Tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp kim Hà Nội: Chuyên đề kế toán:
“ Hoàn thiện hạch toán sửa chữa
nâng cấp tài sản cố định hữu hình
tại xí nghiệp Kim Hà Nội”.
1
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, sản
xuất mà cụ thể sản xuất công nghiệp là một bộ phận hết sức quan trọng. Để
đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì phải quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản cố định - bộ phận tư liệu chủ yếu trong một đơn vị sản
xuất.Tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định không phải là vấn đề
mới mẻ nhưng luôn có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với mọi đơn vị
kinh tế.
Tuy nhiên do thời lượng có hạn mà lĩnh vực tài sản cố định rất rộng nên
chuyên đề chỉ đi vào xem xét một góc nhỏ của các vấn đề có liên quan tới tài
sản cố định.
Đó chính là lý do em chọn chuyên đề kế toán trưởng với tiêu đề “ Hoàn
thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp
Kim Hà Nội”.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về sửa chữa, nâ...
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp kim Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề kế toán:
“ Hoàn thiện hạch toán sửa chữa
nâng cấp tài sản cố định hữu hình
tại xí nghiệp Kim Hà Nội”.
1
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, sản
xuất mà cụ thể sản xuất công nghiệp là một bộ phận hết sức quan trọng. Để
đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì phải quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản cố định - bộ phận tư liệu chủ yếu trong một đơn vị sản
xuất.Tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định không phải là vấn đề
mới mẻ nhưng luôn có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với mọi đơn vị
kinh tế.
Tuy nhiên do thời lượng có hạn mà lĩnh vực tài sản cố định rất rộng nên
chuyên đề chỉ đi vào xem xét một góc nhỏ của các vấn đề có liên quan tới tài
sản cố định.
Đó chính là lý do em chọn chuyên đề kế toán trưởng với tiêu đề “ Hoàn
thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp
Kim Hà Nội”.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu
hình tại các doanh nghiệp.
Phần 2: Thực trạng hạch toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu
hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội.
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu
hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội.
2
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA CHỮA – NÂNG CẤP
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có
đủ những yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó
tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động quan trọng nhất. Theo quy định
trong chế độ tài chính kế toán hiện hành, một tư liệu lao động được coi là tài
sản cố định phải thoả mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Thứ nhất: phải có thời gian sử dụng trên 1 năm.
- Thứ hai: phải có giá trị thấp nhất là 5 triệu đồng.
Tài sản cố định có các đặc điểm chung sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định hầu như không thay đổi hình
thái vật chất bên ngoài và đặc tính sử dụng ban đầu. Nhưng trên thực tế tài sản
cố định vẫn đang bị hao mòn và hư hỏng; suy giảm dần cả về giá trị và giá trị
sử dụng.
Đó chính là lý do tại sao cần phải sửa chữa cần phải thay thế để khôi
phục năng lực hoạt động cho tài sản cố định. Công việc sửa chữa có thể do
doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài; được tiến hành theo kế hoạch hoặc
ngoài kế hoạch. Căn cứ vào quy mô, tính chất của công việc sửa chữa tài sản
cố định, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp.
1.1. Hoá đơn chứng từ
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
(mẫu 04- TSCĐ/BB)
+ Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng
3
+ Chứng từ thanh toán
+ Biên bản nghiệm thu công trình
+ Hợp đồng kinh tế; hợp đồng giao thầu
+ ...
1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 2413 “ Sửa chữa lớn TSCĐ”
Tài khoản 335 “ Chi phí phải trả”
Tài khoản 1421 “ Chi phí trả trước”
Các TK chi phí : TK 627, TK 641, TK 642
Các TK khác: TK 111,112; TK152,153; TK 334,338; TK 331; TK 2413
1.3. Trình tự hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
1.3.1. Sửa chữa nhỏ
Sửa chữa thường xuyên là loại sửa chữa nhỏ, lặt vặt, mang tính duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều,
quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh không lớn, mang tính đều đặn nên chi
phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
+ Việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK chi phí (627,641,642...)
Có TK liên quan (11,112,152,153, 334,338...)
+ Thuê ngoài sửa chữa:
Nợ TK chi phí (627,641,642...)
Nợ TK 133(1331) thuế VAT được khấu trừ nếu có
Có TK liên quan(111,112,331) Tổng số tiền phải thanh toán
1.3.2. Sửa chữa lớn: gồm 2 loại
Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa, thay thế các bộ
phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa
chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường.
Chi phí sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công
việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Chi phí
4
phát sinh sẽ được tập hợp riêng từng vụ việc trên TK 2413, và được đưa vào
chi phí phải trả (nếu sửa chữa trong kế hoạch) hoặc tính vào chi phí trả trước
(nếu sửa chữa ngoài kế hoạch).
Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành
như sau:
+ Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình:
- Nếu thuê ngoài
Phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa
lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:
Nợ TK 241(2413) Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133(1331) Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng
- Nếu do doanh nghiệp tự làm
Nợ TK 241(2413)
Có TK liên quan (111,112,152,153,334,338,...)
+ Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành.
Tuỳ theo tính chất của công việc sửa chữa là trong hay ngoài kế hoạch
mà kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí vào các tài khoản thích hợp.
Nợ TK 335 Giá thành sửa chữa trong kế hoạch
Nợ TK 142(1421) Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch
Có TK 241(2413) Giá thành thực tế công trình sửa chữa
Sửa chữa lớn mang tính nâng cấp : là công việc sửa chữa nhằm kéo dài
tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ
như cải tạo, thay thê, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của
TSCĐ. Chi phí sửa chữa cũng được tập hợp riêng cho từng vụ việc trên TK
2413 và khi việc sửa chữa hoàn thành, bàn giao, toàn bộ chi phí sẽ được ghi
tăng nguyên giá của TSCĐ (không phân biệt sửa chữa trong kế hoạch hay
ngoài kế hoạch).
5
Nợ TK 211 Nguyên giá của TSCĐ (giá thành sửa chữa thực
tế)
Có TK 241(2413) Giá thành thực tế công tác sửa chữa
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn
Nợ TK 414( 4141), 441,...
Có TK 411
Có TK 009
Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
Tập
hợp
chi
phí
sửa
chữa
lớn
K/c
TK 2413
TK 111,112,152,334... TK 627,641,642
Chi phí sửa chữa lặt vặt
Chi phí sửa chữa lặt vặt
Tự làm
Thuê ngoài
TK 1331
Thuế VAT
Ngoài kh PB
TK 1421
Trong kh
TK 211
trích trước
TK 1421
Nâng cấp
111, 331,...
6
phần 2
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN SỬA CHỮA –
NÂNG CẤP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
XÍ NGHIỆP KIM HÀ NỘI
2.1. Khái quát về xí nghiệp Kim Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 16/ 5/1963, hai liên xưởng công tư hợp doanh Mạ kền I và Mạ kền
II được hợp nhất thành một xí nghiệp quốc doanh lấy tên là xí nghiệp Mạ kền
Hà Nội, trực thuộc Sở công nghiệp và thủ công nghiệp Hà Nội.
Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp này múc đó là gia công, đánh bóng kim
loại và mạ kền. Cơ sở sản xuất nghèo nàn, trình độ kỹ thuật lạc hậu, dựa vào
kinh nghiệm là chính.
Sau đó, xí nghiệp được trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị và đảm
nhận thêm cả việc mạ đồng, mạ crôm cứng, mạ phối hợp 3 lớp đồng-kền-
crôm.
Năm 1976, nhà xưởng của xí nghiệp chính thức được xây dựng quy mô
tại Cầu Bươu - Thanh Liệt - Thanh Trì -Hà Nội. Cũng trong năm đó, xí
nghiệp được nhà nước giao tiếp nhận lắp đặt và đưa vào sản xuất một dây
chuyền công nghệ mạ vào loại tiên tiến nhất của thời kỳ đó của Cộng hoà Dân
chủ Đức. Tới tháng 8 năm 1978 thì dây chuyền công nghệ này chính thức đi
vào hoạt động. xí nghiệp Mạ kền Hà Nội trở thành đơn vị thành viên của Liên
hiệp xe đạp Hà Nội với sản phẩm nổi tiếng “Mạ Cầu Bươu”.
Nhằm phục vụ kế hoạch sản xuất của Liên hiệp xe đạp Hà Nội nên sang
năm 1981, xí nghiệp được đầu tư thêm một dây chuyền thiết bị để sản xuất
các sản phẩm kim khí và được đổi tên thành xí nghiệp kim khí Cầu Bươu.
Năm 1982, xí nghiệp lai tiếp nhận và lắp đặt một xưởng sản xuất kim
khâu tay và kim khâu máy bằng thiết bị của Nhật Bản do Cộng hoà Dân chủ
Đức viện trợ nhân đạo. Cùng với nhiệm vụ sản xuất mới, sang năm 1983, xí
7
nghiệp Mạ kền Hà Nội đã tách khỏi Liên hiệp xe đạp Hà Nội và trở về trực
thuộc Sở công nghiệp Hà Nội với tên gọi xí nghiệp Kim Hà Nội.
Năm 1985, xí nghiệp được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ vay
vốn để mua một dây chuyền sản xuất kim dệt len của Nhật Bản, Tới giữa năm
1986, xưởng sản xuất này đi vào hoạt động.
Lúc này, tỷ trọng các mặt hàng sản xuất kim đã lớn hơn rất nhiều so với
các mặt hàng khác cả về sản lượng và giá trị sản xuất.
Xí nghiệp Kim Hà Nội là một DNNN có đầy đủ tư cách pháp nhân. hạch
toán kinh tế độc lập và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà
nước.
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý
Tổng số CBCNV của xí nghiệp tính đến ngày 31/12/2001 là 320 người.
Toàn bộ hoạt động của xí nghiệp được điều hành theo phương thức trực
tuyến. Các quyết định được đưa thẳng từ ban giám đốc xuống các phòng ban
và các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ tổ chức quản lý
Ban giám đốc
Phòng kế toán phòng tc - hc phòng SXKD
kỹ thuật
PX
SX Kim
PX
mạ Niken
- Crôm
PX
phun phủ
kẽm
PX
cơ điện
PX
gia công
PX
mạ kẽm
8
Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh
toàn xí nghiệp. Xí nghiệp có 2 phó giám đốc: một phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, một phó giám đốc phụ trách sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc
các vấn đề về nhân sự, tiền lương, an ninh, an toàn...và một số công việc
mang tính chất hành chính trong xí nghiệp.
Phòng sản xuất kinh doanh kỹ thuật: Nhiệm vụ của phòng là quản lý
việc sản xuất kinh doanh, các công tác kỹ thuật, để đảm bảo sản xuất và chất
lượng sản phẩm. Cụ thể công việc của phòng là tìm hiểu nhu cầu của thị
trường; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật; giám sát việc thực hiện các
định mức đó, quản lý việc sản xuất từ khâu thu mua vật tư đến khi ra sản
phẩm; đôn đốc sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng.
Phòng kế toán: Có chức năng tổ chức bộ máy kế toán trong xí nghiệp,
tham mưu cho ban giám đốc về việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả;
thực hiện hạch toán kế toán trong xí nghiệp; phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh toàn xí nghiệp và từng bộ phận.
Các phân xưởng sản xuất : trực tiếp sản xuất tạo ra doanh thu cho xí
nghiệp, trong đó phân xưởng sản xuất kim đóng vai trò chủ chốt.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của xí nghiệp Kim Hà Nội được tổ chức theo hình thức
tập trung. Toàn xí nghiệp chỉ tổ chức một phòng kế toán, còn ở mỗi phân
xưởng có một kế toán viên phụ trách hạch toán ban đầu như thu thập và kiểm
tra chứng từ, thực hiện một số phần công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập
báo cáo đơn giản kèm chứng từ gốc lên phòng kế toán của xí nghiệp
Xí nghiệp Kim Hà Nôi là một xí nghiệp quy mô vừa, phạm vi hoạt động
sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định do đó hình
thức kế toán này hoàn toàn phù hợp. Nó giúp cho việc luân chuyển chứng từ ở
các bộ phận trong xí nghiệp được nhanh chóng, kịp thời; đảm bảo sự tập
9
trung, thống nhất, chặt chẽ trong công tác kế toán; giảm nhẹ bộ máy; giúp xí
nghiệp kiểm tra chỉ đạo sản xuất kịp thời.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn
bộ công tác tài chính kế toán ở xí nghiệp, cung cấp thông tin kế toán và
giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra được các quyết định
kinh tế.
Bộ phận kế toán tài sản bằng tiền và nguồn vốn: chịu trách nhiệm xây
dựng, quản lý kế hoạch tài chính như tổ chức nguồn vốn, quản lý việc
sử dụng các loại vốn, nguồn vốn; ghi chép kế toán vón bằng tiền, công
nợ, nguồn vốn CSH, tài sản bằng tiền.
Bộ phận kế toán hàng tồn kho: Thực hiện ghi chép kế toán thổng hợp
và chi tiết tài sản cố định, hàng tồn kho.
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
và
hàng tồn kho
Kế toán chi phí
nhân công và
các khoản trích
theo lương
Kế toán vốn
bằng tiền, công
nợ và nguồn
vốn chủ sở hữu
Kế toán tập
hợp chi phí sx
và tính giá
thành
Kế toán tiêu
thụ và tính kết
quả
Các nhân viên
kế toán ở các
phân xưởng
10
Bộ phận kế toán chi phí nhân công: Thực hiện ghi chép kế toán tiền
lương, các khoản trích theo lương và các khoản thanh toán liên quan
đến chi phí nhân công.
Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất: Thực hiện
việc ghi chép kế toán, tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá
thành sản xuất của sản phẩm.
Bộ phận kế toán tiêu thụ và tính kết quả: Thực hiện ghi chép kế toán
doanh thu và thu nhập( doanh thu thuần) các chi phí có liên quan đến
giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sổ sách:
Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ
kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Bảng
tổng
hợp
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
11
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc,
kế toán lập chứng từ ghi sổ cho các tài khoản liên quan như TK 335, TK
2413,.... Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Trên cơ sở đó ghi vào Sổ cái các tài khoản tương ứng. Các chứng từ gốc sau
khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; tính tổng số phát sinh
Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái; căn cứ vào
Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng
số phát sinh Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng
nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số
dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải
bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải
bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Các loại sổ chính của hình thức kế toán này là:
Chứng từ ghi sổ
Ngày ... tháng ... năm...
Đơn vị tính:...
Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú
Nợ Có
1 2 3 4 5
12
Tổng cộng
Sổ cái tài khoản...
Ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính:..
Ngày
CT
Diễn giải Mã số
TK
TK
đối ứng
Mã số
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
2.2. thực trạng hạch toán sửa chữa- nâng cấp
tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp kim hà nội
Năm 1999, xí nghiệp có kế hoạch sửa chữa cải tạo sân vườn cây cảnh,
nhà gửi xe, đường nội bộ trong xí nghiệp. Công việc sửa chữa được xí nghiệp
giao thầu cho một công ty tư nhân chuyên nhận thầu xây dựng. Xí nghiệp đã
dự toán kinh phí để 2 bên ký hợp đồng nhận thầu như sau:
Dự toán kinh phí
- Lát gạch lá dừa, mã định mức 6631100
96,5m
2
x 54400đ/m2 = 5258285
- Sản xuất xà gồ, mã định mức 5003121
0,75 tấn x 4319432 đ/tấn = 3239574
- Mác xi măng:
27 m
3
x 92560 = 2499120
- Lắp dựng xà gồ 100 mã định mức 501310
0,75 tấn x 555290 = 416467
- Chênh lệch đào đất cấp 1,4
54 m
3
14000 = 756000
- Bê tông đường mác 200
1,8 m
3
x 372874 = 671173
- Cát vàng xi măng 8% mã định mức 113314
2,4 m
3
x 168514 = 404.434
13
- Tôn Austnam
43 m
3
x 95000 = 408500
- Gạch lớp 15 x 15
1820 viên x 672 = 1223040
Cộng 18553093
Căn cứ vào dự toán kinh phí tính toán ở trên ngày 27/10/1999, xí nghiệp
Kim Hà Nội đã kí hợp đồng sửa chữa cải tạo sân vườn cây cảnh, nhà gửi
xe, đường nội bộ trong xí nghiệp với công ty thương mại xây dựng An
Phú. Hợp đồng giao thầu được ký kết như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
***
Ngày 27 tháng 10 năm 1999
Hợp đồng nhận thầu
Tư vấn - thiết kế - thi công các công trình kiến trúc
Tên công trình: Sân vườn, cây cảnh, nhà để xe, đường nội bộ
- Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, của Bộ khoa
học công nghệ và môi trường, Bộ tài chính, Trọng tài kinh tế trung
ương quy định về công tác quản lý nghiên cứu khoa học và xây dựng
cơ bản.
- Căn cứ giấy phép hành nghề trong xây dựng số 10.02.19 ngày 7/1/94
của Bộ xây dựng.
Theo yêu cầu của cơ quan: Xí nghiệp Kim Hà Nội
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên a:
- Ông : Đỗ Ngọc Bình
- Chức vụ : Giám đốc xí nghiệp Kim Hà Nội
- Địa chỉ cơ quan : Cầu Bươi- Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội
Đại diện bên B
14
- Ông : Vũ An Phú
- Chức vụ : Giám đốc công ty thương mại xây dựng An Phú
- Địa chỉ cơ quan : 40 Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội
Hai bên thoả thuận ký kết những điều khoản sau đây:
Điều 1:
Bên A giao cho bên B tiến hành thi công cải tạo sân vườn cây cảnh, nhà
để xe, đường nội bộ với kinh phí tạm tính là 18.553.093 đồng ( Mưòi tám
triệu năm trăm năm mươi ba ngàn không trăm chín mươi ba đồng)
Căn cứ vào :
- Giá thiết kế công trình theo 179/BXD- VKT ngày 17 tháng 7 năm
1995 và Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996.
- Chi phí khảo sát xây dựng theo QĐ số 177/ BXD và thông tư số
22/BXD- VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995.
- Chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư xây dựng theo QĐ 501/BXD-VKT
ngày 18 tháng 9 năm 1996.
- Giá hạch toán xây dựng cơ bản số 56/ BXD- VKT ngày 30/3/1997 và
đơn giá vật tư hiện hành.
Điều 2:
Bên A giao cho bên B những tài liệu sau:
Mặt bằng hiện trạng khu đất.
Điều 3:
Bên B cam kết thực hiện những yêu cầu của điều 1 đảm bảo đúng chất
lượng và đúng thời gian quy định từ ngày 28/10/1999 đến 18/11/1999.
Điều 4: Thể thức thanh toán
Sau khi ký hợp đồng bên A có trách nhiệm chuyển cho bên B một khoản
kinh phí 50% của kinh phí tạm tính.
Hợp đồng sẽ căn cứ theo khối lượng thực thi và đơn giá ở thời điểm
quyết toán công trình. Trường hợp không có đơn giá phải được 2 bên thoả
thuận.
15
Điều 5: Điều khoản thi hành
Khi một trong hai bên muốn thay đổi công việc hoặc thay đổi hợp đồng
phải có văn bản đề nghị được hai bên thoả thuận và có văn bản bổ sung mới
có hiệu lực.
Hợp đồng này ký thành 06 bản, bên Agiữ 4 bản, bên B giữ 02 bản và có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Đại diện bên A Đại điện bên B
Sau khi ký hợp đồng bên B đã tiến hành công việc và đến ngày
18/11/1999 công trình đã hoàn thành. Hai bên tiến hành nghiệm thu bàn giao
và tiến hành thanh lý hợp đồng. Biên bản được lập như sau:
Biên bản thanh lý hợp đồng
(Thực hiện hợp đồng số 143 ngày 27/10/1999)
Tên công trình: Sân vườn- Nhà để xe- Đường nội bộ
Đại diện bên A
- Ông : Đỗ Ngọc Bình
- Chức vụ : Giám đốc xí nghiệp Kim Hà Nội
- Địa chỉ cơ quan : Cầu Bưoi- Thanh Liệt- Thanh Trì- Hà Nội
Đại điện bên B:
- Ông : Vũ An Phú
- Chức vụ: giám đốc công ty thương mại xây dựng An Phú.
- Địa chỉ cơ quan : 40 Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Cùng ghi nhận những điều khoản sau đây:
1. Bên B đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật và lập dự toán xây dựng
các hạng mục: Sân vườn- Nhà để xe- Đường nội bộ. Bàn giao đầy đủ hồ
sơ gồm: 06 bộ hồ sơ (bản vẽ, dự toán) đảm bảo yêu cầu tiến bộ, mỹ
thuật.
2. Kinh phí được tính căn cứ vào:
16
- Giá thiết kế công trình theo 179/BXD-vVKT ngày 17/7/1995
- Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 56/BXD- VKT ngày
30/03/1997 và đơn giá vật tư hiện hành.
3. Thiết kế phí được quyết toán là 18553093
Hai bên A và B nhất trí thanh lý hợp đồng với số tiền bên A phải trả cho
bên B là mười tám triệu năm trăm năm mươi ba ngàn không trăm chín ba
đồng.
Biên bản thanh lý hợp đồng được làm thành 06 bản có giá trị pháp lý như
nhau, bên A giữ 03 bản, bên B giữ 03 bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Sau khi công trình nghiệm thu bàn giao, kế toán tập hợp các chứng từ
liên quan gồm:
- Kế hoạch sửa chữa lớn của phòng kế hoạch
- Quyết định của giám đốc về việc sửa chữa
- Hợp đồng kinh tế ( kèm theo thiết kế và dự toán)
- Hoá đơn tạm ứng và hoá đơn thanh toán nốt với bên B
- Biên bản thanh lý hợp đồng
Sau đó kế toán tiến hành định khoản:
- Khi hợp đồng được ký, kế toán ứng trước 50% giá trị theo hợp đồng
Nợ TK 331 9276546
Có TK 111 9276546
- Khi công trình hoàn thành bàn giao kế toán thanh toán nốt cho bên B
Nợ TK 331 9276547
Có TK 111 9276547
Đồng thời phản ánh bút toán tập hợp chi phí công trình
Nợ TK 2413 18553093
Có TK 331 18553093
17
- Theo kế hoạch dự toán công trình của phòng kế hoạch, tổng chi phí là
20 triệu. Kế toán tiến hành trích trước vào chi phí quản lý 06 tháng
đầu năm:
Nợ TK 642 20.000.000
Có TK 335 20.000.000
Kết chuyển chi phí đã trích:
Nợ TK 335 18.553.093
Có TK 2413 18.553.093
- Số trích thừa kế toán ghi giảm chi phí quản lý
Nợ TK 335 1.446.907
Có TK 642 1.446.907
Kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ cái như sau:
Chứng từ ghi sổ
Ngày ... tháng... năm 1999
Đơn vị tính: đồng
Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Trích trước chi phí 642 335 20.000.000
...
Kết chuyển chi phí đã trích 335 2413 18.553.093
Số trích thừa ghi giảm CPQL 335 642 1.446.907
Tổng cộng
Sổ cái TK 335
Chi phí phải trả
Đơn vị tính: đồng
18
Ngày
CT
Diễn giải Mã số
TK
TK
đối ứng
Mã số
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
...
Trích trước chi phí 642 20.000.000
...
Kết chuyển chi phí
đã trích
2413 18.553.093
Số trích thừa ghi
giảm CPQL
642 1.446.907
Việc ghi chép vào chứng từ ghi sổ và sổ cái của các tài khoản khác cũng
tương tự tài khoản 335 ở trên.
19
Phần 3
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN SỬA CHỮA
NÂNG CẤP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI XÍ NGHIỆP KIM HÀ NỘI
3.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố
định hữu hình tại xí nghiệp kim
hà nội
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt
động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp kim hà nội cũng không ngừng mở
rộng, ngày càng đa dạng và phức tạp. Chính vì thế việc xí nghiệp tổ chức
được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện với một đội ngũ nhân viên kế toán
có trình độ cao, đồng đêu, có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời phân công
rõ ràng, cụ thể các phần hành kế toán cho từng nhân viên đã phát huy vai trò
tích cực.
Bên cạnh đó, trong công tác kế toán, xí nghiệp Kim Hà Nội đang áp
dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt
động của xí nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho việc luân chuyển chứng từ
được nhanh chóng, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho công tác lãnh
đạo.
Riêng đối với hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí
nghiệp, bộ phận kế toán đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình; biểu hiện cụ
thể như sau: Thứ nhất, có sự phân công công tác và chịu trách nhiệm cá nhân
trong vấn đề quản lý tài sản cố định.Thứ hai, kế toán hạch toán sửa chữa nâng
cấp tài sản cố định hữu hình đã áp dụng đúng đắn hệ thống các tài khoản liên
20
quan và phương pháp hạch toán do Bộ Tài chính ban hành.Thứ ba, trong quá
trình sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình, luôn có sự tham gia quản lý
chặt chẽ của kế toán, thông qua việc tập hợp, hạch toán chặt chẽ, đầy đủ các
khoản chi phí phát sinh hợp lý.
3.1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, hạch toán kế toán, cụ thể là hạch toán
sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội còn tồn
tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, về vấn đề quản lý chi phí phát sinh.
Kế toán lại hạch toán chung chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
hữu hình phát sinh của các phân xưởng trên các tài khoản liên quan. Như vây
sẽ không thấy được nhu cầu và tình hình của từng phân xưởng, gây khó khăn
cho công tác quản lý chi phí.
Thứ hai, về vấn đề hạch toán chi phí trên các tài khoản.
Trong quá trình sửa chữa nâng cấp tài sản cố định, khi các khoản chi phí
phát sinh, kế toán xí nghiệp vẫn tiến hành chi trả đều đặn nhưng không phản
ánh ngay trên các tài khoản mà chỉ tập hợp và ghi chép một lần vào cuối
tháng hoặc cuối quý. Như vậy là sai nguyên tắc kế toán, không phản ánh đúng
thực tế chi phí phát sinh, làm sai lệch tình hình.
3.2. một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài
sản cố định hữu hình tại xí nghiệp kim hà nội
Hiện nay, việc hạch toán kế toán, cụ thể là hạch toán sửa chữa nâng cấp
tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội vẫn không ngừng được
củng cố. Tuy vậy không phải đã hết những tồn tại, thiếu sót. Trên cơ sở đó
chuyên đề xin phép được đưa ra một số đề xuất sau:
Thứ nhất, xí nghiệp cần phải hạch toán theo dõi riêng chi phí sửa chữa
nâng cấp tài sản cố định hữu hình của từng phân xưởng.
21
Bộ phận sản xuất của xí nghiệp gồm nhiều phân xưởng với những chức
năng, nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, nhu cầu sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
hữu hình cũng rất khác nhau, cả về thời gian, chi phí, tính chất của công việc
sửa chữa. Hạch toán chung chi phí phát sinh sẽ gây khó khăn cho công tác
quản lý và phân tích chi phí.
Đây là một việc hoàn toàn có thể thực hiện được đối với kế toán xí
nghiêp.
Thứ hai, xí nghiệp cần phải hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trên các tài
khoản thích hợp ngay khi nó phát sinh.
Trong quá trình thuê ngoài sửa chữa nâng cấp tài sản cố định, xí nghiệp
vẫn tiến hành xuất quỹ chi trả cho nhà đơn vị sửa chữa một cách đều đặn. Tuy
nhiên, xí nghiệp lại không hạch toán các khoản chi trả cho đơn vị nhận thầu
sủa chữa thường xuyên khi nghiệp vụ phát sinh, mà chỉ tập hợp và ghi một
lần vào cuối tháng trên tài khoản 2413. Như vậy là phản ánh không đúng thực
tế phát sinh của các khoản chi phí.
Nếu việc sửa chữa do xí nghiệp tự làm thì hàng tháng vẫn tiến hành chi
trả lương cho CBCNV đều đặn nhưng việc tính trích các khoản BHXH,
BHYT, KPCĐ chỉ được tiến hành một lần vào cuối quý. Điều đó có nghĩa là
cuối mỗi quý, kế toán mới tổng cộng toàn bộ tiền lương của các tháng trong
quý, sau đó tính trích các khoản bảo hiểm trên tổng quỹ lương của cả quý.
Như vậy, trong quá trình tự sửa chữa tài sản cố định, trên sổ chi phí của xí
nghiệp không phản ánh các khoản tiền lương cũng như các khoản bảo hiểm
mà chỉ có tháng cuối quý mới có. Điều đó cho thấy cách hạch toán là chưa
phù hợp, đúng đắn. Nó không phản ánh hết các khoản chi phí bỏ ra để sửa
chữa nâng cấp tài sản cố định trong từng tháng, còn chi phí của tháng cuối
quý lại đội thêm một khoản chi lương cho cả quý.
Cách hạch toán này đơn giản, giảm thiểu công việc của kế toán. Tuy
nhiên, việc đó là sai nguyên tắc kế toán và phản ánh sai lệch tình hình thực tế.
22
Vì vậy hạch toán cần phải được hoàn thiện ngay. Trong tình hình cụ thể tại xí
nghiệp thì giải pháp này là hoàn toàn có thể áp dụng ngay.
Qua tìm hiểu tình hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội, chuyên đề kế toán
trưởng xin mạnh dạn nêu ra một số tồn tại và giải pháp nêu trên. Hy vọng các
đề xuất, kiến nghị đó có thể góp phần giải quyết một phần những vấn đề tại xí
nghiệp, giúp hạch toán kế toán cụ thể là hạch toán kế toán sửa chữa nâng cấp
tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp được hoàn thiện hơn.
Kết luận
Chuyển sang cơ chế thị trường, tuy đứng trước rất nhiều khó khăn và
thách thức nhưng xí nghiệp Kim Hà Nội đã từng bước khẳng định bản thân và
tiếp tục đứng vững. Bên cạnh những khó khăn, xí nghiệp cũng có một số
thuận lợi như thị trường tiêu thụ đang rộng mở, ... Dù vậy, nhưng để thị
trường tiếp tục đón nhận và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt, xí nghiệp Kim Hà Nội phải giải quyết nhiều vấn đề về sản
xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề về tài sản cố định.
Kết quả phân tích nói trên cho thấy có nhiều vấn đề chưa hợp lý trong
hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà
Nội. Trên cơ sở đó, chuyên đề cũng đã đưa ra những giải pháp tương ứng.
Căn cứ vào tình hình cụ thể xí nghiệp có thể lựa chọn những bước đi phù hợp.
Chuyên đề còn nhiều thiếu sót do hạn chế cả về thời gian, kiến thức và
kinh nghiệm thực tế. Hy vọng sẽ được các thầy cô giáo giúp đỡ chỉ ra những
điểm chưa hoàn thiện để chuyên đề được sâu sắc hơn cả về lý luận và thực
tiễn.
Xin chân thành cảm ơn.
23
Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản
cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội 2
1.1. Hóa đơn chứng từ 3
1.1 Tài khoản sử dụng
3
1.2 Trình tự hạch toán 3
1.3.1. Sửa chữa nhỏ 3
1.3.2. Sửa chữa lớn 4
Phần 2: Thực tế hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội 6
2.1. Khái quát về xí nghiệp Kim Hà Nội 6
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 6
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý 7
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sổ sách 10
2.2. Thực trạng hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình
tại xí nghiệp Kim Hà Nội 12
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
24
hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội 18
3.1. Khái quát tình hình hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội 18
3.1.1. Những thành tựu đạt được
18
3.1.2. Những hạn chế 18
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp
tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp Kim Hà Nội 19
Kết luận 21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hạch toán sửa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình tại xí nghiệp kim Hà Nội.pdf