Tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển công tác Khuyến ngư tại công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung ương: LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học- cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng , mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn cac quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã lựa chọn nông nghiệp là xuất phát điểm, là “kim chỉ nan “ bởi vì từ xa xưa người dân nước Việt đã biết tận dụng những tiềm năng, nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế, để tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Trong các ngành kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản là ngành còn có nhiều khả năng và tiềm năng chưa được huy động để phát triển. Với 3260 km bờ biển , 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch , hàng ngàn đảo lớ...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển công tác Khuyến ngư tại công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung ương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học- cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng , mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn cac quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã lựa chọn nông nghiệp là xuất phát điểm, là “kim chỉ nan “ bởi vì từ xa xưa người dân nước Việt đã biết tận dụng những tiềm năng, nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế, để tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Trong các ngành kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản là ngành còn có nhiều khả năng và tiềm năng chưa được huy động để phát triển. Với 3260 km bờ biển , 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch , hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, đã tạo cho nước ta tiềm năng to lớn về mặt nước, nguồn lợi giống loài thuỷ sản phông phú và nguồn lực lao động dồi dào , thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hơn nữa, hàng năm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho phép khai thác khoảng 1.669.000 tấn hải sản các loại. Ngoai ra, có thể khai thác hàng trăm nghìn tấn nhuyễn thể vỏ cứng (như nghêu, sò, điệp, ốc…) và rong tảo, các loại đặc sản quí hiếm khác .
Cùng với dân số thế giới tiếp tục gia tăng và sự phát triển kinh tế, nâng cao sức sống của cộng đồng khiến cho nhu cầu đối với nhiều loại sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam có khả năng sản xuất đang và sẽ còn tăng mạnh. Quan hệ cung – cầu trên thị trường thuỷ sản thế giới ngày càng thể hiện rõ sự thiếu hụt nguồn cung cấp. Thế giới đang chuyển sang sử dụng ngày càng nhiều hải sản. Nhu cầu sản phẩm đang phát triển mạnh theo hai hướng: sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ và các loại thuỷ sản tươi sống.
Bởi vì các hoạt động khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia nuôi trồng những hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều hạn chế nên công tác Khuyến ngư trong giai đoạn hiên nay là rất cần thiết. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài một số giải pháp phát triển công tác Khuyến ngư tại công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung ương làm chuyên để thực tập
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ
I- VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THUỶ SẢN TRONG NỀN KINH TẾ .
1. Bản chất ngành thuỷ sản :
1.1 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập :
Nước ta có khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước để phục vụ cho nhu cầu đời sống con người đã tiến hành khai thác nuôi trồng và chế biến là sinh vật thuỷ sinh nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước.
Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành, sản xuất thuỷ sản còn là một nghề nghiệp truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao, hồ và biển. Hiện nay, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển nhanh chóng do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ với những giống loài mới có giá trị kinh tế cao, cùng với kỹ năng quản lý tiến bộ đã đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước ta đã xác định nông nghiệp nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
1.2 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp.
Người ta thường coi thuỷ sản thuộc nhóm ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng do phần lớn sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thuỷ sinh và được đưa vào tiêu dùng sinh hoạt. Trong thực tế, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhu cầu tiêu dùng của con người nâng cao thì sản phẩm ngành thuỷ sản trở thành sản phẩm trung gian, làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chế biến.
Do sản xuất thuỷ sản là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp nên việc nuôi trồng, bảo vệ, và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác đều phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vùng địa lý, khí hậu, thuỷ văn, giống, loại thuỷ sản…Mặt khác, các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt.
2. Vai trò ngành thuỷ sản trong nền kinh tế:
Ở nước ta, thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là ngành kinh tế mũi nhọn thể hiện trên 3 mặt:
Về mặt kinh tế:
Ngành thuỷ sản có đóng góp vô cùng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm nhất là vấn đề giải quyết việc làm. Ngày nay dân số tăng nhanh với một mức độ chóng mặt vì thế các quốc gia gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cũng như giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động. Theo thống kê của FAO về việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản cho biết mức tiêu thụ trung bình trên đầu người ở các nước phát triển là 35,9 kg/năm, các nước đang phát triển là 12,3 kg/năm, ở Việt nam là 16,5 kg/năm. Mức sông của cộng đồng khiến cho nhu cầu đối với nhiều loại thuỷ sản mà Việt Nam có khả năng sản xuất đang và sẽ còn tăng mạnh. Quan hệ cung –cầu trên thị trường thế giới ngày càng thể hiện rõ sự thiếu hụt nguồn cung cấp. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, vấn đề đặt ra là cần phát triển thuỷ sản ở trình độ cao.
Thuỷ sản là khu cung cấp nguyên liệu to lớn, cần thiết cho các khu công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Cũng từ đó giá trị của thuỷ hải sản tăng lên nhiều lần làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhà nước. Nhu cầu về sản phẩm thuỷ hải sản hiện nay đang phát triển mạnh theo hai hướng: sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ và các loại thuỷ sản tươi sống nhưng không phải quốc gia nào cũng có săn thuỷ sản tươi sống để tiêu thụ nên các thuỷ hải sản qua chế biến và các sản phẩm có giá trị được chú ý phát triển nhiều hơn để xuất khẩu bởi sản phẩm thuỷ hải sản là sảm phẩm thuộc loại “mau ươn, chong thối”.
Phát triển ngành thuỷ sản ở nhiều khu vực tạo ra khả năng phát triển khu du lịch sinh thái nhất là ngành nuôi trồng thuỷ hải sản. Đây là một hướng lâu dài và hiệu quả bởi nuôi trồng thuỷ hải sản đòi hỏi rất nhiều vốn như thế gây kho khăn rất lớn đối với bà con nông dân vì thế chúng ta kết hợp nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo ra lượng tiền đáng kể giảm bớt sức ép về nuôi trồng thuỷ hải sản.
Phát triển sản xuất thuỷ sản sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Việc tăng cầu trong khu vực thuỷ sản và nông thôn sẽ tác động trực tiếp đến khu vực phi nông nghiệp và thuỷ sản tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển.
Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù ngành thuỷ sản là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng giá trị sản phẩm ngành mang lại là rất lớn nhất là đối với quá trình phát triển đi lên để hội nhập thế giới của nước ta bởi hàng xuất khẩu thuỷ sản có đóng góp không nhỏ vào GDP hàng năm. Đồng thời nước ta có tiềm năng to lớn phát triển thuỷ sản vì thế xuất khẩu thuỷ sản cũng là một nhu cầu tất yếu của bà con ngư dân để tăng giá trị sản phẩm thuỷ sản mà họ làm ra.
Về mặt xã hội:
Ngành thuỷ sản phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, phần lớn là ở các vùng nông thôn và ven biển. Vì ở các quốc gia này dân số đông trong khi trình độ dân trí lại thấp nên phát triển ngành thuỷ sản đang là hướng đi chủ yếu ở các nước có điều kiện khí hậu thuận lợi, tạo ra việc làm thu hút một khối lượng lớn lao động nông nhàn, làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống, góp phần làm giảm đi làn sóng di dân vào thành thị.
Ở Việt nam, phát triển thuỷ sản gắn liền với việc xoá đói giảm nghèo đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu. thực phẩm thuỷ sản sản xuất tại chỗ còn trực tiếp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em vùng cao. Sản xuất thuỷ sản phát triển, việc tập trung sản xuất ở ven sông, suối, ao hồ còn giúp xoá bỏ tập quán du canh, du cư, tăng cường an ninh biên giới trên đất liền. Ngoài ra, phát triển các hạng tàu khai thác biển cũng là góp phần tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ lãnh hải chủ quyền, biên giới hải đảo.
Về môi trường:
Phát triển ngành thuỷ sản hợp lý là điều kiện cơ bản để bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta có tiềm năng lớn về sinh vật biển, diện tích mặt nước rộng lớn những vấn đề đặt ra hiện nay là việc khai thác sao cho đảm bảo cân bằng sinh thái, vì thế ngành thuỷ sản đóng vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường nước, sự đa dạng sinh học của biển đồng nghĩa với việc bảo vệ sự sống trên hành tinh chúng ta. Trên thế giới ngành thuỷ sản được coi là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sự phát triển bền vững của môi trường nước, đặc biệt là các sinh vật biển.
3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế :
Mỗi một ngành, lĩnh vực đều mang những đặc điểm riêng đặc biệt là ngành thuỷ sản có những đặc trưng rất riêng. Những đặc trưng đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành những đặc điểm đó là:
3.1. Đối tượng ngành thuỷ sản, như tên gọi của nó “thuỷ sản ”, là những cơ thể sống trong môi trường nước, có các qui luật sinh trưởng và phát triển riêng :
Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những cơ thể sống đây là điểm hết sức khác biệt so với ngành công nghiệp vì đối tượng sản xuất của chúng là những vật vô chi, vô giác hỏng có thể thay thế được còn đối với thuỷ sản nếu những sinh vật thuỷ sinh đó mắc bệnh hoặc chết thì cũng đồng nghĩa với vụ thu hoạch đó mất mùa. Tuy nhiên, các loài động thực vật thuỷ sinh lại có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao như: cá, nhuyễn thể, giáp xác, rong tảo….
3.2. Trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay đổi.
Cũng như nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được, trong thuỷ sản thuỷ vực cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Thuỷ vực bao gồm các loại hình mặt nước, ao ,hồ, sông, biển…
Thuỷ vực có khả năng phân giải nên con người thường coi thuỷ vực là nơi thải rác sinh hoạt và các chất phế thải công nghiệp song nếu thải quá mức thì thuỷ vực không còn khả năng phân giải làm sạch nước dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Đối với các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác nước hay thuỷ vực chỉ là một yếu tố sản xuất, thậm trí còn ít ý nghĩa kịnh tế. Song đối với sự phất triển của thế giới tư nhiên thì nước là vấn đề sống còn trong đó có cả cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, thuỷ vực có những nét đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thuỷ sản như:
3.2.1. Thuỷ vực có giới hạn tuyệt đối về không gian:
Đó là diện tích mặt nớc (nội địa và biển) mà mỗi quốc gia có được nhưng sức sản xuất sinh học của nó là vô hạn.giới hạn tương đối của thuỷ vực được hiểu là phần diên tích mặt nước có khả năng sử dung cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, giới hạn tương đối cùa thuỷ vực luôn nhỏ hơn tổng lượng cung mặt nước trong một quốc gia và nó phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng cũng như trình độ phát triển thuỷ sản ở mỗi nước. Ở Viêt Nam thuỷ vực có nhiều loại hình phong phú và tổng diện tích mặt nước vào sản xuất còn thấp kể cả chiều rộng và chiều sâu, trong nôi địa và trên biển. Vì vậy, chúng ta cần hết sức khai thác tiềm năng mặt nước, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quí giá này để phát triển thuỷ sản mạnh mẽ và bền vững.
3.2.2. Thuỷ vực có vị trí cố định, mực nước biến đổi theo mùa và chất lương không đồng đều:
Thuỷ vực là loại tư liệu sản xuất gắn liền với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi vùng, mỗi cộng đồng người… khác với các tư liệu sản xuất khác là chúng có thể di chuyển vị trí để phù hợp với các điều kện sản xuất nhưng thuỷ vực lại cố định cho nên cần thiết tiến hành qui hoạch các vùng nước canh tác (nuôi trồng và khai thác), bố trí kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng thích hợp để sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, cần thiết cải tạo và không ngừng nâng cao chất lượng vùng nước canh tác để đạt đợc năng suất cao hơn.
3.2.3. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu biết sử dụng hợp lý thì duy trì được chất lượng nước tốt cho việc canh tác lâu dài:
Thông thờng các tư liệu sản xuất sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình và cuối cùng bị đào thải khỏi quá trình sản xuất. Còn thuỷ vực được coi là loại tư liệu sản xuất “vĩnh cửu” của sản xuất thuỷ sản với điều kiện đảm bảo tốt mối quan hệ kinh tế –sinh thái trong thuỷ vực không ngừng cải tạo chúng chống các tác nhân gây ô nhiễm vùng
3.3. Sản xuất thuỷ sản được tiến hành phân tán rông khắp các vùng đia lý và mang tính khu vực rõ rệt:
Như chúng ta đã biết thuỷ sản là một phần của sản xuất nông nghiệp nên sản xuất thuỷ sản chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên do đó nó mang tính khu vực rõ rệt vì mỗi một vùng địa lý có những đặc trưng riêng và thời tiết khí hậu khác nhau.
Ở đâu có ao hồ, sông ngòi, biển thì ở đó có nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Thuỷ vực được phân bố rộng khắp các vùng địa lý, ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào lịch sử hình thành các loại đất, qua trình sử dụng và khai thác vào các mục đích khác nhau. Vì vậy, mỗi thuỷ vực có chế độ thuỷ lý hoá, thuỷ văn khác nhau do đó các giống loài thuỷ sản cũng khác biệt về nhiều mặt.
3.4. Sản xuất thuỷ sản mang tinh thời vụ cao :
Dưa trên qui luật sinh trưởng và phát triển của động thực vật thuỷ sinh, con người tác động trực tiếp nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và năng suất cao, song các động thực vật nuôi trồng và khai thác còn phải chịu tác động của tự nhiên, Vì vậy, thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khớp nhau tạo ra tính thời vụ của sản xuất thuỷ sản.
Ngoài những đặc điểm trên ở Việt Nam sản xuất kinh doanh thuỷ sản còn có những nét riêng sau:
Thuỷ sản nước ta thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ở các tỉnh phía Bắc có pha trộn tính ôn đới.
Ngành thuỷ sản Việt Nam đã đi lên từ một nền sản xuất manh mún. Phân tán và rất lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng bắc bộ và vùng ven biển.
Quà trình phát triển thăng trầm từ những năm 60 tới nay, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế quốc dân.
II- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM:
Điều kiện tự nhiên:
1.1.Thời tiết khí hậu:
Việt Nam là một quốc gia năm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa song mỗi miền có đặc trưng khác nhau.
Miền Bắc:
Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 – 23,5oC, lượng mưa trung bình từ 1500 - 2400mm tổng số giờ nắng từ 1650 - 1750 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6m.
Miền Trung:
Nhiệt độ trung bình 25,5 – 27,5oC, mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11, nắng nhiều từ 2300 – 3000 giờ/năm. Chế độ thuỷ triều gồm nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thuỷ sản.
Miền Nam:
Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 – 27,6oC, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình 1400 – 2400mm, nắng trên 2000giờ/năm. Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều biên độ 2,5 – 3m.
Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa loài, nhiều loại hình. Hơn nữa, biển Việt Nam còn là nơi giao lưu của các dòng biển nóng nên cá Việt Nam đa dạng về số lượng, phong phú về chất lượng.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại thì tự nhiên cũng mang lại không ít khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của bà con ngư dân. Nước ta hàng năm phải hứng chịu những trận bão lơn phá huỷ biết bao đồng ruộng, làng mạc, những đợt hạn hán kéo dài gây nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng.
1.2. Diện tích mặt nước:
Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển thuỷ sản thành một ngành kinh tế quan trọng. Việt nam có bờ biển trải dài từ Móng Cái tỉnh Quảng Ninh (phía Bắc) đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang (phía Nam) có diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 km2. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, là nơi có thể dùng làm căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác đồng thời làm nơi trú đậu cho các tàu thuyền trong mùa mưa bão. Bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông… và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn đó là tiềm năng to lớn để Việt Nam phát triển hoạt động kinh tế hướng biển, đặc biệt là phát triển khai thác và nuôi trồng hải sản. Bên cạnh đó, trong đất liền, Việt Nam còn có diện tích mặt nước ngọt, nước lợ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,7 triệu ha.
Về nguồn lợi cá nước ngọt theo thống kê có khoảng 544 loài trong 18 bộ, 57 hộ, 228 giống. Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá là đất nước có nguồn sinh học đa dạng. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế.
Về nguồn lợi cá nước lợ, nước mặn đã thống kê có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá trớp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp… đã đưa vào nuôi cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam…
Về nguồn lợi tôm đã thống kê được 16 loài có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi tôm sú (p.mondon), tôm lớt (p.merguiensis), tôm he Ấn Độ (p.indicus), tôm rảo (metapenaeusensis), tôm nương (p.orientalis), tôm hùm bông (panalirus ornatus), tôm càng xanh (macrobrachium rosenbegi).
Về nhuyễn thể có một số loài chủ yếu như trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc…đang được đưa vào nuôi.
Về rong tảo với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong mơ, rong sụn…
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm riêng biệt cả ngành thuỷ sản thì thuỷ vực là nhân tố tự nhiên tác động chủ yếuđến sự phát triển của ngành thuỷ sản. Nó vừa lầ đối tượng lao động vừa là tư- liệu lao động của con người… không có thuỷ vực không thể tiến hành sản xuất kinh doanh thuỷ sản.
Tiềm năng của thuỷ vực nước ta lớn và đa dạng xét về diện tích mặt nước (trong nội địa và biển ) các loài thuỷ vực và khu hệ động thực vật thuỷ sinh, trước hết là các loài cá
Về vùng biển: bờ biển nước ta dài 3260 km trải dài trên 13 vĩ độ theo hướng Bắc-Nam, vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích khoảng một triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền ) Biển Đông củ nước ta thuộc loại giàu có hải sản trên thế giới với 2000 loài cá đã biết, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/năm. Sản lượng khai thác cho phép trên dưới 1,3 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1647 loài trong đó có tôm là 70 loài, tôm hùm 20 loài có già trị kinh tế lớn. Nhuyễm thể thân mềm khoảng 2500 loài nhiều giá trị kinh tế như mực, sò huyết, hải sâm, bào ngư…. Ngoài ra, còn có 600 loài rong biển là nguồn thức ăn và nguyên liệu quí cho công nghiệp.
Vùng nước nội địa: loại hình mặt nước nội địa của nước ta rất đa dạng bao gồm ao hồ nhỏ, sông suối, hồ chứa nước, ruộng trũng, các đầm phá và các bã triều ven biển…. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản xấp xỉ 1.4 triệu ha trong đó: ao hồ nhỏ là 5700 ha, ruộng trũng : 550000 ha, mặt nước lớn là 400000 ha, bãi triều ven biển 400000ha. Ngoài ra, còn có các hệ thông sông Hồng, sông Thái Bình ở phía Bắc, hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai phía nam và hệ thông các sông ngoì miền Trung nước ta.
Trong đó khu hệ cá nước ngọt phía Bắc có 240 loài có 30 loài có giá trị kinh tế. Thuỷ đặc sản nước ngọt đứng đầu là tôm với 17 loài có giá trị kinh tế. Khu hệ cá nước ngọt phía nam có khoảng 255 loài trong đó có 10 loài chung với khu hệ phía Bắc khoảng 200 loài chung với khu hệ cá nước ngọt Thái Lan (chiếm 78%) có 42 loài có giá trị kinh tế.
2. Điều kiện kinh tế:
2.1. Vấn đề lao động :
Nguồn lực lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt đông sản xuất thuỷ sản. Lao động thuỷ sản găn liền với lao động nông thôn và nông nghiệp. Hiện nay số lượng lao động tham gia nuôi trồng đông đảo nhất 22194000 người, sau đó là khai thác thuỷ sản 435000 người, chế biến 250000 người, cơ khí hậu cần 110000 ngườivà những dịch vụ hậu cần khác, tỷ lệ tương ứng là 67% cho nuôi trồng, 13 % cho khai thác, 7.5% cho chế biến và 3.3% cho dịch vụ cơ khí.
Do đặc điểm tính chất kinh tế xã hội của các tổ chức sản xuất thuý sản chủ yếu là kinh tế hộ tư nhân và tâp thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động theo qui địng của luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất. Lao động thuỷ sản chuyên nghiệp là những người có thu nhập chủ yếu từ hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến hoạc dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Họ có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp ngoài ra còn một số lượng đông đảo lao động thuỷ sản bán chuyên nghiệp. Họ tham gia sản xuất thuỷ sản vào thời kỳ nông nhàn hoặc kết hợp làm thuỷ sản trong qua trình sản xuất nông lâm nghiệp để tăng thêm thu nhập.
Lao động thuỷ sản cũng mang tính thời vụ, rõ nét hơn cả là trong nuôi trồng và khai thác. Điều này làm phức tạp thêm cho việc sử dụng lao động trong ngành thuỷ sản. Nếu hiểu chất lượng nguồn lực bao gồm thể lực và trí lực người lao động thì trong ngành thuỷ sản có biểu hiện không đồng đều trong lĩnh vực sản xuất, nó phụ thuộc đặc điểm yêu cầu công việc.Trong khai thác đòi hỏi lao động trẻ khoẻ chỉ có đàn ông tham gia đi biển, lao động nuôi trồng thuỷ sản có đối tượng tham gia rộng rãi hơn nhiều bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên nam nữ. Thông thuờng lao động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp và đượcđào tạo nhiều hơn .
Nguồn lực lao động của nước ta vào giai đoạn phát triển đầu tiên gắn liền với lao động ở nông nghiệp nông thôn. Nó chỉ tách riêng khi thuỷ sản trở thành một nghề làm chính ở nông thôn và ven biển . ở giai đoạn công nghiệp khai thác, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản phát triển thu hút một số lượng lao động thuỷ sản tăng lên cả tương đối và tuyệt đối.
Hàng năm cả nước có khoảng 1,5 triệu người bước vào tuổi lao động, số người tìm được việc làm là 1,2 triệu người. Như vậy hàng năm trên cả nước số người không có việc làm tăng thêm khoảng 0,3 triệu người (2/3 số này là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn) gây sức ép rất lớn lên xã hội nhất là ở Việt Nam. Hơn nữa, với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động đáng kể. Một mặt lực lượng lao động đó được bổ sung vào phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế thuỷ sản đang trên đà phát triển một mặt với số lực lượng lao động nông thôn thiếu năng lực, kém hiểu biết về các tiến bộ khoa học kỹ thuật gây khó khăn rất lớn lên xã hội nói chung , lên ngành thuỷ sản nối riêng. Vì thế, để phát triển ngành thuỷ sản một cách toàn diện đem lại giá trị kinh tế thì chúng ta phải tiến hành đào tạo, tuyên tẻuyenf khoa học kỹ thuật
Vấn đề về vốn và cơ sở hạ tầng trong ngành thuỷ sản:
-Vốn của các đơn vị trong ngành thuỷ sản:
Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất, vốn là một nguồn lực hạn chế và vận động không ngừng đi từ phạm vi sản xuất sang lưu thông và quay trở lại sản xuất.
Vốn sản xuất gồm vốn sản xuất và vốn lưu động:
Vốn cố định trong sản xuất thuỷ sản chính là tư liệu lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi chúng liên kết người lao động và đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm.Vốn cố định chính là khoản tiền ứng trứơc đẻ mua sắm tư liệu lao động. Tư liệu lao động bao gồm những yếu tố đầu vào cần thiết như : Máy móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng, tư liệu sinh học, các điều kiện vật chất phục vụ cho lao động…
Vồn lưu động trong sản xuất thuỷ sản chính là khoản tiền ứng trước để mua một yếu tố đầu vào dự trữ cho sản xuất. Chúng là loại yếu tố chuyển ngay một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm mới. Vốn lưu động có quá trình chu chuyển từ phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và sau đó lại quay về phạm vi sản xuất.
Những đặc điểm của sản xuất thuỷ sản đã tạo ra vốn sản xuẩt có những đặc trưng riêng như:
Những bộ phận cấu thành vốn cố định bao gồm cả các tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật và các tư liệu có nguồn gốc sinh học đó là những đàn cá, tôm bố mẹ được nuôi dưỡng đặc biệt để làm nhiệm vụ nhân giống. Giá trị sử dụng của chúng phụ thuộc vào các quy luật sinh học khác với tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật.
Chu kỳ sản xuất trong nuôi trồng khai thác thuỷ sản kéo dài và có tính mùa vụ nên làm cho vốn sản xuất luân chuyển chậm chạp, vốn cố định thu hồi chậm, còn vốn lưu động thường bị ứ đọng và cần dự trữ trong thời gian dài .
Vốn sản xuất tác động vào quá trình nuôi trồng và khai thác thuỷ sản không bằng cách trực tiếp mà phải thông qua môi trường nước và vật nuôi vì vậy cơ cấu vốn sản xuất phải phù hợp với từng loại hình mặt nước sản xuất thuỷ sản và giống loài thuỷ sản trong đó.
Sản xuất thuỷ sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cho nên việc sử dụng nguồn vốn có nhiêu rủi ro có khi phải chất nhận những tổn thất lớn về người và tài sản.
Vốn sản xuẩt trong ngành thuỷ sản cũng giống như trong nông nghiệp, có vòng tuần hòan đầy đủ và không đầy đủ. Vòng tuần hoàn đầy đủ vốn lưu động phải trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình kinh doanh trong đó giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Vòng tuần hoàn không đầy đủ của vốn là một đặc trưng mang tính nông nghiệp, tức là một bộ phận vốn không được thực hiện ở ngoài thị trường mà được tiêu dùng trong nội bộ ngành.
-Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của ngành nghề thuỷ sản nhất là trong nuôi trồng, chế biến và khai thác ảnh hường rất lớn đến số lương cũng như chất lường của sản phẩm thuỷ sản
Trong nuôi trồng nhà xưởng, địa bàn sản xuất giúp bà con có nhièu thuận lợi hơn khi tiến hành sản xuất và ững dụng những tiến bộ mới trong qua trình nuôi trồng nhất là quá trình ương nuôi cá giống ví qúa trính náy cần áp dụng kỹ thuật một cách khoa học thì các gióng cá sản xuất ra mới đạt tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo khi nuôi không bị dịch bệnh.
Hiện nay, có rất nhiều con đường mới được mở thuận lợi hơn cho các bà con ngư dân vận chuyển sản phẩm đến nơi tiệu thụ vì sản phẩm thuỷ sản mang đặc trưng rất riêng đó là sản phẩm “mau ươn, chóng thối” nên giao thông vân tải cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu sau khi đánh bắt sản phẩm thuỷ sản được đưa ngay đến các chợ bán thuỷ sản tươi sống hay đến các xưởng chế biến thì các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm sẽ bị mất ít hơn nhiều đảm bảo yều cầu của thị trường về chầt lượng sản phẩm.
Về thuỷ lợi: nước là một yếu tố sản xuất không thể thiếu đối với quá trình nuôi trồng thuỷ sản nhất là đối với khí hậu nhiệt đới như ở Vệt Nam bởi Việt Nam là khu vực chịu ảnh hường nặng của những cơn bão trong mùa khô cũng như hạn hán vì thế hệ thống thuỷ lợi có vai trò không nhỏ trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ lụt, cũng như cấp nước cho các đầm nuôi trong mùa khô một cách hiệu quả
2.3. Về khoa học - công nghệ:
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong ngành thuỷ sản tiến bộ khoa học – công nghệ là một nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá.
Đặc trưng của tiến bộ khoa học – công nghệ thủy sản ở Việt nam tập trung ở một số lĩnh vực sản xuất sau:
Hoàn thiện phương pháp sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi như: me, trôi ấn Độ, chép, trắm cỏ, rô phi, cá sấu…Tiến hành việc lai tạo và thuần chủng một số loài cá như chép lai, trê phi, trôi ấn Độ…nhằm mở rộng và tối ưu hoá đàn cá nuôi trong điều kiện khí hậu Việt nam đồng thời nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp nhân tạo một số loài thuỷ sản như tôm càng xanh, tôm sú, cua biển, ngọc trai nước ngọt, baba…Cuộc cách mạng về giống thuỷ sản nuôi trồng đã đem lại sức nhảy vọt về năng suất và sản lượng nuôi, đặc biệt có giá trị xuất khẩu lớn trong những năm gần đây.
Kỹ thuật vận chuyển con giống thuỷ sản ngày càng phát triển. Phương tiện vận chuyển đường dài bằng xe ô tô, xe hoả, máy bay…đảm bảo tỷ lệ sống cao trên 90% với kỹ thuật vận chuyển kín bằng túi hoặc thùng nhựa có nước bơm ô xy, kết hợp hạ thấp nhiệt độ nước gây mê cá tôm “ngủ” sử dụng một số biện pháp sinh hoá làm giảm sự hoạt động của tôm cá, nâng cao tỷ lệ sống và tăng được mật độ vận chuyển. Hiện nay kỹ thuật vận chuyển đường dài không còn bó hẹp trong lĩnh vực con giống mà mở rộng sang cả lĩnh vực chuyên chở cá bố mẹ, cá hậu bị, cá sấu, cá cảnh…phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.
Công nghiệp khai thác cá trên biển chuyển từ giai đoạn sử dụng lưới chài bằng đay gai sang ni lông hoá, tiếp theo là giai đoạn động cơ hoá tàu thuyền khai thác vào đầu những năm 90. Dựa vào khả năng đầu tư cho khai thác từ năm 1997 chúng ta đã có hạm tàu đánh cá biển khơi trang bị động lực lớn thiết bị hiện đại cho liên lạc và thăm dò cá.
Phát triển kỹ thuật đông lạnh và chế biến thuỷ sản có giá trị cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm công nghiệp quốc tế, tiêu chuẩn HACCP đê xuất khẩu vào thị trường EU và Bắc Mỹ.
Tiến bộ khoa học và công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thuỷ sản kể cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng cả quy mô về không gian và cường độ hoạt động. Vì vây, tăng đầu tư cho sản xuất thuỷ sản tức là tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động chủ yếu là lao động nông thôn. Hoạt động khuyến ngư đặc biệt quan trọng nhằm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất.
Quá trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản cũng giống như trong lĩnh vực nông nghiệp, ban đầu người ta coi ngư dân là người thụ động tiếp nhận kỹ thuật mới, các ý tưởng cải tiến xuất phát từ các nhà nghiên cứu khoa học, sau này vấn đè và nội dung nghiên cứu được xác định bởi yêu cầu và bối cảnh sản xuất của chính ngư dân. Mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân (FFR) ra đời vào năm 1989 (Nông dân – nhà khoa học, Viện nghiên cứu – nông dân) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngày nay, người ta sử dụng rộng rãi mô hình này kết hợp với mô hình cải tiến đa nguồn nhằm mở rộng khả năng tìm kiếm những ý tưởng mới phối hợp công khai các nghiên cứu và thử nghiệm.
Tuy nhiên, một mặt khoa học – công nghệ giúp bà con ngư dân tiến hành sản xuất với chi phí thấp hơn nhiều và quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi hơn nhưng một mặt nếu áp dụng thái quá các tiến bộ khoa học – công nghệ sẽ thể hiện những mặt hạn chế khó khắc phục như làm thay đổi một số đặc tính tự nhiên của các sinh vật, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, đồng thời các tiến bộ khoa học – công nghệ đặt ra đòi hỏi rất cao đối với người lao động buộc người lao động phải có trình độ cao cũng như những hiểu biết nhất định mà người lao động Việt Nam phần lớn trình độ dân trí còn thấp nên để tiến nhanh sánh vai cùng các nước trên thế giới nước ta phải cố gắng rất nhiều.
2.4. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản:
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa được lâu vì thế quản lý và sự tác động tới sự phát triển kinh tế của Chính phủ đã đề ra một hệ thống chính sách kinh tế. Để phù hợp với đặc điểm riêng của từng ngành kinh tế nên mỗi ngành đều có một số chính sách chủ yếu tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành. Trong ngành thuỷ sản chính phủ đã đưa ra một số chính sách sau:
Chính sách đầu tư vốn từ ngân sách: Vốn thuộc một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách đầu tư vốn cho ngành thuỷ sản rất được nhà nước quan tâm. Vì thủy sản là ngành vật chất hình thành sau và tách ra từ nông nghiệp có tiềm năng lớn đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư vốn từ ngân sách để ngành thuỷ sản được tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành, chủ yếu cho khai thác và hệ thống trạm trại cá giống.
Biện pháp “Tự cân đối, tự trang trải” mà nhà nước cho phép ngành thủy sản thử nghiệm từ năm 1981 là một biện phấp đầu tư năng động sáng tạo đã có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì quy mô và cơ cấu đầu tư vốn thể hiện rõ đường lối kinh tế nhiều thành phần. Chính sách đầu tư vốn phát huy mạnh mẽ nội lực và tập trung thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bên cạnh những đầu tư trực tiếp từ ngân sách, nhà nước phát triển và đổi mới phương thức đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng thông qua ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
Mở rộng tính dụng nhà nước và tín dụng nhân dân là một hướng đi đúng đắn nhằm phát triển sản xuất thủy sản nhanh chóng chuyển sang sản xuất hàng hoá nhiều hơn cho xã hội. Vấn đề lãi tín dụng cần linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, thúc đẩy sản xuất và có tích luỹ đồng thời đảm bảo được vốn vay.
Tuy nhiên, tín dụng cho phát triển thuỷ sản vẫn đang còn nhiều điều bất cập như: tỷ lệ dư nợ tăng lên, đặc biệt tỷ lệ dư nợ khó có khả năng thanh toán, các khoản cho vay ngắn hạn không phù hợp với thực tiễn chu kỳ kinh doanh thủy sản, thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm chạp đối với các khoản vay trung hạn, dài hạn…
Chính sách xuất khẩu thủy sản: Chính sách xuất khẩu thủy sản có ý nghĩa to lớn trong tăng trưởng và phát triển thủy sản đưa ngành thuỷ sản thoát khỏi sự suy thoái nghiêm trọng vào đầu những năm 80, chủ trương của nhà nước cho phép ngành thủy sản “ Tự cân đối, tự trang trải” bằng cách xuất khẩu tự do các sản phẩm từ các thị trường là một sự đổi mới tư duy kinh tế, vừa giúp ngành “ cởi trói” khỏi cơ chế kế hoạch hoá tập trung đa số cản trở phát triển vừa khai thác lợi thế so sánh của thuỷ sản Việt nam nhiệt đới gió mùa và đặc quyền kinh tế biển rộng lớn.
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu phần lớn còn ở dạng nguyên liệu cũng đã đem lại cho đất nước lượng kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ 3 sau gạo và dầu mỏ. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng đa dạng từ các sản phẩm tươi sống, đông lạnh, đóng hộp, sủi mi đến các sản phẩm ăn liền, nấu liền đang có mặt ở thị trường khu vực Đông Nam Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Chính sách này giúp cho các doanh nghiệp tư nhân có vốn muốn tham gia đầu tư vào xuất khẩu thuỷ sản sẽ thuận lợi hơn khi tiến hành các hoạt động xuất khẩu, khi có các doanh nghiệp tư nhân tham gia chung ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm thuỷ sản có giá trị đem lại kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Giúp cho bà con ngư dân không còn phải lo lắng sản phẩm sản xuất ra không có nơi tiêu thụ và không còn bị các nhà buôn ép giá thấp, từ đó bá con ngư dân nhìn thấy được lợi ích lâu dài sẽ tham gia tiến hành sản xuất khai thác tiềm năng sẵ có một mặt tạo được thu nhập cho bản thân, gia đình một mặt tạo ra việc làm cho lao động dư thưa đang gây sức ép lớn lên xã hội, làm tăng GDP của đất nước.
Chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ngày càng được coi trọng trong tư duy kinh tế, Nhà nước, ngành thuỷ sản. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này là “pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản”cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là cơ quan thực hành trong lĩnh vực này. Nhiều năm qua, Bộ thuỷ sản cũng như các Bộ liên quan như Bộ công an, Bộ quốc phòng đã có những văn bản pháp qui nghiêm cấm các hành động gây ô nhiễm môi trường nước nội địa, trên biển và các hành động khai thác có tính chất huỷ diệt nguồn lợi như khai thác bằng chất nổ, sung điện chất độc. Chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và trên biển, duy trì tính đa dạng sinh học từ đó mới có được sản phẩm khai thác bền vững đồng thời chống các hoạt động gây ô nhiễm vùng nước .
Chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp bà con ngư dân yư thức hơn về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như hiểu biết về những thiệt hại to lớn do vấn đề khai thác hải sản quá mức đem lại. Chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tạo ra văn bản pháp quy và những quy định xử phạt hành chính đối với những đối tượng cố định khai thác hải sản quá mức hay những hành động gây ô nhiễm môi trường.
Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chính sách rất quan trọng của nhà nước ta để công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế. Đổi mới cơ cấu kinh tế ở đây là phát triển sản xuất hướng ngoại tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn đồng thời vẫn đảm bảo tăng tuyệt đối về sản lượng nông nghiệp, phát triển ngành thuỷ sản trở thành ngành chính ở nông thôn và tác động mạnh mẽ đến thay đổi kinh tế nông thôn thuần nông ở nhiều vùng trên đất nước ta .
Mục đích của chính sách đổi mới đô thị hoá nông thôn, phát triển đưa nông nghiệp tiến lên qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tránh tình trạng di dân ra thành thị vì nông thôn là nơi “thiếu việc, thừa người”. Chính sách đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ ở nông thôn.
2.5. Về công tác Khuyến ngư:
Khuyến ngư là một trong nhiều biện pháp để thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản: Nhiệm vụ của công tác Khuyến ngư đang đặt ra rất lớn, đi đầu trong việc trang bị kiến thức khoa học- kỹ thuật cho ngư dân, nông dân học tập và làm theo, kể cả kiến thức nuôi trồng, khai thác, chế biến bảo quản, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển và bảo vệ nguồn lợi phát triển bền vững.
Về nuôi trồng: Công tác Khuyến ngư đẩy mạnh việc nuôi trông trên biển, khuyến cáo nuôi bán thâm canh, thâm canh và luân canh trên vùng nước lợ. Đẩy mạnh nuôi nước ngọt, coi trọng việc nuôi ruộng trũng với công thức 2 lúa xen canh tôm cá.
Về khai thác biển: hướng dẫn cho dân khai thác ở vùng biển xa bờ bằng một số nghề mới và cải tiến năng suất cao. Tăng cường chuyển một số nghề lạc hậu khai thác ven bờ sang nuôi trồng thuỷ sản để bảo vệ nguồn lợi bền vững. Mở rộng việc sơ chế bảo quản tên biển và chê biến để nâng cao giá trị sản phẩm.
Hướng dẫn và trang bị kiến thức cho dân về an toàn trên biển. Chú ý đúng mức đến việc dịch vụ hậu cần để kich thích nghề cá phát triển.
Công tác Khuyến ngư tập trung khuyến cáo cho nông ngư dân phát triển nuôi trồng và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao có thị trường tạo sản phẩm hàng hoá tập trung. Trước nhất là nuôi các đối tượng: tôm sú, tôm càng xanh, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và một số đặc sản có giá trị kinh tế cao. Khai thác các loại tôm cá có giá trị kinh tế cao thị trường đang yêu cầu. Từng bước tạo ra các đối tượng mới, có thị trường rộng lớn như rô phi đơn tính, cá bống tượng, cá bấ…
III- VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
1. Bản chất của công tác khuyến ngư:
Theo nghị định 13 /CP bao gồm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được xem là một cách đào tạo không chính quy để nâng cao kỹ năng và kiến thức nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời chuyển giao những kỹ thuật mới và cung cấp thông tin cho họ về chủ trương chính sách đối với nông nghiệp, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trường để giúp nông dân tự xử lý lấy công việc của bản thân, gia đình và cộng đồng quê hương nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, khuyến ngư còn được hiểu là một biện pháp truyền tải, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và thị trường cho ngư dân, nông ngư dân phát triển nhanh sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân và góp phần để thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành.
2. Vai trò của công tác Khuyến ngư trong ngành thuỷ sản:
Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển ngành thuỷ sản nhưng đến nay tiềm năng đó được khai thác chưa thật hiệu quả và ngành thuỷ sản đứng trước rất nhiều vấn đề cần giải quyết đó là:
Mật độ dân cư trong các làng cá ven biển cao, tỷ lệ sinh đẻ cao, đất chật, nguồn sống chủ yếu dựa vào nghề biển tạo nên sức ép về công việc làm. Dân trí thấp, tập quán lạc hậu, hành nghề chủ yếu bằng thuyền nhỏ hoạt động ven bờ. Cuộc sống vật chất nghèo, thiếu vốn, khó có khả năng sắm mới thuyền nghề đánh cá xa bờ. Đây là sức ép rất lớn cả về kinh tế, cả về xã hội, cả đối với môi trường sinh thái.
Sự tập trung khai thác hải sản quá mức ở vùng ven bờ cùng với sự phát triển tự phát các vùng nuôi thuỷ sản nhất là ở các vùng có ý nghĩa môi sinh quan trọng đang làm cạn kiệt tài nguyên và gây tác động xấu đối với môi trường biển. Sự ô nhiễm công nghiệp, sự phát triển đô thị và một số tác động trong canh tác nông nghiệp do khiếm khuyết về quy hoạch và quản lý đang tác động mạnh đến môi trường, khả năng duy trì và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, cùng với trình độ công nghệ thấp trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến thất thoát sau thu hoạch cao, giá trị hàng hoá thấp, hiệu quả kém, cuộc sống ngư dân ít được cải thiện, khó chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai, tác động xấu đến môi trường và tài nguyên.
Xuất khẩu thuỷ sản là mũi nhọn, mặc dù hiện nay có điều kiện thuận lợi xét theo quan hệ cung cầu thuỷ sản trên thế giới, nhưng trong điều kiện hoà nhập khu vực và quốc tế như hiện nay nghề cá nước ta phải cạnh tranh với nghề cá các nước ASEAN có trình độ công nghệ cao hơn, đã đứng chân lâu ở các thị trường thu lợi cao, năng lực tiếp thị tốt hơn, có sức cạnh tranh cao hơn trong khi chủng loại mặt hàng và đối tượng chế biến cũng giống với nước ta. Mặt khác, các thị trường nhập khẩu ngày một khắt khe hơn về yêu cầu vệ sinh và chất lượng với các quy định nghiệt ngã về quản lý cũng như đòi hỏi về đầu tư cao để cải tạo điều kiện sản xuất là những bất lợi đối với những nước nghèo như Việt nam.
Để hạn chế những khó khăn trên đặc biệt là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản chúng ta đã phải tập trung phát triển công tác khuyến ngư đến từng địa phương, cơ sở sản xuất. Vì việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất được thực hiện chủ yếu thông qua các Viện nghiên cứu và các Trung tâm Khuyến ngư, nhất là đối với nước ta trình độ dân trí còn lạc hậu, ngư dân chưa có khái niệm rõ ràng trong việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản thì công tác khuyến ngư đặc biệt phát huy tác dụng và có vai trò vô cùng to lớn.
Hơn nữa, bà con nông dân ở nước ta có nếp nghĩ rất phổ biến là “mắt thấy, tai nghe” nên việc xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong công tác khuyến ngư phát huy tác dụng đánh đúng vào yêu cầu cần thiết của bà con nông ngư dân.
3. Nội dung của công tác khuyến ngư:
Tổ chức khuyến ngư của nước ta có những điểm khác so với khuyến ngư các nước trên thế giới do nước ta có những nét riêng biệt đồng thời nhờ có hệ thống chính quyền và tổ chức quần chúng mạnh đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng vì thế để khai thác ưu thế của hệ thống chính quyền ta nên xây dựng hệ thống Khuyến ngư Nhà nước làm nòng cốt, làm trung tâm quản lý và hướng dẫn tập hợp lực lượng các Viện, trường, các đoàn thể quần chúng để từng bước xã hội hoá khuyến ngư. Đó vừa là đặc điểm cũng vừa là đặc thù của công tác khuyến ngư Việt nam.
Từ những đặc điểm trên nên công tác khuyến ngư mang những nội dung cơ bản sau:
Công tác khuyến ngư thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngư nghiệp, công nghệ chế biến bảo quản thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình, sản xuất giỏi.
Công tác khuyến ngư tiến hành việc bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho người dân để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tiến hành phối hợp với cơ quan chức năng cung cấp thông tin cho nông dân về thị trường để nông dân bố trí sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, Khuyến ngư còn sản xuất các loại giống thuỷ sản, bán các loại thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh, vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản nguyên liệu.
4. Các phương pháp áp dụng trong công tác Khuyến ngư :
Hiện nay, trong Khuyến ngư có nhiều cán bộ Khuyến ngư có những nhầm lẫn giữa phương pháp Khuyến ngư và phương pháp tiếp cận nông ngư dân. Do đó, việc xác định phương pháp Khuyến ngư phù hợp với điều kiện ở nước ta là một trong những nội dung quan trọng của công tác Khuyến ngư. Trên thế giới có 8 phương pháp Khuyến ngư cơ bản đó là:
Phương pháp Khuyến ngư chung
Phương pháp Khuyến ngư chuyên ngành
Phương pháp Khuyến ngư đào tạo và tham quan
Phương phap Khuyến ngư có nông dân tham gia
Phương pháp Khuyến ngư dự án
Phương pháp Khuyến ngư theo hệ thống nông nghiệp
Phương pháp Khuyến ngư cùng chịu phí tổn
Phương pháp Khuyến ngư theo tổ chức giáo dục
Nhưng do những đặc điểm riêng để phù hợp với điếu kiện cụ thể của nước ta những phương pháp Khuyến ngư áp dụng phổ biến là:
4.1. Phương pháp khuyên ngư thực hiện theo chương trình, dự án trọng điểm:
Chương trình dự án Khuyến ngư không phải chương trình kinh tế – xã hội nông nghiệp nhưng được Bộ coi là một phương tiện để chỉ đạo sản xuất. Phương pháp Khuyến ngư theo chương trình dự án là cách làm để tập trung nguồn lực tác động vào một mắt xích quan trọng trong toàn bộ dây truyền của sản xuất, phục vụ cho mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta, cách làm này đầu tư ít nhưng hiệu quả kinh tế cao. Nay khi mới thành lập hệ thống qua 5 chương trình Khuyến ngư trọng điểm:
Chương trình Khuyến ngư về nuôi tôm – cua và thuỷ đặc sản ven biển
Chương trình Khuyến ngư nuôi thâm canh cá ao và thuỷ đặc sản nước ngọt
Chương trình nuôi thuỷ sản trong lồng bè
Chương trình Khuyến ngư, phát triển nghề khơi và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Chương trình Khuyến ngư về bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản .
Trong qua trình thực hiện tiền vốn, con người, sự chỉ đạo được tập trung theo các chương trình đã duyệt, xuyên suốt từ trung ương đến các tỉnh để trong khoảng thời gian ngắn nhanh chóng đạt được mục tiêu. Nhược điểm của phương pháp này có khi không được sát hợp với hoàn cảnh cụ thể ở một địa phương cụ thể.
4.2. Phương pháp Khuyến ngư xây dựng mô hình, tổ chức đào tạo, tham quan tại chỗ :
Đó là phương pháp mà theo cách nói của nông dân “trăm nghe không băng một thây, trăm thấy không băng một làm ” việc xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tham quan đầu bờ để mở rộng mô hình là phương pháp tốt nhất chuyển giao công nghệ cho nông dân. Trong 5 năm qua các địa phương đã thực hiện 1033 mô hình ngư nghiệp. Ngoài ra, các tỉnh còn xây dựng hàng chục vạn những mô hình nhỏ của địa phương. Từ những kết quả ở những mô hình trình diễn được thông tin trên 3 kênh: đọc nghe và nhìn đến với nông dân .Vai trò thông tin trong khuyến ngư có tác dụng quan trọng đối với những vùng kinh tế chưa phát triển thông tin được xem là việc giáo dục từ xa
Những mô hình trình diễn còn là những điển hình tốt về thâm canh, sử dụng giống mới, là nơi rút kinh nghiệm học tập của nông dân và cán bộ khuyến ngư
4.3. Phương pháp Khuyến ngư có sự tham gia của nông dân
Phương pháp này được các nước rất coi trọng. Đó là cách tạo ra sự bền vững của mô hình vì có sự tham gia điều tra, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của nông dân. Chỉ khi nào người nông dân tham gia xây dựng mô hình khuyến ngư một cách tự nguyện và họ đánh giá mô hình đó thực sự có hiệu quả thì sẽ được áp dụng mở rộng vào sản xuất. Trong hoạt động khuyến ngư phải thấy rõ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tuy nhiên, đối với các chương trình khuyến ngư còn nâng cao việc tham gia đánh giá của nông dân.
4.4. Phương pháp khuyến ngư có sự hỗ trợ của Nhà nước:
Nội dung phương pháp này các nước coi đó là phương pháp khuyến ngư cùng chịu phí tổn, ở nước ta xác định là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các mô hình trình diễn được cấp vốn ngân sách trợ giúp nông thôn để chi phí cho :
Phần vật tư chênh lệch do áp dụng tiến bộ mới phát sinh
Tổ chức tập huấn và tham gia đầu tư của mô hình
Những chi phí này chiếm khoảng 30% – 40% so với đầu tư của một mô hình, phần vốn còn lại do nông thôn đầu tư và họ được hưởng lợi 100%.
Theo cách làm đó, mỗi năm ở Trung ương và địa phương đã dùng vốn ngân sách chi cho khuyến ngư khoảng 12 tỷ đồng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ KHUYẾN NGƯ TRUNG ƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA
TÌNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ KHUYẾN NGƯ TRUNG ƯƠNG:
1.Vài nét về tình hình phát triển:
Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia thành lập vào ngày 12 tháng 10 năm 2001. Tuy nhiên để Công ty thành lập và hoạt động ổn định như hiện nay thì Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia đã phải xây dựng dự án thành lập công ty từ rất lâu cụ thể:
Tháng 8 năm 2001, phương án hoạt động của Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương được xây dựng. Sau đó, đề án này đưa giám đốc Công ty trình Hội Trung ương Bộ Thuỷ sản, Hội trưởng Bộ thuỷ sản chuyển đến đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng duyệt. Đề án này còn phải trình đồng chí Vụ trưởng cuối cùng, đề án này mới được giao cho các chuyên viên thực hiện.
Văn bản thành lập Công ty đựợc thông qua Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội vào tháng 9 đến 12/10/2001 có Quyết định thành lập Công ty. Đến ngày 1/4/2002 Công ty bắt đầu chính thức hoạt động. Công ty Dịch vụ Khuyến ngư TW là cơ quan sự nghiệp có chủ tài khoản, có con dấu và kế toán riêng, thực hiện chế độ thu chi cho ngành tài chính.
Hàng năm cơ quan khuyến ngư phải chủ động dựa vào chương trình, dự án công tác khuyến ngư cấp trên, xây dựng kế hoạch công tác khuyến ngư gửi về Bộ. Bộ tập hợp cùng Uỷ ban Kế hoạch và Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt cấp về Bộ.
Mô hình tổ chức và hoạt động:
Công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung Ương thuộc loại hình công ty TNHH một thành viên được tổ chức và quản lý theo cơ cấu một giàm đốc điều hành.
Cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung Ương là trung tâm Khuyến ngư Trung Ương - đại diện sở hữu, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của công ty TNHH dịch vụ Khuyến ngư Trung Ương.
Trung tâm Khuyến ngư Trung Ương bổ nhiệm giám đốc công ty TNHH dịch vụ Khuyên ngư Trung Ương là ông Đinh Văn Thái – kỹ sư thuỷ sản. Công ty gồm hai phó giám đốc: một phó giám đốc kiêm chi nhánh ở miền Nam, một phó giám đốc xuất nhập khẩu.
Công ty có nhiều chi nhánh trên cả nước nhưng chủ yếu là trạm sản xuất và dịch vụ Hải Phòng, chi nhánh tại công ty ở miền Nam, cửa hàng bán sản phẩm tại Hà Nội, trạm sản xuất và dịch vụ khuyến ngư Ninh Bình.
Công ty lấy tên đầy đủ là: Công Ty TNHH Dịch Vụ Khuyến Ngư Trung Ương
Tên giao dịch: FISHERRIES EXTENTION SERVICE COMPANY LIMITED
Công ty có vốn điều lệ là 150.000.000 đồng
II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NGƯ CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ KHUYẾN NGƯ TRUNG ƯƠNG:
Nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu 3 chương trình kinh tế lớn của ngành thuỷ sản là chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010. Chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2005 và chương trình khai thác thuỷ sản xa bờ. Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh, thành phố, chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm thuỷ sản các địa phương, các hội nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các viện nghiên cứu, các trường đào tạo, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các dự án quốc tế, cơ quan thông tin… triển khai thực hiện kế hoạch khuyến ngư 2004 đã góp phần tích cực vào kết quả thực hiện các chương trình kinh tế của ngành
1. Về triển khai chương trình khuyến ngư giống thuỷ sản:
Ở nước ta phát triển nuôi trồng thuỷ sản là sự tất yếu của phát triển ngành thủy sản. Nuôi trồng thuỷ sản đang cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong chế biến xuất khẩu
Về tiêu dùng trong nước: Hiện nay việc tiêu dùng của các loại thuỷ sản ước tính khoảng 50% mức tiêu dùng thực phẩm chức protein của người Việt nam. Nếu tính về cá đã cung cấp từ 12 – 13kg/người/năm, trong đó cá nước ngọt chiếm 30%. Nếu ước tính đến năm 2010 dân số Việt nam là 101 triệu người và mức tiêu thụ thực phẩm về cá dự kiến là 14 – 15 kg/người/năm trong đó cá nuôi là chủ yếu, từ đó việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản đóng góp vào cung cấp thực phẩm càng bức xúc
Về nhu cầu xuất khẩu: Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt nam đã có mặt ở 50 nước và khu vực ngoài thị trường Nhật, Đông nam á, Trung Quốc còn có các thị trường lớn như EU, Mĩ trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sản phẩm của nuôi trồng thuỷ sản không những chiếm tỷ trọng cao mà còn là nguồn cung cấp chủ động
Tuy nhiên, phát triển nuôi trồng thuỷ sản đang đứng trước khó khăn lớn về các loài giống thuỷ sản không đảm bảo chất lượng sẽ làm sản phẩm nuôi trồng sẽ kém phẩm chất. Đứng trước tình hình đó Công ty đã xây dựng chương trình triển khai giống thuỷ sản cụ thể:
1.1. Xây dựng mô hình trình diễn:
Thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường giống nuôi thuỷ sản cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và đa dạng hoá cơ cấu đàn giống nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm. Công ty Dịch vụ Khuyến ngư Trung ương đã triển khai xây dựng mô hình ương nuôi cá bột, cá hương lên cá giống.
Mô hình ương nuôi cá bột, cá hương lên cá giống để cung cấp tại chỗ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được triển khai tại 24 địa phương miền núi phía Bắc. Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên địa bàn có nhu cầu giống cho nuôi trồng thuỷ sản lớn, xong việc cung cấp lại gặp nhiều khó khăn do lưu thông và chất lượng giống, quy mô mỗi mô hình là 1 ha. Cơ chế chi hỗ trợ các điểm xây dựng mô hình này thực hiện theo chế độ khuyến ngư hiện hành về việc hỗ trợ chi phí con giống, vật tư và thức ăn đối với các tỉnh miền núi
Kết quả triển khai một số mô hình như sau:
Mô hình tại Phú Thọ ương các đối tượng cá trắm cỏ, mè, Rohu và Mrigal từ cá hương thành cá giống với mật độ trung bình 100 con/m2 sau thời gian 3 tháng ương đạt tỷ lệ sống 48%, giá thành cá giống 300 đồng/con, giảm 100 đồng/con so với giá thị trường.
Mô hình tại Lai Châu ương cá trắm cỏ, mè, Rohu và Mrigal ương từ cá bột thành cá giống với mật độ trung bình 250 con/m2 sau thời gian 3 tháng ương đạt tỷ lệ sống đến giai đoạn cá hương là 55% và con giống là 32%, giá thành cá hương là 60 đồng giảm 20 đồng so với thị trường, cá giống 600 đồng/con giảm 200 đồng/con so với giá thị trường.
Mô hình tại Lâm Đồng triển khai với sự tham gia của 36 hộ gia đình ương cá trắm cỏ, mè, Rohu và Mrigal từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn cá giống với mật độ trung bình 250 con/m2 sau thời gian 3 tháng ương nuôi đạt tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống là 32%
1.2. Tổ chức triển khai các dự án, đề án đã được phê duyệt năm 2003
Công ty vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện các đề án chuyển giao công nghệ: Sản xuất giống cá Thát Lát, cá bống, rô phi dòng gift, cá rô phi đơn tính, ốc hương, tôm rảo
Thực hiện các dự án nhập công nghệ như sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, sinh sản nhân tạo và nuôi Hầu Thái Bình Dương, sinh sản nhân tạo và nuôi bào ngư xanh, cá chim trắng nước ngọt, cá tiểu bạc
Đồng thời mở rộng phạm vi các dự án chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt đó là công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao, tôm càng xanh quy mô nông hộ, cá Thát Lát, cá bống, rô phi dòng gift, cải tạo đàn cá bố mẹ của các địa phương
1.3. Xây dựng các dự án nhập và chuyển giao công nghệ mới thông qua hội đồng thẩm định của Bộ Thủy sản
Nhập công nghệ sản xuất các đối tượng: cá chim trắng toàn thân, cá diếc, cá song nước ngọt úc, công nghệ ương cá đù đỏ từ giai đoạn cá bột lên cá giống và nuôi thương phẩm, công nghệ ấp trứng và ương giống cá tầm, công nghệ ấp trứng và ương giống cá quế Mandarin (Trung Quốc), công nghệ sản xuất sò huyết, công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính bằng phương pháp lai khác loài
Chuyển giao công nghệ sản xuất giống: cá rô đồng, cá lóc đen, cá tra
1.4. Kết quả triển khai các dự án nhập và chuyển giao công nghệ
Dự án nhập công nghệ sản xuất cá chim trong nước ngọt từ Trung Quốc: Tháng 12 năm 2004 Công ty đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo đạt sản lượng gần 40 triệu cá bột, 1 triệu cá hương, và 0,08 triệu cá giống. Số lượng cá bột này được cung cấp cho các địa phương và giá 800 đồng/con so với giá nhập cá từ Trung Quốc giảm 50 – 60% giá cá hương 60 – 100 đồng/con bằng 60% so với giá cá nhập từ Trung Quốc và đặc biệt cá giống khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh và không bị xây xát do vận chuyển như cá nhập từ Trung Quốc
Dự án nhập công nghệ nuôi cá Tiểu bạc: dự án được triển khai từ tháng 2 năm 2004 với tổng số trứng nhập là 2,37 triệu, tiến hành ương ấp trong giai đạt tỷ lệ nở 30%, sau 3 tháng cá đạt 5 – 7 cm/con, tỷ lệ sống đạt 30%.
Tiếp nhận công nghệ nuôi và sản xuất giống hầu biển: Công ty tiến hành sinh sản ương nuôi ấu trùng và nuôi con giống từ ngày 7/9/2003 cùng chuyên gia tiếp nhận 200 con hầu bố mẹ, số con bố mẹ này được đưa vào trạm nghiên cứu giống hải sản và tiến hành cho đẻ
Đề án chuyển giao công nghệ sản xuất tôm càng xanh quy mô nông hộ: Công ty đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn thực hành sản xuất cho 44 chủ cơ sở sản xuất giống, kết quả thực hành sản xuất giống theo quy trình nước xanh, cải tiến với mật độ 30 – 50 post/lít đạt tỷ lệ sống 75 – 93% trong thời gian ương 28 – 32 ngày, quy trình nước trong tuần hoàn với mật độ 17 – 20 post/lít đạt tỷ lệ sống từ 34 – 40% trong giai đoạn ương 35 ngày. Qua quá trình tập huấn và thực hành tại cơ sở chuyển giao cho thấy quy trình sản xuất giống tôm càng xanh quy mô nông hộ hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ gia đình ở nước ta
- Đề án chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú chất lượng cao: Sau 2 năm thực hiện các cơ sở đã sản xuất dưới 0,5 – 1 tr tôm bột và tiếp nhận về cơ bản công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao
- Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính: Công ty đã lắp đặt thiết bị cho các cơ sở sản xuất trực thuộc công ty mỗi cơ sở một sàn ấp trứng rô phi với 60 khay ấp trứng có công suất 600 trứng/lần thu trứng, giai cá bố mẹ, giai xử lý bột và cung cấp 500 kg cá bố mẹ cho các tỉnh cùng với nguyên vật liệu, hoóc môn đủ để sản xuất 30 vạn cá 21 ngày tuổi
2. Triển khai các hoạt động khuyến ngư thường xuyên:
2.1. Về kết quả xây dựng các mô hình trình diễn:
Nuôi trồng thuỷ sản trong lồng bè công ty đã xây dựng50 mô hình đối với những đối tượng có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.Từ những mô hình trên công ty đã có những đóng góp nhất định đối với phong trào nuôi thuỷ sản trong lồngbè ở 3 loại mặt nước ( biển, sông và hồ chứa)
Nuôi tôm cua và đặc sản biển có 60 mô hình, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã xây dựng mô hình phòng trừ bệnh cho tôm, khôi phục lại nghề nuôi tôm sú, thực hiện nuôi xen xanh, luân canh lúa tôm.Đồng thời chấn chỉnh các trại nuôi sản xuất tôm giống để có giống sạch bệnh cung cấp cho ngư dân.
Nuôi thâm canh cá ao và đặc sản nước ngọt với 62 mô hình.Việc nuôi cá ao được phát triển theo hướng thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái và nuôi cá giá trị xuất khẩu như chép lai, cá trê lai, cá bống tượng, cá rô phi đơn tính ,cá loại tôm có thu nhập cao như cá quả, tôm càng xanh.
Phát triển khai thác vùng khơi với 70 mô hình chủ yếu áp dụng cá mô hình chủ yếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác xa bờ, du nhập nghề mới như câu cá ngư đại dương, nghề chụp mực kết hợp ánh sáng.
Kết quả triển khai các hoạt động khác như sau:
2.1.2. Chương trình nuôi tôm sú .
Vùng cửa sông ven biển nước ta có nhiều giống loài tôm có giả trị kinh tế cao nhu cầu tiêu thụ trong nước ta và xuất khẩu ngày càng lớn .Từ chỗ chỉ khai thác nguồn lợi tự nhiên nghề nuôi tôm sú đã hình thành và ngày càng mở rộng về quy mô diện tích thâm canh. Nghề nuôi tôm sú có nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng lực lượng chủ yếu nhất là nông dân và ngư dân vung ven biển là một lực lượng rất quan trọng đóng góp vào thay đổi kinh tế và hội nông thôn ven biển.
Công ty khuyến ngư đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sú điển hình là
+ Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các mô hình này được áp dụng giải pháp kỹ thuật, quản lý bằng phương pháp ít thay nước và sử dụng chế biến chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững trong nuôi tôm.
Năm 2003, hoạt động khuyến như phát triển nuôi tôm sú đặc biệt quan tâm tình hình thức nuôi tôm sú trên vùng đất cát đã phối hợp với các trung tâm khuyến ngư địa phương xây dựng 6 mô hình nuôi tôm trên vùng cát với diện tích 5 ha đạt năng suất 3.5 tấn/ ha . Tại Thanh Hoá triển khai 1 ha với mật độ 30 con/m, sau 3 tháng đạt năng suất 3.4 tấn/ha , thu hồi trên 20 triệu đồng/ha .Kết quả của các mô hình đã góp phần nâng cao năng suất nuôi tôm trên cát, hiện nay năng suất bình quân của nuôi tôm trên cát từ 1.7 – 5.5 tấn/ ha, có hộ gia đình đạt 8 – 10 tấn /ha .
Qua kết quả mô hình nuôi tôm sú ở các địa phương cho thấy đây là mô hình nuôi mới đối với nghề nuôi tôm trong cả nước, nếu thực hiện theo quy trình cho ăn đúng và đầy đủ số lượng vầ trong điều kiện thuận lợi thì tỷ lệ chi phí sản xuất chiếm 36 – 48% lợi nhuận đạt 52 –64%, trung bình lãi 30 – 50 triệu đồng/ ha/ vụ.
Việc xây dựng các mô hình này góp phần mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đất cát, vùng mà được xem là tiềm năng to lớn để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Việc sử dụng tiềm năng này sẽ tạo ra nhiều lợi thế như sử dụng được diện tích đất cát bỏ hoang, làm giàu cho nhân dân vùng bãi ngang, góp phần xoá đói giảm nghèo đối vối vùng dân cư, tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động, làm giảm áp lực lên khai thác hải sản ven bờ và hơn thế nữa là góp phần trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, mô hình nuôi thâm canh tôm sú với mật độ 35 con/m2 kết hợp với nuôi cá rôphi đơn tính cũng đã được triển khai nhằm giảm thiểu chất thải trong ao nuôi cũng như giảm sự ô nhiễm, tạo môi trường cùng vùng nuôi được ổn định lâu dài.
+ Mô hình nuôi tôm sú trong ruộng lúa: các mô hình là cơ sở để mở rộng và phát triển nuôi tôm sú trong các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ độc canh cây lúa sang sản xuất nông ngư kết hợp tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Mô hình này tận dụng được diện tích nuôi trồng không những thế giúp cho người nông dân thu hồi được hai loại sản phẩm trên một vụ
2.1.2. Chương trình nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn, nuôi trên biển :
Về nuôi cá lồng trên biển, công ty khuyến ngư trung ương phối hợp với trung tâm khuyến ngư Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Kiên Giang triển khai xây dựng 4 điểm mô hình nuôi cá lồng trên biển với tổng số 400m lồng về các đối tượng nuôi là cá song, cá giò, cá chèm. Kết quả mô hình tại Quảng Ninh với quy mô 100m3, nuôi cá song với mật độ 20 con /m3 sau 7 tháng đạt năng xuất 12kg/m3 với cỡ cá thương phẩm 0.5 – 0.6 kg/con, tỷ lệ sống 60%
Tuy nhiên, hầu hết các mô hình triển khai đều gặp khó khăn về nguồn giống, chưa chủ động về con giống và giá giống còn cao, như mô hình tại Kiên Giang cá bị chết. Sau hai tháng triển khai, do cá giống vận chuyển từ xa và là nguồn giống thu gom tự nhiên nên không đảm bảo chất lượng
Các mô hình này tuy có quy mô nhỏ, nhưng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ các nghề khai thác kém hiệu quả. Việc phát triển hình thức nuôi cá bằng lồng trên biển, còn giải quyết công ăn việc làm và sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước ven biển và ven các đảo, đồng thời với kết quả sinh sản nhân tạo thành công các đối tượng cá song và cá giò sẽ mở ra hướng phát triển mới đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các năm tới.
Công ty Khuyến Ngư Trung ương phối hợp với tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng triển khai xây dựng mô hình nuôi và phát triển nguồn lợi bào ngư tại huyện đảo thanh niên Bạch Long Vĩ với qui mô 100 ha. Mô hình đã tạo việc làm cho lực lượng thanh niên xung phong tại đảo, tái tạo và phát triển nguồn lợi bào ngư hầu như đã bị cạn kiệt, đồng thời hạn chế được việc sử dụng hoá chất để khai thác thuỷ sản quanh đảo.
2.1.3. Chương trình nuôi thuỷ sản nước ngọt
Do thấy được lợi ích của của nghề nuôi cá ao, nhiều hộ gia đình có ao nuôi nước tĩnh (vùng đồng bằng), nước chảy (vùng miền núi Tây Nguyên) đã đầu tư chiều sâu vào nuôi thâm canh. Mô hình VAC phát triển theo hướng nuôi, trồng cây và nuôi con đặc sản để đạt hiệu quả tối ưu. Yêu cầu bức xúc của người nông dân hiện nay là được bồi dưỡng huấn luyện và được chuyển giao các công nghệ kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới về con giống thức ăn, phòng trị bệnh để có thể tăng nhanh năng suất hơn, sản lượng các đối tượng nuôi mở ra nhiều hướng làm giàu về nuôi trồng thuỷ đặc sản.
Từ những yêu cầu trên công ty đã xây dựng một số mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt như:
Mô hình nuôi tôm càng xanh: tôm càng xanh tiếp tục được xác định là đối tượng quan trọng để phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt, tạo sản phẩm xuất khẩu. Công ty Khuyến Ngư Trung ương kết hợp với các địa phương xây dựng 26 điểm mô hình trình diễn mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh và bán thâm canh trên diện tích 26 ha với mụ tiêu đạt năng suất từ 1 – 3 tấn/ha/vụ. Xây dựng 2 điểm mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa trên diện tích 12 ha tại hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long có năng suất đạt 0,5 tấn/ha/vụ. Đặc biệt hoạt động khuyến ngư phát triển nuôi tôm càng xanh đã quan tâm đến khu vực các tỉnh miềm núi phía Bắc và Tây Nguyên, đây được xem là khâu đột phá trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các địa bàn này. Mô hình trình diễn này góp phần mở rộng diện tích và nâng cao năng suất sản lượng tôm càng xanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Mô hình nuôi ao cá: đã xây dựng 9 điểm mô hình trình diễn về nuôi cá ao trên diện tích 9 ha với năng suất đạt từ 8 – 10 tấn. Trong đó tập trung vào các đối tượng nuôi co giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, cá bống tượng. Đồng thời áp dụng hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp nuôi thâm canh để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Đặc biệt đã triển khai 15 điểm nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi đơn tính trên diện tích 15 ha với mục tiêu đạt năng suất 15 tấn/ha nhằm từng bước mở rộng diện tích nuôi cá rô phi, hình thành các khả năng suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở chế biến.
Ngoài ra chúng ta còn phối hợp với ban thanh niên nông thôn ( Trung ương đoàn TNCSHCM) trình diễn 4 điểm mô hình nuôi cá ao bán thâm canh trên diện tích 4 ha. Các điểm làm mô hình này được sự giúp đỡ và chỉ đạo kĩ thuật chặt chẽ. Mục đích của các mô hình là hướng cho thanh niên cách làm ăn mới và từng bước hoàn thiện, nhân rộng mô hình “Làng ngư nghiệp thanh niên kiểu mẫu”.
+ Mô hình nuôi cá lồng nước ngọt: Nước ta có khoảng 400.000 ha mặt nước gần hồ chứa nước nhân tạo, hồ tự nhiên, sông cụt, chưa kể đến hàng vạn ha mặt nước các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu có khả năng sử dụng nuôi cá trong lồng bè. Vì thế để khuyến khích phát triển hình thức nuôi cá lồng trên sông, hồ Công ty Khuyến ngư Trung ương đã kí hợp đồng triển khai xây dựng 4 điểm mô hình với tổng số 400 m3 lồng nuôi cá nước ngọt trên sông hồ năng suất dự kiến đạt từ 20 – 40 kg/m3 đối tương nuôi cá là cá chép lai, cá trôi, cá rô phi.
Hoạt động khuyến ngư nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên sông, hồ đã góp phần đưa tổng số lồng nuôi thuỷ sản nước ngọt năm 2004 là 13.500 chiếc.
+ Mô hình nuôi luân, xen canh cá lúa: Thực hiên chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nông, ngư dân theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/MQ-CP, công ty Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp và cùng khuyến ngư địa phương xây dựng các mô hình luân, xen canh cá, tôm kết hợp sản xuất nông nghiệp. Xây dựng 2 mô hình luân canh, xen canh cá, tôm trên diện tích 55 ha tại Hà Tây và Tuyên Quang. Việc xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất luân,xen canh cá, tôm, lúa đã góp phần mở rộng diện tích áp dụng sản xuất nông- ngư kết hợp, đây cũng là một hoạt động phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp sinh học, giảm dần việc sử dụng thuốc trừ sâu và các chất độc hại.
2.1.4. Chương trình khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi.
Nước ta có trên 3.260 km ven biển với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2 và có trên 4.000 hòn đảo với trữ lượng 3 triệu tấn cho phép khai thác từ 1,2 –1,4 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên với điều kiện thuận lợi như trên nước ta lại chủ yếu phát triển nghề cá nhân dân và khai thác ven bờ, ngư cụ, máy hàng hải trang bị trên tàu cũ và lạc hậu, các tàu thuyền chủ yếu hoạt động ven bờ từ 30m sâu trở vào mật độ tàu thuyền tương đối dày đặc, nguồn lợi ven biển đã khai thác vượt mức cho phép nên ngày một cạn kiệt. Còn vùng ngoài khơi – mênh mông thì lại bị bỏ trống không khai thác. Trứoc hạn chế trên Công ty Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp với các trung tâm khuyến ngư địa phương triển khai thực hiện các mô hình .
Mô hình lưới kéo để khai thác mực nang ở Nam Định, mô hình đã được triển khai và đi vào sản xuất.
Còn tời thu lưới vây tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Trị, Thanh Hóa. Các tầu lưới vây sau khi áp dụng tời thu lưới, thời gian thu lưới giảm đi một nửa so với trước, cường độ lao động của ngư dân và nhân lực trên tàu giảm được 30%, số mẻ lưới trong ngày tăng gấp đôi, thu nhập người lao động tăng lên từ 1.5-1.7 lần so với trước.
Cải tiến lưới già đôi trên tàu khai thác hải sản xa bờ có công suất máy chính 385 CV tại Quảng Ninh.
Mô hình “nghề câu cá ngừ đại dương” mô hình đã thực hiện xong và đang đi vào sản xuất, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình phủ Composite tại Nghệ An .
Mô hình lưới vây ngày tại Quảng Nam nhằm mục đích nâng cao kinh tế của các tàu khai thác xa bờ từng bước giảm áp lực khai thác ven bờ .
2.1.5. Chương trình bảo quản ven bờ , chế biến, năng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản :
Hiện nay, nghề cá là nghề nhân dân, các hộ gia đình với mong muốn làm ra nhiều sản phẩm thuỷ sản với chất lượng cao và cơ cấu mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài để làm giàu cho gia đình và đất nước, đang rất cần công tác khuyến ngư để trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật quản lý kinh tế, bảo quản, vận chuyển và sơ chế trong sản phẩm sau thu hoạch, giảm thất thoát sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho các bước chế biến tiếp theo nâng cao hiệu quả kinh tế cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, công ty khuyến ngư trung ương đã xây dựng được.
Mô hình cải hoán hầm lạnh, bảo quản sản phẩm thuỷ sản bằng xốp mịn, thùng nước, biển lạnh, khay nhựa trên tàu khai thác hải sản xa bờ .
Riêng các mô hình sản xuất nước từ muối biển trên tàu khai thác xa bờ được triển khai ít và chậm
2.2. Tập huấn, hội thảo :
Công ty khuyến ngư trung ương phối hợp với các trung tâm khuyến ngư, khuyến nông, trung tâm thuỷ sản và các đơn vị làm công tác khuyến ngư địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho nông ngư dân tại các địa bàn có xây dựng mô hình trình diễn, tổng số 150 lớp trong đó đặc biệt quan tâm đến các nội dung về phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, không sử dụng các loại hoá chất và kháng sinh bị cấm hạn chế sử dụng thuốc và hoá chất trong sản xuất…
Phối hợp với Cục bảo vệ tài nguồn lợi thuỷ sản tổ chức hai tập huấn tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, để tuyên truyền giáo dục ngư dân có ý thức trong khai thác đối với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và trang bị cho ngư dân các kiến thức cơ bản về phòng tránh bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tổ chức 12 lớp tập huấn cho bà con ở các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La để phổ biến pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, vấn đề bảo vệ nguồn lợi kết hợp khai thác hợp lí nguồn lợi, giao quyền quản lí nguồn lợi cho hộ dân, theo chỉ thị 01/CP-TTG về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc khai thác thuỷ sản và tham quan mô hình quản lí nguồn lợi ở một điểm trên hồ chứa.
Phối hợp với ban chỉ đạo chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tổ chức hội nghị nuôi thuỷ sản trên vùng đất cát. Hôi nghị đã trao đổi kinh nghiệm và kĩ thuật nuôi thuỷ sản trên vùng đất cát và nêu ra những vấn đề vướng mắc cũng như cơ chế phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đất cát.
Phối hợp cùng viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III tổ chức hội thảo tập huấn kĩ thuật nuôi một số loài cá biển. Phối hợp với dự án phát triển nuôi thuỷ sản phía Bắc tổ chức lớp nghiệp vụ khuyến ngư cho hơn 40 căn hộ làm công tác khuyến ngư từ cấp huyện trở nên. Phối hợp với dự án cải cách hành chính ngành thuỷ sản tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến ngư cho gần 100 cán bộ làm công tác khuyến ngư và cộng tác viên khuyến ngư của các tỉnh miền Trung, miền Nam. Các lớp tập huấn đều do giảng viên nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động khuyến ngư trình bày về phương pháp luận khuyến ngư và trao đổi kinh nghiệm hoạt động khuyến ngư của một số nước trong khu vực.
Phối hợp với Tổng công ty hải sản Biển Đông tổ chức các lớp tập huấn về khai thác sử lí và bảo quản cá ngừ đại dương, kĩ thuật xảm trép và bảo quản tàu gỗ bằng vật liệu EPOXY. Qua các lớp tập huấn trên ngư dân đã được trang bị thêm các kiến thức và thông tin mới về tiềm năng, đặc điểm sinh học, ngư trường, mùa vụ của các chủng loại cá ngừ đại dương nắm bắt thêm việc tổ chức khai thác để đạt sản lượng cao, cách thiết kế chế tạo ngư cụ và kĩ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm đạt chất lượng cao và cập nhật thêm về thị trường tiêu thụ.
2.3. Thông tin tuyên truyền:
Phổ biến kiến thức và các điển hình sản xuất giỏi thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều phương pháp khác nhau có tác dụng và hiệu quả.
3. Triển khai hoạt động khuyến ngư hướng dẫn người nghèo làm ăn :
Đây là một nhiệm vụ mới đầy kho khăn và thử thách tuy nhiên hoat động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cụ thể: cán bộ Khuyến ngư làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các địa phương hầu hết kiên nghiệm và đây là nhiệm vụ mới thời gian làm công tác xoá đói giảm nghèo chưa nhiều, điều kiện tham gia đào tạo tập huấn ít, chưa lắm đầy đủ chủ chương chính sách, nội dung của chương trình, mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, phương pháp tiếp cận và kỹ năng tổ chức thực hiện, các cán bộ Khuyến ngư tuy có nhiệt tình xong trình độ chưa đáp ừng yêu cầu, kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế.
Mặc dù có những khó khăn nhưng hoạt động xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả sau:
Thống nhất biên soạn xây dựng tài liệu với nội dung tập huấn bám sát chương trình mục tiêu quốc gia và xoá đói giảm nghèo phù hợp với đối tượng tập huấn.
Tập huấn đúng đối tượng, cán bộ đi tập huấn bảo đảm trình độ và khả năng làm nòng cốt cho công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương cơ sở. Thành phần tự tập huấn phối hợp giữa tỉnh, huyện và cơ sở theo tỷ lệ phù hợp 25% cán bộ tỉnh, 25% cán bộ huyện và 50% cán bộ xã.
Với nguồn kinh phí được cấp, công ty Khuyến ngư đã lồng ghép kinh phí tập huấn Khuyến ngư hàng năm cho tập huấn xoá đói giảm nghèo.
Các lớp tập huấn đã áp dụng những hình thức và phương pháp tập huấn kết hợp bài giảng với tham quan mô hình và trao đổi thảo luận, sử dụng các thiết bị hiện đại trong truyền đạt và cung cấp tài liệu kịp thời cho học viên. Tạo điều kiện cho tập huấn sôi động và hấp dẫn.
Giảng viên ở các lớp tập huấn là những cán bộ ở cơ quan quản lý, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc truyền đạt nội dung, trình bày bài giảng góp phần quan trọng giúp học viên có khả năng tiếp thu, nâng cao chất lượng tập huấn.
Các lớp tập huấn tổ chức ở địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa được các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban tỉnh đến dự khai mạc, dộng viên. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn, Sở Lao Đông Thương Binh xã hội tạo điều kiện thuận lợi và trực tiếp dự, chỉ đạo.
Tuy nhiên, công tác hoạt động Khuyến ngư xoá đói giảm nghèo còn một số tồn tại đó là một số địa phương chưa nhận thức rõ ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của công tác tập huấn bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo nên đã không cử cán bộ đi dự. Một số tỉnh cán bộ lãnh đạo của các trung tâm không đi lại cử cán bộ cơ sở đi dự tập huấn. Đồng thời, đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm truyền đạt ở bộ rất khó mời tham dự. Nếu có tham dự cũng yêu cầu phương tiện đi lại và bố trí thời gian ưu tiên. Một số giảng viên ở tỉnh phương pháp sư phạm lại hạn chế, do đó gây khó khăn cho việc tổ chức lớp tập huấn.
4. Các hoạt động khác :
4.1. Hoạt động dịch vụ và cung cấp vật tư phục vụ sản xuât:
Sau khi thành lập công ty dịch vụ Khuyến ngư Trung ương đã đi vào hoạt động ổn định và công ty đã làm công tác dịch vụ với nội dung sau:
Xây dựng mô hình nuôi tôm sú sạch bệnh, năng suất 4 –5 tấn/ha tại Thạch Bằng – Hà Tĩnh, Giao Lạc – Giao Thuỷ – Nam Định: 13 ha ; Kiến Thành - Kiến Thụy – Hải Phòng: 7 ha. Diện tích ao lắng lọc chiếm 20 – 25% tổng diện tích ao nuôi, mật độ thả 35 – 42 con/m2 (cỡ PL 15), sử dụng thức ăn concord của Thái Lan, hệ số thức ăn tại Nam Định là 1,45; Hà Tĩnh là 1,65; tại Hải Phòng là 2,5. Tổng sản lượng đạt 21,6 tấn.
Công ty đã nhập khẩu 1,26 triệu con cá rô phi đơn tính cung cấp cho các tỉnh Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Yên Bái, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cung cấp 5 triệu con giong tôm sú, tôm càng xanh, tôm he chân trắng, 1,5 triệu cá chim trắng. Ngoài ra còn cung cấp số lớn cá lóc, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá chép Việt Nam, chép lai… cho các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên…
Ngoài ra công ty còn cung ứng nhiều loại thức ăn cho nuôi tôm, nuôi cá như ConCord, KP90, Thanh Toàn, Phù Đổng, Vĩnh Thịnh….Các chế phẩm sinh học Dolomite, Dầu gan mực, Vitamin C…các trang thiết bị cho nuôi tôm, cá như lồng nuôi cá phủ bằng Composite, máy thổi khí, hệ thống dẫn khí và sục khí đáy ao, quạt nước.
4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Công ty đang triển khai xây dựng một quy trình sản xuất cá bỗng và 4 tiêu chuẩn ngành về chất lượng cá bỗng bột, cá bỗng hương, cá bỗng giống và cá bỗng bố mẹ.
Công ty đã được Bộ thuỷ sản thông qua đề cương xây dựng một quy trình và 4 tiêu chuẩn ngành về sản xuất giống và chất lượng cá bột, cá hương, cá giống và cá bố mẹ, cá chim trắng nước ngọt.
5. Đánh giá chung:
5.1.. Những kết quả đạt được của công ty Khuyến ngư Trung Ương:
Những hoạt động khuyến ngư đã góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới nông, ngư dân ở khắp các vùng sinh thái: biển, vên biển, đồng bằng, trung du, miền núi… trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thuỷ sản ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Hoạt động khuyến ngư chuyển tải đến nông, ngư dân về chủ trương, chính sách khuyến ngư của Đảng và Chính phủ, về nội dung 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm của ngành thuỷ sản, được đông đảo nông, ngư dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tổ chức thực hiện. Đặc biệt là kỹ thuật ương nuôi cá giống cho bà con vì giống được coi là khâu đầu tiên có ành hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt. Theo nhiều tổng kết khác nhau trên thế giới với cung một điều kiện nuôi trồng, giống tốt có tác dụng nâng coa năng suât vật nuôi, cây trồng thêm ít nhất 30%. Trong nuôi trồng thuỷ sản việc đảm bảo chất lượng cao sẽ quyết định đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đến hiệu quả và tính bền vững. Nhận thấy vai trò to lớn của nguồn giống nên bà con ngư dân đã tham gia tích cực và chủ động sản xuất giống nhân tạo. Hiện nay, các giống cá chủ yếu bà con ương nuôi là cá chép, rô phi, trắm cỏ, rôhu, mrigal, mè vinh, sặc rằn.
Hình thức hoạt động gồm tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền. Hoạt động khuyến ngư của công ty có sức thuyết phục và hấp dẫn đối với bà con ngư dân, đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của dân về kỹ thuật những nghề mới và đối tượng khai thác, nuôi trồng mới. Nhiều nghề sản xuất, đối tượng nuôi do khuyến ngư tạo dựng và tác động đến nay đã trở thành những điển hình trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Ở nước ta, nguồn rác thải hữu cơ rất lớn chưa được sử dụng cho bất cứ ngành sản xuất công nghiệp nào mà đã trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các thành phố, thị trấn. Chính phủ đã phải chi nhiều tiền để đem chôn, nhưng những bãi chôn rác vẫn là nguồn gây ô nhiễm lớn. Cho đến nay nước ta vẫn chưa có công nghệ hữu hiệu để xử lý rác thải chứ chưa nói đến lại tạo thành sản phẩm hữu ích từ rác thải. Sự thành công của việc tạo ra chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nước không những góp phần phát triển nghề nuôi tôm sú mà còn có hiệu quả kinh tế, xã hôi, hiệu quả cải tạo, bảo vệ môi trường tại các thành phố, thi trấn, cả các vùng nông thôn. Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng trên Công ty Khuyến ngư Trung Ương đã làm dịch vụ đưa các chế phẩm sinh học an toàn và các chế phẩm sinh học giúp bà con làm sạch môi trường nước đến tay bà con ngư dân. Chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nước là một giải pháp hữu hiệu trong công nghệ xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản mà không làm hại môi trường xung quanh không gây độc hại cho người và vật nuôi. Thông qua các cán bộ Khuyến ngư bà con đã sử dụng những biện pháp dùng để xử lý cả môi trường nước cũng như chữa bệnh cho các đối tượng nuôi.
Về chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản:
Trong 2 năm triển khai đẫ thực hiện 8 dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản trong nước nghiên cứu thành công, trong đó có các đồi tượng có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, cá bỗng, cá thát lát. Thực hiện 14 dự án nhập công nghệ sản xuất giống, trong đó có 10 dự án nhập cả công nghệ sản xuất giống và đối tượng nuôi, 3 dự án chỉ nhập công nghệ sản xuất giống, đã có 9 dự án đạt kêt quả tốt, 5 dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện. Nhất là hiện nay, giống thuỷ sản nước ngọt còn bộc lộ tồn tại, đó là: cá bột sảm xuất nhiều nhưng thiếu cá giống có chất lượng (cỡ lớn và phẩm chất di truyền cao). Chưa có hệ thống giống quốc gia và thiếu cơ chế về tổ chức quản lý có hiệu lực đảm bảo chất lượng con giống cho người nuôi. Chất lượng giống các loài cá giảm sút nghiêm trọng do hậu quả của chạy đua lợi nhuận trong sản xuất giống dùng cá bố mẹ cỡ nhỏ, đã thoái hoá như cá mè, rô phi tìm mọi cách cho đẻ sớm, cho đẻ quá nhiều lần trong năm như: cá mè, trắm, trôi, tôm sú… ảnh hưởng của lai tạp và cận huyết do phần lớn người làm giống thirus hiểu biết cần thiết về công tác giống thuần và vai trò quan trọng của chất lượng cá bố mẹ đến thế hệ con.
Một số giống loài tôm, cá nuôi có giá trị kinh tế cao trong nước ngọt như: Tôm càng xanh, cá basa, cá lăng, cá chiên, cá bỗng … chưa chủ động sản xuất nhân tạo để có đủ số lượng và giá thành sản xuất còn cao. Hầu hết các giống loài cá nuôi nước lợ, nuôi biển như cá song, cá vược, cá hồng, tôm hùm, cua biển chưa chủ động sản xuất được giống bằng kỹ thuật sinh sản nhân tạo, việc giải quyết giống nhân tạo cho nghề nuôi nhuyễn thể: sò, ngao, bào ngư, ốc, hầu vẫn chưa được tiếna hành.
Do kết quả của khai thác nguồn lợi quá mức và môi trường sinh thái bị thay đổi, công với gia tăng mức độ canh tác nông nghiệp và ô nhiễm môi trừng đã làm gia tăng nguy cơ suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi giống thuỷ sản nói riêng trong các vực nước tự nhiên. Việc chú trọng bảo vệ nguồn gen giống thuỷ sản, tăng cường mạng lưới giống bù đắp nguồn lợi giống tự nhiên suy giảm và đáp ứng nhu cầu giống cho nuôi trồng thuỷ sản là hết sức bức bách.
Tổ chức chuyển giao cho sản xuất giống đại trà nhiều kết quả nghiên cứu thành công trong nước như chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao, tôm rảo, tôm càng xanh qui mô nông hộ, cá thát lát, cá bỗng, cá rô phi dòng GIFT, rô phi đơn tính, ốc hương, cá rô đồng, ca lóc đen, cá tra… trong đó có nhiều đối tượng có giá trị xuất khẩu và có ý nghĩa quan trọng đối vơi các tỉnh miền núi như cá bỗng. Góp phần thúc đẩy phong trào sản xuât giống thuỷ sản phát triển mạnh và cung cấp đủ số lượng, chất lượng tốt và đúng mùa vụ.
Nhập nhiều đối tượng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện Việt Nam và nhập công nghệ sản xuất giống thành công như Hầu thái bình dương, Bào ngư xanh, cá chim trắng nước ngọt, cá tiểu bạc, cá chim trắng toàn thân, cá tầm, cá quế, tôm càng xanh toàn đực… có nhiều đối tượng đã sản xuất giống cung cấp cho phong trào nuôi hạn chế được việc nhập khẩu từ nước ngoài như cá chim trắng, tôm càng xanh toàn đực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giống và giảm giá giống so với nhập khẩu
Ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống nước ngoài vào điều kiện của Việt Nam, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống trong nước như: kỹ thuật ương nuôi cá song cỡ 1-2 cm lên cá cỡ 8-10 cm, kỹ thuật chuyển đổi giới tính tôm càng xanh, tạo tiền đề cho các đơn vị nghiên cứu trong ngành thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo cá song, sản xuât giống tôm càng xang toàn đực.
Việc triển khai thực hiện các mô hình ương nuôi cá bột thành cá giống ở các vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn miền núi và hải đảo đã giúp cho bà con, đặc biệt là đồng bào dân tộc nắm được qui trình kỹ thuật ương nuôi cá giống, đồng thời thay đổi quan niệm của bà con là thả cá giống nhỏ cũng như thả cá giống lớn. Việc xây dựng các mô hình trình diễn như vậy cũng đã hình thành mạng lưới cung cấp cá giống tại chỗ, giảm giá thành cho chi phí vận chuyển và nâng cao chất lượng con giống…
Nguyên nhân thành công:
Nội dung khuyến ngư được nông, ngư dân tích cực hưởng ứng thực hiện, từ đó 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm của ngành, nhất là các chương trình về nuôi trồng thuỷ sản đã nhanh chóng đi vào sản xuất và trỏ thành phong trào quần chúng rộng khắp trong nhân dân.
Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ thuỷ sản, sự phối hợp và tạo điều kiện cho hoạt động khuyến ngư nói chung của các đơn vị thuộc Bộ thuỷ sản.
Các cấp, các ngành, các hội nghề nghiệp, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan thông tin đại chúng đã tích cực hỗ trợ, phối hợp chỉ đạo, tạo điều kiện tiến hành công tác khuyến ngư thuận lợi.
Hệ thống khuyến ngư từng bước được hoàn thiện và đi vào hoạt động có nề nếp.
5.2.2. Những hạn chế cần khắc phục:
Về tổ chức: Công ty Khuyến ngư Trung ương mặc dù đã được thành lập và đi vào hoạt động 3 năm, song lực lượng cán bộ còn hạn hẹp, trang bị còn rất nghèo nàn
Công tác khuyến ngư tập trung nhiều trong nuôi trồng thuỷ sản, các lĩnh vực khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm còn ít do chưa có định mức về khai thác, bảo quản, chế biến, mặt khác hoạt động khuyến ngư trong lĩnh vực khai thác và chế biến đòi hỏi đầu tư lớn hơn rất nhiều so với nuôi trồng thuỷ sản, ngoài khả năng đầu tư của nông, ngư dân cũng như khuyến ngư.
Công tác khuyến ngư đôi khi còn đi chậm so với thực tế sản xuất. Các tiến bộ kỹ thuật là kết quả thành công trong nghiên cứu hoặc từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, phải qua khâu sản xuất thử rồi mới chuyển giao tới người sản xuất thông qua khuyến ngư. Do vậy trong thực tế một số công nghệ hoặc đối tượng nuôi cần thiết chuyển giao lại đi sau thực tế sản xuất như nuôi ốc hương, điệp, nuôi cá bống tượng trong lồng…
Nhiều qui định trong nghị định 13/CP không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh nên đã hạn chế tính tích cực của công tác khuyến ngư, như việc tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến ngư của các nước, mức hỗ trợ kinh phí triển khai xây dựng mô hình tại các vùng sâu, vùng xa và mô hình khai thác, chế biến thuỷ sản thấp, không khuyến khích các hộ nông ngư dân tham gia.
Về xây dựng mô hình trình diễn: một số điểm mô hình chưa được triển khai mặc dù đãc ký hợp đồng giữa công ty Khuyến ngư Trung ương với địa phương, đặc biệt các mô hình khai thác hải sản xa bờ và mô hình sơ chế bảo quản sản phẩm không được thực hiện.
Về thông tin tuyên truyền: Khối lượng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đảm bảo thường xuyên và nhất là chưa đáp ứng cho thời vụ sản xuất.
Về chương trình khuyến ngư phát triển giống:
Bộ thuỷ sản chưa có chương trình phát triển giống trong giai đoạn 2001-2010, vì vậy định hướng, nội dung và chiến lược cho công tác khuyến ngư phát triển giống chưa rõ ràng.
Nguồn kinh phí cho chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản còn ít, trong khi đó lại phân thành nguồn trung ương và địa phương. Trong thời gian vừa qua chủ yếu mới sử dụng được nguồn cấp cho Trung Ương, còn nguồn cấp cho các địa phương chưa được sử dụng hoặc sử dụng cho chương trình mục tiêu khác.
Chế độ báo cáo định kỳ theo tháng hoặc quí của các đơn vị, tổ chức làm công tác khuyến ngư chuyển giao công nghệ sản xuất giống tuy đã được thực hiện ở một số đơn vị song chưa đầy đủ và thường xuyên.
Đây là những năm đầu tiên thực hiện chương trình khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản, vì vậy nội dung triển khai còn hạn chế, số lượng đơn vị tham gia chuyển giao và nhận chuyển giao còn ít so với yêu cầu thực tế.
Các dự án khuyến ngư phát triển giống thuỷ sản thường được thực hiện trong thời gian 2 năm, vì vậy đến nay chưa tổ chức chưa đánh giá nghiệm thu các dự án đã triển khai, nên việc đánh giá hiệu quả của chương trình giống năm 2001-2002 chưa được thực hiện.
Trong công tác khuyến ngư, hạn chế là chưa có một chương trình khuyến ngư dài hạn được hoạch định, quản lý, tiến hành và đánh giá theo từng giai đoạn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triênt nuôi trồng tại địa phương, nhiều địa phương cong lúng túng trong việc đưa ra con giống gì, nuôi con gì, do vậy mà thời gian qua hoạt động nuôi trồng còn mang tính tự phát.
Về khai thác:
Cho đến nay chế biến thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn khai thác tự nhiên, lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vào tính chất manh mún và thời vụ của nguồn lợi hải sản nhiệt đới. Nuôi thuỷ sản chưa trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu và ổn định cho chế biến. Sản xuất nguyên liệu với trình độ công nghệ thấp, giá thành cao và bảo quản sau thu hoạch kém là nghuyên nhân chính làm giảm hiệu quả khu vực chế biến xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thi trường thế giới. Vì thế vai trò của công tác khuyến ngư là rât quan trọng khi đưa kỹ thuầt nuôi trồng thuỷ sant đén bà con ngư dân tuy nhiên công tác khuyến ngư đã chưa đi sâu vào từng đối tương ngư dân nên vấn đề về nguyên liệu xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng nghề cá (cảng cá, chợ cá, cung ứng, tiêu thụ, vận chuyển, hệ thống đường giao thông ở nhiều vùng sản xuất nguên liệu thuỷ sản..) còn quá yếu kém không thể đáp ứng được nhu cầu tổ chức bảo quản sau thu hoạch, quản lý nguồn lợi, định hướng cho xuất khẩu, công khai hoá hoạt động thương mại thuỷ sản, giúp thị trường tự kiểm soát và điều chế giá cả thông qua đó điều tiết sản xuất. Chính vì thế gây khó khăn không nhỏ cho công tác khuyến ngư nói chung và các cán bộ làm công tác khuyến ngư tại công ty nói riêng.
Về lao động do tập quán và thói quen lâu đời của ngư dân chưa được đào tạo những kiến thức cấn thiết là yếu tố cản trở việc áp dụng các công nghệ mới và những thao tác kỹ thuật trong bảo quản sau thu hoạch
Do khai thác – nuôi trồng và chế biến – tiêu thụ chưa tạo được mối liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau theo một chiến lược sản phẩm xuyên suốt tất cả các khâu, các doanh nghiệp chế biến chưa coi việc góp phần thúc đẩy sản xuất nguyên liệu là trách nhiệm của mình, chưa có trách nhiệm đầy đủ hỗ trợ ngư dân trong việc áp dụng kỹ thuật mới bảo quản sau thu hoạch.
5.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên:
Khó khăn lớn nhất và kéo dài trong nhiều năm đến nay là hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở chưa được kiện toàn và chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu công tác khuyến ngư ngày càng lớn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai các hoạt động khuyến ngư. Bộ máy, lực lượng cán bộ của công ty Khuyến ngư Trung ương chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Tổ chức khuyến ngư ở địa phương chưa thống nhất, tổ chức khuyến ngư ở cấp huyện còn ít, ở cấp xã thì hầu như chưa có.
Công tác kiểm tra, hướng dẫn của công ty Khuyến ngư Trung ương với các cơ quan chuyển giao công nghệ hoặc tiếp nhận công nghệ chưa thường xuyên. Chưa phát hiện kịp thời các vướng mắc của quá trình triển khai để có điều chỉnh kịp thời và hiệu quả. Trong năm qua việc tổ chức các kỳ họp chuyển giao công nghệ hoặc tiếp nhận công nghệ ít được tổ chức.
Cơ chế chi hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn theo thông tư 02 LB/TT đã được tháo gỡ một phần song việc triển khai các điểm mô hình trình diễn về khai thác, sơ chế, bảo quản nguyên liệu, bảo vệ nguồn lợi và môi trường chỉ được hỗ trợ một phần nhỏ như nuôi trồng thuỷ sản đã không khuyến khích các hộ ngư dân tham gia.
Phương tiện và thiết bị triển khai hoạt động của công ty Khuyến ngư Trung ương và một số địa phương còn thiếu và nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng các yêu cầu nội dung phong phú, đa dạng và ngày càng lớn của công tác khuyến ngư.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NGƯ CỦA CÔNG TY KHUYẾN NGƯ TRUNG ƯƠNG
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM TỚI:
Với tiềm năng mặt nước của 3250km bờ biển và trên 3000 hòn đảo, trên dưới 2000.000ha mặt nước biển, ven biển, nước ngọt có khả năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, tạo ra nhiều việc làm và tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu.
Để khai thác tiềm năng đó những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chủ chương, biện pháp đầu tư, chỉ đạo phát triền ngành kinh tế thuỷ sản từng bước đưa ngành kinh tế thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Khuyến ngư là một trong nhiều biện pháp để thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu trên. Nhiệm vụ của công tác khuyến ngư nói chung và của công ty Khuyến ngư nói riêng đặt ra rất lớn đi đầu trong việc trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho ngư dân nông dân. Tạo ra các mô hình mới khuyến cáo nông, ngư dân học tập và làm theo, kể cả các kiến thức nuôi trồng, khai thác, chế biến bảo quản, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển và bảo vệ nguồn lợi phát triển bền vững.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và Ngành thuỷ sản, công tác khuyến ngư của công ty Khuyến ngư trong thời gian tới hoạt động theo phương hướng sau:
Nghiên cứu đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao ở vùng nước sâu xa bờ và các tuyến đảo, nghiên cứu bổ sung về biến động nguồn lợi, trữ lượng và khả năng khai thác thuỷ sản vùng biển gần bờvà các sông lớn, sinh thái vùng cửa sông ven biển và hồ.
Nghiên cứu tập tính sinh học, phân bố, di cư và qui luật biến động của các đối tượng khai thác chủ yếu, nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện môi trường sinh thái với các đối tượng khai thác và kiểm tra dự báo.
Nhgiên cứu mối quan hệ giữa cường độ khai thác, cơ cấu nghề nghiệp ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ven biển gần bờ và cửa sông ven biển. Qui hoạch lại cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức sản xuất và phân tuyến khai thác cho phù hợp tiềm năng nguồn lợi từng vùng biển.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm, công tác khuyến ngư cần triển khai với nhiều đối tượng, ở các vùng sinh thái khác nhau song phải có trọng điểm, có bước đi phù hợp và có sự quản lí thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung chuyển giao công nghệ và nhập các công nghệ mới từ nước ngoài đối với các đối tương sản xuất có giá trị. Trong quá trình thực hiện phải vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu hàng đầu.
Tăng cường xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới nhập và ưu tiên xuất khẩu. Các đối tượng chủ lực là cá rô phi đơn tính, tôm sú, các đối tượng nuôi trên biển và nuôi trên vùng đất cát. Quan tâm đến việc xây dựng mô hình quản lí cộng đồng, mô hình nuôi có quản lí tốt.
Tập trung nguồn lực khuyến ngư phục vụ chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản với các đối tương nuôi có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu trong đó chú trọng tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân ở những vùng mới qui hoạch chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi tôm, cá, xây dựng mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh, thâm canh, với qui trình ít thay nước và thay nước đã qua xử lí, mô hình nuôi biển đồng thời xây dựng mô hình nuôi các đối tượng truyền thống theo hướng hiệu quả ổn định bền vững nhằm giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư trong các lĩnh vực khai thác, bảo quản và sơ chế sản phẩm, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Xây dựng mô hình trình diễn phục vụ chương trình đánh bắt hải sản xa bờ: mô hình cải tiến lưới vây, mô hình cải tiến lưới kéo, câu cá chân rạn, câu cá ngừ đại dương, lưới rê 3 lớp, ứng dụng các thiết bị thuỷ lực trên tàu, phủ composite chống hà, cải tiến máy thu lưới, mẫu lưới vây cải tiến dễ dàng cơ giới hoá, mẫu vàng câu cá ngừ đại dương và mở rộng điểm xây dựng mô hình về khai thác, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và an toàn trên biển.
Tập huấn về an toàn vệ sinh bến bãi, cầu cảng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sơ chế bảo quản sản phẩm bằng các phương thức khác nhau để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm khai thác, nuôi trồng. Xây dựng các mô hình sơ chế bảo quản sản phẩm thuỷ sản ở các vùng nuôi tập trung và vận chuyển hàng thuỷ sản tươi sống, hướng dẫn các trang trại thực hành chế biến xuất khẩu qui mô trang trại. Mô hình lắp hầm bảo quản lạnh trên tàu khai thác, sử dụng nước biển lạnh làm lạnh cá, khay chứa và vệ sinh hầm tàu, lắp máy sản xuất nước đá vẩy trên tàu khai thác hải sản xa bờ.
Triển khai mạnh mẽ công tác khuyến ngư về giống thuỷ sản để từng bước sản xuất đủ giống các giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, sản xuất thoả mãn các giống loài nuôi thuỷ sản truyền thống theo hướng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phù hợp, cung cấp tại chỗ, đúng mùa vụ nuôi cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước hạn chế đến mức thấp nhất việc phải vận chuyển giống thuỷ sản từ vùng này sang vùng khác.
Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động khuyến ngư từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong quá trình phát triển ngành thuỷ sản nhằm phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về nghề cá cho nông, ngư dân.
II- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHUYẾN NGƯ NHỮNG NĂM TỚI:
1. Các cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho công tác khuyến ngư:
Trước tiên cần làm cho các cấp các ngành cá nhận thức mới đầy đủ về việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Tiềm năng thuỷ sản là to lớn, có thị trường tiêu thụ tương đối dễ dàng và kinh doanh có lãi so với một số ngành kinh tế khác. Song việc đầu tư cho thuỷ sản kể cả vật tư và trang bị kiến thức cho nông ngư dân là khó khăn và tốn kém. Công tác khuyến ngư tốn kém hơn nông nghiệp. Từ nhận thức mới này mới tạo điều kiện thuận lợi cho khuyến ngư hoạt động.
Để hoạt động khuyến ngư mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ đơn thuần dựa vào khoa họ công nghệ mà các cơ chế chính sách có vị trí và vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cần bố sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách đối với công tác khuyến ngư trong thời gian tới, hành lang pháp lý đó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển và tạo điều kiện để xã hội hoá công tác khuyến ngư. Nội dung cơ bản của các cơ chế chính sách nhà nước hỗ trợ nông dân tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, những đối tượng sản xuất mới nâng cao hiệu quả sản xuất như:
Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến ngư: Ngoài các nguồn như hiện nay cần có những qui định về việc dành thuế sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản cho hoạt động khuyến ngư của mỗi địa phương, kể cả việc xây dựng và hoạt động của các câu lạc bộ khuyến ngư.
Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ khuyến ngư: Ngoài những khoản như qui định hiện hành cần có chính sách qui định việc chi cho các nội dung như giống mới, nghề mới, khai thác, bảo quản và chế biến sản phẩm….Đối với các vùng sâu, vùng xa khi xây dựng điểm mô hình Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ chi phí về giống, thức ăn, vật tư, trang thiết bị chủ yếu. Nguồn ngân sách cấp cho khuyến ngư có thể sử dụng để hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật do nghiên cứu hoặc do thực tế sản xuất xuất hiện.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực khuyến ngư, kể cả đào tạo trong nước và nước ngoài. Chính sách khuyến khích các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các tổ chức kinh tế- xã hội, các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo tham gia hoạt động khuyến ngư. Đặc biệt đối với các tỉnh có diện tích chuyển đổi mạnh từ đất nông nghiệp và đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản, cần bổ sung lực lượng cán bộ khuyến ngư để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Chính sách ưu tiên cho cán bộ khuyến ngư công tác ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa và chi phí hỗ trợ cho cán bộ khuyến ngư đi cơ sở.
2. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, cá nhân để thúc đẩy các hoạt động khuyến ngư và từng bước xã hội hoá công tác khuyến ngư:
Phải có văn bản ký kết giữa ngành thuỷ sản và các tổ chức kinh tế – xã hội, đoàn thể quần chúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1771.DOC