảm của
xuất khẩu và vốn FDI. Chính vì thế, việc đưa ra gói kích thích kinh tế như thế
nào cho hợp lý là bài toán mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần chú
ý cân nhắc. Nhìn chung có một số nguyên tắc cần phải tuân theo nhằm đạt được
hiệu quả của gói kích thích kinh tế mà Việt Nam cũng cần tuân theo. Theo
Lawrence Summers 7, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế phải đảm bảo:
o Kịp thời: Phải thực hiện ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất,
các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Đặc biệt là sự xác định thời điểm
chuyển giao trong chu kỳ kinh doanh.
o Đúng đối tượng: là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh
hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác
động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế
nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thông thường các nhà
hoạch định thường dựa vào mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả
của gói kích cầu qua các mục tiêu khác nhau để tìm ra các mục tiêu hợp lý
nhất.
o Vừa đủ: tức là kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn.
Nếu kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi, khiến gói kích cầu trở nên
lãng phí. Ngược lại, gói kích cầu quá lớn sẽ tạo ra tác động kéo dài, làm
nền kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên.
Như vậy với kinh nghiệm so sánh và các nguyên tắc kích cầu như đã nêu
tại thời điểm cuối năm 2008, Việt Nam có thể hoạch định một hệ thống chính
sách thích hợp nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, trọng tâm đúng vào nhóm
đối tượng cần thiết, như vậy, vừa có thể thực hiện ngăn chặn suy giảm kinh tế,
vừa có thể tận dụng các nguồn lực cần thiết để giải quyết một số vấn đề xã hội
trong khủng hoảng.
Tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường những
tháng cuối năm 2008 và những tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm
7 Theo các bài viết của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office- 2008), và của Chad
Stone and Kris Cox (2008)
21
sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó,
Quốc hội, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung
mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã
hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%. Trên thực tế,
các chính sách của Việt Nam nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế cũng đã được
đưa ra bắt đầu từ những động thái chuyển hướng của chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa từ thắt chặt sang nới lỏng kể từ tháng 10 năm 2008. Thực hiện các
kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và của
Quốc hội và tiếp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ
đã ban hành hàng loạt các chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm
ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực
hiện các chính sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã
dự kiến nguồn lực thực hiện là khoảng 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương với
khoảng trên 8 tỷ USD để sử dụng cho năm 2009 và một số năm sau, trong đó:
(1) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD); (2)
Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; (3) Thực hiện
chính sách miễn giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; và (4) Các khoản chi khác
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ
đồng.
Cụ thể về các biện pháp kích thích kinh tế của Việt Nam được trình bày
trong phần dưới đây.
3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của
Việt Nam
3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp
Trước hết là về chính sách tiền tệ và tỷ giá. Nếu như chính sách tiền tệ
được thắt chặt vào tháng 3 năm 2008 thì đến thời điểm cuối năm, chính sách tiền
tệ nới lỏng lại là công cụ trước tiên được áp dụng trong số những biện pháp
nhằm đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Lãi suất cơ bản đồng
Việt Nam đã được cắt giảm liên tục từ mức 14% xuống chỉ còn 7% với những
động thái đầu tiên từ ngày 01/10/2008. Việc giảm lãi suất này nhằm mục tiêu
kích thích đầu tư trên mặt bằng chung đối với mọi đối tượng trong nền kinh tế,
và giảm lãi suất theo đó cũng là cơ sở để các gói kích thích kinh tế (chính sách
tài khóa) có khả năng phát huy tác dụng mạnh hơn8. Tiếp theo là việc điều chỉnh
biên độ tỷ giá cho phép đồng việt Nam được biến động linh hoạt hơn, cụ thể
trong giai đoạn đó là để cho tiền đồng xuống giá, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, hỗ
8 Ví dụ như chính sách hỗ trợ lãi suất 4% trên cơ sở mức lãi suất cơ bản là 7% đã giảm được chi phí vốn cho
doanh nghiệp rất nhiều
22
trợ về mặt cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Về mặt chính sách tài khóa nới lỏng - gói kích thích kinh tế, do độ trễ
trong quá trình lập chính sách nên không thể nhanh chóng như chính sách tiền
tệ, chính sách tài khóa của Việt Nam được đưa ra sau khi đã có sự điều chỉnh
của những chính sách kia. Trong mục tiếp theo, nhóm chúng tôi nêu lên các
quyết định chính sách ban đầu và những điều chỉnh để thấy được sự thay đổi rõ
hơn trong những ưu tiên và giải pháp trong quá trình thực hiện.
Có thể coi bắt đầu của gói kích thích kinh tế của Việt Nam là từ Nghị
quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của chính phủ với những định hướng
giải pháp và một số chính sách cụ thể nhằm kích cầu.
a) Về chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các tổ
chức, cá nhân vay vốn tại ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty tài chính,
bao gồm: (1) Hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn lưu động của
các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ trước
31/12/2009 (theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và các văn bản
khác có liên quan); (2) Hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung,
dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá
24 tháng và trước 31/12/2011 (theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009);
(3) Thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị (tối đa là 24
tháng), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực
nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín
dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 đến ngày
31/12/2009 (theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009). Ngoài ra, cơ chế
hỗ trợ lãi suất cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (văn bản số
670/TTg-KTTH ngày 05/5/2009); vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính
sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày
06/5/2009).
b) Về vốn đầu tư phát triển của Nhà nước
Trong năm 2009, đã bổ sung thêm các nguồn vốn của Nhà nước như sau:
(1) Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư XDCB ứng trước
Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ đã chỉ
đạo tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch
năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng năm 2009 cho các công trình hoàn
thành trong năm 2008, nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư và khắc
phục tình trạng tồn đọng vật liệu từ những tháng cuối năm 2008. Tổng số vốn
23
ứng trước được hoãn thu hồi là 3,4 nghìn tỷ đồng (Quyết định số 239/QĐ-TTg
ngày 20/02/2009).
(2) Ứng trước vốn ngân sách nhà nước
Theo các kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương và của Quốc hội, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008
và các Nghị quyết khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ứng
trước vốn ngân sách nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư như sau:
Ứng trước vốn kế hoạch năm 2010, 2011 cho các chương trình, dự án:
- Vốn ứng trước đến ngày 30/6/2009: 15.492 tỷ đồng, bao gồm vốn ứng
trước cho các dự án cấp bách (giao thông, thủy lợi,...) và thực hiện Chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; trong đó: Vốn ứng trước
cho các cơ quan Trung ương là 9.467 tỷ đồng, địa phương là 6.025 tỷ đồng.
- Vốn ứng trước theo Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ứng trước vốn dự toán NSNN năm 2010, 2011 để bổ
sung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong các
năm 2009, 2010: 12.627 tỷ đồng (không kể vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ
nghèo); trong đó: Vốn ứng trước cho các cơ quan Trung ương là 4.504 tỷ đồng,
địa phương là 8.123 tỷ đồng.
Ứng trước vốn cho các nhiệm vụ khác:
Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các khoản ứng trước để tăng kinh phí kiên
cố hóa kênh mương, đầu tư hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản 3.000 tỷ đồng;
hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho hộ nghèo 1.000 tỷ đồng; cấp bù chênh lệch lãi
suất 2.500 tỷ đồng; bổ sung vốn điều lệ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương
500 tỷ; hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì lao động, mở rộng sản xuất và xuất
khẩu 1.000 tỷ đồng,... Tổng số vốn ứng trước cho các nhiệm vụ nêu trên khoảng
9.000 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số vốn ứng trước NSNN để thực hiện một số nhiệm vụ đầu
tư khoảng 37,1 nghìn tỷ đồng. Nếu trừ số vốn ứng thông thường như các năm
trước thì tổng số vốn ứng trước trong gói kích thích kinh tế khoảng 21,1 nghìn tỷ
đồng; ước thực hiện trong năm 2009 khoảng 18,2 nghìn tỷ đồng.
(3) Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời
gian giải ngân vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2008 đến hết tháng 6 năm
2009 với số vốn NSNN khoảng 22,5 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ kế hoạch năm 2008 được phép chuyển nguồn sang năm 2009 khoảng 7,2 nghìn
tỷ đồng.
24
(4) Phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ
Được phép của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày
19/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày
20/8/2009 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009
cho các bộ và địa phương với tổng số vốn là 20.000 tỷ đồng, trong đó bố trí cho
ngành giao thông vận tải 8.600 tỷ đồng, ngành thủy lợi 4.400 tỷ đồng, các dự án
bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh theo Nghị quyết số
18/2008/QH12 của Quốc hội 2.000 tỷ đồng, các dự án thuộc Chương trình kiên
cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên 1.500 tỷ đồng, các dự án ký
túc xá sinh viên 3.500 tỷ đồng9.
c) Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế
Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng, Chính
phủ đã thực hiện gói kích thích kinh tế thông qua các biện pháp giảm, giãn thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT),… nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kích thích đầu tư; miễn thuế thu nhập
cá nhân (TNCN) đối với một số đối tượng trong 6 tháng đầu năm 2009; giảm thuế
thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất;
giảm phí trước bạ,…
Ngoài ra, thực hiện giảm, giãn thời gian nộp thuế GTGT đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó: giảm thu do giảm
thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày
đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa
sản xuất được ước khoảng 2.000 tỷ đồng.
d) Các khoản chi khác nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội
Chính phủ đã cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu, dự
kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo
là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng).
Chính phủ cũng cho phép ứng chi để thực hiện các nhiệm vụ chi thường
xuyên nhằm đảm bảo an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán như: hỗ trợ kinh phí
cho hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu 2009, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do suy giảm
kinh tế (trả lương công nhân, đóng bảo hiểm xã hội,...); hỗ trợ thay thế xe công
nông, xe cơ giới 3 bánh; kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,...
khoảng 7.000 tỷ đồng.
9 Riêng các dự án này thực hiện theo Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc phê duyệt
danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.
25
Trên tinh thần như vậy, nghị quyết 30 và cả những chính sách sau này đã
đưa ra (kể cả Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP), các gói chính sách kích thích kinh
tế tập trung vào các công cụ như: (i) công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ với
gói chính sách hỗ trợ lãi suất (cụ thể hóa bởi các Quyết định số 131/QĐ-TTg
ngày 23/01/2009, Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 và Quyết định số
579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009); công cụ sử dụng chi tiêu chính phủ với (ii) nhóm
chính sách về đầu tư công (cụ thể hóa ở các Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày
20/02/2009 , Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, và Quyết định số
1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009), (iii) nhóm chính sách về thuế (cụ thể trong nghị
quyết 30 ngày 11 tháng 12 năm 2008) các và (iv) nhóm chính sách về chi cho an
sinh xã hội (tiêu biểu là nghị quyết 30a ngày 27 tháng 12 năm 2008 về giảm
nghèo nhanh và bền vững). Cơ cấu chi cho các nhóm hỗ trợ này như sau:
TT Danh mục
Tổng số tiền gói kích thích kinh
tế (tỷ đồng)
Dự kiến ban
đầu Số thực tế (1)
Tổng số 145.600 122.000
1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 17.000 18.000 (2)
2. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước 90.800 74.200
- Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư XDCB ứng trước năm 2009 3.400
- Ứng trước ngân sách để thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư quan trọng, cấp bách 21.100
- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 30.200 29.700
+ Vốn đầu tư thuộc NSNN 23.000 22.500
+ Vốn trái phiếu Chính phủ 7.200 7.200
- Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ 20.000 20.000
3. Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế 28.000 20.000
- Giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp 9.900
- Giảm thuế giá trị gia tăng 4.470
- Miễn thuế thu nhập cá nhân 4.507
- Giảm thu lệ phí trước bạ 1.140
4. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội 9.800 9.800
Xét về quy mô gói kích thích kinh tế, tổng giá trị gói kích thích kinh tế
của Việt Nam dự kiến là 145,6 nghìn tỷ đồng, sau đó với những chính sách cụ
thể được ban hành thì con số này là 122 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 8,21%
GDP năm 2008. Tuy nhiên, cần lưu ý có một số khoản trong báo cáo về quy mô
gói kích cầu là không có sự tách biệt giữa sử dụng vốn và nguồn vốn. Trên thực
tế các khoản tạm hoãn thu hồi vốn xây dựng cơ bản năm 2008 là những khoản
đã ứng trước và không thể biết được việc sử dụng lượng vốn đó như thế nào,
26
việc tạm hoãn thu hồi nguồn vốn đó không đồng nghĩa với việc gia tăng thêm
một khoản đầu tư tương đương vậy. Xét đến các khoản vốn chuyển nguồn,
những khoản này lẽ ra đã phải đầu tư nhưng vì chưa thực hiện được nên chuyển
sang năm 2009, do vậy cũng không nên được tính là những khoản chính thức
trong gói kích thích kinh tế. Xét đến phát hành trái phiếu chính phủ, ở mục này
mới thể hiện được việc huy động thêm vốn chứ chưa cho thấy nguồn vốn này sẽ
được đầu tư như thế nào nên cũng không được tính chính thức trong gói kích
thích. Do đó, nếu không tính các khoản này thì tổng giá trị gói kích thích kinh tế
của Việt Nam dự kiến ban đầu chỉ là 93,4 nghìn tỷ đồng và trên thực tế sẽ chỉ là
69,4 nghìn tỷ đồng. Như vậy quy mô thực tế gói kích cầu của Việt Nam so với
GDP năm 2008 chỉ vào khoảng 4,67%, thấp hơn nhiều so với con số dự kiến
được thông báo là 8,21% .
Xét về các giải pháp và nhóm được ưu tiên trong gói kích thích kinh tế,
nhìn chung, nghị quyết 30 và các chính sách sau đó đã đưa ra được các nhóm
giải pháp và trong từng giải pháp này cũng có hướng tới các đối tượng ưu tiên
chính của từng chính sách như: hướng vào khu vực sản xuất kinh doanh (các
chính sách hỗ trợ lãi suất cho khu vực này), hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ
(đối tượng chính của chính sách thuế ưu tiên và hỗ trợ về tiền lượng cho lao
động), hỗ trợ cho kinh tế nông thôn (các chính sách đầu tư hạ tầng và vay vốn
cho khu vực sản xuất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ mua sản phẩm) và đảm
bảo an sinh xã hội cho nhóm người có thu nhập thấp (các chính sách về giảm
nghèo, nhà ở xã hội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp …)
Để thấy rõ hơn về ưu tiên và các giải pháp then chốt mà Việt Nam áp
dụng, phần tiếp theo sẽ phân tích từng gói chính sách theo các quyết định cụ thể
để thấy được đối tượng và mục đích mà từng chính sách hướng tới, từ đó so
sánh với những định hướng được nêu ra trong nghị quyết 30/2008/NQ-CP.
3.2. Gói hỗ trợ lãi suất
Có thể kể đến đầu tiên là gói hỗ trợ lãi suất thông qua việc kết hợp công
cụ tài chính – tiền tệ chưa từng có tiền lệ ở các nước khác trên thế giới. Với
nhiều gói hỗ trợ lãi suất khác nhau, chính sách này hướng rộng khắp tới nhiều
đối tượng nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất kinh doanh thông qua việc giảm chi
phí vốn cho doanh nghiệp như đã nêu trên.
Trong nhóm hỗ trợ lãi suất này có ba chính sách được đưa ra: đó là hỗ trợ
cho các khoản vay vốn lưu động trong ngắn hạn, hỗ trợ vay vốn trung và dài
hạn, và hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua máy móc thiết bị (tối đa là 24
tháng), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực
nông thôn.
27
3.2.1. Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn
Hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn được thực hiện theo Quyết định số 131/QĐ-
TTg ngày 23/01/2009 và các văn bản khác có liên quan. Theo đó, chính sách
này thực hiện hỗ trợ lãi suất với mức 4% trong tối đa là 8 tháng cho các khoản
vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với
thời gian hỗ trợ trước 31/12/2009. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản
tín dụng có thời hạn cho vay trong 12 tháng bằng đồng Việt Nam theo các hợp
đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng
02 đến 31 tháng 12 năm 2009, trong chính sách hỗ trợ này cũng cho thấy định
hướng hỗ trợ cho khu vực sản xuất kinh doanh khi nêu cụ thể một số ngành dịch
vụ như tài chính và các ngành công nghiệp khai thác không phải là đối tượng
của gói hỗ trợ lãi suất.
Như vậy đối chiếu với mục tiêu của nghị quyết 30 và nguyên tắc của gói
kích cầu, chính sách này đã đáp ứng được việc hướng vào khu vực sản xuất kinh
doanh, tuy nhiên đối tượng của chính sách còn khá rộng.
3.2.2.Chính sách hỗ trợ lãi suất của các khoản vay trung và dài hạn
Tiếp theo chính sách hỗ trợ cho các khoản vay ngắn hạn, theo Quyết định
số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009, các khoản vay trong trung và dài hạn cũng nhận
được mức hỗ trợ lãi suất 4% để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với thời
hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011. Như vậy so với chính sách
hỗ trợ cho vay ngắn hạn, chính sách này không giới hạn về đối tượng được vay
hỗ trợ lãi suất, đồng thời cũng kéo dài thời gian được hỗ trợ lãi suất.
Nhìn chung chính sách hỗ trợ cho các khoản vay trong trung và dài hạn
này không cho thấy rõ mục tiêu ưu tiên của gói kích cầu, chính sách này gây tác
động cũng chỉ tương tự như chính sách tiền tệ nới lỏng khi thực hiện giảm mặt
bằng chung lãi suất cho tất cả các doanh nghiệp
3.2.3.Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua máy móc thiết
bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực
nông thôn
Chính sách này được thực hiện theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày
17/4/2009, áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết,
giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31/12/2009 cho các
khoản vay mua máy móc, thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các
khoản vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn với mức tiền vay tối đa là
100% giá trị hàng hóa (nhưng không quá 5 triệu/chiếc đối với vay mua máy vi
tính theo vay mua máy móc, không quá 07 triệu đồng/ha đối với vay mua vật tư
nông nghiệp và không quá 50 triệu đồng đối với vay mua vật liệu xây dựng các
28
loại để làm nhà ở khu vực nông thôn). Theo đó, thực hiện hỗ trợ 100% cho các
khoản vay mua máy móc , hỗ trợ 4% lãi suất vay cho các khoản vay mua thiết bị
vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệptrong thời gian tối đa là 24 tháng, và hỗ trợ
4% cho các khoản vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn trong thời
gian tối đa là 12 tháng.
Như vậy chính sách này khẳng định thêm nghị quyết 30 khi ưu tiên hơn
vào việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; chính sách này đã có đối tượng cụ
thể và thời hạn ngắn nên phù hợp với các nguyên tắc kích cầu kể trên.
Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương (văn bản số 670/TTg-KTTH ngày 05/5/2009); vay vốn của hộ nghèo và
các đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số
579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009). Theo quyết định 579 QĐ-TTg ban hành ngày
6/5/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các
đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chính phủ sẽ hỗ trợ
lãi suất tiền vay là 4%/năm đối với số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế thuộc
các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm và hỗ trợ toàn bộ
lãi suất tiền vay đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc
các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm (lãi suất
vay sẽ bằng 0%/năm).
Như vậy có thể thấy qua từng chinh sách hỗ trợ lãi suất trên đây có sự
trùng lặp giữa đối tượng hưởng chính sách, đồng thời với việc thực hiện hỗ trợ
lãi suất rộng rãi tới nhiều đối tượng chưa thực sự có trọng tâm. Chính sách này
do đó chỉ có thể tạo cơ hội ngang bằng cho các doanh nghiệp chứ không hỗ trợ
cho quá trình chọn lọc doanh nghiệp trong khủng hoảng.
3.3. Đẩy mạnh đầu tư công
Song song với việc đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất, chính phủ cũng bổ sung
thêm các nguồn vốn thông qua việc tạm hoãn thu hồi nguồn vốn ứng trước, tăng
vốn ứng cho các dự án, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch từ năm trước. Các
nguồn vốn này được tập trung vào các dự án : (i) các dự án có khả năng hoàn
thành trong các năm 2010 và 2011, (ii) Chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 62 huyện nghèo, (iii) các dự án đầu tư về hạ tầng cho sản xuất nông
nghiệp, (iv) các dự án về an sinh xã hội như xây nhà cho hộ nghèo, (v) cấp bù
chênh lệch lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì lao động, mở rộng sản xuất và
xuất khẩu. Ngoài ra chính phủ cũng phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ và
giao cho các bộ ngành, địa phương quản lý, tập trung đầu tư vào các dự án thuộc
các ngành như: ngành giao thông vận tải 8.600 tỷ đồng, ngành thủy lợi 4.400 tỷ
đồng, các dự án bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh theo
29
Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội 2.000 tỷ đồng, các dự án thuộc
Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên 1.500 tỷ
đồng, các dự án ký túc xá sinh viên 3.500 tỷ đồng10.
Như vậy có thể thấy nguồn vốn đã được hướng tới các dự án nhằm đạt
được yêu cầu kích cầu ngắn hạn, đó là việc đẩy nhanh dự án có khả năng hoàn
thành sớm, đồng thời cũng cho thấy các nguồn vốn tập trung vào một số dự án
đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm người nghèo.
3.4. Chính sách giãn, giảm thuế
Chính phủ thực hiện giãn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị
quyết 30, cụ thể như sau:
a) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm
2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng
đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp
có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày,
linh kiện điện tử.
c) Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực
xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân
hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ
tục hoàn thuế bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng.
Chính sách giãn giảm thuế này đã tập trung vào đối tượng doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động và
các ngành hàng xuất khẩu, chính sách hướng vào mục tiêu gia tăng xuất khẩu
trong nghị quyết 30.
Bên cạnh việc thực hiện giãn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính
sách thuế khác cũng đồng thời được điều chỉnh tạo đầu vào thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp trong nước như hạn chế xuất khẩu tài nguyên, giảm thuế nhập
khẩu với nhiều mặt hàng là nguyên liệu đầu vào, tăng thời gian ân hạn nộp thuế
đối với các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào sản xuất, song song với đó là việc
điều chỉnh thuế trong khuôn khổ gia nhập WTO thận trọng nhằm bảo vệ thị
trường cho các doanh nghiệp trong nước.
Về phía tiêu dùng, chính phủ cũng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá
10 Riêng các dự án này thực hiện theo Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc phê duyệt danh mục
dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.
30
nhân theo hướng hỗ trợ khó khăn cho một số đối tượng nộp thuế, thực hiện giãn
nộp thuế thu nhập cá nhân nhằm gia tăng thu nhập khả dụng cho người dân ở
thời điểm kinh tế khó khăn để có thể thúc đẩy tiêu dùng, đẩy mạnh đầu ra cho
sản xuất.
Như vậy chính sách tài chính được thực hiện hướng tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn là hoạt động tiêu dùng, và cũng hướng
tới các đối tượng có thu nhập trung bình và cao, thay vì tập trung vào các đối
tượng có thu nhập thấp, do đó khó có thể thúc đẩy tăng tiêu dùng do nhóm có
thu nhập trung bình và cao sẽ có tỷ lệ chi tiêu biên thấp hơn nhóm thu nhập thấp.
Chính sách này dường như chưa thực hiện đúng nguyên tắc kích cầu cũng như
mục đích ban đầu của chính sách là thúc đẩy tiêu dùng.
3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo
đảm an sinh xã hội
Ngoài những gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh và những khoản đầu tư công
về cơ sở hạ tầng, chính phủ cũng thực hiện tăng cường các chính sách an sinh xã
hội nhằm đảm bảo đời sống cho nhóm người có thu nhập thấp như việc hỗ trợ
kinh phí cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách có thu nhập thấp, hỗ trợ doanh
nghiệp trả lương lao động, thực hiện thu mua nông sản cho nông dân, hỗ trợ
thay thế xe công nông và xe cơ giới 3 bánh thực hiện các trợ giúp khắc phục
thiên tai và dịch bệnh…
Chính sách thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cũng được đẩy mạnh. Bắt đầu
từ ngày 1/1/2009, Việt Nam thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người
lao động. Việc làm này tuy chưa hẳn nằm trong gói kích thích kinh tế nhưng góp
phần tạo một hệ thống an sinh xã hội tốt hơn cho người dân, và khi bắt đầu có
hiệu lực với những khoản bảo hiểm thất nghiệp đầu tiên được chi trả thì bảo
hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống và hỗ trợ
tìm việc làm cho người lao động trong năm 2011.
4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện
Hàng loạt các chính sách như đã đề cập ở phần trên được ban hành và đi
vào triển khai thực hiện. Căn cứ vào những biến động về tình hình kinh tế và
những quá trình triển khai ban đầu Chính phủ đã từng bước có những điều chỉnh
nhằm thích nghi kịp thời để gói kích thích đưa ra đạt được hiệu quả tốt nhất.
31
Bảng tổng hợp các điều chỉnh như sau :
Chính sách Văn bản ban đầu
Văn bản điều
chỉnh Nội dung điều chỉnh
Hỗ trợ lãi
suất
Quyết định
131/QĐ-TTg
- Dừng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng lộ trình
tức là kết thúc vào ngày 31/12/2009
Quyết định
443/QĐ-TTg
Quyết định
2072/ QĐ-TTg
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất các khoản vay phát sinh
trong năm 2010
- Mức lãi suất giảm từ 4% xuống còn 2%
Quyết định
497/QĐ-TTg
Quyết định
2213/QĐ-TTg
- Kéo dài thời hạn giải ngân các khoản vay được
hỗ trợ đến năm 2010
- Giảm mức hỗ trợ lãi suất xuống còn 2%
- Quy định hỗ trợ lãi suất vốn vay mua vật liệu
xây dựng nhà ở chỉ bao gồm địa bàn xã, không
bao gồm địa bàn phường và thị trấn
- Làm rõ một số khái niệm về nông thôn và hàng
hóa trong nước
- Giảm bớt các thủ tục và điều kiện cho vay
Thông tư
02/2009 TT-
NHNN
Quyết định
333/QĐ-TTg
Bổ sung thêm công ty tài chính sẽ tham gia thực
hiện hỗ trợ lãi suất
Chính sách
miễn, giảm,
giãn thuế
Quyết định
30/2008
Quyết định
58/QĐ-TTg
Bổ sung một số giải pháp về thuế và các mặt hàng
được miễn giảm thuế
Nghị quyết
54/NQ-TTg
Dừng miễn, giảm thuế trong năm 2010, chỉ giãn
thời gian nộp thuế TNDN đến hết quý I năm 2010
Chính sách
an sinh xã
hội
Quyết định
579/QĐ-TTg
Quyết định
662/QĐ-TTG
Rút ngắn thời gian giải ngân của các khoản vay hỗ
trợ lãi suất tại ngân hàng chính sách xuống còn
đến ngày 31/12/2009
4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài
hạn)
Nhóm chính sách tiền tệ của Việt Nam thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các
khoản vay, đây là một trong những chính sách mới mẻ và tương đối khác biệt so
với nhiều nước trên thế giới. do đó trong quá trình triển khai thực hiện ở Việt
Nam không tránh khỏi những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực hiện
chính sách, trong đó có một số điều chỉnh tiêu biểu đối với từng chính sách cụ
thể như có thể thấy dưới đây:
Những điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn (theo
quyết định 131 QĐ-TTg ngày 23/01/2009)
Theo như kế hoạch ban đầu, sẽ hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay có thời
gian giải ngân từ 01/02 đến 31/12/2009, tuy nhiên vào những tháng cuối năm
2009, khi mà việc hỗ trợ lãi suất theo quyết định này sắp kết thúc thì có nhiều ý
kiến về việc nên hay không nên dừng hỗ trợ lãi suất theo như lộ trình ban đầu.
Vào đầu tháng 11/2009, Chính phủ thông báo, cho vay vốn lưu động ngắn hạn
sẽ được kéo dài hiệu lực đến hết quý I/2010 và mức lãi suất giảm từ 4% xuống
32
2%. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2009, Ủy Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nền
kinh tế cơ bản đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong khi những vấn đề phát
sinh từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quyết định 131 đang gây rất nhiều
khó khăn cho chính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ
mô của nền kinh tế, nhất là cán cân thanh toán, cung cầu tiền tệ, ổn định lãi suất
và tỷ giá. Khi triển khai Quyết định 131 các doanh nghiệp đã biết được thời gian
kết thúc gói hỗ trợ, DN đã lên kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và sử dụng
đồng vốn nên có thể nói rằng việc chính phủ thay đổi quyết định trong thời gian
từ đầu tháng 11/2010 tới cuộc họp của các thành viên chính phủ cũng không gây
bất ngờ hay ảnh hưởng quá lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề
nghị cần tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho
các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế,... và đề nghị
nên dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ-
TTg đúng thời hạn đã được công bố (31/12/2009). Ngày 24/11/2009 chính phủ
đã quyết định dừng gói hỗ trợ lãi suất theo đúng lộ trình, tức là kết thúc vào
ngày 31/12/2009.
Điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất trong trung hạn và dài hạn
(quyết định 443 QĐ-TTg)
Tiếp đến là những điều chỉnh trong việc hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân
vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mới, phát triển sản xuất kinh doanh theo
quyết định 443 QĐ-TTg ban hành ngày 04/04/2009. Căn cứ vào tình hình kinh
tế trong năm 2009 cho thấy nền kinh tế về cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng
nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do đó trong năm 2010 chính phủ vẫn tiếp
tục hỗ trợ nhưng với mức hỗ trợ nhỏ hơn. Quyết định 2072 QĐ-TTg ban hành
ngày 11/12/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn, do
đó, theo quyết định này trong năm 2010, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho
các khoản vay trung và dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá
nhân thuộc một số ngành, lĩnh vực kinh tế theo cơ chế quy định tại Quyết định
số 443/QĐ-TTg đồng thời cũng đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm đối với những khoản vay phát sinh trong
năm 2010, thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ khi giải ngân khoản
vay trong năm 2010. Nền kinh tế mặc dù đã có những hồi phục khả quan tuy
nhiên với những khó khăn đang rình rập như lạm phát, thị trường xuất khẩu bị
thu hẹp, nguồn vốn FDI chảy vào trong nước vẫn thấp … do đó nếu dừng hẳn
gói kích thích kinh tế thì sẽ gây bất lợi đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể các doanh nghiệp này sẽ không đứng vững
trước những rủi ro và lại tiếp tục rơi vào tình trạng như trước khi có gói hỗ trợ
của chính phủ. Nhưng đồng thời nếu tiếp tục duy trì mức hỗ trợ lãi suất 4% thì
có thể gây ra sự dựa dẫm, ỷ lại, làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
33
Như vậy sự kéo dài gói hỗ trợ lãi suất với cường độ nhỏ hơn là tương đối đúng
đắn và phù hợp với điều kiện thực tế.
Điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để mua máy móc thiết
bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn
(quyết định 497 QĐ-TTg)
Trong quyết định 497 QĐ-TTg, ban hành ngày 17/04/2009 về việc hỗ trợ
lãi suất vay vốn để mua máy móc thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn chính phủ quy định hỗ trợ lãi suất đối với
các khoản vay có thời gian kí kết và giải ngân từ ngày 01/05/2009 đến hết ngày
31/12/2009 nhưng đến quyết định 2213 QĐ-TTg ban hành ngày 31/12/2009
chính phủ đã sửa đổi và quy định hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay kéo dài
thời hạn giải ngân thêm 1 năm nữa tức là đến ngày 31/12/2010.
Đồng thời trong Quyết định 2213QĐ-TTg cũng điều chỉnh mức lãi suất
hỗ trợ cụ thể: với các hàng hóa là vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón và các loại vật liệu các loại để làm nhà ở sẽ
giảm mức hỗ trợ lãi suất từ 4% xuống còn 2%.
Quyết định 2213 làm rõ thêm một số khái niệm về khu vực nông thôn,
hàng sản xuất trong nước; điều chỉnh danh mục hàng hoá được hỗ trợ lãi suất,
mức tiền vay tối đa và mức hỗ trợ lãi suất; nêu rõ hàng hóa do cá nhân, tổ chức
có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam lắp ráp
và sản xuất.
Quyết định này cũng chỉ ra đối tượng khu vực nông thôn được hỗ trợ lãi
suất vốn vay mua vật liệu xây dựng nhà ở chỉ bao gồm địa bàn xã, không bao
gồm địa bàn phường và thị trấn. Đồng thời sẽ đơn giản, giảm bớt các thủ tục và
điều kiện cho vay, nhất là cho vay đối với các hộ nông dân vay vốn để mua vật
tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến nông, thủy sản.
Trước đây, nông dân muốn được vay tiền phải được chính quyền xã chứng nhận
là nông dân, phải viết bản cam kết không được bán lại các máy móc nông
nghiệp sau khi mua bằng nguồn vốn ưu đãi… nhưng trong quyết định 2213
những thủ tục rườm rà như vậy sẽ được cắt bớt tạo điều kiện cho hộ nông dân
tiếp cận được nguồn vốn nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Thêm một vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đó là hiện
tượng: một sản phẩm có thể nhận được nhiều lần hỗ trợ lãi suất nếu như người
mua sản phẩm thực hiện hành động bán lại sản phẩm. Từ thực tế đó trong quyết
định 2213 chính phủ đã có sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể đối tượng được hỗ
trợ là cá nhân tổ chức trực tiếp sản xuất hoặc phục vụ sản xuất nông nghiệp
(không phải mua về để bán lại).
34
Một số điều chỉnh khác: Bên cạnh những điều chỉnh về đối tượng được
hưởng và thời gian của các gói hỗ trợ lãi suất, các tổ chức được tham gia cho
vay vốn cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo thông tư
02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 quy định chi tiết về việc thi hành hỗ trợ lãi
suất cho các cá nhân tổ chức vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì có 6
tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn gồm: ngân hàng nhà nước, ngân hàng
thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương. Bên cạnh đó, Quyết định 333 bổ sung đối tượng tham gia hỗ trợ lãi suất
cho vay bao gồm cả Công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành hoạt
động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng và lĩnh vực thẻ theo quy định của pháp
luật). Bên cạnh đó, quyết định 831/QĐ-NHNN ban hành ngày 8/4/2009 đã bổ
sung 4 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính được hỗ trợ lãi suất là 8
công ty.
4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại
thuế, tăng đầu tư công).
Trong nghị quyết 30/2008 NQ-CP, chính phủ đã quyết định giảm, giãn
thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với
một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, cải cách thủ tục xuất
nhập khẩu, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế. Ngày 16/04/2009 Chính phủ ban
hành quyết định 58/QĐ-TTg về việc bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm
thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế,
tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Theo như quyết định này thì thủ tướng
chính phủ quyết định giảm thuế GTGT cho một số mặt hàng như sợi, vải và sản
phẩm may mặc, da giầy các loại, giấy và sản phẩm bằng giấy các loại, xi măng,
gạch, ngói các loại, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh
trên 125 cm3; kéo dài thời gian nộp thuế GTGT đến 180 ngày đối với các lô
hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải
đồng thời giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm
2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất
các mặt hàng da giầy. Chính sách miễn, giảm và giãn thời gian nộp thuế của
chính phủ là biện pháp hướng tới cả 2 đối tượng đó là người sản xuất và người
tiêu dùng. Chính sách giảm thuế GTGT đã kích thích tiêu dùng trong nước, miễn
giảm thuế giúp doanh nghiệp tập trung nhiều vốn hơn nữa để đẩy mạnh sản xuất,
hay ít nhất là giúp doanh nghiệp không cắt giảm sản xuất từ đó không cắt giảm
lao động.
Trong quyết định 58/QĐ-TTg bổ sung một số mặt hàng được giảm, giãn
và miễn thuế nêu trên có thể thấy rằng chính phủ tập trung nhiều vào ngành
35
chiếm dụng nhiều lao động, có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Các ngành trên đặc
biệt là ngành da giầy, sợi, sản xuất giấy là những ngày công nghiệp nhẹ, tạo ra
một số lượng lớn việc làm cho người lao động, tập trung hỗ trợ giảm thuế cho
những ngành này chính là nhằm giải quyết khâu thất nghiệp - một trong những
mục tiêu của chính phủ trong gói kích thích kinh tế.
Trong điều kiện mới, bước sang năm 2010 với những cải thiện của tình
hình kinh tế nói chung và tình hình kinh tế trong nước nói riêng cho thấy nền
kinh tế về cơ bản đã vượt qua cuộc khủng hoảng, sự hỗ trợ trực tiếp của chính
phủ thông qua giảm hay miễn thuế sẽ không còn phù hợp nữa, làm giảm tính
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đồng thời tăng thâm hụt ngân sách do đó trong
nghị quyết 54/2010/NQ-CP, Chính phủ đã quyết định năm 2010 không tiếp tục
áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế như đã thực hiện trong năm 2009 nữa
nhưng tiếp tục giãn thời gian nộp thuế TNDN 3 tháng đối với doanh nghiệp sản
xuất, gia công dệt may, da giày,... để giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng
thuế do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009.
4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội
Theo quyết định 579/QĐ-TTg ban hành ngày 6/5/2009 về việc hỗ trợ lãi
suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại
Ngân hàng Chính sách xã hội, việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các
khoản giải ngân từ 01/05/2009 đến 31/12/2011 nhưng đến quyết định 622/QĐ-
TTg ban hành ngày 17/05/2009 thì chỉ áp dụng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản
vay quy định trong quyết định 579 có thời hạn giải ngân từ 01/05/2009 đến
31/12/2009.
5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế
5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất
Nhiều nước trên thế giới đều triển khai gói kích cầu thông qua hỗ trợ trực
tiếp tới tay doanh nghiệp hoặc người dân, việc thực hiện gói kích cầu thông qua
việc hỗ trợ lãi suất 4% là một biện pháp tương đối khác biệt của Việt Nam so
với chính sách kích cầu của các nước khác. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý
chung còn hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cho vay và
chịu trách nhiệm trước hoạt động cho vay của mình. Trong khi đó các doanh
nghiệp vay vốn ngân hàng thì phải chủ động trong kế hoạch kinh doanh của
mình để đáp ứng những điều kiện khi cho vay của ngân hàng, chính sách này
hạn chế một phần sự ỷ lại của doanh nghiệp khi trông chờ nguồn vốn hỗ trợ của
chính phủ. Thông qua hỗ trợ lãi suất, chi phí vốn của doanh nghiệp giảm từ đó
doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Có thể nói chính sách tiền tệ của Việt Nam là khá linh hoạt, đầu năm
36
2008 đến giữa năm 2009 chính phủ đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
nhằm ngăn chặn lạm phát thì đến cuối năm 2008 và sang năm 2009 chính phủ đã
thay đổi chính sách, chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng khi mà những dấu
hiệu suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt
đầu xuất hiện với hàng loạt các quyết định về việc hỗ trợ lãi suất.
Tính đến 30/09/2009 dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất phân theo các quyết
định được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009
Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình – cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam: Chủ biên TS.Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất nêu trên, kết quả giải ngân tín dụng
hỗ trợ lãi suất đến 24/09/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng,
trong đó 16% cho doanh nghiệp nhà nước và 84% cho doanh nghiệp ngoài nhà
nước (bao gồm kinh tế hộ gia đình); tín dụng đầu tư đạt trên 34 nghìn tỷ đồng và
giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt trên 10
nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước
thực hiện năm 2009 là khoảng 10 nghìn tỷ đồng.11
Tính đến 30/9/2009, số dư nợ được triển khai phân theo đối tượng cho
vay được thể hiện dưới bảng sau:
Nhóm
NHTMNN
Nhóm
NHTMCP
Nhóm NH liên
doanh và CP
Các công ty
tài chính
Tổng
Dư nợ (tỷ đồng) 276.762 98.863 19.311 7.148 402.084
Tỷ trọng (%) 68,8 24,6 4,8 1,8 100
Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình – cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam: TS.Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh
Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước12 (NHTMNN) chiếm vị trí chủ
đạo trong việc cho vay theo hỗ trợ lãi suất, tổng dư nợ của nhóm NHTMNN
chiếm 68,8%, đứng thứ 2 là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 24,6%,
11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
12 Ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phát triển nhà và quỹ tín dụng nhân dân
Theo QĐ 131 Theo QĐ 443 Theo QĐ 497
Dư nợ
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ (Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ (Tỷ
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số 355.933 88,52 45.554 11,33 597 0,15
Nhóm NHTMNN 241.685 87,3 34.485 12,5 592 0,2
Nhóm NHTMCP 88.816 89,84 10.042 10,15 5 0,01
Nhóm NH LD và CP 18.530 96,0 781 4,0 - 0
Các CTTC 5.901 83,0 1.247 17,4 - 0
37
tiếp đó là nhóm ngân hàng liên doanh và cổ phần chiếm 4,8% và cuối cùng là
các công ty tài chính chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Việc triển khai quyết định hỗ
trợ lãi suất được ban hành và đi vào triển khai thực hiện từ tháng 1 năm 2009
với sự tham gia thực hiện hỗ trợ của 6 đơn vị và tới tháng 3 thì bổ sung thêm các
công ty tài chính, như vậy sự tham gia hỗ trợ lãi suất muộn hơn so với các tổ
chức và đơn vị khác là một trong những lý do khiến dư nợ của các CTTC chiếm
tỷ trọng trong tổng dư nợ thấp nhất.
Bảng: Cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009
phân theo ngành nghề
Chỉ tiêu Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
Nông, lâm nghiệp 35.363 8,8
Thủy sản 12.752 3,2
Công nghiệp chế biến 136.709 34
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 9.742 2,4
Xây dựng 43.683 10,9
Khai thác mỏ 6.234 1,6
Thương nghiệp 121.539 30,2
Khách sạn nhà hàng 1.190 0,3
Vận tải kho bãi 16.025 4,0
Khoa học công nghệ 496 0,1
Ngành khác 18.351 46,0
Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình- cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam: TS. Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh
Qua số liệu trên cho thấy ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp là
hai ngành có dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất cao nhất tính đến thời điểm ngày
30/09/2009, có thể nói rằng hai ngành này có cơ hội vượt qua khủng hoảng
nhanh nhất, tuy nhiên một vấn đề đặt ra hai ngành này có phải là ngành chịu tổn
thương lớn nhất từ cuộc khủng hoảng hay không? Trong khi đó ngành nông
nghiệp, thủy sản và công nghiệp khai thác mỏ là các ngành tạo ra giá trị xuất
khẩu cao thì chắc chắn sẽ chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng lại chiếm tỷ
trọng trong tổng dư nợ thấp, lần lượt là 8,8%; 3,2%; 1,6%.
Điều này cũng thể hiện một vấn đề xuất hiện trong quá trình thực hiện gói
hỗ trợ lãi suất đó là những doanh nghiệp ít hoặc không chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng vẫn vay được với những khoản vay hỗ trợ lãi suất do có những
điều kiện kinh doanh tốt thỏa mãn quy định của ngân hàng. Trong khi đó các
doanh nghiệp chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng, thật sự khó khăn trong
giai đoạn suy giảm kinh tế lại không được hưởng khoản vay hỗ trợ lãi suất do
không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng
thường chọn giải pháp an toàn là cho vay đối với những khách hàng mà khả
năng họ có thể trả nợ trong tương lai là cao hơn do đó những doanh nghiệp thực
38
sự khó khăn lại càng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất.
Tính đến ngày 24/12/2009, theo NHNN thì mức dư nợ hỗ trợ lãi suất là
412.179,83 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay theo các tổ chức tín dụng và tỷ lệ
đi vay theo loại hình doanh nghiệp được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng cho vay và đi vay
tính đến ngày 24/12/2009
Chỉ tiêu Tổng
Cho vay Đi vay
NHTM
quốc
doanh
NHTM cổ
phần
NHTM
nước
ngoài
Công ty
tài chính DNNN
DN ngoài
NN
Hộ SX
và HTX
Tổng dư nợ
(nghìn tỷ đồng) 412.180 274.884 108.085 20.747 8.463 59.378 287.972 64.828
Tỷ trọng (%) 100 66,7 26,2 5,0 2,1 14,4 69,9 15,7
Nguồn: VN Economy (2010)
Như vậy khi mà gần kết thúc giai đoạn đầu trong gói hỗ trợ lãi suất thì
NHTM quốc doanh vẫn là đơn vị chiếm vị trí chủ chốt trong việc thực hiện gói
hỗ trợ lãi suất, tổng dư nợ của đơn vị này tính đến ngày 24/12 là 66,7% tiếp đến
là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 26,2% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ
lãi suất. So với thời điểm ngày 30/09/2009 thì thấy rằng sự tham gia ngày càng
tích cực của các tổ chức ngoài ngân hàng thương mại nhà nước trong việc triển
khai gói kích thích kinh tế của chính phủ. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng dư nợ của
các tổ chức này đều tăng cao hơn: các CTTC, tỷ trọng dư nợ tăng từ 1,8% đến
2,1%, nhóm NHTMCP từ 24,6% đến 26,2%.
Xét theo đối tượng đi vay thì doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng
cao nhất gần 70%, hai đối tượng vay còn lại là doanh nghiệp nhà nước; hộ sản
xuất và hợp tác xã chiếm tỉ trọng gần bằng nhau lần lượt là 14,4% và 15,7%.
Trong chương trình kiểm toán gói kích thích kinh tế của Chính phủ (triển
khai trong năm 2009) nhằm chống suy giảm kinh tế, KTNN đã kiểm toán 21 tổ
chức tín dụng (ngân hàng nhà nước và TMCP), công ty tài chính trong diện triển
khai gói hỗ trợ lãi suất. Theo đó, dư nợ cho vay tính đến 31/12/2009 là 347.590
tỷ đồng, số tiền Nhà nước đã chi cho hỗ trợ lãi suất là 11.178 tỷ đồng (tương
đương 621 triệu USD), bằng 61,1% tổng số tiền mà Chính phủ quyết định chi để
hỗ trợ lãi suất (cả gói là 1 tỷ USD, tương đương 18.000 tỉ đồng, tỷ giá thời điểm
đó).
Sang đến năm 2010, khi mà việc triển khai quyết định 131 đã kết thúc vào
31/12/2009 và chỉ còn tiếp tục thực hiện hai quyết định là 443 và 497 thì sau gần
1 năm thực hiện (kể từ ngày có Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009),
tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến đầu tháng 1/2010 đạt hơn 403 nghìn
tỷ đồng (thấp hơn mức 445 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 10/12/2009 do một số
khoản tín dụng vốn lưu động ngắn hạn theo Quyết định số 131 đã đến hạn thu
39
hồi, phạm vi, đối tượng hỗ trợ thu hẹp hoặc không tiếp tục hỗ trợ nữa).
Trên đây là những kết quả khái quát trong quá trình thực hiện chính sách,
phần tiếp theo chúng tôi xin đi vào cụ thể thực hiện từng quyết định.
Kết quả thực hiện quyết định 131/QĐ-TTg
Mục tiêu của chính sách là giảm giá thành, duy trì sản xuất kinh doanh,
sau khi đi vào triển khai thực hiện, tính đến ngày 30/09/2009 tổng dư nợ cho vay
theo Quyết định 131 là 355.933 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất 88,52% trong
tổng dư nợ của 3 quyết định. Hai quyết định 443 và 497 có số dư nợ thấp, tỷ
trọng số dư nợ lần lượt của hai quyết định là 11,33% và 0,15%. Mặc dù hai
quyết định này được triển khai sau quyết định 131 nhưng điều đó không phải là
lý do chính khiến số dư nợ thấp như vậy. Cụ thể tình hình thực hiện hai quyết
định 443 và 497 chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.
Với quyết định dừng theo đúng lộ trình tức là kết thúc vào ngày
31/12/2009 gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã đạt mục tiêu của chính sách đó là tạo
điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành
sản phẩm; từ đó doanh nghiệp giảm giá bán, tiêu thụ hàng hóa tồn kho vượt qua
khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt đã đạt được thì còn có nhiều điểm hạn chế.
Xét về mặt chính sách:
Thứ nhất, đối tượng thụ hưởng chính sách rộng, văn bản hướng dẫn thiếu
chi tiết gây khó khăn trong việc xác định cụ thể đối tượng thực sự cần hỗ trợ,
việc cho vay chưa tập trung vào những ngành mũi nhọn và những ngành tạo ra
nhiều việc làm vì thế chưa phát huy hiệu quả tốt nhất của khoản hỗ trợ.
Thứ hai, đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hộ sản xuất thuộc nhiều
lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại, giá cả và lợi nhuận
sản phẩm không phản ánh đúng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất -
kinh doanh và sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Một điểm mà theo chúng tôi còn bất cập nữa trong chính sách đó là quy
định về cấm đảo nợ. Hiện tượng đảo nợ là hiện tượng doanh nghiệp vay vốn hỗ
trợ lãi suất để trả những khoản vay trước đó với lãi suất cao. Trong quy định của
chính phủ thì nghiêm cấm hành vi đảo nợ và chỉ hỗ trợ lãi suất đối với những
khoản vay phát sinh từ ngày 01/02/2009. Nhưng một thực tế, các doanh nghiệp
thực sự cần hỗ trợ lãi suất là những doanh nghiệp khó khăn mà các doanh
nghiệp này đã có những khoản vay trước đó ở các ngân hàng với lãi suất 16-
17%, trong khi đó hàng hóa không bán được khiến các doanh nghiệp không thể
trả khoản vay cũ để có thể vay tiếp nên không thể “chạm tay” tới khoản hỗ trợ
lãi suất 4%. Thực chất của việc hỗ trợ lãi suất là góp phần giảm chi phí đồng
40
vốn từ đó giảm chi phí kinh doanh từ đó lợi nhuận thu nhiều hơn, khuyến khích
các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Như vậy doanh nghiệp mượn nguồn vốn
được hỗ trợ lãi suất để trả khoản vay trước đó là khai thông nguồn vốn tạo điều
kiện cho phát triển sản xuất. Vì thế quy định cấm đảo nợ cũng là một trong
những cản trở đối với doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.
Xét trên khía cạnh triển khai
Về hồ sơ hỗ trợ lãi suất: việc yêu cầu cung cấp 100% chứng từ liên quan
đến việc sử dụng vốn vay gây phiền hà cho doanh nghiệp vì số tiền trên mỗi
chứng từ nhỏ, số lượng chứng từ quá lớn. Việc cung cấp hồ sơ cho các khoản
vay nhiều, không có hướng dẫn cách thức, phương pháp, mẫu biểu cụ thể để xác
định nguyên liệu, hàng hóa chưa tiêu thụ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong
việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.
Về quy trình cho vay: kiểm tra trước việc xác định được lượng hàng tồn
kho đối với các chứng từ sử dụng tiền vay chậm thanh toán là một việc làm hết
sức khó khăn. Một số doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, mặt hàng tồn kho
nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ... thì việc xác định đâu là hàng tồn kho theo hóa
đơn và phiếu xuất kho là việc làm mất thời gian cho ngân hàng và doanh nghiệp.
Rủi ro đạo đức xảy ra: cơ chế “ xin cho”, đảo nợ. Một trong những điều
kiện để được cho vay là các doanh nghiệp phải có những dự án khả thi, chính vì
vậy các ngân hàng nắm trong tay quyền ưu tiên cho doanh nghiệp nào vay trước,
nên hiện tượng “ xin cho” là điều không tránh khỏi. Như đã phân tích ở phần
trên thì hiện tượng đảo nợ chưa hẳn đã là không tốt nhưng nếu nhìn dưới góc độ
khác thì có thể thấy rằng hiện tượng đảo nợ làm cho nguồn vốn hỗ trợ lãi suất
không phát huy được hiệu quả tối đa. Khi một số doanh nghiệp khó khăn do
hoạt động kém hiệu quả chứ không hẳn là chịu tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu đã lợi dụng khoản hỗ trợ lãi suất để chi trả khoản vay trước
đó, hiện tượng này làm cho những khoản hỗ trợ của chính phủ một mặt không
đến đúng đối tượng mặt khác lại không góp phần mở rộng sản xuất và tạo thêm
việc làm cho người lao động.
Điểm bất cập còn thể hiện trên một khía cạnh khác đó là doanh nghiệp có
vốn tự có gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao (từ 7-10%/năm),
nhưng vẫn vay vốn VND để hưởng mức hỗ trợ lãi suất 4% năm; hoặc có hiện
tượng vay vốn VND rồi chuyển sang tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất; hoặc
doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư với thời hạn trả
nợ kéo dài hơn so với chu kỳ sản xuất, thời hạn hoàn vốn để hưởng hỗ trợ lãi
suất. Hiện tượng này làm dòng tiền chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác,
từ tín dụng sang tiết kiệm, điều đó làm giảm hiệu quả của chính sách.
41
Năm 2010, thanh tra chính phủ đã tiến hành thanh tra chuyên đề “cho vay
hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của thủ tướng
Chính phủ" đối với 462 bộ hồ sơ của khách hàng vay hỗ trợ lãi suất tại 5 ngân
hàng thương mại cổ phần (NHTMCP): Quân đội (MB), Công thương
(Techcombank), Á Châu (ABC), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Quốc tế
Việt Nam (VIB), kết quả cho thấy: Tổng số tiền cho vay có sai phạm là
44.920.167,86 triệu đồng, tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định là
155.037,78 triệu đồng, trong đó cần thu hồi 137.757,93 triệu đồng và chuyển cơ
quan công an xem xét 17.279,85 triệu đồng.
Tình hình thực hiện quyết định 443/QĐ-TTg
Với gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn mục tiêu là đầu tư mới phát triển
sản xuất kinh doanh, tăng năng lực sản xuất, sau thời gian triển khai có thể nói
gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản
xuất gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các các
công trình đầu tư trung dài hạn để sớm đưa vào sử dụng góp phần tăng năng lực
sản xuất. Tính đến ngày 30/09/2009 tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo
quyết định này là 45.554 tỷ đồng chiếm 11,33%, đứng thứ 2 về tỷ trọng.
Việc thực hiện quyết định gặp phải điểm hạn chế đó là việc hỗ trợ lãi suất
chỉ thực hiện đối với các khoản vay để đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh
nhưng để xác định khái niệm dự án đầu tư mới thực sự khó khăn dẫn đến triển
khai chậm trễ gói hỗ trợ lãi suất này. Hơn nữa trong tình hình thực tế khi mà
đang khủng hoảng kinh tế thì các doanh nghiệp chủ yếu là duy trì sản xuất, chứ
không tập trung đầu tư mở rộng sản xuất chính vì thế nên nguồn vốn vay theo
quyết định này chủ yếu sẽ tập trung vào các dự án còn dang dở.
Một lý do khác khiến cho tỷ trọng của dư nợ theo quyết định 443 thấp là từ
phía các ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động trung và dài hạn lớn hơn lãi suất
huy động ngắn hạn trong khi đó lãi suất cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn đều
khống chế ở mức 10,5%/năm do vậy các ngân hàng thường tập trung cho vay
vốn lưu động hơn là cho vay trung và dài hạn.
Tình hình thực hiện quyết định 497 QĐ-TTg
Mục tiêu của quyết định là đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Dư
nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497 đến ngày 9/7/2009 là 375.926 tỷ
đồng. Trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ tín dụng Trung
ương là 266.767 tỷ đồng, NHTM cổ phần 87.165 tỷ đồng. Dư nợ hỗ trợ lãi suất
tính đến 30/9/2009 là 597 tỷ đồng chiếm 0,15%, đến 31/12/2009 con số này là
776,17 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ lãi suất là 17,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,16% tổng số
42
kinh phí hỗ trợ lãi suất13. Đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ gia đình và cá
nhân, chiếm 95% tương đương 739,5 tỷ đồng; đối tượng doanh nghiệp chiếm
4,3%, tương đương 33,92 tỷ đồng; hợp tác xã chiếm 0,3%, tương đương 2,69 tỷ
đồng.
Đối với tiêu thụ hàng hóa, cho vay mua sản phẩm máy móc, thiết bị cơ
khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đạt 659,42 tỷ đồng
(85%), các loại vật liệu xây dựng để xây nhà ở nông thôn đạt 103,65 tỷ đồng
(13,3%), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 16,1 tỷ đồng (2%). Nhiều địa
phương có tổng số tiền giải ngân tương đối cao như tỉnh Hà Tĩnh giải ngân được
120 tỷ đồng trong khi đấy một số địa phương có tổng số tiền giải ngân chỉ vài
trăm triệu đồng như Sơn La, Bình Định, Đăk Nông, cá biệt tỉnh Bắc Cạn chỉ đạt
20 triệu đồng.
Về tình hình tiêu thụ máy kéo các loại phục vụ làm đất canh tác và vận
chuyển nông thôn năm 2009 tăng 65,11%; máy cắt lúa và máy gặt đập liên hợp
tăng 12,86%; máy phun thuốc trừ sâu tăng 484,5%.14 Trong 7 tháng đầu năm
2009, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có sản lượng
sản xuất và tiêu thụ máy kéo, xe vận chuyển tăng 84,77%, máy phun thuốc trừ
sâu tăng 342,23%, máy bơm nước các loại tăng 159%, máy cắt lúa, gặt đập liên
hợp tăng 50,74%15.
Với những con số nêu trên có thể nói quyết định 497 đã có những tác
động tích cực tới người dân tuy nhiên hiệu quả mà quyết định mang lại chưa
phải là tốt nhất, điều đó không chỉ phản ánh những bất cập trong quá trình triển
khai mà còn thể hiện trong bản thân chính sách.
Xét về bản thân chính sách:
Tiêu chí xác định là vùng nông thôn để được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn
làm nhà ở chưa được hướng dẫn cụ thể: nên khó khăn cho cấp chính quyền địa
phương khi xác nhận vay vốn và cả Ngân hàng khi quyết định hỗ trợ lãi suất cho
đối tượng này theo đúng quy định.
Thời hạn vay và mức vay chưa phù hợp nên chưa hỗ trợ nhiều cho phát
triển sản xuất và thúc đẩy tiêu dùng (như quy định mức vay hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp tối đa 7 triệu đồng/ha là thấp so với thực tế chi phí giống, phân bón, nhân
công, công cụ sản xuất...; mức vay 50 triệu đồng mua vật tư làm nhà ở khu vực
nông thôn thời hạn vay 12 tháng chưa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh
và khả năng thu hồi vốn).
13 Ngân hàng nhà nước
14 Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg và sơ kết
thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
15 Báo cáo gói kích thích kinh tế trình đại biểu quốc hội của bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 14/10/2009.
43
Theo Quyết định 497, để được hỗ trợ lãi suất thì khi vay tiền mua máy
móc phục vụ sản xuất nông nghiệp phải là máy móc được sản xuất trong nước.
Trong khi đó nông dân sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn, cần mua sắm
máy cày cỡ lớn, máy gặt đập liên hợp... Nhưng các loại máy này chủ yếu nhập
từ nước ngoài, còn trong nước sản xuất thì hạn chế hoặc không phù hợp với
nông dân. Đối với các hộ sản xuất chỉ đủ tiền đầu tư các máy móc thiết bị đã qua
sử dụng thì nhiều trường hợp không có hoá đơn chứng từ để đảm bảo điều kiện
hỗ trợ lãi suất theo quy định.
Xét trên góc độ triển khai chính sách
Thứ nhất, Quyết định này được ban hành vào ngày 17/4/2009 đến tháng 8
bộ Công thương có hướng dẫn triển khai chi tiết và đến tháng 9 mới bắt đầu
triển khai. Việc triển khai muộn đã gây nhiều khó khăn cho nông dân. Mặc dù số
lượng máy phục vụ cho nông nghiệp có tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng
đó không đáng kể. Ở một số địa phương khi nông dân được cho vay vốn thì việc
cung cấp máy nông nghiệp trong những ngày đầu tiên triển khai thực hiện Quyết
định này không kịp cho nhu cầu mua máy của nông dân. Thiết bị sản xuất trong
nước giá cao, không đa dạng về chủng loại khiến người dân thích mua hàng của
Trung Quốc. Người nông dân vừa tiếp cận với số vốn ít ỏi vừa hạn chế về nguồn
cung cấp thiết bị, giá thiết bị lại cao hơn so với hàng Trung Quốc, chính những
lý do đó đã khiến nhiều nông dân ở một số nơi không mặn mà với chính sách hỗ
trợ của chính phủ.
Thứ hai, có sự trùng lặp trong đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất trong
các quyết định 131QĐ-TTg, 443QĐ-TTg và 497QĐ-TTg. Theo thống kê các
đối tượng trùng lặp khi vay vốn đạt tới 7.137 tỷ đồng, gấp 10 lần khoản hỗ trợ
lãi suất cho đúng đối tượng vay đã được giải ngân16.
Thứ ba, thủ tục cho vay theo Quyết định 497 chặt chẽ hơn so với điều
kiện, thủ tục cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường. Chính những bất cập
tồn tại trong bản thân chính sách khiến cho nảy sinh những bất cập trong quá
trình triển khai. Thủ tục vay quá rườm rà và phức tạp đã gây khó khăn trong tiếp
cận nguồn vốn của nông dân. Nông dân gặp nhiều khó khăn khi đi vay vốn do
mắc phải giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều hộ do đã để sổ
đỏ ở ngân hàng khi tiến hành vay vốn trước đó nên khi vay vốn theo quyết định
này lại không đầy đủ thủ tục, người nông dân cũng khó trong việc lập hoặc đưa
ra các phương án sản xuất kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
Quyết định 497 tồn tại nhiều mặt hạn chế cả trong bản thân chính sách và
quá trình triển khai, trên cơ sở đó, chính phủ đã ban hành Quyết định 2213 ngày
31/12/2009 nhằm sửa đổi, khắc phục những mặt chưa được của Quyết định 497.
16 Báo mới:
44
Sau khi triển khai thực hiện quyết định 2213QĐ-TTg cũng đã thu thêm được
những kết quả: nhiều địa phương giải ngân theo quyết định 2213 cao hơn 8
tháng thực hiện quyết định 49717, trong đó hai địa phương thực hiện hiệu quả
nhất là Hải Dương và Hà Tĩnh. Tính đến 31/3/2010 dư nợ hỗ trợ lãi suất theo
Quyết định 2213 đạt mức 146,95 tỷ đồng, chiếm 3,75% tổng dư nợ được hỗ trợ
lãi suất. Trong đó, dư nợ cho vay mua sản phẩm, máy móc thiết bị cơ khí,
phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đạt 26,21 tỷ đồng, vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 33,5 tỷ đồng.18 Nhóm vật tư nông nghiệp cũng
có mức giải ngân cao so với các nhóm hàng khác, từ chỉ chiếm khoảng 6% dư
nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497, khi Quyết định 2213
được ban hành thì con số này khoảng 40,1%.19 Đến tháng 4 mức dư nợ hỗ trợ lãi
suất tăng lên đến 319 tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng dư nợ cho vay.
Trong quá trình thực hiện Quyết định 2213 trong năm 2010 thay QĐ 497
cho thấy: đối tượng cho vay rõ ràng hơn, mức hỗ trợ phù hợp hơn. Mặc dù đã có
những chuyển biến tích cực sau khi quyết định 2213 đi vào triển khai nhưng nếu
nhìn một cách tổng quan thì tốc độ giải ngân của quyết định này vẫn chậm. Cả
hai quyết định đều quy định hàng hóa trong diện được hỗ trợ lãi suất phải là
hàng hóa trong nước, như đã đề cập ở phần trên việc xác định hàng hóa trong
nước là rất khó khăn cùng với đó là một số vướng mắc về thủ tục ngân hàng, tài
sản thế chấp, nhu cầu mua máy móc thiết bị của nông dân không đươc đáp ứng
kịp thời về thời gian, không đảm bảo về số lượng và chất lượng, một số tỉnh
miền núi người dân còn khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp nguồn hàng.
5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế
Nếu như chính sách về hỗ trợ lãi suất được coi là một biện pháp gián tiếp
được Chính phủ thực hiện trong gói kích cầu thì biện pháp mi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam.pdf