Tài liệu Chuyên đề Công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở Đảng: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY ĐỰNG ĐẢNG
BÀI SOẠN GIẢNG
CHUYÊN ĐỀ:
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ HỒNG KHANH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ANH TIẾN
Lớp : XDĐ và CQNN - K22
2
HÀ NỘI, 2005
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản về công tác kiểm
tra của Đảng, đồng thời nhận thức đây đủ về tính cấp thiết của công tác kiểm
tra trong tình hình mới hiện nay.
- Mỗi học viên phải tự giác học tập, tìm đọc tài liệu, nghiên cứu kết hợp
bài giảng này để nâng cao trình độ hiểu biét của mình.
- Từ những kiến thức đã được trang bị, mỗi học viên có thể vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo và đưa kết quả nhận biết những kiến thức đã học
vào thực tiễn công tác của mình.
B. KẾT CẤU BÀI GIẢNG
Bài giảng gồm 4 phần, được trình bày trong 4 tiết
Tiết 1:
I. Kiểm tra là một nội dung lãnh đạo quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng
(TCCSĐ)
1. K...
48 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở Đảng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY ĐỰNG ĐẢNG
BÀI SOẠN GIẢNG
CHUYÊN ĐỀ:
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ HỒNG KHANH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN ANH TIẾN
Lớp : XDĐ và CQNN - K22
2
HÀ NỘI, 2005
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản về công tác kiểm
tra của Đảng, đồng thời nhận thức đây đủ về tính cấp thiết của công tác kiểm
tra trong tình hình mới hiện nay.
- Mỗi học viên phải tự giác học tập, tìm đọc tài liệu, nghiên cứu kết hợp
bài giảng này để nâng cao trình độ hiểu biét của mình.
- Từ những kiến thức đã được trang bị, mỗi học viên có thể vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo và đưa kết quả nhận biết những kiến thức đã học
vào thực tiễn công tác của mình.
B. KẾT CẤU BÀI GIẢNG
Bài giảng gồm 4 phần, được trình bày trong 4 tiết
Tiết 1:
I. Kiểm tra là một nội dung lãnh đạo quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng
(TCCSĐ)
1. Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng
2. Vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm tra
3. Các nguyên tắc
Tiết 2 + 3
II. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra của
tổ chức cơ sở Đảng
3
1. Đặc điểm (tiết 2)
2. Chức năng (tiết 2)
3. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kiểm tra ở TCCSĐ (Tiết 2+ 3)
Tiết 4:
III. Quan hệ giữa công tác kiểm tra với thi hành kỷ luật
IV. Những điểm then chốt cần nắm vững, nhằm nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra của Tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn hiện nay
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẬY
Căn cứ vào đối tượng học viên, phương pháp sử dụng trong bài giảng là
thuyết trình kết hợp vừa nêu, phân tích vấn, liên hệ thực tiễn.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xây dựng Đảng “Trung cấp lý luận chính trị”
HVCTQGHCM, Hà Nội - 2004.
2. “Công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng” (BCHTW - Ủy
ban kiểm tra) - Tài liệu tập huấn nghiệp vụ - Hà Nội, 2002.
3. Hướng dẫn thực hiện các qui định về công tác kiểm tra và kỷ luật của
Đảng - Ủy ban kiểm tra Trung ương, Hà Nội 2001.
4. Hỏi đáp về công tác kiểm tra và thi hành ký luật trong Đảng - Ủy ban
kiểm tra trung ương - Nxb lý luận chính trị, Hà Nội 2004.
5. Công tác kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật của Đảng (lưu hành nội bộ
- Ngô Đình Tính, Võ Hồng Khanh), Hà Nội 2005.
4
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC CƠ SƠ ĐẢNG
I. KIỂM TRA LÀ MỘT NỘI DUNG LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG CỦA TỐ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (TCCSĐ)
Phần ghi Phần thuyết trình
1. Khái niệm công tác kiểm
tra của Đảng
- Để tìm hiểu về công tác kiểm tra của Đảng,
trước hết chúng ta đi tìm hiểu thế nào là kiểm
tra?
* Theo từ điển tiếng việt:
Kiểm tra là xem xét tình hình
thực tế, để đánh giá, nhận xét
đúng sai, mà việc đánh giá đó
phải căn cứ vào những tiêu
chi, văn bản qui định đang có
giá trị lưu hành.
- Nói như vậy trong cuộc sống để tồn tại và
phát triển được phải có kiểm tra.
- Kiểm tra là một tất yếu khách quan, là biểu
hiện nghiên cứu của hoạt động có ý thức ở mọi
tổ chức và con người trong xã hội.
- Trước khi hành động mọi tổ chức và con
người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định,
chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực
hiện thắng lợi trong thực tiễn.
- Song thực tiễn vận động và biến đổi không
ngừng theo quy luật khách quan, nên nhận
thức, định hướng, chủ trương đã xác định dù có
được nghiên cứu đã xác định dù có được
nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng vẫn
có thể có những thiếu sót, thậm chí không có
khả năng thực thi hoặc sai lầm nghiên trọng.
- Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình. Vì
vậy muốn đạt được kết quả cao trong thực tiễn
phải kiểm tra.
- Kiểm tra để đánh giá ưu khuyết điểm, kịp thời
rút kinh nghiệm, để bổ sung, sửa chữa những
thiếu sót, sai lầm. Vì vậy hoạt động có ý thức là
5
hoạt động có kiểm tra, ý thức càng cao thì càng
phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra.
- Hoạt động kiểm tra tồn tại dưới nhiều dạng
biểu hiện dưới nhiều thuật ngữ khác nhau:
+ ở lĩnh vực hoạt động kinh tế - kỹ thuật, do
yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, nên
đòi hỏi cần có kiểm tra; do đó hoạt động kinh tế
- kỹ thuật có một luật coi thuật ngữ như: CKS,
OTK, kiểm ngân, kiểm toán, kiểm định, thi
cử
+ Trong xã hội, hoạt động của mỗi tổ chức mỗi
con người, cần có sự thống nhất, cần có kỷ luật
chặt chẽ nhằm hướng vào mục tiêu chung. Vì
vậy cần có hoạt động kiểm tra.
Tuy nhiên trong xã hội hoạt động kiểm tra phụ
thuộc vào đặc điểm, tính chất, vai trò, chức năng
của mỗi tổ chức, nên cũng có nhiều tên gọi khác
nhau gắn liền với nội dung yêu cầu cơ chế hoạt
động khác nhau như:
Hoạt động gián sát của quốc hội.
Hoạt động kiểm soát của cơ quan cho phép
Hoạt động thanh tra của cơ quan hành pháp
Hoạt động kiểm tra của Đảng, của các đoàn
thể quần chúng và hoạt động thanh tra của quần
chúng ở cơ sở.
* Vậy công tác kiểm tra của Đảng được hiểu
là:
Công tác kiểm tra của Đảng là
hoạt động của cấp ủy Đảng,
các ban chức năng của cấp ủy
và đảng viên, hoạt động đó
hướng vào việc thực hiện các
quyết định, cũng như hướng
vào giải quyết các vấn đề.
Trong sinh hoạt động nội bộ
Đảng, hoàn thiện qui trình
lãnh đạo của Đảng, giữ gìn kỷ
luật Đảng nhằm thực hiện
nghiêm túc và thắng lợi những
quyết định mà Đảng đặt ra.
6
Vậy công tác kiểm tra là một chức năng lãnh
đạo của Đảng là bộ phận quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng.
- Điều này được thể hiện ngay từ những ngày
đầu thành lập Đảng, Đảng đã thực hiện nghiêm
ngặt công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong
Đảng.
- Điều lệ Đảng năm 1930 quy định rõ: “Tất cả
đảng viên phải chấp hành các nghị quyết của
đại hội Đảng, của TW và của thượng cấp cơ
quan. Các cấp ủy viên có thể đặt ra đặc biệt ủy
viên để kiểm tra xét những vấn đề vi phạm đến
kỷ luật của Đảng”.
- Qua các thời kỳ thì Đảng ta có nhận thức sâu
sắc đầy đủ hơn về khái niệm công tác kiểm tra
trên cơ sở nhiệm vụ mục đích của nó. Chúng ta
sẽ làm rõ ở phần II. Đặc điểm công tác kiểm tra
của Đảng. Còn ở đây từ khái niệm công tác
kiểm tra rút ra 3 kết luận sau:
- Công tác kiểm tra của Đảng
là một hoạt động đồng tất yếu
khách quan đối với sự tồn tại
và phát triển của Đảng.
- Hoạt động kiểm tra nhằm
mục đích nâng cao năng lữ
lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, gắn với nhiệm vụ chính
trị của Đảng.
- Công tác kiểm tra là hoạt
động quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng.
- Muốn lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi,
thì yếu tố có tính chất quyết định trước hết là
phải có đường lối đúng đắn.
- Muốn biến đường lối đúng đắn đó thành thắng
lội trong thực tiễn Đảng phải có tổ chức vững
mạnh, có phương pháp cách mạng khoa học, có
năng lực tổ chức thực hiện cao và phải có kiểm
tra một cách thường xuyên, kịp thời và có hiệu
quả.
- Lãnh đạo không chỉ xây dựng cương hình,
chiến lược kinh tế - xã hội, các định hướng về
7
đường lối chính sách, mà lãnh đạo còn có nghĩa
là kiểm tra. Tức “lãnh đạo mà không kiểm tra
có như không có lãnh đạo”.
- Không những kiểm tra việc thực hiện đường
lối, chính sách, NQ của Đảng, mà kiểm tra
ngay bản thân đường lối đó và kiểm tra các
tổ chức tiến hành kiểm tra. Đó vừa là chức
năng, trách nhiệm lãnh đạo, vừa là phương
pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.
2. Vị trí, tầm quan trọng và ý
nghĩa của công tác kiểm tra
Đảng
2.1. Vị trí, tầm quan trọng
- Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất
nước, có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh, đối
tượng, phạm vi, nội dung lãnh đạo của Đảng
phong phú, đa dạng, phức tạp hơn trước, đòi
hỏi Đảng phải có những quyết sách, chủ trương
đúng đắn, kịp thời, để đáp ứng được nhiệm vụ
hay tình hình mới.
- Để có chủ trương quyết định đúng đắn, giải
pháp thực hiện tối ưu, kịp thời phát hiện những
sai sót, cũng như những điển hình tốt, sáng
kiếm mới đánh giá đúng chất lượng đội ngũ
đảng viên, phát huy và điểm khắc phục nhược
điểm, phải thông qua hoạt động kiểm tra
thường xuyên của Đảng.
- Do đó kiểm tra là một nội dung không thể
thiếu trong hoạt động lãnh đạo của mỗi tổ chức
Đảng và từng đảng viên, đồng thời vị trí của nó
là không thể phú nhận.
- Vậy vị trí - tầm quan trọng của công tác kiểm
tra có 3 luận điểm cơ bản.
* Thứ nhất: Kiểm tra là một
chức năng lãnh đạo của Đảng.
ĐCS là Đảng chính trị, ra đời là nhu cầu đòi
hỏi tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp đạt tới
trình độ cao, là đội tiên phong, Đảng phải
thường xuyên tăng cường sức mạnh của mình,
giữ gìn kỷ luật của tổ chức, đấu tranh loại bỏ
mọi mầm mống hành vi “phi” vô sản.
8
- Để thực hiện được vai trò lãnh đạo và sứ
mệnh lịch sử của mình trước giai cấp và dân
tộc, phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức theo đúng qui
định của điều lệ Đảng.
- Đảng phải định ra được đường lối, chủ
trương, chính sách đúng đắn, phải có khả năng
thực hiện tốt, bám sát thực tiễn và phải tiến
hành kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
- Trong văn kiện đại hội Đảng III (9/1960)
Đảng ta khẳng định: “Công tác kiểm tra là để
đấu tranh chống quan liêu, đồng thời nhấn
mạnh lãnh đạo mà không kiểm tra thì lãnh đạo
trở thành quan liêu. Có nghĩa là vô hiệu hóa
quá trình lãnh đạo”.
Tức Đảng là khẳng định hoạt động kiểm tra
là một bộ phận trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng. (VKĐH III, Nxb Sự Thật, HN 1960, tr
80)
- Đến đại hội IV (12/1976) Đảng ta khẳng định:
“Công tác kiểm tra nằm trong quá trình lãnh
đạo không kiểm tra coi như không lãnh đạo”.
(VKĐH IV, Nxb Sự Thật, HN 1977, trang
192).
- Đặc biệt từ đại hội VI (12/1986): Đại hội đổi
mới đã khẳng định: “Kiểm tra là chức năng
lãnh đạo chủ yếu của Đảng, là khác nhau quan
trọng của tổ chức thực hiện, đó cũng là biện
pháp hữu hiệu để khắc phục bệnh quan liêu.
Mọi tổ chức từ cơ quan Đảng - Nhà nước, đến
đoàn thể quần chúng, mọi lĩnh vực kinh tế - xã
hội đến quốc phòng an ninh, đối ngoại không
ngoại lệ đều phải đặt dưới sự kiểm tra của Tổ
chức Đảng có thẩm quyền”.
(VKĐH VI, Nxb Sự Thật, HN 1987, tr 14)
- Theo Hồ Chí Minh thì lãnh đạo đúng có nghĩa
là:
1. Phải có quyết định mọi vấn đề một cách cho
đúng ().
2. Phải tổ chức thi hành cho đúng.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát.
(HCM toàn tập, tập 5 - Tr285)
9
- Lãnh đạo là đề ra đường lối chủ trương. Tổ
chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn và
kiểm nhằm phát hiện ưu khuyết điểm, kịp thời
uốn nắn, bổ sung hoàn chỉnh qui trình lãnh đạo,
giáo dục, bảo vệ ngũ đảng viên.
Vậy kiểm tra không chỉ là khâu cuối cùng của
quy trình lãnh đạo, mà nó đan xem và tác động
tích cực lên tất cả các khâu trong quá trình lãnh
đạo.
- Thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra của
Đảng góp phần tích cực vào việc hoàn thiện,
uốn nắn và nâng cao chất lượng các NQ, chỉ thị
của Đảng.
- Điều quan trọng nữa là kiểm tra góp phần vào
việc chống chủ nghĩa quan liêu, mở rộng dân
chủ và nhân lên những nhân tố mới, khắc phục
sai lầm khuyết điểm. Chính vì lẽ đó Đại hội
Đảng VIII khẳng định: “ công tác kiểm tra có
vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động
lãnh đạo của Đảng”.
(VKĐH VIII, Nxb CTQG 1996, tr 150)
* Thứ 2: Kiểm tra là một bộ
phận quan trọng trong công
tác xây dựng nội bộ Đảng.
- Quan điểm của Mác - Angghen cho rằng:
“Đảng phải thường xuyên tiến hành công tác
kiểm tra, phải quan tâm kiểm tra mọi hoạt động
của bản thân mình và thường xuyên uốn nắn
hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo cách
mạng”.
- Đến Lênin người khẳng định: “Kiểm tra là
nhiệm vụ then chốt ttrong xây dựng Đảng, là
biện pháp hữu hiệu khắc phục mọi sai lầm
trong công tác lãnh đạo và quản lý. Đây là
phương sách duy nhất có thể hoàn toàn loại trừ
hết thảy mọi sự thảo hiệp vô nguyên tắc”.
- Thấm nhuần các quan điểm của các nhà kinh
điển, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng vào
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt
Nam. Người chỉ rõ: “Khi có chính sách đúng,
thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách
đó: là do cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn
10
cán bộ và do nơi kiểm tra. Ba điều ấy sơ sài, thì
chính sách đúng mấy cũng vô ích”.
“Có thể nói 9/10 khuyết điểm trong công việc
của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra, thanh tra”.
(HCM Toàn tập, T5 - trang 520 - 521)
- XDĐ là xây dựng trên cả ba mặt: XDĐ về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ba mặt đó có
nơi liên hệ biện chứng gắn bó không tách rời
nhau.
+ Sự thống nhất - cội nguồn sức mậnh của
Đảng cũng chiníh là kết quả, là sản phẩm của
quá trình tiến hành làm tốt công tác XDĐ trên
cả 3 mặt.
+ Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn
cách mạng khác nhau thì tình hình chính trị, tư
tưởng và tổ chức cũng có những nhu cầu và
biến động khác nhau.
+ Do vậy muốn bảo đảm sự ổn định và phát
triển đúng đắn trên cả ba mặt, nhất thiết phải
coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, thông
qua hoạt động kiểm tra cho phép Đảng xác định
đúng đắn phương hướng, nội dung, mục tiêu,
đối tượng, trọng tâm, trọng điểm để tiến
hành các mặt hoạt động XDĐ sao cho sát và có
hiệu quả cao nhất.
Chính vì lẽ đó văn kiện Đại hội Đảng V, VI đã
kết luận: Công tác kiểm tra là bộ phận quan
trọng trong toàn bộ công tác XDĐ, nhất là
trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền, là
khâu quan trọng trong quá trình tổ chức thực
hiện và là biện pháp hữu hiệu để khắc phục
bệnh quan liêu. Vì vậy để XDĐ vững mạnh
không được phép buông lỏng công tác kiểm tra.
* Thứ 3: Kiểm tra có vị trí đặc
biệt quan trọng trong giai
đoạn cách mạng hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo đặt ra trong yêu cầu sau:
- Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh
CNH - HĐN đất nước, thực hiện mục tiêu dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và
văn minh, xây dựng thành công CNXH.
11
+ Để thực hiện được điều đó, trước hết phải đổi
mới và không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng, Đảng phải ngang tầm và phù
hợp với quá trình đổi mới nội dung lãnh đạo
phải phong phú đa dạng trên mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội, từ cơ sở đến TW.
+ Tại đại hội toàn quốc lần thứ IX Đảng ta
khẳng định: vị trí đặc biệt của công tác kiểm tra
và nhấn mạnh muốn công tác kiểm tra tốt phải
biết tự kiểm tra. Trong điều kiện đảng cầm
quyền, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng
mới cũng không cho phép buông lỏng công tác
kiểm tra trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
- Dân đối với Đảng và chính quyền cách mạng
tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong
Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và
sự chiến đấu của Đảng.
- Trong quá trình “Xây” và “Chống” cẩnp thực
hiện tốt công tác kiểm tra. Vì nó quyết định nội
dung, hình thức, phương pháp, đối tượng của
công tác XDĐ.
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, đúng
nguyên tắc và có kế hoạch giúp cho cấp ủy nắm
vững tình hình thực tế và Đảng tổng kết được
các “kiểu”, “dạng” vi phạm, để tổ chức Đảng
có biện pháp thích hợp để khắc phục.
- Thông qua kiểm tra, kích thích tính tích cực,
đảm bảo công bằng trong nội bộ Đảng.
+ Lênin khẳng định: “Kiểm tra là nhiệm vụ
then chốt, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chủ yếu
trong XDĐ và chính quyền nhà nước”.
(Lênin toàn tập, T44 - T45).
+ Tại Hội nghị giảm tô năm 1955 HCM nói:
“Phải đi sâu, xét kỹ, phải luôn kiểm tra việc
chấp hành chính sách, phải coi trọng từ việc to
đến việc nhỏ, phải nhớ rằng sai một ly đi một
dặm”. (HCM toàn tập - Tập 8 - tr78).
- Đứng trước một xu thế mới “mở cửa hội
nhập”, nhiệm vụ cách mạng đặt ra là hết sức
nặng nề, chúng ta đang đứng trước những thời
cơ lớn, vận hội mới - nhưng cũng phải đối mặt
với những cách thức, khó khăn lớn, cần phải
12
giải quyết nhiều mối quan hệ đan xen, chịu
nhiều tác động của các yếu tố và sự chống phá
của các thế lực thù địch, những vấn đề mới nảy
sinh chưa có trong điều lệ, trong hoàn cảnh đó,
cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
đặc biệt là chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra
trong quá trình lãnh đạo, làm cho Đảng ngày
càng vững mạnh và tổ chức thực hiện có hiệu
quả.
- Đại hội Đảng VIII khẳng định: “Công tác
kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn
bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”
- Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Trong
điều kiện hiện nay càng cần phải tăng cường
công tác kiểm tra giảm sát của các cấp ủy và
UBKT các cấp”.
+ Song trong quá trình đổi mới một bộ phận
không nhỏ cán bộ đảng viên phai nhạt lý tưởng,
xa sút về phẩm chất, đạo đức, mất cảnh giác,
kém ý thức tổ chức kỷ luật, làm ảnh hưởng đến
uy tín lãnh đạo của Đảng.
+ Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) nhiềm nơi yếu
kém, có nơi tê liệu phương thức lãnh đạo và
sinh hoạt lúng túng, tình trạng kém dân chủ,
mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh
hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân
chủ.
Vì vậy, tập trung làm tốt hơn của công tác
xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tăng cường mạnh
mẽ công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, thiết
lập vững chắc kỷ luật, kỷ cương, chặn đúng và
đẩy lùi khuyết điểm, tiêu cực là nhiệm vụ có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự lãnh đạo
của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2.2. ý nghĩa
- Thứ nhất: Công tác kiểm tra
bảo đảm thường xuyên, chắc
chắn cho các NQ của cấp ủy
cấp trên và các NQ của cấp ủy
cơ sở được xác định đúng,
chấp hành triệt để và ngày
càng hoàn thiện.
13
- Muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, thì yếu
tố có tính quyết định trước hết phải là đường
lối, chủ trương, chính sách đúng. Điều đó phải
được đảm bảo bằng công tác kiểm tra.
+ Kiểm tra chính bản thân đường lối, chính
sách, NQ đã đề ra.
+ Kiểm tra việc ra NQ để khẳng định cái đúng,
sửa đổi cái sai, bổ sung cái thiếu sót, làm cho
đường lối, NQ thực sự phù hợp với cuộc sống,
phù hợp với ý đảng lòng dân.
- Tại sao? Chúng ta có thể khẳng định công tác
kiểm tra đảm bảo NQ được chấp hành triệt để.
+ Ngay trong quá trình tổ chức thực hiện NQ,
công tác kiểm tra phải kịp thời nắm bắt tình
hình hoạt động của tổ chức Đảng, cán bộ đảng
viên và nhân dân, khi phát hiện có dấu hiệu vi
phạm hoặc biểu hiện sai lệch phải kịp thời uốn
nắn những hành vi sai phạm lệch lạc, để nâng
cao ý thức chấp hành NQ, giúp cho việc thực
hiện NQ được triệt để hơn.
- Đồng thời sau khi NQ được triển khai thực
hiện phải tổ chức kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh
nghiệm, kết luận về tình hình thực tế có những
mặt được, chưa được, điểm phù hợp hay chưa
phù hợp của NQ so với thực tế, cũng như phát
hiện những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời có
sự điều chỉnh bổ sung hoàn thiện NQ.
- Chính vì vậy có thể nói công tác kiểm tra có ý
nghĩa nó làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiến,
bảo đảm sự thống nhất giữa NQ với chấp hành,
khắc phục tư tưởng nóng vội.
- Thứ 2: Là biện pháp khắc
phục bệnh quan liệu, đảm bảo
nguyên tắc TTDC, củng cố
khối đoàn kết, thống nhất
trong Đảng.
- Thứ 3: Giáo dục, bảo vệ đội
ngũ đảng viên, giữ nghiêm kỷ
luật Đảng.
Đặc biệt bảo vệ đội ngũ đảng viên là có ý nghĩa
rất quan trọng.
Ví dụ: Trường có 3 tờ báo (tiền phong, báo
14
thanh niên, báo công luận) cùng đăng một bài
có tên: “Khi chủ tịch sửa tay bằng khoáng”. Cụ
thể là đ/c Phạm Văn Chi - chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa.
- Vấn đề này không chỉ động chạm đến mọi cán
bộ, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ
cán bộ đảng viên.
- Khi xem xét lại đ/c Chi cho biết: Là vào dịp
gần tết, ở phường cắt điện, khi đồng chí đang
làm vườn thì có khách đến chơi, tiện có chai
nước khoáng đang uống dở, đồng chí lấy rửa
tay vội vội vào tiếp khách.
- Sự việc này đưa lên báo, khi chưa qua kiểm
duyệt xác minh lại? Vậy nếu không kiểm tra
xác minh rõ sẽ không bảo vệ được uy tín, danh
dự của đảng viên.
- Thứ 4: Công tác kiên tra nó
là đòn bẩy tác động mạnh mẽ
đến việc giải quyết các nhiệm
vụ chính trị, kinh tế - xã hội và
công tác XDĐ.
- Công tác kiểm tra xuất phát từ nhiệm vụ chính
trị và công tác XDĐ từng thời kỳ và lấy việc
thực hiện thuận lợi nhiệm vụ công tác ấy làm
mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động.
- Đó là vị trí vai trò và ý nghĩa của công tác
kiểm tra, để công tác kiểm tra thực sự có hiệu
quả thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3. Các nguyên tắc
3.1. Nguyên tắc tính Đảng và
tính khoa học
* Tại sao công tác kiểm tra lại mang tính
Đảng, tính khoa học?
- Đảng mang bản chất giai cấp
công nhân, lấy CNMCN làm
nền tảng, kim chỉ nam cho mọi
hành động cách mạng.
Như chúng ta đã biết học thuyết Mác -
Lênin là học thuyết CM nhất, khoa học nhất,
đảm bảo sự chính xác đúng đắn, khách quan.
Chính vì thế đương nhiên công tác kiểm tra
là một nội dung lãnh đạo của Đảng, phải mang
tính khoa học và tính Đảng.
15
- Công tác kiểm tra là một bộ
phận quan trọng của công tác
XDĐ
Nó được trưởng thành trong khuôn khổ
cương lĩnh, đường lối chính trị và điều lệ Đảng
và nó lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và
công tác XDĐ làm mục tiêu phương hướng
hoạt động.
* Vậy biểu hiện của tính Đảng, tính khoa học
trong công tác kiểm tra là:
- Hoạt động kiểm tra của Đảng
phải vì lợi ích của Đảng, lợi
ích của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động.
- Thái độ không khoan nhượng
trước các khuyết điểm sai lầm
của đảng viên và tổ chức Đảng.
* Làm thế nào để đảm bảo tính Đảng và tính
khoa học?
- Khi tiến hành công tác kiểm
tra phải tuân thủ nghiêm ngặt
các nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt Đảng.
Trước hết là nguyên tắc TTDC
Thông qua trí tuệ của tập thể Đảng, để xem
xét các hành vi sai trái, rồi có kết luận xử lý
đúng mức độ sai phạm (nếu có)
- Phân tích xem xét các sự
việc 1 cách khách quan, thận
trọng và có quan điểm lịch sử
cụ thể. Kiểm tra có kế hoạch
có mục đích, tránh nóng vội
duy ý chí.
Việc xem xét này phải dựa trên cơ sở những
văn bản pháp qui, những tiêu chí có giá trị hiện
hành so với thực tế của đối tượng kiểm tra.
3.2. Nguyên tắc tính quần
chúng
* Tại sao phải có tính quần chúng?
- Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng đối với sự lãnh
đạo của Đảng.
16
Một trong những phương
châm XDĐ là tổ chức cho
quần chúng tham gia XDĐ,
góp phần kiểm tra hoạt động
của tổ chức Đảng, kiểm công
tác và phẩm chất cán bộ Đảng
viên.
Quần chúng gắn bó với tổ
chức Đảng và đảng viên. Mọi
hoạt động của tổ chức Đảng
và đảng viên, quần chúng luôn
quan tâm và nhận biết.
* Vậy nguyên tắc quần chúng xuất phát từ ba lý
do sau:
- Tính dân chủ rộng rãi trong
Đảng
- Vì chỉ dựa vào quần chúng
và kết hợp với cơ quan lãnh
đạo có thẩm quyền thì mới có
thể kiểm tra, đánh giá đúng,
kết luận chính xác bản chất
của vụ việc.
- Đảm bảo việc thực hiện đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi
đảng viên tham gia vào các
hình thức kiểm tra của Đảng.
* Để đảm bảo nguyên tắc quần chúng, cần phải
tiến hành công tác kiểm tra như thế nào?
- Phải dựa vào quần chúng
Phải tổ chức cho quần chúng tham gia vào
các hoạt động kiểm tra, như lấy ý kiến của quần
chúng (có thể trực tiếp hoặc góp ý bằng thư từ,
hòm thư góp ý)
- Phát huy đến mức cao nhất
tính tự giác của mối cá nhân
đảng viên.
Tự giác là cơ sở tư tưởng và tổ chức để đảng
viên chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ
đảng, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật
của nhà nước và nhiệm vụ được giao.
Tự giác chịu sự kiểm tra của tổ chức đảng
có thẩm quyền và tự kiểm tra.
17
Ví dụ: Có trường hợp đảng viên sai lầm, khuyết
điểm, nhưng không tự giác, thì làm thế nào để
phát huy được tính tự giác của họ?
- Tự giác là phản ánh bản chất chính trị, ý thức
đạo đức cách mạng, bản lãnh chính trị của đảng
viên.
- Do đó tự giác nó có quá trình và mức độ tự
giác khác nhau.
- Tự giác nó phụ thuộc vào điều kiện trưởng
thành, rèn luyện tu dưỡng, nó không phụ thuộc
vào chức vụ, tuổi đảng Do đó cần phải làm
tốt công tác tư tưởng đối với những trường hợip
giấu diếm quanh co không tự giác nhận khuyết
điểm, thì cần phải kiên trì thuyết phục, kết hợp
với thẩm tra xác minh để có kết luận chính xác.
3.3. Nguyên tắc công khai
- Tính công khai bắt nguồn từ bản chất CNXH
và tính dân chủ rộng rãi trong Đảgn. Đồng thời,
phát huy chức năng tâm lý giáo dục và chiến
đấu của công tác kiểm tra.
- Mọi khuyết điểm đưa ra công khai không phải
chỉ để thi hành kỷ luật mà điều chủ yếu là để
uốn nắn sửa đổi một cách nhanh chóng kịp
thời. Như Lênin đã nói: “Đưa tin công khai là
một thanh kiểm tự nó chữa lành những vết
thương do nó gây ra”.
(Lênin toàn tập, tập 25, trang 64)
* Vậy công tác kiểm tra đảm bảo kích công
khai bởi vì:
- Kiểm tra đánh giá kết luận
công khai nhằm tạo, bầu
không khí thẳng thắn, trung
thực, tin tưởng lẫn nhau.
- Nâng cao tính giáo dục của
công tác kiểm tra.
* Làm thế nào để đảm bảo tính công khai?
- Quá trình kiểm tra, đánh giá
công khai, không dùng thủ
đoạn nghiệp vụ hoặc gò ép áp
đặt.
Bởi vì:
- Tổ chức Đảng khác với các cơ quan, bảo vệ
18
pháp luật, nên không được bắt giữ, tra hỏi bố trí
người theo dõi bị mất cán bộ đảng viên.
Trong trường hợp càn thiết thì chuyển qua cơ
quan bảo vệ pháp luật có thẩm quyền tiến hành
điều tra, với danh nghĩa là cơ quan, bảo vệ
pháp luật với công dân có vi phạm pháp luật.
- Công tác kiểm tra của Đảng: Là công tác
đảng, là sinh hoạt nội bộ đảng. Vì vậy khi tiến
hành kiểm tra phải đúng nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt của Đảng.
Phương pháp cơ bản là dựa vào tổ chức Đảng
phát huy tinh thần tự giác của đảng viên, của tổ
chức Đảng.
- Dự thảo được kết luận trao
đổi dân chủ và khi có kết luận
chính thức của cấp có thẩm
quyền quyết định thì được
thông báo rộng rãi.
3.4. Nguyên tắc tính hiệu quả
- Có thể nói giá trị đích thực của công tác kiểm
tra, của mỗi cuộc kiểm tra được xác định ở tính
hiệu quả về mặt chính trị - kinh tế - xã hội.
- Kiểm tra phái đi để kết luận cụ thể đúng sai,
chỉ rõ hướng phát huy hoặc sửa chữa, mức độ
xử phạt.
* Biểu hiện của tính hiệu quả là:
- Phải có sự đoàn kết nhất
trong toàn Đảng.
- Năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức Đảng và
đảng viên được nâng lên ngay
đầu với công cuộc đổi mới.
* Hiệu quả của công tác kiểm tra:
Sau khi kết thúc 1 cuộc kiểm tra, đối tượng bị
kiểm tra (tổ chức Đảng, đảng viên) thấy được
ưu, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) để sửa
chữa phấn đấu tiến bộ, tổ chức rút kinh nghiệm
quản lý lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
để xây dựng đảng bộ TSVM, thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị.
* Làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả của
công tác kiểm tra?
19
- Phải có nội dung chương
trình kế hoạch cụ thể.
- Kết luận chính xác về nội
dung kiểm tra, để giúp cho tổ
chức Đảng đánh giá thực chất
tình hình tổ chức Đảng cấp
dưới và đảng viên.
- Phải rút ra những bài học
kinh nghiệm về công tác lãnh
đạo, giáo dục quản lý đảng
viên và tổ chức Đảng cấp
dưới.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản đòi hỏi công
tác kiểm tra cần quán triệt nhằm bảo đảm cho
hoạt động kiểm tra của Đảng đúng mục đích và
có tác dụng thiết thực đối với việc thực hiện
nhiệm vụ lãnh đạo và công tác XDĐ.
II. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CÔNG TÁC KIỂM
CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ
Phần ghi Phần thuyết trình
1. Đặc điểm
* Khái quát TCCSĐ là gì?
- TCCSĐ là tổ chức Đảng ở đơn vị cơ sở (xã,
phường, thị trấn, cơ quan, HTX, DN, đơn vị
sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công
an và các đơn vị cơ sở khác) có từ 3 đảng
viên chính thức trở lên.
- TCCSĐ dưới 30 đảng viên, lập chi bộ cơ sở
có các tổ chức trực thuộc, TCCSĐ có trừ 30
đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các
chi bộ trực thuộc đảng ủy.
Lập chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở có hơn
30 đảng viên, lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị
cơ sở chưa đủ 30 đảng viên, lập đảng bộ bộ
phận trực thuộc Đảng ủy cơ sở. Cấp ủy cấp
chức phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên
trực tiếp đồng ý mới được lập.
- TCCSĐ: Là nền tảng của Đảng, là hạt nhân
chính trị, là nơi tập trung quản lý, giáo dục
rèn luyện, kiểm tra Đảng viên cũng là nơi
20
trực tiếp thực hiện và lãnh đạo quần chúng.
+ Nền tảng?
Trước hết là phần chắc chắn ở dưới để đỡ
và giữ cái bên trên.
Là tổ chức đầu tiên trực tiếp liên kết các
đảng viên lại với nhau, mà sự liên kết này là
liên minh tự nguyện của những người cùng
mục đích, cùng chung lý tưởng.
Nền tảng cần được xét trong mối quan hệ
giữa chất lượng của TCCSĐ với chất lượng
của toàn Đảng.
Nền tảng cần thể hiện trong hoạt động của
Đảng đối với tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội.
+ Hạt nhân chính trị ở cơ sở
Hạt nhân là nói đến các trung tâm của tế
bào.
Hạt nhân nó là bộ phận quan trọng của hệ
thống chính trị và nó lãnh đạo hệ thống chính
trị đó. Cụ thể và lãnh đạo chính quyền cơ sở,
chỉ đạo các hoạt động của chính quyền cơ sở
bằng hệ thống những quan điểm lý luận,
nguyên tắc chính trị, làm cho chính quyền cơ
sở thực sự là cơ quan đại biểu ý chí cho
quyền lực của nhân dân.
Hạt nhân chính trị: Tức là trực tiếp quán
triệt, chấp hành đề ra NQ và tổ chức thực
hiện, là trung tâm qui tại mọi lực lượng cơ sở
thành một khối đoàn kết thống nhất.
* Hạt nhân chính trị ở cơ sở còn thể hiện ở
năng lực phát hiện ra mâu thuẫn, những tình
huống, đưa ra những giải pháp khả thi.
- Một trong 5 nhiệm của TCCSĐ được qui
định ở điểm 5 điều 23 điều lệ Đảng là:
“TCCSĐ có nhiệm vụ kiểm tra việc thực
hiện, bảo đảm cho các NQ, chỉ thị của Đảng,
pháp luật của nhà nước được chấp hành
nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng
viên chấp hành điều lệ Đảng”.
Vậy hoạt động kiểm tra của tổ chức cơ sở
đảng có những đặc điểm gì?
21
* Đặc điểm của công tác kiểm
tra ở TCCSĐ
- Để đáp ứng được nhiệm vụ mới nặng nề,
phức tạp, hơn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -
HĐH đất nước. Nội dung phương thức lãnh
đạo của TCCSĐ có nhiều thay đổi. Các tổ
chức đảng phải tiếp tục không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiếm đấu của
mình, làm tròn trách nhiệm của Đảgn với
quần chúng.
- Chính vì vậy công tác kiểm tra của TCCSĐ
cũng có những điểm mới so với trước đó là:
- Một là: Nội dung, nhiệm vụ, đối
tượng kiểm tra được mở rộng hơn
trước
Cấp ủy không chỉ làm tròn nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết của
cấp trênm, mà còn kiểm tra chính ngay còn
nghị quyết do mình đưa ra.
Ví dụ dẫn chứng:
- Văn kiện đại hội Đảng I, II, III, IV, V đề ra
mục đích kiểm tra là chủ yếu tập trung vào
kiểm tra vi phạm của đối tượng kiểm tra, ở
đây là đối tượng có trạng thái hành vi sai lầm
khuyết điểm.
+ Kiểm tra sai phạm, tác động tới một bộ
phận đối lượng vi phạm, chứ không phải tất
cả các đảng viên.
+ Sai phạm, vi phạm gắn với xử lý.
+ Như vậy ở đảng trong quá trình kiểm tra,
đồng nhất kiểm tra và vấn đề xử lý, tuyệt đối
hòa xử lý, có xử lý là mục đích.
+ Do đó công tác kiểm tra có hiện tượng: “Bới
lông tìm vết”, không phát huy được ưu điểm.
+ Chính vì thế hoạt động kiểm tra trở thành
thụ động, chờ có vi phạm mới kiểm tra, làm
hạn chế tính giáo dục của công tác kiểm tra.
- Đến đại hội Đảng VI, VII, đảng ta đã chuẩn
chính thuật ngữ “kiểm tra là tập trung vào
kiểm tra chấp hành”, nhằm nâng cao tính chủ
động của công tác kiểm tra.
+ Phạm vi kiểm tra rất rộng, hành vi lại không
rõ: có thể vi phạm không chấp hành có thể
không có vi phạm, và có thể có ưu điểm.
22
+ Đối tượng kiểm tra là tất cả các đảng viên
và tổ chức đảng trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ.
+ Mục tiêu kiểm tra là ngăn ngừa khuyết
điểm và xử lý vi phạm (nếu có), biểu dương
ưu điểm.
+ Tính chủ động của công tác kiểm tra được
nâng lên và tính giáo dục được nâng cao,
phản ánh trong trạng thái chấp hành.
+ Tuy nhiên kiểm tra chất hành ở đại hội VI,
VII là nhiệm vụ của UBKT nhiệm vụ này
quá sức, nên dẫn tới tình trạng nơi này, nơi
bỏ, vai trò lãnh đạo của cấp ủy dường như
đứng ngoài.
- Đến đại hội Đảng VIII, IX thì Đảng ta đã
xác định: TCCSĐ có nhiệm vụ kiểm tra chấp
hành (Đ30), UBKT kiểm tra đảng viên và tổ
chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm (Đ32)
+ Vậy dấu hiệu vi phạm là gì? ĐHVP là nghi
vấn về một hành vi nào đó của đảng viên và
tổ chức đảng, UBKT có trách nhiệm xem xét
kết luận. Hiện tượng DHVP có thể có vi
phạm hoặc có thể không vi phạm. Vậy đại hội
Đảng VIII, IX đã hàm rõ chủ thể kiểm tra do
tổ chức Đảng và UBKT gắn liền với nhiệm
vụ đã được qui định trong điều lệ Đảng.
- Hai là: TCCSĐ là cấp cuối cùng
triển khai thực hiện và kiểm tra
các NQ, chỉ thị, đồng thời lại là
cấp đầu tiên trực tiếp kiểm tra,
đánh giá sự đúng sai, giá trị đích
thực của các NQ, chỉ thị, phản
ánh lên cấp trên những thông tin
cần thiết để điều chỉnh, hoàn thiện
các chủ trương, phương thức lãnh
đạo.
- Ba là: Đối tượng kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm là đảng viên và
cấp ủy cùng cấp
- Trong điều kiện đất nước ta đã và đang
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường theo định hướng
23
XHCN, diễn biến tư tưởng của đội ngũ cán
bộ đảng viên khá phức tạp.
- Bên cạnh các giá trị truyền thống (huyết
thống, xóm làng) thì xuất hiện những giá trị
mới (sòng phẳng, chấp nhận cạnh tranh, chấp
nhận thắng thua, dám nghĩ dám làm, tôn
trọng pháp luật Điều đó cũng ảnh hưởng
đến hoạt động của công tác kiểm tra.
- Mặt khác cơ chế quản lý và nhiều chính
sách pháp luật cũng chưa hoàn thiện, cần tạo
kẽ hở Đó là những trở ngại gây khó khăn,
phức tạp cho hoạt động kiểm tra.
2. Chức năng của công tác kiểm
tra
Công tác kiểm tra của TCCSĐ có các chức
năng cơ bản sau:
2.1. Chức năng chính trị - Chức năng chính trị còn gọi là chức nưang
lãnh đạo.
- Là chức năng quan trọng hàng đầu của
công tác kiểm tra:
+ Đại hội V khẳng định: “ Công tác kiểm
tra là một trong những chức năng lãnh đạo
chủ yếu của Đảng”.
+ Tiếp đến Đại hội VIII khẳng định: “
Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng
trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của
Đảng”.
- Chức năng chính trị là khâu quan trọng quá
trình lãnh đạo của tổ chức Đảng.
- Quy trình lãnh đạo gồm: Xây dựng NQ, tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
- Hoạt động kiểm tra của mục đích rõ ràng:
bảo đảm thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công
tác XDĐ.
- Vĩ lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng
đường lối, chính sách NQ, chỉ thị của Đảng;
là việc tổ chức và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo
còn kiểm tra, không những kiểm tra thực
hiện đường lối chủ trương, chính sách, NQ
mà còn kiểm tra ngay chính đường lối, chính
sách, NQ và kiểm tra các tổ chức tiến
hành, nhằm để đảm bảo cho đường lối, chính
sách, NQ được xác định đúng, được quán
triệt và thực hiện thắng lọi trong thực tiễn.
24
- Đó vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là
chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội
dung của qui trình lãnh đạo.
2.2. Chức năng tổ chức
- ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ sự
đoàn kết thống nhất về chính trị - tư tưởng và
tổ chức, được đảm bảo bằng sự thống nhất
vật chất về tổ chức. Do đó, phải xây dựng
Đảng vững mạnh trên cả ba mặt trận chính
trị - tư tưởng và tổ chức.
- Đảng lãnh đạo khi chỉ bằng chính trị - tư
tưởng, tổ chức mà cân bằng kiểm tra.
- Không kiểm tra sẽ không có bộ máy và cán
bộ tốt, không có sự chấp hành thống nhất
trong toàn Đảng.
- Từ đó dẫn tới tình trạng lỏng lẻo về tổ
chức, các nguyên tắc chúng bị vi phạm, kỷ
luật nghiêm minh.
- Chính vì lẽ đó mà văn kiện đại hội Đảng VI
đã khẳng định: “ Kiểm tra là một khâu
quan trọng của tổ chức thực hiện; đó cũng là
biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh
quan liêu”.
2.3. Chức năng tâm lý giáo dục
- Chức năng tâm lý giáo dục thể hiện ở mục
đích công tác kiểm tra là không phải để
“vạch lá tìm sâu” để trừng trị, mà là để
“thúc đẩy, giáo dục, đảng viên và cán bộ làm
tròn nhiệm vụ với Đảng, nhà nước và nhân
dân”.
- Một mặt kiểm tra tìm ra sai lầm và vi phạm
nhưng không phải chủ yếu để trừng phạt mà
điều quan trọng hơn là ngăn ngừa, nhắc nhở,
giúp đỡ sửa chữa.
- Kiểm tra thường xuyên khiến cho một đảng
viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tuân thủ
nghiêm túc kỷ luật Đảng, làm tròn vai trò của
người đảng viên.
- Mặt khác kiểm tra nhằm phát hiện ra những
mặt tích cực, nhân tố mới, kịp thời động
viên, cổ vũ, gây bầu không khí tâm lý tin
25
tưởng phấn khởi trong chi bộ, đảng bộ và
trong mỗi thành viên của tổ chức.
Như vậy xét về các mặt đã nên ở trên thì
kiểm tra có tác dụng giáo dục to lớn.
2.4. Chức năng thông tin
- Qua các cuộc kiểm tra có kết luận, đưa đến
cho cấp ủy những thông tin cần thiết, để ra
QĐ đúng, bổ sung, hoàn thiện các NQ đưa
ra, kịp thời chỉ đạo, tổ chức thực hiện các
quyết định, nắm chắc tình hình mọi mặt
trong TCĐ.
- Đồng thời kiểm tra cũng đưa đến cho mỗi
đảng viên những thông tin cần thiết, tạo cơ
sở để làm chủ thực sự, tin tưởng, phấn khởi
tham gia vào các cuộc thảo luận dân chủ và
các công việc của đảng bộ, chi bộ.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của công
tác kiểm tra ở TCCSĐ
- TCCSĐ bao gồm: BTV Đảng uỷ, đảng ủy
cơ sở, đảng ủy bộ phận, chi bộ cơ sở, chi bộ
trong Đảng bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ bộ
phận và UBKT Đảng uỷ cơ sở.
- Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra của
Đảng: là kiểm tra “việc” và kiểm tra
“người”.
+ Kiểm tra “việc”: Có nghĩa là kiểm tra bản
thân đường lối, chính sách, NQ, chỉ thị đã đề
ra, để khẳng định cái đúng, sửa chữa cái sai,
bổ sung cái thiếu, làm cho đường lối, chính
sách, NQ, chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống,
phù hợp với thực tiễn CM và kiểm tra việc
thực hiện đường lối ấy trong thực tiễn, để
kịp thời biểu dương và nhân rộng cái tốt,
khắc phục và ngăn ngừa cái xấu làm cho
thuận lợi ngày càng cao hơn, vững chắc hơn,
toàn diện hơn.
+ Kiểm tra “người” có nghĩa là kiểm tra Đảng
viên, kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ
do cấp ủy quản lý thực hiện đúng tiêu chuẩn
đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và nhiệm
vụ đảng viên, xứng đáng là những chiến sĩ
CM trong đội tiên phong của giai cấp.
26
Kiểm tra “người” và kiểm tra “việc” là
hai nội dung chủ yếu, có quan hệ mật thiết
với nhau nhằm làm cho con người mạnh và
để có tổ chức mạnh. Từ đó đề ra QĐ đúng
đắn và thực hiện thắng lợi các QĐ ấy trong
thực tiễn.
Vậy chúng ta đi xem xét nhiệm vụ cụ thể là
lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra.
3.1. Công tác kiểm tra của Đảng
ủy cơ sở
* Thứ nhất: Lãnh đạo công tác
kiểm tra
- Đảng ủy cơ sở căn cứ NQ, chỉ thị của cấp
ủy cấp trên và NQ của cấp mình để đề ra
chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra
trong từng giai đoạn và chỉ đạo trường dẫn
đến đổi các chi bộ, chi ủy thực hiện chương
trình, kì hạn ấy.
- Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của
UBKT cấp mình.
* Thứ 2: Tổ chức thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra
- Nội dung: + Kiểm tra việc chấp
hành cương lĩnh chính trị, NQ, chỉ
thị của Đảng, pháp luật của nhà
nước.
+ Kiểm tra tổ chức đảng và đảng
viên chấp hành điều lệ Đảng
Về nội dung, đối tượng, cách tiến hành
Nội dung này liên quan đến nhiệm vụ chính
trị của cơ sở và việc thực hiện nguyên tắc
TTDC, tập thể lãnh đạo, cá nhân phục trách.
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra
mọi TCĐ cấp dưới và đảng viên
trong đảng bộ.
- Cách tiến hành: Đảng ủy, BTV
Đảng ủy thường xuyên kiểm tra
TCĐ cấp dưới và đảng viên trong
đảng bộ. thông qua các chương
trình kếa hoạch kiểm tra đã được
xác định; thông qua các đảng uỷ
viên phụ trách địa bàn; thông qua
27
chế độ họi ý, hội báo giữa
BTVĐU với các chi bộ, chi uỷ để
nắm tình hình
- Khi kiểm tra đảng uỷ căn cứ vào yêu cầu và
nhiệm vụ cụ thể mà lập chương trình kế
hoạch kiểm tra hàng năm, hàng quí, hàng
tháng về những nội dung quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và chấp
hành NQ, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước, trước hết là những nội
dung liên quan đến cơ sở.
- Đảng ủy có thể trực tiếp kiểm tra hoặc sử
dụng UBKT Đảng ủy cơ sở và cán bộ làm
công tác Đảng để kiểm tra.
- Thông báo kế hoạch kiểm tra chi bộ và đối
tượng kiểm tra.
- Mở hội nghị chi bộ: Có đạo diễn của
thường vụ đảng ủy, ủy viên UBKT Đảng ủy
và đồng chí đảng ủy viên được phân công
phụ trách địa bàn tham dự, để nghe chi bộ
báo cáo tình hình ra nghị quyết và thực hiện
NQ của cấp mình. Sau đó hơn nghe thảo
luận, đảng góp ý kiến, nhận xét đánh giá.
- Đảng ủy, BTV Đảng ủy đánh giá ưu khuyết
idểm của chi bộ trực thuộc mình trong việc
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Qua kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi
phạm, thì chỉ đạo UBKT Đảng ủy kịp thời
kiểm tra, kết luận và xử lý.
- Đảng ủy, TV Đảng ủy tự đánh giá ưu
khuyết điểm của mình trong việc lãnh đạo
công tác kiểm tra, và qua đó rút ra bài học
kinh nghiệm.
3.2. Công tác kiểm tra của chi
bộ, chi ủy, đảng ủy bộ phận
Tương tự như Đảng ủy, tự chi bộ cũng lãnh
đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra.
* Thứ nhất: Lãnh đạo công tác
kiểm tra (tương tự đảng ủy cơ sở)
* Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra
28
- Nội dung: Tương tự Đảng ủy cơ
sở.
- Đối tượng: Kiểm ra Đảng viên
sinh hoạt trong chi bộ, đảng bộ bộ
phận.
- Cần tập trung kiểm tra việc thực hiện NQ
của chi bộ, nhiệm vụ được chi bộ phân công,
tiêu chuẩn của đảng viên.
- Chú ý kiểm tra những đảng viên đang giữ
chức vụ quan trọng.
- Cách tiến hành
+ Kiểm tra thường xuyên, thông qua sinh
hoạt thường kỳ của chi bộ
+ Kiểm tra định kỳ hàng năn, thông qua sơ
kết tổng kết.
+ Kiểm tra bất thường khi có vấn đề đột
xuất.
* Thứ 3: Cách tổ chức
- Khi kiểm tra chi ủy chi bộ thông báo nội
dung kiểm tra đến đảng viên, để đảng viên
chuẩn bị báo cáo (đối tượng kiểm tra chuẩn
bị báo cáo)
- Mở hội nghị chi bộ để đảng viên (đối tượng
bị kiểm tra) báo cáo về nội dung kiểm tra.
- Chi bộ thảo luận, phân tích, kết luận, và rút
ra ưu khuyết điểm.
- Qua kiểm tra nếu thấy đảng viên có dấu
hiệu vi phạm thì chibộ, chi ủy kịp thời xem
xét hoặc báo cáo Đảng ủy, UBKT Đảng ủy
xem xét kết luận.
3.3. Nhiệm vụ của UBKT Đảng
ủy cơ sở
Được qui định tại điều 32 điều lệ Đảng
CSVN khóa IX gồm có 5 nhiệm vụ. Đây là
các nhiệm vụ cụ thể và trực tiếp thường
xuyên của UBKT các cấp từ TW đến cơ sở.
3.3.1. Kiểm tra đảng viên (kể cả
cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu
hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng
viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và
thực hiện nhiệm vụ Đảng viên
(gọi vắn tắt là kiểm tra dấu hiệu
vi phạm)
* DHVP: là một nghi vấn về hành vi nào đó
của đảng viên, TCĐ coi là trái với qui định
của Đảng, cần được TCĐ xem xét kết luận.
Chình vì vậy DHVP là hiện tượng,
hiệntượng đó phản ánh đúng bản chất hay
sai bản chất, cần được kiểm tra để kết luạn
chính xác.
29
- Biểu hiện vi phạm của cán bộ
Đảng viên
+ Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu
quả kém thậm chí gây hậu nghiêm trọng.
+ Lợi dụng chức quyền, sơ hở bòn rút của
công.
+ Cố gắng làm trái quy định của Đảng, pháp
luật của nhà nước.
+ Vi phạm nguyên tắc (TTDC), mất đoàn kết
nội bộ.
+ Sinh hoạt bê tha, lãng phí
+ Thoái hoá biến chất.
+ Quan liêu xa rời quần chúng.
- Từ các dấu hiệu vi phạm tiêu
chuẩn đối với, cấp ủy viên, và
thực hiện nhiệm vụ đảng viên thì
công tác kiểm tra cần tập trung:
- Kiểm tra các ĐHVP của đảng viên, cấp ủy
viên cùng cấp xung quanh vấn đề chấp hành
NQ, chỉ thị của Đảgn, chính sách pháp luật
của nhà nước, chấp hnàh NQ của cấp mình.
- Kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ định
giao của cán bộ đảng viên.
- Kiểm tra việc chấp hành qui định những
điều đảng viên không được làm (19 điều
cẩn).
- Kiểm tra dấu hiệu vi phạm về phẩm chất
đạo đức lối sống, đạo đức CM, nổi lên là mối
quan hệ với quần chúng nhân dân.
- Kiểm tra việc giữ gìn đoàn kết thấy nội bộ
trong Đảng.
Chú ý: Qua kiểm tra nên trường hợip phát
hiện có ĐHVP là cán bộ thuộc diện cấp trên
quản lý (bí thư, phí bí thư, chủ tịch) thì
UBKT Đảng ủy cơ sở đề nghị UBKT phối
hợp triển khai giải quyết.
3.3.2. Kiểm tra TCĐ cấp dưới khi
có DHVP trong việc chấp hành
đường lối chính sách, chỉ thị, NQ
của Đảng, pháp luật nhà nước.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, xem xét thi hành kỷ hiệu
30
trong Đảng của TGĐ cấp dưới.
* Kiểm tra TCĐ cấp dưới khi có
DHVP trong việc chấp hành
đường lối pháp luật nhà nước.
- Đây là nội dung rất quan trọng, để khắc
phục những TCĐ có những thiếu sót.
- Giúp cho cấp ủy cấp dưới (chi ủy) biết
được những cái làm được và chưa làm được
để chấn chỉnh.
- Giúp cho cấp ủy cấp trên nắm được điểm
mạnh, yếu của cấp ủy cấp dưới.
- Thông qua kiểm tra để đảm bảo cho ký hiệu
của Đảng nghiêm, từ đó có biện pháp lãnh
đạo cho đúng, sát.
* Cần lưu ý: Tập trung kiểm tra
các DHVP trong việc chấp hành
đường lối có liên quan đến tình
hình chính trị và công tác XDĐ ở
địa phương mình:
- Việc chấp hành chỉ thị, NQ của Đảng, pháp
luật của nhà nước.
- Tập trung vào việc chấp hành nguyên tắc
TTDC và sinh hoạt Đảng.
- Việc phô và tự phô, đoàn kết thấy nhất nội
bộ Đảng.
- Vi phạm những quy định của Đảng, nhà
nước (việc huy động vốn).
- Việc chấp hình pháp lệnh thực hiện tiết kiệm.
- Việc chấp hành qi chế làm việc của cấp ủy.
- Việc ra NQ va tổ chức thực hiện NQ của
cấp ủy.
Chú ý: Kiểm tra các chi ủy, chi bộ, Đảnguỷ
bộ phận khi có DHVP những nội dung trên.
* Kiểm tra tổ chức Đảng cấp
dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Kiểm tra xem xét TCĐ cấp dưới thực hiện
vai trò trách nhiệm của mình như thế nào
trong quá trình lãnh đạo cồng tác kiểm tra
theo thẩm quyền, như việc lãnh đạo công tác
kiểm tra, xây dựng chương trình, kế hoạch
kiểm tra đối với đảng viên trong chi bộ.
31
- Kiểm tra đánh giá TCĐ cấp dưới có quan
tâm tổ chác các hoạt động của cấp ủy , zsư
dụng các ban ( cán bộ) làm công tác tham
mưu của mình như thế nào tròng quá trình
thực hiện nhiêm vụ kiểm tra và trong việc
hành đường lối chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước.
* Chú ý: Kiểm tra các chi ủy, chi bộ trong
Đảng bộ, nhưng trước hết là kiểm tra những
chi ủy, chi bộ chưa làm tốt hoặc có khó
khăn trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
* Kiểm tra việc thi hành kỷ luật
trong Đảng
- Kiểm tra việc thực hiện phương hướng,
phương châm, nguyên tắt, thủ tục thi hành kỷ
luật của các chi bộ trong việc xử lý đảng viên
vi phạm.
- Kiểm tra chấp hành các NQ, chỉ thị, thông
báo của TCĐ cấp trên về kỷ luật trong Đảng.
* Chú ý: Kiểm tra các chi bộ trong Đảng bộ,
nhưng trước hết là các chi bộ có nhiều đảng
viên vi phạm nhưngko bị xử lý hoặc xử lý
chưa đúng.
3.3.3. Xem xét, kết luận những
trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết
định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành
kỷ luật
- Công tác kiểm tra của Đảng suy cho cùng
là nhằm củng cố và tăng cường kỷ luật của
Đảng bảo đảm sức mạnh và sự đúng đắn của
Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
- Vì vậy UBKT là cơ quan chuyên trách về
công tác kiểm tra, phải có trách nhiệm xem
xét kết luận những trường hợp vi phạm kỷ
luật của TCĐ và đảng viên theo thẩm quyền,
hoặc đề nghị kịp thời với cấp ủy có thẩm
quyền thi hành kỷ luật để giữ vững tính
nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng.
- Thực hiện nhiệm vụ này UBKT Đảng uỷ
cần nắm vững thẩm quyền, chủ động kiểm tra
xem xét, kết luận đúng đắn đối với vi phạm
của tổ chức, đảng viên, không để lọt lưới
32
những vi phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến
địa phương.
- Đồng thời chủ động phản ánh kịp thời và
tham mưu tích cực đối với cấp ủy trong việc
thi hành kỷ luật, không để vụ việc tồn đọng,
kéo dài, chậm xem xét kết luận.
3.3.4. Giải quyết tố cáo đối với tổ
chức Đảng và đảng viên, giải
quyết các khiếu nại về kỷ luật
Đảng
- Đây là nhiệm vụ thường xuyên, trực itếp
của UBKT. Vì vậy UBKT cần chủ động nắm
bắt, xem xét và giải quyết kịp thời ccs đơn
thư tố cáo, khiếu nại.
- Việc giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu
nại của đảng viên, TCĐ có ý nghĩa bảo vệ và
bảo đảm tính dân chủ đúng đắn trong nội bộ
Đảng. Do đó, mà phát huy được tính tích
cực, sáng tạo của Đảng viên và TCĐ trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Mặt khác giải quyết tốt các tố cáo, khiếu
nại trong Đảng có tác dụng nâng cao uy tín
của Đảng, giải quyết tốt mối quan hệ giữ
nhân dân với Đảng.
* Tố cáo, khiếu nại là những hình thức
khác nhau, do đó giải quyết tố cáo, khiếu
nại cũng có yêu cầu khác nhau.
- Thứ nhất: Giải quyết tố cáo đối
với TCĐ và đảng viên
- Tố cáo: Là báo cáo cho tổ chức,
đảng viên có thẩm quyền biết
hành vi của tổ chức, đảng viên
nào đó mà người tố cáo cho là sai
phạm
UBKT Đảng ủy cơ sở có nhiệm vụ giải
quyết:
- Những tố cáo tổ chức Đảng cấp dưới có nội
dung liên quan đến việc chấp hành điều lệ
Đảng, NQ, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước.
- Những tố cáo đối với đảng viên có nội
dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu
chuẩn cấp ủy viên và thực hiện nhiệm vụ
đảng viên.
- Những tố cáo liên quan đến pháp luật, kinh
tế. Trường hợp vượt qua thẩm quyền, khả
33
năng điều kiện xem xét kết luận của UBKT
Đảng ủy cơ sở, thì báo cáo với Đảng ủychỉ
đạo các cơ quan có liên quan phối hợp xem
xét giải quyết.
* UBKT Đảng uỷ không giải quyết:
- Những tố cáo về nghi vấn hoạt động chính
trị hiện nay thì chuyển cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
- Không xem xét giải quyết những tố cáo đã
được TCĐ có thẩm quyền giải quyết, nay tố
cáo lại không có nội dung mới, những tố cáo
giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, những tố
cáo không nên nội dung cụ thể không có cơ
sở thẩm tra xác minh
* Chú ý:
- Khi nhận được tố cáo phải giải quyết kịp
thời, chậm nhất là 3 tháng. Trường hợp tiếp
nhận tố cáo bằng miệng, cán bộ kiểm tra phải
ghi lại thành văn bản, có chữ ký xác nhận
của người tố cáo.
- Tuyệt đối giữ bí mật cho người tố cáo.
- Không để chủ thể tố cáo, hay đối tượng bị
tố cáo chủ trì việc giải quyết tố cáo.
- UBKT Đảng ủy cơ sở ( cấp giải quyết) xử
lý hoắc đề nghị cấp uỷ xử lý hay chỉ đạo xử
lý nghiêm minh bằng hình thức luật Đảng,
hành chính, pháp luật những trường hợp vu
khống, trả thù người tố cáo, cản trở, bao che
người tố cáo và những trường hợp lợi dụng
tố cáo để xuyên tạc, vu cáo làm mất uy tín
người khác.
- Ngưới tố cáo phải trình bầy trùng thực sự
việc, ghi rõ họ tên địa chỉ, chiu trách nhiệm
về nội dung tố cáo và bằng chứng mình đưa
ra.
- TCĐ và đảng viên bị tố cáo phải nghiêm
túc tự kiểm điểm mình, trình bầy rõ trùng
thực, những vấn đề bị tố cáo khi TCĐ có
thẩm quyề yêu cầu
- Thứ 2: Giải quyết khiếu nại về
kỷ luật Đảng
+ Khiếu nại: Là đề nghị, TCĐ - UBKT Đảng ủy cơ sở có nhiệm vụ giúp
34
hoặc cá nhân có thẩm quyền bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho mình,
khi quyền lợi đó bị xâm phạm bởi
1 quyết định kỷ luật của cơ quan
Đảng gây ra.
Đảng ủy cơ sở xem xét giải quyết các thư
khiếu nại kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo) của
đảng viên cho chi bộ đã quyết định kỷ luật.
* Chú ý:
- Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ
luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày
nhận được quyết định có quyền khiếu nại với
cấp ủy và UBKT cấp trên cho đến BCH TW.
- Khi nhận được khiếu nại kỷ luật của đảng
viên, UBKT của đảng ủy cơ sở phải thông
báo cho đảng viên khiếu nại biết và kịp thời
xem xét giải quyết.
- UBKT Đảng ủy cơ sở không được chuẩn ý,
thay đổi hoặc xóa bỏ hình thứuc kỷ luật cho
chi bộ quyết định, nhưng có trách nhiệm xem
xét, đề nghị lên Đảng ủy cơ sở giải quyết.
- Không giải quyết các khiếu nại sau:
+ Quá thời hạn quy định của điều lệ Đảng.
+ Đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem
xét, kết luận.
+ Bị xứ phạt từ chỉ đạo không gian giữ trở
lên mà chưa được hủy án.
+ Khiếu nại hộ đảng viên bị kỷ luật.
- Trường hợp người bị kỷ luật khiếu nại, vừa
tố cáo, thì tách riêng từng vấn đề để giải
quyết (trường hợp 2 nội dung tố cáo và khiếu
nại có liên quan với nhau thì phải giải quyết
cùng một lúc cả tố cáo và khiếu nại).
3.3.5. Kiểm tra tài chính của cấp
ủy cấp dưới và cơ quan tài hcính
cấp ủy cùng cấp
- UBKT Đảng ủy cơ sở có trách nhiệm kiểm
tra tài chính của các chi ủy và cơ quan tài
chính cấp ủy cùng cấp (văn phong đảng ủy
cơ sở, các đảng ủy bộ phận, chi ủy, chi bộ và
đảng viên trong đảng bộ).
- Song cần lưu ý kiểm tra đối với đồng chí
phụ trách tài chính của văn phong đảng ủy
và những chi bộ chưa chấp hành tốt việc thu
nộp và sử dụng đảng phí.
Nội dung kiểm tra cụ thể:
- Thứ nhất: Kiểm tra việc thu chi
35
ngân sách (đối với các cơ sở xã,
phường, thị trấn)
- Kiểm tra việc thu chi ngân sách (từ
UBND chuyển sang, từ đảng phí và các
nguồn thu khác).
- Kiểm tra việc chấp hnàh các nguyên tắc,
chế độ thu chi, việc chấp hành chế độ kế toán
và quyết toán định kỳ.
- Kiểm tra việc bảo đảm trợ cấp về tài chính
cho cán bộ Đảng ở cơ sở.
- Kiểm tra chi tiêu, cấp phát sách báo.
- Kiểm tra việc mở, ghi chép, lưu trữ chứng
từng thu chi, việc quản lý và sử dụng tài sản
được cấp.
- Thứ hai: Kiểm tra việc thu, nộp
đảng phí (đối với các cơ sở đảng
nói chung)
- Kiểm tra việc thu nộp và sử dụng đảng phí
của chi bộ.
- Kiểm tra việc đảng viên thực hiện đúng
đảng phí hàng tháng theo quy định.
- Kiểm tra việc quyết định miền đảng đảng
phí đối với đảng viên.
- Kiểm tra trích nộp theo tỷ lệ và sử dụng
đảng phí.
- Kiểm tra bàn giao đảng phí ở những chi bộ
mới chia tách, sát nhập, giao thể
* Chú ý: Kiểm tra việc đóng đảng phí của
đảng viên theo quy định hiện hành, khi tăng
thu nhập, đảng viên mới ở nơi khác chuyển
tới.
Tóm lại: Làm tốt nhiệm vụ này giúp cấp ủy
và cơ quan tài chính của cấp ủy thực hiện
đúng nguyên tắc, chính sách, chế độ, phương
hướng thu chi và quản lý tài chính của Đảng.
3.4. UBKT Đảng ủy tham mưu
cho đảng ủy cơ sở về công tác
kiểm tra
UBKT Đảng ủy cơ sở là cơ quan chuyên
trách có trách nhiệm thực hiện 5 nhiệmvụ do
điều lệ Đảng quy định, đồng thời là cơ quan
tham mưu của cấp ủy cùng cấp và công tác
36
tác của Đảng ủy.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ tham
mưu, UBKT Đảng ủy cơ sở cần
thực hiện tốt các nội dung công
việc:
- Phối hợp với các ban của cấp ủy để xây
dựng nội dung, phương hướng, tổ chức lực
lượng kiểm tra chấp hành NQ, chỉ thị của
Đảng, của cấp trên và cấp mình.
- Hướng ẫn và kiểm tra thường xuyên các
HĐ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý của
cấp ủy cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng.
- Phải báo cáo với cấp ủy những vụ việc
thuộc thẩm quyền của cấp ủy, để có những
quyết định đúng đắn.
- Tham gia ý kiến với cấp ủy hay việc chuẩn
y nhân sự của cấp ủy UBKT.
- Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh
giá, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, cùng
với các ban của cấp ủy chuẩn bị các nội dung
liên quan cho các kỳ họp của cấp ủy.
3.5. Quy định chung một cuộc
kiểm tra của UBKT
Một cuộc kiểm tra của UBKT phải được tiến
hành theo một trình tự chặt chẽ gồm các
bước cơ bản sau:
Bước chuẩn bị kiểm tra:
- Căn cứ vào công việc cụ thể xây dựng kế
hoạch kiểm tra, kế hoach kiểm tra cần:
+ Xác định rõ nội dung kiểm tra
+ Đối tượng kiểm tra.
+ Thời gian kiểm tra (lịch trình kiểm tra)
+ Lực lượng kiểm tra (tổ, đoàn kiểm tra):
Xây dựng quy chế quản lý nội bộ như ăn, ở,
giữ tài liệu, thông tin tiếp xúc và nghiên
cứu tài liệu văn bản quy định của Đảng và
nhà nước áp dụng cho cuộc kiểm tra.
- Ra quyết định kiểm tra.
Bước tiến hành kiểm tra:
* Thông báo kế hoạch, quyết định, lịch trình
kiểm tra cho đối tượng kiểm tra và tổ chức
37
quản lý đối tượng kiểm tra.
* Mở hội nghị họp với cấp ủy quản lý đối với
kiểm tra, để có kế hoạch phối hợp và yêu
cầu, gợi ý đối tượng kiểm tra cung cấp tài
liệu, chứng cứ, và chuẩn bị báo cáo giải trình
liên quan đến cuộc kiểm tra (bằng văn bản).
- Xây dựng lịch trình kiểm tra cụ thể, sao cho
không ảnh hưởng đến lịch trình công tác của
đơn vị địa phương.
* Tiến hành kiểm tra:
- Thu thập tài liệu, nhận báo cáo giải trình
của đối tượng (TC, đv) được kiểm tra, báo
cáo giải trình TCĐ phải thông qua cấp ủy.
- Làm việc với đối tượng kiểm tra.
- Tiến hành khảo sát, thẩm tra xác minh
những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc
kiểm tra.
+ Nguyên tắc thẩm tra xác minh phải có từ 2
người trở lên.
+ Nhằm mục đích: tránh tiêu cực, tránh
những giao tiếp để đối tượng kiểm tra lợi
dụng.
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến
cuộc kiểm tra.
* Tổ chức hội nghị:
- Tùy nội dung kiểm tra mà tổ chức hội nghị
với thành phần thích hợp.
- Để đối tượng kiểm tra (TCĐ, đv được kiểm
tra) trình bày báo cáo giải trình (hiệu quả tự
kiểm điểm) về nội dung được kiểm tra (trừ
những vấn đề liên quan đến bí mật của Đảng
và nhà nước).
- Tiếp theo đoàn kiểm tra (tổ kiểm tra), báo
cáo kết quả thẩm tra, xác minh các nội dung
được kiểm tra bằng văn bản và gợi ý các nội
dung cần làm rõ.
- Hội nghị thảo luận đóng góp ý kiến làm rõ
ưu quyết điểm, vi phạm (nếu có).
+ Nếu đối tượng kiểm tra (TC, ĐV) nhận
thấy có vi phạm thì .. qui trình xử lý kỷ
luật.
+ Các đối tượng kiểm tra, nói có vi phạm
38
nhưng chính là kết luận của đoàn kiểm tra,
chưa phải là kết luận của UBKT thì chưa tiến
hành qui trình xử lý.
- Biên bản hội nghị có ký tên đóng góp, gửi
cho đoàn kiểm tra.
* Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra xác minh
những nội dung chưa rõ, căn cứ vào báo cáo
giải trình của đối tượng kiểm tra, và kết quả
thẩm tra xác minh, chuẩn bị báo cáo kết luận
kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra trao đổi với đối với đối
tượng được kiểm tra những nội dung dự kiến
kiết luận, ghi biên bản cuộc họp.
* Đoàn kiểm tra viết báo cáo kết luận kiểm tra
theo đúng mẫu quy định (làm rõ ưu, khuyết
điểm, nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất).
- Trường hợp có vi phạm đến mức phải xử lý
kỷ luật thì đại diện UBKT gặp đối tượng
kiểm tra, để nghe trình bầy ý kiến trước khi
trích UBKT (cấp ủy) xem xét quyết định.
Bước kết thúc:
- Đoan kiểm tra (tổ) báo cáo kết quả kiểm tra
với UBKT cấp mình (trình bày đầy đủ các ý
kiến trong quá trình kiểm tra, kể cả những ý
kiến khác nhau).
- Tập thể UBKT thảo luận và kết luận nội
dung kiểm tra:
+ Dù vi phạm hay không vi phạm cũng ra kết
luận và thông báo kết luận
+ Trường hợp không vi phạm, thì chỉ cần
một báo cáo kết luận kết quả kiểm tra
DHVP.
+ Trường hợp vi phạm phải xử lý kỷ luật thì
có 2 báo cáo:
Báo cáo kết quả kiểm tra DHVP.
Báo cáo đề nghị THKL.
- Thông báo kết luận kiểm tra và công bố
quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng
kiểm tra và tổ chức Đảng liên quan để chấp
hành.
39
- Rút kinh nghiệm cuộc kiểm tra.
- Lập hồ sơ lưu trữ.
III. QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC KIỂM TRA VỚI THI HÀNH KỶ LUẬT
Ghi Thuyết minh
Muốn xác định định rõ mối quan hệ này trước
hết chúng ta phải hiểu công tác kiểm tra Đảng
là gì? Thế nào là kỷ luật? Và kỷ luật Đảng.
1. Khái niệm
1.1. Công tác kiểm tra Đảng
Nói chậm:
- Là hoạt động của cấp ủy, các ban chức
năng của cấp ủy và đảng viên.
- Hoạt động đó hướng vào thực hiện các NQ
và giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt nội
bộ Đảng.
1.2. Kỷ luật (Theo từ điển
tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,
2002, tr 519)
- Kỷ luật là tổng thế những điều quy định có
tính chất bắt buộc, đối với hoạt động của các
thành viên trong tổ chức, để đảm bảo tính
chặt chẽ của tổ chức.
- Những nguyên tắc, chế độ quy định
nhằm điều chỉnh các hành vi của cá nhân,
các bộ phận trong một tổ chức, để đảm bảo
sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thống nhất giữa nhận thức và hành
động, giữa lời nói và việc làm. Đó là kỷ luật
của tổ chức.
1.3. Kỷ luật của Đảng
- Kỷ luật của Đảng là những quy định bắt
buộc mọi đảng viên và tổ chức đảng phải
nghiêm chỉnh chấp hành, bao gồm: cương
lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, NQ, chỉ thị của
Đảng, quy định, quy chế hoạt động của tổ
chức Đảng, phát luật nhà nước và kỷ luật của
các đoàn thể quần chúng mà đảng viên tham
gia hoạt động.
- Kỷ luật đảng là một tất yếu khách quan nó
40
gắn liền với tổ chức, đảm bảo cho tổ chức
tồn tại hoạt động và phát triển.
- Vậy tính chất kỷ luật của
Đảgn là “kỷ luật sắt, nghĩa là
nghiêm túc và tự giác”.
- Nghiêm túc: Là tất cả đảng viên và tổ chức
phải chấp hành vô điều kiện kỷ luật của
Đảng. Đảng không giảm bớt yêu cầu đối với
ai, không ai được coi là ngoại lệ, cấp càng
cao khi vi phạm kỷ luật của Đảng cũng phải
thi hành kỷ luật một cách nghiêm túc.
- Tự giác: Là đặc trưng cơ bản của kỷluật
Đảng. Vì Đảng là tổ chức của những người
giác ngộ lý tưởng, tự nguyện gia nhập Đảng,
thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện
cương lĩnh, điều lệ Đảng, phục tùng kỷ luật
của Đảng.
+ Tính tự giác xuất phát và được xây dựng
trên cơ sở giác ngộ chính trị, giác ngộ giai
cấp của Đảng viên và tổ chức.
- Tính nghiêm túc và tự giác của kỷ luật
Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt
tập trung và dân chủ, bắt buộc và tự giác.
Nghiêm túc phải trên cơ sở tự giác, tự giác
càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc. Sự
thống nhất và gắn kết giữa nghiêm túc và tự
giác là động lực bảo đảm cho kỷ luật của
Đảng thực sự là kỷ luật sắt.
2. Mối quan hệ giữa công tác
kiểm tra và thi hành kỷ luật
trong Đảng
* Kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng có mối
quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau, thống
nhất những không đồng nhất.
- Mục đích của kỷ luật đảng là bảo đảm cho
chỉ thị, NQ, các nguyên tắc sinh hoạt Đảng,
chính sách pháp luật nhà nước, pháp chế
XHCN được chấp hành triệt để, ngăn ngừa
khuyết điểm, sai lầm bảo vệ đội ngũ đảng
viên, giữ vững sự thống nhất ý chí và hành
động trong toàn Đảng, tăng cường sức chiến
đấu của Đảng và giáo dục đảng viên.
41
- Những hành động xuê xoa, nương nhẹ bao
che cho nhau hoặc dùng kỷ luật để trừng trị
loại bỏ nhau đều không đúng với mục đích
THKT trong Đảng, cần kiên quyết đấu tranh
ngăn ngừa, khắc phục
- Kỷ luật đảng sẽ đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của
Đảng
+ Lênin chỉ rõ: “Những người Bôn-Sê-Vích,
sẽ không giữ được chính quyền, tôi không
nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến
hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu
đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm
minh, kỷ luật thật sự” (LN toàm tập, Nxb
TB, M, 1977, tr 41, tr 6).
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Sửa chữa
sai lầm, cố nhiên cần dùng tới cách giải
thích, thuyết phục, cảm hóa, day bảo. Song
không phải tuyệt nhiên không dùng sử phạt.
Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất loạt
không xử phạt, thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ
mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy
hoàn toàn không xử phạt là không đúng. Mà
chút gì cũng dùng xử phạt cũng không
đúng”. (HCM toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995,
tr 5, tr 284)
- Kiểm tra nhằm củng cố và
tăng cường kỷ luật của Đảng
+ Mục đích của kiểm tra: Là nhằm phát hiện
ra những đảng viên tốt, những việc làm tốt
và chưa tốt, đồng thời biểu dương những
nhân tố tích cực trong việc chấp hành kỷ
luật.
+ Qua kiểm tra phát hiện ra những sai lầm
khuyết điểm lệch lạc để kịp thời uốn nắn
giáo dục.
+ Đồng thời qua kiểm tra phát hiện ra những
DHVP và có biện pháp xử lý nghiêm minh
hành vi vi phạm kỷ luật Đảng.
- Kỷ luật Đảng và thi hành kỷ
luật trong Đảng thường xuyên
là hết sức cần thiết. Mặt khác
42
THKL là công đoạn tiếp theo
của công tác kiểm tra, THKL
tạo điều kiện thuận lợi làm đơn
giản hơn công tác kiểm tra.
+ Kỷ luật ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực,
đảm bảo sự công bằng, sự thống nhất ý chí
và hành động trong Đảng.
- Cả kiểm tra và thi hành kỷ
luật đều thể hiện tính tích cực
giáo dục rất cao
+ Kiểm tra và kỷ luật không phải chỉ để “tóm
tắt và vạch mặt”, mà điều chủ yếu là nhằm
để “sửa chữa một cách chính xác và kịp
thời”.
- Kiểm tra là kịp thời động viên khuyến
khích nhân tố mới và việc làm tốt.
- Kiểm tra để giáo dục và trừng trị những cá
nhân, tổ chức có vi phạm nghiêm trọng. Vì
sao lầm có sai lầm nhỏ và sai lầm lớn, nếu
sai lầm mà không dùng đến kỷ luật thì sẽ mất
cả kỷ luật và tính nghiêm minh.
- Thi hành kỷ luật là giúp họ nhận rõ sai lầm
khuyết diểm, quyết tâm sửa chữa.
- Trong bài nói chuyện với cán bộ chiến sĩ
đại đội 1 - Tam Đảo - Vĩnh Phúc năm 1965
HCM nói: “Các chú phải hết sức chú ý vấn
đề dân chủ và kỷ luật, kỷ luật trong dân chủ,
muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao thì cán bộ phải
gương mẫu phê và tự phê”.
- Những năm gần đây, tình trạng vi phạm kỷ
luật trong Đảng diễn ra rất đáng lo ngại, việc
xử lý kỷ luật ở một số nơi còn chưa nghiêm
túc, thiếu công bằng Một bộ phận không
nhỏ cấp ủy Đảng viên nhận thức mối quan hệ
giữa kiểm tra với THKT chưa đúng có người
đồng nhất kiểm tra với kỷ luật. Do đó xuất
hiện tư tưởng thành kiến, né tránh, tâm lý
ngại công tác kiểm tra và THKL trong Đảng.
IV. NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT CẦN NẮM VỮNG NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TCCSĐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
43
NAY
Ghi Thuyết trình
1. Thực trạng công tác kiểm
tra Đảng trong giai đoạn
hiện nay
1.1. Ưu điểm:
Trong những năm vừa qua nhiều cấp ủy cơ
sở đã quan tâm thích đáng đến công tác kiểm
tra, do vậy công tác kiểm tra chất lượng đã
được nâng lên một bước:
- Góp phần thiết thực vừa quá
- Hình thực hiện NQ, chỉ thị
của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước.
- Ngăn ngừa khuyết điểm sai
lầm.
- Động viên cổ vũ tổ chức đảng
và đảng viên tốt, xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm (đến
mức phải xử lý kỷ luật
1.2. Hạn chế
- Bên cạnh đó Đại hội VIII đã chỉ rõ “công
tác kênh của đảng chưa được tiến hành
thường xuyên và thiếu sắc bén. Không ít cấp
ủy còn chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ
về công tác kiểm tra”.
- Từ đại hội VIII đến nay công tác kiểm tra
đã có bước khởi sắc, nhưng hiệu quả vẫn
chưa cao.
- Chất lượng kiểm tra ở nhiều
TCCSĐ còn hạn chế.
- Hoạt động kiểm tra của
nhiều cấp ủy chưa được tiến
hành thường xuyên, thiếu sắc
bén, chưa quan tâm đúng mọi
công tác kiểm tra
- Việc kiểm tra và xử lý các vụ
vi phạm, nhất là những các bộ
có chức có quyền, thường gặp
khó khăn và chặt chẽ.
Vấn đề đặt ra là phải đưa công tác kiểm tra
44
đi dần vào nề nếp, đạt chất lượng, hiệu quả
cao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ, để đáp ứng nhu
cầu nhiệm vụ mới.
2. Các giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra
2.1. Quán triệt nhận thức nâng
cao chất lượng công tác kiểm
tra của Đảng: là nâng cao chất
lượng lãnh đạo của cấp ủy
- Trước hết mỗi cấp ủy và đảng viểnp đổi
mới tư duy và phong cách kiểm tra, phê phán
gạt bỏ những suy nghĩ và cách làm cũ. Bồi
dưỡng xây dựng nhận thức và cách làm mới
cho phù hợp với điều kiện hoàn cảch mới.
- Coi kiểm tra công tác đắc lực và là công
việc thường xuyên của cấp ủy.
- Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra
cụ thể.
- Coi trọng chất lượng, bảo đảm số lượng
bầu những đồng chí có đủ uy tín năng lực.
- Thành thạo công việc phụ trách công tác này.
2.3. Dân chủ hóa việc kiểm tra
- Kiểm tra phải được tiến hành công phu,
không áp đặt, truy chụp.
- Kết luận xử lý cần được thông báo rộng rãi
trung tâm đảng bộ.
- Khi tiến hành kiểm tra phải biết kết hợp sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống kiểm tra, dựa
vào quần chúng cà tiến hành từ cơ sở.
Có làm như vậy thì công tác kiểm tra mới
thuận lợi, có kết quả, và độ tin cậy của kết
luận cuối cùng mới cao.
2.3. Kết hợp hình thức kiểm tra
Như kiểm tra thường xuyên,
bất thường và định kỳ, nắm
vững các phương pháp cơ bản
của công tác kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên giúp chủ thể nắm
chắc tình hình mọi mặt một cách có hệ
thống theo trình tự thời gian qua kiểm tra
45
thường xuyên cấp ủy đánh giá được tình
hình triển khai thực hiện quyết định, NQ từ
đó có biện pháp bổ sung uốn nắn kịp thời.
Mặt khác kiểm tra thường xuyên thúc đẩy
sự hoạt động nhịp nhàng của các TCĐ, nhắc
nhở mọi đảng viên phải giữ vững vai trò
tiên phong gương mẫu
- Kiểm tra bất thường gúp chủ thể kiểm tra
đánh giá kết luận sự việc hiện tượng một
cách nhanh chóng, chính xác. Nó làm cho
đối tượng kiểm tra khó che đậy bản chất, chủ
thể kiểm tra kịp thời phát hiện những lệch lạc
khuyết điểm.
- Trong các cuộc sinh hoạt hội nghị đảng bộ,
chi bộ, cũng là hình thức kiểm tra tốt nhất.
Tại đây cấp ủy có điều kiện xem xét đánh giá
hoạt động của TCĐ một cách toàn diện, đảng
viên giám sát được hoạt động của cấp ủy, các
đồng chí xung quanh và tự đánh giá ưu
khuyết diểm của chính bản thân mình.
- Đồng thời để nắm chắc tình hình, phân
tích đánh giá, kết luận vụ việc khách quan
chính xác, nhanh chóng thì chủ thể kiểm tra
cần kết hợp phương pháp kiểm tra trực tiếp
và giám tiếp:
+ Phương pháp kiểm tra trực tiếp quan trọng
nhất là kiểm tra tại chỗ. Nó vừa đảm bảo tính
tập trung cao, vừa phát huy dân chủ rộng rãi.
+ Phương pháp kiểm tra gián tiếp phổ biến là
dựa vào các thư từ, kiến nghị, tin tức trên các
phương tiện thông tin đại chúng để phân
tích đánh giá kết luận.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khi tiến
hành kiểm tra, chủ thể kiểm tra biết vận dụng
linh hoạt các hình thức, phương pháp, tránh
tuyệt đối hóa1 hình thức phương pháp nào.
- Dựa vào TCĐ
+ Dựa vào TCĐ vừa là phương pháp cơ bản
của công tác kiểm tra, vừa là vấn đề có tính
nguyên tắc trong công tác XDĐ.
+ Có dựa vợ TCĐ thì chủ thể kiếm tra mới
hiểu được rõ tình hình, điều kiện hoàn cnảh
46
khó khăn, thuận lợi để xem xét kết luận 1
cách chính xác.
- Phát huy tích thẩm tự giác
của TCĐ và Đảng viên
+ Tự giác là bản chất của Đảng, là phẩm chất
chính trị, đạo đức CM, ý chí bản lĩnh chính
trị của TCĐ và Đảng viên, nên tự giác là một
quá trình phụ thuộc vào điều kiện rèn luyện,
trung thành.
+ Vì vậy kiểm tra coi trọng và làm tốt công
tác tư tưởng đối với mọi đối tượng để nhằm
phát huy tính tự giác từ đó có cơ sở kết
luận chính xác.
- Phát huy trách nhiệm XDĐ
của quần chúng
+ Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân làm gốc”
Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu
tranh vì hạnh phúc của nhân dân.
+ Chính vì vậy phải phát huy
- Làm tốt công tác thẩm tra
xác minh.
- Kết hợp chặt chẽ công tác
kiểm tra đảng với thanh tra
nhà nước, thanh tra nhân dân,
kiểm tra của các tổ chức chính
trị xã hội
2.4. Kiện tâm hoàn thiện bộ
máy kiểm tra từ TW đến cơ sở
- Nhằm tăng thêm quyền hạn cho cơ bản
kiểm tra, để có kết quả và chất lượng cao với
nhiệm vụ đã được xác định.
- Các cấp ủy thường xuyên quan tâm tạo điều
kiện để UBKT hoạt động thuận lợi, có chủ
trương kịp thời trong việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bổ trí cán bộ và sử
dụng những cán bộ có đủ phẩm chất, năng
lực, uy tín, nghiệp vụ vào công tác kiểm tra
Đảng.
- Kiện tâm bộ máy cơ quan kiểm tra từ TW
đến cơ sở theo tính thẩm đại hội IX mà điều
lệ quy định tại điều 31 và hướng dẫn của
UBKT TW.
47
2.5. Kiện toàn bộ máy của Đảng
+ Kiện toàn các ban của Đảng theo hướng
“thà ít mà tốt” xứng đáng là “tai - mắt” là
“bộ óc” của cấp ủy.
+ Đề ta được các NQ đúng ra kiểm tra việc
thực hiện các NQ ấy trong phạm vi công tác
do mình phụ trách.
2.6. Thực hiện đúng tư tưởng
chỉ đạo đó là: chủ động chiến
đấu, giáo dục - hiệu quả
Thực tiễn cho thấy chất lượng của các quyết
định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm
tra, quyết định đúng tạo cơ sở cho kiểm tra
để đúng hướng và tiến hành được thuận lợi.
48
KẾT LUẬN
Công tác kiểm tra của Đảng xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của
Đảng. Kiểm tra là một biểu hiện nghiêm túc và sâu sắc của ý thức. Ý thức
càng cao, tổ chức càng quan trọng, con người càng ở cương vị chủ chốt thì
càng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra.
Công tác kiểm tra Đảng nói chung và CTKT ở cơ sở nói riêng là một bộ
phận, nội dung quan trọng trong tổ chức hoạt động lãnh đạo quản lý của Đảng
và nhà nước: Dù trong bất cứ cuộc cách mạng nào, thời kỳ nào, điều kiện nào
và hoàn cảnh nào thì công tác kiểm tra luôn là yêu cầu có tính tất yếu không
thể không có.
Công tác kiểm tra đã góp phần tích cực vào việc làm cho đường lối, chủ
trương, chính sách được thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và kịp thời điều
chỉnh bổ sung làm cho đường lối, chính sách đó càng hoàn thiện, đúng đắn,
phù hợp hơn góp phần phát hiện xử lý những cán bộ Đảng viên. tổ chức vi
phạm, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, trong sạch vững mạnh bộ máy Đảng
và nhà nước, không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng thựuc hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh
đạo.
Công tác kiểm tra Đảng còn góp phần tích cực vào việc tuyên truyền
đường lối, chính sách của Đảng vào quần chúng nhân dân, xây dựng mối
quan hệ máu thịt giữa đảng với dân.
Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước với
những đặc điểm của xu thế, điều kiện, hoàn cảnh mới, đặc biệt ở cơ sở là nơi
thực hiện “kiểm nghiệm” đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Có
nhiều thời cơ vận hội thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức khó khăn thì
công tác kiểm tra, thanh tra càng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề, to lớn
hơn. Vì vậy, ngoài yêu cầu nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa
tác dụng, nội dung, đối tượng, phương pháp kiểm tra thì công tác kiểm tra còn
phải được thực hiện thường xuyên thành nền nếp và coi đây là sự nghiệp của
toàn đảng, toàn dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_tac_kiem_tra_cua_to_chuc_dang_3237.pdf