Tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta và có tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; nó không chỉ mở ra cho các doanh nghiệp môi trường kinh doanh mới năng động, nhiều cơ hội thuận lợi mà còn đem đến nhiều khó khăn và thử thách. Các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo kế hoạch và chỉ tiêu của Nhà nước, bây giờ phải đối mặt với các Qui luật của nền kinh tế thị trường: Qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, cung – cầu ...
Sau hơn mười năm thực hiện việc chuyển đổi đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng rõ nét, cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi cách chiến thắng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và giá cả sản phẩm, sản phẩm không những phải đạt yêu cầu ...
84 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta và có tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; nó không chỉ mở ra cho các doanh nghiệp môi trường kinh doanh mới năng động, nhiều cơ hội thuận lợi mà còn đem đến nhiều khó khăn và thử thách. Các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo kế hoạch và chỉ tiêu của Nhà nước, bây giờ phải đối mặt với các Qui luật của nền kinh tế thị trường: Qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, cung – cầu ...
Sau hơn mười năm thực hiện việc chuyển đổi đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng rõ nét, cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi cách chiến thắng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và giá cả sản phẩm, sản phẩm không những phải đạt yêu cầu chất lượng cao mà giá cả phải hạ hơn so với các đối thủ khác, có vậy doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo cho mình mục tiêu là: vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa đảm bảo lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, doanh nghiệp còn phải hạch toán được chính xác chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm. Có như vậy Doanh nghiệp mới có thể kịp thời đưa ra các quyết định nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và đề ra mức giá cạnh tranh nhất mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho ngày càng chính xác, kịp thời và phù hợp với đặc điểm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình, để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả vẫn mang tính cạnh tranh nhất.
Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khá năng động trong cơ chế mới. Công ty không chỉ tìm được cho mình một hướng đi trong nền kinh tế mới: sản xuất sản phẩm xuất khẩu mà còn sớm nhận định được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thương trường, ngoài việc mở rộng liên doanh liên kết, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Công ty không ngừng tìm cách cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, nhận thấy đây là một vấn đề bức thiết, rất thiết thực với tình hình của Công ty, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Phần II: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội.
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội.
Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.
I. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN.
1. Chi phí sản xuất.
1.1. Khái niệm
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Như vậy, chi phí sản xuất là tất yếu khách quan để tạo ra giá trị sản phẩm, nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Dưới đây trình bày các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trogn kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau:
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu
Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
* Chi phí nhân công
Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Bao gồm tòn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí khác bằng tiền
Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu ở trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau; cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Mối yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau:
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bao gồm chi phí vê nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
* Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung và nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chunglà những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên. Bao gồm 5 điều khoản:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm… cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng.
- Chi phí vật liệu
Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng tổ đội sản xuất.
- Chi phí dụng cụ sản xuất
Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, giàn giáo trong xây dựng cơ bản…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất , phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài…
- Chi phí bằng tiền khác.
Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thức hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại :
* Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
* Chi phí gián tiếp.
Chi phí gián tiếp là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một các đúng đắn, hợp lý.
2. Giá thành sản phẩm:
2.1. Khái niệm:
Qú trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sản xuất.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến công tác, sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được phân loại để xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.
a. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành thì Giá thành sản phẩm bao gồm 3 loại sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
GTSX = CPSP dở dang ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSP dở dang cuối kỳ
- Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ hoặc giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu
phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CPQLDN + CP bán hàng
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là biểu hiện 2 mặt của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh, cùng giống nhau về chất, đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa.
- Tuy nhiên, Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định mà không tính đến việc chúng có liên quan đến sản phẩm hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm lại chỉ bao gồm các Chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà doanh nghiệp đã bỏ ra ở bất kể kỳ nào. Do vậy, mối quan hệ giữa Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm thể hiện như sau:
S Giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=> Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất, khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc trong các ngành sản xuất kinh doanh không có sản phẩm dở dang.
4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Với chức năng thông tin, kiểm tra về chi phí đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc ra các quyết định giá trị và tính toán chính xác giá thành sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
+ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán và phương pháp kế toán một cách hợp lý theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.
+ Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán chính xác giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng như tình hình chấp nhận các dự toán chi phí của các bộ phận sản xuất, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc định giá thành và đề ra các quyết định quản lý.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí được tập hợp trong một phạm vi, giới hạn nhất định, giới hạn đó là sản phẩm, chi tiết, bộ phận, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, toàn bộ qui trình công nghệ.
- Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh ra chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và tính giá thành sản phẩm xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ.
- Căn cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
+ Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt…
+ Tính chất, qui trình của công nghệ sản xuất sản phẩm bằng sản phẩm giản đơn hay phức tạp, qui trình chế biến liên tục hay chế biến song song.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
a. Khái niệm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là 1 phương pháp hoặc 1 hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định.
b. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm:
Theo phưong pháp này thì các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm riêng biệt phù hợp với tính chất của qui trình công nghệ.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm (giá thành sản xuất được xác định bằng phương pháp tổng cộng chi phí)
Phương pháp này khá phức tạp nên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc sản xuất có tính đơn chiếc, ít chi tiết và bộ phận cấu thành sản phẩm.
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm: (Phương pháp trực tiếp).
Theo phương pháp này thì các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quá trình công nghệ của sản phẩm sản xuất. Nếu quá trình chế biến sản phẩm đã trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí sản xuất được tập hợp theo tưng phân xưởng, trong đó có loại chi tiết cho từng sản phẩm.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1. Đối tượng:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là loại sản phẩm, bán thành phẩm dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành 1 đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng loạt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
- Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đã hoàn thành.
- Nếu qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ, nếu qui trình sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Nếu qui trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá là từng chi tiết, bộ phận, sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh.
2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
- Khái niệm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là 1 phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm hoặc là công việc đã hoàn thành theo khoản mục chi phí, giá thành.
- Các phương pháp tính giá thành.
(1). Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
=
Giá thành SP đơn vị
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
(2). Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
GTSX = Z1 + Z2 + …. + Zn
(3). Phương pháp hệ số
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm từng loại.
Giỏ thành đơn vị SP gốc
=
Tổng giá thánh sản xuất các loại sản phẩm
Số lượng đơn vị sản phẩm qui đối (SP gốc)
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số qui đổi SP từng loại
n
Trong đó:
i = 1
Số lượng sản phẩm qui đổi
=
å
Số lượng sản phẩm loại i
x
Hệ số qui đổi sản phẩm loại i
å GTSX của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
å CPSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
(4). Phương pháp tỷ lệ:
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim… Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại và căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Tỷ lệ chi phí = x 100
(5). Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
å Giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ
+
å Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
(6). Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thàhn phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số và loại trừ sản phẩm phụ.
2.3. Tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
* Đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất mặt hàng sản xuất ít, sản phẩm hoàn thành không phải qua nhiều bước chế biến phức tạp:
Phương pháp tính giá thành tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm có thể sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp với hệ số hay kết hợp tỷ lệ chi phí…
* Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
Trong những doanh nghiệp này việc tập hợp chi phí thường được tiến hành theo từng đơn, chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí liên quan đến đơn nào sẽ được coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của công tác quản lý cần biết được khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ thì kế toán phải tính giá thành của bộ phận công việc đã hoàn thành và xác định giá trị công việc còn dở dang dựa vào chi phí hay phương pháp trực tiếp tuỳ theo tính chất của từng đơn vị đặt hàng.
* Đối với doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.
- Giữa các phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau:
Trong trường hợp này chi phí sẽ được tập hợp riêng cho từng hoạt động và giá thành sản phẩm dịch vụ từng hoạt động sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
- Giữa các bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau hoặc phục vụ lẫn nhau không đáng kể (coi như không phục vụ) thì chi phí của bộ phận nào được tập hợp riêng vào bộ phận đó và được tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị =
- Giữa các phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể: Trong trường hợp này giá thành sản phẩm lao vụ của sản xuất phụ có thể tính theo phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần theo giá thành kế hoạch hoặc theo giá thành đơn vị ban đầu:
+ Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần theo giá thành kế hoạch:
B1. Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo giá thành kế hoạch.
= x
B2. Xác định giá trị của sản xuất phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.
= x
Trong đó:
=
Giá thành đơn vị mới
Tổng chi phí ban đầu
+
Giá trị sản phẩm lao vụ nhận của bộ phận sản xuất phụ khác
-
Giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ các bộ phận sản xuất phụ khác
Số lượng sản phẩm dịch vụ ban đầu
-
Số lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ
cho các bộ phận sản xuất phụ khác
(kể cả tiêu dùng nội bộ nếu có)
+ Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần theo giá thành ban đầu.
B1. Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo giá thành ban đầu.
Giá trị phục vụ lẫn nhau = x
=
B2. Xác định giá trị của sản xuất phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.
* Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp:
Là những doanh nghiệp có qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm phức tạp bao gồm nhiều bước chế biến, mỗi bước lại cho ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm bước trước lại là đối tượng chế biến của bước tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bước cuối cùng làm ra thành phẩm. Đối với những doanh nghiệp này việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có thể theo một trong hai phương án sau:
- Phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:
+ Bán thành phẩm mỗi bước có ý nghĩa kinh tế độc lập (có thể tiêu thụ ra ngoài).
+ Giữa các bộ phận sản xuất, các bước chế biến áp dụng chế độ hạch toán kinh tế nội bộ cao.
Như vậy theo phương án này cứ sau mỗi bước chế biến kế toán lại tính giá thành bán thành phẩm của từng bước, hết bước 1, bước 2… cho đến giá thành ở bước cuối cùng một cách tuần tự vì thế việc tính giá thành theo phương án này còn có tên gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự.
- Phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:
Theo phương án này, kế toán sẽ đồng thời xác định chi phí chế biến của từng bước nằm trong thành phẩm là bao nhiêu. Công việc này được tiến hành đồng thời cùng một lúc bởi vậy tính giá thành theo phương án này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song.
*Đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức tiêu hao trong sản xuất
Đối với những doanh nghiệp này, trước hết kế toán căn cứ vào định mức chi phí để tính ra giá thành định mức của sản phẩm sau đó trong kỳ hạch toán kế toán chỉ cần theo dõi những thay đổi định mức vì thế giá thành thực tế của sản phẩm sẽ được tính như sau:
= ± ±
III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trong kỳ hạch toán.
1.1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: những loại nguyên vật liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công tác lao
vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng nào sẽ tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng mà không tách riêng ra được thì phải phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp (số lượng, trọng lượng, hệ số, định mức).
Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu chính cần phân bổ
x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên Tài khoản 621, chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất…)
Bên nợ:- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
Bên có:- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết trả lại kho.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
* Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Nợ TK 621 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 152: Xuất kho vật liệu (chi tiết từng thứ, loại vật liệu)
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài.
Có TK 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh.
Có TK khác (331, 336, 338) vật liệu vay.
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho.
Nợ TK 152 (Chi tiết từng thứ, loại vật liệu)
Có TK 621 (chi tiết đối tượng)
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 621 (Chi tiết theo đối tượng)
1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản tiền lương và phụ cấp mang tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay giá thành thực hiện lao vụ, dịch vụ, ngoài ra được tính vào chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích cho các quĩ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trả nói trên.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp giống như tập hợp chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán theo dõi trên tài khoản 622, chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…)
Bên nợ: CP nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
* Phương pháp hạch toán cụ thể
- Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định (phần tính vào chi phí)
Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Với doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, phần tiền lương trích trước vào chi phí, các khoản tiền lương trích trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch).
Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng)
Có TK 335 (chi tiết theo đối tượng)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành:
Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng)
Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng)
1.3. Hạch toán chi phí trả trước thực tế phát sinh:
Chi phí trả trước thực tế phát sinh: Là các khoản chi phí phải trả trong kỳ như: tiền thuê nhà xưởng, công cụ sản xuất ... , các chi phí này không trực tiếp tạo ra giá trị sản phẩm mà được coi là chi phí làm giảm lãi.
* Phương pháp hạch toán:
- Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh
Nợ TK 142 : Chi phí trả trước thực tế phát sinh
Có TK 111, 112 : Trả trước tiền thuê dụng cụ, nhà xưởng, mặt bằng
phương tiện kinh doanh, dịch vụ mua ngoài.
Có TK 153 : Giá trị dụng cụ, công cụ, bao bì luân chuyển đồ dùng cho thuê xuất dùng
Có TK 342 : Số lãi thuê TSCĐ phải trả.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí. Nợ TK 241: Tính vào chi phí đầu tư XDCBV
Nợ TK 627, 641, 642: Tính vào chi phí SXKD
Có TK 1421: Phân bổ chi phí trả trước.
Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, để đảm bảo nguyên tác phù hợp giữa chi phí và doanh thu toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý chi ra trong kỳ sau khi được tập hợp sẽ được kết chuyển vào bên Nợ TK 142 (1422) số chi phí này sẽ được chuyển dần (hoặc chuyển một phần) vào tài khoản xác định kết quả tùy thuộc vào doanh thu được ghi nhận trong kỳ.
- Chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Nợ TK 142 (1422)
Có TK 641, 642
- Kết chuyển dần hoặc một lần vào TK kết quả.
Nợ TK 911
Có TK 142 (1422)
1.4. Hạch toán chi phí phải trả (chi phí trả trước)
Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí kinh doanh từng kỳ nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa chi phí với doanh thu đồng thời tránh sự biến động của giá thành tại kỳ mà nó sẽ phát sinh.
Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm:
- Tiền lương phép của công nhân sản xuất (với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ)
- Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch.
- Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch.
- Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch.
- Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
- Tiền thuê TSCĐ, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ… chưa trả.
- Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp.
Các khoản chi phí phải trả được theo dõi phản ánh trên Tài khoản 335 "Chi phí phải trả".
Bên nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh.
Bên có: - Trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch.
- Điều chỉnh khoản chênh lệch giữa chi phí phải trả thực tế lớn hơn chi phí phải trả theo kế hoạch bổ sung vào chi phí kinh doanh
Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Về nguyên tắc TK 335 cuối năm không có số dư.
* Phương pháp hạch toán :
Hàng tháng, quí căn cứ vào dự toán chi phí phải trả từng loại tiến hành trích trước các khoản chi phí phải trả theo kế hoạch đưa vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 622: Trích trước tiền lương nghỉ phép (chi tiết theo đối tượng)
Nợ TK 627, 641, 642: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trong KH.
Có TK 335
- Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay, các dịch vụ mua ngoài, thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch.
Nợ các TK liên quan: 627, 641, 642
Có TK 335
- Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế.
Nợ TK 335: Chi phí phải trả thực tế phát sinh
Có TK 335: Tiền lương phép của cn sản xuất thực tế phải trả
Có TK 331: Các khoản phải trả bên ngoài
Có TK 241 (2413): chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch
Có TK khác: 111, 112, 152… Các chi phí khác.
- Trường hợp chi phí phải trả thực tế lớn hơn số đã trích trước theo kế hoạch thì ghi bổ sung phần chênh lệch vào chi phí.
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 335 phần chênh lệch.
- Trường hợp chi phí phải trả thực tế nhỏ hơn số đã trích trước theo kế hoạch thì ghi giảm chi phí
Nợ TK 335
Có TK 622, 627, 641, 642.
1.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liêu và nhân công trực tiếp).
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung". Tài khoản này mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư.
+ Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản:
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
6272: Chi phí vật liệu để bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý phân xưởng…
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278: Chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp hạch toán.
- Tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng.
Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng và nội dung chi phí)
Có TK 334,338: Chi phí nhân viên phân xưởng.
Có TK 152,153: Chi phí vật liệu, dụng cụ.
Có TK 214: Chi phí khấu hao TSCĐ.
Có TK 331,111,112: Các chi phí khác.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Nợ TK liên quan: (111,112,152,138).
Có TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng).
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng. Để tính giá thành cần thiết phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế chi phí sản xuất chung được phân bổ theo giá trị vật liệu chính tiêu hao, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí trực tiếp, theo định mức phân bổ, theo hệ số, theo số giờ máy làm việc, theo số giờ làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất…
Công thức phân bổ:
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
- Cuối kỳ kết chuyển CP SXC để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng)
Có TK 627 (chi tiết theo đối tượng)
1.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
Hạch toán sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu quy cách kỹ thuật đặt ra. Tuỳ theo mức độ hư hỏng được chia ra làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.
+ Sản phẩm hỏng trong định mức: giá trị thiệt hại bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được trừ đi giá trị thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm.
+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến, không được chấp nhận nên giá trị thiệt hại của những sản phẩm này phải được theo dõi riêng. Đồng thời, xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý.
Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài
khoản như 154,627,1421,1381… (Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức).
* Phương pháp hạch toán.
- Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được:
+ Tập hợp chi phí sửa chữa.
Nợ TK 1421: (Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được)
Có TK 152,334,338,214,111,112…
+ Phản ánh các khoản phế liệu thu hồi hoặc bồi thường của người phạm lỗi: Nợ TK 152,334,1388…
Có TK 1421: Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
Xử lý phần thiệt hại thực về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
Nợ TK 627 phần tính vào chi phí sản xuất.
Nợ TK 821 phần đưa vào chi phí bất thường.
Có TK 1421: Chi tiết sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
- Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
+ Phản ánh giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Nợ TK 1381 chi tiết sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Có TK 154,155,157,632.
+ Phản ánh xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Nợ TK 152,111,112: Phế liệu thu hồi.
Nợ TK 1388,334: Cá nhân bồi thường.
Nợ TK 627: Phần tính vào chi phí sản xuất.
Nợ TK 821: Phần tính vào chi phí bất thường.
Có TK 1381: Thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất đột ngột, bất thường như mất điện, máy hỏng, thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu…
* Phương pháp hạch toán:
+ Tập hợp các khoản chi phí bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất đột xuất. Nợ TK 1421: Chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất đột xuất.
Có TK334,338,214,152,111,112…
+ Phản ánh kết quả xử lý.
Nợ TK 1388,334: Cá nhân bồi thường.
Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất.
Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường.
Có TK 1421: Thiệt hại ngừng sản xuất đột xuất.
1.7. Tổng hợp chi phí sản xuất:
Như các phần trên đã nêu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Các loại chi phí này cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng, phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhóm sản phẩm.
Ngoài ra TK 154 còn dùng để theo dõi toàn bộ giá trị vật tư thuê ngoài gia công chế biến.
- Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
Bên nợ: -Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
- Giá thành sản xuất thực tế (hay chi phí thực tế) của sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
* Phương pháp hạch toán.
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng.
Có TK 621: Chi tiết đối tượng.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng.
Có TK 622: Chi tiết đối tượng.
- Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng.
Có TK 627: Chi tiết phân xưởng.
+ Giá trị ghi giảm chi phí.
Nợ TK 152: Phế liệu, vật liệu dùng không hết.
Nợ TK 154: Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức.
Nợ TK 138,821: Các khoản thiếu hụt.
Có TK 154: Chi tiết sản phẩm lao vụ.
+ Kết chuyển giá thành công xưởng của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Nợ TK 152,153: Nhập kho vật liệu, dụng cụ.
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm.
Nợ TK 157: Gửi bán, ký gửi, đại lý không qua kho.
Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp (kể cả trả lương, thưởng).
Có TK 154: Tổng giá thành công xưởng (chi tiết sản phẩm, dịch vụ).
Đối với sản phẩm, dịch vụ của sản xuất sản phẩm phụ hoàn thành, tuỳ theo mục đích sử dụng kế toán ghi:
Nợ TK 627: Phục vụ sản xuất sản phẩm ở bộ phận sản xuất chính.
Nợ TK 641,642: Phục vụ bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 152,153,155: Nhập kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm.
Nợ TK 157: Gửi bán, ký gửi, đại lý không qua kho.
Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp.
Có TK 154: Chi tiết hoạt động sản xuất phụ (chi tiết sản phẩm, lao vụ).
* Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang:
Để tính giá thành sản phẩm cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc làm dở, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây để tính giá thành sản phẩm dở dang.
- Với bán thành phẩm: có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.
- Với sản phẩm đang chế tạo dở dang có thể áp dụng một trong các phương pháp:
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành của bộ phận sản phẩm dở dang để ước tính xem sản phẩm dở dang tương đương bao nhiêu phần trăm so với thành phẩm.
Để đảm bảo tính chính xác thì chỉ ước tính đối với chi phí chế biến còn vật liệu chính phải căn cứ vào mức độ tiêu hao thực tế.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
= x
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp: theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bo gồm CP NVL trực tiếp hoặc CP trực tiếp (CP NVL trực tiếp và CP NC trực tiếp).
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức hoặc theo kế hoạch.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức chi phí cho từng bước, từng khâu công việc để xác định giá trị sản phẩm dở dang là bao nhiêu.
GTSP dở dang CK = Khốilượng SP dở dang CK x Định mức CP
Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm
TK 154
TK 621
Chi phớ NVL trực tiếp
Giảm chi phớ
TK 622
Chi phớ NC trực tiếp
TK 621
TK 157
TK 632
Giỏ thành thực tế
Nhập kho
Phục vụ QLDN bỏn hàng
Gửi bỏn
Tiờu thụ
Phục vụ SXKD
TK 111, 138
TK 627
TK 155, 152
TK 641, 642
TK 641, 642
CP sản xuất chung
2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế, chưa xuất dùng cho sản phẩm kinh doanh và các mục đích khác. Phương pháp này chỉ thích hợp với các đơn vị điều kiện những chủng loại hàng hoá vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng xuất bán.
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Do đặc điểm của phương pháp
kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết chi phí vật liệu phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm…)
Để phản ánh chi phí vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Chi phí nguyên vật liệu được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 như sau:
Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm.
TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí.
Bên cạnh đó kế toán sử dụng TK 611 "Mua hàng" để theo dõi và xác định chi phí vật liệu, dụng cụ thu mua và xuất dùng.
Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ..tồn đầu kỳ, mua vào trong kỳ.
Bên có: Phản ánh giá thực tế vật liệu, dụng cụ, hàng hoá xuất dùng, xuất bán… trong kỳ và tồn cuối kỳ.
TK 611: Cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 2 tiểu khoản.
6111: Mua nguyên liệu, vật liệu.
6112: Mua hàng hoá.
Đối với các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (151,152,153…) kế toán sử dụng ở đầu kỳ (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị tồn kho thực tế cuối kỳ). Cụ thể các tài khoản hàng tồn kho có kết cấu chung như sau:
Bên nợ: Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.
Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ.
Dư nợ: Giá thực tế hàng tồn kho.
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị hàng tồn kho.
Nợ TK 611 (6111): Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
Có TK 152: Nguyên vật liệu tồn kho.
Có TK 151: Hàng đi đường (vật liệu đi đường)
- Trong kỳ, căn cứ vào các hoá đơn mua hàng và các chứng từ khác phản ánh vật liệu tăng trong kỳ.
Nợ TK 611 (6111): Giá trị hàng hoá mua vào
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331,411,311…
- Giá trị hàng mua không bảo đảm trả lại cho người bán hoặc người bán giảm giá và số chiết khấu hàng mua được hưởng (nếu có)
Nợ TK 331,111,112.
Có TK 611 (6111): Giá trị hàng trả lại, được giảm giá, chiết khấu
Có TK 133.
Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê vật liệu tồn kho và biên bản xử lý số mất mát, thiếu hụt.
+ Phản ánh số thiếu hụt, mất mát.
Nợ TK 138, 334: Số cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 1381: Số thiếu hụt chờ xử lý.
Nợ TK 642: Số thiếu hụt trong định mức.
Có TK 611 (6111): Hàng tồn kho cuối kỳ.
- Phản ánh số vật liệu còn lại chưa sử dụng.
Nợ TK 151: Giá trị vật liệu đã mua đang đi đường.
Nợ TK 133:
Nợ TK 152: Giá trị vật liệu tồn kho chưa sử dụng
Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu chưa sử dụng
+ Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua…) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng
Nợ TK 621, 627, 641, 642.
Có TK 611 (6111): Giá trị NVL xuất dùng
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 631 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Việc hạch toán công cụ dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với vật liệu. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ nếu xét thấy giá trị lớn, cần trừ dần vào chi phí nhiều kỳ (Qua kiểm kê lượng đã xuất dùng, đang sử dụng) ghi:
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 611 (6111)
Căn cứ vào số lần phân bổ, xác định mức chi phí công cụ trừ dần vào từng kỳ: Nợ TK 627, 641, 642.
Có TK 1421.
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Về chi phí nhân công trực tiếp, cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng bằng bút toán..
Nợ TK 631
Có TK 622: Tổng CP NC trực tiếp
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ để tính giá thành.
Nợ TK 631
Có TK 627
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản phẩm" TK này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… của cả bộ phận SXKDC, SXKDP, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến…
Nội dung phản ánh của TK 631.
Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm
Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
TK 631 cuối kỳ không có số dư.
* Cách thức hạch toán cụ thể như sau:
- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ghi:
Nợ TK 631
Có TK 154
- Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…
Nợ TK 631: Tổng chi phí sản xuất
Có TK 621: Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Có TK 622: Kế chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627: Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung
- Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Nợ TK 154
Có TK 631
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Nợ TK 632
Có TK 631
Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm
TK 621
TK 631
154
Chi phớ NVL trực tiếp
TK 622
Chi phớ NC trực tiếp
TK 622
Chi phớ SX chung
Giỏ trị SP dở dang cuối kỳ
632
Tổng giỏ thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Về việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.
Phần II.
CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÔNG TY:
1. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool stock Company
Viết tắt: EMIC
Trụ sở: 229 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
2. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp có quy mô lớn với lịch sử phát triển tương đối dài.
- Công ty được thành lập năm 1960 với quy mô nhỏ và có tên gọi là "Xưởng Y cụ" thuộc Bộ y tế quản lý. Nhiệm vụ của xưởng là sản xuất kẹp y tế thô sơ, dụng cụ y tế và một số thiết bị cho các xí nghiệp dược phẩm.
- Năm 1962: Bộ Y tế quyết định sáp nhập Xưởng Y cụ và xưởng chân tay giả thành Xí nghiệp y cụ và chân tay giả.
- Năm 1964: Xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy Y cụ, chuyên sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa y tế.
- Năm 1971: Nhà máy y cụ được chuyển sang Bộ Cơ khí và luyện kim quản lý. Thời gian này, quy mô nhà máy được mở rộng về cả số lượng lao động và máy móc thiết bị, giá trị sản lượng tăng gấp 3 lần năm 1964.
- Năm 1976: Ngoài nhiệm vụ phục vụ cho Bộ y tế, nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê, mỏ lết...
Đến năm1977, nhà máy bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các nước Đông Âu: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan... với giá trị xuất khẩu chiếm 8,9% tổng sản lượng.
Ngày 01/1/1985, nhà máy được đổi tên là Nhà máy Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Đến năm1986, giá trị xuất khẩu tăng nhanh chiếm 70% tổng sản lượng, sản phẩm của nhà máy ngày càng có uy tín hơn.
Từ năm1990 trở lại đây, do hệ thống XHCN ở Đông âu sụp đổ, nhà máy bị mất thị trường xuất khẩu chủ yếu và nền kinh tế nước ta lại đang chuyển sang cơ chế thị trường nên cũng như đa số các DNNN khác, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường để giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động, khó khăn trong sản xuất do thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư trang thiết bị thiếu... Đứng trước vấn đề sống còn Nhà máy đã chủ động tìm cho mình một hướng đi mới là tìm kiếm thị trường ở các nước thứ ba và tìm kiếm nguồn hàng hợp tác xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc... Một mặt Nhà nước vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống như các sản phẩm dụng cụ cầm tay: clê, mỏ lết, kìm điện... mặt khác nhà máy liên doanh với các công ty của Nhật, Đài Loan sản xuất hàng gia dụng bằng thếp không gỉ (INOX).
- Ngày1/1/1996 nhà máy đổi tên thành công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu, được phép chủ động mua bán XNK trực tiếp với nước ngoài thời gian này, công ty có thêm các mặt hàng mới như các bộ dụng cụ, phụ tùng xe máy, ô tô.
- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty và để hoà nhập với thị trường thế giới, công ty đã liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài như: sản phẩm linh kiện xe Honda lắp ráp xe máy Super Dream, nhận gia công các sản phẩm chi tiết trong cấu tạo xe máy: cần số, cần khởi động... cho hãng VMEP. Liên doanh với Nhật Bản thành lập công ty sửa chữa và bảo hành xe máy Honda...
- Lúc này, các sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là đề gia dụng bằng TNOX và các thiết bị, phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao.
- Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh sản phẩm ngoài cơ khí như: sản xuất bia với dây chuyền thiết bị nhập từ CHLB Đức, tận dụng vị trí mặt bằng cho các cơ quan trong và ngoài nước thuê.
- Ngày 01/01/2001, theo QĐ số 62/2000/QĐ-BCN, công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100% với tên gọi mới là: Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Đây là một chuyển biến lớn trong đời sống lao động sản xuất của công ty và phù hợp với xu thế mới; với việc cổ phần hoá, công ty có khả năng thu hút được vốn đầu tư lớn hơn và có sự độc lập tuyệt đối trong sản xuất kinh doanh.
Cổ đông của công ty chủ yếu là các cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống, đồng thời công ty cũng tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo nhằm năng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng tiết kiệm vật liệu giảm giá thành sản phẩm, cũng như tìm kiếm thêm các thị trường mới và các quan hệ đối tác mới để phát huy tối đa năng lực sản xuất.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nguồn vốn, tài sản và danh thu tăng nhanh, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu, kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(Đơn vị: ngàn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
KH 2001
I. Tài sản
1. TSLĐ + ĐTNH
9.237.019
9.572.631
11.000.000
2. TSCĐ + ĐTNH
6.800.324
7.004.632
7.500.000
II. KQKD
1. Doanh thu
27.583.199
28.997.048
32.000.000
2. Lợi nhuận
764.895
831.671
1.000.000
III. Số lao động
1.200
1.375.
1.500
IV. Thu nhập bình quân
812
908
1.100
V. Nộp ngân sách
1.241.444
1.304.967
1.580.000
II. Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu:
Công ty cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu có mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến.
II.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các bộ phận của công ty:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm khoảng 600 thành viên. Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, xem xét, xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần và sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, mỗi năm triệu tập họp 2 lần.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, tổ chức của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác, gồm 11 thành viên.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, do hội đồng quản trị cử tra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng chính sách của các bộ phận mà ĐHĐCĐ và HĐQTT đề ra và báo cáo cho HĐQT.
Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức bảo vệ, phòng kế hoạch vật tư. Chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, duyệt kí phiếu thu từ 5.000.000 đồng trở lên.
Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp phụ trách, quản lý và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. Được giám đốc uỷ quyền kí phiếu thu dưới 5.000.000 đồng và kí các phiếu xuất vật tư, hàng hoá đem bán.
Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hoá nhập kho. Được giám đốc uỷ quyền kí toàn bộ các phiếu nhập, xuất vật tư hàng hoá sản phẩm.
Phòng tổ chức lao động - bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty, quản lý lao động và phân bổ lao động theo yêu cầu sản xuất. Tổ chức huấn luyện, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, an toàn, thi nâng bậc công nhân và bảo hộ lao động.
Phòng kế toán - tài vụ: Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động sản xuất của công ty. Có trách nhiệm:
+ Mở sổ sách kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ vào các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp.
+ Đảm bảo nguồn vốn lưu động phục vụ cho kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác của công ty.
+ Hạch toán trả lương cho công nhân, trích nộp bảo hiểm, kinh phí công đoàn cho cấp trên.
+ Theo dõi quản lý chặt chẽ tài sản cố định, trích khấu hao hàng tháng.
+ Hàng quí tiến hành lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. Thực hiện hạch toán kinh doanh và thanh quyết toán về tài chính.
Phòng kế hoạch vật tư: Quản lý kho tàng bến bãi, theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra kế hoạch kịp thời, sát với thực tế.
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế, hoàn thiện qui trình công nghệ sản phẩm. Theo dõi, chế thử sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xây dựng định mức tiêu hao vật tư. Thiết kế thiết bị phục vụ gia công sản phẩm, quản lý
tài liệu kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ.
Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình lắp đặt, sử dụng và bảo quản trang thiết bị trong toàn công ty. Lập kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. Quản lý toàn bộ mạng lưới điện của công ty.
Phòng hành chính - y tế: Có nhiệm vụ tiếp khách, quan hệ công tác theo dõi, quản lý, phát hành văn bản công văn, cấp phát văn phòng phẩm, quản lý con dấu của công ty. Chăm lo sức khoẻ, tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng tháng cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác Marketing.
Phòng KCS: Quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư qua từng khâu theo tiêu chuẩn của công ty.
Trung tâm dịch vụ sửa chữa HONDA: Là liên doanh của công ty với hãng xe HONDA của Nhật Bản, chuyên sửa chữa bảo hành các loại xe máy Nhật, buôn bán xe và phụ tùng xe gắn máy.
Phân xưởng bia: Chuyên sản xuất bia hơi, là đơn vị hạch toán độc lập, tự sản xuất, tiêu thụ và trả lương cho công nhân viên. Hàng tháng trích nộp lên công ty một tỉ lệ phần trăm nhất định.
Phân xưởng cơ khí 1: Chuyên sản xuất kìm điện 180, 160, kìm KB 30, đùi đĩa xe đạp, phụ tùng xe máy các loại.
Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất mỏ lết các loại, phụ tùng xe máy, đồ gia dụng bằng INOX.
Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất kìm điện 160,180, quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao.
Phân xưởng cơ khí 4: Gia công thìa dĩa INOX cho Nhật Bản
Phân xưởng rèn dập: Tạo phôi cho các phân xưởng cơ khí, quản lý hệ
thống cung cấp khí nén và các thiết bị đột dập.
Phân xưởng mạ: Trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương pháp điện hoá học.
Phân xưởng dụng cụ: Sản xuất các loại các loại dao cắt gọn cho ngành cơ khí, khuôn mẫu các loại quản lý khu vực nhiệt luyện bằng lò điện tử.
Phân xưởng cơ diện: Thực hiện lắp đặt, chạy thử các thiết bị mới, đảm bảo công tác sửa chữa máy móc thiết bị công cụ của công ty.
Bộ phận kiến thiết cơ bản: Xây dựng cơ bản, sửa chữa các nhà xưởng.
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY:
éại hội đồng cổ đụng
Ban kiểm soỏt
Hội đồng quản trị
Giỏm đốc
Phũng Kế toỏn tài vụ vụ
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Kỹ thuật
Phũng kinh doanh
TT DV sửa chữa xe mỏy
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Cơ điện
Phòng kỹ thuật
Phòng KCS
Phũng Hành chớnh Y tế
Phõn xưởng bia
Phòng Kế hoạch vật tư
Đội XD CB
PX cơ điện
PX DC
PX Mạ
PX Rèn dập
PX Cơ khớ 4
PX Cơ khớ 3
PX Cơ khớ 2
PX Cơ khí 1
II.2. Tổ chức công tác hạch toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ, tuy nhiên dưới các phân xưởng vẫn có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp các số liệu ghi chép ban đầu gửi về phòng kế toán tài vụ.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng tiền theo chế độ tài chính hiện hành. Thông qua tình hình thu, chi, doanh thu, lợi nhuận để giám sát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời thông qua các chỉ tiêu về các khoản mục giá thành và chỉ tiêu giá thành để giám sát tình hình tiêu lao lao động sống và lao động vật hoá, tình hình cấp phát vay mượn. Các chỉ tiêu vốn lưu động, vốn cố định...nợ phải trả, nợ phải thu để giám sát tình hình thanh toán chiếm dụng vốn của công ty. Ngoài ra bộ phận kế toán còn thực hiện chức năng phân phối lợi nhuận thành các quỹ, giám sát việc sử dụng các quỹ đó. Hàng tháng, quí, năm chuẩn bị dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty được thực hiện như sau:
Phòng tài vụ của công ty có 8 người được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng và thực hiện như sau:
+ Kế toán trưởng: Là người điều hành phòng kế toán tài vụ với chức năng phụ trách chung toàn bộ khâu công việc của phòng. Giúp giám đốc ký kết các hợp đồng, đồng thời còn làm công tác tài sản cố định, kế toán xây dựng cơ bản kèm kế toán các nguồn vốn.
+ Phó phòng kế toán: Là người giúp đỡ kế toán trưởng trong việc điều hành công việc của phòng, đồng thời làm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và kế toán vật liệu chính.
+ Một kế toán chi tiết giá thành sản phẩm và hạch toán kinh tế .... kiêm kế toán vật liệu phụ.
+ Một kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng.
+ Một kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương
+ Một kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương và BHXH
+ Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ.
+ Một thủ quĩ kiêm kế toán vật liệu
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Thủ quỹ
Kế toỏn chi tiết giỏ thành
Kế toán vật liệu
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toỏn thanh toỏn và tiền lương, BHXH
Kế toỏn tổng hợp và ngõn hàng
Kế toán tài sản cố định
2. Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty:
Do qui mô của công ty là sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, nên việc hạch toán của công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ và việc tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Đây là hình thức kế toán tương đối phức tạp đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ tương đối vưngx mới phản ánh được đầy đủ, chính xác sự biến động của các yếu tố trong các quá trình kinh doanh của công ty.
Công ty đã thực hiện khá đầy đủ trình tự hạch toán theo hình thức kế toán Nhật kí chứng từ, dùng phương pháp tổng hợp số liệu vào sổ cái các chứng từ gốc qua một hệ thống các sổ trung gian như các bảng kê, các bảng phân bổ, sổ chi tiết.
Hàng tháng phòng kế toán lên Nhật kí chứng từ để hạch toán, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo từng công đoạn sản xuất.
Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Thẻ vào sổ kế toỏn chi tiết
Bảng kê
Nhật kí chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ để ghi vào nhật kí chứng từ.
+ Đối với những đối tượng cần theo dõi chi tiết thì chứng từ gốc ghi vào
các bảng kê
+ Nếu chứng từ gốc liên quan đến sổ hạch toán chi tiết thì ghi vào thẻ hoặc sổ hạch toán chi tiết
Cuối tháng cộng bảng kê lấy số liệu ghi vào nhật kí chứng từ có liên quan. Cộng nhật kí chứng từ để ghi vào sổ cái.
Cộng thẻ và sổ hạch toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán này đảm bảo công tác kế toán được vận hành trôi chảy, phản ánh chính xác tình hình biến động của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh phục vụ kịp thời yêu cầu thông tin của lãnh dạo củng cố nền nếp làm việc của bộ phận kế toán và các đơn vị khác trong công ty, thúc đẩy phát triển sản xuất.
III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU HÀ NỘI.
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
Là một công ty sản xuất nhiều mặt hàng, sản phẩm với qui trình công nghệ phức tạp, mỗi sản phẩm trải qua nhiều khâu chế biến và sản phẩm được hoàn thành ở khâu cuối cùng, sau đó tiến hành nhập kho thành phẩm, do vậy, để phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty, kế toán chi phí đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng (chi tiết cho từng loại sản phẩm) đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Còn đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán tập hợp toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.
Chi phí sản xuất ở công ty dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Và các phân xưởng ở Công ty được chia thành 3 nhóm gồm:
- Phân xưởng Rèn dập
- Phân xưởng Cơ khí.
- Phân xưởng Dụng cụ - gia công.
Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho và tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2. Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty có nhiều loại, mỗi loại có tính năng, công dụng khác nhau trong sản xuất và chế tạo sản phẩm. Bao gồm:
- Vật liệu chính: sắt, thép, Inox, đồng, dương cực Nicken.
- Vật liệu phù: dầu, mỡ, sơn, đinh, sút, cao xanh…
- Phụ tùng thay thế: các loại vòng bi, bánh răng…
- Phế liệu thu hồi: sản phẩm hỏng, sắt, thép, vụn…
Tùy theo từng loại sản phẩm mà tỷ trọng từng loại nguyên vật liệu trong sản phẩm có sự thay đổi nhưng thông thường chi phí vật liệu chính chiếm 70 – 80% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 621 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:
621.1: Phân xưởng Rèn dập.
621.2: Phân xưởng cơ khí.
621.3: Phân xưởng dụng cụ - gia công.
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nếu không được thì theo dõi chung trên TK 621 của Phân xưởng, sau đó phân bổ cho mỗi loại sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.
Công ty quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hệ thống chi phí định mức cho từng loại sản phẩm cụ thể, do vậy kế toán sử dụng giá hạch toán để hạch toán nguyên vật liệu.
Tất cả các nguyên vật liệu mua về đều phải nhập kho của công ty, sau đó tùy vào yêu cầu, mục đích chế tạo sản phẩm của các phân xưởng mà được xuất giao cho các phân xưởng sản xuất.
Việc xuất kho vật tư tuân theo trình tự sau:
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm của phòng kỹ thuật đưa xuống, phòng kế hoạch vật tư duyệt và viết phiếu xuất vật tư cho các phân xưởng, nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm nào được ghi trực tiếp cho sản phẩm đó.
Sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của phiếu, thủ kho tiến hành xuất vật tư cho phân xưởng.
Thủ kho căn cứa vào yêu cầu đã xác định và số liệu NVL thực tế đã xuất ghi vào cột “ Thực xuất”, đồng thời tính giá NVL xuất kho theo giá FIFO (Nhập trước xuất trước).
Phụ biểu 1: Phiếu xuất kho.
Phụ biểu số 1
Đơn vị…….
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 2 năm 2002
Nợ 621
Có 1521
Mẫu 02 - VT
QĐ số 1141 TC - CĐKT
Ngày 1/1/1995 của BTC
Số 154
Họ tên người nhận hàng: Phân xưởng rèn dập.
Lý do xuất kho: Sản phẩm kìm điện 210
Xuất tại kho…………………………….
Số TT
Tên nhãn hiệu qui cách, phẩm chất vật tư sản phẩm hàng hoá
Mã số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Thép C45 f 20
….
kg
4.801
4.801
4.910
23.572.910
Cộng
4.801
4.801
23.572.910
Xuất ngày 5 tháng 2 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Thủ kho căn cứ vào các hóa đơn thanh toán, các phiếu nhập kho vật liệu, các phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan tiến hành vào sổ chi tiết vật liệu. Sổ chi tiết vật liệu được mở theo từng kho và từng loại nguyên vật liệu.
Sổ chi tiết vật liệu được sử dụng để theo dõi chi tiết những biến động của NVL trong kho theo chỉ tiêu thực tế mỗi lần Nhập – Xuất kho NVL theo trình tự thời gian.
Phụ biểu 2: Sổ chi tiết vật liệu (sản phẩm, hàng hóa)
Phụ biểu số 2
Bộ:
Công ty:
Xí nghiệp:
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ)
Năm 2002
Tài khoản: 1521
Tên kho: Kho nguyên vật liệu
Tháng 2/2002
Đơn vị tính.
Chứng từ
DIễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số liệu
ngày tháng
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lương
Tiền
1
2
3
4
5
6
7=5x6
8
9=5x8
10
11=4x10
12
Tồn đầu tháng
4910
1281
6.289.710
10
2/2
Mua thép C45420
331
4910
2450
12.029.500
3731
18.319.210
25
4/2
Mua thép C45420
111
4910
1253
6.152.230
4984
24.417.440
54
5/2
Xuất thép C45420
621
4801
23.572.910
183
898.530
……..
….
….
Cộng tháng
6872
33.741.520
4801
23.572.910
3.352
16.458.320
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu của các kho, kế toán vật liệu tiến hành theo dõi và đối chiếu số dư của từng loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá mua kế toán tiến hành tính ra giá trị nguyên vật liệu tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Theo các số liệu cuối tháng trên sổ chi tiết vật liệu kế toán lập Bảng tổng hợp vật liệu tháng 2/2002.
Phụ biểu 3: Bảng tổng hợp vật liệu
Phụ biểu số 3
Bộ:
Công ty:
BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU
Tháng 2/2002
Số TT
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Kim loại đen
261.651.500
469.119.130
1.089.756.520
1
2
II
Thép cacbon
- Thép C45 f 20
- Thép C45 f 38
- Thép C45 f 65
….
Thép thường
…..
Kim loại mầu
….
6.872
111
57.690.900
33.741.520
577.200
27.833.200
84.062.000
4.801
33,8
278.827.700
23.572.910
173.400
3.287.300
112.949.040
3.352
66.38
88.8
791.999.500
16.458.320
30.813.300
461.800
35.486.970
569.555.440
Tổng cộng 1521
345.713.500
582.068.170
1.659.311.960
- Vì Công ty sử dụng hai hệ thống giá là giá hạch toán và giá thực tế nên hàng tháng kế toán phải lập Bảng kê số 3 “Tính giá vật liệu” để xác định Tổng giá trị NVL nhập kho và xuất kho trong tháng theo giá hạch toán và giá thực tế. Bảng kê số 3 được dùng để điều chỉnh giá kế hoạch cho sát với giá thực tế.
- Căn cứ vào Bảng tổng hợp vật liệu, bảng kê số 3 (tính giá vật liệu của tháng 1/2002) và cột cộng Có TK 331 dòng ghi Nợ TK152.1, 152.2 để vào dòng số liệu từ NKCT số 5 trên Bảng kê số 3 của tháng 2/2002, tương tự như vậy với các Nhật ký chứng từ số 2, 6, 7, kế toán tính ra giá trị vật liệu xuất dùng thực tế hàng tháng và giá trị vật liệu tồn kho cuối tháng theo giá thực tế.
- Sau đó căn cứ vào Phiếu xuất kho Nguyên vật liệu cho các phân xưởng và hệ số chênh lệch của giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu lấy từ Bảng tính giá vật liệu (Bảng kê 3 - Phụ biểu 4) Kế toán lập Bảng phân bổ vật liệu sử dụng theo từng loại cho các phân xưởng (Phụ biểu 5) rồi tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, dùng cho chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. (Phụ biểu 6).
Căn cứ vào số liệu trong phụ biểu 5, kế toán có số liệu tổng chi phí NVL trực tiếp dùng trong tháng. Kế toán tập hợp CPSX sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” và các TK liên quan để ghi sổ “Chi phí sản xuất kinh doanh” các bút toán: Nợ TK 621: 720.246.800
Trong đó: TK 621.1: 257.278.400
TK 621.2: 417.595.700
TK 621.3: 45.372.700
Có TK 152.1: 546.099.300
Có TK 152.2: 135.186.500
Có TK 152.3: 22.077.000
Có TK 153 : 16.884.000
Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 (sổ cái TK 154) như sau:
Nợ TK 154: 720.246.800
Trong đó 154.1: 257.278.400
154.2: 417.595.700
154.3: 45.372.700
Có TK 621: 720.246.800
Trong đó 621.1: 257.278.400
621.2: 417.595.700.
621.3: 45.372.700
1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Công ty áp dụng hình thức trả lượng theo sản phẩm cuối cùng tức là sản phẩm là ra ở từng giai đoạn nhập kho và công ty qui định đơn giá lương cho từng loại sản phẩm không tính theo công đoạn sản xuất.
Tiền lương của phân xưởng
=
å
Số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng
x
Giá vốn sản phẩm
-
Các chi phí vật tư, nhiên liệu thực tế
Giá vốn sản phẩm = Đơn giá tiền lương + Các chi phí hạch toán
Các chi phí hạch toán gồm chi phí vật tư, khuôn, dao cụ… được định mức cho từng loại sản phẩm.
Ở Công ty, tiền lương nghỉ phép của CN sản xuất không tiến hành trích trước mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho CN sản xuất, số tiền đó được giao cho Quản đốc PX giữ khi nào CN nghỉ thực tế thì trả cho họ. Các chứng từ làm căn cứ thanh toán lương cho các phân xưởng là các phiếu nhập kho sản phẩm và bảng chấm công. Cuối tháng kế toán tập hợp thời gian lao động và số sản phẩm nhập kho để tính lương.
Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương cá nhân bảng tổng hợp thanh toán lương của các tổ, phân xưởng, phòng, ban… (phụ lục 7,8,9). Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, lập bảng phân bổ chi tiết tiền lương (Phụ lục 10) trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
Kế toán căn cứ vào chi phí tiền lương tổng hợp được để lên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 11).
Kế toán sử dụng TK 622 và các TK khác có liên quan để ghi sổ “ Chi phí sản xuất kinh doanh” với các bút toán phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sau: Nợ TK 622: 450.543.400
Trong đó TK 622.1: 43.449.400
622.2: 405.094.000
622.3: 2.000.000
Có TK 334: 450.543.400
Theo chế độ hiện hành, ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty còn trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ nhất định
trên tổng số tiền lương đó và đưa vào chi phí sản xuất.
Căn cứ vào quỹ lương cơ bản và tỷ lệ tính BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán hạch toán khoản chi phí này như sau:
Nợ TK 622: 38.496.800
Trong đó: TK 622.1: 3.712.900
622.2: 34.612.600
622.3: 171.300
Có TK 338: 38.496.800
Trong đó: TK 338.2: 4.200.000
338.3: 30.181.000
338.4: 4.115.800
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí trực tiếp sang TK 154, và ghi sổ Cái TK 154 các bút toán sau:
Nợ TK 154: 489.040.200
Có TK 622: 489.040.200
Phụ biểu 9 BẢNG TỔNG HỢP THU NHẬP
Tháng 02 năm 2002
Số TT
Diễn giải
Tiền
Ghi chú
1
2
3
4
1
Lương sản phẩm theo hạch toán
44.414.000
2
Tiền lương sản phẩm làm thêm
1.809.000
3
Tiền thưởng bổ sung
480.000
4
Tiền lương nghỉ phép, lễ, Tết ...
4.283.000
5
Cộng
50.986.000
6
Lãi hạch toán được hưởng
3.589.000
7
Tổng cộng
54.575.000
8
Trừ tạm ứng kỳ I
12.400.000
9
Trừ 6% BHXH - BHYT
1.007.600
10
Số còn được lĩnh
41.167.400
Phụ lục 10
BẢNG PHÂN BỔ CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG
Tháng 02 năm 2002
TT
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Lương ĐM
TK 334
TK 338
I
Phân xưởng rèn dập
1
Kìm điện 180M
27.479
293,3
8.060.000
10.522.000
899.000
2
Kìm điện 210
4.891
371,5
1.817.000
2.372.000
203.000
3
Pe dan CKDX01
4.559
293,5
1.338.000
1.747.000
149.000
4
…..
Cộng PX rèn dập
33.284.000
43.449.400
3.712.900
II
PX cơ khí
1
Kìm điện 180M
13.000
1.372,3
17.840.000
19.347.700
1.653.000
2
Kìm điện 210
4.000
1.426
5.704.000
6.186.000
529.000
3
Thanh hãm Pe đan phanh
13.240
1.402,4
18.568.000
20.137.000
1.721.000
Cộng PX cơ khí
373.535.300
405.094.000
34.612.600
III
PX gia công
2.000.000
171.300
Tổng cộng
406.819.300
450.543.400
38.496.800
Phụ lục 11 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 02 năm 2002
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Tk 334 phải trả CNV
3382 KPCĐ
3383 BHXH
3384 BHYT
Tổng 338
1
2
3
4
5
6
7
TK 6222 CF NCTT
PX rèn dập
43.449.400
405.000
2.911.000
396.900
3.712.900
PX cơ khí
405.094.000
3.776.000
27.136.000
3.700.600
34.612.600
PX dụng cụ
2.000.000
19.000
134.000
18.300
171.300
Tổng cộng
450.543.400
4.200.000
30.181.000
4.115.800
38.496.800
1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Công ty có 8 PX sản xuất được chia ra thành 3 nhóm PX có các chi phí liên quan tới phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi PX, các chi phí này không được hạch toán riên cho các PX mà tập trung cho toàn Công ty sau đo mới phaan bổ cho các PX theo các tiêu thức phù hợp. Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm:
- Chi phí vật liệu, nhiên liệu, thiết bị công cụ: được tập hợp riêng cho từng nhóm phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý sản xuất gồm: Chi phí điện, nước, điện thoại, máy Fax.
- Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng
- Chi phí khác bằng tiền trong phạm vi phân xưởng như: Chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí…
Chi phí vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, công cụ dụng cụ:
Dựa vào bảng tổng hợp vật liệu sử dụng, kế toán ghi các bút toán trong sổ “Chi phí sản xuất kinh doanh” như sau:
Nợ TK 627: 59.575.200
Trong đó TK627.1: 26.305.300
627.2: 33.269.900
Có TK 152.1: 33.515.100
152.2: 3.378.500
152.3: 3.704.200
152.4: 10.452.400
153: 9.525.000
b. Chi phí khấu hao TSCĐ.
TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại và có giá trị lớn, để theo dõi sự biến động của TSCĐ chính xác thì kế toán mở thẻ cho mỗi TSCĐ và theo dõi trên sổ chi tiết. TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tỷ lệ khấu hao phải trích.
- Đầu năm, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, thời hạn sử dụng của TSCĐ để tính khấu hao:
Giá trị khấu hao trong năm =
- Sau đó xác định số khấu hao phải trích trong tháng:
Số tiền khấu hao phải trích trong tháng =
Căn cứ vào số khấu hao TSCĐ phải trích theo từng đối tượng sử dụng tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp… số khấu hao này được phản ánh trong Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. (Phụ lục 12)
Phụ lục 12
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 2/2002
TT
Chỉ tiêu
Tỉ lệ khấu hao
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627 - chi phí sản xuất chung
TK 642 chi phí QLDN
NG
Khấu hao
PX Rèn dập
PX Co khí
PX Gia công
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Khấu hao cơ bản
110.300.000
15.680.000
2.000.000
1.650.000
2
Trích
Chi tiết
2142
17.200.000
2143
87.694.000
2144
2.900.000
2145
2.506.000
Hàng tháng chi phí khấu hao TSCĐ được tập hợp và phản ánh vào TK 627, 642, chi tiết theo yêu cầu quản lý. Căn cứ vào Bảng Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các bút toán trong sổ “ CP sản xuất kinh doanh” được kế toán
ghi như sau:
Nợ TK 627: 108.650.000
Trong đó: TK627.1: 15.680.000
627.2: 90.970.000
627.3: 2.000.000
Nợ TK 642: 1.650.000
Có TK 214: 110.300.000
Trong đó: 214.2: 17.200.000
214.3 87.694.000
214.4: 2.900.000
214.5: 2.506.000
c. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý sản xuất chung như: điện, nước, điện thoại…
- Công ty có 2 trạm biến thế riêng phục vụ cho công tác sản xuất toàn công ty. Số tiền điện phải trả hàng tháng kế toán tập hợp theo dõi trên TK 331 “Phải trả người bán”. Cuối tháng căn cứ vào điện năng tiêu thụ trên đồng hồ, kế toán tính ra số điện dùng vào sản xuất và quản lý doanh nghiệp.
- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài như nước, điện thoại… Kế toán căn cứ vào hóa đơn thanh toán mà tiến hành theo dõi, phản ánh vào TK 331, sau đó tổng hợp toàn bộ chi phí mua ngoài và hạch toán trên các TK 627, 642. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627, 642
Có Tk 331
Theo phụ lục số 13, chi phí mua ngoài dùng cho sản xuất chung là:
Nợ TK 627: 181.048.570
Có TK 331: 181.048.570
Chi phí khác bằng tiền trong phạm vi phân xưởng như CP tiếp khách, hội nghị, tạm ứng công tác phí ... được kế toán căn cứ vào phiếu chi để tiến hành theo dõi trên NKCT số1 chi tiết cho từng khoản chi. Các khoản này được phản
ánh ở bên Có TK 111 “Tiền mặt” rồi hạch toán vaò chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào Bảng kê số 4, trong sổ “Chi phí sản xuất kinh doanh” kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627: 29.900.600
Có TK 111: 29.900.600
Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung sang TK 154, ghi sổ Cái TK 154 như sau:
Nợ TK 154: 378.974.370
Có TK 627: 378.974.370
1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn bộ công ty
Sau khi đã tập hợp riêng từng khoản mục Chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành kết chuyển sang TK 154, sổ cái TK 154 để tính tổng hợp chi phí sản xuất. Kế toán căn cứ vào các “Bảngphân bổ vật liệu”, “Bảng tổng hợp vật liệu sử dụng”, “Bảng phân bổ tiền lương”, “ Bảng tổng hợp tiền lương”, “Bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ” và các NKCT có liên quan để tiến hành lập Bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng” dùng cho TK 154, 621, 622, 627, 631...
Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4, sau khi khoá sổ cuối tháng là căn cứ để lập NKCT số 7. Dựa vào đó, kế toán tập hợp toàn bộ CP SX trong tháng của Công ty và ghi bút toán sau trong sổ cái TK 154:
Nợ TK 154: 1.588.261.370
Có TK 621: 720.246.800
Có TK 622: 489.040.200
Có TK 627: 378.974.370
Chi phí sản xuất thực tế trong tháng
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
Như vậy, chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng 2/2002 toàn công ty là: 370.710.614 + 1.588.261.370 = 1.958.971.984
2. Công tác tính giá thành ở Công ty Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu Hà Nội.
2.1. Đối tượng tính giá thành:
Do sản phẩm của công ty đa dạng, nhiều loại, qui trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục và trải qua nhiều giai đoạn, kế toán xác định và tính ngay giá thành đối với các sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng (tính giá thành của nửa thành phẩm và sản phẩm hoàn thành).
Như vậy, đối tượng tính giá thành của công ty là nửa thành phẩm và thành phẩm nhập kho, chi tiết cho từng loại sản phẩm.
2.2. Kỳ tính giá thành ở công ty.
Kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ, sổ sách kế toán, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng sang TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty.
Giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng
Sản phẩm làm dở cuối tháng ở công ty là những chi tiết sản phẩm chưa hoàn thành còn đang ở trên dây chuyền sản xuất sản phẩm của các phân xưởng, mặt khác do phôi dùng để chế tạo sản phẩm của các phân xưởng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên để đơn giản, dễ tính toán giá trị sản phẩm làm dở, cuối tháng kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê số phôi còn lại ở các phân xưởng để xác định sản phẩm làm dở cuối tháng ở các phân xưởng theo công thức:
x
=
Số phôi còn lại trên dây chuyền sản xuất
Giỏ trị sản phẩm làm dở cuối thỏng
Chi phí phát sinh trong tháng
+
Chi phí sản phẩm làm dở đầu tháng
Tổng số phôi đem sản xuất
2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty:
Với đối tượng tính giá thành của Công ty là nửa thành phẩm và sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán công ty vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn đối với nửa thành phẩm và sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng vừa phù hợp với đặc điểm công ty vừa giúp công tác tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời.
Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được (chi tiết cho từng loại sản phẩm) trong tháng và số chi phí nửa thành phẩm đầu tháng chuyển sang và kết quả kiểm kê giá trị nửa thành phẩm cuối tháng, giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), kế toán tính ra tổng giá thành của sản phẩm nhập kho, sau đó xác định giá thành cho từng cho từng sản phẩm.
å Giá thành từng loại SP hoàn thành trong tháng
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
+
Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng
-
Giá trị SP làm dở cuối tháng
-
Giá trị phế liệu thu hồi
- Khi nửa thành phẩm, thành phẩm nhập kho, kế toán thực hiện nghiệp vụ này theo bút toán sau:
Nợ TK 155 (Chi tiết theo từng loại sản phẩm)
Có TK 154.
- Cụ thể công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty như sau: ở phân xưởng Rèn dập, sản phẩm chủ yếu là phôi đã hoàn thành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho phôi hòan thành nhập kho bán thành phẩm. Sau đó số phôi này được giao cho các phân xưởng cơ khí để gia công hoàn thiện sản phẩm.
Toàn bộ chi phí tạo phôi, và các chi phí gia công khác để hoàn thiện sản phẩm, kế toán tiến hành tính vào giá thành sản phẩm nhập kho.
Ví dụ: Trong tháng 1, Phân xưởng Rèn dập hoàn thành nhập kho 4891 phôi kìm điện 210. Kế toán lập phiếu tính giá thành cho sản phẩm kìm điện (Phụ lục 17).
Căn cứ vào đó kế toán lập bảng tổng hợp sản phẩm nhập kho tháng 2/2002 của phân xưởng (Phụ lục 18)
Phân xưởng cơ khí sẽ lĩnh toàn bộ số phôi này ở kho bán thành phẩm để tiếp tục gia công hoàn thiện sản phẩm.
Trong tháng 2, PX Cơ khí hoàn thành nhập kho 4.000 sản phẩm kìm điện 210, kế toán tiến hành lập Phiếu tính giá thành kìm điện 210 và lập Bảng tổng hợp sản phẩm nhập kho phân xưởng (Phụ lục 19, 20).
Phần III:
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU.
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1. Sự cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và trở nên khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực mọi phương diện để tìm đựơc cho mình một vị trí để tồn tại và phát triển. Một trong các yếu tố đó là giá cả sản phẩm. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất phát triển, sản phẩm được sản xuất ngày càng đa dạng, phong phú; đồng thời thị hiếu và sự hiểu biết về sản phẩm của người tiêu dùng cũng ngày càng được nâng cao. Do vậy để thu hút được khách hàng tăng sản lượng tiêu thụ thì giá sản phẩm phải bằng hoặc thấp hơn gía thị trường. để thực hiện được mức giá này, DNSX phải kiểm soát được các chi phí đã bỏ ra và từ đó thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm tối thiểu mức chi phí cá biệt của doanh nghiệp xuống thấp hơn chi phí chung của các đối thủ trên thị trường. Do vậy, việc hoàn thiện công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
2. Yêu cầu
Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là một công việc phức tạp tốn nhiều thời gian và đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, cập nhật theo nhiệm vụ của hệ thống chính sách, chế độ và các chuẩn mực kế toán ban hành của nhà nước.
Tuỳ theo điều kiện chung của nền kinh tế trong từng thời kỳ và mục tiêu
cụ thể của mình mà doanh nghiệp đề ra phương hướng điều chỉnh cho thích hợp và có lợi nhất.
Các yêu cầu đối với công tác hoàn thiện:
1. Phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế tài chính và chế độ Kế toán hiện hành của nhà nước.
2. Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
3. Tạo ra một hệ thống sổ sách Kế toán gọn gàng, mạch lạc không bị chồng chéo, dể theo dõi.
4. Đảm bảo cung cấp thông tin về chi phí, giá thành 1 cách nhanh nhất kịp thời nhất cho việc ra các quyết định quản lý và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Việc hoàn thiện phải kết hợp được Kế toán tổng hợp với Kế toán chi tiết, Kế toán tài chính với Kế toán quản trị.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY:
* Đặc điểm Công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất, hơn 40 năm qua Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội đã tạo dựng cho mình một mô hình quản lý hạch toán Kế toán khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty, nhờ vậy, Công ty đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế đất nước và tiếp tục phát triển.
Khi nhà nước thay đổi toàn bộ hệ thống tài khoản quốc gia đã làm thay đổi các nghiệp vụ hạch toán kế toán song Công ty vẫn áp dụng đúng theo chế độ Kế toán hiện hành. Công ty thực hiện tổ chức công tác Kế toán tập trung, các nhân viên Kế toán được phân công công việc cụ thể phù hợp với năng lực của mình đã đảm nhận tốt công tác quản lý và hạch toán kinh tế của Công ty. Riêng bộ phận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đã tập hợp và phản ánh tương đối đầy đủ và chính xác khoản mục chi phí phát sinh chi tiết đến từng phân xưởng và từng loại sản phẩm. Xuất phát từ tính chất và đặc điểm sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất của Công ty, kinh tế đã lựa chọn hình thức Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm tương đối phù hợp theo đúng chế độ Kế toán hiện hành, đảm bảo được tính gọn nhẹ và hiệu quả kỳ tính giá thành của Công ty là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo Kế toán góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý và đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài những ưu điểm cần phát huy trên, công tác Kế toán vẫn còn có hạn chế và thiếu sót càn phải khắc phục như.
- Ở khâu Kế toán nguyên vật liệu:
Do Công ty sử dụng hệ thống giá kế hoạch cho hầu hết các loại nguyên vật liệu sử dụng nên Kế toán phải tiến hành hạch toán SPNVL để sản xuất sản phẩm trên bảng phân bố theo giá kế hoạch. Nhưng trên thực tế, giá trị nguyên vật liệu ghi trên phiếu xuất kho lại được xác định theo phương pháp FIFO nhập trước - xuất trước, do vậy Kế toán cùng một lúc phải theo dõi CPNVL theo cả 2 chỉ tiêu: giá kế hoạch và giá thực tế cuối tháng, Kế toán lập bảng tình giá NVL, song không tính được hệ số chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Như vậy không có mối liên hệ nào giữa giá thực tế và giá kế hoạch nếu tính theo phương pháp nhập trước xuất trước, nên có thể không cần thiết để tính NVL theo 2 giá như vậy để giảm bớt khối lượng công việc cho Kế toán.
- Đối với nghiệp vụ Kế toán tập hợp CPNVL trực tiếp:
Kế toán ở bộ phận này đã tính gộp cả chi phí về lương của bộ phận sản xuất gián tiếp trong mỗi phân xưởng (nhân viên quản lý phân xưởng, thống kê phân xưởng …) và chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm và tiền lương cuat bộ phận này cũng được tính trả như của công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng. Điều này không đúng với qui định của bộ tài chính, mặt khác gây ra thắc mắc giữa các công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng, hạn chế việc tăng năng suất lao động trong phân xưởng, ảnh hưởng đến việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
Bên cạnh đó, Kế toán không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp mà tính luôn vào tiền lương phải trả hàng tháng cho công nhân, đồng thời xuất quỹ giao cho quản đốc phân xưởng giữ, đến khi công nhân nghỉ phép thì quản đốc phân xưởng sẽ thanh toán với công nhân. Việc này làm cho việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm thiếu chính xác và không phù hợp với nguyên tắc quản lý tiền mặt.
- Đối với công tác tập hợp CPSXC:
Các yếu tố chi phí nằm trong khoản mục CPSXC được Kế toán tập hợp chung trên TK 627 nhưng không được theo dõi chi tiết theo từng mục chi phí trên các TK cấp 2 của TK 627 mà tập hợp theo các báo cáo sản xuất của mỗi phân xưởng. Trong các báo cáo này có phản ánh cụ thể chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng theo từng mục nhưng không phản ánh vào TK tập hợp chi phí, do đó công tác Kế toán ở công đoạn này là chưa thực sự hàon chỉnh và liền mạch, gây khó khăn cho việc theo dõi và kiểm tra.
- Đối với công tác tính giá thành sản phẩm:
Phiếu tính giá thành do Kế toán Công ty lập chưa phù hợp với biểu mẫu của Bộ tài chính ban hành. Việc tập hợp chi phí nằm trong giá thành của sản phẩm sản xuất ra tuy có căn cứ vào các bảng phân bổ đã lập nhưng không được phản ánh theo các khoản mục chi phí như ở bộ phận tập hợp chi phí sản xuất, do vậy công việc ở khâu tình gía thành sản phẩm rất phức tạp và thiếu tính đồng nhất với khâu tập hợp chi phí sản xuất.
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
1. Hoàn thiện công tác Kế toán CPNVL:
Do sản phẩm của Công ty rất đa dạng với khối lượng lớn nên cần nhiều loại nguyên vật liệu. Để tiện cho việc quản lý CPNVL trực tiếp, Công ty đã lập được một hệ thống định mức CPNVL cho từng loại sản phẩm và tương ứng với nó là hệ thống giá hạch toán cho từng loại nguyên vật liệu. Tuy nhiên Công ty không sử dụng giá hạch toán này để xác định giá trị nguyên liệu xuất kho mà lại xuất kho theo giá nhập trước xuất trước (FIFO). Điều này gây ra tình trạng không đồng nhất giữa các nghiệp vụ Kế toán. Tuy rằng phương pháp FIFO phản ánh được giá trị hàng tồn kho theo gía cao nhất, sát với giá thị trường nhất, song với khối lượng NVL lớn và nhiều chủng loại được luân chuyển thường xuyên như trong Công ty, thì việc áp dụng phương pháp này rất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian và sức lực. Do vậy, Kế toán Công ty nên sử dụng giá hạch toán để hạch toán NVL xuất kho sản xuất sản phẩm, cuối kỳ tính ra chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế, từ đó xác định gía trị thực của CPNVL phát sinh bằng phương pháp hệ số như sau:
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ (giá thưc) + phát sinh trong kỳ
Giá trị NVL tồn đầu kỳ (giá hạch toán) + phát sinh trong kỳ
= x hệ số chênh lệch
2. Hoàn thiện Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Theo chế độ Kế toán hiện hành, nội dung CPNC trực tiếp trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ) và được hạch toán vào TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp". Song ở đây, Kế toán Công ty đã hạch toán vào TK 622 cả tiền lương của bộ phận lao động gián tiếp trong phân xưởng( quản đốc phân xưởng, thống kê phân xưởng…).Điều này vừa chưa đúng chế độ Kế toán hiện hành vừa làm sai lệch tính chất của CPNC trực tiếp trong giá thành sản phẩm. Do vậy, để chính xác hơn, Kế toán Công ty nên tách biệt hai khoản chi phí này, sau đó tập hợp riêng chi phí nhân công trực tiếp vào TK 627 "Chi phí sản xuất chung". Sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.
Căn cứ vào bảng chấm công của từng phân xưởng và bảng kê sản phẩm nhập kho, Kế toán tính riêng được tiền lương sản phẩm phải trả cho bộ phận sản xuất. Tiền lương của bộ phận gián tiếp tính theo thời gian, còn các khoản thu nhập khác tính như bình thường theo hệ số lương của từng người. Cuối tháng phân bổ CPNC gián tiếp thuộc khoản mục CPSX chungtheo công thức:
Hệ số phân bổ =
= x Hệ số phân bổ
Ngoài ra, Kế toán Công ty không được tính trước tiền lương nghỉ phép của CNSX mà hàng tháng tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân, đồng thời cũng xuất quỹ tiền lương phải trả cho công nhân cho quản đốc phân xưởng giữ. Như vậy Công ty đã để lãng phí một khoản tiền nhàn dỗi, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nên chăng, Kế toán Công ty thực hiện tính trích tiền lương nghỉ phép của nhân công hàng tháng vào chi phí nhân công trực tiếp theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền lương đảm bảo giữ một tỷ lệ ổn định về chi phí trong giá thành, khi có phát sinh thực tế mới thực hiện xuất quỹ tiền mặt để trả cho công nhân.
- Có thể tính như sau:
= x
=
Như vậy, giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ sẽ không phải gánh chịu một khoản chi phí thường xuyên biến động.
* Hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào kết quả tính toán số tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trích trước hàng tháng theo kế hoạch, định khoản:
Nợ TK 622
Có TK335
+ Trích lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân:
Nợ TK 335
Có TK 334
+ Thanh toán lương nghỉ phép cho công nhân:
Nợ TK 335
Có TK 111
Cuối năm, Kế toán tiến hành quyết toán giữa số trích trước và số thực tế phát sinh.
- Nếu số thực tế < Số đã trích: Nợ TK 335
Có TK 622
- Nếu số thực tế > Số đã trích: Nợ TK 622
Có TK335
3. Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất.
3.1. Hoàn thiện quá trình hạch toán ban đầu:
Kế toán Công ty thực hiện tập hợp toàn bộ các chi phí thuộc CPSX chung cho từng phân xưởng trên TK 627 nhưng không chi tiết theo khoản mục chi phí, nên có gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý các yếu tố CPSXC. Để việc quản lý và phân bổ CPSXC tiến hành đơn giản hơn và cung cấp nguồn số liệu chính xác hơn cho công tác tính giá thành, Kế toán nên mở TK chi tiết cho từng khoản mục CPSXC phát sinh.
Ví dụ: các TK 6271(chi phí sản xuất chung phân xưởng Rèn dập) như sau:
TK 627.11: CPVL phụ, phụ tùng thay thế.
TK 627.12: Tiền lương và các khoản trích theo lươngbộ phận gián tiếp phân xưởng.
TK 627.13: chi phí công cụ dụng cụ
TK 627.14: Chi phí khấu hao tài sản cố định….
3.2 Hoàn thiện việc phân bổ CPSXC.
Công ty sử dụng tiêu thức doanh thu sản xuất để phân bổ CPSXC đã tập hợp được trong tháng cho các loại sản phẩm. Để tính được doanh thu sản xuất, Kế toán đã sử dụng giá bán hiện tại của những sản phẩm sản xuất trong tháng , tiêu thức này thường biến động trong khi CPSXC lại có xu hướng giữ nguyên. Mặt khác, sản phẩm của Công ty là sản phẩm công nghiệp nên luôn có một chữ lượng tồn kho lớn qua các kỳ, nếu kỳ tiêu thức doanh thu để phân bổ thì mặt hàng nào có biến động lớn về giá sẽ phải gánh chịu một phần CPSXC không tương xứng. Như vậy, tiêu thức này chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất theo chi phí nhân công trực tiếp.
=
Sau đó tình chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm (i).
= H x Qi x Mi
Trong đó : C là tổng CPSXC đã tập hợp được trong tháng.
Qi: Sản lượng của sản phẩm i.
Mi: Định mức tiền lương của sản phẩm i.
4. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty.
- Nhìn chung công tác tính giá thành của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và đều đặn trong tháng cho từng đối tượng nửa thành phẩm và thành phẩm nhập kho. Tuy nhiên, Kế toán không phản ánh trên phiếu tính giá thành các khoản mục CPNC trực tiếp, NVL trực tiếp và CPSXC mà chia ra thành những danh mục chi phí cụ thể như: Mạ vecni, khuôn dao tự tạo, dụng cụ cắt…phương pháp tính này làm tăng khối lượng công việc ở khâu tính giá thành lên rất nhiều, hơn nữa nó lại gây ra sự không đồng nhất giữa nghiệp vụ Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Nhược điểm này xuất phát từ nhược điểm ở khâu Kế toán CPSXC đã không tập hợp chi tiết theo các tiêu khoản (như trình bày ở trên).
Để đảm bảo phản ánh chính xác các khoản chi phí làm nên giá thành sản phẩm, vừa giảm bớt khối lượng công việc của Kế toán trong khâu tính giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý giá thành, Công ty nên sử dụng phiếu tính giá thành theo mẫu mà Bộ tài chính ban hành để phản ánh ba khoản mục chi phí đã được tập hợp trên các bảng phân bổ: CPVNL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC chi tiết cho từng sản phẩm. Việc này vừa đảm bảo phản ánh chính xác các khoản chi phí làm nên giá thành vừa giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán mà lại thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý giá thành.
Phụ biểu 21:
PX : ... PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng ..... năm 200... Hoàn thành:....
Tên sản phẩm: ........ Dở dang:.....
TT
Chỉ tiêu
CP SXKD DD ĐK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-210.docx