Tài liệu Chuyên đề Mối quan hệ thị trường theo không gian: Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 1 Nhóm 1-5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MARKETING NÔNG NGHIỆP
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG
THEO KHÔNG GIAN
GVGD: TS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.5
Cần Thơ, 10/2010
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 2 Nhóm 1-5
Chương 5
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN
5.1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG
GIAN
5.1.1 Khái quát quan hệ thị trường theo không gian
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định
theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của
sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng
cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia
trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường là nơi ...
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Mối quan hệ thị trường theo không gian, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 1 Nhóm 1-5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MARKETING NÔNG NGHIỆP
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG
THEO KHÔNG GIAN
GVGD: TS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.5
Cần Thơ, 10/2010
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 2 Nhóm 1-5
Chương 5
QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN
5.1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG
GIAN
5.1.1 Khái quát quan hệ thị trường theo không gian
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định
theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của
sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng
cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia
trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất
định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường
chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là
một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan
hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan
hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong
kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị
trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
Tóm lại, quan hệ thị trường theo không gian là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán ở các thời điểm khác nhau. Hay nói cách khác quan hệ thị trường theo
không gian là quan hệ dựa vào đó giá cả theo không gian đề cập đến giá cả của
một loại hang hóa trên các thị trường ở các vùng khác nhau và sự lưu chuyển
hàng hóa giữa các thị trường / vùng đó. (Theo
1
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 3 Nhóm 1-5
5.1.2 Chi phí lưu thông và cơ cấu giá theo không gian.
5.1.2.1 Chi phí lưu thông.
Chi phí lưu thông là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ,
thực hiện giá trị hang hóa; bao gồm chi phí lưu thông thuần túy và chi phí
lưu thông bổ sung, [1, trang 23].
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh thì chi phí lưu thông hang hóa
là nhân tố chủ yếu xác định quan hệ giá cả giwua các vùng .Chi phí lưu
thông kể cả chi phí bốc dỡ, quản lí cũng như vận chuyển thường tương đối
cao so với giá trị sản phẩm ở nông trại, đặc biệt đối với sản phẩm dễ hư
hõng. Nếu chi phí vận chuyển và chi phí tiêu thụ chiếm tỉ trọng cao so với
giá người tiêu dung có thẻ thay đổi đáng kể đến mức thu nhập của người
sản xuất, [ 2, trang 139 ].
5.1.2.2. Cơ cấu giá cả theo không gian
Cơ cấu giá cả theo không gian là cơ cấu giá cả cho biết giá cả của một loại
hang hóa trên các thị trường ở các vùng khác nhau và sự lưu chuyển hang
hóa giữa các thị trường / vùng đó.
Trong các điều kiện thị trường cạnh tranh với sản phẩm đồng nhất thì
những nguyên tắc qui định đến sự khác biệt về giá cả giứa các vùng là mức
chênh lệch về giá cả giữa hai vùng (hoặc thị trường) bất kỳ có giao thương
với nhau bằng đúng với chi phí lưu thồng.Mức chênh lệch về giá cả giữa
hai vùng (hoặc thị trường) bất kỳ không có giao thương với nhau thì bằng
hoặc thấp hơn chi phí lưu thồng.Mức chênh lệch giá cả giữa hai vùng
không thể cao hơn chi phí lưu thông. Nguyên nhân của vấn đề có thể nhận
biết dễ dàng: nếu giá cả chênh lệch lớn hơn chi phí lưu thông thì người
kinh doanh có thể mua sản phẩm từ thị trường có giá thấp và chuyển đến
thị trường có giá cao bán để hưởng lợi nhuận. Quá trình kinh doanh khiến
giá cả của thị trường giá thấp sẽ tăng lên và giá của thị trường giá cao giảm
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 4 Nhóm 1-5
bớt. Việc kinh doanh này sẽ được tiếp tục cho đến khi nào lợi nhuận của
kinh doanh không còn nữa, có nghĩa là sự chênh lệch về giá cả giữa hai
nơi không còn vượt quá chi phí lưu thông. Các nguyên tắc có liên quan đến
việc xác định cơ cấu giá cả theo không gian có thể được minh họa bằng
hình 1. Giả sử có 2 thị trường A và B giao nhận từ nơi khác nhau chuyển
đến để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chổ hoặc xuất khẩu. Hai nơi sản xuất
lúa gạo là X và Y. Chi phí lưu thông hàng hóa giữa các địa điểm được thể
hiện trên các đường thẳng nối các địa điểm. Nếu có được số liệu về giá cả
lúa gạo ở một địa điểm bất kì thì ta có thể xác định mức giá lúa gạo các
điểm còn lại, [3, trang 39, 40].
Hình 1. Mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và giá cả mặt hàng gạo
giữa hai khu vực sản xuất (X,Y) và hai thị trường (A,B)
Thí dụ: khi ta biết được giá lúa gạo tai A là 3.000 đồng/kg. Lúa gạo
có thể được chuyển từ A sang B với mức lưu thông là 500 đồng/kg thì mức
giá tối đa tạ B có thể là 3500 đồng/kg. Tuy nhiên, gạo có thể mua được tại
X với giá 2900 đồng/kg (bằng giá tại A trừ bớt 100 đồng ). Gạo mua tại X
có thể chuyển đến tại B với giá 3300 đồng/kg ( 2900 đồng + 400 đồng chi
phí lưu thông). Gía gạo tại B được xác định dựa theo giá thu mua tối thiểu
A
X B
Y
100đ
400đ
200đ
500đ
300đ
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 5 Nhóm 1-5
( 3300 đồng thay vì 3500 đồng) đối với người sản xuất tại Y, họ có thể
tiêu thụ lúa gạo tại thị trường A hoặc B. Nếu họ lựa chọn thị trường A thì
mức giá họ nhận được là 2700 đồng/kg ( = 3000đồng – 300đồng chi phí
lưu thông). Nếu họ lựa chọn thị trường B thì mức giá họ nhận được là 3100
đồng(= 3300đồng – 200đồng). Do đó tiêu thụ ở thị trường B sẽ có lợi
nhuận cao hơn thị trường B sẽ là cơ sở để xác định giá trị tai Y.
Thí dụ trên minh họa cho thấy rằng:
- Nguồn cung cấp có chi phí thấp nhất sẽ quyết định mức giá
cả tại thị trường tiêu thụ;
- Người sản xuất bán sản phẩm của mình tại nơi đem lại lợi
nhuận cao nhất;
- Giá cả tại đại bàn sản xuất hàng hóa bằng với giá trị tại thị
trường tiêu thụ trừ bớt chi phí lưu thông/ đơn vị sản phẩm đến thị trường
đó.
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 6 Nhóm 1-5
5.2 PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH THEO KHÔNG GIAN
5.2.1 Mô hình hai khu vực không có chi phí lưu thông
Xét mô hình đơn giản gồm một sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ
tại hai khu vực khác nhau. Trong trường hợp không có giao thương giữa 2
nơi thì giá cả tại mỗi khu vực được xác định bởi các đường cung và đường
cầu của khu vực. Hình (2a) và (2b) minh hoạ cho trường hợp này. Tại khu
vực X, cung và đường cầu DX và đường cung SX xác định mức giá tại X là
Oa. Tại khu vực Y, đường cầu DY tương đối thấp và đường cung SY thể
hiện tình hình cung ứng dồi dào nên mức giá tại Y thầp hơn, với giá là Ob.
Khi không có giao thương giữa 2 khu vực thì các mức giá này và các lượng
hàng hoá tiêu thụ tương ứng thể hiện mức cân bằng tại từng khu vực.
Nếu 2 khu vực có giao thương với nhau và giả định rằng chi phí lưu
thông là 0,các thương lái sẽ nhận là giá cả của sản phẩm ở Y mức thấp ở
X. Nếu mua sản phẩm ở Y và bán lại ở X thì có thể thu được chênh lệch
giá. Các thương lái sẽ tham gia việc mua bán này vì mục đích lợi nhuận .
Một phần lượng cung ở Y chuyển sang X và điều này khiến giá ở Y tăng
trong khi giá ở X giảm. Với giả định là chi phí lưu thông bằng không thì
việc mua bán này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra nên giá ở X còn cao hơn Y. Đến
một lúc nào đó thì lượng hàng hoá lưu chuyển từ Y sang X đủ lớn khiến
giá cả 2 nơi bằng nhau.
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 7 Nhóm 1-5
Việc giao thương tạo ra hiệu quả tổng hợp về đường cung và đường
cầu của 2 khu vực. Hình (2c) thể hiện đường cung và đường cầu tổng
hợp. Giao điểm giữa 2 đường thể hiện mức giá cân bằng chuyển sau cùng
là Oc và lưọng sản phẩm trao đổi là n lưọng hàng hoá từ Y chuyển di (fg)
và lượng hàng hoa X nhận được(de) là bằng nhau ở mức gia Oc.
Một phương pháp khác thuận tiện hơn để trình bày vấn đề là dùng
đò thị ghép được thể hiện ở đồ thị 3, đường cung và đường cầu ở khu vực
Y thể hiện ở bên phải theo qui ước thông thường. Tuy nhiên đường cung
và đường cầu của khu vực X đựoc thẻ hiện mức chênh lệch của lượng
cung vượt lượng cầu ở mức gia khác nhau. Hai đường thặng dư cung ứng
ESX và ESY cắt nhau tại điểm J thể hiện mức giá cân bằng Oc khi có giao
thưong. Khoảng cách cj (=Oh) thể hiện số lượng được chuyển từ Y sang
X .[3, trang 40]
Dx Sx
e d O
b
c
f g
Dx Sx
c
O
Dx+y
Qy
P P
Qx
Khu vực X Khu vực Y Tổng hợp
Hình 2: Giao thương giữa hai khu vực có sự khác biệt về cung cầu sản
phẩm
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 8 Nhóm 1-5
5.2.2 Mô hình hai khu vực không có chi phí lưu thông
Trong trường hợp hai khu vực có chi phí lưu thông hàng hóa sẽ
được thông thương giữa hai khu vực đến khi nào mức chênh lệch giá cả
giữa hai khu vực bằng chi phí lưu thông thì mức cân bằng của khu vực
sản xuất sản phẩm bán sẽ thấp hơn khu vực nhận sản phẩm, sự khác biệt
bằng chi phí lưu thông. Hình 4 thể hiện đường cung và đường cầu của
khu vực Y được dịch chuyển lên một khoảng cách t đúng bằng với chi phí
lưu thông/đơn vị sản phẩm. Cách thể hiện này một đường giá bất kỳ
không thể hiện mức giá bằng nhau giữa hai khu vực mà thể hiện mức giá
chênh lệch nhau bằng chi phí lưu thông.
Trong sơ đồ ghép ở hình 5, đường cung và đường cầu của khu vực
Y được dịch chuyển lên một khoảng cách bằng với mức chi phí lưu thông.
Giao điểm của các đường thặng dư cung ứng của X và Y ở j' thể hiện mức
giá ở hai khu vực khác biệt nhau đúng bằng mức chi phí lưu thông.
Lượng hàng hóa lưu thông giữa hai khu vực là c'j', ít hơn trường hợp chi
phí lưu thông bằng không.
Khu vực X
P
Qx
Khu vực Y
O h f g d e
ESx
Dx
Dy
ESy
Sx Sy
Hình 3: Đồ thị ghép thể hiện giá cả và lượng sản phẩm trao đổi giữa 2 khu
vực
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 9 Nhóm 1-5
Dx
Khu vực X Khu vực Y Tổng hợp
Sx
e’ d’ O
b
c’
f’ g’
Dx Sx
c’
O
Dx+y
Qy
P P
Qx n’ t
Hình 4: Tác động của chi phí vận chuyển (t) đến giá cả và lượng hàng
hoá nông nghiệp
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 10 Nhóm 1-5
Hình 6 thể hiện mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và số lượng sản
phẩm trao đổi giữa hai khu vực. Các đường ESX và ESY trong hình 3
được sử dụng lại. Đường “số lượng trao đổi” thể hiện khoảng cách theo
đường thẳng đứng ESX và ESY. Dựa theo đường này, chi phí lưu thông
được xác định trên trục tung, còn lượng hàng hóa thể hiện trên trục
hoành,[3, trang 40].
Sx
ESx
d’ e’ Qx
Dx
Dy ESy
Sy
g’ f’ h‘ t’
O’
j’ c’
Hình 5: Đồ thị ghép thể hiện tác động chi phí vận chuyển đến giá cả
và lượng hàng hoá trao đổi
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 11 Nhóm 1-5
5.2.3 Mô hình ứng dụng đơn giản về cân bằng theo không gian
Xét mô hình khu vực với đường cầu dạng tuyến tính. Mức sản xuât
của hai khu vực là cố định, chi phí lưu thông đã biết trước. Vùng 1 là
vùng có năng lực thặng dư vùng 2 là vùng nhập sản phẩm. Goi:
Q1* và Q2* là lượng sản phẩm được sản xuất ở vùng 1 và vung 2.
Q1' và Q2' là lượng cầu sản phẩm ở vùng (kể cả lượng nhập về).
R là chi phí lưu thông/sản phẩm
P1 +R là mức cân bằng ở vùng 2
Giả định đường cầu sản phẩm ở hai vùng có dạng tuyến tính giống
nhau. Khi có giao thương tình trạng cân bằng:
Q1' = a + b P1 (1)
Q2' = a + b(P1 +R) (2)
5.2.4 Bài toán vận tải
Esx - ESy
ESX
P
ESy
j
t
h’ h
Px
O
Hình 6: Giá cả và lượng hàng hoá trao đổi giữa hai khu vực vào sự
chênh lệch giữa hai đường thặng dư cung ứng
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 12 Nhóm 1-5
5.2.4.1 Khái niệm bài toán vận tải
Lượng cung và lượng cầu sản phẩm tại địa điểm và cước phí vận
chuyển từ nơi cung cấp đến địa điểm tiêu thụ , người ta lập một kế hoạch
phân phối sản phẩm từ nơi cung cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tai địa
điểm tiêu thụ với chi phí vận chuyển thấp.
m địa điểm sản xuất: n địa điểm tiêu thụ
Nhà máy 1 Thị trường 1
Nhà máy 2 Thị trường 2
Nhà máy 3 Thị trường 3
Bài toán vận tải nhằm lập kế hoạch phân phối sản phẩm từ nơi cung
cấp đến nơi tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại địa điểm
tiêu thụ với chi phí thấp nhất.V ới đi ều ki ện c ủa d ạng b ài to án t ổng
quát:
- m địa điểm sản xuất:
S1 cung ứng sản lượng s1 Si là địa điểm cung ứng thứ i
S2 cung ứng sản lượng s2 i= ( 1,m)
Sm cung ứng sản lượng sm
- n địa điểm tiêu thụ:
D1 có nhu cầu d1 Dj là đặc điểm tiêu thụ thứ j
D2 d2 j= ( 1,n )
Dn dn
- Tổng lượng cung = Tổng lượng cầu
∑ si=∑ d j
Gọi ijc là chi phí vận chuyển từ Si đến Dj, ta có ma trận cước phí
vận chuyển
Nông sản
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 13 Nhóm 1-5
C =
c11c12 . ..c1n
c21 c22 . . .c2n
c31 c32 . ..c3n
rli
Xây dựng kế hoạch vận chuyển lượng nông sản thích hợp từ địa
điểm cung ứng đến từng địa điểm tiêu thụ phải thỏa mãn những yêu cầu
sau:
Các điểm cung ứng đều cung ứng hết lượng nông sản sẵn có;
Các điểm tiêu thụ có đủ nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ;
Tổng chi phí vận chuyển là thấp nhất.
5.2.4.2 Xây dựng bài toán vận tải
Gọi xij là khối lượng hàng hóa được vận chuyển từ Si đến Dj
Mô hình bài toán :
Ta có hàm mục tiêu là : Tổng chi phí vận chuyển
(1)
1 1
( )
m n
ij ij
i j
f x c x
min
với các điều kiện ràng buộc:
(2) ∑
j= 1
n
xij = si (i = 1,m )
∑
i=1
m
xij = dj (j = 1, n )
(3) xij 0 ( i = 1, m ; j = 1, n )
5.2.4.3 Giải bài toán vận tải
- Bước 1: Lập phương án ban đầu: Dùng phương pháp ưu tiên phân
phối cho ô có cước phí nhỏ nhất;
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 14 Nhóm 1-5
- Bước 2: kiểm tra dấu hiệu tối ưu của lời giải;
- Bước 3: cải thiện kế hoạch khi chưa đạt phương án tối ưu;
- Bước 4: lặp lại từ bước 2 cho đến khi cho đến khi đạt được kế
hoạch tối ưu, [3, trang 46].
5.2.4.4 Ví dụ minh họa v ề bài toán vận tải
Công ty vận tải Cần Thơ nhận một hợp đồng vận tải gạo cho công
ty xuất nhập khẩu lương thực Mekong. Lượng gạo được chuyển từ 3 kho:
Trà Nóc, Phụng Hiệp và Cần Thơ đến 2 địa điểm nhận là: TP Hồ Chí
Minh, Sóc Trăng. Lượng gạo tại các kho cần giao và lượng gạo cần nhận
tối thiểu tại các kho đến, và chi phí vận chuyển ( ngàn đồng/ tấn) từ các
kho giao đến các kho nhận cho trong bảng:
Nơi nhận hàng
Lượng cần nhận
TPHồ Chí Minh
1200 T
Sóc Trăng
800 T
Nơi chuyển hàng (chi phí vận chuyển ngàn đồng/tấn)
S1: Trà Nóc 1000T 200 130
S2: Phụng Hiệp 300T 80 30
S3: Cần Thơ 700T 40 70
Nguồn: Nhóm 5 tổng hợp.
- m=3 địa điểm sản xuất
- n=2 địa điểm tiêu th
xi j là khối lượng gạo được vận chuyển từ s i =d i , ta có bảng vận tải
cung
200 130
X11 X12
80 30
X21 X22
40 70
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 15 Nhóm 1-5
1000
300
700
Cầu 1200 800
Nguồn: Nhóm 5 tổng hợp.
Ta có hàm mục tiêu là : Tổng chi phí vận chuyển
Điều kiện 1 : Z = 200 x11 + 130x12 + 80x21 + 30x22 + 40x31 +70x32 min
Điều kiện 2:
Cung x11 + x12 = 1000
X21 + x22 = 300
X31 + x32 = 700
Cầu x11 + x21 + x31 = 1200
X12 + x22 + x32 = 800
với xij > 0; i=1,2,3; j=1,2
5.2.5 Bố trí số lượng, quy mô và vị trí của các ngành sản xuất
5.2.5.1 Mô hình đơn giản
Xem xét mô hình đơn giản về xác định vị trí xây dựng xí nghiệp
sản xuất Nhản khô. Xí nghiệp sản suất một loại sản phẩm được tiêu thụ tại
M Hậu Giang), trong khi đó nguồn nguyên liệu lại tại R (Vĩnh Long), giả
định rằng xí nghiệp đạt hiệu quả theo qui mô không đổi, khoảng cách RM
được qui chuẩn thành một đơn vị và H (Cần Thơ) là vị trí nằm chính giữa,
được xem là trung điểm của R và M.
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 16 Nhóm 1-5
R H M
Đặt Tf = chi phí lưu thông của đơn vị thành phẩm
Tr= chi phí lưu thông của đơn vị nguyên liệu thô.
Do đó tổng chi phí lưu thông (TC) sẽ thay đổi tùy theo vị trí của xí nghiệp.
Nếu xí nghiệp đặt tại R thì chi phí TCR=Tf
Nếu xí nghiệp đặt tại M thì TCM = Tr * a ( a là nguyên liệu thô tương
ứng với 1 đơn vị thành phẩm)
Nếu xí nghiệp đặt tại H thì TCH = 0.5* Tf + Tr*0.5
Tf và Tr không nhất thiết bằng nhau, thong thường Tf > Tr vì chí phí quản
lý thành phẩm thường cao hơn nguyên liệu so với nguyên liệu,
[3, trang 47].
Ví dụ minh họa như sau: nếu sản xuất tại Vĩnh Long rồi vận chuyển
tới Hậu Giang. Chi phí vận chuyển 1000đ/kg Nhãn khô. Chi phí =
1.000.000 đồng.
Nếu sản xuất tai Hậu Giang có vốn chi phí vận chuyển nguyên liệu là
1000 đ/kg (Nhãn tươi). Để sản xuất ra 1000 kg nhãn khô cần 1500kg nhãn
tươi.
TC = 1500* 1000 = 1.500.000 đ
Nếu đặt nhà máy tại Cần Thơ thì tổng chi phí vận chuyển để tiêu thụ tại
hậu giang
TC=
1 .000 .000
2
1 .500 .000
2
= 1 .250 .000
5.2.5.2 Mô hình ứng dụng
a)Mô hình ứng dụng của Stollsteimer
Với hàm mục tiêu là tối thiểu hóa tổng chi phí lưu thông và chế biến:
Mạng lưới giao thông nối liền các địa điểm, với đơn giá vận chuyển
không đổi bất kể hướng vận chuyển và khối lượng vận chuyển.
Cung và cầu không đổi ở mỗi khu vực
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tức là không có nhà sản xuất nào
chiếm ưu thế quá lớn trên thị trường
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 17 Nhóm 1-5
Không xét đến tính thời vụ của cung và cầu. Tính thời vụ nghỉa là có một
số sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều ở một số khoãng thời gian trong năm.
Các xí nghiệp chế biến có thể được bố trí ở địa điểm bất kì, tuy nhiên giới
hạn của vị trí bố trí là phải ở gần kề với mạng lưới giao thông
Hàm chi phí lưu thông là dạng hàm tuyến tính theo khối lượng vận
chuyển, không phụ thuộc vào khoãng cách.
Hàm mục tiêu tối thiểu hóa tổng chi phí lưu thông và chế biến:
Min TC = ∑jPjXj + ∑i∑jCijXij
Trong đó:
TC : tổng chi phí vận chuyển và chế biến (đồng/tấn)
j : là số lượng xí nghiệp (j≤l) và vị trí l=1,2,...j
i : số lượng địa diểm sản xuất, (j≤i, vì một xí nghệp chế biến có thể được
cung cấp nguyên liệu bởi nhiều hơn 1 địa diểm sản xuất)
Xj : số lượng nguyên liệu được chế biến ở xí nghiệp j trong một giai đoạn
(tấn)
Pj : chi phí chế biến/đơn vị ở xí nghiệp j (đồng/tấn)
Cij : chi phí vận chuyển/đơn vị nguyên liệu trong thành phẩm (đồng/tấn)
Xij : lượng nguyên liệu vận chuyển từ địa điểm sản xuất i đến nơi chế biến
j (tấn)
Hàm mục tiêu phụ thuộc vao các giới hạn sau:
∑j Xij ≤ Xi số lựong nguyên vật liệu đựợc sản xuất ở địa điểm i
trong một giai đoạn ≤ lựong cung của địa điểm
∑i Xij ≤ Xi số lựong của nguyên vật liệu đựoc chế biến ở xí nghiệp
j trong một chu kì sản xuất ≤ lựợng cầu của khu vực
∑iXi = ∑jXj tổng cung = tổng cầu
Xi, X và Cij > 0
Ví dụ minh họa
Giả sử có 2 xí nghiệp Y và Z và có 3 địa điểm sản xuất a,b,c. Ở đây,
cho đơn giản sẽ không đề cập đến xí nghiệp sản xuất hang hóa gì nhau và
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 18 Nhóm 1-5
giả định rằng chi phí vận chuyển là bằng nhau tất cả và bằng C=100.000
đ/tấn. Số lựợng nguyên liệu đựợc chế biến ở xí nghiệp Y và Z lần lượt là
Xy = 20 tấn, Xz = 30 tấn. Chi phí chế biến trên đơn vị là Py = 5triệu/tấn, Pz=
7 triệu/tấn. Lượng nguyên liệu vận chuyển từ các địa điểm sản xuất a,b,c
đến các xí nghiệp là Xay = 8tấn, Xby = 7 tấn, Xcy = 5tấn, Xaz = 10 tấn,
Xbz=15tấn, Xcz = 5 tấn.
Như vậy:
Min TC = ∑jPjXj + ∑i∑jCijXij
Trong đó
∑jPjXj = PyXy + PzXx = 20*5triệu + 30*7triệu = 310 triệu đ
∑i∑jCijXij = C*Xay + C*Xby +C*Xcy + C*Xaz + C*Xbz + C*Xcz
= C* (Xay+ Xby + Xcy + Xaz + Xbz + Xcz)
= 100.000* (8+7+5+10+15+5)
= 5.000.000 đ
Vậy Min TC = 310.000.000 + 5.000.000 = 315.000.000 đ
b)Mô hình vận chuyển và giết mổ gí súc (G. A . king và sanuel
H. logan)
Mô hình nhằm giải quyết vấn đề tối thiểu hóa chi phí tổng hợp của
việc thu mua gia súc, giết mổ và chuyên chở thịt đến các địa điểm tiêu thụ.
Giai thích của mô hình cung cấp số lượng tối ưu số gia súc giết mổ ở mõi
địa điểm.
Một số giả định của mô hình:
Có nhiều địa điểm khác nhau với khả năng cung ứng ổn định
về gia súc và nhu cầu ổn định tiêu thụ về thịt.
Đơn giá chi phí vận chuyển gia súc sống và thịt không phụ
thuộc vào khối lượng vận chuyển.
Cung và cầu sản phẩm không co giãn.
Mô hình:
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 19 Nhóm 1-5
Min:
∑
i
∑
j
T ij Ị X ij Ị ∑
i
H i S
i ∑
i
∑
j
t ij L ij
Tổng chi phí phụ thuộc vào:
∑
J
X IJ=
aiSi
( lượng thịt vận chuyển bằng với lượng thịt của gia súc được giết mổ)
Si = Si - ∑ Lij− L ji
(số lượng giết mổ = lượng cung đã được điều chỉnh theo lượng vận chuyển)
∑ X ij =D j
(lượng vận chuyển đến một địa điểm bằng với lượng tiêu thụ tại địa điểm
đó)
Trong đó:
Xij = lượng thịt vận chuyển từ địa điểm i đến j.
Lij = lượng gia súc sống vận chuyển từ địa điểm i đến j.
Si = lượng gia súc được giết mổ tại i.
Tij = chi phí vận chuyển từ đại điểm i đến j.
tij = chi phí vận chuyển gia súc sống từ i đến j.
Hi = chi phí giết mổ gia súc.
Dj = nhu cầu tiêu thụ tại địa điểm j.
Ví dụ về Mô hình vận chuyển và giết mổ lợn
Lợn được chăn nuôi nhiều tại địa điểm I.
Thị trường tiêu thụ thịt lợn tại địa điểm J.
Giả sử :
Chi phí vận
chuyển thịt
Chi phí
giết mổ
Chi phí vận
chuyển gia súc
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 20 Nhóm 1-5
Có 2 xí nghiệp cung cấp thịt lợn tươi sống cho thị trường J mỗi ngày là
4000kg.
Mỗi con lợn khoảng 80kg.
Giá giết mổ 150.000đ/con (Hi)
Giá vận chuyển thịt 2.000đ/kg (Tij)
Gía vận chuyển gia súc sống 120.000đ/con (tij)
Xí nghiệp A đặt lò giết mổ lợn tại I là nơi có nguyên liệu (các trại chăn
nuôi lợn).
Chi phí giết mổ tại I:
∑
i
H i S
i
= 150.000 x 50 = 7.500.000đ
Chi phí vận chuyển thịt lợn từ I đến thị trường tiêu thụ J:
∑
i
∑
j
T ij Ị X ij
= 2.000 x 4.000 = 8.000.000đ
Không tốn chi phí vận chuyển gia súc sống.
TC = 7.500.000 + 8.000.000 = 15.500.000đ
Xí nghiệp B đặt lò giết mổ tại thị trường tiêu thị J.
Chi phí giết mổ tại J:
∑
i
H i S
j
= 150.000 x 50 = 7.500.000đ
Chi phí vận chuyển gia súc sống từ I đến J:
∑
i
∑
j
tij Lij
= 120.000 x 50 = 6.000.000đ
TC = 7.500.000 + 6.000.000 = 13.500.000đ
Theo ví dụ trên thì để giảm thiểu được chi phí vận chuyển thì nên đặt lò
giết mổ thịt tại J.
Marketing nông nghiệp Mối quan hệ thị trường theo không gian
CBGD:TS.Bùi Văn Trịnh 21 Nhóm 1-5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, Nxb. Thống kê
Nguyễn Văn Ngữ (2002), Marketing Nông nghiệp, Trường
Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Bùi Văn Trịnh (2010), Bài giảng Marketing Nông nghiệp,
Trường Đại Cần Thơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Mối quan hệ thị trường theo không gian.pdf