Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930

Tài liệu Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930: CHUYÊN ĐỀ I : LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 : I. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, và tác động đến VN : - Các nước thắng trận họp phân chia lại thế giới hình thành trật tự thế giới mới gọi là hệ thống Vecxay-Oasinhton. - Hậu quả của chiến tranh làm cho các nước TB gặp nhiều khó khăn, Pháp thiệt hại nặng nề 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất 200 tỉ phrang - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước phương đông và phong trào công nhân phương Tây phát triển. - Nhiều ĐCS ở các nước tư bản và thuộc địa ra đời như ở Anh, Pháp, Trung Quốc,...Quốc tế công sản thành lập ở Maxcova (1919) đã đảm nhận xứ mệnh tập hợp lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.  Những sự kiện trên đã làm cho cách mạng VN phát triển. II. Chính sách thống trị của Pháp ở ĐD : 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở ĐD : a. Bối cảnh. Sau CTTGI Pháp bị thi...

pdf19 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I : LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930 : I. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, và tác động đến VN : - Các nước thắng trận họp phân chia lại thế giới hình thành trật tự thế giới mới gọi là hệ thống Vecxay-Oasinhton. - Hậu quả của chiến tranh làm cho các nước TB gặp nhiều khó khăn, Pháp thiệt hại nặng nề 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất 200 tỉ phrang - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước phương đông và phong trào công nhân phương Tây phát triển. - Nhiều ĐCS ở các nước tư bản và thuộc địa ra đời như ở Anh, Pháp, Trung Quốc,...Quốc tế công sản thành lập ở Maxcova (1919) đã đảm nhận xứ mệnh tập hợp lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.  Những sự kiện trên đã làm cho cách mạng VN phát triển. II. Chính sách thống trị của Pháp ở ĐD : 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở ĐD : a. Bối cảnh. Sau CTTGI Pháp bị thiệt hại nặng nề: 1,4 triệu người chết, mất gần 200 tỉ phrăng, kinh tế kiệt quệ,.... Để bù đắp Pháp một mặt thúc đẩy sản xuất kinh tế trong nước mặt khác tăng cường khai thác thuộc địa ở đông dương và Châu Phi. Mục đích: Thu lợi nhuận bù đắp thiệt hại chiến tranh, khôi phục lai địa vị của Pháp trong thế giới Tư bản. b. Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp - Thời gian 1919 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 : - Pháp đầu tư vốn mạnh với tốc độ nhanh vào kinh tế Việt Nam trong 6 năm (1924- 1929) 4 tỉ phrăng, chủ yếu đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp. * Nông nghiệp: Lập nên những đồn điền cao su, nhều công ty trông cao su ra đời như: công ty Đất Đỏ, Nhiệt đới Misolanh. * Công nghiệp: Chủ yếu khai thác mỏ than, bỏ thêm vốn, nhiều công ty than ra đời như: Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang. Ngoài than, các cơ sở khai thác kẽm, sắt, chì được bổ sung vốn, nhân công. Pháp còn mở thêm một số cơ sở chế biến như: Nhà máy rượu, dệt, diêm,... * Thương nghiệp: Ngoại thương phát triển, gaio lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh Pháp tăng cường chính sách bảo hộ hàng hóa, dựng hàng rào thuế quan để độc chiếm VN. Đánh thuế nặng vào các hàng hóa của nước ngoài. * Giao thông vận tải: Phát trển phục vụ cho việc khai thác va chuyên chở của Pháp, các đô thị được mở rộng. cư dân đông đúc hơn. * Ngân hàng ĐD: Pháp nắm quyền chỉ huy kinh tế ĐD, phát hành giấy bạc chi vay nặng lãi. Ngoài ra Pháp còn tăng thuế cũ đặt thêm thuế mới, làm cho ngân sách của Pháp năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912. *Nhận xét: - Tích cực: +Pháp du nhập vào VN quan hệ sản xuất TBCN làm cho kinh tế VN chuyển biến sâu sắc. + Xuất hiện thêm nhiều tầng lớp giai cấp mới. - Hạn chế: + Pháp cố tình hạ chế công nghiệp nặng nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào chính quốc. + Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối lệ thuộc chặt chẽ vào Pháp là thị trường độc chiếm của Pháp. 2) Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục : a) Chính trị. - Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế triệt để, mật thám nhà tù được cũng cố. - Pháp thiết lập ở Bắc Kì: Viện Dân biểu; Trung và Nam Kì là Hội đồng quản hạt. b) Văn hóa, giáo dục: - Hệ thống giáo dục được mở rộng, mô hình giáo dục có tính hiện đại, các cơ sở xuất bản xuất hiên ngày càng nhiều, Pháp dùng báo chí để phục vụ cho việc thống trị của chúng. - Các trào lưu tư tưởng khoa học kỉ thuật tiến bộ phương Tây du nhập vào Việt Nam đan xen cùng tồn tại với nền văn hòa truyền thống. 3) Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác : a) Kinh tế (Nhận xét ở mục một ghi lại) b) Xã hội Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp làm cho xã hội VN phân hóa sâu sắc xuất hiện nhiều giai cấp mới có quyền lợi và thái độ chính trị khác nhau. *Giai cấp địa chủ phong kiến : - Phân hóa thành 3 bộ phận: Đại, trung, tiểu địa chủ. Hình thành trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm nên bộ phận trung tiểu địa chủ có tinh thần cách mạng. - Đại địa chủ gắn chặt quyền lợi với Pháp, chiếm đoạt ruộng đất và bóc lột nông dân, trở thành đối tượng cách mạng. *Nông dân: - Chiếm hơn 90% dân số, bị địa chủ, đế quốc thống trị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa không có lối thoát. - Nông dân VN mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến gay gắt đó là cơ sở hàng đầu bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do. Họ là lực lượng to lớn hăng hái trong cách mạng. * Giai cấp tư sản: - Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần 1, phần lớn là tiểu chủ thầu phán làm công cho Pháp, khi có vốn đứng ra kinh doanh riêng trở thành tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu. - Tư sản VN bị tư sản Pháp chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, phân hóa thành hai bộ phận: + Tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với Pháp. + Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập bị Pháp chèn ép nên họ có khuynh hướng dân tộc dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. *Tiểu tư sản: - Sau chiến tranh có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Họ bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi đời sống bấp bênh nên họ có tinh thần chống Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc; tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đâú tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Họ là lực lượng quan trọng trong cách mạng. * Công nhân: - Ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1, phát triển mạnh trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (trước chiến tranh là 10 vạn, đến năm 1929 là 22 vạn). - Công nhân VN ngoài đặc điểm chung của công nhân quốc tế: Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, điều kiện sống tập trung, có tổ chức, có kỉ luật, có tinh thần cách mạng cao,...thì công nhân VN còn có những đặc điểm riêng: + Bị 3 tầng áp bức bóc lột: Đế quốc, phong kiến tay sai, tư sản. + Quan hệ gắn bó với nông dân. + Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. Công nhân VN sớm tiếp thu trào lưu Cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác Lê-nin nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mang tiến bộ của thời đại, là giai cấp lãnh đạo cách mạng. III. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 : 1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người VN sống ở nước ngoài. a. PBC - Sau những hoạt động ở Nhật, Trung Quốc, 1913 Ông bị bắt đến 1917 mới được thả ra. - Thắng lơị của Cách mang tháng Mười Nga 1917 đã chuyển hướng tư tưởng cứu nước của PBC. - 1925, Ông bị bắt ở Trung Quốc và kết án tù đưa về An Trì ( Huế). b. PCT - 1922 Ông đến Macxay viết thất điều thư lên án chế độ quân chủ, tiếp tục hô hào khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. - 1925 Ông về nước tiếp tục hoạt động. c. Hoạt động của một số người VN ở nước ngoài. - Tại Pháp: nhiều Việt kiều tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu sách báo về nước, lập hội những người lao động trí óc ở ĐD. - Tại Trung Quốc: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn,......thànhlập tổ chức Tâm tâm xã làm nên sự kiện Phạm HồngThái ở Sa Diện. 2. Tư sản, tiểu tư sản dân tộc ( phong trao yêu nước dân chủ công khai 1919-1925): a. Phong trào tư sản dân tộc : * Trình bày lại giai cấp tư sản dân tộc : * Phong trào: - 1919 phong trào tẩy chay của tư sản Hoa kiều, chấn hưng nội hóa, bày trừ ngoại hóa. - 1925 phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư sản Pháp. - Tư sản còn dùng báo chí để bên vực quyền lợi cho mình như báo Diễn Đàn Đông Dương, Tiếng Dội An Nam. - Thành lập Đảng Lập hiến đưa ra khẩu hiệu tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng tăng áp lực với Pháp. Khi Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì thỏa hiệp với chúng đàn áp lại phong trào. * Nhận xét : - Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang tính cải lương cũng thể hiện mặt tích cực là đấu tranh chống lại sự đàn áp của tư sản nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước thể hiện lòng yêu nước. - hạn chế: chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, mang tính cải lương còn non yếu bồng bột sôi nổi một lúc rồi lắng dần do sự bấp bênh về kinh tế lẫn chính trị. b) Phong trào của tiểu tư sản : * Trình bày lại giai cấp tư sản *Phong trào: - Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên,... - Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời như Chuông Rè, An Nam Trẻ, Người nhà quê,.... Thành lập các nhà xuất bản: Nam đồng thư xã ( Hà Nội), Cường học thư xã ( Sài Gòn), Quan hải tùng thư ( Huế). - Phong trào tiêu biểu: phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926). - Ngoài ra phải kể đến cuộc biểu dương lực lượng của các tầng lớp nhân dân trong vụ đón tiếp Bùi Quang Chiêu, đòi thả Nguyễn An Ninh. * Nhận xét : - Làm thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân. - Hạn chế chưa tổ chức thành chính đảng nên phong trào mang tính rời rạc lẻ tẻ thiếu đường lối chính trị rõ ràng. c) Phong trào ở nước ngoài : - Tại Pháp: ngoài hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, còn có hoạt động của Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh với hội đồng bào thân ái, hội những người yêu nước tại Pháp. - Tại Trung Quốc: hoạt động của Phan Bội Châu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,.... => Hoạt động của những người VN yêu nước ở nước ngoài đã gopo1 phần truyền bá tư tưởng Cách mạng vào nước ta. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX cảu tiểu tư sản trí thức được coi là mãnh đất màu mỡ gieo hạt giống cách mạng sau này. 2. Phong trào 1919-1929 : * Trình bày giai cấp công nhân lại. a. 1919 – 1925 : - Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào diễn ra nhiều nhưng còn lẻ tẻ tự phát do trình độ giác ngộ chưa cao nặng về mục tiêu kinh tế như đòi tăng lương giảm giờ làm,... - 1920 Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công Hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu. - 1922 công nhân viên chức các cơ sở công thương của tư nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son không chịu sửa chiến hạm Micsole của Pháp, trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp Cách mạng ở Trung Quốc. Công nhân đòi tăng lương 20% và phải cho hững công nhân bị sa thải được trở lại làm việc. - Kết quả Pháp chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân, cuộ đấu tranh này đánh dấu bước tiến mới trong phong trào công nhân VN đi từ tự phát sang tự giác. * Nhận xét: Phong trào nổ ra còn lẻ tẻ, rời rạc tự phát là do chưa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lenin. b. 1926-1929 : *Những tác động đến phong trào trong giai đoạn này: - Thế giới: + Địa hội lần V Quốc tế cộng sản với nững nghị quyết về phong tráo cách mạng ở thuộc địa. + Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc. Trong nước: + Hoạt động của Hội VN cách mạng thanh niên với chủ trương “ vô sản hóa” đã tác động đến phong trào làm cho phong trào công nhân phát triển mạnh. + 1926-1927 có 27 cuộc đấu tranh công nhân tiêu biểu là 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 côn nhân đồn điền cao su đấu tranh. + Cuối 1928 Hội VN cách mạng thanh niên chủ trương “vô sản hóa” đã nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân làm cho phong trào công nhân ngày càng phát triển và trở thành nồng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước . Các cuộc bãi công có sự liên kết giửa các ngành các giới trở thành phong trào chung của cả nước. + 1928-1929 có 40 cuộc đấu tranh của công nhân, phong trào đã mang tính toàn quốc. Phong trào công nhân phát triển mạnh yêu cầu có Đảng ra đời, để đáp ứng nhu cầu của phong trào 3 tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929 ( ĐDCSĐ, An Nam CSĐ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn). Tuy nhiên 3 tổ chưc không đáp ứng được yêu cầu của phong trào nên 1930 họp nhất thành ĐCSVN. Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo Cách mạng VN. *Nhận xét: Phong trào diễn ra mạnh rộng khắp liên tục, có sự liên kết giữa các ngành các giới do họ đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lenin. ***Vai trò của phong trào công nhân đối với việc thành lập Đảng: Phong trào công nhân là một bộ phận của phong trào yêu nước, do đó phong trào công nhân ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy của phong trào yêu nước nói chung. Phong trào công nhân là mãnh đất màu mỡ đón nhận chủ nghĩa Mác Le6nin từ bên ngoài truyền vào VN là nhân tố quyết định kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lenin với phong trào yêu nước dẫn đến thành lập ĐCSVN. IV. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1920: 1. Nguyên nhân NAQ ra đi tìm đương cứu nước: - Dưới ách thống trị của Pháp nhân dân ta bị bốc lột và chịu nỗi nhục mất nước nen khao khát độc lập. - Mâu thuẫn giữa dân tộc VN với Đế quốc Pháp gay gắt cần phải cứu nước. - Những cuộc đấu tranh của ông cha ta đều bị đàn áp dã man và thất bại. - Các bậc tiền bối tìm đường cứu nước nhưng không thành công. => NAQ rút kinh nghiệm từ các bậc tiền bối đi trước quyết định ra đi tìm đường cứu nước sang phương Tây tìm hiểu nước Pháp để đánh nức Pháp. 3. Hoạt động: - 5/6/1911, Nguyễn Tất Thảnh ra đi tìm đương cứu nước. - 1911-1917, sau những năm bôn ba khắp các châu lục làm nhiều nghề và học tập. Qua đó người thấy rõ ai là bạn ai là thù, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đều là bạn. - 1917, NTT trở lại Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp vì đây là một tổ chức có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho quyền lợi của các nước thuộc địa. - 1919, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc và gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai đòi Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của nhân dân An Nam. Những yêu sách không được chấp nhận nhưng nó giáng một đòn trực diện vào bọn đế quốc. Người rút ra kinh nghiệm muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. - 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thức nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin, từ đó Người tin theo Lenin , qua đó Người đã tìm ra con đường cứu nước của cách mạng VN là Cách mạng Vô sản. - 12/1920, Người dự đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp, NAQ tán thành bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.. Người trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Người từ lập trường yêu nước sang lập trường người cộng sản. - 1921, Người cùng một số nàh yêu nước Angieri, Maroc,.thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, cơ quan ngôn luận là báo Người Cùng Khổ, do Người làm chủ bút. Người còn viết bài cho báo Nhân Đạo, Đời Sống công nhân, viết sách Bản Án chế độ thực dân Pháp nhằm tố cáo tội ác của Pháp, tích cực chuẩn bị về mặt tư tưởng và lực lượng để đi đến thành lập Đảng. - 6/1923 Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, Người ở lại Liên Xô tiếp tục học tập và nghiên cứu viết bài cho báo Sự Thật, Tạp chí thư tín quốc tế,.. - 7/1924, Người dự Đại hội lần V quốc tế cộng sản, trình bày quan điểm của mình về vị trí cách mạng chiến lược của các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trà cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò của giai cấpcông nhân ở các nước thuộc địa. -11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân VN. -2/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức lãnh đạo quân chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc, báo thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội. - 7/1925, Người cùng với các nhà yêu nước Triều Tiên, Indonexia,..lập ra Hội các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. -1927, những bài giảng của Người được tập hợp thành sách “ Đường Kách Mệnh”.-1928 Hội VN cách mạng thanh niên chủ trương “vô sản hóa”. - 1929, Người đến Thượng Hải (Trung Quốc) triệu tập đại diện 3 tổ chức cộng sản sang để nắm bắt tình hình cách mạng VN. -1930, Người chủ trì Hội nghị thanh lập ĐCSVN. => Cống hiến lớn nhất của NAQ đối với cách mạng VN là tìm ra con đường cứu nước: con đường cách mạng Vô sản và truyền bá chủ nghĩa Mác Lenin vào trong nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng. Chấm một thời kỳ khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở nước ta, mở ra thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất, bước nhảy vọt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. V.Ba tổ chức Cách mạng ra đời và hoạt động : 1. Hội VN cách mạng thanh niên (công nhân) a. Sự thành lập - 11/1924 NAQ về Quảng Châu (TQ) mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ bí mật đưa về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vá tổ chức nhân dân đấu tranh , một số gửi đi học ở nước ngoài (TQ, LX). - 2/1925 Người cải tổ Tâm tâm xã và chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản Đoàn. - 6/1925 Người thành lập Hội VN cách mạng thnah niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đỗ đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. b. Hoạt động ( cả nước) - Cơ quan lãnh đạo cao nhất là tổng bộ đặt ở Quảng Châu (TQ), cơ quan ngôn luận là báo Thanh niên. - 1927, những bài giảng của Người được xuất bản thành sách Đường Kách Mệnh. - Báo Thanh niên và sách Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội để tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. - Hội đã xây dựng cơ sở trong cả nước. Các kỳ bộ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ lần lượt ra đời số Hội viên ngày càng tăng ( 1927 có 75 hội viên, 1928 có 300 hội viên, 1929 có 1700 hội viên ). - 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa” đưa cán bộ vào tận hầm mỏ nhà máy,..cùng lao động và sinh hoạt chung với công nhân. Phong trào công nhân phát triển mạnh trở thành nồng cốt của phong trao dân tộc trong cả nước, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, một ngành mà có sự liên kết thành một phong trào chung. c. Tác động (ý nghĩa) : + Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân đi từ tự phát sang tự giác. + Thu hút các lực lượng yêu nước theo khuynh hướng vô sản. + Là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức cho việc thành lập Đảng sau này. * Vai trò của NAQ đối với Hội : vừa là người sáng lập. lãnh đạo, vừa là người thầy. * * Vai trò của hội đối với phong trào công nhân và sự ra đời của Đảng : - Với phong trào công nhân: qua hoạt động của hội với chủ trương “ vô sản hóa” truyền bá tư tưởng Mác lenin đã làm cho phong trào từ tự phát sang tự giác. - Với Đảng: +Hôi đã huấn luyện những cán bộ cách mạng để trở thành hạt nhân của Đảng sau này. +Làm cho phong trào phát triển mạnh yêu cầu có Đảng ra đời và có 3 tổ chức Đảng ra đời: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên Đoàn. 2. Tân Việt cách mạng Đảng a. Sự thành lập - Thời gian : 7/1925 do tù chính tri ở Trung lỳ và sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội thành lập sau nhiều lần đổi tên : Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, VN Cách mạng Đảng, Tân Việt cách mạng Đảng (1928). - Thành phần : tiểu tư sản trí thức. b. Hoạt động : - Chủ yếu ở Trung Kỳ. - Chủ trương lãnh đạo quần chúng trong nước liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đánh đỗ đế quốc thiết lập một xã hội bình đẳng bác ái. - Tân Việt ra đời và hoạt động trong lúc HVNCMTN hoạt động mạnh đã cuốn hút nhiều đảng viên tiên tiến của Tân Việt đi theo. Nội bộ Tân Việt phân hóa, số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng theo tư tưởng của NAQ. c. Ý nghĩa : - Phản ánh tinh thần yêu nước và nguyện vọng của tiểu tư sản VN. - Chứng tỏ khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. - Sự chuyển hướng của Tân Việt là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của phong trào. 3. VN Quốc Dân Đảng : a. Sự thành lập - Do ảnh hưởng cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trungg Sơn. - 25/12/1927 VN QDĐ thành lập trên cơ sở Nam Đồng Thư xã. - Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu. - Thành phần: học sinh, sinh viên, công chức, tư sản, thân hào địa chủ, binh lính và hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp. - Xu hướng Cách mạng: theo khuynh hướng dân chủ tư sản. b. Hoạt động: - Địa bàn :Chủ yếu ở Bắc kỳ - Mục tiêu của Đảng là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trên thế giới. - Nguyên tắc hoạt động của Đảng: tự do-bình đăn-bác ái. - Chương trình hoạt động: chia thành bốn thời kỳ, thời kỳ cuối bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nàh Nguyễn, cổ động nhân dân bãi công, đánh đuổi Pháp đánh đỗ ngôi vua thiết lập dân quyền. - Chủ trương : tiến hành cách mạng bằng bạo lực, lực lượng củ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp được giác ngộ. - Tổ chức quần chúng ít, địa bàn hoạt động ở Bắc kỳ, thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, sớm bị khủng bố. *Ý nghĩa - Phản ánh tính non yếu không vững chắc của phong trào theoo khuynh hướng dân chủ tư sản ở VN. - khuynhh hướng này không đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc, không đủ sức vượt qua sự khủng bố của kẻ thù. c) Khởi nghĩa Yên Bái : * Nguyên nhân: - Bị động sau vụ mưu sát Badanh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp lớn làm cho các tổ chức phải rút vào hoạt động bí mật. - VN QDĐ bị thiệt hại nặng, đứng trước tình thế đó VNQDĐ quyết định khởi nghĩa với tinh thần “không thành công cũng thành nhân”. *Diễn biến: - 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây sau đó là Hải Dương, Thái Bình,... Ở Hà Nội cũng ném bom phối hợp. - Tại Yên Bái nghĩa quân chiếm trại lính, giết và làm bị thương một số binh lính , sĩ quan Pháp nhưng không làm chủ được tỉnh lị bị phản công và tiêu diệt. - Ở một số nơi khác nghĩa quân chỉ tạm chiếm một số huyện nhỏ sau đó bị Pháp chiếm lại. - Khởi nghĩa thất bại Nguyễn Thái Học cùng với 12 đồng chí bị xử bắn. *Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: Pháp còn mạnh đủ sứcđàn áp khởi nghĩa. - Chủ quan: phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản không đủ sức vượt qua sự khủng bố của kẻ thù, do sự non về tổ chức và lãnh đạo. Khởi nghĩa nỗ ra trong tư thế bị động nên không có sự chuẩn bị kỹ. *Ý nghĩa: - Cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc của nhân dân ta. - Hành động yêu nước và tấm gương hi sinh của các chiến sĩ Yên Bái là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. VI. Đảng cộng sản VN ra đời: 1. Sự xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản VN 1929 a. Bối cảnh: - Năm 1929, phong trào của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển kết thành làn sóng dân tộc dân chủ, yêu cầu có chính đảng lãnh đạo. b. Sự thành lập: - 3/1929, các hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc kỳ họp ở nhà số 5D ( Hàm Long- Hà Nội) thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN có 7 Đảng viên chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. - 5/1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN tại Hương Cảng (TQ). - 6/1929, Đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc kỳ họp quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn điều lệ Đảng. Ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra Ban chấp hành trung ương của Đảng. - 8/1929, Cán bộ lãnh đạo trong tổng bộ và kỳ bộ của Hội VNCMTN ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản Đảng, báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận thông qau đường lối chính trị và bầu ra ban chấp hành trung ương Đảng. - 9/1929, Tân Việt cải tổ thành Đông Dương cộng sản Liên Đoàn. * Ý nghĩa Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách qaun của cuôc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường Cách mạng vô sản. Các tổ chức cộng sản đã nahnh chóng xây dựng cơ sở trong quần chúng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. * Hạn chế: Các tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng lẻ tranh giành ảnh hưởng công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. 2. Hội nghị thành lập Đảng (6/1/1930) a. Bối cảnh: - 1929, Phong trào công nhân phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó công nhân trở thành lực lượng tiên phong, yêu cầu có chính Đảng lãnh đạo. - 3 tổ chức cộng sản ra đởi hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. - Được tin Hội VNCMTN phân hóa thành ĐDCSĐ và ANCSĐ, NAQ với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản từ Xiêm (Thái Lan) về Trung Quốc triệu tệp Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị bắt đầu từ 6/1/1930 tại Cửu Long (TQ) do NAQ chủ trì. - Dự Hội nghị có: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảng ( ĐDCSĐ); Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (ANSCĐ) còn ĐDCSLĐ chưa sang kịp. b. Nội dung: - NAQ phân tích tình hình trong và ngoài nước phê phán những hoạt thiếu thống nhất, đề nghị gạt bỏ mọi thành kiến, yêu cầu họp nhất và nêu rõ chủ trương hội nghị. Hội nghị thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên ĐCSVN. - Thông qua chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng. - 24/2/1930, ĐDCSLĐ gia nhập vào ĐCSVN. - 9/1930, Đại hội lần thứ 3 của Đảng họp quyết định lấy 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng. * Ý nghĩa: Hội nghị mang tầm vóc như một Đại hội thành lập Đảng, mở ra cho cách mạng VN 1 giai đoạn mới. * Lý do thành công của Hội nghị: - Được sự quan tâm của Quốc tế công sản và uy tín của NAQ. - Họ đều vì mục tiêu chung giải phóng đất nước theo khuynh hướng vô sản. - Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cách mạng VN. *** Nội dung cương lĩnh chính trị: - Chiến lược cách mạng VN: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng tiến tới Xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho VN độc lập, lập chính phủ công-nông binh. Tịch thu hết thu sản nghiệp ruộng đất của Đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất. - Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông trung tiểu địa chủ tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. - Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp vô sản. - Quan hệ quốc tế: Cách mạng VN phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo tuy còn vắn tắt nhưng cương lĩnh giải phóng dân tộc thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh. 3. Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành trung ương lâm thời ĐCSVN (10/1930) - 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng lâm thời tại Hương Cảng (TQ). + Đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD . + Bầu ra ban chấp hành trung ương chính thức, Trần Phú làm tổng bí thư. + Thông qua luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo. *** Nội dung cương lĩnh chính trị của Trần Phú: - Chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương: tiến hành cách mạng tư sàn dân quyền bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến lên xã hội chủ nghĩa. - Nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc phong kiến, 2 nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. - Lực lương cách mạng: công nhân và nông dân. - Lãnh đạo cách mạng : là giai cấp công nhân và tiên phong là ĐCS. Luận cương nêu rõ hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách mạng VN với cách mạng thế giới. ***Hạn chế: - Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương mêm chưa đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. - Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản và tư sản dân tộc. - Không thấy được khả năng phân hóa lôi kéo của trung tiểu địa chủ trong cách mạng. Những hạn chế trên được khắc phục dần thực tiễn đấu tranh. 4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc giai cấp. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong thời đại mới. Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN: + Từ đây cách mạng VN có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng theo chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng HCM, có đường lối khoa học đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ có đủ Đảng viên trung kiên nguyện suốt đời hi sinh vì lí tưởng của Đảng cho độc lập dân tộc cho tự do của nhân dân. +Từ đây cách mạng VN chấm dứt khủng hoảng về đương lới chính trị về lãnh đạo, chứng tỏ giai cấp công nhân trương thành đủ sức lãnh đạo cách mạng. Cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới. + Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển về sau của cách mạng VN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_i_1396597509_3431_4144.pdf
Tài liệu liên quan