Tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ: Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
đại học tháI nguyên
tr−ờng đại học nông lâm
-------------------
Nguyễn thị hà giang
Chuyên đề:
đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248
trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện đại từ
Chuyên đề tốt nghiệp đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Khuyến nông và phát triển nông thôn
Khoá : 2004-2008
Giảng viên h−ớng dẫn : TS. Đinh Ngọc Lan
Thái Nguyên, 2008
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Mục lục
Trang
Phần 1. đặt vấn đề ........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề ......................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................8
Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................8
Phần 2. Tổng quan t...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
đại học tháI nguyên
tr−ờng đại học nông lâm
-------------------
Nguyễn thị hà giang
Chuyên đề:
đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248
trong công tác khuyến nông cơ sở tại huyện đại từ
Chuyên đề tốt nghiệp đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Khuyến nông và phát triển nông thôn
Khoá : 2004-2008
Giảng viên h−ớng dẫn : TS. Đinh Ngọc Lan
Thái Nguyên, 2008
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Mục lục
Trang
Phần 1. đặt vấn đề ........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề ......................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................8
Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................8
Phần 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................9
2.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................9
2.1.1. Lịch sử phát triển khuyến nông ...............................................................9
2.1.1.1. Trên thế giới..........................................................................................9
2.1.1.2. Lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam.....................................10
2.1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của khuyến nông đối với phát triển nông
thôn Việt Nam .................................................................................................11
2.1.2.1. Định nghĩa khuyến nông ....................................................................11
2.1.2.2. Nội dung của khuyến nông.................................................................13
2.1.2.3. Vai trò của khuyến nông ....................................................................14
2.1.3. Các nhân tố ảnh h−ởng đến khuyến nông..............................................16
2.2. Tình hình thực tiễn về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam ......................17
2.2.1. Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam.......................................................17
2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam ..19
2.2.3. Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên ....................................................21
2.2.4. Một số kết quả đạt đ−ợc trong công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên......23
Phần 3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu ............28
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian: ................................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu: ...............................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................28
Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................30
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại
huyện Đại Từ ...................................................................................................30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................30
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ...................................................................31
4.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ...............................31
4.2. Khái quát về hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ..................................33
4.2.1. Hệ thống khuyến nông Đại Từ ..............................................................33
4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ..............35
4.2.3. Kết quả nghiên cứu về trình độ và năng lực của cán bộ KN Trạm KN
Đại Từ. .............................................................................................................36
4.3. Thực trạng hoạt động của cán bộ 248 tại huyện Đại Từ ..........................37
4.3.1. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 của huyện Đại Từ .......................38
4.3.2. Đánh giá của nông dân về cán bộ 248...................................................39
4.3.3. Những vấn đề bất cập về việc sử dụng cán bộ 248 tại huyện Đại Từ....42
4.4. Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức trong công tác khuyến nông
cơ sở của cán bộ 248 hiện tại của huyện Đại Từ.............................................44
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát triển
hệ thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại từ.................................................45
Phần 5. kết luận và khuyến nghị..........................................................48
5.1. Kết luận.....................................................................................................48
5.2. Khuyến nghị .............................................................................................49
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng các từ, các cụm từ viết tắt
1. KN Khuyến nông
2. KN & PTNT Khuyến nông và Phát triển nông thôn
3. PTNT Phát triển nông thôn
4. NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
5. UBND ủy ban nhân dân
6. CIDSE Tổ chức phát triển và hợp tác quốc tế
7. SNV Tổ chức phát triển Hà Lan
8. CP Chính phủ
9. TƯ Trung −ơng
10. TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
11. KNVCS Khuyến nông viên cơ sở
12. KNV Khuyến nông viên
13. TBKT Tiến bộ kỹ thuật
14. TTKN Trung tâm khuyến nông
15. TTKNQG Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
16. TP Thành phố
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Lời nói đầu
Với ph−ơng châm “học đi đôi hành, “lý thuyết bắn liền với thực tiễn,
nhà tr−ờng gắn liền với xã hội“. Tr−ờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
hàng năm đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ
hội quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau
khi ra tr−ờng. Đ−ợc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó,
nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Đ−ợc sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà tr−ờng, Ban chủ
nhiệm khoa Khuyến nông & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp : “Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của cán bộ 248 trong
hoạt động khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ“. Đây cũng là lấn đầu tiên
thực hiện một chuyên đề. Vì vậy chuyên đề còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận đ−ợc sự góp ý và phê bình từ qúy thầy cô giáo, các bạn sinh viên để
chuyên đề của tôi đ−ợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà tr−ờng, Ban chủ
nhiệm khoa KN & PTNT. Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS.
Đinh Ngọc Lan giảng viên khoa KN & PTNT, là ng−ời đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Tôi xin đ−ợc bày tỏ tấm lòng biết ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên
Trạm khuyến nông huyện Đại Từ, cán bộ 248 và bà con nông dân 3 xã Hùng
Sơn, Khôi Kỳ và Hà Th−ợng của huyện Đại Từ đã cung cấp những số liệu cần
thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Giang
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Danh mục bảng
Trang
Bảng 2.1: Kết quả công tác đưa giống đậu tương mới vào sản xuất (2003 –
2005) với sự tham gia của HTKN tỉnh Thái Nguyên .........................................
Bảng 2.2: Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2003 –
2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên .....................
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các cây trồng chính của huyện ....27
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của huyện Đại Từ qua 3 năm (2005 – 2007 )
........................................................................................................................27
Bảng 4.3: Số l−ợng các tổ chức KN cấp cơ sở trên địa bàn huyện Đại Từ....30
Bảng 4.4 Số l−ợng và trình độ đào tạo của cán bộ KN huyện Đại Từ giai đoạn
2005 - 2007.....................................................................................................31
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ KN huyện Đại Từ giai đoạn 2005
– 2007 ...........................................................................................................32
Bảng 4.6. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 huyện Đại Từ.......................33
Bảng 4.7. Đánh giá của nông dân về kỹ năng làm việc của cán bộ 248 ........34
Bảng 4.8. Đánh giá của nông dân về các buổi tập huấn của cán bộ 248........35
Bảng 4.9 : Đánh giá của nông dân về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248.......36
Bảng 4.10: Đánh giá của nông dân về năng lực cán bộ 248...........................36
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ 248 về chế độ l−ơng và phụ cấp..................38
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 1
đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Khuyến nông Thái Nguyên đã thành lập đ−ợc 17 năm dưới sự hỗ trợ của
CIDSE và SNV. Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên là một trong những hệ
thống mạnh nhất ở miền bắc Việt Nam. Kết quả nổi bật nhất của hoạt động
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua là hình thành đ−ợc hệ
thống khuyến nông từ tỉnh xuống đến cấp cơ sở, với nhiều hình thức hoạt
động linh hoạt và mang tính hiệu quả cao. Đặc biệt, phải nói đến đội ngũ cán
bộ 248 làm công tác khuyến nông tại các xã dựa trên kết luận số 248-KL/
TU ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh ký hợp đồng lao
động với các kỹ sư kinh tế, kỹ sư nông nghiệp và các kỹ sư kỹ thuật rồi cử
họ xuống các xã, phường làm công tác khuyến nông. Mỗi xã nhận từ 1-2 kỹ
sư trên nguyên tắc “xã sử dụng, huyện quản lý, tỉnh trả lương” theo ngân sách
của xã. Trên thực tế, tại một số địa bàn cán bộ khuyến nông 248 đóng vai trò
quan trọng trong công tác khuyến nông cơ sở, họ là cầu nối giữa nông dân
và khuyến nông cấp trên. Họ là người đưa đến cho người nông dân những
kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi mới, phương pháp mớià ngoài ra, họ
còn trực tiếp tham ra tổ chức, giám sát, đánh giá các ô trình diễn, thử nghiệm
tại cơ sở. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về
chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ 248 và cũng chưa có một công trình
nào nghiên cứu đánh giá về phương thức và hiệu quả hoạt động của cán bộ
248 trong công tác khuyến nông.
Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km. Tổng diện tích đất tự nhiên
toàn huyện là 57.890 ha: Trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm
nghiệp chiếm 45,13%; đất chưa sử dụng chiếm 17,35%; còn lại là đất phi
nông nghiệp chiếm 10,65%. Huyện Đại Từ hiện có 29 xã và 2 thị trấn với
tổng dân số toàn huyện trên 16.000 ng−ời. Mật độ dân số bình quân trên 227
ng−ời/km2. Có 8 dân tộc chung sống, chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán
Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn địa bàn huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Hiện nay, hệ thống khuyến nông của huyện Đại Từ gồm có trạm khuyến
nông huyện và hệ thống khuyến nông cấp xã, thôn bản. Trong đó, khuyến
nông cơ sở với lực lượng chủ chốt là cán bộ 248 đang chiếm một vị trí quan
trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến với người nông dân và các
hoạt động khuyến nông khác. Vì vậy, được sự phân công của khoa KN &
PTNT - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực
hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến
nông cơ sơ tại huyện Đại Từ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công tác khuyến
nông cơ sở của huyện và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của công tác khuyến nông cấp cơ sở.
Mục tiêu cụ thể
• Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công
tác khuyến nông.
• Đánh giá được mặt mạnh – yếu, cơ hội – thách thức trong công tác
khuyến nông cấp cơ sở của cán bộ 248.
• Tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát triển hệ
thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 2
Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lịch sử phát triển khuyến nông
2.1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, khuyến nông ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ những hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tới năm 1775, giáo s− Heinr Badaozzi đã
dậy môn nông nghiệp và đề cập nhiều vấn đề trong nông nghiệp.
Năm 1843 ở Mỹ đã phát triển đào tạo khuyến nông và đến năm 1907 ở
Mỹ đã có 42 tr−ờng trên 39 bang có đào tạo khuyến nông và có bộ môn, khoa
khuyến nông.
ở châu á, ngay sau khi hội nghị đầu tiên về khuyến nông khu vực Châu
á đ−ợc tổ chức tại Malila (Philippin) năm1955 phong trào khuyến nông đã có
b−ớc phát triển mạnh mẽ, tổ chức khuyến nông trong các n−ớc khu vực đã
đ−ợc hình thành.
- Tại Trung Quốc, đã có khoa khuyến nông ở tr−ờng Đại học Kim Lăng
từ năm 1933. Trung Quốc rất coi trọng xây dựng mô hình trình diễn, đ−a cán
bộ đi thực tế ở cơ sở. Tới nay họ có ủy ban khuyến nông Quốc gia – Cục phổ
cập kỹ thuật nông nghiệp; ở cấp tỉnh có cục khuyến nông; d−ới tỉnh có khuyến
nông phân khu; cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã. Hoạt động của sản xuất
nông nghiệp đã có những b−ớc đột phá trong sản xuất lúa lai, nuôi trồng thủy
sản, thú y và chế biến nông sản.
- Tại Thái Lan, tuy mãi đến 20/10/1967 chính phủ Thái Lan mới có quyết
định thành lập tổ chức khuyến nông, nh−ng hoạt động khuyến nông ở Thái
Lan rất mạnh, có mạng l−ới cán bộ khuyến nông đến tận làng xã. ở Bộ Nông
nghiệp thủy sản có cục khuyến nông.Trong cục có các phòng hành chính, tổ
chức, tài chính, kế hoạch, phòng cây l−ơng thực, kinh doanh dịch vụ cây nông
nghiệp, phòng giống, phòng thông tin đào tạo, phòng phát triển nông thôn.
Ngoài ra khuyến nông ở Thái Lan còn có 6 trung tâm vùng (Chiềng Mai,
Kinkhen, Rachabun, Chainat, Rayon, Songkla). ở tỉnh có trung tâm khuyến
nông, cấp huyện có trạm khuyến nông.
- Tại ấn Độ, công tác khuyến nông đ−ợc đặc biệt coi trọng ở vùng nông
dân nghèo, những vùng còn ít phát triển. Ng−ời ta gắn khuyến nông vào các
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
ch−ơng trình quốc gia về giống lúa, ngô, đậu có những trung tâm vùng nh−
trung tâm Anandniketan Ashsam ở bang Gugiasat suốt hơn 30 năm qua đã tập
trung hơn 3 triệu nông dân nghèo của mấy bộ tộc định canh và định c−.
- Tại Hoa Kỳ, theo luật Smit-lever năm 1944, toàn liên bang có một cơ
quan khuyến nông quản lý đạo luật của liên bang và làm việc chỉ đạo rất
phong phú, đa dạng nh−: làm v−ờn gia đình, thị tr−ờng, phát triển kinh tế gia
đình, ch−ơng trình thanh niênà Trong dịch vụ khuyến nông các chuyên gia
ngành của khuyến nông th−ờng là thành viên của các sở, viện, các chuyên gia
này vừa làm nghiên cứu vừa giảng dạy ở các tr−ờng vừa có thể làm khuyến
nông.
Qua việc tìm hiểu về một số nét của khuyến nông trên một vài quốc gia
cho thấy, hầu hết các quốc gia đều rất coi trọng công tác khuyến nông, tổ chức
khuyến nông có qui củ và chặt chẽ.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành khuyến nông ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam
cũng đ−ợc hình thành và phát triển t−ơng đối sớm.
Các vua Hùng cách đây 2000 năm đã trực tiếp dậy dân làm nông nghiệp:
gieo hạt, cấy lúa, mở các cuộc thi để các hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài,
chế biến các món ăn bằng nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là ng−ời
đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.
ở thời Tiền Lê đã có những chính sách phát triển nông nghiệp để động
viên nông dân tích cực tham gia sản xuất. Triều vua Lê Thái Tông (1492) mỗi
xã có một xã tr−ởng phụ trách nông nghiệp và đê điều, đặc biệt là lần đầu tiên
sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức.
D−ới chế độ Sài Gòn cũ (1960), thành lập Nha khuyến nông chuyên lo
phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 – 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm tới nông nghiệp, Ng−ời kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất, tăng
gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chúng
ta lúc này”. (Tài liệu tập huấn ph−ơng pháp KN, 2007) [2].
Từ năm 1958 – 1975: Nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển trong
sự tác động trực tiếp của mô hình Hợp tác xã nông nghiệp. Từ tổ đổi công
(1956) đến hợp tác xã bậc thấp (1960); hợp tác xã cấp cao (1968); hợp tác xã
toàn xã (1974).
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Thời kỳ 1976 – 1988: Nông nghiệp Việt Nam đ−ợc thống nhất thành
một mối, Nhà n−ớc ta đã có nhiều chủ tr−ơng, chính sách phát triển nông
nghiệp: Ngày 13/01/1981 chỉ thị 100 CT/TƯ của Ban Bí th− Trung −ơng Đảng
về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và ng−ời lao
động trong hợp tác xã”. Tháng 12 năm 1986 Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt
Nam đề ra đ−ờng lối đổi mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. Và Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI
(05/05/1988) về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp” ra đời nhằm giải phóng
sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn
vị kinh tế tự chủà(Tài liệu tập huấn ph−ơng pháp KN, 2007) [2].
Khuyến nông Việt Nam chính thức đ−ợc hình thành và đi vào hoạt động
kể từ khi có Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993 về
công tác khuyến nông. HTKN đ−ợc hình thành từ Trung −ơng đến địa ph−ơng.
Công tác khuyến nông còn rất mới mẻ nh−ng đã thu đ−ợc nhiều thành tựu,
mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo đ−ợc
mối liên kết xã hội hóa khuyến nông rộng rãi.
Ngày 26/04/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về
khuyến nông – khuyến ng−. Đây là những văn bản pháp quy quan trọng đối
với công tác KN nói chung và tổ chức khuyến nông nói riêng.
2.1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của khuyến nông đối với phát triển
nông thôn Việt Nam
2.1.2.1. Định nghĩa khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì
khuyến nông đ−ợc tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục
đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, nh−ng
từ những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng ta cũng có thể đ−a ra những điểm
chung nhất về khuyến nông, sau đây là một số quan niệm, khái niệm về
khuyến nông:
Theo chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên ng−ời ta cố gắng sức trong
công việc, còn “khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong
nông nghiệp
Thuật ngữ “Extension” có nghĩa “mở mang, triển khai” đ−ợc sử dụng đầu
tiên ở n−ớc Anh năm 1866, sau đó đ−ợc mở rộng tới các Hội giáo dục khác ở
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Anh và các n−ớc khác. Khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture
Extension” thì dịch là “khuyến nông”
Theo B.E Swanson và J.B. Claar: “Khuyến nông là ph−ơng pháp động,
nhận thông tin có lợi tới ng−ời dân và giúp họ thu đ−ợc những kiến thức, kỹ
năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách hiệu quả thông tin
hoặc kỹ thuật này”.
Theo A.W Van den Ban và H.S Hawkins: “Khuyến nông, khuyến lâm là
một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến
hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”
Theo Thomas, G. Floes: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả
các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ
thống giáo dục ngoài nhà tr−ờng, trong đó có ng−ời già và ng−ời trẻ học bằng
cách thực hành” (Tài liệu tập huấn ph−ơng pháp KN, 2007) [2]
Theo Tổ chức l−ơng thực thế giới FAO: “Khuyến nông là cách đào tạo
rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu đ−ợc các chủ tr−ơng
chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản
lý kinh tế, những thông tin về thị tr−ờng để họ có khả năng giải quyết những
vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống
nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”.
(Bài giảng Khuyến nông, 2004) [5].
Qua nhiều định nghĩa trên ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu theo
hai nghĩa:
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, khuyến
nông là ngoài việc h−ớng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải
giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết
các chính sách, luật lệ Nhà n−ớc, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản
lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội nh− thế nào cho ngày càng tốt hơn.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục không
chính thức mà đối t−ợng của nó là ng−ời nông dân. Tiến trình này đem đến
cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ tự giải quyết
những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát
triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải
thiện chất l−ợng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
dụng các cơ quan nông lâm ng−, các trung tâm khoa học nông lâm ng− để phổ
biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các ph−ơng pháp
thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu đ−ợc nhiều sản phẩm hơn. (Bài giảng
Khuyến nông, 2004[5]).
2.1.2.2. Nội dung của khuyến nông
Theo Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời ngày 26/04/2005 khuyến nông
Việt Nam hiện có các nội dung sau:
* Thông tin tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ tr−ơng đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc,
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị tr−ờng, giá cả, phổ biến
điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp,
thủy sản.
- Xuất bản, h−ớng dẫn và cung cấp thông tin đến ng−ời sản xuất bằng các
ph−ơng tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm
và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
* Bồi d−ỡng, tập huấn và đào tạo
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ng−ời hoạt động
khuyến nông, khuyến ng−.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập, trong và ngoài n−ớc.
* Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa ph−ơng, nhu cầu của ng−ời sản xuất.
- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
* T− vấn và dịch vụ
- T− vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thủy sản, thị tr−ờng,
khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý,
kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thủy sản.
- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông
tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến th−ơng mại, thị tr−ờng, giá cả
đầu t−, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật t− kỹ thuật, thiết bị và các
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản theo quy định
của pháp luật.
- T− vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và lập dự án đầu t− phát
triển nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản
xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát
triển nông thôn theo vùng lãnh thổ và địa ph−ơng.
- T− vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến
nông lâm, thủy sản, nghề muối.
- T− vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng n−ớc sạch nông thôn và vệ sinh môi
tr−ờng nông thôn.
- T− vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
* Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ng−
- Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ng− trong các ch−ơng
trình hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ng− với các tổ chức, cá
nhân n−ớc ngoài và các tổ chức quốc tế.
2.1.2.3. Vai trò của khuyến nông
* Vai trò của công tác khuyến nông
- Khuyến nông có vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn.
N−ớc ta có trên 76% dân số sống ở các vùng nông thôn, với 70% lao
động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã
hội nh− l−ơng thực, thực phẩmà và sản xuất nông nghiệp chiếm 37%-40% giá
trị sản phẩm xã hội. Vì vậy, vai trò của công tác khuyến nông là rất cần thiết,
giúp cho nền nông nghiệp của n−ớc ta phát triển mạnh, nâng cao đời sống của
nông dân.
- Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển
nông nghiệp.
Nhà nghiên
cứu.Viện
nghiên cứu.
Tr−ờng Đại
học
Nông dân
Khuyến
nông
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
- Vai trò của khuyến nông đối với Nhà n−ớc.
Khuyến nông, khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp Nhà n−ớc
thực hiện các chính sách chiến l−ợc và phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn
và nông dân. Trực tiếp hay góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu
nguyên vọng của ng−ời dân đến cơ quan Nhà n−ớc. Trên cơ sở đó, Nhà n−ớc
hoạch định, cải tiến đề ra đ−ợc các chính sách phù hợp. (Bài giảng Khuyến
nông, 2004) [5].
* Vai trò của cán bộ khuyến nông
Khi nói đến vai trò của KN ta phải kể đến vai trò của cán bộ khuyến
nông. Công tác khuyến nông có đạt đ−ợc hiệu quả cao hay không là phụ thuộc
rất lớn vào ng−ời cán bộ khuyến nông. Vì ng−ời cán bộ khuyến nông chịu
trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu đ−ợc và dám quyết định
về một vấn đề cụ thể (nh−: gieo trồng một loại giống mới, áp dụng một cách
làm ăn mớià). Khi nông dân đã quyết định, ng−ời cán bộ khuyến nông phải
chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó.
Nh− vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức đến cho dân và
giúp họ sử dụng kiến thức đó. Ng−ời cán bộ khuyến nông đ−ợc đào tạo để
thực hiện nhiệm vụ, đ−ợc trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kỹ thuật
để giúp đỡ nông dân. Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ khuyến nông, ng−ời cán bộ
khuyến nông phải dựa vào đ−ờng lối, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà
n−ớc về phát triển nông thôn.
Theo quan điểm khuyến nông mới, thì ng−ời cán bộ khuyến nông th−ờng
ít bị ràng buộc bởi những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của từng ch−ơng trình
khuyến nông (bao nhiêu hộ trồng, nuôi, đạt năng suất bao nhiêuà). Điều quan
trọng hơn là từ các mục tiêu, nhiệm vụ của ch−ơng trình khuyến nông thì
ng−ời cán bộ khuyến nông phải chủ động, nỗ lực cố gắng động viên, tổ chức
ng−ời dân tham gia tích cực vào hoạt động khuyến nông. Muốn vậy, ng−ời cán
bộ khuyến nông phải th−ờng xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát triển
những tiềm năng, và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Mỗi cán bộ khuyến nông có những vai trò quan trọng sau đối với nông
dân:
1. Ng−ời đào tạo 5. Ng−ời cố vấn 9. Ng−ời cung cấp
2. Ng−ời tổ chức 6. Ng−ời bạn 10. Ng−ời thông tin
3. Ng−ời lãnh đạo 7. Ng−ời tạo điều kiện 11. Ng−ời hành động
4. Ng−ời quản lý 8. Ng−ời môi giới 12. Ng−ời trọng tài
Điều này, cho chúng ta thấy vai trò rất đa dạng của ng−ời cán bộ khuyến
nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì thế, ng−ời cán bộ khuyến nông
phải hiểu đ−ợc tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng đánh giá các tình
huống, phân tích các vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt.
2.1.3. Các nhân tố ảnh h−ởng đến khuyến nông
Trong bất kỳ lĩnh vực nào khi tiến hành tổ chức hoạt động đều ít nhiều
chịu sự chi phối của một hay nhiều yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả. Trong hoạt
động khuyến nông, th−ờng thì các ch−ơng trình, dự án khuyến nông đ−a ra tổ
chức thực hiện chịu sự tác động của các nhân tố ảnh h−ởng là:
- Ng−ời cán bộ khuyến nông: Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan
th−ờng thì trình độ của cán bộ khuyến nông có ảnh h−ởng trực tiếp đến công
việc. Trình độ của cán bộ khuyến nông cao, nhiệt tình trong công việc thì sẽ
rất thuận lợi trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ph−ơng thức làm ăn mới
cho ng−ời nông dân. Ng−ợc lại, trình độ hạn chế sẽ dẫn đến kết quả làm việc
không cao.
- Trình độ của ng−ời sản xuất: Cũng giống nh− cán bộ khuyến nông,
trình độ của ng−ời sản xuất có ảnh h−ởng rất lớn đến hiệu quả của công việc,
nếu trình độ của ng−ời sản xuất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp
nhận các tiến bộ mà khuyến nông mang lại, họ cũng nhanh nhậy hơn tr−ớc
những cái mới, từ đó có những điều chỉnh thích ứng với điều kiện sản xuất mới.
- Phong tục tập quán của vùng: Đây là yếu tố mang tính truyền thống ở
các địa ph−ơng, nếu một ch−ơng trình dự án khuyến nông triển khai không
phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện sản xuất của địa ph−ơng rất dễ
thất bại. Vì vậy, tr−ớc khi tiến hành triển khai các ch−ơng trình, dự án khuyến
nông cần phải nghiên cứu xem xét kỹ phong tục tập quán và điều kiện sản
xuất ở địa ph−ơng. Từ đó có những lựa chọn nội dung các ch−ơng trình phù
hợp rồi mới tiến hành tổ chức thực hiện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
- Chất l−ợng đầu vào của các ch−ơng trình khuyến nông: Chất l−ợng
đầu vào của ch−ơng trình khuyến nông đặc biệt là giống phải đảm bảo chất
l−ợng. Khi nhập các yếu tố đầu vào cần đ−ợc kiểm tra kỹ tr−ớc khi đem sản
xuất, tránh nhập các giống kém chất l−ợng hoặc bị hỏng sẽ gây hiệu quả kém
cho các ch−ơng trình, làm mất lòng tin của ng−ời nông dân.
- Thời tiết và khí hậu: Đây là nguyên nhân mang tính khách quan, các
hoạt động sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh h−ởng rất lớn của thời tiết khí
hậu. Do đó, các ch−ơng trình, dự án khuyến nông có đạt kết quả cao hay
không cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu tốt hay xấu.
- Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông: Vốn là nhân tố rất quan trọng
cần thiết cho sản xuất. Để thực hiện các hoạt động khuyến nông vốn là rất cần
thiết. Đặc biệt đối với ng−ời nông dân họ th−ờng gặp khó khăn về vốn nên
không có điều kiện đ−a các tiến bộ kỹ thuật mới do khuyến nông mang tới.
- Các chính sách của Đảng và Nhà n−ớc có liên quan đến khuyến
nông: Đây là nguyên nhân ở tầm vĩ mô, ngoài các chính sách về khuyến nông
thì các chính sách khác có liên quan nh−: chính sách đất đai, chính sách tín
dụng, chính sách thuế cũng có những tác động ảnh h−ởng đến hoạt động
khuyến nông.
2.2. Tình hình thực tiễn về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
2.2.1. Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam đã chính thức ra đời vào năm
1993, ngay sau khi có Quyết định 13/CP đ−ợc ban hành. Trải qua 15 năm hoạt
động, hệ thống khuyến nông đã đ−ợc hình thành, củng cố và hoạt động thông
suốt từ Trung −ơng đến địa ph−ơng.
* Tổ chức khuyến nông Trung −ơng.
Cục khuyến nông, khuyến lâm ra đời vào năm 1993 vừa làm nhiệm vụ
quản lý nông nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi vừa triển khai các hoạt động
khuyến nông. Bộ NN & PTNT đã thấy đ−ợc sự bất cập khi trên cùng một đơn
vị vừa tiến hành song song nhiệm vụ quản lý nông nghiệp và dịch vụ công
(khuyến nông). Và hầu nh− nhiệm vụ quản lý nông nghiệp bị lu mờ tr−ớc các
hoạt động dịch vụ công về khuyến nông. Chính vì vậy, ngày 18/07/2003
Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/CP cho phép tách bạch khuyến nông,
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia.
Hiện nay, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ng− Quốc gia là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT với một số chức năng nhiệm vụ chính:
hoạch định chính sách và kế hoạch khuyến nông, khuyến ng−; h−ớng dẫn về
tổ chức và ph−ơng pháp; chỉ đạo thực hiện các ch−ơng trình, dự án khuyến
nông; t− vấn về chính sách pháp luật; tổ chức sản xuất thị tr−ờng; xây dựng
ch−ơng trình, giáo trình h−ớng dẫn tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ cho cán
bộ, khuyến nông viên và nông dân; thông tin tuyên truyền về hoạt động
khuyến nông.
( Nguồn : http ://www.khuyennongvn.gov.vn.)
Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Trung tâm khuyến
nông Quốc gia
Sở NN - PTNT tỉnh,
thành phố
Trung tâm khuyến
nông, Thành phố
UBND huyện,
quận
Trạm khuyến
nông huyện
UBND xã, ph−ờng
Khuyến nông cơ sở
KN viên
xã, thôn
HTX NN
CL bộ
NN
Các hội
Các
Đoàn
thể
Doanh
nghiệp
Hộ nông
dân
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức khuyến nông Việt Nam
* Hệ thống khuyến nông cấp tỉnh.
Theo Nghị định 13/CP thì mỗi tỉnh thành lập một trung tâm khuyến nông
trực thuộc Sở NN & PTNT. Mỗi trung tâm có từ 3 – 5 phòng chức năng, biên
chế từ 15 – 20 ng−ời tùy từng tỉnh. Hiện nay có 64 tỉnh thành trên cả n−ớc đã
thành lập Trung tâm Khuyến nông tỉnh với tổng số 1.431 cán bộ viên chức
khuyến nông.
* Hệ thống khuyến nông cấp huyện.
Hiện nay, 520/637 huyện trên cả n−ớc có trạm khuyến nông huyện
(chiếm 82%) trực thuộc TTKN tỉnh hay UBND huyện với tổng số 2.813
ng−ời. Phụ cấp trách nhiệm cho các trạm tr−ởng hay phó trạm tr−ởng t−ơng
đ−ơng nh− tr−ởng hay phó tr−ởng phòng của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
* Hệ thống khuyến nông cấp xã.
Tùy theo điều kiện từng địa ph−ơng có thể thành lập các cụm khuyến
nông, mỗi cụm khuyến nông bao bồm từ 3 – 4 xã gần kề nhau. Trong một
cụm có thể bố trí 3 - 4 cán bộ khuyến nông (biên chế của trạm KN, có chuyên
môn khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp à) để có thể giải quyết
những vấn đề chuyên môn trong địa ph−ơng, trong địa bàn họ phụ trách.ở một
số tỉnh nh− Hà Giang, Yên báiàđã có cán bộ khuyến nông xã phụ trách về
nông nghiệp.
Hiện nay 10.500 xã có nhân viên khuyến nông (chiếm 70%) với tổng số
15.246 ng−ời.
2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Đánh giá và phân tích hệ thống khuyến nông nhằm đ−a ra những điều
chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu trong
và ngoài ngành về hệ thống khuyến nông. Bộ NN & PTNT, Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia, Sở ban ngành và TTKN các tỉnh đều có những đề án
đánh giá hiệu quả, tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống khuyến nông:
* Tổ chức CIDSE từ năm 1991 đã hợp tác và hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên
thực hiện dự án nâng cao năng lực và củng cố HTKN từ tỉnh cho đến cấp xã,
và thôn bản nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ KN đến với nông dân.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Trung tâm Khuyến nông Phú Yên: Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến
nông viên cơ sở: Trung tâm khuyến nông đã xây dựng đội ngũ khuyến nông
viên cơ sở (KNVCS) cho 09 huyện, thành phố trong tỉnh. Số khuyến nông
viên (KNV) được hợp đồng là 189 người, bình quân mỗi xã sẽ có 02 KNV,
ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa. Với đội ngũ KNVCS như vậy, về cơ bản
tỉnh Phú Yên bước đầu đã hình thành nên hệ thống tổ chức khuyến nông từ
tỉnh đến cơ sở. Ông Võ Minh Thức – Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết:
Việc hình thành nên đội ngũ khuyến nông viên cấp cơ sở sẽ giúp cho việc
thực hiện nhân rộng các mô hình khuyến nông tại địa phương. (Nhật Minh,
2008).
* Khuyến nông cơ sở giúp nông dân xóa nghèo, l“m gi“u hiệu quả:
Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ còn 13% số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) và không còn
hộ đói; hiện số hộ sản xuất giỏi ở cả 3 cấp của tỉnh có gần 50.000 hộ. Toàn
tỉnh có trên 940 trang trại và chủ hộ sản xuất lớn với bình quân mức thu nhập
100 triệu đồng/năm trở lên và có gần 11.000 hộ cho bình quân thu nhập từ 45
đến 50 triệu đồng/năm trở lên... Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất
quan trọng của hệ thống khuyến nông cơ sở. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 450
khuyến nông viên ở 150/152 xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp.
Khuyến nông viên trực tiếp tham gia cùng cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện để
xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông
dân. Vĩnh Phúc đã thành công lớn trong Zebu hóa đàn bò với gần 60% tổng
đàn bò được lai tạo. Như vậy, đã mang lại hiệu quả tốt trong chăn nuôi. Từ
chương trình nạc hóa đàn lợn, mô hình nuôi lợn tập trung sạch bệnh, nuôi lợn
lai, nuôi lợn choai siêu nạc xuất khẩu, nhờ vậy đã đưa đàn lợn của tỉnh hiện
nay lên 550.000 con, trong đó số lợn lai chiếm trên 70% tổng đàn..., nhờ vậy
đã đem lại hiệu quả khá cho nông dân. Cán bộ khuyến nông cơ sở tại các địa
phương còn trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cho trên 40.000 lượt nông dân được
tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Cán bộ khuyến
nông cơ sở tại các địa phương trong tỉnh cũng là hạt nhân của 100 câu lạc bộ
khuyến nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp hiệu quả. (TTXVN, 17/05/2008).
* TTKN Cà Mau: “Hiệu quả từ đề án xây dựng mạng l−ới cán bộ kỹ
thuật sản xuất cơ sở: Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện đề án, nhìn chung vai
trò nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở (khuyến nông viên) đã tham
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
mưu kịp thời và có hiệu quả cho UBND các xã về lĩnh vực chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp ở địa phương, thực hiện tốt việc triển khai các chương trình, dự
án khuyến nông trên địa bàn. Tư vấn, hướng dẫn giải quyết những khó khăn
trong sản xuất cho nhân dân. Mạng lưới cán bộ này đã phối hợp với các đơn
vị trong ngành tham gia tích cực trong các chương trình phòng chống dịch
bệnh trên cây trồng vật nuôi: phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long
móng, dịch bệnh tai xanhà Từ năm 2007 đến nay, TTKN Cà Mau đã xét
tuyển 3 đợt và bố trí được 33 cán bộ KN về công tác ở các xã, phường, thị
trấn trong tỉnh. Đây là những cán bộ KN viên mới ra trường trình độ chuyên
môn còn thấp và một số cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các
thông tin tiến bộ kỹ thuật gặp nhiều hạn chế. Nên việc tham mưu cho UBND
xã trong công tác chỉ đạo sản xuất địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Khắc
phục những khó khăn nêu trên, hàng năm TTKN Cà Mau đã phối hợp với
các Viện, trường tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
trang bị kiến thức cho cán bộ khuyến nông viên và nông dân tỉnh nhà.(Thúy
Hiền, 29/04/2008).
2.2.3. Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên
Khuyến nông Thái Nguyên đ−ợc thành lập theo Nghị định 13/CP. Với sự
giúp đỡ của các tổ chức CIDSE, SNV khuyến nông Thái Nguyên đã đào tạo
đ−ợc đội ngũ một cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm. Và đặc biệt là
đã hình thành đ−ợc hệ thống từ tỉnh xuống cơ sở với nhiều hình thức hoạt
động và có hiệu quả cao.
Mạng l−ới khuyến nông ở tỉnh Thái Nguyên năm 2008 đ−ợc thể hiện nh− sau:
* ở cấp tỉnh
Trung tâm khuyến nông trực thuộc sở NN & PTNT nh−ng vẫn chịu sự
quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của TTKNQG.
Trung tâm khuyến nông tỉnh có 14 cán bộ, nhiệm vụ chính là quản lý
các ch−ơng trình khuyến nông tỉnh/quốc gia. Trung tâm tỉnh có các chức
năng, nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch, h−ớng dẫn tổ chức, chỉ đạo thực hiện các ch−ơng
trình, dự án khuyến nông.
Tổ chức huấn luyện, đào tạo khuyến nông, tập huấn về KHKT và kiến
thức quản lý cho cán bộ khuyến nông, nông dân và các tổ chức đoàn thể cấp
tỉnh và cấp huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Cung cấp thông tin thị tr−ờng, giá cả nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân.
Tổng kết, đáng giá các ch−ơng trình, dự án khuyến nông hàng năm.
Hợp tác và quan hệ với các tổ chức trong và ngoài n−ớc thu hút các
nguồn viện trợ, đầu t− quản lý và sử dụng có hiệu quả để không ngừng phát
triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
Thực hiện các nhiệm vụ do sở NN&PTNT giao.
Trung tâm khuyến nông tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, có t− cách pháp
nhân có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm khuyến nông tỉnh gồm một
giám đốc, hai phó giám đốc (một phụ trách khuyến nông và một phụ trách
khuyến lâm), còn lại là các chuyên viên thuộc các phòng ban khác nhau để
đảm nhận các chức năng nh−: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, kỹ thuật
lâm sinh, kinh tế nông nghiệp, thông tin truyền thông, thủy lợi v.v.
* ở cấp huyện
Trạm khuyến nông huyện, thành thị, đ−ợc thành lập khi có Nghị định 13/CP
của chính phủ về thành lập hệ thống khuyến nông trên toàn quốc. Nh−ng do
cơ chế và chính sách hoạt động của trạm khuyến nông ch−a rõ ràng về quản lý
Nhà n−ớc và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trong những năm tr−ớc đây còn
nhiều bất cập. Cho đến năm 2004, UBND tỉnh mới ban hành quyết định số
1570/QĐ-UB ngày 06/07/2004 về việc thành lập các trạm khuyến nông huyện
tách khỏi phòng Nông nghiệp huyện. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động
khuyến nông ở các trạm khuyến nông thực sự mới đi vào nề nếp. Toàn tỉnh có
9 trạm huyện. Tổng số cán bộ khuyến nông huyện là 114 ng−ời đ−ợc h−ởng
l−ơng từ ngân sách nhà n−ớc, trong đó 88 cán bộ tốt nghiệp các tr−ờng đại học
chuyên nghiệp, 16 ng−ời tốt nghiệp trung học kỹ thuật. Thông th−ờng mỗi
trạm khuyến nông có 1 trạm tr−ởng, 1 trạm phó và 1 kế toán viên, và một số
cán bộ khuyến nông. Số l−ợng cán bộ khuyến nông nhiều hay ít phụ thuộc vào
số l−ợng các xã, thị trấn trong huyện. Mỗi cán bộ huyện phụ trách 2 – 3 xã.
Nhiệm vụ của các trạm khuyến nông huyện là:
- Phát triển nông nghiệp.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Thực hiện các mô hình do TTKNQG, các tổ chức của tỉnh cấp kinh phí.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* ở cấp xã
Sau hơn 15 năm hoạt động khuyến nông Thái Nguyên không có mạng
l−ới cán bộ khuyến nông xã. Gần đây tỉnh đã ký hợp đồng lao động với các kỹ
s− nông nghiệp và kỹ s− kinh tế rồi cử họ xuống xã (Kết luận số 248 –
KL/TƯ, ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh). Tổng số có hơn 200 kỹ s− đ−ợc
tuyển dụng. Đây là một cơ hội để đào tạo và sử dụng các cán bộ 248 này nh−
cán bộ khuyến nông xã.
* ở cấp thôn bản
Tỉnh Thái Nguyên vẫn ch−a phát triển mạng l−ới khuyến nông ở cấp
thôn bản, ngoại trừ 72 làng khuyến nông tự quản và một số câu lạc bộ khuyên
nông, nhóm sở thích do các tổ chức CIDSE và SNV thành lập ở một số nơi.
Nh−ng hiện nay, số l−ợng các làng khuyến nông tự quản, các câu lạc bộ,
nhóm sở thích đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt về mặt
ngân sách của nhà n−ớc, trong khi đó ng−ời dân không thể tự đóng góp kinh
phí cho các hoạt động khuyến nông.
Nh− vậy, tr−ớc mắt cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông cần đ−ợc
cải tổ ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở. Từ đó, tạo ra cơ hội hợp tác lớn cho tỉnh
Thái Nguyên với một số tổ chức phát triển nh− SNV và tăng c−ờng mạng l−ới
khuyến nông. Đặc biệt là chuyển giao và phổ biến những ph−ơng pháp khuyến
nông tới xã và thôn bản.
2.2.4. Một số kết quả đạt đ−ợc trong công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
v Trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã
đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình khuyến nông,
đặc biệt là những chương trình khuyến nông trọng điểm như: Chương trình
lúa lai cho vùng sâu, vùng xa; Chương trình cải tạo đàn bò vàng; Chương
trình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc; Chương trình trồng cây nhân dânà
Thực chất các chương trình khuyến nông là những chương trình chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật. Nhờ các chương trình khuyến nông mà tiến bộ kỹ thuật đã
qua nghiên cứu, thử nghiệm được mở rộng và đem lại hiệu quả cao. Để
những tiến bộ kỹ thuật đến được với người dân, chúng ta không thể không
nhắc đến vai trò to lớn của hệ thống khuyến nông.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Chương trình lúa lai cho vùng sâu, vùng xa.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều điều kiện thuận
lợi để mở rộng diện tích trồng lúa lai, nhưng những năm gần đây diện tích lúa
lai được bà con nông dân đưa vào còn quá ít mới chỉ đạt 1/3 diện tích cây
lúa của toàn tỉnh về lương thực.
Năm 2002 được sự giúp đỡ của trung tâm Khuyến nông Quốc gia và
trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm khuyến nông tại 3 huyện: Đại
Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai đã triển khai tích cực mô hình đưa lúa lai vào vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã được khẳng định bằng những kết quả to lớn.
Đã đưa được một số giống lúa lai trồng ở một số địa phương như: Bồi tạp sơn
thanh, Nhị ưu, Việt lai 20, bước đầu đã làm cho năng suất lúa tăng lên đáng
kể so với giống địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân nơi
đây. Qua đó, phần nào thấy được vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông
trong tỉnh là rất lớn.
* Chương trình tăng vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
Cùng với việc đưa giống lúa mới vào sản xuất, hệ thống khuyến nông
tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong việc đưa các loại cây trồng như: Đỗ tương,
khoai tây, rau màuà vào trồng xen vụ với cây lương thực nhằm mục đích
tăng thu nhập cho người nông dân.
Trong những năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà diện tích cây
màu bị giảm mạnh nhưng sản lượng chúng giảm không đáng kể. Có được kết
quả này là nhờ hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tích cực trong
việc tăng vụ và đưa các giống năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt là cây
đậu tương. Kết quả này được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Kết quả công tác đưa giống đậu tương mới vào sản xuất
(2003 à 2005) với sự tham gia của HTKN tỉnh Thái Nguyên
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2003 2004 2005
Năng suất tạ/ha 10,92 11,31 12,09
Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Chương trình cải tạo đ“n bò v“ng.
Với sự đồng ý của cấp trên, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã
tham gia tích cực vào việc vận động, hướng dẫn bà con nông dân trong việc
thay đổi giống vật nuôi. Nhờ vậy, chương trình cải tạo đàn bò vàng đã đạt
được kết quả to lớn. Hầu hết tại những địa phương có dự án, đàn bò đã được
Sind hóa. Vì vậy tầm vóc, sản lượng và chất lượng bò được cải thiện.
* Chương trình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc.
Được sự giúp đỡ của trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, trạm
khuyến nông TP Thái Nguyên và trạm khuyến nông huyện Phú Bình đã tham
gia tích cực vào chương trình này. Nông dân tham gia chương trình này
được cấp, hỗ trợ giống và thức ăn. Sau đó, họ được cán bộ khuyến nông tập
huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh. Được sự quan tâm tận tình của
cán bộ khuyến nông cơ sở nên bà con nông dân rất phấn khởi, tích cực tham
gia. Sau một thời gian triển khai, thấy rõ được hiệu quả của chương trình,
nhiều hộ đã đề nghị được tiếp tục hỗ trợ để mở rộng sản xuất tạo thành vùng
chăn nuôi hàng hóa tập trung. Đây là sự động viên, khích lệ lớn đối với
những người làm công tác khuyến nông tỉnh Thái Nguyên.
* Chương trình trồng cây nhân dân
Trong nhiều năm qua tỉnh Thái Nguyên đã rất chú trọng đến công tác
trồng rừng, nhưng các dự án chủ yếu là trồng rừng tập trung, rừng phòng hộ.
Tại vườn, rừng của các cơ quan, gia đình còn rất nhiều diện tích có thể trồng
cây xanh nhưng chưa được phát huy. Nhận thấy rõ điều đó, Trung tâm
Khuyến nông Thái Nguyên đã xây dựng dự án trồng cây nhân dân nhằm mục
tiêu huy động mọi người dân và các tổ chức xã hội cùng tham gia trồng rừng
tận dụng đất đai. Để thực hiện dự án này, trung tâm khuyến nông tỉnh đã giao
nhiệm vụ cho hệ thống khuyến nông cơ sở tại các địa phương phối hợp cùng
thực hiện.
Kết quả chương trình trồng cây nhân dân qua các năm ngày một tăng
lên. Điều đó càng chứng tỏ sự đúng đắn về đường lối và ghi nhận vai trò to
lớn của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên trong các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 2.2: Kết quả chương trình trồng cây nhân dân tỉnh Thái Nguyên
( 2003 à 2005) với sự tham gia của hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Diện tích
Năm Kế hoạch
(ha)
Thực hiện
(ha)
Tổng số cây
(cây)
Các loại cây trồng
2003 914,20 932,50 993.603
Keo tai tượng,
Trám, Mỡ
2004 1.203,50 1.392,50 2.423.725
Keo lai, Keo tai
tượng, Trám
2005 1.923,75 1.823,75 3.010.957
Keo lai, Keo tai
tượng, Trám, Mỡ.
(Nguồn: Số liệu điều tra tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008)
Ngoài việc vận động nhân dân thực hiện chương trình đạt kết quả vượt
kế hoạch, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu thành công
trong việc làm thay đổi tư duy, thay đổi tập quán canh tác, từng bước chuyển
dịch cơ cấu cây trồng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
v Trong công tác đ”o tạo, tập huấn cho hộ nông dân
Hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đều được cán bộ khuyến
nông tập huấn vào đầu mỗi vụ sản xuất. Mỗi thôn bản tổ chức một lớp, ngoài
ra trong quá trình sản xuất tại ruộng, vườn, ao, chuồng, các hộ còn được cán
bộ khuyến nông hướng dẫn trực tiếp hoặc giải đáp các thắc mắc, giúp phát
hiện sâu bệnh và hướng dẫn phòng trừ.
Hàng năm, bằng nguồn kinh phí của các chương trình, dự án, hệ thống
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn cho
nông dân và đạt được kết quả to lớn
v Trong công tác nâng cao đời sống văn hóa cho ng−ời dân.
Trong đời sống của người dân, các vấn đề như: Trình độ dân trí thấp, tư
tưởng lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nànà là một trong những trở ngại của
việc phát triển kinh tế nông thôn. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà
nước ta đã vạch ra các đường lối, chiến lược nhằm cải thiện đời sống của
người dân, đặc biệt là nông dân - một lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong
dân số nước ta.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phát huy vai trò to lớn của
mình. Thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ
khoa học, xây dựng mô hình trình diễn, hội thảoàđã phần nào giúp người
dân thay đổi tư tưởng lạc hậu trong việc canh tác, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới để đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời do thường xuyên
tiếp xúc với người dân nên cán bộ khuyến nông có thể hiểu được tâm tư
nguyện vọng cũng như khả năng của người nông dân, từ đó đưa ra các
phương thức hoạt động hiệu quả đối với từng đối tượng.
Hệ thống khuyến nông đã trở thành một phần không thể thiếu được
của người dân. Nông dân bây giờ đã không còn e ngại trước cán bộ khuyến
nông, họ tin vào cán bộ khuyến nông, sẵn sàng tiếp nhận cái mới nếu nó
mang lại hiệu quả và phù hợp với khả năng của họ. Đến nay, hệ thống
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp làm thay đổi tư tưởng
trọng nam khinh nữ, tư tưởng bảo thủ của người nông dân, góp phần xây dựng
một hình tượng người nông dân mới với những tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng
làm giàu nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 3
Đối t−ợng, nội dung
và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian:
v Đối tượng nghiên cứu: Các cán bộ khuyến nông 248 và nông dân
của huyện Đại Từ.
v Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Đại Từ.
v Thời gian nghiên cứu: 2/2008 – 5/ 2008
3.2. Nội dung nghiên cứu:
v Điều tra thực trạng và hiệu quả hoạt động của cán bộ 248 trong công
tác khuyến nông.
v Phân tích các mặt mạnh – yếu, cơ hội – thách thức (SWOT) trong
công tác khuyến nông cấp cơ sở của cán bộ 248.
v Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát
triển hệ thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại Từ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
v Chọn mẫu điều tra:
• Các cán bộ khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện, một số cán bộ
248 đang làm việc trên địa bàn huyện.
• 3 xã: Hà Th−ợng, Khôi Kỳ, Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ đại diện cho
huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, nơi có cán bộ 248 đang làm
việc. Mỗi xã chúng tôi đã phỏng vấn 30 hộ dân.
v Thu thập số liệu:
• Số liệu thứ cấp:
Số liệu từ các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu thống kê của phòng
thống kê, phòng nông nghiệp huyện Đại Từ, trung tâm khuyến nông tỉnh Thái
Nguyên, số liệu từ các cơ quan liên quan, tài liệu, sách báo đã công bốà
• Số liệu sơ cấp:
- Sử dụng phương pháp RRA: Để đánh giá nhanh thực trạng nơi nghiên
cứu và chọn điểm nghiên cứu.
- Sử dụng phưong pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những
người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức, thực trạng và các mặt
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
mạnh, yếu, cơ hội thách thức trong công tác khuyến nông cơ sở của cán bộ
248 hiện tại của huyện Đại Từ. Sử dụng bảng hỏi để thu thập đánh giá của
người dân về các phương pháp khuyến nông, hiệu quả hoạt động của cán bộ
248 trong việc thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp .v.v.
v Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu thu thập được lưu trữ tại Excel, chuyên đề sử dụng phương pháp
phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 4
Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất nông nghiệp
tại huyện Đại Từ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đại Từ là một huyện miền núi nằm phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách TP Thái Nguyên 25 km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Định Hóa;
phía Nam giáp huyện Phổ Yên và TP Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện
Phú L−ơng; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Đại
Từ nằm trong tọa độ từ 21à30à đến 21à50à độ vĩ Bắc và từ 105à32à đến
105à42à kinh độ Đông.
Đại Từ đ−ợc xác định nằm gọn dọc theo thung lũng d−ới chân dãy núi
Tam Đảo về phía Đông Bắc và hệ thống núi thấp phần cuối của cánh cung
sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn. Đó là núi Hồng, núi Chúa...
Huyện Đại Từ là một huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái
Nguyên gồm có 31 xã, thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 57.618 ha, trong
đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13% còn lại là
đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Diện tích đất ch−a sử dụng chiếm 17,35%
chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Đại Từ có l−ợng m−a lớn (trung bình từ
1700 – 1800 mm/năm), độ ẩm trung bình 70% - 80%, nhiệt độ trong năm từ
22à - 27àC, cao nhất trong tháng 6 (32àC), lạnh nhất trong tháng 1 (11àC).
Khoáng sản chủ yếu là than (bao gồm than đá và than mỡ) nằm ở 8 xã
của huyện: Yên Lãng, Hà Th−ợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc trung −ơng quản lý khai thác là: mỏ Núi
Hồng (trữ l−ợng 15 triệu tấn), mỏ than Khánh Hòa và Bá Sơn có trữ l−ợng 1,9
triệu tấn. Đặc biệt, mỏ than Làng Cẩm với trữ l−ợng 1,6 triệu tấn có chất
l−ợng khá tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thời gian khai thác có thể từ
17 – 20 năm. Ngoài ra, còn có thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm..., vật liệu xây
dựng là tài nguyên của địa ph−ơng.
Đại Từ còn có khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về
nàng Công, chàng Cốc đã khá thu hút khách du lịch trong và ngoài n−ớc, nằm
ở phía tây của huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
4.1.2. Điều kiện kinh tế ” xã hội
Tổng dân số toàn huyện là 16.000 ng−ời. Mật độ dân số bình quân trên
277 ng−ời/kmà. Có trên 10 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày,
Nùng, Sán Chay, Dao, Sán, Dìu, Hoa, Ngái... Chủ yếu là dân tộc Kinh,
Tày, Nùng.
Đại Từ là vựa lúa và là huyện có diện tích chè lớn nhất (3.175 ha) trong
tỉnh Thái Nguyên. Cây công nghiệp chính ngắn ngày gồm Lạc, Đậu t−ơng...
cây ăn quả chủ yếu là Vải, Nhãn (2.200 ha). Diện tích gieo cấy hàng năm từ
12.000 – 15.000 ha.
Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu t−ới chắc
chắn cho trên 60% diên tích đất canh tác; hệ thống điện l−ới quốc gia đã đảm
bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số đ−ợc sử dụng điện
sinh hoạt. Các hệ thống công trình công cộng khác đã cơ bản đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất và đời sống của ng−ời dân trong huyện.
4.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ
* Về sản xuất l−ơng thực:
Nhìn chung sản xuất l−ơng thực của huyện có b−ớc phát triển mạnh, sản
l−ợng l−ơng thực tăng hàng năm: năm 2001 tổng sản l−ợng l−ơng thực là
59.276 tấn tăng 3.386 tấn so với năm 2000 bằng 106%; năm 2002 là 63.866
tấn tăng 4.594 tấn bằng 108% so với cùng kỳ năm tr−ớc; năm 2003 là 65.860
tấn tăng 1.994 tấn bằng 103% so với cùng kỳ năm tr−ớc; năm 2004 đạt 68.150
tấn tăng 2.290 tấn bằng 103,4%; năm 2005 đạt 69.821 tấn tăng 4.880 bằng
107,3% cùng kỳ năm tr−ớc. Và năm 2006 tổng sản l−ợng l−ơng thực đạt
70.551,72 tấn bằng 101% so cùng kỳ năm 2005; năm 2007 thì sản l−ợng đạt
71.280,44 tấn bằng 101% so với cùng kỳ năm 2006.
Qua những số liệu trên cho ta thấy sản l−ợng l−ơng thực của huyện qua
các năm đều tăng. Để đặt kết quả nh− vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của UBND
huyện, phòng NN&PTNT, Trạm bảo vệ thực vật, sự phối hợp chặt chẽ của
UBND các xã và các cơ quan liên quan từ tỉnh đến huyện. Và đặc biệt phải kể
đến công tác khuyến nông của các cán bộ khuyến nông huyện, xã, đã giúp đỡ
bà con nông dân trong quá trình sản xuất: tìm những giống có năng suất cao
phù hợp điều kiện huyện, mở những lớp tập huấn kỹ thuật h−ớng dẫn bà con
cách chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng, ra thăm đồng kiểm tra tình hình
sâu bệnh để khuyến cáo cho bà con phòng trừ kịp thời...
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng các cây trồng chính của huyện
Năm
2005 2006 2007 Cây
trồng Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
Diện
tích(ha)
NSBQ
(tạ/ha)
Sản
l−ợng(tấn)
.Lúa 12.117,7 52,66 62.106,72 12.711,9 53,4 64.962,72 12.750,49 50,8 63.753,09
Ngô 1.900,2 40,6 7.715 1.437 39,5 5.671 1.694,69 41,1 1.1647,08
Nguồn : Số liệu phòng thống kê huyện Đại Từ năm 2008
* Về chăn nuôi :
Chăn nuôi của huyện Đại Từ về cơ bản cũng có b−ớc phát triển đáng kể
số l−ợng, chất lựơng đàn gia súc, gia cầm đ−ợc nâng lên rõ rệt trong vài năm
gần đây.
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của huyện Đại Từ qua 3 năm
( 2005 à 2007 )
ĐVT : con
Năm
Loại vật nuôi
2005 2006 2007
Trâu 22.000 22.896 22.276
Bò 2.678 2.790 2.806
Lợn 97.500 98.984 91.200
Gia cầm 97.500 97.984 99.231
(Nguồn : Số liệu điều tra tại Đaị Từ năm 2008)
Qua bảng 4.2 ta thấy tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm nhìn chung qua các
năm đều tăng. Tuy nhiên năm 2007 do điều kiện rét đậm kéo dài làm cho trâu,
bò chết nên số l−ợng đàn trâu bò có giảm đi chút ít. Đặc biệt trong 6 tháng
đầu năm 2007 trên địa bàn huyện đã để xảy ra dịch lở mồm long móng, tại xã
Bình Thuận và Hùng Sơn làm cho tổng đàn lợn giảm đi đáng kể: năm 2006
tổng đàn lợn là 98.456 con nh−ng năm 2007 còn 91.200 con, giảm đi 8256
con. Trong năm 2007 một số xã của huyện đã xảy ra dịch bệnh nh− gà rù
Newcatson, lợn con ỉa phân trắng, bệnh s−ng phù đầu, đến nay đã ổn định
không còn dịch bệnh xảy ra.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
* Công tác trồng rừng.
+ Năm 2005 Trạm đã phối hợp với UBND các xã triển khai công tác
trồng rừng. Thực tế trồng đ−ợc 187,6 ha trong đó:
- Trồng theo dự án trồng cây nhân dân đ−ợc: 170,5 ha
- Trồng theo dự án GTZ: 17 ha.
+ Năm 2006: Trạm đã triển khai trồng đ−ợc 539.000 cây t−ơng đ−ơng
với 326,7 ha của ch−ơng trình trồng cây nhân dân. Trong đó trồng cây phân
tán là 33.000 cây bằng 20 ha; trồng cây v−ờn, trại rừng là 506.000 cây bằng
306,7 ha.
+ Năm 2007: Đã phối hợp với TTKN xây dựng mô hình trồng rừng thâm
canh bằng giống keo Tai t−ợng mới tại xã Mỹ Yên với diện tích 47 ha, nông
dân đang chăm sóc và bảo vệ.
4.2. Khái quát về hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ
4.2.1. Hệ thống khuyến nông Đại Từ
Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến
nông, thành lập hệ thống khuyến nông trên toàn quốc. TTKN tỉnh Bắc Thái đã
thành lập Trạm KN huyện, thành, thị tại 3 huyện: Phú Bình, Đại Từ, Bạch
Thông (nay thuộc tỉnh Bắc Kạn), nh−ng sau đó một thời gian ngắn thì đã
không còn tồn tại. Nguyên nhân là do khi đó lực l−ợng cán bộ KN và cán bộ
lãnh đạo còn mỏng, yếu...ch−a đủ sức để duy trì trạm. Đồng thời, do cơ chế và
chính sách hoạt động của trạm khuyến nông ch−a rõ ràng, ch−a phân định rõ
ràng về quản lý nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác công
tác chỉ đạo hình thức tổ chức của tỉnh và huyện còn nhiều bất cập.
Tại huyện Đại Từ sau khi tách riêng trạm KN nh−ng sau một thời gian
gần một năm, do khuyết Tr−ởng phòng nông nghiệp nên lại bố trí Tr−ởng trạm
KN kiêm luôn Tr−ởng phòng nông nghiệp. Sau một thời gian ngắn Trạm
tr−ởng trạm KN kiêm Tr−ởng phòng nông nghiệp đ−ợc đề bạt làm phó văn
phòng UBND huyện, ng−ời khác về thay làm Tr−ởng phòng nông nghiệp và
trạm KN huyện không còn nữa.
Đến ngày 06/07/2004 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số
1570/QĐ - UB về việc thành lập các trạm khuyến nông huyện tách khỏi phòng
nông nghiệp huyện. Trạm khuyến nông huyện Đại Từ đ−ợc tái lập với cơ cấu
tổ chức gồm 1 tr−ởng trạm, 1 phó trạm tr−ởng, 1 kế toán viên và 12 cán bộ
khuyến nông huyện. Tháng 10/2007 do phó trạm tr−ởng đ−ợc đề bạt lên làm
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
phó phòng nông nghiệp nên trạm đã khuyết chức danh trạm phó. Nh−ng đến
tháng 5/2008 thì trạm đã đề bạt 1 cán bộ khuyến nông lên làm trạm phó. Hiện
nay số l−ợng cán bộ KN của trạm là 1 trạm tr−ởng, 1 trạm phó, 13 cán bộ
khuyến nông, 2 kế toán.
ở cấp xã: Từ khi thành lập đến nay ch−a hình thành đ−ợc mạng l−ới KN
xã một cách chính thức. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến các hoạt
động khuyến nông tại huyện Đại Từ th−ờng theo h−ớng chỉ đạo từ trên xuống
d−ới và ph−ơng pháp khuyến nông có sự tham gia và mô hình làng khuyến
nông tự quản lại chậm đ−ợc nhân rộng.
Gần đây tỉnh đã đ−a ra một quyết định quan trọng đó là ký hợp đồng lao
động với các kỹ sư kinh tế, kỹ sư nông nghiệp và các kỹ sư kỹ thuật rồi cử
họ xuống các xã (Kết luận số 248 – KL/TU ngày 08/06/2002 của Đảng Bộ
tỉnh). Mỗi xã nhận từ 1 đến 2 kỹ s− trên nguyên tắc “ xã sử dụng, huyện quản
lý, tỉnh trả l−ơng (qua ngân sách xã)”. Chính những cán bộ 248 này đã đóng
vai trò nh− cán bộ KN xã phụ trách về nông nghiệp của xã. Bình quân mỗi xã
của huyện Đại Từ đã có 2 cán bộ 248 (63/31 xã, thị trấn). Điều này cho thấy
lực l−ợng cán bộ 248 của huyện là rất đông.
ở cấp thôn bản: Đại Từ vẫn ch−a phát triển mạng l−ới khuyến nông
thôn bản mang tính chính thức, ngoại trừ các làng khuyến nông tự quản do
CIDSE, SNV thành lập và một số mô hình đ−ợc tài trợ khác. Lý do chủ yếu là
thiếu hụt về mặt ngân sách của Nhà n−ớc, trong khi đó ng−ời dân không thể tự
đóng góp kinh phí cho các hoạt động khuyến nông.
Bảng 4.3: Số l−ợng các tổ chức KN cấp cơ sở trên địa bàn huyện Đại Từ
Năm
Loại hình tổ chức Đơn vị
2005 2006 2007
Làng KN tự quản Làng 7 3 2
Câu lạc bộ KN Câu lạc bộ 15 7 3
Nhóm sở thích Nhóm 21 11 4
(Nguồn : Số liệu điều tra tại Đaị Từ năm 2008)
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Qua bảng 4.3 ta thấy mặc dù tr−ớc đây giai đoạn (2000 - 2004) mô hình
làng KN tự quản và nhóm nông dân cùng sở thích đ−ợc đánh giá rất cao.
Nh−ng trong giai đoạn 2005 – 2007 lại bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập
trong quản lý và hoạt động. Số l−ợng các làng, nhóm, câu lạc bộ qua các năm
ngày một giảm: làng KN tự quản năm 2005 là 7, năm 2006 giảm xuống còn
có 3 và năm 2007 chỉ còn có 2 làng; câu lạc bộ KN từ 15 câu lạc bộ năm 2005
giảm xuống 7 câu lạc bộ năm 2006 và năm 2007 chỉ còn có 4 câu lạc bộ.
Nguyên nhân của sự giảm về số l−ợng này có thể do nhận thức của ng−ời dân
còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà n−ớc. Khi đ−ợc hỏi về
hoạt động của các làng khuyến nông tự quản khi dự án kết thúc, các thành
viên của ban quản lý làng nói rằng hoạt động vẫn tiếp tục sau một thời gian
nh−ng đã gặp nhiều khó khăn và không có kinh phí hỗ trợ. Nh− vậy, cần phải
có những chính sách quản lý, trợ cấp để đảm bảo sự phát triển toàn diện hơn
nữa của các hoạt động khuyến nông.
Nh− vậy, tr−ớc mắt cơ cấu tổ chức của hệ thống KN huyện Đại Từ cần
đ−ợc cải tổ ở cấp huyện và cấp xã. Để đảm bảo nâng cao đ−ợc hiệu quả của
hoạt động khuyến nông. Đồng thời để tạo cơ hội hợp tác với một số tổ chức ph tá
triển nh− SNV đã từng triển khai và tăng c−ờng mạng l−ới, ph−ơng pháp khuyến
nông. Thu hút nguồn đầu t− của các dự án phát triển nhằm phát triển kinh tế xã
hội cho huyện.
4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ
* Chức năng
- Phổ biến những chủ tr−ơng, chính sách, những kiến thức khoa học kỹ
thuật mới, đặc biệt là khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân.
- Vai trò cố vấn trong công tác phát triển nông nghiệp nói riêng và phát
triển cộng đồng nói chung.
- Vai trò “cầu nối” để xây dựng mối quan hệ, chuyển tải thông tin hai
chiều giữa nông dân với các cơ quan quản lý nhà n−ớc, cơ quan nghiên cứu,
các tổ chức kinh tế, từ thiện ... trong và ngoài n−ớc.
* Nhiệm vụ
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông (gồm: kế hoạch từ nguồn
ngân sách khuyến nông tỉnh, Trung −ơng, huyện), trình lên cơ quan cấp trên
đề nghị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Triển khai các kế hoạch khuyến nông trên địa bàn huyện.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
3. Bồi d−ỡng cho cán bộ khuyến nông cơ sở và nông dân về ph−ơng pháp
khuyến nông, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp.
4. Xây dựng mô hình trình diễn cấp huyện.
5. H−ớng dẫn hoạt động cho tổ chức khuyến nông xã, tuyên truyền vận
động thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản mới.
H−ớng dẫn các câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản hoạt động
đúng h−ớng và có hiệu quả.
6. Thực hiện chuyển giao và dịch vụ các loại giống cây trồng, giống vật
nuôi cho nông dân.
7. Thực hiện chế độ thanh tra định kỳ với phòng NN & PTNT, UBND
huyện và trung tâm khuyến nông tỉnh.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
4.2.3. Kết quả nghiên cứu về trình độ và năng lực của cán bộ KN Trạm KN
Đại Từ.
* Về số l−ợng và trình độ đào tạo :
Bảng 4.4 Số l−ợng và trình độ đào tạo của cán bộ KN huyện Đại Từ
giai đoạn 2005 à 2007
Năm
2005 2006 2007 Trình độ học vấn
Số l−ợng
(ng−ời)
%
Số l−ợng
(ng−ời)
%
Số l−ợng
(ng−ời)
%
Đại học 13 92,9 14 93,3 15 100
Trung cấp 1 7,1 1 6,7 - -
Nguồn :Số liệu điều tra tại Trạm KN huyện Đại Từ
Qua bảng 4.4 ta thấy số l−ợng cán bộ KN huyện Đại Từ qua 3 năm là
không thay đổi lớn về mặt số l−ợng: năm 2006 bổ xung thêm 1 cán bộ, năm
2007 bổ xung một cán bộ và một cán bộ nghỉ h−u. Bình quân mỗi cán bộ KN
phụ trách 2 – 3 xã, thị trấn, điều này phản ánh nhiều bất cập về nguồn nhân
lực. Số l−ợng cán bộ quá ít so với số dân và địa bàn công tác. Khi phỏng vấn
cán bộ KN của trạm mới thấy đ−ợc sự khó khăn trong quá trình công tác của
họ: Một số cán bộ phải phụ trách những xã cách xa nhà 20 km mà đ−ờng đi lại
khó khăn. Điều này cho thấy nỗi vất vả của cán bộ KN nơi đây và chắc chắn
rằng hiệu quả công việc sẽ không thể nh− mong đợi.
Về trình độ học vấn: 100% cán bộ khuyến nông huyện có trình độ Đại
học (có 01/15 cán bộ trình độ tại chức). Năm 2005 và 2006 có một cán bộ là
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
trung cấp làm công việc kế toán. Điều này cho ta thấy chất l−ợng nhân lực KN
của huyện Đại Từ đảm bảo yêu cầu của công tác KN.
* Về trình độ chuyên môn :
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ KN huyện Đại Từ
giai đoạn 2005 à 2007
Năm
2005 2006 2007
Chuyên ngành
đào tạo
Số
l−ợng
(ng−ời)
%
Số
l−ợng
(ng−ời)
%
Số
l−ợng
(ng−ời)
%
Trồng trọt 5 35,7 5 33,3 5 33,3
Chăn nuôi thú y 5 35,7 5 33,3 5 33,3
Lâm nghiệp 2 14,3 3 20,0 3 20,0
Kinh tế NN 2 14,3 2 13,3 2 13,3
Nguồn: Số liệu điều tra tại Trạm KN huyện Đại Từ
Qua bảng 4.5 ta thấy cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ cán bộ KN huyện
Đại Từ phân bổ khá đồng đều, phù hợp với yêu cầu thực tiễn: trồng trọt:
33,3% - 35,7%; chăn nuôi thú y: 33,3% - 35,7%; lâm nghiệp: 13,3% - 14,3%.
4.3. Thực trạng hoạt động của cán bộ 248 tại huyện Đại Từ
Theo kết luận 248 – KL/TU ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh đã ký hợp đồng lao động với các kỹ s− kỹ thuật, kỹ s− nông
nghiệp và kỹ s− kinh tế rồi cử họ xuống các xã. Mỗi xã nhận từ 1 – 2 kỹ s−
trên nguyên tắc “xã sử dụng, huyện quản lý, tỉnh trả l−ơng (qua ngân sách
xã)”. Đây là một cơ hội để đào tạo và sử dụng các kỹ s− này nh− cán bộ
khuyến nông xã. Qua điều tra cho thấy, hiện nay tất cả các xã, thị trấn của
huyện Đại Từ đều có cán bộ 248. Tổng số cán bộ 248 của huyện hiện nay là
63 cán bộ trên 31 xã, thị trấn. Nh− vậy cho ta thấy đ−ợc lực l−ợng cán bộ 248
của huyện là rất đông. Bình quân mỗi xã, thị trấn có 2 cán bộ 248.
Do đặc thù công việc và địa bàn công tác là huyện miền núi có nhiều dân
tộc anh em chung sống, nên tỷ lệ cán bộ 248 là nữ chiếm tỷ lệ cao hơn là nam
(nữ chiếm 60%, nam chiếm 40%), cán bộ là dân tộc Kinh chiếm 60%, các dân
tộc khác là 40%. Đây là những tỷ lệ rất phù hợp. Vì trên thực tế tại địa ph−ơng
hiện nay cho thấy hầu hết những công việc đồng ruộng là do ng−ời phụ nữ
đảm nhận . Do vậy, cán bộ 248 là nữ th−ờng có thuận lợi hơn trong việc tiếp
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
cận, trao đổi thông tin và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến ng−ời dân. Mặt
khác để tiếp xúc, trao đổi thông tin với bà con dân tộc ít ng−ời, những cán bộ
248 là dân tộc ít ng−ời sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
4.3.1. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 của huyện Đại Từ
Bảng 4.6. Chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 huyện Đại Từ
Chuyên môn Số l−ợng (ng−ời) Tỷ lệ %
Trồng trọt 17 26,98
Chăn nuôi thú y 17 26,98
Kinh tế NN 13 20,63
Lâm nghiệp 15 23,81
Địa chính 1 11,6
Tổng 63 100
Nguồn: Số liệu điều tra tại Trạm KN huyện Đại Từ
Qua bảng số liệu trên ta thấy chuyên môn đào tạo của cán bộ 248 là rất
đa dạng. Tuy nhiên, số l−ợng tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi
thú y, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao bởi đây là những lĩnh vực mà ng−ời
nông dân cần nhiều thông tin nhất hiện nay.
Về trình độ đào tạo 100% cán bộ 248 là tốt nghiệp Đại học trong đó
93,33% là đại học chính quy, 6,67% là tại chức. Mặc dù cán bộ 248 đ−ợc đào
tạo bài bản với nhiều chuyên ngành đa dạng nh−ng thực tế cho thấy trong toàn
bộ hệ thống KN huyện ch−a có cán bộ tốt nghiệp đúng chuyên ngành KN &
PTNT. Đây là thách thức lớn đối với công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới. Vì những cán bộ tốt nghiệp từ chuyên ngành khác rất hạn
chế về kiến thức và kỹ năng khuyến nông cơ bản.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
4.3.2. Đánh giá của nông dân về cán bộ 248
* Đánh giá của nông dân về kỹ năng việc của cán bộ 248
Bảng 4.7. Đánh giá của nông dân về kỹ năng làm việc của cán bộ 248
Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ %
Tốt 13,3
Trung bình 66,6
Yếu 20,0
( Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Đại Từ năm 2008)
Kỹ năng làm việc của cán bộ 248 có vai trò quan trọng đến sự thành
công của mỗi hoạt động khuyến nông. Đối t−ợng làm việc của cán bộ KN là
bà con nông dân - những ng−ời có kiến thức và sự hiểu biết nhất định. Vì vậy,
họ cần có những kỹ năng nhất định trong việc tiếp cận, trao đổi thông tin và
chuyển giao kỹ thuật đến ng−ời dân. Tuy nhiên, qua phỏng vấn nông dân thì
số cán bộ có kỹ năng làm việc tốt chiếm tỷ lệ không lớn chỉ đạt 13,33%, trong
đó số cán bộ có kỹ năng làm việc yếu chiếm tỷ lệ 20,0% (bảng 4.7). Nguyên
nhân của tình trạng này có thể đ−ợc giải thích là số l−ợng cán bộ 248 không
đ−ợc đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông. Vì vậy, họ thiếu những kỹ
năng cơ bản: kỹ năng trong tiếp cận, kỹ năng thúc đẩy, kỹ năng giao tiếp...
Đây là một trở ngại lớn trong quả trình làm việc với bà con nông dân.
* Đánh giá của nông dân về các ch−ơng trình tập huấn do cán bộ 248
đảm nhiệm.
Một trong những công việc khuyến nông mà cán bộ 248 hay phải làm đó
là triển khai thực hiện các lớp tập huấn cho nông dân. Sau đây là kết quả điều
tra đánh giá của nông dân về nội dung những buổi tập huấn và ph−ơng pháp
tập huấn của cán bộ 248.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 4.8. Đánh giá của nông dân về các buổi tập huấn của cán bộ 248
(ĐVT : %)
Mức độ
Nội dung
Rất phù
hợp
Phù hợp
ít phù
hợp
Không
phù hợp
Nội dung của buổi tập
huấn
49 48,5 2,00 0,50
Ph−ơng pháp tập huấn 20,00 41,00 32,00 7,00
( Nguồn :Số liệu điều tra tại huyện Đại Từ năm 2008)
Qua bảng 4.8 ta thấy nông dân đánh giá rất cao về các buổi tập huấn của
cán bộ 248: Về nội dung của buổi tập huấn có tới 97,5% bà con nông dân
đánh giá là “rất phù hợp” và “phù hợp”. Qua đây, ta thấy đ−ợc là cán bộ 248
đã hiểu đ−ợc nhu cầu của ng−ời dân nơi mình công tác là gì, từ đó đã mở lớp
tập huấn để đáp ứng nhu cầu của bà con. Tuy nhiên, về ph−ơng pháp tập huấn
của cán bộ 248 thì vẫn còn 38% nông dân đánh giá là ít phù hợp, không phù
hợp. Điều đó chứng tỏ cán bộ 248 còn thiếu nhiều kinh nghiệm về kỹ năng
giảng dạy, kỹ năng giao tiếp... Điều này cũng dễ hiểu vì cán bộ 248 đ−ợc đào
tạo về chuyên ngành kỹ thuật, không đ−ợc đào tạo chuyên ngành khuyến nông.
Do đó, cần phải đào tạo thêm cho các cán bộ 248 về các kỹ năng trong khuyến
nông, nhằm nâng cao kỹ năng đào tạo tập huấn cho họ. Để hiệu quả công việc
đ−ợc cao hơn.
* ý kiến của nông dân về nhu cầu đối với cán bộ KN xã ( cán bộ 248 )
Khi đ−ợc hỏi về sự cần thiết của cán bộ 248 trong các hoạt động khuyến
nông tại xã, thì 100% ng−ời nông dân trả lời là rất cần thiết. Điều này cho ta
thấy đ−ợc nông dân hiểu đ−ợc vai trò của cán bộ KN là rất quan trọng. Và họ
sẵn sàng trả công cho cán bộ 248 nếu họ đem lại hiệu quả cho gia đình. Có
70% nông dân trả lời sẵn sàng trả công cho cán bộ 248 nếu họ hoạt động tốt.
Khi chúng tôi hỏi tại sao họ sẵn sàng trả công cho cán bộ thì họ trả lời rằng:
“Vì đã đ−a khoa học kỹ thuật đến với nhà nông, đem lại hiệu quả kinh tế cho
gia đình” một số nông dân trả lời: “Vì đã đem lại lợi ích cho gia đình và cho
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
xã hội”. Còn một số bà con trả lời không vì họ cho rằng cán bộ 248 đã đ−ợc
xã trả l−ơng.
*Nông dân đáng giá về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248
Bảng 4.9: Đánh giá của nông dân về mức độ nhiệt tình của cán bộ 248
Mức độ %
Nhiệt tình 86
Không nhiêt tình 14
( Nguồn :Số liệu điều tra tại huyện Đại Từ năm 2008)
Để có đ−ợc hiệu quả công việc tốt thì phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của
ng−ời cán bộ. Mà điều đó đ−ợc thể hiện thông qua sự nhiệt tình, số lần gặp gỡ,
trao đổi giữa cán bộ với nông dân. Qua quá trình điều tra phỏng vấn nông dân
thì 86% nông dân đánh giá là cán bộ 248 nhiệt tình với công việc và 14%
nông dân trả lời là cán bộ 248 không nhiệt tình (bảng 4.9). Điều đó chứng tỏ
nông dân đánh giá về thái độ của cán bộ 248 là rất nhiệt tình. Các cán bộ 248
th−ờng xuyên trực tiếp xuống xóm gặp bà con nông dân, lắng nghe mong
muốn của dân, xuống đồng kiểm tra tình hình sâu bệnh để khuyến cáo kịp thời
cho bà con nông dân phòng trừ kịp thời, tránh tình trạng dịch bệnh xảy ra.
Nên đ−ợc bà con rất quý. Hiệu quả công việc mà những cán bộ 248 này đem
lại là rất lớn.
* Nông dân đánh giá về cán bộ 248
Bảng 4.10: Đánh giá của nông dân về năng lực cán bộ 248
Đánh giá %
Tốt 48
Khá 44
Trung bình 4
Yếu 4
( Nguồn :Số liệu điều tra tại huyện Đại Từ năm 2008)
Qua bảng 4.10 cho ta thấy tỷ lệ cán bộ 248 đ−ợc nông dân đánh giá là tốt
chiếm 48%, trong khi đó tỷ lệ cán bộ 248 đ−ợc ng−ời dân đánh giá làm việc
trung bình, khá vẫn chiếm tỷ lệ tới 48%, đánh giá là yếu chiếm tỷ lệ 4%. Sở dĩ
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
nh− vậy vì hầu hết cán bộ 248 làm công tác KN tại cơ sở đều rất trẻ, còn thiếu
nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Trong quá trình công tác và hoạt động
khuyến nông, chất l−ợng của một số cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập.
4.3.3. Những vấn đề bất cập về việc sử dụng cán bộ 248 tại huyện Đại Từ
Theo kết luận số 248 – KL/TU ngày 08/06/2002 của Đảng bộ tỉnh đã
ký hợp đồng lao động với các kỹ s− trình độ Đại học về công tác. Tổng số có
hơn 200 kỹ s− đ−ợc tuyển dụng. Chính nhờ có quyết định này mà đã tạo công
ăn việc làm cho nhiều cán bộ. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn cán bộ 248
và các cơ quan ban ngành liên quan, đã có rất nhiều ý kiến về chế độ sử dụng
cán bộ 248 hiện tại ở huyện Đại Từ.
- Không có chính sách về việc đ−a cán bộ 248 vào biên chế.
Trong số rất nhiều bất cập về cơ chế, chính sách đối với cán bộ KN làm
việc tại cơ sở thì chính sách sử dụng cán bộ 248 nh− một cán bộ hợp đồng là
điều bất cập nhất. Các cán bộ 248 làm công tác KN tại các xã hiện nay 100%
đều là cán bộ hợp đồng. Họ đ−ợc ký hợp đồng từ 3 – 5 năm. Và họ muốn xin
chuyển lên các cơ quan tuyến huyện là rất khó. Đa số họ phải làm hợp đồng
tại các xã, trong đó có những xã vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, theo chủ tr−ơng
của tỉnh thời gian hợp đồng của cán bộ 248 với tỉnh Thái Nguyên chỉ kéo dài
đến năm 2011 - năm kết thúc ch−ơng trình đ−a cán bộ có trình độ về cơ sở.
Đây là một điều rất đáng lo của họ. Họ không biết sau này hết thời gian hợp
đồng họ sẽ làm việc gì và ở đâu. Chính sự không ổn định, không lâu dài này
đã ảnh h−ởng rất lớn đến sự nhiệt tình, sự cống hiến của cán bộ 248 cho sự
nghiệp khuyến nông cơ sở. Có những ng−ời đã làm việc đ−ợc 6, 7 năm rồi
nh−ng cũng chỉ làm hợp đồng cho xã. Khi chúng tôi phỏng vấn những cán bộ
248 thì tất cả đều mong muốn các cấp chính quyền có thẩm quyền xem xét
cho tr−ờng hợp của họ, cho họ đ−ợc vào biên chế Nhà n−ớc. Để họ yên tâm
công tác, yên tâm truyền đạt những kiến thức mà mình đã học đ−ợc tới bà con
nông dân.
- Chế độ l−ơng, phụ cấp ch−a đ−ợc thỏa đáng .
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ 248 về chế độ l−ơng và phụ cấp.
Đánh giá %
Thỏa đáng 0,00
Ch−a thỏa đáng 100,00
(Nguồn : Điều tra thông qua thông qua bảng phỏng vấn cán bộ 248)
Qua bảng 4.11 ta thấy đ−ợc rằng, 100% cán bộ 248 đ−ợc phỏng vấn thì
100% đều cho rằng chế độ l−ơng, phụ cấp hiện nay là ch−a thỏa đáng. Ngoài
mức l−ơng hợp đồng ra cán bộ 248 không đ−ợc h−ởng loại phụ cấp nào, kể cả
phụ cấp nghề nghiệp và phụ cấp ngoài trời. Đối với cán bộ khuyến nông thuộc
biên chế Nhà n−ớc thì họ đ−ợc h−ởng phụ cấp ngoài trời là 4.000 đồng/1tháng
và phụ cấp nghề nghiệp là 20% l−ơng. Đây là mức phụ cấp không nhiều
nh−ng cán bộ 248 cũng không đ−ợc h−ởng. Tuy nhiên, hàng tháng cán bộ 248
đều đ−ợc h−ởng một phần phụ cấp công việc từ nguồn ngân sách của UBND
xã, nh−ng mức phụ cấp lại không đ−ợc áp dụng đồng đều giữa các địa ph−ơng
trong tỉnh và thực tế là giữa các xã trong huyện. Mức phụ cấp này phụ thuộc
hoàn toàn vào xã quyết định. Qua điều tra thì cán bộ 248 ở huyện Đại Từ đ−ợc
phụ cấp 45.000 đồng/1 tháng. Đây là mức phụ cấp quá ít ỏi trong điều kiện
làm việc là địa hình miền núi, việc đi đến cơ sở là vô cùng khó khăn. Mà đặc
thù của công tác khuyến nông cơ sở là phải đi nhiều. Với mức phụ cấp
45.000đồng/1tháng không đủ chi phí cho họ đi lại. Trong điều kiện trên rất
khó khuyến khích họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đ−ợc giao.
* Ch−a có chính sách sử dụng cán bộ 248 hợp lý.
Cán bộ 248 đ−ợc tỉnh trả l−ơng (lĩnh l−ơng tại xã từ ngân sách của xã,
l−ơng khởi điểm là 2,34 x 540.000đồng), nh−ng làm việc theo sự phân công,
quản lý của chính quyền địa ph−ơng. Trên thực tế, cán bộ 248 làm công tác
khuyến nông tại cơ sở không chỉ chịu sự quản lý của các cơ quan khuyến
nông mà còn chịu sự quản lý của các cấp các ngành: UBND tỉnh, UBND
huyện, xã, phòng Nông nghiệp huyện, Trạm bảo vệ thực vật... Chính điều
này đã dẫn đến sự quản lý và phân công công việc cho cán bộ 248 một
cách chồng chéo.
Với mức l−ơng, phụ cấp ít ỏi nh− vậy nh−ng các cán bộ 248 phải làm rất
nhiều công việc. Cán bộ 248 làm công tác khuyến nông cơ sở, làm công việc
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
dành cho công tác KN (tập huấn, xuống cơ sở...) chỉ chiếm 20% thời gian làm
việc của họ. Vì họ phải làm rất nhiều các công việc khác mà UBND xã giao:
trực văn phòng, đánh máy... không những thế họ còn phải hoàn thành công
viêc của Trạm bảo vệ thực vật, phòng Nông nghiệp, UBND huyện... Mà nhiều
khi các công việc này còn đ−ợc phân công chồng chéo làm cho họ làm không
kịp. Nh− vậy, thì hiệu quả công việc không cao. Họ không đ−ợc tập trung làm
công tác chuyên môn.
Qua đây ta thấy đ−ợc rất nhều khó khăn mà cán bộ 248 làm công tác
khuyến nông cơ sở gặp phải: không đ−ợc vào biên chế, chế độ l−ơng và phụ
cấp còn ít, công việc phải làm thì nhiều... Chúng ta phải tìm cách khắc phục
tình trạng này, để tránh lãng phí một nguồn ngân sách lớn của tỉnh đầu t− cho
hoạt động KN mà hiệu quả lại không cao.
4.4. Phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức trong công tác khuyến
nông cơ sở của cán bộ 248 hiện tại của huyện Đại Từ
* Điểm mạnh.
- 100% cán bộ 248 đều đ−ợc tốt nghiệp các tr−ờng Đại học chuyên nghiệp
- Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành liên quan và đ−ợc
sự h−ởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân.
- Đều đ−ợc tập huấn về ph−ơng pháp và kỹ thuật, đặc biệt là ph−ơng pháp KN.
- Hầu hết cán bộ 248 là ng−ời dân trong xã, huyện nên hiểu biết về địa
bàn công tác, phòng tục tập quán ...nên rất thuận lợi cho quá trình làm việc.
Đ−ợc bà con trong xã ủng hộ và giúp đỡ.
* Điểm yếu.
- Không đ−ợc đào tạo đúng ngành khuyến nông nên còn yếu về các
ph−ơng pháp khuyến nông. Đặc biệt là thiếu sự hiểu biết về các lĩnh vực: Thị
tr−ờng, công nghệ sau thu hoạch, các kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông...
- Địa bàn huyện là miền núi nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ chế chính sách đối với cán bộ 248 ch−a hợp lý. Không đ−ợc vào
biên chế, l−ơng và phụ cấp ít, phải làm nhiều công việc khác nhau, vai trò của
cán bộ 248 ch−a đ−ợc làm rõ.
- Cán bộ 248 chủ yếu là ng−ời trẻ tuổi nên còn thiếu còn nhiều kinh
nghiệm thực tế.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
- Do cơ chế chính sách còn ch−a hợp lý nên đa số cán bộ 248 không toàn
tâm, toàn ý làm công việc hiện tại mà luôn tìm h−ớng để chuyển công tác,
hiệu quả làm việc không cao.
- Một số xã có địa bàn rộng chỉ có một cán bộ 248 phụ trách nông
nghiệp nên công việc rất vất vả.
* Cơ hội.
- Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định, thông t− quyết định
về công việc, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông các cấp. Trong đó có Nghị
định 56/2005/NĐ-CP quy định rất rõ ràng về tổ chức, nội dung, ph−ơng
pháp hoạt động khuyến nông đặc biệt nêu rõ mỗi xã cần có một cán bộ
khuyến nông.
- Sở NN & PTNT và TTKN tỉnh đã đề xuất đ−a đội ngũ cán bộ 248 vào
biên chế khuyến nông, làm cán bộ khuyến nông cấp xã.
* Thách thức.
- Thiên tai và rủi ro trong sản xuất làm giảm năng xuất cây trồng, vật
nuôi dẫn đến ng−ời dân mất lòng tin vào cán bộ KN.
- Nhiều cán bộ 248 có năng lực có xu thế chuyển công tác.
- Chính sách khuyến nông hay thay đổi nên HTKN Thái Nguyên gặp
nhiều khó khăn trong việc thích ứng.
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ 248 và phát
triển hệ thống khuyến nông cơ sở tại huyện Đại từ
Cán bộ 248 cần đ−ợc h−ởng chế độ l−ơng từ nguồn ngân sách, đ−ợc ký
hợp đồng ít nhất 5 năm và có chế độ tuyển dụng biên chế để tránh tình trạng
chuyển công tác.
Cán bộ 248 cần đ−ợc chuyển sang biên chế ngành khuyến nông làm
cán bộ khuyến nông xã d−ới sự quản lý về chuyên môn của Trạm KN huyện
để đảm bảo hoạt động khuyến nông đ−ợc thực hiện có hiệu quả. UBND xã
quản lý về mặt nhân sự và tiền l−ơng.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Tuyển dụng nhiều hơn nữa cán bộ khuyến nông cơ sở là ng−ời dân tộc
thiểu số và phụ nữ, các cán bộ này cũng nên đ−ợc tập huấn đầy đủ để trở
thành cán bộ khuyến nông có năng lực.
Xây dựng năng lực cho cán bộ khuyến nông nhằm thực hiện nhiệm vụ
khuyến nông nh− đã đ−ợc quyết định trong NĐ 56/2005/NĐ-CP: tập huấn
phát triển thôn bản trên kế hoạch phát triển xã với ph−ơng pháp lập kế hoạch
có sự tham gia, kỹ năng huấn luyện đào tạo... Một số kỹ năng cán bộ khuyến
nông 248 cần đ−ợc nâng cao nh−:
+ Kỹ năng cơ bản trong tập huấn như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thúc
đẩy, kỹ năng điều tra, đánh giá nhu cầu, kỹ năng đánh giá tập huấn
+ Kỹ năng thực hành: Gắn lý thuyết với thực hành, có hình ảnh, mẫu vật
làm thử ngay tại lớp học, tập huấn có sử dụng các phương tiện đèn chiếu,
Projecter, Overheat... Tập huấn ngay tại hiện trường, tăng cường giao lưu, trao
đổi với các hộ nông dân, nhất là nông dân tiến tiến.
Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài, nhằm phát huy tác dụng của các phương
tiện thông tin đại chúng có sẵn tại địa phương.
Cần phân cấp trong đào tạo, huấn luyện theo hướng: TTKN tỉnh xây
dựng tài liệu tập huấn theo khung chương trình của TTKNQG, đào tạo bồi
dưỡng giáo viên cho Trạm. Trạm bồi dưỡng cán bộ khuyến nông cơ sở và
khuyến nông viên cơ sở là người trực tiếp tập huấn cho các hộ nông dân. Đổi
mới phương pháp tập huấn: từng bước chuyển từ tập huấn truyền thống sang
tập huấn có sự tham gia của người dân, trên cơ sở điều tra đánh giá nhu cầu
của các nhóm cộng đồng, theo đơn đặt hàng của các chủ trang trại, các hộ
nông dân. Đổi mới xây dựng mô hình trình diễn: Chuyển dần từ mô hình theo
ý chủ quan sang mô hình tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu thực tế cuả người
dân. Có cơ chế chia sẻ về trách nhiệm vật chất giữa KN cơ sở với người dân
tham gia mô hình. Đổi mới việc tổ chức tham quan đầu bờ thông qua việc xây
dựng các mô hình áp dụng TBKT mới ở các cụm gồm một số xã có điều kiện
tương đồng, để thông báo rộng rãi ai có nhu cầu tham quan, học tập đến đó
trao đổi, thảo luận.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Cần tuyển dụng những cán bộ khuyến nông đ−ợc đào tạo đúng chuyên
ngành khuyến nông vì họ là những ng−ời đ−ợc đào tạo nhiều về ph−ơng pháp
khuyến nông, nghiệp vụ khuyến nông.
Về tổ chức quản lý: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống
khuyến nông từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Từng bước xắp xếp lại trạm khuyến
nông các huyện theo hướng kết hợp chặt chẽ các chương trình khuyến nông
của tỉnh và huyện, huy động được mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ
khuyến nông trên địa bàn. Đối với khuyến nông viên cơ sở chuyển chức năng
quản lý điều hành từ UBND xã hiện nay cho Trạm quản lý.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
Phần 5
kết luận và khuyến nghị
5.1. Kết luận
Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu, chúng tôi đã rút ra một số kết
luận về hệ thống KN cơ sở tại huyện Đại Từ và hiệu quả hoạt động của cán bộ
248 nh− sau:
- Trạm KN huyện đ−ợc đánh giá hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ
khuyến nông có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, yêu nghề. Tuy nhiên cán
bộ khuyến nông còn thiếu về mặt số l−ợng, yếu về mặt kỹ năng và ph−ơng
pháp khuyến nông.
- Các tổ chức khuyến nông cơ sở của nông dân nh− làng khuyến nông tự
quản, nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông... đ−ợc thành lập và hoạt động
d−ới sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (CIDSE, SNV), nh−ng hiện nay
đã không họat động, hay hoạt động trên danh nghĩa vì không có sự hỗ trợ từ
phía nhà n−ớc.
- Hệ thống khuyến nông của huyện ch−a có cán bộ khuyến nông cấp xã
một cách chính thức.
- Thể chế chính sách của tỉnh đối với cán bộ 248 còn rất nhiều bất cập:
+ Không có chính sách về việc đ−a cán bộ 248 vào biên chế.
+ Chế độ l−ơng và phụ cấp đối với cán bộ khuyến nông cơ sở đặc biệt là
đối với cán bộ 248 ch−a đ−ợc thỏa đáng.
+ Ch−a có chính sách sử dụng cán bộ 248 một cách hợp lý: Các công
việc mà cán bộ 248 phải làm rất đa dạng: làm công tác KN, trực văn phòng,
soạn công văn, hội họp... Không những thế cán bộ 248 còn phải chịu sự quản
lý của rất nhiều cấp, nhiều cơ quan khác: UBND tỉnh, UBND huyện, xã,
phòng Nông nghiệp, trạm KN... nên hiệu quả hoạt động không cao.
- Cán bộ 248 có trình độ đào tạo cao (100% tốt nghiệp Đại học), chuyên
môn đa dạng. Đ−ợc nông dân đánh giá khá cao về mức độ nhiệt tình và quá
trình làm việc. Tuy nhiên kỹ năng làm việc của cán bộ 248 còn kém.
Trong chuyên đề chúng tôi cũng đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức. Từ đó, cũng đã đ−a ra định h−ớng và giải pháp nhằm nâng
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
cao hiệu quả hoạt động KN của cán bộ 248, và phát triển hệ thống khuyến
nông cơ sở của huyện Đại Từ.
5.2. Khuyến nghị
Để nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông huyện Đại Từ và hiệu
quả hoạt động của cán bộ 248 trong thời gian tới, chúng tôi xin đ−a ra một số
khuyến nghị sau:
- Mạng l−ới KN cần đ−ợc hoạt động ở cấp cơ sở càng sớm càng tốt. Mỗi
xã, thị trấn cần có 1 hay 2 cán bộ khuyến nông h−ởng l−ơng từ ngân sách.
- Cần tổ chức những lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng và
ph−ơng pháp khuyến nông cho cán bộ khuyến nông các cấp, cán bộ 248. Để
nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ.
- Thay đổi cơ chế, chính sách chế độ l−ơng và phụ cấp đối với cán
bộ 248. Để khuyến khích cho họ yên tâm công tác từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động.
- Cần sớm có quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của
cán bộ 248.
- Bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản cho cán bộ KN 248 nh− kỹ năng tập
huấn, kỹ năng thực hành.
Tài liệu bạn đang xem thuộc bản quyền website:
tài liệu tham khảo
1. Đại từ, 2002 - Quy hoạch phát triển kinh tế huyện Đại Từ.
2. Nguyễn Duy Hoan, Đinh Ngọc Lan, D−ơng Văn Sơn và NNK. 2007. T“i
liệu tập huấn ph−ơng pháp khuyến nông.Việt Nam: NXB Nông
nghiệp. 159 tr.
3. Đinh Ngọc Lan. 2008. Nghiên cứu những mặt hạn chế về thể chế v“ chính
sách khuyến khích trong việc thi h“nh v“ thực hiện hệ thống khuyến
nông cơ sở ở Thái Nguyên. Trong kỷ yếu hội thảo phát triển nông
thôn tháng 3/2008. Ch−ơng trình Việt Nam- Thụy Điển.
4. Nguyễn Viết Khoa, 2007- Khái quát hệ thống khuyến nông Thái Nguyên.
Kiến nghị tăng c−ờng hệ thống.
5. Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thọ, 2004 - B“i giảng Khuyến nông.
6. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên, SNV, Khuyến nông Thái Nguyên
với sự tham gia của ng−ời nông dân, Nhà xuất Nông Nghiệp Hà
Nội, 2001.
7. Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo hoạt động khuyến
nông 2006, 2006
8. Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên - Báo cáo hoạt động khuyến
nông 2007, 2007
9. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2005, 2005.
10. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2006, 2006.
11. Trạm KN Đại Từ – Báo cáo kết quả công tác KN, 2007, 2007.
12. Http ://wwwkhuyennongvn.gov.vn.
13. Http ://wwwgoogle.com.vn.
14. Dinh Ngoc Lan, 2008. Study on the limitations of institutional and
incentive policies on performance and operation of Grass root Agricultural
Extension System (GAES) in Thai Nguyen Province, Vietnam. In Sustainable
rural development land policies and livelihoods. Agricultural Publising
House. Hanoi. Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyende_HaGiang.pdf