Chuyên đề Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-)

Tài liệu Chuyên đề Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-): Trường đại học kinh tế quốc dân Bộ môn Kinh tế Đầu tư ----- *** ----- Chuyên đề thực tập Đề tài: Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-). Giáo viên hướng dẫn: TS. Từ Quang Phương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hùng Lớp : Kinh tế Đầu tư 45B. Hà Nội, tháng 04/2007 LỜI MỞ ĐẦU Cụng ty Tài chớnh Dầu khớ được thành lập vào ngày 19/06/2000 và ngày 25/10/2000 được Ngõn hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phộp hoạt động nhằm đỏp ứng nhu cầu tớn dụng của Tổng cụng ty Dầu khớ Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khớ Quốc gia Việt Nam) và cỏc đơn vị thành viờn, giỳp Tập đoàn tỡm kiếm, khơi thụng cỏc nguồn vốn trong nước, thu hỳt vốn nước ngoài và quản lý một cỏch tối ưu cỏc nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiờn, cỏc hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Cụng ty Tài chớnh Dầu khớ cũn những hạn chế chưa thực sự đỏp ứng hết được yờu cầu đặt ra, trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Việt Nam chớnh thức trở thành thành viờn của WTO. ...

docx68 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí (-PVFC-), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Bé m«n Kinh tÕ §Çu t­ ----- *** ----- Chuyªn ®Ò thùc tËp §Ò tµi: Huy ®éng vèn vµ sö dông vèn t¹i C«ng ty Tµi chÝnh DÇu khÝ (-PVFC-). Gi¸o viªn h­íng dÉn: TS. Tõ Quang Ph­¬ng Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn H÷u Hïng Líp : Kinh tÕ §Çu t­ 45B. Hµ Néi, th¸ng 04/2007 LỜI MỞ ĐẦU Công ty Tài chính Dầu khí được thành lập vào ngày 19/06/2000 và ngày 25/10/2000 được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và các đơn vị thành viên, giúp Tập đoàn tìm kiếm, khơi thông các nguồn vốn trong nước, thu hút vốn nước ngoài và quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty Tài chính Dầu khí còn những hạn chế chưa thực sự đáp ứng hết được yêu cầu đặt ra, trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư phát triển Công ty Tài chính Dầu khí nói riêng, thì việc tăng cường huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính Dầu khí là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí -PVFC-”. Kết cấu chuyên đề như sau: Chương I: Thực trạng hoạt động thu hút vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí. Chương II: Giải pháp tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 1.1. Khái quát về Công ty tài chính - Khái niệm: Một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài trợ, cung cấp các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư tài chính, bao thanh toán và thực hiện các hình thức tín dụng ngắn, dài hạn khác. Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính đã định nghĩa: “Công ty tài chính là lạo hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không đựơc làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm”. - Phân biệt Công ty Tài chính với NHTM và các trung gian tài chính: Công ty Tài chính bị hạn chế các nghiệp vụ so với các NHTM, đó là: Các NHTM được nhận tiền gửi thường xuyên trong khi các Công ty Tài chính chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu tư, không được huy động vốn ngắn hạn, không được thực hiện chức năng trung gian thanh toán và sử dụng vốn để làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng thương mại Công ty Tài chính - Ngân hàng thường mại hoạt động đa dạng. - Hoạt động mạnh ở một số lĩnh vực Ngân hàng Thương mại, tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán,... - Được nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán. - Công ty Tài chính hoạt động như một Ngân hàng trong huy động vốn ngắn hạn và dịch vụ trung gian thanh toán. - Đặc điểm của Công ty tài chính: + Về mặt tổ chức: Các Công ty Tài chính là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập. + Về hoạt động: Khác với các NHTM được hoạt động cả 3 khâu: nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán, hoạt động của các Công ty Tài chính hẹp hơn, giới hạn ở một số khâu và mang tính chuyên biệt trong một số nghiệp vụ nhất định. Đặc biệt Công ty Tài chính không được nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Các Công ty Tài chính huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu) và dùng số tiền đã để cho vay hoặc đầu tư. - Vai trò của Công ty tài chính: Xét về tổng thể, Công ty Tài chính đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả nền kinh tế xã hội. Với tính chất là một tổ chức tài chính chuyên môn hoá cao Công ty Tài chính có những lợi thế như sau: + Giúp những khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí về thông tin và giao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn. + Giảm thiểu các rủi ro cho những người cung ứng vốn cho thị trường nhờ những nghiệp vụ về tài sản có của Công ty Tài chính. + Công ty Tài chính là kênh dẫn vốn có tính chất chuyên môn hoá trong việc thu hút và đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn; Công ty Tài chính thường cấp vốn cho các giao dịch dài hạn và có tính rủi ro cao hơn (đầu tư mạo hiểm) + Hoạt động của các Công ty Tài chính cũng rất phù hợp với các hoạt động giao dịch vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất phù hợp với các nước đang phát triển. + Công ty Tài chính có nguồn vốn khá chủ động, về thời hạn không bị ràng buộc bởi các nhu cầu khắt khe về tính thanh khoản. Vì vậy, Công ty Tài chính sẽ là những khách hàng lớn trên thị trường chứng khoán và góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán. - Sự cần thiết của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế: Công ty Tài chính trong TĐKT có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động của các TĐKT, đã là: + Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; quản lý và đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; + Quản lý tạm thời các khoản tiền nhàn rỗi, điều hoà vốn giữa các thành viên; + Quản lý rủi ro tài chính cho tập đoàn bao gồm quản lý về thanh khoản, tín dụng, lãi suất, kỳ hạn thanh toán. - Bài học kinh nghiệp phát triển cho Việt Nam - Công ty IBM Credit trong Tập đoàn IBM Tập đoàn IBM, được thành lập năm 1911 tại New York (Mỹ) đến năm 1924 thì chính thức mang tên IBM (Iternational Business Machines Corporation). Tính đến cuối năm 2005, tổng doanh thu của Tập đoàn IBM là 90,4 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 90,4 tỷ USD; tổng doanh thu của IBM Credit là 2,1 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 16,8 tỷ USD. Nguồn vốn hoạt động của Công ty chủ yếu vay nợ với tổng nguồn vốn năm 2005 là 88,7%; năm 2004 là 86,3%) thông qua việc vay nợ từ Công ty mẹ IBM và các thành viên trong Tập đoàn (tỷ trọng so với nguồn vốn vay năm 2005 là 53,3%; năm 2004 là 35,5%); huy động vốn thông qua phát hành phiếu nợ ngắn hạn (đến 270 ngày), trái phiếu trung và dài hạn trên thị trường tài chính. (Nguồn:Http//www.ibm.com) - Các Công ty Tài chính trong Tập đoàn LG Tập đoàn LG (Lucky Glodstar) được thành lập năm 1947 với Công ty đầu tiên Lak Hui Chemical Industry (nay là LG Chemical Ltd). Tập đoàn LG đặt mục tiêu Tổng doanh thu năm 2005 là 100 tỷ đôla trong đã LG Điện tử đạt doanh thu 31.8 tỷ đôla. - LG Capital được thành lập năm 1987 với tên ban đầu là LG Credit Card Co., Ltd, hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng; đến năm1999 đổi tên thành LG Capital. Hiện nay LG Capital là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ tài chính - tín dụng hàng đầu ở Hàn Quốc với tổng kinh doanh năm 2005 là 2,8 tỷ USD, doanh số đạt 41 tỷ USD và có 31 chi nhánh, 26 văn phòng đại diện với 3.500 nhân viên. (Nguồn: Http//www.lg.com) - Các Công ty Tài chính trong Tập đoàn Samsung Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 tại Hàn Quốc. Các Công ty cung cấp dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Samsung gồm Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (Samsung Life insurance), Công ty Bảo hiểm Hoả hoạn và Hàng hải (Samsung Fire & Marine insurance). Công ty Vốn (Samsung Capital), Công ty Quản lý Đầu tư Tín thác (Samsung Investment Trust Management) và Công ty Đầu tư mạo hiểm (Samsung Venture Investment). Hàng năm, các định chế tài chính đãng góp trên 25% tổng doanh thu của Tập đoàn và Samsung đang có kế hoạch hợp nhất tất cả các Trung gian tài chính thành một Công ty Samsung Finance. (Nguồn: Http//www. samsung. com) - Bài học kinh nghiệm rút ra cho cho các công ty tài chính ở Việt Nam. + Công ty Tài chính trong tập đoàn là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là bước phát triển cao hơn của các TĐKT, góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ tài chính và các loại hình tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các Công ty Tài chính trong TĐKT đã làm tăng thêm các nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tập đoàn và nhất trí phát huy triệt để sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. + Sở hữu vốn của Công ty Tài chính là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhưng có một chủ (Tập đoàn) đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính. Tập đoàn tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như huy động, điều hòa, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư. + Công ty Tài chính chiếm một vị trí quan trọng thiết yếu trong các Tập đoàn, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính và hoạt động xuyên quốc gia theo thị trường hoạt động của Tập đoàn. Các Công ty Tài chính là các mắt xích thiết yếu trong dây chuyền vốn - tín dụng của các Tập đoàn nhằm huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn. Một nguồn vốn kinh doanh quan trọng của các Công ty Tài chính là nguồn vốn được cấp hoặc đi vay từ Tập đoàn và các Công ty thành viên. - Trong quá trình hoạt động, các Công ty Tài chính trong Tập đoàn phát triển theo 02 xu hướng: + Một là, phát triển trở thành một tổ hợp các Công ty, gồm Công ty mẹ và các Công ty con phần lớn mang họ của Công ty mẹ. + Hai là, hình thành các Công ty Tài chính độc lập trực thuộc Tập đoàn, có chức năng hoạt động giống nhau nhưng kinh doanh trên các vùng địa lý khác nhau; hoặc có chức năng hoạt động khác nhau, cùng kinh doanh trên một địa bàn. 1.2. Petro Vietnam, sự gia đời và vị thế của Công ty Tài chính Dầu khí Giới thiệu chung về PetroVietnam. PetroVietnam được thành lập theo quyết định số 330/TTg ngày 29/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ; điều lệ tổ chức và hoạt động phê chuẩn tại Nghị định số 38/CP ngày 30/5/1995. PetroVietnam hoạt động theo tinh thần Nghị định 91/TTg của thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và phát triển Tập đoàn kinh doanh mạnh ở Việt Nam; Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020 xác định: “công nghiệp dầu khí Việt Nam cần được tổ chức thành tập đoàn kinh doanh mạnh hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối và thực sự trở thành một tổ hợp lớn bao gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, xuất nhập khẩu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm”. Với tiền thân là Tổng cục Dầu khí, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được hình thành theo quyết định số 198/2006/ QĐ-TTg ngày 29/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành và các công ty liên doanh, lực lượng lao động với hơn 22.000 người và doanh thu 2006 đạt 174.300 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ đô la Mỹ), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí và các lĩnh vực khác không chỉ ở lãnh thổ Việt Nam mà cũng cả ở nước ngoài.   Là Tập đoàn dầu khí quốc gia thuộc quyền quản lý của Nhà nước, Petrovietnam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Kể từ khi được thành lập, hoạt động kinh doanh của Petrovietnam đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, mang lại hiệu quả cao từ khâu đầu đến các khâu sau. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, hoạt động đầu tư và cơ cấu đầu tư vẫn còn một số hạn chế. Mặc dù quy mô vốn đầu tư phát triển tăng nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn chưa đảm bảo tính hợp lý tuy đã điều chỉnh cơ cấu kinh tê theo hướng phát huy lợi thế có tính đặc thù, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô vốn đầu tư. Tuy vậy, bản thân nguồn vốn này lại có những hạn chế làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động đầu tư của PetroVietnam như dàn trải, thiếu dự báo chính xác, thiếu quy hoạch tổng thể. Việc lập kế hoạch và tổng hợp xây dựng cơ cấu đầu tư vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí, các kế hoạch đầu tư không đảm bảo tính linh hoạt, chậm đổi mới và đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện lại có nhiều sai sót lãng phí nguồn lực, công tác quản lý còn buông láng,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác đầu tư. Vì vậy việc đổi mới cơ cấu đầu tư trong giai đoạn tới là một yêu cầu cấp bách mang tính toàn diện trong PetroVietnam nhằm hiện đại hoá ngành và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngành và các đơn vị thành viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng một TĐKT mạnh và thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành dầu khí Việt Nam. Sự ra đời và vị thế của Công ty Tài chính Dầu khí. Công ty Tài chính Dầu khí là một Tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của PetroVietnam, hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật có liên quan khác, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP do bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ ký ngày 30/3/2000; thời hạn hoạt động 50 năm; được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động với vốn điều lệ khi thành lập là 100 tỷ đồng, cuối năm 2004 Công ty đã được tăng vốn lên 300 tỷ đồng và đến nay đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng, cao nhất trong tất cả các Công ty Tài chính hiện nay. Nhiệm vụ chính của PVFC là thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác với PetroVietnam, các đơn vị thành viên của PetroVietnam và các tổ chức, cá nhân khác ngoài PetroVietnam theo quy định của pháp luật; ngoài ra PVFC thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty Tài chính Dầu khí Tên gọi bằng tiếng anh: PetroVietnam Finance Company. Tên gọi tắt: PVFC PVFC có trụ sở chính tại 72F Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội; Ngoài ra Công ty còn có mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Vũng Tàu, Thành Phố Đà Nẵng, và hiện đang tiếp tục mở rộng thêm các chi nhánh tại Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và Thanh Hoá. Tổng số cán bộ của Công ty đến ngày 30/06/2006 là hơn 400 người với 85% có trình độ từ Đại học trở lên, trong đó có 3% có trình độ trên Đại học và có độ tuổi trung bình 27 - 28 tuổi. - Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban chức năng: BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG PHÒNG QUẢN LÝ VỐN UỶ THÁC ĐẦU TƯ PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG GIAO DỊCH TRUNG TÂM PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐỘC LẬP PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƯ PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BAN CHUẨN BỊ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRỤ SỞ CÁC CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH VĂN PHÒNG Văn phòng là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm: Công tác thư ký, trợ lý Ban Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng quản trị, công tác pháp chế, công tác đối ngoại công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ. PHÒNG QUẢN LÝ UỶ THÁC ĐẦU TƯ VỐN Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai huy động và quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. PHÒNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong Công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. PHÒNG THU XẾP VỐN VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp. PHÒNG DỊCH VỤ VÀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu, chỉ đạo triển khai chung trong toàn hệ thống Công ty; trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc Công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và các cá nhân khác. PHÒNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Phòng Dịch vụ Tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác. PHÒNG ĐẦU TƯ Phòng đầu tư là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư vốn của Công ty vào các dự án và các doanh nghiệp; Nghiên cứu và triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán. PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty.     PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG Phòng Kế hoạch và Thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng. PHÒNG KẾ TOÁN Phòng Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty. PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của Công ty. TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC Phòng Thông tin và công nghệ tin học là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc Công ty trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng. Kết quả thực hiện trong các năm qua từng bước khẳng định vai trò tất yếu của PVFC đối với PetroVietnam, các chỉ tiêu không ngừng tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đã, trong các năm qua PVFC đã từng bước hoàn thiện các quy trình cho hầu hết các hoạt động kinh doanh và quản lý đầu tư của Công ty, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện chặt chẽ, nề nếp và đúng pháp luật. Hệ thống thông tin được trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và với phần mềm chuyên ngành giúp cho các hoạt động kinh doanh của Công ty được triển khai thực hiện trên toàn quốc. Công tác đào tạo được chú trọng nhằm nâng cao trình độ của CBCNV trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, PVFC đã từng bước khẳng định vị thế của mình, là một định chế tài chính phi ngân hàng và là công cụ tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, vừa thực hiện chức năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển ngành vừa thực hiện chức năng kinh doanh vốn của Tập đoàn. Với tư cách là một định chế tài chính của PetroVietnam, Công ty Tài chính Dầu khí đã khẳng định được vị thế của mình khi luôn đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cũng như đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ các quy định và không ngừng phát triển: - Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên; - Huy động tiền gửi có kỳ hạn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức, cá nhân khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; - Đàm phán và ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên theo ủy quyền; - Phát hành tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; làm đại lý phát hành trái phiếu cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên; - Nhận ủy thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên; - Thực hiện các dịch vụ tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo Luật các tổ chức tín dụng. 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của Công ty Tài chính Dầu khí sau 6 năm thành lập (2001-2006) Từ khi thành lập đến nay, PVFC hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2001, Công ty đạt doanh thu là 16,8 tỷ đồng và lợi nhuận là 2,02 tỷ đồng năm 2002 doanh thu đã là 64 tỷ đồng, lợi nhuận là 5.1 tỷ đồng. Năm 2003 doanh thu là 105 tỷ đồng và 6 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2004 doanh thu đã tăng lớn đạt 215 tỷ VNĐ và lợi nhuận là 8.3 tỷ VNĐ với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Năm 2005 doanh thu đạt 421 tỷ đồng và lợi nhuận 29.4 tỷ đồng. Với sự tăng trưởng không ngõng đến năm 2006 doanh thu của Công ty đã đạt 1.016 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 128 tỷ đồng. Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Vốn điều lệ 100 100 100 300 300 1.000 2 Tổng tài sản 360 1.231 2.900 4.207 6.877 18.000 3 Số dư huy động cuối kỳ 256 1.108 2.388 3.888 6.347 17.000 4 Doanh thu 16.8 64 105 215 421 1.016 5 Lợi nhuận trước thuế 2.02 5.1 6 8.3 29.4 128 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty tài chính Dầu khí năm 2001-2006, Kế hoạch kinh doanh năm 2006) Cơ cấu nguồn vốn của PVFC thay đổi liên tục thể hiện sự phát triển rất nhanh của Công ty sau 6 năm hoạt động, với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ và nhạy bén trong kinh doanh đã mang lại cho PVFC những kết quả nhất định và từng bước khẳng định mình trên thị trường tiền tệ trong nước. Quan hệ kinh doanh với các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước ngày càng được phát triển bền vững. 1.3.1. Các nghiệp vụ chính của Công ty Tài chính Dầu khí : a. Nghiệp vụ huy động vốn: Thông qua nghiệp vụ huy động vốn Công ty Tài chính mới có thể tạo được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc huy động tổng số vốn không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu của Công ty Tài chính. Vốn chủ sở hữu của các Công ty Tài chính bao gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự trữ đặc biệt đề phòng bù đắp rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và quỹ khác. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính Dầu khí: vốn chủ sở hữu càng lớn thì quy mô hoạt động của Công ty Tài chính càng lớn. Khác với các NHTM Công ty Tài chính Dầu khí với số vốn chủ sở hữu đủ lớn của mình các Công ty Tài chính Dầu khí vẫn có thể huy động vốn lớn gấp nhiều lần thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu cho các công trình, dự án đầu tư,... + Vốn điều lệ: Vốn điều lệ quyết định rất lớn đến quy mô hoạt động của PVFC. Doanh số của các hoạt động có liên quan như nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư phụ thuộc nhiều vào số vốn điều lệ của PVFC. Theo quy định của pháp luật, PVFC chỉ được cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự chủ sở hữu, tỉ lệ đầu tư, góp vốn, mua cổ phần không quá 40% vốn chủ sở hữu, cho nên với số vốn điều lệ đủ lớn thì PVFC mới có khả năng phát triển các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và một số nghiệp vụ khác. Khi mới bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2000, PVFC có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Số vốn điều lệ trên tổng nguồn vốn năm 2000 là 96,14% nhưng đến năm 2001 chỉ còn là 27,75% và tiếp theo trong năm 2002 và đến 2003 là 8,12% và 3,45%, sau khi tăng vốn điều lệ thì tỷ lệ này năm 2004 là 7,13% và năm 2005 là 4,36%. Các tỷ lệ này giảm dần thể hiện sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn. Một trong những sự phát triển nhảy vọt về nguồn vốn của Công ty tài chính Dầu khí đã chính là việc Công ty được Tổng Công ty Dầu khí Việt nam và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ là 300 tỷ vào cuối năm 2004 và tăng tiếp lên 1000 tỷ vào đầu năm 2006. Đây là một bước tiến mới giúp PVFC tăng cường được qui mô hoạt động, tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp PVFC có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính tiền tệ. + Các Quỹ và lợi nhuận để lại Cũng giống như các NHTM, hàng năm Công ty Tài chính Dầu khí phải trích lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ, bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm (tính theo tỷ lệ trên lợi nhuận sau thuế); Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính và các Quỹ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phần lợi nhuận sau thuế của Công ty Tài chính Dầu khí có thể chia hoặc để lại nhằm bổ sung thêm vào vốn chủ sở hữu. Như vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty Tài chính Dâu khí có thể tăng vốn điều lệ của mình và bổ sung thường xuyên vốn điều lệ bằng lợi nhuận để lại nhằm tạo ra một vốn chủ sở hữu đủ lớn để đáp ứng được yêu cầu của các nghiệp vụ khác của Công ty như: Tham gia hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần,... Vốn huy động Để đạt được kết quả kinh doanh cao trong năm 2006, hoạt động huy động vốn đã và đang giúp một phần quan trọng tại năm 2005 lượng vốn huy động đạt 1,653 tỷ đồng nhưng hết năm 2006 công ty đã huy động được 5,607 tỷ đồng. Trong đã : + Các khoản tiền gửi Công ty Tài chính Dầu khí nhận tiền gửi của khách hàng dưới hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân. Hình thức gửi tiền này có kỳ hạn xác định nên mang tính ổn định cao. Hoạt động tiền gửi năm 2006 đạt 1,810 tỷ đồng so với năm 2005 là 558 tỷ đồng. + Hoạt động tiền vay NHNN, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu đạt 3,131 tỷ đồng so với năm 2005 là 1,094 tỷ đồng. Trái phiếu là một chứng chỉ nợ, đại diện cho một sự vay vốn dài hạn được Công ty Tài chính Dầu khí và được hoàn trả sau một thời gian nhất định. Kinh nghiệm cho thấy: việc huy động vốn từ trái phiếu khá phổ biến, nghiệp vụ huy động vốn qua trái phiếu đã đem đến cho Công ty Tài chính Dầu khí những khoản lợi nhuận cao bởi khả năng “tiêu thụ” các khoản vốn lưu động này. Số liệu trên cho thấy được tốc độ tăng trưởng vượt bậc đồng đều trên mọi mặt của công ty Tài Chính Dầu Khí trong năm qua. Công ty đã xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường Tài chính để chiếm thị phần kinh doanh cho mình, bởi năm 2006 là một năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường Tài chính - Ngân hàng với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Đây là nền móng tạo tiền để bước sang năm 2007 Công ty hoàn thành kế hoạch phát triển mạnh mẽ của mình. Hoạt động uỷ thác cho vay Công ty Tài chính có thể nhận uỷ thác đầu tư từ các cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Công ty tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư của tập đoàn để đầu tư vào các dự án của tập đoàn và các đơn vị thành viên. Nguồn vốn uỷ thác là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của PVFC hiện nay và đãng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động cho vay, đầu tư của PVFC. Nguồn vốn này đã khắc phục hạn chế về hạn mức cho vay, đầu tư đối với một khách hàng. Ngoài vốn vay và vốn chủ sở hữu, đây là nguồn vốn cho vay chủ yếu của PVFC. Nguồn vốn này được thực hiện dưới nhiều hình thức: Các NHTM, các tổ chức kinh tế uỷ thác cho PVFC để cho vay uỷ thác các dự án lớn của Chính phủ và của ngành Dầu khí hoặc PetroVietnam giao số vốn uỷ thác cho PVFC để thực hiện các hợp đồng cho vay uỷ thác. b. Nghiệp vụ đầu tư Đầu tư tài chính Công ty Tài chính Dầu khí dùng vốn tự có của mình để góp vốn, mua cổ phần, liên doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đầu tư chứng khoán là hoạt động mang lại lợi nhuận quan trọng thứ hai sau nghiệp vụ cho vay, nó giúp cho các Công ty Tài chính Dầu khí nâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Số lượng vốn đầu tư của PVFC năm 2001 đạt 37,625 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,07% so với tổng số vốn cho vay và đầu tư, tỷ trọng này đã giảm đi trong năm 2002 và chỉ còn lại là: 3,94% và năm 2003 tỷ trọng này chỉ còn là 2,6%. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2004, hoạt động đầu tư đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán, năm 2004 tỷ trọng trên tăng lên là 21,85% trong đã riêng đầu tư vào các loại cổ phiếu là 234,7 tỷ VNĐ, năm 2005 tổng vốn đầu tư đạt 792,4 tỷ đồng trong đã đầu tư vào chứng khoán là 376, 1 tỷ VNĐ còn lại là đầu tư vào các dự án, tỷ trong vốn đầu tư so với tổng vốn cho vay và đầu tư là 33.8%. Đến năm 2006 hoạt động đầu tư của Công ty đạt 3,279 tỷ đồng với nhiều hạng mục đầu tư mới, trong đã đầu tư vào chứng khoán đạt 1,403 tỷ đồng. Danh mục đầu tư năm 2006 được đa dạng hoá vào cả các Công ty trong ngành Dầu khí như PTSC, PVD, Petrosetco,… lẫn các công ty ngoài ngành như Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Vận tải biển III, Công ty Vận tải và Thuê tàu, Than Hà Tu, Casumina,… Các hình thức đầu tư của PVFC bao gồm các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh với các Công ty khác hoặc tham gia mua cổ phần tại một số Công ty đã cổ phần hoá. Hiện nay bên cạnh tiếp tục triển khai công tác tư vấn đầu tư dự án, bộ phận đầu tư đã và đang phát triển nhiều dịch vụ đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán. c. Dịch vụ uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác đầu tư Từ nguồn vốn đầu tư mà các Công ty Tài chính Dầu khí được uỷ thác, Công ty Tài chính Dầu khí có thể đầu tư vào các dự án, công trình của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng đối với những Công ty Tài chính Dầu khí: Thông qua nghiệp vụ này vốn đầu tư trong và ngoài nước có thể thông qua Công ty Tài chính Dầu khí để đầu tư vào những doanh nghiệp đang cần vốn đầu tư của ngành Dầu khí hoặc các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Từ năm 2003, PVFC đã phát triển sản phẩm uỷ thác quản lý vốn và năm 2003 bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ uỷ thác đầu tư, đây cũng là nghiệp vụ tài chính tiên tiến và mới mẻ mà PVFC đang triển khai đã thực hiện. Để có thể tiếp nhận nguồn vốn này, công ty phải thuyết phục các chủ đầu tư tin tưởng vào năng lực đầu tư và quản lý của mình, bằng cách giới thiệu kết quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của mình, xây dựng danh mục đầu tư, đưa ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn, và thay mặt họ đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp và quản lý dòng tiền doanh nghiệp. Năm 2006 cũng là năm khẳng định thương hiệu Tài chính Dầu khí trong hoạt động uỷ thác đầu tư. Tổng giá trị uỷ thác đầu tư cuối kỳ đạt 835 tỷ đồng, tăng 835 tỷ so với thời điểm cuối năm 2005 với số lượng khách hàng và giá trị đăng ký uỷ thác đầu tư qua PVFC luôn gấp rất nhiều lần so với tổng giá trị vốn thực hiện uỷ thác đầu tư. d. Nghiệp vụ Bao thanh toán Nghiệp vụ bao thanh toán là một hình thức chiết khấu chứng từ được thực hiện thông qua việc tài trợ tín dụng của Công ty Tài chính đối với các doanh nghiệp, theo đã Công ty Tài chính mua lại hoá đơn ghi lại các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện việc quản lý sổ sách kế toán, thanh toán trước tiền mặt cho các doanh nghiệp. Nghiệp vụ bao thanh toán mang lại hiệu quả lớn trong việc tài trợ thanh toán hàng hoá bán ra của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thông qua đã thúc đẩy các quá trình thanh toán nhanh chóng hơn. Lợi ích của người bán hàng là có thể thu hồi được vốn ngay khi xuất trình hoá đơn bán hàng cho Công ty Tài chính. Ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng vốn ngay sau khi bán hàng thì những thoả thuận bao thanh toán cũng vẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất dự tính được luồng tiền vào và lên kế hoạch kinh doanh cho tương lai. Với nghiệp vụ bao thanh toán, Công ty Tài chính có thể cấp tín dụng dài hạn hơn cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng nghiệp vụ bao thanh toán có thể tránh được những rủi ro mất vốn khi đối tác không trả nợ, bởi các Công ty Tài chính đã mua lại các quyền đòi nợ của họ theo cách thức không truy đòi, họ có thể sử dụng ngay số tiền do Công ty Tài chính trả. e. Nghiệp vụ Quản trị rủi ro Kinh doanh tài chính là một lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, của các hoạt động kinh tế - xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên mức độ rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế hiện đại cũng nhiều hơn gắn liền với những cơ hội và thách thức mà nên kinh tế hội nhập đem lại. Đối với các công ty tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng, có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ như huy động vốn, cho vay vốn và các hoạt động dịch vụ khác. Chính vì lẽ đã, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tài chính rất đa dạng, tiềm ẩn và xuất hiện gắn liền với mỗi hoạt động và tác động, ảnh hưởng với những mức độ khác nhau. Trong đã, rủi ro tín dụng, nếu xuất hiện, xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng. Rủi ro tín dụng có quá nhiều điều phức tạp ngoàii tầm kiểm soát của con người, tuy nhiên có thể tổng hợp thành các nguyên nhân như sau: 1.3.2 Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Công ty Tài chính Dầu khí: + Dầu khí: Là một đơn vị trong ngành Dầu khí, PVFC luôn dành quyền ưu tiên đầu tư vào các dự án trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngành Dầu khí. + Năng lượng: Ngoài ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực Dầu khí, PVFC còn đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình vào các lĩnh vực cùng ngành kinh tế kỹ thuật khác. Mong muốn được hợp tác với các đối tác để thực hiện các dự án trong lĩnh vực năng lượng. + Du lịch cao cấp: Trong chiến lược đầu tư của mình, PVFC luôn ưu tiên tham gia đầu tư vào các dự án du lịch có hiệu quả đầu tư cao. - Cụ thể là trong những năm qua tổng giá trịo thu xếp vốn của PVFC đạt hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó thu xếp vốn cho các dự án của Nghành Dầu khí đạt 5.500 tỷ đồng, chiếm 70% tổng số thu xếp vốn với 38 dự án: Với các dự án tiêu biểu sau: * Dự án đường ống khí Rạng Đông Bạch Hổ: Tổng giá trị thu xếp 24 triệu USD. * Dự án mua tàu trở dầu thô: 33 triệu USD. * Dự án xây dựng cảng đạm Phú Mỹ: 15 triệu USD. * Dự án đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên: 100 tỷ VNĐ. - Các dự án tiêu biểu mà PVFC tham gia góp vốn đầu tư dự án và góp vốn mua cổ phần với tư cách là cổ đông chiến lược: * Dự án nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. * Dự án tàu FPSO. * Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. * Nhà máy thuỷ điện Nậm chiến 1+2. * Công ty xây lắp điện 1. * Ngân hàng HABUBANK. * Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. * Ngân hàng toàn cầu Gbank. * Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Đảo Ngọc Hoà Bình. - PVFC là đại lý phát hành trái phiếu của doanh nghiệp: Phát hành trái phiếu dầu khí đợt 1 năm 2003: Tổng giá trị phát hành là 300 tỷ đồng. * Phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí đợt 1 năm 2006: Tổng giá trị phát hành 690 tỷ đồng. * Đang tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế của PetroVietnam, dự kiến khoảng 200 triệu USD. - PVFC tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Cổ phần hoá, công ty TNHH một thành viên cho một số công ty sau: * Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC) * Công ty dịch vụ khoan dầu khí (PVD) * Công ty dịch vụ du lịch dầu khí (PETROSETCO) * Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) * Công ty vận tải dầu khí (PVTranco) * Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) * Các đơn vị thành viên trực thuộc của Tổng công ty Sông Đà - PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn cho các đơn vị và tổ chức: * Bộ tài chính * Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam * Các đơn vị trong nghành Dầu khí - Các dự án đầu tư mà PVFC đang tham gia: ` * Các dự án trong ngành Dầu khí: + Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí. + Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO. * Các dự án phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngành: + Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”. + Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”. *  Lĩnh vực Năng lượng: + Dự án Thuỷ điện An Điềm II. *  Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp: + Dự án Khu đô thị mới Nghi Phú - Vinh - Nghệ An. * Lĩnh vực kinh tế môi trường: + Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ Bỉm Sơn. * Lĩnh vực Vật liệu xây dựng: + Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức - Hà Tây. + Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm - Hà Nam. * Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn: + Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng. + Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO) 1.3.3 Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Qua việc phân tích thực trạng áp dụng nghiệp vụ của PVFC, các hạn chế và nguyên nhân của từng nghiệp vụ cụ thể đã được thể hiện tương đối rõ ràng, tuy nhiên để có thể đánh giá một cách toàn diện về việc thực trạng áp dụng các nghiệp vụ của PVFC, xin được đưa ra một số các hạn chế sau: * Về các nghiệp vụ huy động nguồn vốn Nguồn vốn huy động chủ yếu của PVFC là nguồn vốn nhận uỷ thác và vay các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động trực tiếp của các tầng lớp dõn cư chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi đã các NHTM thu hút được một khối lượng vốn rất lớn từ những khách hàng này, đồng thời nguồn vốn này được đánh giá là rẻ hơn so với một số nguồn vốn huy động bằng các hình thức khác. Đây là một trong những bất lợi của các Công ty Tài chính nói chung. Mặt khác PVFC cũng chưa có biện pháp hợp lý trong việc huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên ở các tỉnh thành xa trụ sở Công ty cũng như chưa có được phương thức cạnh tranh hữu hiệu với các NHTM trong việc huy động tiền gửi có kỳ hạn của Cán bộ công nhân viên trong nội bộ PetroVietnam * Về nghiệp vụ cho vay Từ thực trạng huy động vốn chưa cao dẫn đến mức cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của PVFC trong những năm qua chưa tương ứng so với nhu cầu. Đồng thời mức cung ứng vốn có xu hướng tăng chậm do bị giới hạn về hạn mức cho vay đối với một khách hàng; trong đã dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn; chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp thành viên; số vốn cho vay trung, dài hạn được đáp ứng chủ yếu là thông qua hình thức uỷ thác đầu tư. * Về nghiệp vụ đầu tư Hoạt động đầu tư tài chính còn nhỏ bé chưa thể hiện đãng chức năng và vai trò của một Công ty Tài chính. Các danh mục đầu tư còn hạn chế, chưa mạnh dạn nghiên cứu đưa thêm các danh mục mới, với sự tăng trưởng ngày một cao đòi số lương nhân sự của hoạt động đầu tư còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến quỏ trình đầu tư. Tổng lượng vốn để đầu tư còn hạn chế. * Hạn chế về quy mô và phạm vi chất lượng của các dịch vụ Hoạt động của PVFC mới chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ truyền thống chủ yếu như huy động vốn, cho vay hay đầu tư...một số các nghiệp vụ khác chưa được triển khai thực hiện, chưa thể hiện được đầy đủ chức năng của một Công ty Tài chính trong TĐKT mạnh như PetroVietnam. b. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất, PVFC chưa thực sự cố gắng trong việc mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong phạm vi cho phép. Chưa có phương án khả thi để tăng vốn điều lệ nhằm khuyếch đại quy mô hoạt động nghiệp vụ của công ty mà chủ yếu là trông chờ vào PetroVietnam trong việc cấp vốn điều lệ. - Thứ hai, Đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu trong phạm vi các doanh nghiệp thành viên trong PetroVietnam. Điều này phản ánh phần nào sự thiếu chủ động, mạnh dạn của PVFC trong việc tìm kiếm và đa dạng hoá các đối tượng khách hàng khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Trong thời gian tới một số các doanh nghiệp thành viên của PetroVietnam chuyển sang cổ phần hoá thì số lượng khách hàng của PVFC có thể sẽ giảm đi nếu công ty không xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý. - Thứ ba, Thiếu một đội ngũ chuyên gia lành nghề: Do hầu hết các Công ty Tài chính đều mới được thành lập, PVFC mới được thành lập 5 năm. Đội ngũ nhân viên của PVFC tuy được tuyển chọn và đào tạo khá bài bản trong lĩnh Ngân hàng - Tài chính, nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm để có thể làm việc được trong một mô hình tổ chức tín dụng mới như PVFC. Đồng thời công tác đào tạo huấn luyện các cán bộ nghiệp vụ trau đồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm chưa được chú trọng cho lắm. Ngoài ra PVFC thiếu các chuyên gia lành nghề có đủ năng lực và kinh nghiệm để quản lý, điều hành trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - một lĩnh vực kinh doanh rất phức tạp và có độ rủi ro cao. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng phát triển các nghiệp vụ của PVFC. - Thứ tư, Hầu hết các Công ty Tài chính trong đã có PVFC có hệ thống khách hàng quen thuộc là các doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty nhà nước nhưng không chủ động hoặc là thấy không cần thiết trong việc xây dựng chiến lược khách hàng của mình. Bởi vì hầu hết đều cho rằng Công ty Tài chính chỉ được phép hoạt động trong Tổng công ty nhà nước cho nên không cần thiết phải xây dựng chiến lược khách hàng một cách cụ thể. Điều này sẽ làm cho các Công ty Tài chính trong đã có PVFC không thể nắm vững nhu cầu của khách hàng như các NHTM, không thể thu hút và giữ chân khách hàng một cách bền vững nhằm tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược kinh doanh và phát triển nghiệp vụ của mình. * Nguyên nhân khách quan - Xuất phát từ môi trường pháp lý, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước Một là, Công ty Tài chính trong các Tổng công ty nhà nước là một loại hình tổ chức tín dụng mới, được thành lập và hoạt động theo 2 Luật: Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, cụ thể là: + Việc thành lập Công ty Tài chính trong Tổng công ty được triển khai theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về việc thành lập các Doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ Quy định mẫu điều lệ của Tổng công ty nhà nước . + Việc cấp giấy phép hoạt động và quản lý nhà nước đối với các Công ty Tài chính được giao cho Ngân hàng Nhà nước dựa trên cơ sở Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính, thông qua việc ban hành Thông tư 03/1998/TT-NHNN5 ngày 20/3/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động cho các Công ty Tài chính và Quyết định 104/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Mẫu điều lệ Công ty Tài chính. Việc Công ty Tài chính trong Tổng công ty nhà nước được thành lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu và nhiệm vụ phục vụ cho các Tổng công ty, nhưng lại do Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động, chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính và hiện tại theo Luật Các tổ chức tín dụng đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, sự chồng chéo về tổ chức và quản lý giữa Ngân hàng Nhà nước và các Tổng công ty có Công ty Tài chính. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của các Công ty Tài chính trong Tổng công ty nhà nước trong đã có PVFC. Hai là, PVFC cũng như các Công ty Tài chính khác trong Tổng công ty nhà nước khác hiện đang chịu sự điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 và hoạt động của Công ty Tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể là: + Về huy động vốn: Mục tiêu thành lập Công ty Tài chính trong các Tổng công ty nhà nước là triệt để khai thác, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên, của cán bộ công nhân viên trong ngành nhằm thực hiện tập trung, tích tụ vốn cho đầu tư và phát triển của các Tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng: ”Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm: Công ty Tài chính...”. Với quy định này đã là hạn chế lớn đối với Công ty Tài chính, bởi vì các doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty nhà nước có nguồn tiền gửi không kỳ hạn là rất lớn, lãi suất lại thấp, nguồn tiền gửi có kỳ hạn thường không lớn. Vậy mà trong điều lệ tổ chức và hoạt động của các Công ty Tài chính trong Tổng công ty thì nguồn vốn có thể huy động còn hạn chế hơn nhiều:”Công ty Tài chính chỉ được huy động vốn từ các nguồn sau: nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân ... .” Với quy định này khiến cho việc huy động vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, bởi tiền nhàn rỗi trên 1 năm của các doanh nghiệp sản xuất hầu như không có. + Về sử dụng vốn: Theo quy định tại điều 79 Luật các Tổ chức tín dụng thì tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Tổ chức tín dụng. PVFC với vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng, thì hạn mức cho vay đối với khách hàng không vượt quá 15 tỷ đồng, trong khi đã đối với các đơn vị thành viên thuộc PetroVietnam cần một khối lượng vốn rất lớn để thực hiện các dự án của ngành ví dụ như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Khí điện đạm Cà Mau, v.v... Đối với việc cho vay bằng hình thức đồng tài trợ: Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án của PetroVietnam, PVFC đã sử dụng nhiều hình thức trong đã có hình thức đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành PVFC chỉ được tham gia đồng tài trợ chứ không được đứng ra làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ (hay tín dụng hợp vốn) dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đồng tài trợ cho các dự án của PetroVietnam, đặc biệt là những dự án lớn, ngay cả những NHTM có quy mô lớn, vốn chủ sở hữu gấp hàng chục lần PVFC nhưng vẫn phải cho vay đồng tài trợ bởi gặp phải hạn chế cho vay. Đây là quy định không hợp lý, bởi lẽ là một đơn vị thành viên của PetroVietnam, PVFC có đủ điều kiện và khả năng thuận lợi hơn các tổ chức tín dụng khác trong việc làm đầu mối cung cấp vốn cho các dự án của ngành. Về hoạt động đầu tư tài chính: Các Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước quy định tổng mức đầu tư tối đa không vượt quá 40% Vốn điều lệ của công ty, đồng thời mức góp vốn vào một đơn vị không vượt quá 20% vốn điều lệ. Quy định này không phù hợp với một Công ty Tài chính trong Tổng Công ty có chức năng Đầu tư tài chính. Mặt khác việc đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng bị hạn chế do phải chuẩn bị các thủ tục và được sự phê duyệt của PetroVietnam dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tài chính. Mặt khác, trong các quy định của Bộ tài chính đặc biệt là trong các Quy chế tài chính của các Tổng công ty, việc đầu tư vốn của các Công ty Tài chính cũng chỉ được coi như hoạt động đầu tư vốn của các đơn vị sản xuất thông thường. Các quy định này không tính đến chức năng quan trọng của Công ty Tài chính đối với các Tổng công ty là Tổng công ty thông qua Công ty Tài chính để đầu tư vốn ra ngoài Tổng công ty. Đối với việc điều hoà vốn: Ngân hàng Nhà nước khuyến khích và cho phép các Công ty Tài chính được tập trung vốn để điều hoà trong nội bộ Tổng công ty. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước lại không cho phép Công ty Tài chính được mở tài khoản để thực hiện chức năng trung gian thanh toán cho các đơn vị nên các Công ty Tài chính chỉ có thể gián tiếp thực hiện thông qua các Ngân hàng thanh toán. Quy định này dẫn đến việc khó có thể thực hiện được chức năng điều hoà vốn của các Công ty Tài chính. Đối với các hoạt động liên quan đến ngoại tệ: PVFC chưa được cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho các dự án đầu tư của PetroVietnam và các đơn vị thành viên cũng như đối với khách hàng nói chung. Các hoạt động khác như: Nhận tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; vay vốn bằng ngoại tệ; thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản bằng ngoại tệ, v.v... chưa được thực hiện do chờ các văn bản của NHNN hướng dẫn thực hiện nghị định 79/2002/NĐ-CP. - Xuất phát từ cơ chế, chính sách quản lý của PetroVietnam Thứ nhất, Trong quan hệ với các tổ chức tín dụng hiện nay đối với PetroVietnam có hai đầu mối. Đầu mối thứ nhất là PetroVietnam và đầu mối thứ hai là PVFC. Đây thực sự là điều bất hợp lý và không hiệu quả khi tổ chức tín dụng vừa quan hệ với Tổng công ty vừa quan hệ tín dụng với PVFC. Điều này dẫn đến việc PVFC luôn lúng túng, bị động vì không biết kế hoạch vay, hạn mức vay của Tổng công ty và đôi khi PVFC trở nên thừa vì các tổ chức tín dụng đã quan hệ với Tổng công ty trong khi nhiệm vụ đầu mối này Tổng công ty lẽ ra giao cho PVFC. Thứ hai, Chưa tăng cường tính độc lập, tự chủ trong hoạt động cho PVFC. PetroVietnam vẫn can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của PVFC. Thứ ba, Chưa phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa PVFC với Ban tài chính của PetroVietnam, đôi khi nhầm lẫn chức năng điều hoà vốn nhàn rỗi của PVFC với chức năng quản lý và điều chuyển vốn của Ban tài chính đối với các doanh nghiệp thành viên. 1.4. Cơ hội và thách thức của PVFC trong điều kiện hội nhập 1.4.1. Quan điểm chủ đạo và mục tiêu chiến lược. - Quan điểm chủ đạo. Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí. Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí. Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn. Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị trường vốn của Tập đoàn Dầu khí. - Mục tiêu chiến lược. Xây dựng PVFC trở thành định chế đầu tư tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí - Định chế đầu tư tài chính hàng đầu ở Việt Nam. 1.4.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của PVFC trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.4.2.1 Các yếu tố khách quan a. Cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế mang lại. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Là một định chế tài chính trung gian, một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty tài chính là một chủ thể của thị trường tài chính tiền tệ. Trong tiến trình hội nhập kinh tế, theo quy luật, thị trường tài chính tiền tệ tiến tới thực hiện một thị trường mở, tại đã, các hoạt động tài chính được thực hiện theo tín hiệu thị trường mở, vốn được luân chuyển tự do hơn mà không bị cản trở bởi các biện pháp quản lý hành chính. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính nước ngoài tại Việt Nam, thúc đẩy các công ty tài chính nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh những thuận lợi, hội nhập kinh tế cũng đưa đến những thách thức đối với công ty tài chính: - Cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính nước ngoài về các lĩnh vực: thị trường tín dụng, giao dịch thanh toán và chuyển tiền, dịch vụ tư vấn tài chính, huy động vốn (đặc biệt là huy động tiền gửi). - Công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, năng lực tài chính mạnh tạo lợi thế cho các ngân hàng và các công ty tài chính nước ngoài trong cạnh tranh. b. Môi trường chính trị, pháp luật. - Việt Nam là nước có điều kiện chính trị tương đối ổn định, điều này tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củaPVFC. - Tháng 12/1997, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật các tổ chức tín dụng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và PVFC nói riêng. Tuy nhiên hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ,hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và và công ty tài chính nói riêng còn thiếu cơ sở pháp lý và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Luật cạnh và chống độc quyền là hết sức cần thiết tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty tài chính, tổ chức tính dụng và các doanh nghiệp. - Môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự bình đẳng, các ngân hàng thương mại quốc doanh được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước. - Hoạt động của các công ty tài chính còn bị giới hạn bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Công ty Tài chính Dầu khí là công ty tài chính duy nhất được phép hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối nhưng cũng không được thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. c. Chính sách kinh tế của nhà nước và định hướng đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010: - Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh dựa trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đã có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao để giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế, có quy mô lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước… - Để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam phải đối mới căn bản và toàn diện nhằm thích ứng với điều kiện thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế, tạo vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tăng cường cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế. - Xây dựng một hệ thống tài chính đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng đầu tư, ứng dụng công nghệ tin học, đội ngũ cán bộ tài chính ngân hàng có đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giái, có bản lĩnh nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ. - Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính tiền tệ, tạo môi trường tài chính lành mạnh,, nhằm động viên và phát triển các nguồn lực về tài chính. Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, qua chiến lược phát triển kinh tế và đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ nói trên cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các định chế trung gian tài chính nói chung và công ty Tài chính Dầu khí nói riêng. d. Đối thủ cạnh tranh của công ty Tài chính Dầu khí. - Các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ở Việt Nam: Các ngân hàng này lấy hoạt động cho vay làm hàng đầu, chủ yếu là đầu tư theo dự án, cho vay trung và dài hạn. Các đơn vị ngành dầu khí có nhu cầu về ngoại tệ lớn cho đầu tư phát triển của ngành, đồng thời có nguồn thu về ngoại tệ lớn từ xuất khẩu dầu thô là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các ngân hàng này là đối thủ cạnh tranh của công ty Tài chính Dầu khí trong việc cung cấp các khoản tín dụng bằng ngoại tệ và huy động vốn tiền gửi ngoại tệ của các công ty dầu khí. Các ngân hàng thương mại quốc doanh trong nước: Các đối thủ cạnh tranh này có khả năng tài chính mạnh, được sự ưu đãi của Nhà nước và có một thế mạnh tuyệt đối so với các công ty tài chính là có chức năng thanh toán và huy động vốn ngắn hạn. Các ngân hàng thương mại nhà nước có quá trình phát triển lâu dài và đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó với các công ty trong ngành dầu khí và các tổng công ty mạnh từ trước khi PVFC được thành lập, cạnh tranh vớiưPVFC về giá cả, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ. - Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước như các công ty tài chính khác, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng nhân dân,… là những đối thủ cạnh tranh có những lợi thế nhất định. Đặc biệt là các công ty tài chính của các tổng công ty lớn đã được ưu tiên tài trợ có các dự án trong chính tổng công ty đã hoạch tín dụng cho các doanh nghiệp trong tổng công ty. Những đối tượng này có thể cạnh tranh với công ty trên các mảng bán lẻ như dịch vụ tiền gửi hay các dịch vụ tín dụng trung và dài hạn cho các dự án, các tổng công ty và một số dịch vụ khác như thuê mua tài sản, dịch vụ tư vấn,… e. Khách hàng của PVFC. - Khách hàng là các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí: Nhóm khách hàng này có nhu cầu lớn về vốn, mức độ rủi ro tín dụng thấp, có nhu cầu về các dịch vụ tư vấn. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có yêu cầu về dịch vụ phức tạp hơn, cách định giá cần phải linh hoạt và có ưu đãi. - Khách hàng là các tổ chức ngoài ngành dầu khí: Các doanh nghiệp ở Việt Nam kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnh, do đã nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngân hàng cũng ngày càng phát triển. - Khách hàng cá nhân: Đối tượng này gồm các cá nhân trong và ngoài ngành dầu khí. Đối với các khách hàng này PVFC chú trọng các dịch vụ cho vay trả góp bằng lương, cho vay có tài sản đảm bảo,… 1.4.2.2. Các yếu tố chủ quan a. Khả năng đổi mới và Ứng dụng công nghệ tiên tiến. Ban Lãnh đạo công ty Tài chính Dầu khí đã chú trọng việc tạo lập cơ sở vật chất để Ứng dụng công nghệ tiên tiến như trang bị máy tính cho hầu hết các cán bộ Nghiệp vụ và quản lý. Công ty đang sử dụng phần mềm tài chính ngân hàng Bank2000 để xử lý các Nghiệp vụ của công ty. Tuy nhiên, phần mềm này ngày nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu do các Nghiệp vụ ngày càng đa dạng cùng với sự phát triển của công ty. Bên cạnh đã việc kết nối và truyền số liệu từ các chi nhánh, văn phòng giao dịch về trụ sở chính chưa kịp thời và chưa chính xác đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty. Cơ sở vật chất hiện nay của Công ty chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của một định chế tài chính hiện đại. Trụ sở của công ty Tài chính Dầu khí cũng phải đi thuê, không ổn định. Điều này đã làm tăng chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận của công ty. b. Nguồn nhân lực của công ty Tài chính Dầu khí. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của công ty Tài chính Dầu khí. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty là những phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo và rèn luyện trên tất cả các mặt từ Nghiệp vụ chuyên môn với kỹ năng thành thạo đến đạo đức, tác phong đủ sức tạo ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đa phần là cán bộ trẻ chưa rèn luyện được bản lĩnh nghề nghiệp, còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chuyên gia đầu ngành cả về quản lý và Nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngũ nhân viên của Công ty phần lớn chưa có kinh nghiệm trong hoạt động tài chính ngân hàng và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực Dầu khí. Do vậy nhiều chủ trương đúng đắn của lãnh đạo công ty chưa được triển khai hiệu quả. Trong thời gian qua Ban lãnh đạo công ty đã chú trọng công tác đào tạo, tuy nhiên các chương trình đào tạo chưa mang tính đồng bộ và chưa có kế hoạch dài hạn. Chưa có sự gắn kết giữa công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Chưa có sự đánh giá chất lượng các khoá đào tạo và sử dụng hợp lý các cán bộ được cử đi đào tạo. Công ty đã bước đầu gắn kết quả công việc với tiền lương, tiền thưởng. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của từng nhân viên chưa được làm tốt ở một số phòng ban. Việc đánh giá hệ số hoàn thành công việc còn mang tính hình thức chưa phản ánh chính xác chất lượng công việc. c. Công tác tổ chức quản lý. Sau 7 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của công ty từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên mạng lưới chi nhánh và văn phòng giao dịch còn chưa rộng, hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đã, hệ thống các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ đã có nhưng chưa đầy đủ, chưa phát huy được tác dụng quản lý trị; Điều hành hệ thống cũng như chưa bắt kịp nhịp phát triển của công ty. CHƯƠNG II GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ TRONG BỐI CẢNHHỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Định hướng và chiến lược phát triển của PVFC trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một Tập đoàn Công Nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư phát triển công Nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến 41 tỷ USD, giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 20 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 là 21 tỷ USD. Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: Dựa vào vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí. Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo, chiến lược phát triển PVFC vÒ ®Çu t­ vµ ph¸t triÓn s¶n phÈm ,dÞch vô lµ: Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ năm 2015 PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng: - Thø nhÊt: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn. Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang từ hoạt động đầu tư tài chính chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của PVFC. - Thø hai: Các sản phẩm dịch vụ nền tảng. Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty. + Huy động vốn: Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Petrovietnam, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước + Hoạt động tín dụng: Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ. - Thø ba: Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị. PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của PetroVietnam. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài chính, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại PVFC Nước ta đang thực hiện Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá nền kinh tế, PetroVietnam trong quá trình thực hiện chiến lược đầu tư ”tăng tốc”, do đã nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn. PVFC cần tăng cường huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đã. Trước hết để có khả năng huy động vốn cho nhu cầu to lớn đã PVFC cần thực hiện những giải pháp sau: Tăng cường sức mạnh của PVFC thông qua việc tăng vốn điều lệ: Để có thể huy động vốn cho chiến lược “tăng tốc” của PetroVietnam, việc tăng vốn điều lệ cho PVFC theo kế hoạch đã đề ra từ nay đến năm 2010 là đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở số vốn điều lệ tăng thêm giúp cho PVFC có cơ hội huy động thêm rất nhiều vốn trong và ngoài PetroVietnam kể cả vốn nước ngoài phục vụ cho quá trình cho vay, đầu tư, tiếp cận và đổi mới công nghệ để hiện đại hoá dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh từ đã tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. PVFC có thể tăng vốn điều lệ từ nguồn tự tích luỹ của mình qua các năm hoạt động, tuy nhiên số vốn này của PVFC là không lớn, không đáp ứng được quy mô vốn điều lệ mà PVFC cần. Do đã việc bổ sung vốn điều lệ cho PVFC từ các nguồn khác như từ Ngân sách Nhà nước, từ PetroVietnam là hết sức quan trọng. Trong đã nguồn từ Ngân sách cấp bổ sung cho PetroVietnam là rất khó khăn và không khả thi. Hiện nay PVFC chỉ trông chờ vào nguồn bổ sung từ PetroVietnam. Một số nguồn có thể sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho PVFC như: nguồn tiền cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, các quỹ tập trung như: quỹ khấu hao, quỹ dự phòng, phát triển sản xuất,... Trong đã nguồn tiền thu được thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên là rất khả thi. Với kế hoạch của PetroVietnam tiến hành cổ phần hoá một số các doanh nghiệp thành viên trong giai đoạn tới thì PVFC hoàn toàn có thể yên tâm về kế hoạch tăng vốn điều lệ của mình. Tăng cường huy động vốn từ trong nội bộ Tập đoàn. Nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của PVFC chính là việc huy động triệt để nguồn vốn trong nội bộ PetroVietnam. Ngoài số vốn nhàn rỗi huy động được từ các doanh nghiệp thành viên, hiện nay PVFC có thể huy động vốn từ các nguồn sau: - Huy động vốn từ nguồn vốn uỷ thác đầu tư của PetroVietnam, bao gồm: nguồn quỹ hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), các nguồn vốn tự tích luỹ để tái đầu tư. Hiện nay các doanh nghiệp có dự án đầu tư thường vay chủ yếu từ Quỹ hỗ trợ đầu tư của Chính phủ. Ưu điểm của nguồn này là lãi suất thấp và thời gian dài, PetroVietnam có thể ủy thác cho PVFC đứng ra quản lý và dàn xếp nguồn này giúp Tập đoàn. Đối với các nguồn huy động từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp, từ các quỹ tập trung như: khấu hao, phát triển sản xuất,… của PetroVietnam, PVFC nên huy động với một mức lãi suất hợp lý không nên trông chờ vào việc huy động với lãi suất thấp cho không. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện các biện pháp sau đây: - Đối với PetroVietnam: Ban hành văn bản giao cho PVFC quản lý nguồn vốn uỷ thác đầu tư của PetroVietnam; thông báo cho các đơn vị thành viên được uỷ quyền làm chủ đầu tư các dự án biết để các đơn vị tiếp nhận vốn đầu tư từ PVFC; quy định mức phí uỷ thác PVFC được hưởng; chỉ đạo, điều hành PVFC và các đơn vị thành viên giải quyết các vướng mắc, đảm bảo thực hiện đãng các quy chế, quy định của nhà nước và của PetroVietnam về việc quản lý đầu tư - xây dựng cơ bản. - Đối với PVFC: Đề nghị các đơn vị thành viên gửi đầy đủ hồ sơ liên quan về dự án đầu tư; thẩm định hồ sơ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiến độ giải ngân theo đãng các quy định của Nhà nước và của PetroVietnam; báo cáo PetroVietnam tiến độ triển khai các dự án theo định kỳ; phân tích, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn vốn tự tích luỹ và ODA của các đơn vị thành viên và các biện pháp đề xuất để báo cáo PetroVietnam định kỳ. - Huy động vốn thông qua hình thức phát hành Trái phiếu Dầu khí: để phục vụ cho nhu cầu vốn trung và dài hạn, PVFC cần tiến hành phát hành Trái phiếu Dầu khí để huy động vốn dài hạn từ các tổ chức kinh kế, các tầng lớp dân cư và nhu cầu vốn đầu tư của PetroVietnam. Việc phát hành trái phiếu Dầu khí cần tuân thủ các điều kiện sau: + Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và nhu cầu vốn đầu tư của PetroVietnam trong từng thời kỳ để quy định lãi suất phù hợp nhằm đạt mục tiêu huy động đủ vốn theo kế hoạch huy động từng đợt; đảm bảo xoay quanh lãi suất cơ bản mà NHNN đã công bố, trên nguyên tắc thời hạn vay càng dài, lãi suất càng cao và có tham khảo lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của các TCTD khác tại thời điểm phát hành. + Phát hành trái phiếu với nhiều hình thức khác nhau như: ghi danh, vô danh, ghi sổ với các kỳ hạn khác nhau (từ 1 năm trở lên) và nhiều mệnh giá khác nhau (tối thiểu là 1.000.000 đồng). + Sử dụng nhiều hình thức thanh toán như trả lãi định kỳ hàng năm, trả lãi khi đến hạn, trả lãi trước và trả gốc cuối kỳ. + Tăng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thông qua việc mua lại, làm trung gian mua bán, tạo điều kiện cho người có trái phiếu Dầu khí được vay thế chấp với tỷ lệ vay cao gần với giá trị của trái phiếu sau khi trõ đi phần lãi phải trả dự tính. + Đảm bảo giá trị tiền gửi thông qua nghiên cứu phát hành trái phiếu huy động bằng ngoại tệ hoặc trái phiếu huy động bằng đồng Việt Nam nhưng có đảm bảo bằng ngoại tệ. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước. Trong chiến lược phát triển của PetroVietnam đến năm 2010, dự kiến vốn đi vay các TCTD của PetroVietnam khoảng 10240 tỷ chiếm gần 55% tổng nguồn vốn đầu tư của PetroVietnam. Như vậy thời gian tới, nguồn vốn tín dụng vẫn đãng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính và PetroVietnam vẫn tiếp tục là khách hàng lớn, thường xuyên của các TCTD. Để khơi tăng nguồn vốn vay từ các TCTD, PetroVietnam uỷ quyền cho PVFC làm đại lý trong việc tìm kiếm, trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng với các TCTD và giải ngân các nguồn vốn tín dụng vay từ các TCTD. Tăng cường huy động vốn từ các NHTM nhà nước. Trên cơ sở cân đối vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm và phần vốn hoàn trả Ngân hàng trong chiến lược phát triển của PetroVietnam đến năm 2010, PetroVietnam cần thiết phải tăng hạn mức dư nợ tín dụng tối đa vượt 15% vốn chủ sở hữu của 4 NHTM nhà nước để trình NHNN và chính phủ phê duyệt. Để khắc phục hạn chế về hạn mức tín dụng và góp phần làm tăng doanh thu, PVFC cần tiếp tục tăng cường huy động vốn dưới hình thức cho vay hợp vốn và tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư từ các TCTD để cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam. Các hình thức huy động này có ưu điểm là: + Đối với các TCTD: đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của các dự án có mức đầu tư lớn hơn khả năng cho vay của một TCTD; khắc phục giới hạn cho vay; rút ngắn thời gian và giảm các chi phí tiếp thị, thẩm định khách hàng và dự án, ngoài ra đây còn là một biện pháp để phân tán rủi ro của một TCTD do đầu tư tín dụng vào nhiều dự án. + Đối với PetroVietnam và các đơn vị thành viên (khách hàng vay): đây là biện pháp vay vốn nhanh gọn, linh hoạt với chi phí thấp và tốc độ triển khai cho vay nhanh do PVFC là một TCTD được chuyên môn hoá và có uy tín đứng ra làm đầu mối thu xếp nên có những điều kiện thuận lợi hơn người vay trong việc tiếp cận tín dụng. + Đối với PVFC: ngoài các khoản chi phí uỷ thác, phí đầu mối thu xếp được hưởng và phần thu nhập trên số vốn cho vay hợp vốn; sự thành công qua từng khoản vay sẽ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của PVFC trong PetroVietnam và trên thị trường tài chính tiền tệ. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVFC. Tăng cường huy động vốn từ các định chế tài chính khác. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng vay 4 NHTM nhà nước, PVFC cần đa dạng hoá việc huy động vốn tín dụng thông qua việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các NHTM cổ phần, Công ty Tài chính, các Quỹ đầu tư, các Ngân hàng liên doanh; đặc biệt là từ các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, đây là các tổ chức có khả năng đáp ứng cao nhu cầu vay vốn đầu tư của PetroVietnam và PVFC. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài. Hiện nay, PetroVietnam nói chung và PVFC nói riêng chưa quan tâm tới nguồn vốn vay từ các TCTD nước ngoài do lãi suất vay vốn chưa hấp dẫn; NHNN Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ các khoản vay từ các tổ chức nước ngoài nên thủ tục thẩm định, xét duyệt rất lâu làm ảnh hưởng đến tiến độ SXKD; chỉ được vay theo một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định và phải được chính phủ hay NHNN Việt nam bảo lãnh. Trong những năm tới, nguồn vốn vay từ các TCTD nước ngoài sẽ trở nên quan trọng đối với PetroVietnam và PVFC vì đây là nguồn tài trợ mạnh đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ từ nước ngoài; tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài hơn trong nước để hoà đồng với các nguồn vốn vay trong nước; khắc phục được hạn chế về giới hạn cho vay và khả năng cho vay của các TCTD trong nước. Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Trong điều kiện nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng bị hạn chế về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và vốn chủ sở hữu của PVFC chưa lớn, thì nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp trong cùng ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và dân cư sẽ là một giải pháp huy động vốn quan trọng trong chiến lược phát triển của các Tập đoàn nói chung và của PVFC nói riêng. Việc huy động từ nguồn này sẽ được mở rộng cả về đối tượng lẫn phạm vi huy động. Trong đã việc huy động từ tầng lớp dân cư ngoài PetroVietnam là rất quan trọng. Ban đầu việc huy động từ đối tượng này là rất khó khăn do thói quen của người dân trong quan hệ giao dịch với các NHTM, nhưng dần dần bằng cung cách, chất lượng phục vụ, bằng lãi suất cạnh tranh người dân sẽ tự tìm đến PVFC. Về phạm vi huy động do PVFC tuy không có được lợi thế về mạng lưới Chi nhánh, đại lý rộng khắp như các NHTM, nhưng PVFC có lợi thế là một doanh nghiệp trong ngành. Cho nên PVFC có thể cộng tác với các Phòng kế toán của các doanh nghiệp đãng trên các địa bàn khác nhau để huy động vốn tiền gửi của cán bộ, công nhân viên và dân cư quanh vùng. Còn đối với việc huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp trong ngành thì cần phải có quan điểm lợi ích toàn ngành trong việc huy động vốn, rõ ràng để PVFC làm được điều này thì PetroVietnam cần có cơ chế tài chính hợp lý khi điều hoà vốn trong nội bộ, tạo điều kiện, khuyến khích PVFC tăng cường huy động vốn. Từ đã sẽ đảm bảo được hài hoà lợi ích kinh tế cho cả đơn vị huy động vốn và đơn vị sử dụng vốn. Giải pháp tăng cường đầu tư tài chính tại PVFC - Phát triển nghiệp vụ đầu tư Thương phiếu Đây chính là nghiệp vụ rất phát triển của các Công ty Tài chính của các tập đoàn nước ngoài. Ngành Dầu khí cũng như PetroVietnam có rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh thu ngoại tệ hàng năm rất lớn. Ngoài ra hiện nay việc chiết khấu thương phiếu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do các văn bản pháp luật đã tương đối đầy đủ. PVFC cần chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết để phát triển nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Nghiệp vụ này trước hết tập trung vào các khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên trong PetroVietnam, sau đã từng bước mở rộng ra các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài ngành. Để phát triển nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu PVFC cần thực hiện các công việc sau: + Xây dựng phương án phát triển nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu với các nội dung chủ yếu về cơ sở pháp lý thực hiện, các loại thương phiếu, phương pháp chiết khấu thương phiếu, các loại khách hàng cần chiết khấu thương phiếu, lãi suất chiết khấu, các bảo đảm của tín dụng chiết khấu, các rủi ro chiết khấu thương phiếu... + Tiếp cận, tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong phát hành thương phiếu, chiết khấu thương phiếu... - Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Bao thanh toán là một hình thức chiết khấu chứng từ được thực hiện thông qua việc tài trợ tín dụng của Công ty Tài chính đối với các doanh nghiệp theo đã Công ty Tài chính mua lại hóa đơn ghi các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm. Đồng thời Công ty Tài chính thực hiện việc quản lý sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp. PVFC có thể thực hiện bao thanh toán trong nước, bao thanh toán xuất khẩu, bao thanh toán nhập khẩu và quản lý sổ sách kế toán cho doanh nghiệp. Đây là nghiệp vụ mới do đã Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung hoạt động và các quy định an toàn về nghiệp vụ này. - Phát triển các dịch vụ tài chính tiền tệ + Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào chứng khoán, PVFC cần thiết nghiên cứu phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán thông qua việc thu thập và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để chỉ dẫn, tư vấn cho PetroVietnam, các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị mà PetroVietnam góp vốn và các khách hàng khác mua bán chứng khoán. Đồng thời PVFC sẽ đại diện cho các khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán, thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư chứng khoán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. PVFC cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn cổ phần hoá, đại lý phát hành cổ phiếu, giúp các doanh nghiệp thành viên cổ phần hoá, giảm chi phí phát hành, hỗ trợ kinh nghiệm vận động bán cổ phiếu theo đãng luật và tài trợ cho các doanh nghiệp này khi cần thiết. Ngoài ra PVFC cần thúc đẩy và hoàn thiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu cho PetroVietnam và các doanh nghiệp thanh viên về: điều kiện phát hành; các loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất huy động, đồng tiền huy động; thiết kế mẫu mã và thuê in ấn; số lượng phát hành trái phiếu theo từng loại và theo mệnh giá; vấn đề về bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán ( nếu có); các vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua trái phiếu như quyền được mua trái phiếu với số lượng không hạn chế, được thanh toán khi đến hạn và được tự do chuyển nhượng (mua, bán, cho tặng), được cầm cố, được rút trước hạn hưởng lãi; phương thức phát hành thuận lợi , nhanh chóng và an toàn bí mật... + Phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào chứng khoán, PVFC cần thiết nghiên cứu phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán thông qua việc thu thập và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để chỉ dẫn, tư vấn cho PetroVietnam, các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị mà PetroVietnam góp vốn và các khách hàng khác mua bán chứng khoán. Đồng thời PVFC sẽ đại diện cho các khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán, thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư chứng khoán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng. + Phát triển dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ khác Tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống hoạch định tài chính và kiểm soát gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, thẩm định quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản,... Tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy kế toán của các doanh nghiệp; hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo tài chính và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của pháp luật,... Giải pháp về đầu tư phát triển doanh nghiệp ở PVFC 2.4.1. Các giải pháp đầu tư có tính hỗ trợ Nâng cao năng lực cạnh tranh của PVFC - Xây dựng chiến lược khách hàng Như chúng ta đều biết PVFC ra đời và hoạt động nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của PetroVietnam cho nên mọi hoạt động nghiệp vụ của PVFC đều là để phục vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị trong ngành của PetroVietnam. Chính vì vậy chiến lược khách hàng là một bộ phận hết sức quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với PVFC cũng như đối với tất cả các tổ chức tín dụng khác. Riêng đối với PetroVietnam thì chiến lược khách hàng lại có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì PVFC không có được lợi thế như các NHTM hay các Tổ chức tín dụng khác là khách hàng có sẵn, khách hàng quen giao dịch, quan hệ với các NHTM quốc doanh, nhưng PVFC lại có được lợi thế rất lớn là các khách hàng đều là các doanh nghiệp thành viên trong PetroVietnam nên mức độ hiểu biết lẫn nhau quan hệ, hợp tác chặt chẽ hơn. Do đã vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một chiến lược khách hàng dựa vào điều kiện thực tế tại PetroVietnam. - Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ khách hàng PVFC thực hiện cơ chế giao dịch “một cửa”, tức là các doanh nghiệp khi đến giao dịch chỉ làm việc với một phòng, thậm chí là chỉ làm việc với một nhân viên của công ty. Các công việc xử lý liên quan khác không giao dịch trực tiếp sẽ do nội bộ PVFC giải quyết . Quy trình nghiệp vụ, quy trình cung cấp dịch vụ cần được đơn giản hoá thông qua đã mà rút ngắn thời gian giao dịch cho doanh nghiệp. Ngoài ra PVFC cần tích cực vận dụng các triết lý Marketing vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo tất cả các cán bộ nhân viên của PVFC đều chủ động tìm kiếm, thu hút, phát triển và phục vụ khách hàng bằng thái độ thực sự cầu thị, trân trọng và thoả mãn tối đa các mong muốn, yêu cầu của khách hàng. - Thực thi một chính sách lãi suất tín dụng và phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh Lãi suất tín dụng của PVFC phải được xây dựng trên cơ sở quan hệ cung cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường và phải được áp dụng đối với từng loại khách hàng, doanh nghiệp và tại từng thời điểm, điều chỉnh lãi suất hợp lý theo hướng cả hai bên đều có lợi. PVFC có thể chấp nhận mức lãi suất, phí dịch vụ thấp trong ngắn hạn để thu hút khách hàng vào các dịch vụ khác có lãi hơn. - Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng các chuyên gia tài chính, tín dụng Việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ là vấn đề hết sức mấu chốt của PVFC. Trong từng bộ phận nghiệp vụ việc đào tạo và đào tạo lại cần được tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, với các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ cao để có thể thực hiện nghiệp vụ đã một cách thông suốt. Trong đã PVFC rất cần thiết phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức huy động vốn và quản lý được toàn bộ quá trình huy động vốn. Vì nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng, quyết định đến quy mô hoạt động của PVFC cũng như chiến lược phát triển của PetroVietnam. Đồng thời PVFC thường xuyên tổ chức nhiều loại hình đào tạo giúp cán bộ, nhân viên của công ty được trang bị các kiến thức của ngành kinh tế kỹ thuật, đặc thù của PetroVietnam, hoạt động của Ngân hàng và Công ty Tài chính trong nền kinh tế thị trường, tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật kinh doanh giao tiếp ứng xử, quản trị kinh doanh, Marketing các dịch vụ tài chính ngân hàng. Bố trí cán bộ, nhân viên vào những vị trí phù hợp với khả năng, trình độ, tính cách để phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo của họ; xây dựng chính sách khen thưởng, khuyến khích vật chất, tạo động cơ kích thích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Trong thời gian này, PetroVietnam cũng như các Các Công ty Tài chính khác rất nên sử dụng các chuyên gia tài chính, ngân hàng (kể cả việc sử dụng các chuyên gia nước ngoài) có năng lực và kinh nghiệm để quản lý công ty. Sự hiện diện của họ sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các cán bộ của Công ty học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng quản lý các hoạt động kinh doanh tài chính. Những cán bộ này sẽ dần dần thay thế một cách hoàn hảo những chuyên gia sau một thời gian thích hợp. - Mở rộng có chọn lọc mạng lưới Nhằm tạo điều kiện khách hàng có thể tiếp cận thuận lợi các dịch vụ tài chính ngân hàng, công ty Tài chính Dầu khí cần không ngõng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các văn phòng giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng, Trước mắt công ty cần chú trọng việc xây dựng và củng cố trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng, Nam Định, từng bước thành lập chi nhánh Quảng Ninh, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Thanh Hoá và các phòng giao dịch tại các địa bàn hoạt động dầu khí và thành lập các công ty con hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán, tư vấn tài chính, thuê mua tài chính, bao thanh toán, quản lý quỹ đầu tư. Công ty Tài chính dầu khí cần có chiến lược thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch ở nước ngoài của hoạt động của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và trung tâm tài chính quốc tế phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế. Các biện pháp quản trị rủi ro Như đã đề cập tại chương 1, tại các TCTD nói chung và Công ty tài chính nói riêng, mỗi nghiệp vụ được thực hiện đều chứa đựng những rủi ro làm suy yếu năng lực tài chính, làm giảm uy tín và mang lại các hậu quả nặng nề cho công ty. Các rủi ro rất đa dạng, có thể kể đến rủi ro thanh khoản, rủi ro nguồn vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản nhất đã là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một đòi hỏi cấp thiết trong hạot động của Công ty Tài chính Dầu khí, đặc biệt với tình hình phát triển vô cùng mạnh mẽ hiện nay của PVFC. Sau sáu năm hoạt động, doanh thu của PVFC đã đạt 1013 tỷ đồng với số vốn điều lệ hiện nay là 3000 tỷ đồng (dự tính sẽ tăng lên 5000 tỷ đồng vào cuối năm 2007). Sau đây là một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro. Nhóm Giải pháp nội lực Chú trọng công tác đào tạo cán bộ tín dụng: Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng được đào tạo có hệ thống, có kiến thức phong phú về nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng: Các quy chế, quy định về tín dụng được áp dụng trong nội bộ công ty cần phải được thực hiện nghiêm túc, tránh tư tưởng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để lôi kéo khách hàng hoặc cạnh tranh không lành mạnh với các TCTD khác. Để món vay có thể được hoàn trả trong cả trường hợp dự án kinh doanh thất bại, phải thực hiện việc thế chấp hợp lý, nhưng cũng không nên cho rằng tài sản thể chấp là tất cả. Để ngăn ngừa các rủi ro từ phía khách hàng, công ty cần phải thực hiện việc lựa chọn khách hàng một cách đãng đắn, chú trọng đánh giá khách hàng đến các vấn đề như năng lực tài chính, về khả năng và đạo đức của người điều hành, ưu thế và sực mạnh trong cạnh tranh. Thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quy định về tín dụng, một mặt chỉnh sửa những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, chưa chặt chẽ về pháp luật, tránh sự lợi dụng về phía khách hàng, mặt khác đánh giá được tác động của hệ thống quy chế tín dụng vào quá trình cho vay, thu nợ nhằm tìm ra biện pháp đưa quy chế tín dụng vào quá trình cho vay, thu nợ… Thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng: Ngoài việc cán bộ tín dụng tăng cường giám sát việc sử dụng tiền vay của khách hàng thì định kỳ hàng tháng, công tác kiểm tra nội bộ là rất quan trọng, qua đã để xem xét hoạt động tín dụng có theo đãng quy định và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng hay không. Nâng cao chất lượng các khoản vay: Để có thể nâng cao chất lượng các khoản vay quyết định chấp thuận cho vay hay không, cán bộ tín dụng và các cấp lãnh đạo phải ước lượng được các rủi ro.Cần phõn tích đánh giá để lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Đây là công việc quan trọng không thể thiếu để ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi giải ngân: Giải ngân là nghiệp vụ rất quan trọng mà TCTD cần chú trọng nhằm ngăn ngừa việc sử dụng tiền vay không đúng mục đích và kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Tăng cường công tác thông tin tín dụng: Cần phải xây dựng được một hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ đầy đủ các thông tin về Tình hình hoạt động, xu hướng phát triển chung của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và tiến tới xây dựng hệ thống thông tin chi tiết về những đối tượng khách hàng cụ thể nhằm Đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ: Tuỳ từng điều kiện, Tình trạng của nền kinh tế và định hướng chung của Nhà nước mà mỗi ngành kinh tế có những xu hướng phát triển khác nhau, có thể là mở rộng hơn hay thu hẹp đi. Do đã, chúng ta cần có nghiên cứu nắm bắt được xu hướng phát triển của mỗi ngành kinh tế để có thể có những quyết định có mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với ngành nghề kinh tế đã để tránh được những rủi ro cho TCTD khi có sự thay đổi định hướng phát triển của các ngành kinh tế. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Việc trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của TCTD, có nguồn bù đắp lại những rủi ro trong kinh doanh mà TCTD phải gánh chịu. Việc trích lập dự phòng tuỳ theo cơ cấu dư nợ và thời hạn cho vay để trích lập kịp thời và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. b. Giải pháp liên kết Thông thường TCTD tự xây dựng cơ chế quy định riêng và lại điều chỉnh cho đối tượng là khách hàng có quan hệ tín dụng và thanh toán với nhiều TCTD. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, TCTD không biết rõ những mưu lợi của khách hàng khi đến quan hệ với tổ chức mình, dự đã được gọi là khách hàng truyền thống. Do đã, để trang bị thêm các công cụ phòng tránh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro một cách triệt để cho các TCTD, đòi hỏi một sự liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các TCTD với nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế mở, các tổ chức kinh tế cũng theo đà mở rộng bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào, miễn là họ có được một chút cơ hội để làm. Và với mục đích thực hiện được các cơ hội đó, các tổ chức kinh tế vẫn không đủ tiềm lực tài chính nên đã không ngần ngại đến gõ cửa ngân hàng, thậm chí ngay cả nhiều dự án/công trình; hầu như không có đồng vốn đối ứng nào nhưng họ cũng tìm cách để vay được, đấy là chưa kể đến kinh nghiệm thực hiện dự án/công trình... Tức là, một dự án/công trình/một bộ hồ sơ hay một bộ hoá đơn chứng từ được mang đi vay tại nhiều TCTD. Bởi vậy, đã đến lúc các TCTD nên có biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin; xây dựng mối liên hệ giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và với các định chế tài chính khác. Làm được điều này sẽ giỳp các TCTD ở những khía cạnh: Có được những thông tin quý báu về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn. Ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của các khách hàng. Nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các TCTD với nhau. Tăng mối đoàn kết trong cộng đồng TCTD, việc này cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo, thậm chí đã có một số bộ phận giữa các TCTD gây tai tiếng cho nhau để làm lợi cho khách hàng lẫn một mục đích cá nhân. Tạo thêm năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài khi Việt Nam bước vào hội nhập. Làm thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng hoặc chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tài chính tiền tệ. Thứ bảy là tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất cứ một TCTD nào. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập WTO và thực hiện lộ trình AFTA thì việc giảm thiểu và ngăn ngừa tốt rủi ro tín dụng là gúp phần làm ổn định thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam để vững bước khi hội nhập. Các TCTD là các kênh chuyển tải vốn ra thị trường, nếu cộng đồng này có sự liên kết đồng bộ thì không những giảm thiểu được rủi ro tín dụng mà còn tích tụ vốn một cách hợp lý để cung ứng vốn ra thị trường lớn và hiệu quả hơn. Đổi mới hệ thống quản lý chất lượng toàn diện và tiên tiến Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để chỉ đạo và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: Cơ cấu tổ chức, các quy trình và nguồn nhân kực cần thếit để thực hiện quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 có nhiều điểm thích hợp và được áp dụng cho mọi tổ chức, ở mọi quy mô, ngành nghê, công ty Tài chính có thể chứng tỏ khả năng cung cấp một các ổn định sản phẩm, dịch vụ của mình đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty Tài chính Dầu khí đã được Tập đoàn chứng nhận chất lượng quốc tế Thuỵ Sĩ SGS cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001 -2000. Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, công ty cần chú ý một số vấn đề sau: Các yếu tố về lãnh đạo có tính chất quyết định hàng đầu. Hiện nay, xu hướng phát triển manh mẽ về mạng lưới của PVFC đồng nghĩa với việc tăng một số lượng không nhỏ các lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên. Lãnh đạo cần được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, hỗ trợ tốt cho việc cung cấp bố trí nguồn nhân lực, duyệt thanh toán các chi phí và biết khai thác lợi thế marketing để biết chất lượng thành lợi nhuận. Thực hiện đầy đủ các bước để áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng vào công ty như lập kế hoạch, thực hiện các chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu… Mặt khác, công ty cần xem xét quyết định các yêu cầu của tiêu chuẩn phải áp dụng các yêu cầu thu hẹp phạm vi áp dụng làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ PVFC cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc tạo lập môi trường kiểm soát mạnh; xây dựng quy trình nhận biết, đánh giá, giám sát và hạn chế các rủi ro; thiết lập một cơ cấu tổ chức với sự phân công trách nhiệm, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, cơ chế hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như huy động, cho vay, đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại tệ. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ công ty cần: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát - Hội đồng quản trị. Củng cố nhân sự và có biệp pháp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ. Thiết lập quy chế làm việc và phân định rõ trách nhiện giữa Ban kiểm soát hội đồng quản trị và Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ trực thuộc Giám đốc công ty. Đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ theo hướng có quyền tiếp cận đầy đủ thông tin và kiểm tra tại các phòng, ban, đơn vị được kiểm toán. Thay đổi phương pháp kiểm toán từ kiểm toán từng trường hợp riêng lẻ sang kiểm toán hệ thống và theo chức năng như kiểm toán quy trình hoạt động, kiểm toán việc quản lý và điều tiết rủi ro,… Đối với công tác tín dụng việc kiểm tra kiểm toán nội bộ gồm các nội dung: + Kiểm tra việc chấp hành quá trình vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay. + Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản đã cho vay. + Phân tích đánh giá chất lượng các khoản cho vay để làm cơ sở chác chắn cho những khoản vay tiếp theo. + Tiến hành phân loại các khoản nợ và phân loại dư nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biệp pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư vốn. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa PVFC với các Công ty Tài chính và các định chế tài chính khác trong và ngoài nước Trong nền kinh tế hội nhập, lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại và luôn đổi mới. Đây cũng là ngành dịch vụ cao cấp, các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao đồng thời cũng là ngành kinh doanh rủi ro. Để tồn tại và phát triển, hoạt động chỉ bằng năng lực tài chính của bản thân công ty là không đủ. Hợp tác để phát triển và cạnh tranh là đòi hỏi tất yếu đối với công ty Tài chính Dầu khí. PVFC không những quan hệ với các Công ty Tài chính và các định chế tài chính khác nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn, cho vay hợp vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư mà còn nhằm để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động nghiệp vụ, cung cấp thông tin về khách hàng cho nhau, tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm về quản lý và điều hành hiện đại, mở rộng các hình thức hợp tác đào tạo cán bộ, nhân viên cho nhau. Thông qua những quan hệ hợp tác này PVFC dần dần sẽ có những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong hoạt động phát triển các nghiệp vụ mới của mình mà không phải mất thời gian và chi phí tự nghiên cứu. Để đảm bảo sự hợp tác thành công, PVFC phải hợp tác chân thành trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của nhau để cùng phát triển, tăng cường sự hợp tác đa phương. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống Công nghệ tin học Hiện tại, vốn điều lệ của PVFC là 3000 tỷ đồng và sẽ tăng 5000 tỷ trong giai đoạn 2009 - 2010, cho thấy hoạt động của Công ty đang trong quá trình tăng tốc phát triển rất nhanh, các nghiệp vụ mới và quy mô hoạt động của Công ty luôn tục được mở rộng, vì vậy đòi hỏi phải với một hệ thống quản lý chất lượng cao theo các chuẩn mực quốc tế, mà trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì hệ thống công nghệ thông tin là công cụ quản lý quyết định sự thành công, trong đã hệ thống phần mềm giữ vai trò là lõi cho sự phát triển. Với PVFC, để thực hiện thành công chiếc lược tăng tốc của PVFC thì giải pháp hiệu quả nhất hiện nay đối với việc đầu tư lựa chọn hệ thống phần mềm nghiệp vụ là đầu tư sản phẩm phần mềm nghiệp vụ hiện đại của các đối tác nước ngoài. Corebanking sẽ tạo cho Công ty những lợi thế sau đây: Thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình. Đi tắt đãn đầu và tăng tốc để phát triển, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung dữ liệu tức thời - Online của toàn hệ thống PVFC, dễ dàng cho công tác quản lý và điều hành, dể dàng phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Học tập kinh nghiệm, phương pháp quản ký mới của các tỏ chức tài chính quốc tế. Học tập kinh nghiệm, phương pháp quản lý mới của các tổ chức tài chính quốc tế. Cán bộ PVFC tiếp cận nhanh nhất với các nghiệp vụ tài chính ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Nâng cao thêm thương hiệu của PVFC trong nước cũng như quốc tế. Để việc đầu tư phần mềm Corebanking có hiệu quả, PVFC cũng cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đường truyền (mạng WAN) cũng như nâng cấp toàn bộ hệ thống phần cứng tương thích. Một số kiến nghị Đối với Chính phủ Để tạo môi trường pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Tổng công ty có Công ty Tài chính hoạt động. Ngoài ra cũng phải xác định rõ chức năng quyền hạn của Tổng công ty đối với Công ty Tài chính, bởi vì thực tiễn hoạt động cho thấy công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động, phân công quyền hạn nhiệm vụ của Tổng công ty đối với Công ty Tài chính có sự khác nhau. Có Tập đoàn sử dụng Công ty Tài chính như một công cụ để quản lý vốn cho Tổng công ty, giao cho Công ty Tài chính nhiều chức năng hoạt động, có Tổng công ty giao cho Công ty Tài chính ít chức năng hơn hoặc chỉ coi Công ty Tài chính như một đơn vị thành viên đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ. Sự không thống nhất này đã ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động của các Công ty Tài chính trong đã có PVFC. 2.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính , là cơ quan quản lý, giám sát, thanh tra và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Do đã để tạo được một môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Tổng công ty có Công ty Tài chính hoạt động, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét và ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Công ty Tài chính trong đã: Một là, Về huy động vốn: + Quy định linh hoạt hơn về kỳ hạn huy động vốn của Công ty Tài chính, không nên hạn chế kỳ hạn trên một năm bởi vì các doanh nghiệp trong Tổng công ty hầu như không có vốn nhàn rỗi trên một năm. Đồng thời việc mở rộng phạm vi và linh hoạt kỳ hạn huy động vốn vẫn không trái với quy định của pháp luật nhưng sẽ tạo điều kiện cho Công ty Tài chính có khả năng tích tụ, tập trung được vốn nhàn rỗi, góp phần phục vụ nhu cầu về vốn cho các Tổng công ty, tạo động lực thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Giảm bớt các thủ tục h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyen de tot nghiep.docx
Tài liệu liên quan