Chuyên đề Lý luận thanh toán quốc tế

Tài liệu Chuyên đề Lý luận thanh toán quốc tế: Chuyên đề tốt nghiệp môn Thanh toán quốc tế MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 1.1 Thanh toán và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) 1.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình hình tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính...

doc78 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Lý luận thanh toán quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp môn Thanh toán quốc tế MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 1.1 Thanh toán và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) 1.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình hình tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới. Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay. Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, xin nêu ra hai định nghĩa tiêu biểu về thanh tóan quốc tế: - Theo giáo trình thanh toán quốc tế của trường Đại học Ngân hàng TPHCM: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với các cá nhân, tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng”. - Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006): “Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”. Từ hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của thanh toán quốc tế. Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này để lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau về đồng tiền của nước nào sẽ là đơn vị tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán. 1.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài. Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước. Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra.  1.1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 1.1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) * Khái niệm - Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng- người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác- người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. * Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý Người hưởng lợi Người chuyển tiền (2) (3) (4) (1) Hình 1.1- Trình tự nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền (1) Giao dịch thương mại. (2) Người chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc điện) cùng ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng). (3) Ngân hàng nhận chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển tiền cho người hưởng lợi. (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi. * Trường hợp áp dụng Do phương thức chuyển tiền mức độ an toàn trong thanh toán thấp, nó chỉ nên sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán nhỏ. Trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu. 1.1.1.3.2 Phương thức ghi sổ ( Open Account) * Khái niệm: - Là phương thức người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm người mua trả tiền cho người bán. Đặc điểm của phương thức này thể hiện đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản, bên người bán chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi, tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh toán giữa hai bên.   * Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua Người mua Người bán (2) (3) (3) (1) Hình 1. 2- Trình tự nghiệp vụ thanh toán ghi sổ. (1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua. (2) Bảo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua. (3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán * Trường hợp áp dụng Với đặc điểm của phương thức ghi sổ, nó sẽ phù hợp trong trường hợp nhà nhập khẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp nhận trả giá cao hơn, đổi lại họ sẽ mua được hàng hoá. Nó cũng phù hợp trong các mối quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần. Phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có quan hệ mua bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con. Nó cũng có thể được áp dụng trong các thanh toán phi mậu dịch.  1.1.1.3.3. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) * Khái niệm: - Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.  * Quy trình nghiệp vụ Trên thực tế, có hai loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. - Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) Nhờ thu phiếu trơn là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Ngân hàng phục vụ bên bán Ngân hàng phục vụ bên bán Ngân hàng phục vụ bên bán Ngân hàng phục vụ bên bán (2) (4) (4) (3) (4) (1) Gửi hàng và Chứng từ Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn phải trải qua các bước sau đây Hình 1.3- Trình tự nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn (1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu. (2) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu itền, còn gọi là Ngân hàng phục vụ bên mua. (3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu nếu mua chịu. (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán.  - Nhờ thu kèm chứng từ (Documnetary Collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo, ở khâu (3) là ngân hàng đại lý chỉ trao cho người mua nếu như người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn. Ngân hàng phục vụ bên bán Ngân hàng phục vụ bên bán Người mua Ngân hàng phục vụ bên bán (2) (4) (4) (3) (4) (1) Gửi hàng Hình 1.4- Trình tự nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. * Trường hợp áp dụng - Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi. - Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ có một số mặt yếu. Người bán chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua. 1.1.1.3.4 Phương thức giao chứng từ trả tiến (Cash against documents- CAD) * Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh tóan tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hòan thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.  * Quy trình nghiệp vụ Người xuất khẩu Người nhập khẩu Ngân hàng (4) (2) (3) (1) (5) Hình 1.5- Trình tự nghiệp vụ thanh toán giao chứng từ trả tiền. (1) Sau khi ký hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD. (2) Sau khi kiểm tra các điều kiện của tài khỏan tín thác, nếu chấp nhận, nhà xuất khẩu giao hàng cho người vận tải để chuyển đến nơi nhà nhập khẩu yêu cầu. (3) Nhà xuất khẩu sau khi tiến hành giao hàng thì xuất trình những chứng từ yêu cầu. (4) Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu, nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành ghi Có cho người xuất khẩu và ghi Nợ tài khoản ký quỹ của người nhập khẩu, sau khi đã thu phí dịch vụ ngân hàng. (5) Ngân hàng giao chứng từ lại cho nhà nhập khẩu. * Trường hợp áp dụng: Người mua và người bán có mối quan hệ bạn hàng tốt và thân tín, người nhập khẩu phải đặc biệt tin tưởng ở nhà xuất khẩu. Khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị trường và người xuất khẩu muốn có đảm bảo chắc chắn trong thanh toán. Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng hầu hết hiện nay nhờ vào tính chặt chẽ và an toàn của nó cho người mua, người bán, cũng như cho đối tượng trung gian là ngân hàng. Vì vậy, phương thức tín dụng chứng từ sẽ được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng hơn ở mục lớn tiếp theo. 1.1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.2.1 Khái niệm - Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (5) (6) 1.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ Hình 1.6- Trình tự nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ (1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. (2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu. (3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng. (5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. (6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. (8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền. 1.1.2.3 Các loại thư tín dụng. 1.1.2.3.1 Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable letter of Credit) * Đặc điểm: Ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. * Ưu điểm: Đối với những hợp đồng mua bán không chắc chắn, không đầy đủ thì thư tín dụng có thể hủy bỏ sẽ tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện hợp đồng. Đối với những nhà xuất khẩu không đủ tin cậy, nó sẽ bảo vệ quyền lợi nhà nhập khẩu. * Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu vì lúc này L/C chỉ là lời hứa trả tiền, không phải là sự cam kết, như vậy dễ gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Bảo hộ quá nhiều cho nhà nhập khẩu, kể cả trường hợp nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán cũng có thể tự động hủy bỏ L/C. 1.1.2.3.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of Credit) * Đặc điểm: Sau khi thư tín dụng đã được mở và thông báo cho người bán thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó trong thời gian hiệu lực của thư tín dụng, trừ trường hợp có sự đồng ý của các bên có liên quan. * Ưu điểm: Đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan, đảm bảo hợp đồng sẽ được thực hiện. * Nhược điểm: Trường hợp có sai sót khi mở L/C hoặc muốn bổ sung vào L/C thì phải có sự đồng ý của các bên hoặc mở 1 L/C khác. 1.1.2.3.3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of Credit) * Đặc điểm: Là loại thư tín dụng không hủy ngang, đồng thời có thêm một ngân hàng thứ ba có uy tín đứng ra xác nhận L/C này, đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu. * Ưu điểm: Đảm bảo lớn nhất quyền lợi của nhà xuất khẩu do có một ngân hàng uy tín cam kết thanh toán. Tăng uy tín cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mở L/C để nhà xuất khẩu yên tâm xuất hàng. * Nhược điểm: Ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận rất cao, có thể lên đến 1% trị giá L/C và đặt cọc tiền ký quỹ có khi tới 100% trị giá L/C cho ngân hàng xác nhận. Rủi ro lớn cho ngân hàng xác nhận, ngân hàng này phải kiểm tra khả năng thanh toán, độ tin cậy của ngân hàng mở L/C. 1.1.2.3.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: (Irrevocable without recource letter of Credit) * Đặc điểm: Sau khi nhà xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền nhà xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. * Ưu điểm: Đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp đã nhận được tiền. * Nhược điểm: Bảo hộ cho nhà xuất khẩu, khi vô tình xảy ra sai sót trong việc kiểm tra chứng từ hoặc nhà xuất khẩu dùng thủ đoạn lừa đảo… thì ngân hàng không lấy lại được tiền đã thanh toán. 1.1.2.3.5 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of Credit) * Đặc điểm: Người hưởng lợi đầu tiên của L/C này có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số tiền của L/C cho một hay nhiều người nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần mà thôi. * Ưu điểm: Thư tín dụng chuyển nhượng giúp cho những nhà xuất khẩu không có vốn lớn hoặc không đủ khả năng xuất trực tiếp được hưởng khoản chêch lệch do xuất khẩu gián tiếp, đồng thời với L/C này nhà xuất khẩu trung gian có thể không cho bên xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu biết về nhau. Đối với những nhà xuất khẩu nhỏ, lẻ không tự mình tìm được đối tác thì thông qua L/C này tìm được đơn hàng xuất. * Nhược điểm: Thư tín dụng chuyển nhượng khá phức tạp có nhiều bên liên quan, và các điều khoản phải quy định rõ trong L/C. Nhà nhập khẩu phải trả một khoản tiền lớn hơn và nhà xuất khẩu trực tiếp cũng có thể mất một khoản tiền do phải qua trung gian. 1.1.2.3.6 Thư tín dụng giá (Back to back letter of Credit) * Đặc điểm: Được nhà xuất khẩu trung gian mở dựa vào 1 L/C gốc khác nhưng L/C giáp lưng khác L/C gốc ở chỗ: Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc. Trị giá của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chêch lệch này do người trung gian hưởng, để trả chi phí mở L/C và phần hoa hồng của họ. Thời gian giao hàng của L/C phải sớm hơn L/C gốc. Một số điểm khác biệt của L/C giáp lưng so với L/C thông thường: Ngoài hối phiếu và hóa đơn ra, các chứng từ không ghi đơn giá và trị giá. Một số chứng từ (B/L, giấy giám định hàng hóa…) phải ghi dẫn chiếu số L/C gốc. * Ưu điểm: Thông qua L/C giáp lưng người trung gian đuợc hưởng khoản chêch lệch mà không cho người thụ hưởng L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phần chêch lệch đó. Rất phù hợp với mua bán qua trung gian. * Nhược điểm: L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác. 1.2 Chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ 1.2.1 Chất lượng 1.2.1.1 Chất lượng là gì 1.2.1.1.1 Quan niệm chung về chất lượng Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng: - “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)...làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”. (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông) - “Chất lượng có nghĩa là chất lượng trong công việc, chất lượng trong dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng của quá trình, chất lượng của các bộ phận, chất lượng của con người, kể cả công nhân, kỹ sư, giám đốc và viên chức điều hành, chất lượng của công ty, chất lượng của các mục tiêu. Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”. (Theo Kaoru Ishikawa) - “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”. (Theo tiêu chuẩn Pháp NF X50- 109) - “Chất lượng là tổng hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. (ISO 8402, TCVN 5814) Vấn đề chất lượng là một vấn đề mang xu hướng hiện đại ngày nay, là một nhân tố không thể thiếu mà bất kỳ tổ chức hay cá nhân kinh doanh nào cũng phải hướng đến nhằm giữ vững vị thế của mình. Toàn cầu hóa và hội nhập đã kéo theo nhu cầu trong xã hội ngày càng gia tăng và sự cạnh tranh gay gắt đã trở thành dòng chính của quy luật “thị trường”. Hội nhập là một vấn đề tất yếu và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc, nhưng càng hội nhập, chúng ta lại càng phải đối đầu với thách thức về “Chất lượng”. Chất lượng ngày nay không còn đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật mà nó đã trở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu và liên quan đến sự sống còn của tất cả các tổ chức khác nhau. Vấn đề chất lượng được các quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và tiên phong là các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm của các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản đã được khách hàng trên mọi châu lục tiếp nhận và đánh giá cao vì chất lượng tốt và giá thành hạ. Các doanh nghiệp thuộc mọi quốc gia trên thế giới không có lựa chọn nào khác, họ buộc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển, các tổ chức phải giải quyết khá nhiều yếu tố, và trong đó, chất lượng là một yếu tố then chốt. Hiện nay, đối với các nước công nghiệp và đang phát triển, các nguồn lực tự nhiên đã không còn là chiếc chìa khóa đem lại sự phồn vinh. Lịch sử hiện đại đã chứng tỏ một quốc gia không có lợi thế về tài nguyên vẫn có thể trở thành một quốc gia hàng đầu về chất lượng và quản lý chất lượng. Tại các nước đang phát triển, chất lượng được biết đến vừa là một thách thức và cũng vừa là một cơ hội. Là cơ hội, vì người tiêu dùng ngày nay trên mọi quốc gia ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. Là thách thức, vì các tổ chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, nó đòi hỏi các tổ chức phải thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách quản lý đã hình thành từ lâu đời để tiếp cận với nền văn minh hiện đại toàn cầu. 1.2.1.1.2 Quản lý chất lượng tại Việt Nam Hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Thách thức lớn nhất trong quá trình hội nhập của Việt Nam chính là hiệu quả năng lực cạnh tranh còn yếu kém về năng suất và chất lượng sản phẩm so với các nước khác trong khu vực. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ngày nay, chất lượng đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại của các tổ chức kinh tế. Đầu những năm 1990, các cơ quan nhà nước cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện những cải tiến bước đầu về quản lý chất lượng. Tuy nhiên quá trình quản lý chất lượng này gặp nhiều khó khăn và trở ngại do cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu lúc bấy giờ. Qua những giai đoạn khó khăn ban đầu, trong xu thế mới của thời đại mới, tình hình quản lý chất lượng ở Việt Nam đã được chú trọng, chất lượng sản phẩm dịch vụ đã được nâng cao đáng kể để chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm. Và có thể nói, chất lượng chính là lời giải đáp duy nhất cho các tổ chức kinh tế Việt Nam trong xu thế tự do thương mại toàn cầu ngày nay. 1.2.1.2 Quản lý chất lượng trong lĩnh vực ngân hàng theo quan điểm hiện đại Theo ông Rene T. Domingo, Giáo sư Học viện Quản trị Châu Á (Asian Institute of Management), Tổng giám đốc Công ty Business Recovery and Turn-around Inc., tác giả của cuốn sách nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị chất lượng “Quality Means Survival”. Hầu hết các nhà ngân hàng đều cho rằng ngân hàng là loại công nghiệp tài chính chứ không phải là công nghiệp dịch vụ. Vì thế, khuynh hướng cạnh tranh của họ dựa trên năng lực về tài chính nhiều hơn là chất lượng dịch vụ. Họ dành hết nguồn nhân lực, vật lực, thời gian và hệ thống cho việc quản lý tài chính hơn là quản lý khách hàng và công tác phục vụ. Trong thực tế thì hầu hết các chương trình ứng dụng được thiết kế là để kiểm soát thay vì để thỏa mãn khách hàng. Người ta thiết kế ra sản phẩm ngân hàng và quy trình để tạo sự thuận tiện cho ngân hàng hơn là cho khách hàng. Một ngân hàng lớn có thể có đến ba vị phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý tài sản ngân hàng nhưng lại không có ai phụ trách lĩnh vực liên quan đến công tác phục vụ khách hàng và xử lý than phiền. Việc tổ chức phục vụ và làm cho khách hàng hài lòng thường được các ngân hàng xếp vào hàng thứ yếu và do đó, công việc này, nếu có, sẽ phân công cho một người trưởng phòng cấp thấp hoặc lương thấp. Hiếm khi thấy được một ngân hàng có được một cơ cấu tổ chức tinh vi để thực hiện việc phục vụ khách hàng và duy trì quan hệ lâu dài bền chặt với khách hàng. Mạch sống của mọi ngành nghề kinh doanh chính là khách hàng. Lợi nhuận có được từ doanh thu trừ chi phí. Doanh số được quan tâm trước và chi phí phát sinh liên quan thì sau. Khách hàng là người quyết định doanh số dựa trên sự nhận thức của họ về chất lượng của sản phẩm và sự phục vụ. Nói khác đi, chất lượng quyết định lợi nhuận và chính khách hàng là người xác định và quyết định chất lượng là gì và cần phải như thế nào. Sau sự thành công của các phong trào quản lý chất lượng, như Quản lý chất lượng toàn diện trong lĩnh vực sản xuất, thì các chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh, hãng hàng không, khách sạn, siêu thị và các ngành dịch vụ khác bắt đầu nhìn nhận chất lượng là lý do tồn tại của mình. Ngân hàng và các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư thì tương đối chậm chạp trong việc chuyển hướng sang mô hình khách hàng là trên hết. Về phương diện lịch sử thì người ta quan niệm ngân hàng là một hệ thống kiểm soát phức tạp vì ngân hàng kinh doanh loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất: tiền mặt. Ngân hàng phải duy trì hình ảnh, tiếng tăm và uy tín để thực hiện vai trò của người cầm giữ tiền bạc của người khác. Theo thời gian, các hệ thống quản lý phức tạp và nạn quan liêu hình thành dưới danh nghĩa là tăng cường kiểm soát đã khiến ngân hàng xao nhãng và hy sinh việc phục vụ khách hàng trong quá trình giao dịch. Quản lý chất lượng toàn diện, là công tác phục vụ khách hàng về mọi mặt và liên tục làm thỏa mãn khách hàng, được áp dụng không chỉ ở lĩnh vực sản xuất mà còn ở lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực mà khách hàng cũng quan trọng không kém. Trong thực tế, khách hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nhạy cảm đối với chất lượng dịch vụ và sự chuyển giao dịch vụ hơn trong lĩnh vực sản xuất vì khách hàng luôn tiếp xúc với nhân viên trực tiếp phục vụ tại quầy, mà điều này không có ở lĩnh vực sản xuất. Những tiếp xúc ngay tại điểm bán hàng hay còn gọi là “khỏanh khắc sự thật” (moments of truth) sẽ quyết định việc khách hàng có trở lại giao dịch hay không hoặc khách hàng sẽ chuyển qua giao dịch với một đối thủ cạnh tranh bán hàng gần đó. Ngân hàng thường là ngành dịch vụ lớn nhất ở mọi quốc gia, được hưởng lợi từ Quản lý chất lượng toàn diện. Chỉ vì một lý do đơn giản là: sự thịnh vượng của các ngân hàng tùy thuộc vào sự thỏa mãn và mức độ gắn bó của khách hàng, nhưng trớ trêu thay, rất ít ngân hàng quan tâm nhiều đến hoàn cảnh của khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng. Nhiều ngân hàng được các nhà tài chính quản lý, mà nhà tài chính là người ít được đào tạo hoặc không được đào tạo về công tác phục vụ khách hàng. Dịch vụ tốt không phải tự nhiên hoặc do tình cờ mà có. Dịch vụ chỉ tốt khi nào được hoạch định và quản lý. Không được hoạch định, thì dịch vụ tồi đương nhiên sẽ xảy ra. Một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chất lượng, Tiến sĩ W. Edwards Deming, nói rằng muốn cải tiến chất lượng phục vụ thì phải có kiến thức sâu về hệ thống chuyển giao dịch vụ. Các ông chủ ngân hàng lại có suy nghĩ rằng tiền bạc chứ không phải khách hàng mới là quan trọng. Hiện nay, các ngân hàng đang được xếp hạng, so sánh với nhau và được đánh giá sự thành công thông qua quy mô, nguồn lực tài chính, và những số đo định lượng khác như tổng tài sản, số lượng máy ATM, số lượng giao dịch, số lượng người gửi tiền, số tiền vay đã giải ngân,..., vốn rất khó cho thấy chất lượng phục vụ khách hàng ra sao. Các vị lãnh đạo ngân hàng chủ yếu quan tâm đến việc quản lý tài sản (càng lớn càng tốt), quản lý lưu chuyển tiền tệ, quản lý lề sinh lời (càng rộng càng tốt), quản lý tài sản nợ và tài sản có, và phân tích các tỷ số tài chính. Ở ngân hàng thường thì chất lượng dịch vụ thường khác nhau ở mỗi chi nhánh, ở mỗi điểm cung ứng và ở các vị giám đốc chi nhánh. Vấn đề thêm nặng nề khi hội sở lại xếp hạng và thăng tiến cho các vị giám đốc chi nhánh dựa trên công việc kinh doanh thuần tuý mà chi nhánh đã mang lại: các khoản cho vay đã giải ngân, các khoản lãi đã thu được và khoản tiền gửi được huy động. Các vị giám đốc này ít khi nào được đánh giá dựa trên tiêu chí thỏa mãn của khách hàng, chất lượng phục vụ và những vụ việc khiếu nại của khách hàng. Chẳng có gì phải thắc mắc cả khi các vị giám đốc chi nhánh này chẳng hề quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hàng vì nó không có một ảnh hưởng nào đến việc đánh giá hoạt động của chi nhánh. Đối với khách hàng, tính thân thiện thì quan trọng không kém gì tính hiệu quả. Rất nhiều ngân hàng đã lơ đi các nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật kinh doanh và cung cấp dịch vụ: không một lời chào hỏi khi gặp khách hàng, không một lời cảm ơn sau bất kỳ một giao dịch nào hoặc sau mỗi lần giao dịch, chẳng thèm nhìn khách hàng, không một lời xin lỗi khi khách hàng buộc phải chờ đợi. Qua những quan niệm trên, ta có thể thấy, chất lượng trong lĩnh vực ngân hàng hiện đại ngày nay, đó chính là chất lượng phục vụ khách hàng. Phục vụ khách hàng tốt sẽ góp phần tạo lòng tín nhiệm, thu hút khách hàng về với khách hàng. Và trong đó, việc tiếp tục nâng cao những chất lượng trong nghiệp vụ cũng chính là một phần quan trọng then chốt hướng tới chất lượng chăm sóc khách hàng tốt hơn. 1.2.2 Chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ 1.2.2.1 Thế nào là chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ? Một sản phẩm làm ra được xem là có chất lượng khi nó phải thỏa mãn trước hết là nhu cầu của khách hàng một cách chính đáng về chất và về lượng và thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định về mặt kỹ thuật, sau đó phải đáp ứng đòi hỏi về thu nhập của người sản xuất. Không một nhà sản xuất nào muốn cung cấp sản phẩm đem lại thu nhập thấp hoặc không có thu nhập trừ những chương trình trợ giúp của Chính phủ. Ví dụ, một sản phẩm là bóng đèn, nó sẽ được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng khi nó có thể được sử dụng trong thời gian dài, độ sáng phù hợp, không làm ảnh hưởng đến mắt người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động như: giá cả, hình thức sản phẩm, sự thuận tiện trong việc lắp ráp, sử dụng… Thế thì chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là gì? Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ là những chất lượng trong nghiệp vụ, thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng đồng thời cũng thu lại giá trị hiện kim cho ngân hàng được thể hiện xuyên suốt từ khâu ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu xin mở L/C từ phía nhà nhập khẩu cho đến khi trả tiền xong cho nhà xuất khẩu và thu hồi lại vốn từ phía nhà nhập khẩu. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.2.2.1 L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp Khi nhận được đơn đề nghị mở L/C do người nhập khẩu gửi đến, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (được gọi là ngân hàng phát hành) sẽ xem xét để tiến hành mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. - Về mặt thời gian: ngân hàng phát hành phải đảm bảo mở được L/C vào đúng thời điểm mà nhà xuất khẩu và nhập khẩu đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Điều này không chỉ giúp cho khách hàng của ngân hàng là nhà nhập khẩu tạo được sự tin tưởng đối với nhà xuất khẩu mà ngân hàng phát hành còn gây được thiện cảm, tạo được uy tín đối với cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu về trách nhiệm của ngân hàng với vai trò là một chủ thể tham gia trong quy trình thanh toán. -Về mặt nội dung: ngân hàng phát hành phải đảm bảo L/C có nội dung dễ hiểu, thể hiện được hết những thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, đồng thời những điều khoản và điều kiện của L/C cũng phải hết sức chặt chẽ, không có kẽ hở để nhà xuất khẩu không thể lợi dụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nhập khẩu và có thể cả quyền lợi của chính ngân hàng. Mặt khác, các điều kiện đưa ra đối với nhà xuất khẩu cũng không nên quá khắt khe, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu hoặc đến uy tín của ngân hàng. 1.2.2.2.2 Ngân hàng thông báo kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu Sau khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành sẽ chuyển L/C cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (gọi là ngân hàng thông báo). Khi nhận được L/C do ngân hàng phát hành chuyển tới, ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người xuất khẩu. Nếu L/C không chân thật mà ngân hàng thông báo không xác minh được sẽ đẩy nhà xuất khẩu đến rủi ro giao hàng mà không được thanh toán. Sau khi kiểm tra xong, ngân hàng thông báo phải nhanh chóng chuyển nguyên trạng L/C cho nhà xuất khẩu, tạo điều kiện để nhà xuất khẩu có thể thực hiện nhanh chóng hợp đồng. 1.2.2.2.3 Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu Căn cứ vào L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và lập chứng từ. Việc nhà xuất khẩu có được thanh toán hay không sẽ phụ thuộc vào chất lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng thông báo, nhờ thu hộ tiền từ phía nhà nhập khẩu. Lúc này, ngân hàng thông báo sẽ giúp nhà xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ, tư vấn cho nhà xuất khẩu sửa chữa những sai sót và có được bộ chứng từ hoàn hảo. Nhờ đó, ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán và nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng thu được tiền hàng. Nếu bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có lỗi sẽ bị ngân hành phát hành từ chối thanh toán và yêu cầu lập lại bộ chứng từ. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến việc nhà xuất khẩu có thể không xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn quy định và do đó mất quyền được thanh toán. 1.2.2.2.4 Ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu Nhận được bộ chứng từ từ phía nhà xuất khẩu, ngân hàng phát hành phải nhanh chóng kiểm tra kỹ bộ chứng từ. Việc kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ sẽ giúp ngân hàng phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ và từ đó quyết định tới việc có thanh toán cho nhà xuất khẩu hay không. Nếu ngân hàng kiểm tra không cẩn thận, không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ sẽ làm thiệt hại tới quyền lợi của nhà nhập khẩu, thậm chí trong trường hợp nhà nhập khẩu phát hiện ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ mà trước đó ngân hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu thì ngân hàng phát hành sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thanh toán đó của mình. Nhà nhập khẩu có quyền từ chối trách nhiệm thanh toán cho bộ chứng từ đó. Việc kiểm tra bộ chứng từ phải được thực hiện cẩn thận, kỹ càng nhưng phải khẩn trương trong thời hạn 5 ngày làm việc của ngân hàng (theo quy định của UCP 600). Nếu để quá thời hạn trên, cho dù phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C, nhưng ngân hàng phát hành không thông báo kịp cho ngân hàng thông báo/ nhà xuất khẩu thì ngân hàng phát hành sẽ mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó. Sau khi kiểm tra và phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ, ngân hàng phát hành thông báo những bất hợp lệ cho nhà xuất khẩu và từ chối thanh toán. Ngân hàng phát hành không có quyền trao chứng từ cho nhà nhập khẩu nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu. Nếu ngân hàng phát hành vi phạm điều này, người xuất khẩu hoàn toàn có thể kiện ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành sẽ phải đền bù thiệt hại kinh tế cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu chứng minh được điều đó đã gây thiệt hại cho họ. Chính vì vậy, sau khi từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu, ngân hàng phát hành phải giữ nguyên trạng bộ chứng từ, thông báo cho nhà nhập khẩu biết bộ chứng từ bất hợp lệ và thực hiện theo chỉ thị của nhà nhập khẩu. Nếu như bộ chứng từ không có sai sót hoặc trong trường hợp có sai sót nhưng đã được nhà nhập khẩu chấp nhận, ngân hàng phát hành phải nhanh chóng tiến hành thanh toán cho phía xuất khẩu và trao bộ chứng từ cho bên nhập khẩu bởi vì sau khi đã giao hàng thì nhà xuất khẩu mong sớm nhận được tiền hàng, còn nhà nhập khẩu thì mong nhận được chứng từ để đi nhận hàng. 1.2.2.2.5 Ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu Rõ ràng quá trình thanh toán có hiệu quả hay không thể hiện ở chỗ sau khi trả tiền cho nhà xuất khẩu, Ngân hàng phát hành có thu lại được tiền từ nhà nhập khẩu hay không. Ngoại trừ những trường hợp mất khả năng thanh toán hay cố tình lừa gạt ngân hàng, còn lại các nhà nhập khẩu đều thực hiện thanh toán theo đúng quy định. 1.2.2.2.6 Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là những mất mát thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài hoặc là những khoản chi phí phát sinh một cách vô ích. Các ngân hàng tham gia thanh toán tín dụng chứng từ có thể gặp các rủi ro sau: - Với Ngân hàng phát hành: khi nhận được yêu cầu phát hành L/C do nhà nhập khẩu gửi đến, Ngân hàng phát hành phải tiến hành thẩm định và phân loại khách hàng để quyết định có mở L/C hay không, và nếu mở thì tỉ lệ kí quỹ là bao nhiêu. Nếu đồng ý mở L/C có nghĩa là ngân hàng đã cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro khi không thu hồi được vốn từ nhà nhập khẩu nếu chẳng may nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Rủi ro này xảy ra do Ngân hàng phát hành không đánh giá được uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu gặp rủi ro dẫn đến thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Mặt khác, Ngân hàng phát hành cũng có thể gặp rủi ro do không làm đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu: Theo UCP, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất trình có khác biệt với các điều kiện và điều khoản của L/C. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phát hành không hành động đúng theo những quy định tại điều 14 UCP 600, ngân hàng phát hành gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó, như: Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị, hoặc thông báo những bất hợp lệ và từ chối những chứng từ sau 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ thời điểm nhận chứng từ, hoặc đã chuyển giao chứng từ cho người xin mở; hoặc làm mất không trả lại cho người xuất trình nguyên vẹn như khi nó nhận được, hoặc không giao chứng từ đó cho bên thứ ba do người xuất trình chỉ định…Trong những trường hợp này, ngân hàng phát hành có thể không thu hồi được tiền từ nhà nhập khẩu mà vẫn phải thanh toán cho phía xuất khẩu. - Với Ngân hàng thông báo: khi ngân hàng này thông báo nhầm một L/C giả ( hoặc sửa đổi giả ) mà không có ghi chú gì theo thông lệ quốc tế, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên quan. - Với ngân hàng xác nhận: là khi không nắm được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành mà xác nhận theo yêu cầu của họ, không yêu cầu ký quỹ để rồi cuối cùng, ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng phát hành do ngân hàng phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán. Việc xác nhận L/C thường xảy ra đối với những L/C có giá trị lớn mà ngân hàng phát hành là ngân hàng xa lạ, ít có tiếng tăm, hoặc do nhà xuất khẩu chưa tin tưởng nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Do vậy, việc xác nhận nhằm ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng xác nhận vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. - Với ngân hàng chiết khấu: rủi ro xảy ra phần lớn phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu. Theo UCP 600, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, mà hầu như trong nhiều trường hợp, NHPH từ chối thanh toán hay không là tùy thiện chí của nhà nhập khẩu. Mặc dù điều khoản chiết khấu có truy đòi cho phép ngân hàng chiết khấu được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu nhưng nếu nhà xuất khẩu không có đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro. Đồng thời, ngân hàng chiết khấu cũng có thể gây ra rủi ro cho chính mình do không hành động đúng theo như quy định của UCP 600. Ngân hàng chiết khấu cũng có thời hạn 5 ngày làm việc để kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và đòi tiền. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng chiết khấu không tuân thủ đúng quy định này, làm mất quyền đòi tiền trong thời hạn được phép, vì thế bị ngân hàng phát hành từ chối trả tiền trong khi đã tiến hành chiết khấu cho nhà xuất khẩu. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thanh toán quốc tế ngày nay đóng một vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đặc biệt đối với nền kinh tế đang phát triển Việt Nam nói riêng. Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã nổi bật lên như một phương thức an toàn, chặt chẽ và được sự tín nhiệm của người sử dụng. Bên cạnh đó, trong xu hướng hiện đại ngày nay, vấn đề chất lượng chính là yếu tố then chốt hàng đầu để một tổ chức kinh doanh có thể tồn tại và phát triển. Ở chương này, thông qua một số lý luận cơ bản về phương thức thanh toán và chất lượng về thanh toán, em xin đề ra một số tiêu chuẩn cơ bản nhằm đánh giá chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank: - L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp. - Ngân hàng thông báo kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu. - Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu. - Ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu. - Ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu. - Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TẠI SACOMBANK 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sacombank 21.1 Lịch sử hình thành Sacombank- ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất giữa ngân hàng kinh tế Gò Vấp với ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia trong một bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nước. Ngay từ ban đầu, Sacombank ra đời với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ về ngân hàng khá đơn điệu, khi xuất phát điểm chỉ là một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ không quá 3 tỷ đồng và số lượng nhân viên không thực mạnh (không vượt qua con số 80), bao gồm 1 hội sở và 3 chi nhánh chủ yếu hoạt động ở vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Những sự khắt khe trong quy định về tài chính lúc bấy giờ của chính phủ đã buộc Sacombank phải phát hành cổ phiếu đại chúng nếu không muốn rơi vào tình trạng sát nhập như những đơn vị khác. Đây cũng là giai đoạn mà các hợp tác xã tín dụng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với hàng loạt hợp tác xã mất khả năng chi trả, vỡ nợ, niềm tin của công chúng đối với các định chế tài chính ngoài quốc doanh sụp đổ. Sacombank đã có những bước đi đầu tiên đầy cam go và thử thách: khi nguồn nhân lực còn thấp và nợ quá hạn khó đòi chuyển giao sang đã lên đến gấp hai lần vốn tự có. Xuất phát thấp về vốn điều lệ, mang lưới, nhân lực và công nghệ ngân hàng, nhưng trong suốt 16 năm qua, Sacombank vẫn luôn quyết tâm củng cố, chấn chỉnh hoạt động, kiên trì theo đuổi các mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh để có được vị thế như ngày hôm nay. Nhìn lại chặng đường 16 năm đã đi qua, Sacombank tự hào khi đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và bền vững. - 2/3/1993: Sacombank khai trương chi nhánh Sacombank Hà Nội. (Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội). Đồng thời là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Điều này góp phần làm giảm tình trạng sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế tại hai đô thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng giúp cho Sacombank thêm tự tin để tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng nhanh nguồn vốn của mình. - 7/5/1995, Sacombank tiến hành đại hội đại biểu cổ đông cải tổ. Đây là một bước ngoặc quan trọng kể từ ngày thành lập Sacombank. Trong đại hội này đã có một cuộc cải tổ lớn trong hội đồng quản trị: Ông Đặng Văn Thành giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị. Đồng thời thành lập nhóm hoạch định chính sách để tập trung xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 1996- 2010. Đây là một bước ngoặc có ý nghĩa lớn đối với quá trình phát triển của Sacombank bởi vì nếu như không có cuộc cải tổ này thì Sacombank khó có thể tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay. - 7/1995 hình thành bộ phận thường trực hội đồng quản trị (Chủ tịch, phó Chủ tịch, Ban kiểm soát làm việc theo chế độ thường trực) và thành lập các ban chuyên trách trực thuộc hội đồng quản trị: Ban thu hồi nợ, Ban lập quy, Nhóm hoạch định chính sách, Ban chấn chỉnh, Ủy ban quản lý rủi ro. Đây chính là phương thức quản trị đặc trưng của Sacombank từ năm 1995. Và sáng kiến này đã giúp cho hội đồng quản trị Sacombank thực hiện được đầy đủ chức năng quản trị của mình: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, góp phần vào hoàn thành kế hoạch và chiến lược kinh doanh của toàn ngân hàng. (Xem phụ lục 1 về sơ đồ tổ chức hoạt động). - 10/1995, quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát triển tín dụng của Sacombank sau thời kỳ cải tổ là cho vay phân tán theo đề án và kết hợp với cho vay tập trung có trọng điểm. Đề án thực hiện thành công tại chi nhánh Gò Vấp là cơ sở cho Sacombank nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn hệ thống và trở thành tiền đề cho định hướng phát triển tín dụng ngày nay. Đây là tiền đề và cơ sở cho mục tiêu xây dựng Sacombank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam theo như chiến lược đã đề ra. - 3/1996, sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn điều lệ đã được ra đời. Đại hội đại biểu cổ đông Sacombank đã đồng thuận với sáng kiến của ông Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng đủ số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng quy định của chính phủ, và nó đã mở đường cho quá trình tăng nhanh năng lực tài chính của Sacombank trong những năm về sau. Ngày nay, Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam khởi đầu từ sáng kiến này. ( Xem phụ lục 2) - 3/5/1999, Sacombank đã khánh thành trụ sở chính tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, là một trụ sở khang trang, bề thế đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Nó như một bức thông điệp khẳng định nên thương hiệu của Sacombank sẽ là người bạn đồng hành thủy chung và lâu dài đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới, một bước phát triển mới nhảy vọt của Sacombank, là cơ sở để thể hiện sức mạnh tài chính, là sự tự tin cho những bước đi dài trong lĩnh vực đối ngoại của Sacombank sau này. - 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tiếp theo sau đó là gia nhập Hiệp hội Thẻ quốc tế Visa, Master và tiếp nhận được ủy thác tín dụng và tài trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài. Điều này đã mở đường cho quá trình đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại mà nhờ đó thương hiệu Sacombank đã từng bước được củng cố và nâng cao trong khu vực cũng như trên thế giới. - 2001, tập đoàn tài chính Anh Quốc (Dragon capital) tham gia đóng góp vào 10% vốn điều lệ Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của công ty tài chính Quốc tế IFC (2002) và ngân hàng ANZ (2005), nâng tổng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên gần 30% vốn điều lệ. Nhờ vào những sự kiện này mà Sacombank đã sớm nhận được những sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, về công nghệ ngân hàng, về quản lý rủi ro cũng như đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược của mình. (Xem phụ lục 3) - 2002, thành lập các tổ chức tín dụng ngoài địa bàn ở những nơi chưa có chi nhánh, từ việc thử ngiệm thành công đầu tiên là việc thành lập tổ chức tín dụng tại huyện Bết Cát tỉnh Sông Bé (Bình Dương ngày nay) trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Đây là một bước đột phá trong quản trị điều hành, nó tạo cơ sở giúp cho các chi nhánh hoạt động có hiệu quả ngay từ thành lập chủ trương của ngân hàng nước ngoài. - 7/2003, học bổng: “Ươm mầm cho những ước mơ” của Sacombank được xây dựng, hàng năm sẽ trích 1% lợi nhuận thuần để xây dựng quỹ học bổng Sacombank để trao cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi trong cả nước, nơi mà Sacombank có chi nhánh trú đóng. Học bổng này giờ đây đã trở thành một hình ảnh thân thương và đầy ấn tượng trong con mắt của công chúng cả nước, và đặc biệt là đối với những học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng thành tích học tập xuất sắc. - 6/2004, Sacombank lại tiếp tục tổ chức chạy việt dã “vì sức khỏe của cộng đồng” từ các ngày lễ khai trương, kỷ niệm ngày thành lập các chi nhánh trong cả nước và ngày từ thiện vào mỗi đầu năm âm lịch. Những ngày này dần dần đã trở thành ngày truyền thống của Sacombank và trở thành những hoạt động có tinh thần xã hội hóa cao của Sacombank. - 6/2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T- 24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập. Nó mở ra một giai đoạn phát triển mới của Sacombank nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. - Cũng vào năm 2004, Sacombank đã thành lập công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM)- liên doanh với Dragon Financial Holdings, và thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (AMC) - 8/3/2005, Sacombank khai trương hoạt động chi nhánh Sacombank 8/3 tại thành phố Hồ Chí Minh đã gây ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng nữ trong và ngoài nước. Đây là một sáng kiến độc đáo hầu như chỉ có duy nhất trên phạm vi toàn cầu, dành cho phái đẹp nhiều ưu đãi hơn mức thông thường và có kèm theo những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thời trang. Nó không những thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ mà đây còn là một phong cách riêng đầy ấn tượng trên thương trường trong và ngoài nước. - 12/7/2006, ngân hàng nhà nước và ủy ban chứng khoán nhà nước đã chọn Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với số vốn niêm yết là 1900 tỷ đồng. Đây là một cơ hội để Sacombank tập trung cao hơn nữa trong quá trình nâng cao giá trị doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, năng lực cạnh tranh cũng như tính công khai, tính minh bạch trong quản trị ngân hàng trước sự theo dõi, giám sát và đánh giá của công chúng và các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước. Vốn điều lệ của Sacombank đã lên đến 130 triệu USD. - Trong năm 2006, Sacombank cũng tiếp tục thành lập thêm các công ty con khác: Công ty kiều hối ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacomrex), Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SacomLeasing), Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacom Securities). Không dừng lại ở đó, sang năm 2007 và 2008, thương hiệu Sacombank vẫn tiếp tục khẳng định mình trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước và đã có những bước tiến vươn rộng ra thị trường thế giới, một bước ngoặc cho sự đột phá của Sacombank. - Cuối năm 2007, sau 16 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với những con số đáng tự hào: + Vốn điều lệ 4.449 tỷ đồng. + Trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44 tỉnh thành trong cả nước, 9700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. + Khoảng 6000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và tâm huyết và sáng tạo. + Hơn 37.000 cổ đông đại chúng. + Kết thúc năm tài chính 2007, Sacombank đã đạt được những thành quả to lớn, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. + Năm 2007, Sacombank tiếp tục nhận được những giải thưởng danh giá và uy tín trong và ngoài nước, khẳng định tầm cao vượt bậc của Sacombank trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn, “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn, “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn, được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua. - Những tháng đầu năm 2008, Sacombank cũng đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng nể: + 8/1/2008, khai trương văn phòng đại diện Trung Quốc tại thành phố Nam Ninh- tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc. Sự ra đời của văn phòng đại diện này có một ý nghĩa quan trọng nhằm tạo một chiếc cầu nối giao thương cho doanh nghiệp giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. + 24/1/2008, Sacombank đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Baruch Education Group Ltd BVI (BEG)- đại diện của City University of New York (CUNY) tại Châu Á về các vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cao cấp, có chất lượng. Đây là lần đầu tiên, một ngân hàng nội địa liên kết với một trường đại học nước ngoài nhằm đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng. + 7/3/2008, Sacombank trở thành cổ đông chiến lược của trường đại học Yersin Đà Lạt, góp phần đầu tư và thúc đẩy cho ngành giáo dục của Việt Nam ngày càng phát triển. + 15/3/2008, khánh thành trung tâm dữ liệu Data Center tại khu công nghiệp Việt Nam- Singapore Bình Dương, Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng công nghệ thông tin chuyên nghiệp với tổng chi phí lên đến 5 triệu USD. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm mà Sacombank đã có những sự kiện đột phá nâng thương hiệu Sacombank lên tầm cao vượt bậc so với các ngân hàng khác. Và điều này sẽ hứa hẹn cho những sự kiện nổi bật hơn, bất ngờ hơn nữa về Sacombank vào 9 tháng còn lại của năm. 2.1.2 Sản phẩm Với một quá trình hình thành lâu dài và hoạt động bền bỉ, cho đến nay, Sacombank đã không ngừng tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới lạ và độc đáo, đa dạng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Các sản phẩm đó không chỉ là thế mạnh về cạnh tranh cho phía ngân hàng mà còn mang lại khá nhiều tiện ích và thuận lợi cho người sử dụng. Chính điều đó đã góp phần làm cho Sacombank lớn mạnh lên từng ngày và càng thôi thúc những đội ngũ nhân viên của Sacombank phải nỗ lực hơn nữa để có được những sáng tạo mới, sáng kiến mới, độc đáo phục vụ cho người dân Việt Nam nói riêng và cho mọi người dân trên khắp thế giới nói chung trong bối cảnh toàn cầu. Hiện nay, Sacombank có một hệ thống các sản phẩm khá đa dạng và quy mô, đáp ứng nhiều nhu cầu tiện lợi từ các dịch vụ cho vay, tiền gửi, tiền tệ, chuyển tiền, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác cho đối tượng khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Về khâu thanh toán quốc tế, Sacombank có các sản phẩm chủ yếu: * Nhờ Thu Kèm Chứng Từ Nhờ thu gửi đến (Inward Collection): - Nhận được bộ chứng từ nhờ thu gửi đến, Sacombank thông báo bằng văn bản cho quý khách (đơn vị nhập khẩu). - Ðối với nhờ thu trả ngay: (Document against Payment - D/P): khách hàng có thể thanh toán bằng tài khoản ngoại tệ, nếu không đủ số dư sẽ được Sacombank bán ngoại tệ để thanh toán. Giao bộ chứng từ nhờ thu để quý khách nhận hàng. - Ðối với nhờ thu trả chậm: (Document against Acceptance - D/A): khách hàng ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu và nhận bộ chứng từ để nhận hàng. - Ðến hạn thanh toán, khách hàng có thể thanh toán bằng tài khoản ngoại tệ, nếu không đủ số dư sẽ được Sacombank bán ngoại tệ để thanh toán. Nhờ thu gửi đi (Outward Collection) - Khách hàng là đơn vị xuất khẩu lập chứng từ nhờ thu để Sacombank gửi đi để thu tiền. - Bộ chứng từ nhờ thu được Sacombank gởi đến ngân hàng nước ngoài ngay trong ngày - Sacombank đôn đốc, theo dõi tiền chuyển về và báo Có ngay vào Tài khoản của khách hàng khi nhận được tiền. Chiết khấu bộ chứng từ D/P xuất khẩu - Chiết khấu đến 95% trị giá Bộ chứng từ bằng ngoại tệ thỏa mãn các điều kiện tài trợ theo quy định của Sacombank. - Tùy theo tình trạng bộ chứng từ, uy tín và năng lực của khách hàng sẽ quy định tỷ lệ chiết khấu phù hợp. * Dịch vụ thanh toán Xuất khẩu Thông báo, chuyển bộ chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, tài trợ xuất khẩu có tín dụng thư - Thông báo L/C xuất khẩu: Sacombank kiểm tra nội dung L/C xuất khẩu và tư vấn cho khách hàng tu chỉnh L/C nếu phát hiện có bất lợi cho nhà xuất khẩu. Thông báo để khách hàng nhận L/C trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi Sacombank nhận được L/C từ nước ngoài. - Chuyển chứng từ đòi tiền L/C xuất khẩu: Kiểm tra và gởi bộ chứng từ L/C xuất đòi tiền phía nước ngoài ngay trong ngày. Theo dõi, đôn đốc và báo Có ngay vào Tài khoản của khách hàng khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng nước ngoài. - Chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu: Chiết khấu đến 95% trị giá Bộ chứng từ bằng ngoại tệ nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản của L/C xuất khẩu với lãi suất chiết khấu phù hợp (Tùy theo tình trạng bộ chứng từ, uy tín và năng lực của khách hàng sẽ quy định tỷ lệ chiết khấu phù hợp). - Tài trợ xuất khẩu: Tài trợ đến 70% trị giá L/C xuất khẩu. Có chính sách ưu đãi về lãi suất và tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến và gia công hàng xuất khẩu. Nhờ thu trơn Sacombank sẽ gửi hối phiếu của quý khách đến Ngân hàng thanh toán để thu hộ tiền cho quý khách bằng chính phương tiện chuyển phát do quý khách lựa chọn. * Dịch Vụ Thanh Toán Tiền Hàng Nhập Khẩu Chuyển tiền (T/T) - Phục vụ mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu chuyển tiền mậu dịch cũng như phi mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. - Chuyển tiền sau khi nhận hàng (TTr trả sau) - Chuyển tiền trước trước khi nhận hàng (TTr trả trước) - Thực hiện chuyển tiền: việc chyển tiền được thực hiện ngay trong ngày làm việc Phát hành thư tín dụng L/C - Khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu. - Thanh toán L/C nhập khẩu: Ðối với L/C trả ngay: ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có). Kiểm tra có đủ ngoại tệ trong tài khoản của khách hàng hoặc khách hàng nộp đủ tiền để Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán. Nhận bộ chứng từ. - Ðối với L/C trả chậm: khách hàng ký cam kết thanh toán hối phiếu và ký chấp nhận bất hợp lệ bộ chứng từ (nếu có). Nhận bộ chứng từ. Có đủ ngoại tệ trong tài khoản hoặc nộp đủ tiền để Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. Nhờ thu kèm chứng từ NK: (Inward Collection) - Nhận được bộ chứng từ nhờ thu gửi đến, Sacombank thông báo bằng văn bản cho quý khách (đơn vị nhập khẩu). - Ðối với nhờ thu trả ngay: (Document against Payment - D/P): khách hàng có thể thanh toán bằng tài khoản ngoại tệ, nếu không đủ số dư sẽ được Sacombank bán ngoại tệ để thanh toán. Giao bộ chứng từ nhờ thu để quý khách nhận hàng. - Ðối với nhờ thu trả chậm: (Document against Acceptance - D/A): khách hàng ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu và nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Ðến hạn thanh toán, khách hàng có thể thanh toán bằng tài khoản ngoại tệ, nếu không đủ số dư sẽ được Sacombank bán ngoại tệ để thanh toán. 2.1.3 Tình hình hoạt động trong những năm qua Được thành lập vào ngày 21/12/1991, sau 16 năm hình thành và phát triển, những thành quả đạt được của năm 2007 vừa qua có thể được xem là ấn tượng và là tiền đề quan trọng cho những kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2010 của Sacombank. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã và đang thực hiện các chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ,… Từ ngày 16/08/2007, Sacombank chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.340 tỷ đồng lên 4.449 tỷ đồng và tăng vốn tự có lên 5.948,7 tỷ đồng, trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn lực tài chính mạnh nhất. Khép lại năm hoạt động 2007, Sacombank đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan với sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là kết quả lợi nhuận: 1.452 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với kết quả năm 2006 (543 tỷ đồng) và tăng 21% so với chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông đề ra (1.200 tỷ đồng). Đồng thời, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu khác cũng đều có sự tăng trưởng mạnh, vượt hơn 100% so với năm trước. Cụ thể: Tổng huy động là 54.041 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay là 34.317 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006; và tổng tài sản là 63.364 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2006. Các chỉ số kinh doanh trên đây là của riêng Sacombank, chưa bao gồm các công ty trực thuộc và liên doanh. Với định hướng kinh doanh “lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam với lộ trình thực hiện cam kết trong lĩnh vực tài chính đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang dần được thực hiện kể từ sau ngày 01/04/2007, Sacombank không ngừng đẩy mạnh hoạt động mở rộng mạng lưới giao dịch đến mọi vùng miền đất nước. Từ 132 điểm giao dịch ở thời điểm cuối năm 2006, đến nay, số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đã đạt con số 211 điểm với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ vào tháng 10/2007 và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối thương mại cổ phần về hoạt động này. (Xem phụ lục 4). Đặc biệt trong chiến lược mở rộng mạng lưới này là mô hình ngân hàng chuyên biệt dành cho phụ nữ được nhân rộng ra vùng đất Hà thành với sự ra đời của Sacombank - Chi nhánh 8/3 Hà Nội vào ngày 08/03/2007 và sự thành lập mô hình chi nhánh dành riêng cho kiều bào người Hoa đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt ngày 08/10/2007 tại TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, ngày 26/10/2007 Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giám sát ngân hàng trung ương Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bước khởi đầu thuận lợi này làm tiền đề cho việc thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc của Ngân hàng trong Quý I/2008. Song song đó, các thủ tục pháp lý và hành chính cho công tác thành lập chi nhánh tại hai nước vùng Đông Dương là Lào và Campuchia vẫn đang được xúc tiến theo kế hoạch hiện diện tại hai nước này trong quý II/2008. Không những thế, trong quá trình hình thành, đổi mới và phát triển Ngân hàng theo định hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu của đất nước, vấn đề mà Sacombank đặc biệt quan tâm chính là việc thiết lập và duy trì các mối hợp tác- liên minh- liên kết với các đối tác chiến lược trong cũng như ngoài nước. Bởi nhận thức của Ngân hàng: sức mạnh tổng hợp từ các mối hợp tác- liên minh- liên kết chính là đòn bẩy vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững, đặc biệt là với các đơn vị có quy mô và thương hiệu lớn ở Việt Nam sẽ là xu hướng tất yếu trong giai đoạn cả nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc bước vào hội nhập. Điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có cơ hội nâng cao vị thế cạnh tranh để phát triển vững chắc. Trong năm 2007 vừa qua, Sacombank đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: hợp tác kinh doanh vàng cùng SJC, hợp tác trên lĩnh vực bảo hiểm với Tổng công ty Bảo Minh, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng với Hữu Liên Á Châu, kinh doanh xe cùng Auto Trường Hải,… hay hợp tác toàn diện với hai ngân hàng bạn là: Habubank và Military Bank, cùng nhiều dự án đầu tư chiến lược khác. Từ đầu năm 2007, Sacombank đã xác định công tác tái cấu trúc bộ máy hoạt động là một chương trình trọng điểm, là giải pháp lớn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm 2008, đồng thời là giải pháp căn cơ cốt lõi cho các kế hoạch hành động của Ngân hàng đến năm 2010. Vì thế, từ giữa năm 2007, Sacombank thực hiện đồng bộ việc tái cấu trúc bộ máy quản trị điều hành, cơ chế chính sách- quy chế- quy trình, các hoạt động kinh doanh, các danh mục tài sản và cơ cấu tài chính của Ngân hàng từ Hội sở đến từng Chi nhánh. Điều này không chỉ thể hiện sự nhất quán cao về mặt quan điểm tái cấu trúc giữa hai cơ quan Quản trị và Điều hành, mà còn là phương pháp luận hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của Sacombank hiện nay, chắc chắn sẽ góp phần tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng phát triển của Sacombank trong năm 2008. Đặc biệt nhất, năm 2007, lần đầu tiên Sacombank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2007” do Asian Banking And Finance thuộc tập đoàn Charton Media bình chọn. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với Sacombank qua khả năng phát triển bền vững, kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, chất lượng điều hành và những đóng góp của Sacombank đối với thị trường tài chính ngân hàng nước nhà. Đồng thời, theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã thực hiện từ đầu năm 2007: Sacombank xếp hạng hai mươi sáu trong số hai trăm doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng thứ tư trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Mục tiêu của Sacombank đến năm 2010: hình thành Tập đoàn tài chính Sacombank. Vì thế, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư tài chính thông qua các công ty trực thuộc và công ty liên doanh; mở rộng các mối liên minh- liên kết- hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng dự kiến sẽ thông qua Đại hội đồng cổ đông phiên họp thường niên đầu năm 2008 với kế hoạch tài chính của Sacombank là mức phấn đấu cao hơn nhiều so với năm 2007. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản đạt trên 93.000 tỷ đồng, tăng hơn 46% so với năm trước; vốn điều lệ đạt khoảng 6.494 tỷ đồng, tăng 46% và đặc biệt là lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 24%. Hoạt động kinh doanh của Sacombank ngày càng khởi sắc trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiếp tục khẳng định chiến lược phát triển với những bước đi vững chắc để vươn ra thị trường khu vực và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bảng 2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank qua các năm Năm Kết quả kinh doanh (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2001 40 2002 79 98 2003 125 58 2004 198 58 2005 313 58 2006 611 95 2007 1.582 159 Nguồn: Vẽ theo số liệu báo cáo của Sacombank. (Xem phụ lục 5 về báo cáo tài chính của Sacombank 2007) 2.1.4 Định hướng chiến lược 2008-2010 Những thành quả đạt được trong năm 2007 và các năm trước đã tạo ra một nền tảng cơ bản cho Ngân hàng, hình thành các lợi thế so sánh riêng của Sacombank. Vì vậy, mục tiêu chung cho năm 2008 là tiếp tục đưa Sacombank phát triển tăng tốc, an toàn và bền vững; trong đó tiến hành tái cấu trúc toàn diện các mặt hoạt động của Ngân hàng, bao gồm hoàn thiện công tác tái cấu trúc bộ máy, tái cấu trúc hành lang pháp lý, tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc nguồn vốn, sử dụng vốn hiệu quả, an toàn và bền vững. Đồng thời, Ngân hàng đưa ra những giải pháp khả thi và sáng tạo, cùng với thời gian và lộ trình thực hiện nhằm kịp thời khắc phục những mặt còn hạn chế, những điểm bất cập mà chúng ta đã nhận diện, phân tích và đánh giá. - Cụ thể: Saocombank sẽ tiến hành hoàn thiện mô hình tái cấu trúc mới của Ngân hàng và đưa vào vận hành một cách hiệu quả, nâng cao và phát huy tối đa tiềm năng của tập thể cán bộ quản lý và toàn thể nhân viên; Tiếp tục cải tiến công nghệ ngân hàng và quy trình quy chế; Đẩy mạnh đầu tư tài chính thông qua các công ty trực thuộc, công ty liên doanh, hợp tác, liên kết, góp vốn; Không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới; Đa dạng cơ cấu sử dụng vốn và nâng cao vai trò quản lý rủi ro các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng; Nâng cao quan hệ phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc Ngân hàng; Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua công tác đào tạo, kỹ năng điều hành, cơ chế khen thưởng hợp lý và hiệu quả hơn để làm động lực phát triển; Xây dựng quy trình và triển khai quản lý có hiệu quả chi phí hoạt động toàn hệ thống, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động. Năm 2008, Sacombank sẽ mở thêm 96 điểm giao dịch trong nước, hai Chi nhánh tại Lào và Campuchia và một Văn phòng đại diện tại Trung Quốc (đã khai trương ngày 08/01/2008); nâng tổng số điểm giao dịch của Sacombank đến cuối năm 2008 là trên 310 điểm, hiện diện tại 47/64 tỉnh/thành phố trên cả nước và ba quốc gia láng giềng. - Những chỉ tiêu tài chính mà Sacombank mong đợi cho năm 2008: + Vốn điều lệ đến cuối năm 2008 đạt khoảng 6.494 tỷ đồng, tăng 46% + Tổng tài sản đạt trên 93.000 tỷ đồng, tăng hơn 46% + Tổng nguồn vốn huy động quy ra VNĐ đạt trên 80.000 tỷ đồng, tăng 45% + Tổng dư nợ cho vay quy ra VNĐ đạt khoảng 45.000 tỷ đồng, tăng 30% + Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 24%. Một số chỉ tiêu tài chính về chất lượng hoạt động năm 2008: + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): 11%- 12% + Tỷ suất sinh lời / Tổng tài sản bình quân: 2%- 2,5% + Tỷ suất sinh lời / Vốn điều lệ bình quân: 29%- 30% + Tỷ lệ nợ quá hạn: < 2% * Định hướng chiến lược 2008- 2010 Năng lực tài chính - Tăng tổng tài sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2010 (60%- 65%/ năm) - Tăng lợi nhuận trước thuế đạt 203 triệu USD vào năm 2010 ( 55-60%/ năm) - Tăng vốn điều lệ đạt 750 triệu USD vào 2010. - ROE đạt 22,6% vào năm 2010. - Chi trả cổ tức hằng năm 14%- 16%. Quản lý rủi ro - Sử dụng tốt đòn bẩy vốn chủ sở hữu. - Thực hiện tốt các nghiệp vụ quản lý rủi ro. Mở rộng mạng lưới: - Lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Châu Úc và Châu Âu. - Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước (320 điểm giao dịch vào năm 2010). Nguồn nhân lực - Triển khai tốt các các chính sách phát triển nguồn nhân lực để thu hút và giữ chân đội ngũ nhân viên giỏi. - Tăng mức lương trung bình lên 500USD/ tháng. Các sản phẩm dịch vụ - Cải thiện các dòng sản phẩm, dịch vụ hiện tại. - Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Tập trung vào phát triển các sản phẩm bán lẻ. Công nghệ thông tin - Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Cải thiện hệ thống ngân hàng lõi. Quản trị doanh nghiệp - Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, hướng đến tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp trong hoạt động. - Thực hiện tốt các nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp. Hợp tác chiến lược - Hợp tác trong các lĩnh vực: bảo hiểm, kinh doanh vàng bạc đá quý và thành lập trường đại học. 2.2 Tình hình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đánh giá chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại Sacombank 2.2.1 Tình hình hoạt động phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank 2.2.2.1 Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank Vượt qua ba năm họat động ban đầu đầy khó khăn, vào năm 1994, Sacombank bắt đầu tham gia vào lĩnh vực mới mẻ và đầy thử thách thanh toán quốc tế. Do có tính chất quốc tế, hoạt động này đòi hỏi ngân hàng không chỉ uy tín ở thị trường trong nước mà còn phải uy tín trên thị trường quốc tế. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank được khởi đầu với rất nhiều những khó khăn khi ngân hàng hoàn toàn là con số không với những kinh nghiệm, ngân hàng đại lý, thương hiệu và uy tín chưa được biết đến rộng rãi, việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các ngân hàng bạn. Tuy nhiên, từng bước, từng bước kiên trì vừa làm vừa chịu khó học hỏi và rút kinh nghiệm trong suốt hơn 10 năm qua, giờ đây, nghiệp vụ thanh toán quốc tế chính là một niềm tự hào của Sacombank. Với mức doanh thu ít ỏi chỉ gần 50 triệu USD vào năm 1995 thì đến nay, Thanh toán quốc tế là mảng quan trọng đem lại nhiều doanh thu cho Sacombank. Bảng 2.2- Doanh số của Sacombank qua các năm Chỉ tiêu/năm Tổng doanh số thanh toán quốc tế (Triệu USD) Mức tăng (Triệu USD) Tỷ lệ tăng (%) 2000 146,1 2001 187,1 41 28,06 2002 352,1 165 88,19 2003 566,6 214,5 60,92 2004 950 383,4 67,67 2005 1.200 250 26,32 2006 1,848.6 648,6 54,05 2007 2,095.4 246,8 13,35 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank) Qua bảng số liệu doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank, ta thấy, doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank liên tục tăng qua các năm. Tuy tỷ lệ gia tăng không nhất thiết năm sau phải cao hơn năm trước nhưng dựa vào những con số mà bộ phận thanh toán quốc tế của Sacombank đã thu về được gắn với những biến động của tình hình kinh tế chính trị- xã hội qua từng thời kỳ lúc bấy giờ thì đấy quả là một sự nỗ lực hết mình vươn lên của Sacombank. Năm 2001, doanh thu thanh toán quốc tế của Sacombank đạt 187,1 triệu USD và chỉ tăng 28,06% so với năm 2000. Đây là một con số khá khiêm tốn, so với các ngân hàng uy tín khác như Vietcombank và Eximbank… thì Sacombank là một ngân hàng còn khá non trẻ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Nhưng thực cho thấy thì vào năm 2001, tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái sau sự kiện 11/9, kim ngạch thế giới chỉ còn lại 5%, nhưng doanh số của Sacombank vẫn tăng trưởng trong khi các ngân hàng bị giảm sút mạnh, như ACB giảm 31,6 triệu USD. Năm 2002, doanh số tăng 88,9% so với năm 2001, mở ra một bước ngoặc mới cho bộ phận thanh toán quốc tế của Sacombank. Năm 2003, tình hình thế giới có nhiều biến động, xảy ra cuộc chiến tranh Irac, giá xăng dầu tăng cao, dịch bệnh SARS hoành hành, kéo theo sự biến động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank vẫn tăng đều 60,92%, chứng tỏ Sacombank vẫn luôn giữ được thị phần trong lòng khách hàng. Sang các năm tiếp theo, doanh số vẫn tăng đều, và nổi bật nhất là vào năm 2006, doanh số đã tăng đột biến lên 1848,6 triệu USD, và điều này đã mang lại cho Sacombank nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý về thanh toán quốc tế, Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên dịch vụ thanh toán quốc tế. Năm 2007, doanh số về thanh toán vẫn tiếp tục tăng không ngừng. Có thể nói, Sacombank là một trong số ít những ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số về thanh toán quốc tế lớn nhất, và đặc biệt là sự gia tăng, tăng trưởng hàng năm đạt được cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Về mặt lượng, doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank mang lại ngày càng cao, và về mặt chất, uy tín về khâu thanh toán quốc tế của Sacombank ngày càng gia tăng trong lòng khách hàng. Bảng 2.3- Doanh số của Sacombank qua các năm theo xuất khẩu và nhập khẩu Chỉ tiêu/năm 2005 2006 2007 So sánh 06/05 (%) So sánh 07/06 (%) Tổng doanh số thanh toán quốc tế 1.200 1,848.6 2095,4 54,05 13,35 Doanh số thanh toán nhập khẩu 1096,9 1665,2 1693,7 51,8 17,12 Doanh số thanh toán xuất khẩu 103,1 183,4 401,7 77 119 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank) Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số thanh toán thu về từ hàng nhập khẩu luôn luôn cao hơn so với hàng xuất khẩu, trung bình doanh số từ nhập khẩu gấp từ 10-20 lần so với doanh số từ hàng xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ các hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank chủ yếu nghiêng về hàng nhập khẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta là khá cao. Bên cạnh, nhà nước ta cũng đang khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Do đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề marketing cho bộ phận thanh toán xuất khẩu nhằm góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng và giữ một tỷ trọng cân đối, an toàn về doanh số giữa hàng xuất và hàng nhập. Bảng 2.4- Doanh số thanh toán quốc tế theo từng phương thức thanh toán chủ yếu Năm L/C nhập L/C xuất D/P nhập Chuyển tiền 2005 730,8 25,2 26,4 420 2006 1146,13 32,9 36,97 628,5 2007 1297,05 35,62 41,27 720,82 (Nguồn: Báo cáo của Sacombank) Theo bảng số liệu trên ta thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến hơn cả, nhờ vào tính chặt chẽ và an toàn của nó. Hiện nay, Sacombank đã thiết lập một mạng lưới với hàng ngàn đại lý của hàng trăm ngân hàng tại hàng chục quốc gia khắp 5 năm Châu, tham gia hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (Swift), từ đó Sacombank đã nỗ lực tiến hành nâng cấp các dịch vụ của mình, rút ngắn thời gian thanh toán và nâng cao hơn nữa uý tín của mình đối với cộng đồng và đối với các ngân hàng bạn. Trong những năm vừa qua, Sacombank vinh dự được nhận khá nhiều giải thưởng cho hoạt động thanh toán quốc tế của mình, điển hình như: - Giải thưởng “Thanh toán quốc tế và Thực hành thương mại xuất sắc năm 2004 do ngân hàng Wachovia trao tặng. - Giải thưởng “Chất lượng cao trong định dạng lệnh thanh toán và tỷ lệ thanh toán trực tiếp do ngân hàng Standard Chartered trao tặng 2005. - Giải thưởng “Global Payment and Cash Management 2006 Certificate or excellence” do ngân hàng HSBC trao tặng vào tháng 6/2007. 2.2.2.2 Tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Hiện nay tại Sacombank sử dụng chủ yếu là bốn phương thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền, D/A D/P và L/C, trong đó phương thức tín dụng L/C trong những năm vừa qua luôn thể hiện vai trò chủ đạo khi nhận được sự tin dùng hơn cả của khách hàng. Bảng 2.5- Tình hình doanh số qua các năm đối với phương thức tín dụng chứng từ L/C Năm 2005 2006 2007 L/C nhập (Triệu USD) 730,8 1146,13 1297,05 L/C xuất (Triệu USD) 25,2 32,9 35,62 Tổng cộng (Triệu USD) 756 1179,03 1332,67 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ qua các năm đã được tăng lên đáng kể, điều đó thể hiện sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng đối với Sacombank. Hiện nay, Sacombank đang áp dụng một quy trình thanh toán L/C theo một quy trình nhất định, chuyển giao từ công nghệ của nước ngoài. Bộ quy trình đó thực hiện phổ biến và rộng rãi ở tất cả các chi nhánh của Sacombank. Bộ quy trình cũng quy định rõ trách nhiệm từng khâu một cách rõ ràng giữa Hội sở và các Chi nhánh. Trong đó, quy trình thực hiện thanh toán L/C được quy định cụ thể và chi tiết cho từng giai đọan của một hồ sơ thanh toán L/C với từ khâu mở L/C, tu chỉnh L/C, hủy L/C cho đến tất toán L/C. Bên cạnh đó, bộ quy trình còn đưa ra ra những chuẩn mực chung trong việc kiểm tra tính hợp lệ của Bộ chứng từ. Đây là một bước lợi thế cho Sacombank khi có quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tương đối hoàn hảo hơn so với các ngân hàng khác. Khách hàng chủ yếu của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng chưa có chính sách thu hút khách hàng hoàn chỉnh. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đa số là khách hàng quen thuộc, năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa có chính sách nhằm thu hút khách hàng mới thuộc các loại hình doanh nghiệp lớn như các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh… Sacombank nhận thực hiện cùng lúc nhiều vai trò trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chỉ định, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu. Trong đó, Sacombank đặc biệt có thế mạnh khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên, các loại L/C được thường chỉ hạn chế ở L/C trả ngay không hủy ngang, cũng có L/C trả chậm nhưng rất ít. Hầu như không có loại L/C đặc biệt nào được mở. Cán bộ thanh toán quốc tế tại Sacombank là những người trẻ tuổi, năng động chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng mà công tác tư vấn của cán bộ thanh toán vẫn còn hạn chế đối với khách hàng. Hiện nay tại các chi nhánh chưa có bộ phận tư vấn viên để tiếp xúc tư vấn cho khách hàng. Khi khách hàng có thắc mắc thì các giao dịch viên phải kiêm luôn công việc tư vấn cho khách hàng. Vì vậy mà mất nhiều thời gian và chi phí cho khách hàng lẫn chi nhánh do không thể tập trung tư vấn, các giao dịch viên phải vừa thực hiện nghiệp vụ vừa phải tư vấn cho khách hàng nên chất lượng tư vấn chưa cao và thường chỉ mang tính chung chung. Một số loại L/C đặc biệt vì tính chất phức tạp của chúng đòi hỏi cũng người tư vấn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu cặn kẽ. 2.2.2 Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank theo tiêu chuẩn chất lượng Thanh toán quốc tế là một trong những sản phẩm dịch vụ ra đời từ rất sớm và đã nhanh chóng trở thành sản phẩm dịch vụ chủ lực của Sacombank. Kể từ khi ra đời, sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ liên tục phát triển cả về doanh số lẫn lợi nhuận. Đây là thành quả của sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế của Sacombank, một đội ngũ thanh toán viên có tuổi đời còn rất trẻ. Qua quá trình thực tập ở bộ phận thanh toán quốc tế và kết quả khảo sát ý kiến của một số khách hàng, em đã có một cái nhìn khái quát về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank. 2.2.2.1 Đánh giá chất lượng L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp * Quy trình mở L/C tại Sacombank Thực tế cho thấy, chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng hiện nay đang còn nhiều vấn đề được giới chuyên môn quan tâm. Nhìn chung ở hai khâu đầu tiên: phát hành L/C và thông báo L/C ngân hàng thực hiện tương đối tốt. Theo Bộ quy trình nhập khẩu 10/2006 đang được áp dụng hiện hành tại Sacombank, quy trình phát hành L/C được thực hiện khá chặt chẽ từng khâu và quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ liên quan. (4) (Nhân viên thanh toán quốc tế) Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng làm tờ trình mở L/C Ký kiểm soát& ký duyệt Chuyển hồ sơ lên phòng tài trợ thương mại Duyệt và chuyển điện lên hội sở In điện trả về từ hội sở, trình ký phát hành, đóng dấu L/C Giao L/C gốc cho khách hàng Lưu hồ sơ (Nhân viên thanh toán quốc tế, cán bộ tín dụng) (Kiểm soát viên thanh tóan quốc tế) (Nhân viên thanh toán quốc tế) (Nhân viên thanh toán quốc tế) (Nhân viên thanh toán quốc tế) (Nhân viên thanh toán quốc tế) (1) (2) (3) (5) (6) (7) (Kiểm soát viên thanh tóan quốc tế) Hình 2.1- Quy trình phát hành L/C tại Sacombank. Theo quy trình đó, tất cả các chi nhánh của Sacombank đều thực hiện giống nhau về nghiệp vụ và thông qua sự kiểm soát của bộ phận thanh toán quốc tế ở hội sở để kiểm tra và chuyển điện ra nước ngoài. Thông qua hệ thống Smartbank T24, ngân hàng sẽ chuyển điện lên hội sở, từ hội sở sẽ kiểm tra và gửi điện ra nước ngoài thông qua hệ thống SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Do vậy, ta có thể thấy, việc phát hành L/C được thực hiện một cách chuyên nghiệp và khá chặt chẽ. Từ khi nhận được đơn đề nghị xin mở L/C của khách hàng, nhân viên thanh toán quốc tế khẩn trương kiểm tra nội dung hồ sơ sau đó chuyển sang bộ phận tín dụng doanh nghiệp thẩm định khả năng thanh toán của khách hàng để xác định tỷ lệ kí quỹ phù hợp. mức độ ký quỹ có thể dao động từ 10%- 20% tùy thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp và mức độ thân thiết của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Đối với khách hàng mới, bắt buộc phải ký quỹ 20% giá trị L/C. Ngân hàng cũng đã quy định thời gian cụ thể là trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn xin mở L/C là khách hàng có thể có được L/C như mình mong muốn. Thông thường tại Sacombank L/C luôn được ngân hàng phát hành đúng thời hạn thỏa thuận. Chỉ trong một số ít trường hợp, do nhà nhập khẩu không chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục cần thiết cho việc phát hành L/C, dẫn đến việc phát hành L/C quá thời hạn quy định. Theo kết quả khảo sát riêng tại chi nhánh Sacombank Gò Vấp, 66,7 % ý kiến khách hàng cho rằng thời gian phát hành L/C ở ngân hàng như vậy là hợp lý, 25% cho là nhanh và vẫn còn khoảng 8,3 % khách hàng cho rằng như vậy là chậm. - Ưu điểm Công tác phát hành L/C của Sacombank đã được thực hiện tốt khi đã cố gắng thực hiện theo đúng hợp đồng thỏa thuận với khách hàng. Mở L/C được tiến hành khá nhanh chóng chỉ trong vòng 1 ngày và theo 1 quy trình nhất định, tạo thuận lợi và an toàn cho nhà nhập khẩu khi thực hiện theo đúng yêu cầu về thời gian thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Điều này góp phần hỗ trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liền mạch thuận lợi, không bị gián đoạn, tiết kiệm được thời gian. Uy tín của ngân hàng cũng ngày một được nâng cao trong việc nỗ lực không ngừng rút ngắn thời gian phát hành L/C nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra hồ sơ phát hành L/C nhập khẩu cũng đã được quy định cụ thể trong bộ quy trình nhập khẩu của Sacombank, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh toán có cơ sở, dễ dàng tiến hành khâu kiểm tra hồ sơ phát hành L/C với mức độ chính xác cao nhất. (Xem phụ lục 6) - Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm là L/C được phát hành nhanh chóng và chặt chẽ, tuy nhiên, đôi khi vẫn có tình trạng phát hành chậm, gây mất lòng khách hàng. Nguyên nhân làm cho việc phát hành L/C chậm có thể do nhiều nguyên nhân khách quan như: bộ hồ sơ của khách hàng không đầy đủ phải chờ bổ sung (khách hàng chuẩn bị thiếu, làm rơi dọc đường…), các loại giấy tờ của khách hàng không khớp với nhau hay trong hợp đồng ngoại thương có những điều khoản bị mắc lỗi… Điều này làm tốn khá nhiều thời gian của khách hàng khi phải lên xuống ngân hàng nhiều lần để bổ sung, sửa chữa hồ sơ cho hoàn chỉnh. Về nguyên nhân chủ quan, có thể do cán bộ thanh toán chưa hoàn thành tốt nghiệp vụ theo đúng thời hạn quy định của ngân hàng. Đôi khi là do mắc lỗi ngay từ đầu trong khâu kiểm tra bộ hồ sơ xin mở L/C của khách hàng khi không nhận ra những điểm sai hay không hợp lý trong hồ sơ mà vẫn ký nhận hợp đồng thanh toán L/C với khách hàng dẫn đến việc khi không lập được L/C, phải mất vài ngày để thông báo khách hàng đến sửa chữa. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà nhập khẩu vì có thể họ sẽ bị trễ thời gian thanh toán theo hợp đồng và theo đó, ngân hàng sẽ bị mất uy tín trước khách hàng bên cạnh việc mất nhiều thời gian để sửa lỗi và chịu một số trách nhiệm nhất định gây thất thu cho ngân hàng. Nhìn tổng quát thì khâu phát hành L/C của Sacombank được thực hiện khá tốt, luôn luôn mở đúng thời điểm, đáp ứng đầy đủ nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ vẫn có thể xảy ra, nguyên nhân có thể từ phía khách hàng lẫn ngân hàng, và hậu quả vẫn có thể làm cho Sacombank bị mất lòng tin nơi khách hàng. Và vấn đề đặt ra là nên tìm ra một hướng giải pháp nhằm hạn chế được những rủi ro trong việc xử lý bộ hồ sơ phát hành L/C của ngân hàng sao cho chính xác, nhanh chóng và góp phần giúp khách hàng ít sai sót trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như đỡ tốn kém thời gian đi lại cho khách hàng. * Nội dung L/C phát hành Dựa trên những nội dung, điều khoản trong hợp đồng ngoại thương và các loại giấy tờ khác như chứng thư bảo hiểm, cán bộ thanh toán quốc tế ngân hàng sẽ tiến hành lập ra L/C. Đây là một quá trình khá quan trọng, tất cả trách nhiệm ở đây đều thuộc về phía ngân hàng và nó ảnh hưởng đến toàn bộ những khâu tiếp theo sau đó, kể cả việc tất toán L/C đúng thời hạn. Nếu ngân hàng tiến hành nhanh, chính xác, cán bộ thanh toán đủ năng lực thì L/C sẽ được mở đúng thời hạn và nội dung phù hợp súc tích rõ ràng, đảm bảo tối đa cho quyền lợi của nhà nhập khẩu. Tại Sacombank, Sau khi chấp nhận hồ sơ thanh toán L/C với khách hàng, cán bộ thanh toán sẽ tiến hành lập bản thảo L/C, sau đó sẽ chuyển lên hội sở, phía hội sở sẽ kiểm tra, sửa lỗi trong L/C và gửi về bản gốc cho chi nhánh để chi nhánh đối chiếu những điểm sai của mình trong L/C. Theo khảo sát riêng tại Sacombank chi nhánh Gò Vấp (đơn vị thực tập), thông qua việc nghiên cứu lại những hồ sơ thanh toán bằng L/C của năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, thông thường các lỗi sai mà chi nhánh mắc phải không trùng khớp với Hội sở chỉ là những lỗi nhỏ và không ảnh hưởng đến chất lượng nội dung L/C như: ghi thiếu số hiệu L/C, ghi tắt tên hoạt động kinh doanh của các bên tham gia, … suy cho cùng thì các lỗi đó không đáng kể và việc chỉnh sửa nó chỉ nhằm hướng đến sự hoàn thiện hơn cho L/C. Số L/C sau khi phát hành bị trả lại và yêu cầu sửa đổi chiếm một tỷ lệ rất ít. Theo nhận xét của khách hàng thì 77,8 % khách hàng cho rằng nội dung L/C không có sai sót, 11,1 % cho rằng có sai sót nhưng không quan trọng, và 11,1 % khách hàng cho rằng nội dung L/C đôi khi có sai sót phải tu chỉnh. Những L/C phải tu chỉnh này phần lớn không phải do L/C lập trái với quy định của UCP 600 hay là do mâu thuẫn với quyền lợi của nhà xuất khẩu mà chủ yếu là do trong quá trình thực hiện, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có sự thay đổi hợp đồng thương mại, do đó dẫn đến việc phải tu chỉnh L/C. Nhưng nhìn chung thì nội dung của các L/C dễ hiểu và thể hiện được hết những thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, những điều khoản và điều kiện của L/C rất chặt chẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhập khẩu cũng như uy tín của ngân hàng. Và điều đó càng được thể hiện rõ nét hơn thông qua giải thưởng “Một trong những ngân hàng có tỉ lệ sai sót điện thấp nhất” mà Sacombank đã nhận được từ tập đoàn City Group vào tháng 8/2004. - Ưu điểm Nội dung L/C rõ ràng, chặt chẽ, ít sai sót. - Hạn chế Vẫn còn có những L/C phải tu chỉnh với những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng có sự thay đổi hợp đồng thương mại. Vấn đề đặt ra là ngân hàng nên tìm một hướng giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng, giúp khách hàng tránh được những sự thay đổi không cần thiết trong hợp đồng ngoại thương gây chậm trễ cho khâu thanh toán. 2.2.2.2 Đánh giá chất lượng việc kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu (khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo) Khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo, khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hành, Sacombank sẽ tiến hành kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C trước khi chuyển cho nhà xuất khẩu, thanh toán viên sẽ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C, hạn chế thông báo L/C giả. Chi nhánh sẽ thông báo L/C xuất khẩu trong vòng 1 ngày làm việc sau khi xác thực được L/C, tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác mạnh về thanh toán quốc tế như ACB, thì việc xác thực L/C chỉ diễn ra trong vòng 2 giờ làm việc, một tốc độ làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp. Khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài chuyển đến, trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu, các thanh toán viên luôn kiểm tra tính hợp lệ của L/C như kiểm tra xác nhận mã khóa (nếu bằng TELEX), các mẫu điện (nếu bằng SWIFT) và mẫu chữ ký ( nếu bằng thư). Nhờ thực hiện đúng quy trình nên ngân hàng có thể xác định một cách chính xác tính hợp lệ của L/C. Mặc dù khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo, trách nhiệm của ngân hàng đã được giảm xuống đáng kể hơn so với khi là ngân hàng phát hành do chỉ phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C bao gồm xác minh chữ ký, mã khóa, mẫu điện…. trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu, công việc khá dễ dàng. Nhưng tại đây, rủi ro vẫn có thể xảy ra khi gặp phải L/C giả hoặc sửa đổi giả mà ngân hàng không phát hiện ra và không ghi chú lại. Công tác thông báo L/C tại Sacombank được đánh giá là rất tốt. Riêng tại chi nhánh Sacombank Gò Vấp, điều đó được thể hiện khá rõ thông qua việc ngân hàng chưa từng thông báo nhầm một L/C giả nào (theo báo cáo tại phòng thanh toán quốc tế Saombank Gò Vấp). Ở tiêu chuẩn chất lượng này, có thể đánh giá Sacombank hiện nay đã thực hiện khá tốt trong việc kiểm tra. Tuy nhiên, thời gian xác thực L/C còn dài và những rủi ro kể trên vẫn luôn luôn bên cạnh và có thể xảy ra bất cứ lúc nào không chỉ riêng với với Sacombank. Do đó, vấn đề đặt ra là bên cạnh việc đã thực hiện tốt, chặt chẽ theo quy trình chung, các cán bộ thanh toán cần tích cực rút ngắn thời gian xác thực L/C, tích cực tích lũy kinh nghiệm để kiểm tra chính xác và nhận diện dễ dàng những sự giả mạo, không chân thật của bề mặt L/C. - Ưu điểm Công tác kiểm tra bề mặt L/C được thực hiện khá tốt, ít khi thông báo nhầm L/C giả. - Hạn chế Thời gian xác thực bề mặt L/C chân thật còn kéo dài 1 ngày làm việc. 2.2.2.3 Đánh giá chất lượng về tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu Khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng của mình là nhà xuất khẩu, ngân hàng có vai trò rất cao trong việc tư vấn giúp cho khách hàng của mình lập được bộ chứng từ hoàn hảo nhất theo L/C, vì đó chính là điều kiện tiên quyết quyết định nhà xuất khẩu có được thanh toán tiền hàng hay không. Mặc dù theo quy định của các thông lệ quốc tế (quy tắc thực hành thống nhất UCP 600), ngân hàng thông báo không có trách nhiệm pháp lý phải đảm bảo cho bộ chứng từ của nhà xuất khẩu lập là hoàn hảo, tuy nhiên, nếu ngân hàng thông báo có thêm dịch vụ tư vấn lập bộ chứng từ hoàn hảo cho khách hàng thì đây sẽ là thế mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, giúp tạo lòng tin tưởng của nhà xuất khẩu và cũng góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng- một khoản lợi mà hầu hết các ngân hàng hiện nay vẫn chưa biết khai thác. Tại Sacombank, mặc dù công tác kiểm tra bộ chứng từ hiện đang được thực hiện khá chuyên nghiệp và hoàn hảo đúng theo quy trình chung khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành L/C, nhưng Sacombank vẫn chưa hình thành dịch vụ hướng dẫn lập bộ chứng từ một cách toàn diện cho khách hàng xuất khẩu khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo. Họ chỉ dừng lại ở việc kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của bộ chứng từ mà chưa mạnh dạn đảm bảo xây dựng cho khách hàng toàn bộ bộ chứng từ hoàn hảo, mà chính điều này sẽ càng làm cho chất lượng thanh toán quốc tế của Sacombank nói chung và chất lượng thanh toán theo phương thức L/C nói riêng ngày một gia tăng đáng kể đặc biệt là đối với hàng xuất khẩu (khi xuất khẩu đang là khuyến khích của Chính phủ ở một số mặt hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất). Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank), hiện có khoảng 80% bộ chứng từ xuất trình lần đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam bị từ chối thanh toán vì có sự sai biệt so với L/C. Do vậy, sự hỗ trợ của ngân hàng để lập được bộ chứng từ hoàn hảo luôn là nhu cầu của khách hàng xuất khẩu. Theo khảo sát riêng ở chi nhánh Gò Vấp, số lượng L/C xuất rất ít chủ yếu là L/C nhập do đó ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến công tác tư vấn cho nhà xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát có đến 75% khách hàng có nhu cầu được ngân hàng tư vấn lập bộ chứng từ nhưng chỉ có 11,1 % khách hàng thỏa mãn với chất lượng tư vấn của ngân hàng khi cho rằng ngân hàng chủ động trong việc tư vấn, trong khi đó số còn lại rơi vào trường hợp không tư vấn hoặc chỉ tư vấn khi được hỏi. Sai lệch trong kiểm tra chứng từ cũng không đáng kể, chỉ khoảng 3% bộ chứng từ của nhà xuất khẩu do ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo bị phía ngân hàng nước ngoài thông báo là có sai sót. Như vậy, có thể nói, khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo, việc kiểm tra sơ bộ tính hoàn hảo bộ chứng từ của Sacombank được thực hiện khá tốt khi mức độ sai sót khá thấp. Tuy nhiên, ngân hàng đã bỏ qua khâu tư vấn cho khách hàng và điều này có thể làm thất thu và gây mất uy tín cho ngân hàng một khi khách hàng liên tục bị từ chối thanh toán. - Ưu điểm Kiểm tra sơ bộ tính hoàn hảo bộ chứng từ của Sacombank được thực hiện khá tốt khi mức độ sai sót khá thấp. - Hạn chế Ngân hàng chưa có dịch vụ tư vấn lập bộ chứng từ hoàn hảo cho khách hàng xuất khẩu. 2.2.2.4 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu Khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian mà ngân hàng đang làm đại diện cho nhà nhập khẩu. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phát hành phải có một sự trách nhiệm cao độ, phải cẩn thận trong việc kiểm tra bộ chứng từ nhận được từ nhà xuất khẩu, vì đó là cơ sở duy nhất quyết định việc có thanh toán cho nhà xuất khẩu hay không. Theo quy định của UCP 600, khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa từ phía nhà xuất khẩu qua ngân hàng thông báo, cán bộ thanh toán quốc tế sẽ nhanh chóng kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ trong thời hạn 5 ngày làm việc của ngân hàng để kịp thời thông báo cho ngân hàng thông báo nếu bộ chứng từ bất hợp lệ. Sacombank đã đáp ứng đúng theo quy định của UCP, và tiến hành kiểu tra bất hợp lệ của bộ chứng từ trong vòng 5 ngày. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, tỉ lệ kiểm tra bộ chứng từ sai ở Sacombank là khá thấp, dưới 3%. Và điều này chứng tỏ rằng khâu kiểm tra chứng từ của Sacombank được thực hiện khá tốt. Nguyên nhân của việc thực hiện tốt này là do Sacombank đang thực hiện theo bộ quy trình thanh toán nhập khẩu thống nhất, và trong đó có quy định hướng dẫn cách kiểm tra bộ chứng từ đối với L/C nhập khẩu. Hướng dẫn này được thể hiện một cách rõ ràng và chia theo 2 khâu: kiểm tra tiền kiểm và kiểm tra nội dung bộ chứng từ với 6 loại chứng từ thường gặp và các loại giấy chứng nhận khác. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh toán dễ dàng và nhanh chóng kiểm tra bộ chứng từ. Tuy nhiên, những sự cố và bất ngờ luôn luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và điều này đòi hỏi phía cán bộ thanh toán Sacombank không nên chủ quan chỉ dựa vào hướng dẫn của quy trình mà phải tích cực học hỏi và tìm hiểu những kinh nghiệm của các ngân hàng bạn trong việc xử lý những trường hợp bất ngờ, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm tra bộ chứng từ của mình. - Ưu điểm Công tác kiểm tra bộ chứng từ được thực hiện tốt, theo đúng quy định UCP 600. 2.2.2.5 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu Sau khi làm nghĩa vụ thanh toán của mình cho nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ được xem là hợp lệ và chấp nhận thanh toán, việc tiếp theo của ngân hàng là phải làm sao để thu được tiền từ nhà nhập khẩu. Bên cạnh việc thu được phí từ việc phát hành L/C thì ngược lại, đây cũng là một rủi ro khá lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng. Vì hầu hết các khách hàng của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khả năng các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán là không thể tránh kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyên đề tốt nghiệp môn Thanh toán quốc tế.doc