Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn

Tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn: Lời mở đầu Mỗi doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân là nơi trực tiếp tiến hành các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các sản phẩm lao vụ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bằng những hiểu biết đã được khám phá và tích luỹ từ bao thế hệ con người đã và đang làm giàu cho kho tàng trí tuệ nhân loại, được kết tinh sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. ở những năm đầu của thế kỷ 21này, tạo bước ngoặt lớn, hứa hẹn và thách thức mới trên con đường hiện đại hoá đất nước. Trong đó phần đóng góp không nhỏ là sự phấn đấu không mệt mỏi của ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh, ở đây vai trò kế toán là vô cùng quan trọng, phục vụ cho nền kinh tế về mặt vĩ mô và vi mô. Xuất phát từ thực tế đó và hiện nay các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, trong mọi hoạt động sản xuất các doanh nghiệp có thể toả hết tiềm năng cũng như công suất của mình trong việc quản lý và sản xuất, mục đích là tạo ra lợi nhuận tối đa, mà chi phí bỏ ra...

doc73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Mỗi doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân là nơi trực tiếp tiến hành các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các sản phẩm lao vụ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bằng những hiểu biết đã được khám phá và tích luỹ từ bao thế hệ con người đã và đang làm giàu cho kho tàng trí tuệ nhân loại, được kết tinh sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. ở những năm đầu của thế kỷ 21này, tạo bước ngoặt lớn, hứa hẹn và thách thức mới trên con đường hiện đại hoá đất nước. Trong đó phần đóng góp không nhỏ là sự phấn đấu không mệt mỏi của ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh, ở đây vai trò kế toán là vô cùng quan trọng, phục vụ cho nền kinh tế về mặt vĩ mô và vi mô. Xuất phát từ thực tế đó và hiện nay các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, trong mọi hoạt động sản xuất các doanh nghiệp có thể toả hết tiềm năng cũng như công suất của mình trong việc quản lý và sản xuất, mục đích là tạo ra lợi nhuận tối đa, mà chi phí bỏ ra lại tối thiểu, chính vì thế họ quan tâm đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là lẽ đương nhiên, nó cũng được coi là công tác trọng tâm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Như chúng ta đã biết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế, của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh sao cho sản phẩm vừa có chất lượng tốt, mẫu mã phải đẹp, giá cả phải phù hợp với người tiêu dùng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất sản phẩm, nhằm giảm chi phí và hạ giá thành. Một trong những công cụ quan trọng giúp cho công tác quản lý kinh tế mang lại hiệu quả nhất là: hạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng. Việc tổ chức kế toán đúng hợp lý và chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thương trường. Là một doanh nghiệp nhà nước nhận thức đúng được vai trò kế toán, công ty quy chế từ sơn đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Với ý nghĩa thực tế đó, trong thời gian thực tập tại công ty quy chế từ sơn, em nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó em đã mạnh dạn chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài. “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn’’ gồm 3 phần chính sau: Phần thứ nhất :Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Quy chế Từ Sơn. Phần thứ ba: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Quy chế Từ Sơn. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị phòng tài chính kế toán, các cô chú cán bộ quản lý, lãnh đạo công ty cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Hoà. Song với lưu lượng thời gian không dài, năng lực, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, do vậy báo cáo này không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định, em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cán bộ công ty, cùng các bạn đồng nghiệp để báo cáo tốt nghiệp này hoàn thiện hơn. PHầN MộT Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh A - sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường I - ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều khiển của nhà nước. Một nền kinh tế nhiều thành phần, chịu sự tác động của quy luật kinh tế. Vì vậy một doanh nghệp muốn tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trước tiên sản phẩm sản xuất ra phải đạt hai yêu cầu: chất lượng cao và giá thành hạ. Công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu không chỉ riêng với các doanh nghiệp mà có ý nghĩa đối với nhà nước và các tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đối với nhà nước: Làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra các đường lối, chính sách thuế mà nhà nước thu từ các doanh nghiệp. Đối với các đơn vị tổ chức, đơn vị có liên quan như ngân hàng, người bán, người đầu tư ...họ cũng rất quan tâm tới kết quả của việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn có lãi sẽ nhất định chiếm ưu thế trong chiến lược của nhà đầu tư, nhà cho vay, tạo lòng tin đối với nhà cung cấp, đồng thời chiếm được cảm tình của người mua. II - Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh con người cần phải quan tâm tới quá trình sản xuất, quá trình tiêu hao lao động và lao động vật hoá, có nghĩa là phải quan tâm tới việc quản lý các chi phí tiêu hao trong kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau như thống kê doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh tế ....Nhưng trongđó kế toán luôn được coi là công cụ quan trọng nhất. Với chức năng ghi chép tính toán, phản ánh giám sát thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tiền vốn bằng các thước đo giá trị và hiện vật. Kế toán cung cấp các tư liệu cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý đối với lĩnh vực đó. Vì vậy kế toán là một công cụ quản lý, một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí giá thành sản phẩm nói riêng. 2. Nhiệm vụ của kế toán Trong công tác hạch toán doanh nghiệp chi phí sản xuất là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua những thông tin về chi phí sản xuất do bộ phận kế toán cung cấp. Những người quản lý doanh nghiệp nắm được những chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự án chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư lao động tiền vốn để có quyết định thích hợp. Để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu câù quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, kế toán cần phải thực hiện những yêu cầu sau: - Căn cứ vào quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho thích ứng. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí dở dang cuối kỳ. - Phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh. - Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Kịp thời lập các báo cáo về các chi phí sản xuất và cung cấp chính xác thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất, phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. B - những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tổ chức công tác kế toán Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTrong doanh nghiệp sản xuất I - Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1- Khái niệm về chi phí sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm lao vụ, dịch vụ nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất đó là: Tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau, từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng. Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, chi phí như thế nào ? nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tệ của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải hạch toán cho từng thời kỳ, hàng tháng, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến các hoạt động sản xuất khác: Chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng....sẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh. Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các chi phí sản xuất yếu tố sản xuất vào các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ. 2 - Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, chi phí sản xuất là tiền đề quan trọng của kế hoạch kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận bên trong doanh nghiệp. 2.1- Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo các phân loại này thì chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí do phát sinh ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí thế nào? Vì vậy cách phân loại này gọi là cách phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất của các yếu tố trong kỳ được chia thành các chi phí sau: -Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ....sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp, chế tạo sản phẩm trong kỳ. -Yếu tố khấu hao TSCĐ : Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. -Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất – kinh doanh. -Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất- kinh doanh trong kỳ. 2.2- Phân loại theo Mục đích và công dụng của chi phí Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định chi phí sản xuất được phân theo ba khoản mục chi phí sau: - Chi phí NVLTT : bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ , dịch vụ. - Chi phí NCTT : Gồm toàn bộ tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT( phần tính vào chi phí ). - Chi phí SXC: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí phân công trực tiếp nói trên. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì giá thành bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương hướng kế toán, tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đúng đắn, hợp lý. Do vậy nó được sử dụng trong công tác phân loại chi phí và theo dõi giá thành sản phẩm. 2.3 - Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành chi phí khả biến và chi phí bất biến - Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số , về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp... Các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Chi phí bất biến: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc được hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh...Các chi phí này nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. Cách phân loại chi phí này có tác động lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc quản lý, cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí. Theo các phương loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cách phân loại này giúp cho việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bố chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách hợp lý. 3 - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc đầu tiên quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Trong quá trình tổ chức hạch toán bao gồm hai giai đoạn sau: - Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị. Đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộvà theo đặc điểm của tổ chức sản xuất yêu cầu tính giá thành theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị tức đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. 4 - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. -Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán chọn phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay, hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất, trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, đơn đặt hàng. - Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế hoạch mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán, chỉ thích ứng với một loạt đối tượng hạch toán mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. 4.1. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Khái niệm và cách thức tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.... dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ chi phí thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ chi phí như sau: = x * Tài khoản sử dụng. Để theo dõi các khoản chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK 621 “chi phí NVLTT ”. TKnày được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng ). Kết cấu tài khoản: - Bên nợ: Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay ( thực hiện các lao vụ dịch vụ ). - Bên có : Giá trị NVL xuất dùng không hết, trị giá phế liệu thu hồi kết chuyển chi phí NVLTT và phân bổ. TK 621 không có số dư cuối kỳ. * - Phương pháp tập hợp chi phí NVLTT. - Khi xuất kho, NVL chính sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm lao vụ, kế toán ghi. Nợ TK 621 Có TK 152 - Nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Nợ TK621 Nợ TK133( thuế GTGT được khấu trừ ) Có TK111,112,331... - Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng sử dụng không hết, nhập lại kho. Nợ TK152 Có TK621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK154 Có TK621 - Đối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán: Nợ TK 621 Có TK 152 4.1.2. - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. * Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ mà chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. * Tài khoản sử dụng. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp , kế toán sử dụng TK622- chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng( sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng...). Kết cấu tài khoản: - Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. - Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. - TK 622 không có số dư cuối kỳ. *- Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ, kế toán ghi. Nợ TK 622 Có TK 334 -Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất. Nợ TK 622 Có TK338 (338.2, 338.3, 338.4) - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, theo dõi đối tượng tập hợp chi phí vào TK 154. .Nợ TK 154 Có TK 622 4.1.3. - Kế toán chi phí sản xuất chung. * Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến việc tổ chức sản xuất và quản lý trong phạm vi một phân xưởng, ngoài chi phí NVLTT và chi phí nhân công trực tiếp. Đó là các chi phí thuộc môi trường sản xuất của phân xưởng như chi phí nhân công phân xưởng , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. * Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung, tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Kết cấu và nội dung TK 627 “ chi phí sản xuất chung” - Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển ( phân bổ ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ,dịch vụ. -TK627 không có số dư cuối kỳ. Chi tiết các tài khoản: +TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 627.2. Chi phí vật liệu + TK 627.3: Chi phí công cụ sản xuất phân xưởng. +TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng tại phân xưởng. +TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng tại phân xưởng. +TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác dùng tại phân xưởng. * Hạch toán chi phí sản xuất chung. -Tính ra tiền lương ( lương chính , lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lượng ) phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng ,trong kỳ kế toán ghi. Nợ TK627 (6271) Có TK 334 -Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo theo lương của nhân viên tính vào chi phí Nợ TK 627 (6271) Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Chi phí vật liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý sản xuất Nợ TK 627 (6272) Có TK 152 - Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận phân xưởng. Nợ TK 627 ( 6273) Có TK 153 ( nếu phân bổ một lần ) Có TK 142 (nếu phân bổ nhiều lần) - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 đồng thời ghi nợ TK 009 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: dùng cho hoạt động quản lý sản xuất Nợ TK 627 ( 6277) Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ ) Có TK 111, 112, 331... - Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK627 Có TK242 - Trích trước chi phí phải trả vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK627 Có TK335 - Các chi phí bằng tiền khác( tiếp tân, hội nghị ) Nợ TK627(6278 ) Có TK111,112 - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. Nợ TK111,112,152,138 Có TK627 - Cuối kỳ hạch toán tiến hành phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho từng đối tượng chịu chi phí sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ dịch vụ. Nợ TK154 Có TK627 * Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng( sản phẩm, dịch vụ ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế thường sử dụng các tiêu thức phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung được áp dụng theo công thức sau: Tổng tiêu thức phân bổ Mức chi phí sx chung của từng đối tượng Tổng chi phí sx phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ chung cần phân bổ của tất cả các đối tượng 4.1.4 - kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. * Tài khoản tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán cần phải sử dụng TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm từng lao vụ dịch vụ....của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ. Kết cấu tài khoản: - Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. - Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ. + Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. - Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dịch vụ....dở dang cuối kỳ. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT để ghi theo từng đối tượng cụ thể. Nợ TK154 Có TK621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK154 Có TK622 - Cuối kỳ phân bổ( hoặc kết chuyển ) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ dịch vụ, ghi chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Nợ TK154 Có TK627 Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí: + Phế liệu thu hồi trong sản xuất, vật liệu xuất dùng không hết( nếu chưa phản ánh ở TK621 ). Nợ TK152 Có TK154 + Sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được. Nợ TK138(1381 ) Có TK154 + Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất. Nợ TK138,334,821 Có TK154 + Phản ánh tổng giá thành công xưởng thực tế sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Nợ TK155,157,632 Có TK154 Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh toàn doanh nghiệp. TK621 TK154 TK152 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Phế liệu thu hối do Nguyên VL trực tiếp sản phẩm hỏng TK622 TK138 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Bồi thường phải thu do Nhân công trực tiếp sản phẩm hỏng TK155 TK627 Cuối kỳ kết chuyển chi phí Giá thành sản phẩm Sản xuất chung nhập kho TK632 Giá thành sản phẩm lao vụ bán không qua kho TK157 Giá thành sản phẩm lao vụ gửi bán 4.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 4.2.1 - Kế toán tập hợp chi phí NVLTT. * Tài khoản sử dụng. Do đặc điểm của phương pháp kiểm tra định kỳ nên chi phi vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất kho mục đích sản xuất quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bố vật liệu xuất dùng cho nhiều mục đích. Để theo dõi chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVLTT. Các chi phí được phản ánh vào TK 621 không ghi chép từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá thành nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 như sau: - Bên nợ : Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Bên có : Kết chuyển chi phí NVL vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. * Phương pháp hạch toán. - Đầu kỳ kết chuyển giá trị tồn kho Nợ TK 611 Có TK 152 -Trong kỳ phản ánh các nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu. Nợ TK 611 Có TK 111, 112, 331, 311, 411 - Cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê, phản ánh giá trị vất liệu chưa sử dụng. Nợ TK 152 Có TK 611 - Xác định và kết chuyển giá trị vật liệu sử dụng, kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 631 Có TK 621 4.2.2. - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cách tập hợp chi phí trong kỳ như phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển nhân công trực tiếp vào TK 631. Nợ TK 631 Có TK 622 4.2.3. - Hạch toán chi phí sản xuất chung. - Toàn bộ chi phi sản xuất chung cuối kỳ cũng được tập hợp vào TK 627 và cũng được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục tương ứng, như các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK631 Có TK627 4.2.4. - Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh toàn Doanh nghiệp. Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí. - Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào giá trị thành từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Nợ TK631 Có TK154 - Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh vào các tài khoản để đánh giá giá thành sản phẩm. Nợ TK631 Có TK621 Có TK622 Có TK627 - Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Nợ TK154 Có TK631 - Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Nợ TK632 Có TK631 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK152 TK621 TK631 TK611 NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí Vật liệu tự chế, phế liệu Sản xuất sản phẩm NVL trực tiếp thu hồi nhập kho TK334,335,338 TK622 Tiền lương BHXH,BHYT, KPCĐ TK627 Chi phí nhân viên phân xưởng TK214 TK632 Giá thành sản xuất sản phẩm, lao vụ hoàn thành Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng TK152,153 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Chi phí vật liệu, dụng cụ ở phân xưởng TK111,331 Chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền II - Giá thành và phân loại giá thành. 1 - Khái niệm giá thành. Giá thành sản phẩm là giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của hạch toán chi phí sản xuất, đã tập hợp theo từng đối tượng và khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Trên cơ sở đó kiểm tra và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành theo từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất chi phí là một mặt thể hiện sự hao phí để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Đó cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên khái niệm giá thành. Như vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng. Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z - Tổng giá thành sản phẩm Dđk - Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ Dck - Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ C -Tổng Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Có thể nói giá thành là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Cụ thể có 2 cách phân loại chủ yếu và thường dùng. 2. Phân loại giá thành sản phẩm 2.1 - Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch hoặc việc tính toán này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành , trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Nếu như giá thành kế hoạch không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch thì giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã phát sinh và tập hợp trong kỳ, giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. 2.2 - Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất( còn gọi là giá thành công xưởng ): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ = A + B + C Trong đó: A - Giá thành sản xuất sản phẩm B - Chi phí bán hàng C - Chi phí quản lý doanh nghiệp 3- Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm. 3.1. Đối tượng tính giá thành Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hoạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị. Việc hạch toán quá trình sản xuất được chia làm hai giai đoạn: Đó là giai đoạn xác định đối tượng chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất xác định đối tượng tính giá thành chính là xác định sản phẩm, bán thành phẩm công cụ lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính thành một đơn vị sản phẩm. Đối tượng đó là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán. 3.2. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành có thể không giốn nhau giữa các doanh nghiệp hoặc là đối với từng loại sản phẩm trong một doanh nghiệp vì kỳ tính giá thành được xác định phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu quản lý đối với từng loại sản phẩm. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Sự khác biệt giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm làm cho phương pháp hạch toán chi phí sản xuất khác biệt với phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm các phương pháp sau: 4.1. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: - Với bán thành phẩm: Có thể hạch toán theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch. - Với sản phẩm đang chế tạo, sản phẩm dở dang có thể đánh giá một trong các phương pháp sau: + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Công thức tính: Dck = Trong đó: - Dck và Dđk là chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ - Cn : là chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ - Stp và Sd : là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Đối với CPSX bỏ vào 1 lần ngay từ đầu qui trình công nghệ sản xuất như chi phí NVL trực tiếp thì được tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành và 1 đơn vị sản phẩm làm dở là như nhau: Dck = x Sd Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Dck = x Sd' Trong đó: Sd' = Sd x mức độ hoàn thành (%), (khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương) + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Công thức tính: Giá trị SP dở dang Chi phí NVL chính 50% chi phí cuối kỳ nằm trong SP dở dang chế biến + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hoặc theo chi phí trực tiếp: Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT hoặc chi phí trực tiếp( NVL và nhân công trực tiếp ) mà không tính đến các chi phí khác. + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoặch: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoặch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp xác định khác như phương pháp thống kê kinh nghiệm. 4.2. Các phương pháp tính giá thành 4.2.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Theo từng phương pháp này giá thành được tính trực tiếp. Công thức tính: Tổng số chi phí Chênh lệch giá trị SP dở dang Giá thành đơn vị SP đầu và cuối kỳ SP Tổng số SP sản xuất hoàn thành trong kỳ 4.2.2. Phương pháp tính tính giá thành theo đơn đặt hàng * Điều kiện áp dụng: đối với những sản phẩm có điều kiện: - Qui trình công nghệ sản xuất kiểu song song phức tạp hoặc tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế. - Chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ (từng đơn đặt hàng) - áp dụng đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất từng bộ phận phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành, từng loại sản phẩm hoặc từng loại hàng của từng đơn đặt hàng hoặc từng công trình hay hạng mục công trình… - Kỳ tính giá thành nó phù hợp với chu kỳ sản xuất, chỉ khi nào đơn hàng sản xuất mặt hàng, hoặc mặt hàng sản xuất hoàn thành thì kế toán mới tính giá thành cho số thành phẩm của đơn đặt hàng hoặc loạt hàng sản xuất đó. * Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đặt hàng hoặc từng loạt hàng hay từng các hợp đồng kinh tế như sau: - Chi phí nào liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng, từng mặt hàng hoặc từng loạt hợp đồng kinh tế thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đó. - Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì trước hết sẽ được tập hợp chung cho đơn đặt hàng và sau đó tiến hành phân bước cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ hợp lý. ị Mỗi đơn đặt hàng sẽ được mở một phiếu tính giá thành. - Để tiến hành ghi chép chi phí sản xuất của đơn đặt hàng đó từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và khi kết thúc (hoàn thành) đơn đặt hàng đó thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho từng đơn đặt hàng đó cũng chính là tổng giá thành thực tế của nó, còn những chi phí nào đã chi ra cho các đơn đặt hàng chưa hoàn thành là chi phí sản xuất dở dang. 4.2.3 - Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm từng loại sản phẩm. Công thức: Giá thành đơn vị Tổng giá thành của các loại sản phẩm SP gốc Tổng số SP gốc( kể cả sản phẩm quy đổi ) Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi SP từng loại SP gốc SP từng loại S = Trong đó : Si - Số lượng hoàn thành của từng loại sản phẩm i Hi - Hệ số tiêu chuẩn của sản phẩm i 4.2.4 - Phương pháp tỷ lệ chi phí. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản xuất cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( định mức ) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại: Công thức: Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ chi phí SP từng loại Đơn vị SP từng loại Sản xuất đơn vị Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ của các loại SP Tỷ lệ chi phí Chi phí sản xuất Tổng giá thành kế hoạch sản xuất của các loại SP 4.2.5 - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Theo phương pháp này, để tính giá thành sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá thành sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm phụ có thể xác định theo giá ước tính, giá kế hoạch. = + - - * Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này, quá trình tập hợp chi phí sản xuất được cụ thể = + + - = + + - = +…+ + - * Phương pháp tính toán giá thành phân bước không tính bán thành phẩm Theo phương pháp này quá trình tập hợp chi phí được tập hợp như sau: + + + … + = 5 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của một quá trình. Chính vì vậy chúng giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định( tháng, quý, năm ) mà không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành sản phẩm. Do vậy được tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm gồm một phần chi phí trực tiếp phát sinh( chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí thực tế phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này( chi phí trả trước ) và giá thành sản phẩm còn bao gồm một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang( chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ ). Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được cụ thể hoá bằng công thức tính giá thành: Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí SX thành SP dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có hoặc bằng nhau thì tổng giá thành sản xuất bằng tổng chi phí sản xuất. III- Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp sử dụng mà kế toán chi phí sản xuất, giá thành sử dụng các sổ kế toán thích hợp. Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ (Hình thức kế toán mà Công ty Quy chế Từ Sơn sử dụng) kế toán chi phí sản xuất và giá thành sử dụng các sổ : - Bảng phân bổ số 1, số 2 và số 3 - Bảng kê số 4 - Nhật ký chứng từ số 7 - Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 (631) Phần thứ hai Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế từ sơn (tufaco) I - đặc điểm tình hình chung của công ty quy chế từ sơn. 1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Như chúng ta đã biết, một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để kết hợp hài hoà cân đối và linh hoạt giữa cung và cầu thị trường. Từ sự cần thiết của các sản phẩm bu lông, ốc vít, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh......đối với các ngành công nghiệp như điện, xây dựng, cơ khí và khai thác mỏ......đặc biệt là đối với ngành cơ khí. Ngoài ra còn một số sản phẩm đặc biệt có chất lượng cao phục vụ cho ngành chế tạo máy, đường sắt, cầu cống, đường dây, đóng tàu và trạm dây truyền sản xuất xi măng các loại chi tiết phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp. Sản phẩm được bảo vệ bộ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ điện phân, nhúng kẽm nóng chảy đều chất lượng cao của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 18/11/1963 Bộ công nghiệp đã ra quyết định thành lập nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đây là nhà máy đầu tiên của nước ta được xây dựng tại thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Bắc Ninh. Gần 40 năm thử thách và phát triển, nhà máy Quy chế Từ Sơn đã đóng góp một phần đáng kể sản phẩm của mình vào nền công nghiệp của nước nhà. Để đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tháng 10/2000 nhà máy đổi tên thành công ty Quy chế Từ Sơn. Nằm kề quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 18km về phía bắc, thuận lợi cho việc lưu thông sản phẩm hàng hoá. Công ty Quy chế Từ Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp với tổng diện tích đất kinh doanh vào khoảng 40000m, với năng lực ban đầu được nhà nước trang bị gồm: Nhà xưởng: 1456m² Máy móc thiết bị: 22 cái Nguồn vốn: 285000đồng Các công nghệ chủ yếu của công ty là dập nóng, dập nguội và cắt gọt cơ khí với phương án sản xuất các loại bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn Việt Nam có tính lắp lẫn cao, bao gồm những sản phẩm như: bu lông tinh, bu lông bán tinh, bu lông thô, bu lông đặc biệt, đai ốc tinh, đai ốc bán tinh....... Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia thành 2 giai đoạn sau: *Giai đoạn 1: Từ khi thành lập công ty đến trước khi có quyết định 217 HĐBT ( từ ngày 18/11/1963 đến ngày 14/11/1987 ). Đây là thời kỳ còn mang nặng cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, công ty chỉ có nhiệm vụ tổ chức sản xuất thực hiện theo kế hoạch được giao. Do vậy trong thời kỳ này công ty thường đạt vượt mức kế hoạch như năm 1976 sản lượng đạt 112%, năm 1987 đạt 118,7%. * Giai đoạn 2: Từ khi có quyết định 217 đến nay. Giai đoạn này nhà nước đã xoá bỏ chế độ bao cấp, các doanh nghiệp chuyển dần sang hạch toán kinh tế, bắt đầu vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Là một doanh nghiệp nhà nước nên khi chuyển sang một cơ chế mới, các doanh nghiệp nói chung và công ty Quy chế Từ Sơn nói riêng không tránh khỏi những khó khăn và bỡ ngỡ khiến cho việc sản xuất của công ty lâm vào tình trạng trì trệ làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước tình hình đó lãnh đạo công ty đã phải tập trung giải quyết một loạt các giải pháp để ổn định sản xuất như tổ chức lại các dây truyền sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và công việc, tinh giảm biên chế, thực hiện tốt các giao nộp, các nghĩa vụ đối với nhà nước, duy trì và phát triển thị trường đã có, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với người lao động........ Để có thể đứng vững trong thời kỳ mới với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường lại thêm hàng ngoại nhập lậu tràn vào ngày càng nhiều, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty ngày đêm cố gắng vượt qua những khó khăn và thử thách đó để bước vào một thời kỳ mới. Cùng với các chủ trương chính sách của nhà nước, công ty đã vận dụng kịp thời các chủ trương chính sách đó phù hợp với điều kiện của mình đồng thời áp dụng những biện pháp quản lý mới như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường... Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh qua các năm: TT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Dự kiến 2004 1 Nguồn vốn SXKD Trđ 3.291 3.390 3.592 2 Giá trị tổng sản lượng Trđ 8.600 7.931 9.200 9.500 3 Doanh thu tiêu thụ Trđ 11.610 10.748 11.500 12.700 4 Nộp ngân sách Trđ 285 280 280 300 5 Số lượng CBCNV Người 500 500 495 490 6 Thu nhập BQ đ/người 550.000 600.000 650.000 700.000 2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty. 2.1 - Tổ chức sản xuất. Công ty Quy chế Từ Sơn với diện tích mặt bằng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1456m², tổng số công nhân viên toàn công ty là 576 người trong đó 70,8% là nam, 53 người có trình độ đại học và trên đại học. - Cơ cấu tổ chức: + Lao động trực tiếp: 274 người + Lao động gián tiếp: 83 người + Lao động phụ trợ khác: 69 người - Cơ cấu bậc thợ: + Bậc 7/7: 4 người + Bậc 6/7: 10 người + Bậc 5/7: 50 người + Bậc 4/7: 219 người + Bậc 3/7: 55 người + Bậc 2/7: 17 người 2.2 - Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Trên thực tế không hề tồn tại một mô hình bộ máy quản lý chung nào có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc trưng ngành nghề, đặc điểm sản phẩm sản xuất, những đòi hỏi về yêu cầu quản lý của đơn vị mình để xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức bộ máy công ty cũng được coi là đặc trưng của công ty đó. Công ty Quy chế Từ Sơn đã xây dựng một bộ máy quản lý đồng nhất, chặt chẽ theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ được phân công giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được khái quát qua mô hình sau: Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty quy chế từ sơn. Giám Đốc Kế toán PGĐ-KT-SX trưởng Ngành CB-SX Phòng KT Phòng TC-KT VP Công ty PX dập nóng Phòng KCS Phòng TC-LĐ Phòng SX-KD PX dập nguội PX dụng cụ Ban bảo vệ Ngành cơ khí PX cơ điện Ban kho Ngành cơ khí DD PX mạ-lắp ráp Cơ chế quản lý của công ty được thực hiện theo một đường thẳng, những người thừa hành nhận chỉ thị và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp, người phụ trách sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn vào kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Các phòng ban trong công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy của công ty là: Lãnh đạo công ty là ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc ( 1 phó giám đốc phòng sản xuất kinh doanh và phó giám đốc phòng kỹ thuật ). Giám đốc công ty hiện nay là kỹ sư Nguyễn Xuân Liên, ông có nhiệm vụ điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, là người ra quyết định cuối cùng và là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được ban giám đốc phân công và uỷ quyền. Mỗi phòng ban có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên giúp việc. Mỗi phân xưởng gồm có 2 bộ phận. * Bộ phận văn phòng: Gồm có 1 quản đốc,1phó quản đốc, nhân viên thống kê kinh tế, 2- 4 nhân viên sửa chữa cơ điện, 3-5 nhân viên vận chuyển và vệ sinh, 3- 4 nhân viên kho, 1-2 nhân viên kỹ thuật. * Bộ phận sản xuất: Có từ 2- 8 tổ sản xuất, số lượng công nhân mỗi tổ phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất, quy mô phân xưởng và quy trình công nghệ. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban phân xưởng ban hành theo quyết định số 63/ QĐ - TC ngày 24/4/1995 của giám đốc công ty. + Phòng tổ chức lao động: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức nhân sự, đào tạo và chế độ chính sách đối với người lao động trong toàn doanh nghiệp. + Phòng tài chính kế toán ( hay phòng tài vụ ): Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chinh - kế toán, hạch toán thống kê, lập báo cáo tài chính theo quy định. + Phòng sản xuất kinh doanh: Là đơn vị trực thuộc giám đốc công ty, làm công tác kinh tế, tham mưu cho giám đốc trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường cung cầu, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị mọi điều kiện, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương và điều hành sản xuất tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. + Phòng kỹ thuật: Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc, nghiên cứu, tổ chức quản lý lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường của công ty theo pháp chế công nghệ mới - môi trường và năng lượng, thiết kế, bố trí sửa chữa, lắp đặt, bảo quản trang thiết bị của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả của các lĩnh vực trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuả phó giám đốc kỹ thuật. + Văn phòng công ty: Là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tham mưu trên lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị, đời sống, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của công tác này và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. + Phòng KCS : Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượngvật tư nhập kho, quản lý chất lượng từng khâu trong quy trình sản xuất, tham mưu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm do công ty sản xuất. + Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự trong công ty, lập báo cáo tình hình quản lý tài sản của công ty theo định kỳ. + Ban kho: Chịu trách nhiệm về công tác nhập xuất vật tư, sản phẩm hàng hoá và bảo quản lượng hàng tồn kho, đảm bảo chất lượng tốt. * Các phân xưởng sản xuất: Có chức năng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao cho và kế hoạch sản xuất do phân xưởng tự tìm kiếm. Mỗi phân xưởng có quản đốc và 1 hoặc 2 phó quản đốc, gồm có 8 đơn vị sản xuất chính sau: + Phân xưởng dập nóng: Sản xuất bằng công nghệ dập nóng có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc bán tinh và thô trong đó có các nguyên công chủ yếu là dập nóng. + Phân xưởng dập nguội: Là đơn vị sản xuất sản phẩm bằng công nghệ dập nguội có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc bán tinh, trong đó có các nguyên công chủ yếu là dập nguội. + Phân xưởng cơ khí: Công nghệ chủ yếu là gia công cắt gọt có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc đặc chủng và các loại bu lông tắc kê ô tô. + Phân xưởng mạ lắp ráp: Là khâu cuối cùng của quy trình công nghệ hoàn chỉnh sản phẩm nhập kho thành phẩm cho tiêu thụ. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng qua phân xưởng này mà các phân xưởng có thể hoàn chỉnh và đưa ngay ra tiêu thụ. + Phân xưởng dụng cụ: Chuyên chế tạo khuôn cối, chày dập phục vụ sản xuất sản phẩm chính. + Phân xưởng cơ điện: Chuyên sửa chữa, chung đại tu máy móc thiết bị, sản xuất các phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất. + Ngành cơ khí dân dụng: Chuyên sản xuất các đồ cơ khí dân dụng, thiết bị công nghiệp phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp. So với trước đây số lượng các phòng ban, phân xưởng được thu gọn rất nhiều, giảm được 6 phòng ban và 2 phân xưởng, giảm được đáng kể lực lượng quản lý cồng kềnh. Do vậy giảm được quỹ tiền lương khu vực gián tiếp, cơ cấu quản lý phân xưởng và quản lý phụ trợ giảm, được sắp xếp theo kiểu kiêm nhiệm. Đây là chủ trương của công ty, làm giảm bớt bộ máy cồng kềnh, giảm được chi phí tiền lương không cần thiết. + Ngành chuẩn bị sản xuất: Là đơn vị làm nhiệm vụ vuốt thép, cưa thép để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sản phẩm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các phân xưởng, phòng ban phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. 3 - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty được trang bị công nghệ rất đa dạng, công nghệ chủ yếu có thể chia thành hai dây truyền chính theo sơ đồ sau: - Dây truyền 1: Dập nóng và cắt gọt kim loại Chuẩn bị sản xuất dập nóng cơ khí mạ lắp ráp. - Dây truyền 2: Dập nguội tự động Chuẩn bị dập nguội mạ lắp ráp. Công nghệ sản xuất chủ yếu là quá trình biến đổi từ phôi liệu đến sản phẩm theo yêu cầu, trong đó bao gồm các tác động chính làm thay đổi hình dạng, tính chất cơ lý, kích thước sản phẩm. Sơ đồ 2: Sản xuất sản phẩm theo nguyên công chính Nguyên VL Tạo phôi Bán TP Thành phẩm Sản phẩm chủ yếu của công ty là bu lông, đai ốc.........được sản xuất theo công nghệ tiên tiến trên dây truyền máy tự động. Sơ đồ 3: Kết cấu sản phẩm chủ yếu. PX chuẩn bị SX PX dụng cụ PX dập nguội PX cơ khí PX dập nóng PX cơ điện PX mạ lắp ráp Kho thành phẩm Tiêu thụ Dụng cụ Ghi chú: : Đường phục vụ sản xuất : Đường đi của phôi trực tiếp tạo ra sản phẩm chính * Công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Công ty coi công tác quản lý chất lượng sản phẩm là mục tiêu sống còn, là tương lai và sự phát triển bền vững của công ty. Vì vậy công ty đã đề ra các biện pháp nhằm quản lý chất lượng một cách có hiệu quả, cụ thể là: - Thường xuyên là tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên thấy được tác dụng của việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất. 4 - Những thuận lợi và khó khăn của công ty. A - Những thuận lợi. - Công ty Quy chế Từ Sơn nằm kề quốc lộ 1A tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn nên thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. - Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý đầy sáng tạo, có năng lực trình độ, nhiệt tình công tác, không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn. - Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có trình độ tay nghề cao, luôn đoàn kết, ham học hỏi. - Có trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán đã được nâng lên và hoàn thiện dần, phù hợp với trình độ của kế toán viên, đã tạo điều kiện nhanh chóng trong công tác kế toán. b - Những khó khăn. - Do thị trường chung cả nước cũng như thị trường riêng của công ty luôn có sự biến động nên công tác kiểm soát của công ty gặp nhiều khó khăn, trình độ nắm bắt thị trường của công ty chưa tốt dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không mạnh. - Do mặt bằng sản xuất nhỏ, chưa được đầu tư quy cách...... 5 - Tình hình chung về công tác kế toán ở công ty quy chế từ sơn. a - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, kế toán là một trong những bộ phận chủ yếu và rất quan trọng. Đó là công cụ có hiệu lực để quản lý kinh tế và thực hiện hạch toán kinh doanh, nghĩa là không có kế toán thì không thể quản lý kinh tế tài chính ở đơn vị được. Song vai trò của kế toán chỉ thực hiện tốt khi biết tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Để thực hiện một cách đầy đủ các nhiệm vụ kế toán đồng thời căn cứ vào yêu cầu trình độ quản lý, trình độ hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Quy chế Từ Sơn Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán về giá và HTNB Kế toán thành phẩm - Thuế và Bảo hiểm Kế toán tiền lương & các khoản TToán Kế toán NVL CCDC Kế toán bán hàng Kế toán TSCĐ và nguồn vốn Kế toán NH kiêm thủ quỹ Kế toán NH kiêm thủ quỹ Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng tài vụ của công ty. Đội ngũ kế toán hiện nay gồm có 9 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng phụ trách về giá và hạch toán nội bộ và 7 kế toán viên. Công việc của từng người được bố trí một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với trình độ cũng như sự phức tạp của nghiệp vụ tiến hành. - Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát nền kinh tế tài chính nhà nước tại công ty. - Phó phòng kế toán phụ trách về giá và hạch toán nội bộ: Chuyên xây dựng bộ giá hạch toán theo dõi tình hình biến động về giá và điều chỉnh giá. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và vào sổ cái, kiểm tra các phần hành kế toán chi tiết, lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo định kỳ. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tính giá thực tế của vật liệu xuất kho. - Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: Tổ chức ghi chép, phản ánh hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có , tình hình biến động và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ công ty, theo dõi việc hình thành và biến động của nguồn vốn huy động của công ty. - Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phân xưởng gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác, thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên và tính BHXH theo chế độ quy định. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh các khoản thu chi, các khoản nợ phát sinh bằng tiền. - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp các chi phí, xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thành phẩm và bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của thành phẩm, ghi chép đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập bán hàng để từ đó xác định kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty. Như vật cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty là rất khoa học và chặt chẽ, mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. b - Hình thức kế toán tại công ty. Hình thức kế toán là một hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu mẫu sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc tổ chức thực hiện, ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán. Có nhiều hình thức ghi sổ, mỗi hình thức có một đặc điểm riêng, có hệ thống sổ kế toán riêng, có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện thực tế cụ thể của mình để lựa chọn hình thức cho phù hợp. Xuất phát từ quy mô sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ kế toán, công ty áp dụng phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chứng từ ”. Hình thức này được cụ thể hoá bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 05 : trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ở công ty Quy chế Từ Sơn Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ KT chi tiết kê Sổ cái Bảng TH chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Bảng 01: Hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ tại công ty Quy chế Từ Sơn Số hiệu sổ Nội dung ghi sổ NKCT BK SCT NKCT 1 Ghi có TK111 “ Tiền mặt” BK 1 Ghi nợ TK111 “ Tiền mặt ” NKCT 2 Ghi có TK112 “ Tiền gửi NH BK 2 Ghi nợ TK112 “ Tiền gửi NH NKCT 3 Ghi coá TK113 “ Tiền đang chuyển NKCT 4 Ghi có TK311,315,341,342 SCT 1 Dùng cho các TK311,315,341,342 NKCT 5 Ghi có TK331 “ Phải trả cho nhà cung cấp ” SCT 2 Thanh toán với nhà cung cấp NKCT 6 Ghi có TK151 “ Hàng mua đi đường ” NKCT 7 Ghi có Tk142,152,153,154,334,621,622,627 BK 3 Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ BK 4 Tập hợp chi phí theo mã hàng, TK154,621,622,627 BK 5 Tập hợp chi phí BH, quản lý XDCB, TK641,642,241 BK 6 Tập hợp chi phí trả trước, phải trả TK142,335 Phân bổ tiền lương và BHXH Phân bổ nguyên VL, công cụ dụng cụ Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ NKCT 8 Ghi có các TK155,157,511,521,631,641 SCT 3 Dùng cho các TK511,521,632,911.... BK 8 Nhập, xuất tồn thành phẩm, hàng hoá TK155,156 BK 9 Tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá BK 10 Hàng gửi bán TK157 BK 11 Thanh toán với người mua TK131 SCT 4 Thanh toán với người mua TK131 NKCT 9 Ghi có các TK211,212,213... SCT 5 Dùng cho các TK211,212,213... NKCT 10 Ghi có các TK121,128,136,141,142,143... c - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng tại công ty. Trong kỳ công ty sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục hàng tồn kho nhiều. Do đó để đảm bảo cung cấp kịp thời và liên tục các thông tin về khoản mục này, làm cơ sở cho việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. d - Phương pháp hạch toán thuế GTGT áp dụng tại công ty. Công ty áp dụng hình thức hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cụ thể: Thuế GTGT tính Doanh số bán ra % thuế suất thuế theo phương pháp khấu trừ chưa có thuế GTGT theo quy định Thuế GTGT đầu vào được tính toán kê khai trên cơ sở toàn bộ số hoá đơn của vật tư, hàng hoá dịch vụ.......mua vào trong tháng theo quy định của luật thuế GTGT. Thuế đầu ra được tính toán kê khai trên cơ sở toàn bộ số hoá đơn của vật tư, hàng hoá dịch vụ........bán ra trong tháng theo quy định của luật thuế GTGT. II - thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp xiết cơ khí ở công ty quy chế từ sơn. 1 - Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế từ sơn. Chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng, có tính chất tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty. Yêu cầu của công tác hạch toán là tính đúng, tính đủ chính xác giá thành sản phẩm thực tế nên cần phải hạch toán đúng, đủ chính xác chi phí sản xuất. Muốn quản lý tốt quá trình hạch toán đó thì đòi hỏi phải tích cực hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xác định đúng nội dung chi phí trên cơ sở áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. 2 - Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế Từ Sơn. Trên cơ sở đặc điểm tổ chức quản lý quy mô sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kế toán xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tính giá thành sản phẩm như sau: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng. - Đối tượng tính giá thành: Là những sản phẩm hoàn thành nhập kho . - Phương pháp tập hợp chi phí: Là phương pháp tập hợp chi phí theo từng phân xưởng. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Được thực hiện theo phương pháp giản đơn. 3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế Từ Sơn. Với đặc thù của ngành chế tạo sản phẩm lắp xiết, sản phẩm sản xuất kinh doanh chủ yếu do công ty tiến hành từ khâu cung ứng vật tư, nguyên vật liệu chính đến sản xuất sản phẩm hoàn thành. Do vậy chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT ) - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 3.1 - Kế toán tập hợp chi phí NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp dùng ở nhà máy bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Toàn bộ nguyên vật liệu được hạch toán trên TK152 theo giá thực tế và khấu trừ thuế GTGT. - Nguyên vật liệu chính: Là phần chi phí cơ bản cấu thành nên sản phẩm, bao gồm các loại sắt thép như CT3, CT45, CT35, thép lò so..... - Nguyên vật liệu phụ: Tuy không phải là thành phẩm trực tiếp tạo nên sản phẩm nhưng nó góp phần làm thay đổi hình thức về màu sắc, định lượng sản phẩm. Mặt khác vật liệu phụ còn làm cho quá trình sản xuất được bình thường, vật liệu phụ thường dùng là dầu mỡ, nhôm, hoá chất..... - Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng để phục vụ cho quá trình sản xuất. ở nhà máy nhiên liệu thường dùng là than, điện. Còn về công cụ dụng cụ ở nhà máy là những công cụ dụng cụ phục vụ cho việc thay thế và sửa chữa, nó bao gồm: dao cắt, cối cắt, chày dập vát, lò so dao cắt..........toàn bộ được tập hợp trên TK153 “công cụ dụng cụ ”. Đối với kế toán vật tư nhà máy phải theo dõi cả về số lượng và giá trị của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ để làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cơ sở để tập hợp chi phí nguyên vật liệu là các phiếu xuất kho. Khi có kế hoạch sản xuất, phòng phục vụ sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng chuẩn bị sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và đơn đề nghị xuất vật tư đã được duyệt viết phiếu xuất kho vật tư. Sau đó chuyển phiếu xuất kho cho quản đốc phân xưởng nhận được phiếu xuất kho cho người đến nhận vật tư tại kho của công ty. Thủ kho căn cứ vào số lượng ghi trên phiếu xuất kho để xuất vật tư cho các phân xưởng. Sau khi xuất vật tư, thủ kho phân loại phiếu xuất kho và chuyển ngay đến bộ phận kế toán nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực để thực hiện hạch toán. Kế toán tập hợp được trong tháng 12/2003 như sau: - Nguyên vật liệu chính xuất kho cho sản xuất có giá trị: 413.177.892 - Nguyên vật liệu phụ : 9.865.976 - Toàn bộ công cụ dụng cụ : 36.482.731 Sau khi tập hợp số liệu trên, kế toán lấy đó làm căn cứ để lập bảng phân bổ số 2 “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ”. Công ty Quy chế Từ Sơn là một công ty cơ khí chuyên sản xuất các loại sản phẩm bu lông, đai ốc...........đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, có những kích thước quy cách khác nhau. Vì thời gian thực tập có hạn nên không thể tính hết được các loại sản phẩm của công ty nói chung và phân xưởng nói riêng. Do vậy ở chuyên đề này em chỉ tính giá thành thực tế cho một loại sản phẩm điển hình là bu lông bán tinh M20*40 trên máy B111 cuả phân xưởng dập nóng. Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 “ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ”, kế toán vào sổ chi tiết TK621, sau đó vào bảng kê số 4 và định khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK621: 63.025.713 Có TK152: 63.025.713 Chi tiết: TK1521: 58.746.847 TK1522: 700.200 TK1523: 3.578.66 Công ty Quy chế Từ Sơn Bảng phân bổ số 2: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 12/2003 STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 TK 152 TK 152.4 TK 153 HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT 1 TK 621 413.177.892 9.865.976 11.763.924 434.807.792 PX chuẩn bị sx 167.553.422 521.529 599.426 168.674.377 PX dập nóng 58.746.847 700.200 3.578.666 63.025.713 PX dập nguội 79.703.738 1.624.234 1.016.366 82.344.338 PX cơ khí 25.342.804 265.033 0 25.607.837 PX mạ lắp ráp 63.675.256 5.676.201 5.411.800 74.763.257 PX dụng cụ 1.080.259 1.060.743 751.000 2.892.002 PX dân dụng 17.075.566 18.036 406.666 17.500.268 2 TK 627 3.512.422 36.482.731 PX chuẩn bị sx 245.006 49.500 PX dập nóng 1.094.901 11.609.106 PX dập nguội 27.600 19.530.471 PX cơ khí 757.268 PX mạ lắp ráp 1.667.916 1.964.333 PX dụng cụ 216.333 1.861.553 PX dân dụng 260.666 710.500 3 TK 241 PX cơ điện 500.776 505.800 74.833 4 TK 632 5.820.965 0 5 TK 641 0 19.898.216 6 TK 642 4.734.366 2.686.333 2.126.133 5.185.160 Tổng 424.233.999 32.956.325 11.763.924 5.713.388 41.667.891 Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Bảng 03: sổ chi tiết Tài khoản621 Công ty quy chế Từ Sơn Tháng 12/2003 STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có BPB số 2 Chi phí NVLTT 152 434.807.792 PX chuẩn bị sản xuất 168.674.377 PX dập nóng 63.025.713 PX dập nguội 82.344.338 PX cơ khí 25.607.837 PX mạ lắp ráp 74.763.257 PX dụng cụ 2.892.002 PX cơ khí dân dụng 17.500.268 Kế toán tổn hợp Kế toán trưởng kế toán ghi sổ ( Ký tên ) ( Ký tên ) ( Ký tên ) 3.2 - Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và đây cũng là một khoản chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp BHXH trả thay lương, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương song song. 3.2.1 - Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm và đơn giá tiền lương sản phẩm ( đã được xây dựng trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm ). Đồng thời dựa vào bảng chấm công của kế toán tại các phân xưởng để tính lương chi từng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Công thức tính lương như sau: Tổng số tiền lương của công Tổng số sản phẩm Đơn giá nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho tiền lương SP Đơn giá tiền lương sản phẩm ở nhà máy tuỳ thuộc vào loại sản phẩm sản xuất ra 3.2.2 -Đối với hình thức trả lương theo thời gian. Kế toán căn cứ vào ngày công làm việc, căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng để xác định. Mức lương ngày được xác định: Mức lương tháng theo cấp bậc + phụ cấp Mức lương ngày Số ngày làm việc theo chế độ Hình thức này áp dụng đối với các cán bộ phòng quản lý. Kế toán tính lương phải trả cho công nhân viên toàn công ty qua bảng thanh toán lương. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ số 1 “ phân bổ tiền lương và BHXH ”. Sau khi tính toán và phân bổ, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ số 1 để ghi vào sổ chi tiết TK622, sau đó vào bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”, dòng nợ TK622 đối ứng cột có TK334. Từ đó kế toán định khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK622: 51.938.900 Có TK334: 51.938.900 Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Đối với các khoản trích công ty thực hiện trích theo tỷ lệ 25% lương cơ bản, trong đó 19% được trính vào chi phí sản xuất, còn 6% người lao động chịu. Cụ thể mức trích 19% như sau: Tổng tiền lương cơ bản Mức trích BHXH 15% Của công nhân sản xuất Tổng tiền lương cơ bản Mức trích BHYT 2% của công nhân sản xuất Tổng tiền lương cơ bản Mức trích KPCĐ 2% của công nhân sản xuất Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, phụ cấp theo lương và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tính toán ghi vào bảng phân bổ số 1“ Phân bổ tiền lương và BHXH ”, dòng nợ TK622 đối ứng có TK338. Căn cứ vào bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK622, sau đó kế toán vào bảng kê số 4“ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ”, dòng nợ TK622 đối ứng có TK338 và định khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK622: 9.868.391 Có TK338: 9.868.391 Bảng phân bổ số 1: Tiền lương và BHXH Tháng 12/2003 STT Các TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334 TK 338 Tổng Lương chính Cộng Có TK334 TK338.2 (2%) TK338.3 (15%) TK338.4 (2%) Cộng Có TK 338 1 TK 622 170.448.132 170.448.132 3.408.962 25.567.220 3.408.962 32.385.144 202.833.276 PX chuẩn bị sản xuất 12.464.033 12.464.033 249.281 1.869.605 249.281 2.368.167 14.832.200 PX dập nóng 51.938.900 51.938.900 1.038.778 7.790.835 1.038.778 9.868.391 61.807.291 PX dập nguội 26.296.000 26.296.000 525.920 3.944.400 525.920 4.996.240 31.292.240 PX cơ khí 15.262.800 15.262.800 305.256 2.289.420 305.256 2.899.932 18.162.732 PX mạ lắp ráp 32.976.100 32.976.100 659.522 4.946.415 659.522 6.265.459 39.241.359 PX dụng cụ 18.873.966 18.873.966 377.479 2.831.095 377.479 3.586.063 22.460.020 PX dân dụng 12.636.333 12.636.333 252.727 1.895.450 252.727 2.400.904 15.037.236 2 TK 627 34.598.852 34.598.852 691.977 5.189.828 691.977 6.573782 41.172.639 PX chuẩn bị sản xuất 4.686.000 4.686.000 93.720 730.200 93.720 917.640 4.991.209 PX dập nóng 7.405.126 7.405.126 148.103 1.110.769 148.103 1.406.974. 3.919.621 PX dập nguội 4.194.293 4.194.293 83.886 629.144 83.886 796.916 7.290.858 PX cơ khí 3.293.795 3.293.795 65.876 494.069 65.876 625.821 3.486.655 PX mạ lắp ráp 6.126.770 6.126.770 122.535 919.016 122.535 1.164.086 7.095.858 PX dụng cụ 2.929.962 2.929.962 58.599 439.494 58.599 556.692 5.576.340 PX dân dụng 5.962.906 5.962.906 119.258 894.436 119.258 1.132.952 8.812.100 3 TK241 PX cơ điện 18.710.900 18.710.900 374.218 2.806.635 374.218 3.555.071 22.265.971 4 TK 641 1.133.333 1.133.333 22.667 170.000 22.667 215.334 1.348.667 5 TK 642 60.000.000 60.000.000 1.200.000 9.000.000 1.200.000 11.400.000 71.400.000 Cộng Người lập bảng (Ký tên) Kế toán tổng hợp (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) Bảng 05: sổ chi tiết Tài khoản 622 Công ty quy chế từ sơn tháng 12/2003 STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có 1 BPB số 1 334 170.448.132 PX chuẩn bị sản xuất 12.464.033 PX dập nóng 51.938.900 PX dập nguội 26.296.000 PX cơ khí 15.262.800 PX dụng cụ 18.873.966 PX mạ lắp ráp 32.976.100 PX cơ khí dân dụng 12.636.333 2 BPB số 2 338 32.385.144 PX chuẩn bị sản xuất 2.368.167 PX dập nóng 9.868.391 PX dập nguội 4.996.240 PX cơ khí 2.899.932 PX dụng cụ 3.586.063 PX mạ lắp ráp 6.265.459 PX cơ khí dân dụng 2.400.904 Tổng 202.833.276 Kế toán tổng hợp kế toán trưởng kế toán ghi sổ ( ký tên ) ( Ký tên ) ( Ký tên ) 3.3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng, liên quan đến quá trình sản xuất của sản phẩm. Chi phí sản xuất chung mà công ty hạch toán gồm những nội dung sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng. - Chi phí công cụ phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng. Công ty sử dụng TK627 “ chi phí sản xuất chung ” để tập hợp, việc tập hợp chi phí sản xuất chung như sau: 3.3.1 - Chi phí nhân viên phân xưởng. Kế toán dựa vào tổng số giờ công thực tế của nhân viên phân xưởng, công nhân sản xuất, đơn giá tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên qua bảng thanh toán lương. Cuối năm căn cứ vào bảng thanh toán lương của bộ phận phân xưởng, kế toán vào bảng kê số 1 “ Tiền lương và BHXH ” dòng nợ TK627 đối ứng có TK334. Căn cứ vào tổng số tiền lương của công nhân viên và các phân xưởng, kế toán tính các khoản trích theo lương đúng tỷ lệ quy định và ghi vào dòng nợ TK627, đối ứng có TK338 ( 3382, 3383, 3384 ) trong bảng phân bổ số 1. Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 627, sau đó kế toán vào bảng kê số 4 “ Tập hợp chi phí sản xuất ”, dòng nợ TK627 đối ứng có TK334 và TK338 của phân xưởng dập nóng. Nợ TK627: 8.812.100 Có TK334: 7.405.126 Có TK338: 1.406.974 3.3.2 - Kế toán tập hợp chi phí NVL dùng cho phân xưởng Chi phí NVL dùng trong phân xưởng là các phụ tùng thay thế như vòng bi...và các phụ tùng khác để phục vụ máy móc cần thay thế. Doanh nghiệp đã sử dụng TK 152.4 để hạch toán. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho, kế toán vào bảng phân bổ số 2 “ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ”. Căn cứ vào bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để dịch khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK627: 1094.901 Có TK152.4: 1094. 901 Bút toán này được thực hiện ở bảng kê số 4. Tập hợp chi phí sản xuất theo PX 3.3.3 - Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng. Chi phí công cụ dụng cụ xuất chung cho phân xưởng dập nóng để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị . Trong tháng, giá trị công cụ dụng cụ xuất cho phân xưởng dập nóng là : 11.609.106 Kế toán đã căn cứ vào bảng phân bổ số 2 “nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” và định khoản như sau: Nợ TK627: 11.609.106 Có TK153: 11.609.106 Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán vào sổ chi tiết TK627 sau đó vào bảng kê số 1 “ tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng dòng nợ TK 627 đối ứng cột có TK153 ”. 3.3.4 - Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng. Công ty là một đơn vị sản xuất hàng gia công, quá trình sản xuất được thực hiện trên dây truyền máy móc thiết bị công nghệ hoá sản phẩm. Tài sản công ty có số lượng nhiều mặc dù mỗi TSCĐ có giá trị thấp nhưng tổng thu nhập TSCĐ có giá trị lớn. Công ty thực hiện tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tính khấu hao tháng, số liệu khấu hao cộng luỹ tiến lên đến khi nào đủ giá trị TSCĐ thì dừng lại. Mức khấu hao tháng được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao phải Mức khấu hao BQ năm Trích bình quân tháng 12 Mức khấu hao Nguyên giá BQ năm thời gian sử dụng Hàng tháng kế toán căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước, nguyên giá TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng và tỷ lệ trích khấu hao đã được duyệt để theo dõi khấu hao thì kế toán tập hợp bảng phân bổ cho đối tượng sử dụng. Việc tính và phân bổ được thực hiện trên bảng phân bổ số 3 “ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ”. Căn cứ vào bảng phân bổ số 3, kế toán vào sổ chi tiết TK 627. Sau đó kế toán vào bảng kê số 4 “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ”, dòng nợ TK 627 đối ứng có TK 214. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán dịch khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK627: 67.487.760 Có TK 214: 67.487.760 3.3.5 - Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho PX. Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy là số tiền mà nhà máy phái trả cho sở điện lực Bắc Ninh phần điện mà nhà máy sử dụng. Căn cứ vào các hoá đơn thanh toán, kế toán đã lập bảng tổng hợp sử dụng điện của công ty như sau: Bảng tổng hợp sử dụng điện Tháng 12/ 2003 Tên đơn vị Số tiền PX chuẩn bị sản xuất 4.350.000 PX dập nóng 8.950.400 PX dập nguội 4.350.000 PX cơ khí 4.900.600 PX dụng cụ 5.980.300 PX mạ nắp ráp 6.850.000 PX cơ khí dân dụng 4.700.700 Các phòng ban 2.169.000 Tổng 42.251.000 Người lập bảng kế toán tổng hợp ( ký tên ) ( Ký tên ) Kế toán định khoản cho phân xưởng dập nóng như sau: Nợ TK627: 8.950.400 Có TK214: 8.950.400 Căn cứ vào số liệu ở bảng trên, kế toán vào sổ chi tiết TK 627 sau đó kế toán vào bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ”. Căn cứ vào các sổ chi tiết các chứng từ liên quan, kế toán lập sổ chi tiết TK 154. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty cơ chế từ sơn Tháng 12/2003 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) TK 627 Nguyên giá Số KH PX chuẩn bị sản xuất PX dập nóng PX dập nguội PX cơ khí PX dụng cụ PX mạ lắp ráp PX cơ khí dân dụng Cộng TK627 I KH đã trích trong tháng trước 288.000.000 35.535.600 32.007.000 39.695.760 37.315.320 36.772.320 35.093.040 38.843.544 255.262.584 Phương tiện VT 72.000.000 7.362.000 8.658.000 11.314.680 6.776.400 8.222.520 8.222.520 11.784.864 Máy móc thiết bị 96.000.000 13.563.600 11.128.200 10.471.680 15.514.920 9.771.600 9.771.600 12.936.000 Nhà cửa, vật kiến trúc 120.000.000 14.610.000 12.220.800 17.909.400 15.024.000 18.778.200 17.098.920 14.122.680 II KH tăng trong tháng 360.000.000 41.533.440 43.739.920 47.816640 48.615.960 46.442.040 46.261.800 42.450.600 316.860.400 Phương tiện vận tải 12 153.600.000 84.000.000 12.549.840 9.024.720 10.118.640 11.910.960 8.985.240 9.581.400 10.115.400 Máy móc thiết bị 10 212.184.000 132.000.000 12.036.000 18.867.000 17.424.000 18.744.000 19.836.000 17.664.000 40.584.000 Nhà cửa, vật kiến trúc 11 179.898.688 144.000.000 16.947.600 15.848.200 20.274.000 17.961.000 17.620.800 19.061.400 18.751.200 III KH giảm trong tháng 504.000.000 7.435.920 7.628.280 11.475.840 7.877.880 9.151.680 11.461.560 8.894.960 63.926.120 Phương tiện vận tải 6 77.808.000 216.000.000 2.672.400 2.251.800 3.029.640 2.993.160 1.977.000 408.920 1500.800 Máy móc thiết bị 8 106.167.000 264.000.000 1.516.320 3.547.680 4.488.000 2.383.320 4.475.880 2.571.600 4.118.400 Nhà cửa, vật kiến trúc 10 24.000.000 24.000.000 3.247.200 1.828.800 3.958.200 2.501.400 2.698.800 8.481.040 3.275.760 IV KH phải trích trong tháng 99.958.616 67.487.760 76.038.560 78.053.400 74.035.680 70.368.240 72.395.280 538.337.536 Phương tiện VT 17.239.400 15.431.040 18.405.680 15.694.200 15.203.760 12.630.360 20.394.360 Máy móc thiết bị 24.731.280 26.456.520 23.407.680 31.875.600 25.131.720 26.403.600 22.401.600 Nhà cửa, vật KT 57.987.936 25.600.200 34.225.200 30.483.600 33.700.200 31.334.280 29.599.320 Người lập bảng Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Ký tên (Ký tên) (Ký tên) Bảng 08: Sổ chi tiết Tài khoản 627 Công ty cơ chế từ sơn tháng 12/2003 STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có 1 BPB số 1 334 34.598.852 PX chuẩn bị sản xuất 4.686.000 PX dập nóng 7.405.126 PX dập nguội 4.194.293 ........................... ................ 2 BPB số 1 338 6.573.782 PX chuẩn bị sản xuất 917.640 PX dập nóng 1.406.974 PX dập nguội 796.916 .................... ............. 3 Bảng 331 42.251.000 PX chuẩn bị sản xuất 4.350.000 PX dập nóng 8.950.000 PX dập nguội 4.350.000 ...................... .............. 4 BPB số 2 152.4 3.512.422 PX chuẩn bị sản xuất 245.006 PX dập nóng 1.094.901 PX dập nguội 27.600 ....................... .............. 5 BPB số 2 153 36.482.731 PX chuẩn bị sản xuất 49.500 PX dập nóng 11.609.106 PX dập nguội 19.530.471 ...................... ............... 6 BPB số 3 214 538.337.536 PX chuẩn bị sản xuất 99.958.616 PX dập nóng 67.487.760 PX dập nguội 76.038.560 ..................... ............... Tổng 661.756.323 Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng kế toán ghi sổ ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên ) 4 - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Với tình hình thực tế tại công ty tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối cùng các khoản chi phí sản xuất : nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và các khoản chi phí sản xuất chung đều được tập hợp vào bên nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất dở dang nhằm tính giá thành sản phẩm ”. Cuối tháng sau khí có đầy đủ chứng từ liên quan, các bảng phân bổ, các sổ sách, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào bảng kê số 4 “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ”. Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 1, bảng phân bổ số 2, bảng phân bổ số 3, kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ” Cách lập bảng kê số 4 cụ thể như sau: + Cột 3 Dòng nợ TK 621 lấy số liệu cột có TK 152 đối ứng dòng nợ TK 621 trên bảng phân bổ số 2 ( TK 152.1, 152.2, 152.3 ) chi tiết theo từng phân xưởng. Dòng nợ TK 627 lấy số liệu cột có TK 152.3 đối ứng dòng nợ TK 627 trên bảng phân bổ số 2. + Cột 4: Dòng nợ TK 627 lấy số liệu cột có TK153 đối ứng dòng nợ TK 627 trên bảng phân bổ số 2. + Cột 5: Dòng nợ TK 627 lấy số liệu cột có TK 627 của các phân xưởng dòng số khấu hao phải trích trong tháng trên bảng phân bổ số 3. + Cột 6: Dòng nợ TK 627 lấy số liệu trên bảng tổng hợp sử dụng điên tháng 12/ 2003 + Cột 7 Dòng nợ TK 627 lấy số liệu cột có TK334 đối ứng dòng nợ TK622 trên bảng phân bổ số 1. Dòng nợ TK 627 lấy số liệu trên cột có TK 334 đối ứng dòng nợ TK 627 trên bảng phân bổ số 1. + Cột 8: Dòng nợ TK622 lấy số liệu trên cột cộng có TK338 đối ứng dòng nợ TK622 trên bảng phân bổ số 1. Dòng nợ TK627 lấy số liệu trên cột có TK338 đối ứng dòng nợ TK627 trên bảng phân bổ số 1. + Cột 9: Dòng nợ TK154 lấy số liệu trên dòng nợ TK622 đối ứng cột cộng số phát sinh trên bảng kê này. + Cột 10: Dòng nợ TK154 lấy số liệu trên dòng nợ TK621 đối ứng cộy cộng số phát sinh trên bảng kê này. + Cột 11: Dòng nợ TK154 lấy số liệu dòng nợ TK627 trên bảng kê này. Cuối tháng sau khi tập hợp khoá sổ, kế toán căn cứ vào số liệu trên chứng từ gốc, các bảng phân bổ số 1, số 2 và số 3 kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 “ Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ”. Căn cứ vào số liệu ở mục A trên nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái tài khoản chi phí. công ty quy chế từ sơn Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng( tháng 12/2003) TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Các TK P.ánh ở NK khác Cộng chi phí trực tiếp phát sinh 1 TK 154 434.807.792 202.833.276 661.756323 1.299.397391 PX chuẩn bị sx 168.674.377 14.832.200 110.206762 293.713.339 PX dập nóng 63.025.713 61.807.291 97.953.867 222.786.871 …. ….. ……. ……. …… 2 TK 621 434.807.792 434.807.792 - PX chuẩn bị sx 168.674.377 - PX dập nóng 63.025.713 - PX dập nguội 82.344.338 - PX cơ khí 25.607.837 - PX mạ lắp ráp 74.763.257 - PX dụng cụ 2.892.002 - PX CK dân dụng 17.500.268 3 TK 622 170.448.132 32.385.144 202.833.276 - PX chuẩn bị sx 12.464.033 2.368.167 - PX dập nóng 51.938.900 9.868.391 - PX dập nguội 26.296.000 4.996.240 - PX cơ khí 15.262.800 2.899.932 - PX mạ lắp ráp 32.976.100 6.265.459 - PX dụng cụ 18.873.966 3.586.063 - PX CK dân dụng 12.636.333 2.400.904 4 TK 627 3.512.422 36.482.731 538.337.536 42.251.000 34.598.852 6.573.782 661.756.323 - PX chuẩn bị sx 245.006 49.500 99.958.616 4.350.000 4.686.000 917640 110.206762 - PX dập nóng 1.094.901 11.609.106 67.487.760 8.950.400 7.405.126 1.406.974 97544267 ……….. …….. ………. ……. …… …… Kế toán ghi sổ (Ký tên) Kế toán tổng hợp (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) công tyquychế từ sơn Sổ chi tiết TK 154 (tháng 12/ 2003) STT Diễn giải TK đối ứng PX dập nóng (TK154.1) PX dập nguội (TK154.2) PX…. Tổng Nợ Có Nợ Có Nợ Có I. Số dư đầu kỳ 1.352.735 II Chi phí phát sinh kỳ trước Chi phí NVLTT 621 63.025.713 82.343.338 434.807.792 Chi phí NCTT 622 61.807.291 31.292.240 202.833.276 Chi phí sản xuất chung 627 97.953.867 104.937.840 661.756.323 III Cộng chi phí phát sinh 222.786.871 218.574.418 1.299.397.391 IV Ghi có 220.991566 213.755.000 1.863.088.141 V Dư cuối kỳ 1.795.305 6.172.153 120.434.923 Kế toán ghi sổ (Ký tên) Kế toán tổng hợp (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) công ty quy chế từ sơn Nhật ký chứng từ số 7 tháng 12/2003 TT TK ghi Nợ TK ghi Có 152 154 334 214 153 338 621 622 627 331 Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 TK154 434.807.792 202.833.276 661.756.323 1.299.397391 2 TK 621 434.807.792 434.807.792 3 TK 622 170.448.132 32.385.144 202.833.276 4 TK 627 3.512.422 34.598.852 538.337.536 36.482.731 6.573.782 42.251.000 661.756323 5 TK 641 19.898.216 1.133.333 215.334 21.246.883 6 TK 642 9.546.832 60.000.000 72.584.760 11.400.000 153.531.592 Cộng A 467.756262 266.180.317 610.922.296 36.482.731 50.574260 434.807.792 202.833.276 661.756323 42.251.000 2.773573257 7 TK 152 8 TK 153 9 TK 155 10 TK 632 11 TK 214 Cộng B Tổng (A+B) 467.765.262 266.180.317 610.922296 36.482.731 50.574260 434.807.792 202.833.276 661.756.323 42.251.000 2.773573257 Kế toán ghi sổ (Ký tên) Kế toán tổng hợp (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) công ty quy chế từ sơn Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Tháng 12/2003 TT Các TK chi phí sản xuất kinh doanh Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí Tổng cộng Nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ Lương phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Khấu hao TSCĐ Cộng 1 TK 154 1.299.397391 1.299.397391 2 TK 632 3 TK 142 4 TK 335 5 TK 621 434.807792 434.807792 434.807792 6 TK 622 170.448.132 32.385.144 202.833.276 202.833.276 7 TK 627 3.512422 36.482.731 34.598.852 6.573.782 42.251.000 538.337536 661.756323 661.756323 8 TK 641 19.898.216 1.133.333 215.333 21.246.883 21.531.592 9 TK 642 9546.832 60.000.000 11.400.000 42.251.000 72.584.760 153.531.592 153.531.592 467.765262 36.482.731 266.180.317 50.574260 42.251.000 610.922296 1.473.192.609 1.299.397391 2.773573257 Lũy kế năm Kế toán ghi sổ (Ký tên) Kế toán tổng hợp (Ký tên) Kế toán trưởng (Ký tên) 5 - Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang ở nhà máy Quy chế Từ Sơn chỉ có những thành phẩm trong các phân xưởng mới chỉ qua dập, chưa qua các máy cắt hoặc đang chế dở có thể đánh giá được. ở phân xưởng dập nóng chủ yếu là những đầu mẩu, do đó sản phẩm nhỏ thường có khối lượng nhỏ và khi đó nó lại được coi là nguyên vật liệu để tại phân xưởng. Vì vậy mà không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và coi nguyên vật liệu đó là nguyên vật liệu ban đầu. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, nhà máy áp dụng phương pháp số lượng ước tính tương đương. Theo phương pháp này phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang vơí mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó phân bổ chi phí cho sản phẩm dở dang theo từng khoản mục. Trong tháng 12/2003 phân xưởng dập nóng của nhà máy sản xuất ra được 196500 sản phẩm hoàn thành là bu lông bán tinh M20*40, khối lượng dở dang là 2500 với mức độ hoàn thành là 50%. Chi phí được tập hợp như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 63.025.713 - Chi phí nhân công trực tiếp : 61.807.291 - Chi phí sản xuất chung : 97.953.867 Nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang tính được như sau: 2500 = 791.780 Chi phí NVLTT 63.025.713 trong SP dở dang 196.500 + 2500 2500 x 50% = 388.237 Chi phí NCTT 61.807.291 trong Sp dở dang 196.500 + 2.500 2500 x 50% = 615.288 Chi phí sx chung 97.953.867 Trong SP dở dang 196.500 + 2.500 Tổng giá trị sản phẩm dở dang của phân xưởng dập nóng là: 1.795.305 6 -Tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất liên tục, khép kín không trải qua quá trình giá thành bán thành phẩm và trong cùng một quá trình sản xuất cũng bỏ ra một khối lượng nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ thu được sản phẩm là một loại theo đặc điểm của phân xưởng, do đó để xác định giá trị thành phẩm thì nhà máy đã áp dụng theo phương pháp giản đơn. Công thức tính phương pháp này như sau: Giá trị SP Chi phí phát Giá trị SP Giá thành công xưởng dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Của một đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Vậy theo kết quả tính toán ở các phần trên, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm cho phân xưởng dập nóng như sau: Bảng tính giá thành sản phẩm. ( BulôngbántinhM20*40) SL: 196.500 Khoản mục Giá trị SPdở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Z bu lông bán tinh Tổng Z Z đơn vị Chi phí NVLTT 0 63.025.713 791.780 62.233933 316,7121 Chi phí NCTT 0 61.807.291 388.237 61.419.054 312,5651 Chi phí sx chung 0 97.953.867 615.288 97.338.579 495,3617 Tổng 0 222.786.871 1.795.305 220.991.566 1124,6389 Kế toán ghi số kế toán tổng hợp kế toán trưởng ( ký tên ) (Ký tên ) ( Ký tên ) Sổ cái Tài khoản154 Số dư đầu năm Nợ Có 684.128.687 Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ............ Tháng12 NKCT số 7 ( TK621 ) 434.807.792 NKCT số 7 ( TK622 ) 202.833.276 NKCT số 7 ( TK627 ) 661.756323 Cộng số phát sinh nợ 1.299.397391 Cộng số phát sinh có 1.863.088.141 Số dư cuối tháng Nợ 120.434.923 Có Sổ cái Tài khoản621 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ............... Tháng 12 NKCT số 7 ( TK152 ) 434.807.792 Cộng số phát sinh nợ 434.807.792 Cộng số phát sinh có 434.807.792 Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái Tài khoản622 Số dư dầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ............... Tháng 12 NKCT số 7 ( TK334 ) 170.448.132 NKCT số 7 ( TK338 ) 32.385.144 Cộng số phát sinh nợ 202.833.276 Cộng số phát sinh có 202.833.276 Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái Tài khoản627 Số dư đầu năm Nợ có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ............. Tháng 12 NKCT số 7 (TK331 ) 42.251000 NKCT số 7 ( TK152 ) 3.512.422 NKCT số 7 ( TK153 ) 36.482.731 NKCT số 7 ( TK214 ) 538.337.536 NKCT số 7 ( TK334 ) 34.598.852 NKCT số 7 ( TK338 ) 6.573.782 Cộng số phát sinh nợ 661.756.323 Cộng số phát sinh có 661.756.323 Số dư cuối tháng Nợ Có Phần thứ ba Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế từ sơn I - nhận xét chung về công tác tổ chức bộ máy kế toán và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty quy chế từ sơn. 1.1 ưu điểm Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xát và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em thấy ở công ty đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của công tác tổ chức quản lý sản xuấ t kinh doanh trong điều kiện này. Công ty đã năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, thay đổi cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và chiếm được uy tín trên thị trường nước ta. Tất cả đó là kết quả cuả sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và sự đóng góp quan trọng của công tác hạch toán kế toán mà trong đó không thể thiếu được sự phân tích khách quan, khoa học của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để từ đó công ty có biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu để làm điều kiện tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ cán bộ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm, làm việc với tinh thầnh trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý và trình độ năng lực của từng cán bộ nhân viên kế toán. Công ty là một đơn vị sản xuất chủ yếu là bu lông, đai ốc trong kỳ có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và việc cơ giới hoá công tác kế toán ( sử dụng máy vi tính để làm kế toán ) chưa được thực hiện hoàn toàn. Vì vậy việc sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ là hợp lý vì nó giảm bớt được khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công việc. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty đầy đủ đúng quy định, từ đó các phần hành kế toán được thực hiện dễ dàng. Hơn nữa, cơ cấu bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và bảo đảm sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán với kế toán trưởng, cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mặt khác công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết và dự trữ hàng tồn kho một cách kịp thời, đáp ứng tốt việc hạch toán thuế GTGT một cách chính xác. Đặc biệt, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó. Công tác kế toán được thực hiện đều đặn hàng tháng, việc tiến hành bảo đảm đúng nguyên tắc, luôn bám sát và phản ánh thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi của giá thành sản phẩm một cách kịp thời. + Đối với các khoản mục chi phí NVLTT: Công ty chịu trách nhiệm tự cung cấp nên việc hạch toán khoản mục này kế toán theo dõi cả về số lượng và giá trị của nó. Từ đặc điểm này mà công ty đã có một ưu điểm hết sức thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. + Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty là đơn vị sản xuất sản phẩm bu lông, đai ốc nên chi phí nhân công nhìn chung là chi phí lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Từ đó mà công ty áp dụng tính lượng theo sản phẩm cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất là hợp lý, như vậy sẽ khuyến khích được công nhân tích cực sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi người lao động. Do đó mà việc thực hiện kế hoạch sản xuất cũng sẽ hoàn thành tốt. + Đối với chi phí sản xuất chung: Việc tổng hợp chi phí sản xuất chung được tổng hợp đầy đủ và chính xác nên việc hạch toán phụ tùng vào TK627 là hợp lý. Ngoài ra công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên kế toán trong công ty bằng việc gửi đi học các lớp đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết, đáp ứng kịp thời những thay đổi của các chính sách chế độ cũng như xu thế của xã hội. 1.2 Một số hạn chế Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và có biện pháp cải tiến. + Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán vẫn chưa đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán ban hành. Việc tổ chức kế toán tiền lương và thanh toán do một người chịu trách nhiệm cần phải sắp xếp lại, đồng thời trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nên sắp xếp thêm một phần hành kế toán là thủ quỹ. + Việc hạch toán chi phí NVLTT công ty chịu trách nhiệm về việc cung ứng vật liệu sẽ chính xác trong việc tập hợp chi phí. Tuy nhiên như vậy sẽ khó khăn trong công tác tập hợp vì khối lượng công việc khá lớn, đồng thời chi phí nguyên vật liệu chính để cấu thành nên sản phẩm chiếm tỷ trọng khá cao trong gía thành sản phẩm, vì vậy mà ảnh hưởng của nó tới giá thành sản phẩm cũng cao. Cho nên công ty nên nhận sản xuất sản phẩm khi khách hàng yêu cầu tự cung ứng nguyên vật liệu. Như vậy lúc này chi phí trong giá thành của sản phẩm chỉ tính đến chi phí vận chuyển mà không cần quan tâm đến việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu. Khi đó sẽ loại trừ được ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm và sẽ giảm bớt được khối lượng công việc trong quá trình tập hợp chi phí. + Việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn là áp dụng đúng theo quy trình công nghệ sản xuất ở nhà máy đối với các phân xưởng. Tuy nhiên việc công ty áp dụng theo phương pháp này phần nào chưa thực hiện được chính xác. Sở dĩ như vậy là do cơ sở thu thập số liệu và trên cơ sở máy móc thiết bị cũ, công nghệ mới vẫn cùng tồn tại trong công ty. Trong khi đó thị trường ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, bền. Vì thế theo em công ty nên có sự đầu tư đồng loạt công nghệ để cho sản phẩm sản xuất ra được tốt hơn, đảm bảo chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Trên đây là một số ý kiến nhận xét của em về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Do điều kiện thời gian thực tập eo hẹp và kiến thức thực tế chưa nhiều, chắc rằng em chưa thể đánh giá được một cách toàn diện về công tác kế toán của công ty. Với tư cách là một sinh viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT187.doc
Tài liệu liên quan