Chuyên đề Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ cận- hiện đại

Tài liệu Chuyên đề Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ cận- hiện đại: đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa lịch sử đề tài: Giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 Chuyên đề: Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ cận- hiện đại Người hướng dẫn: HN, tháng 11/2005 Mục lục I. Mở đầu II. Nội dung 2.1. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam 2.1.1. Mầm mống chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược 2.1.2. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam 2.2. Khái quát về giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc. 2.2.1. Có hay không có giai cấp tư sản mại bản ở Việt Nam 2.2.2. Sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam 2.2.3. Đặc điểm giai cấp tư sản mại bản Việt Nam 2.2.4 Thái độ của tư sản mại bản đối với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. 2.3. Giai cấp tư sản mại bản dưới chế độ thực dân mới của Mỹ 2.3.1. Tình hình mới- những thay đổi mới 2.3.2. Những đặc điểm cơ bản của giai cấp tư sản mại bản miền Nam dưới chế độ thực dân mới củ...

doc49 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ cận- hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa lịch sử đề tài: Giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 Chuyên đề: Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ cận- hiện đại Người hướng dẫn: HN, tháng 11/2005 Mục lục I. Mở đầu II. Nội dung 2.1. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam 2.1.1. Mầm mống chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược 2.1.2. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam 2.2. Khái quát về giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc. 2.2.1. Có hay không có giai cấp tư sản mại bản ở Việt Nam 2.2.2. Sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam 2.2.3. Đặc điểm giai cấp tư sản mại bản Việt Nam 2.2.4 Thái độ của tư sản mại bản đối với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. 2.3. Giai cấp tư sản mại bản dưới chế độ thực dân mới của Mỹ 2.3.1. Tình hình mới- những thay đổi mới 2.3.2. Những đặc điểm cơ bản của giai cấp tư sản mại bản miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ 2.3.3. Thái độ của giai cấp tư sản mại bản đối với cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam 2.4. Nhận xét về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam 3. Kết luận Tài liệu tham khảo I. Mở đầu Sau 21 năm đấu tranh gian khổ với bao hy sinh, mất mát, cả dân tộcViệt Nam như bùng nổ trong niềm vui chiến thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 được kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến thắng ấy một lần nữa khẳng định chân lý “ đại nghĩa thắng hung tàn” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó cũng là kết quả của sự đoàn kết toàn dân, của sự giúp đỡ tận tình của nhân dân tiến bộ thế giới, của lòng thiết tha với hoà bình, độc lập, thống nhất của nhân dân Việt Nam. Và một lần nữa vai trò lãnh đạo của Đảng ta lại được khẳng định trên thực tiễn cách mạng. Đó là chiến thắng chung của toàn thể nhân loại tiến bộ. Cùng với thắng lợi to lớn của quân và dân Việt Nam là sự thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai thân Mỹ. Và quan trọng hơn, đó là dấu hiệu cho sự sụp đổ tất yếu của hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ trên toàn thế giới. Khi bọn thống trị thuộc địa phải cuốn gói về nước đã kéo theo một đội ngũ đông đảo bọn tay sai thân Mỹ đã từng làm công cụ thống trị của chúng tại thuộc địa. Đó là tập đoàn Nguỵ quân nguỵ quyền mà cơ sở giai cấp của chúng chủ yếu là bọn tư sản mại bản thành thị và bọn đại địa chủ phong kiến nông thôn. Bọn này do mất chỗ dựa về kinh tế- chính trị- xã hội cũng lâm vào tình trạng hoang mang, bất ổn như “ rắn mất đầu” và cũng dáo dác tìm đường thoát thân theo gót bọn quan thầy của chúng. Trong bài viết nhỏ của mình dưới đây, chúng tôi chỉ xin khảo sát một cách khái quát nhất về giai cấp tư sản mại bản từ khi Mỹ chính thức biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng cho đến khi chúng đại bại trên chiến trường. Thời gian tuy không dài ( 21 năm) nhưng cũng đủ để một giai cấp vươn lên tự hoàn thiện mình về ý thức giai cấp cũng như khẳng định vị thế kinh tế của mình. Đặc biệt, giai cấp đó lại được sự đỡ đầu hết sức hào phóng của ông chủ Mỹ. Nhưng do ngay từ đầu, giai cấp tư sản mại bản đã tỏ rõ sự đối lập về quyền lợi cũng như ý thức chính trị với toàn thể nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc nên cùng với sự thất bại của đế quốc Mỹ, giai cấp này cũng dần đi đến suy yếu và bị cách mạng tiêu diệt. Khái niệm giai cấp tư sản mại bản hiện nay đã trở thành một khái niệm lịch sử, nhưng do nó đã có những tác động không nhỏ đến lịch sử Việt Nam trong một thời kỳ nhất định. Do đó, nghiên cứu về nó cũng như những tác động của nó một cách tích cực hay tiêu cực đối với toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc thiết nghĩ cũng rất cần thiết, đặc biệt là với công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. II. Nội dung 2.1. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam 2.1.1. Sự hình thành mầm mống chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược. Kinh tế sản xuất hàng hoá đã xuất hiện từ lâu trong xã hội Việt Nam nhưng phải từ cuối thế kỷ XVI trở đi, kinh tế hàng hoá mới chiếm một địa vị đáng kể trong lòng nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Đó cũng là thời kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu tiếp xúc phần nào với những hoạt động ngoại thương không chỉ với các nước phương Đông mà cả với một số nước phương Tây đang bước vào thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong thế kỷ XVII- XVIII, ở nước ta đã hình thành những thị trấn, thị tứ quan trọng như Hội An, Thăng Long, Gia Định...làm cho những hoạt động giao dịch với bên ngoài cũng trở nên thường xuyên và rộng rãi hơn trước, đặc biệt là với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn đã mở rộng và thâm nhập vào nền kinh tế phong kiến tự nhiên. Đây là một sự vận động tất yếu của nội lực nền kinh tế, nhưng với lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam ta không thể phủ nhận vai trò của cha cố phương Tây- những người trực tiếp du nhập và củng cố phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam thông qua hoạt động truyền giáo của mình. Do vậy, ở những nơi cửa biển hay các thành phố quan trọng đã xuất hiện một hạng người chuyên làm nghề thương mại- một tầng lớp tiền thân của tư bản thương mại. Vào thời kỳ vương triều Tây Sơn ( cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX) nền sản xuất hàng hoá lại tiến thêm một bước mới. Nhà nước đã ban hành những chính sách khuyến khích đối với kinh tế thương nghiệp, giải quyết một phần mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội đương thời, đẩy kinh tế hàng hoá và hoạt động công htương nghiệp tiến lên một bước. Thống nhất tiền tệ thành một đồng tiền duy nhất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa các địa phương. Những chính sách kinh tế tiến bộ của nhà Tây Sơn đã góp phần khôi phục nền kinh tế nước ta sau một thời gian dài bị chia cắt bởi tình trạng cát cứ, phân tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Tuy nhiên, sự phát triển này đã không được duy trì lâu dài bởi sự thất bại mau chóng của vương triều Tây Sơn. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới manh nha ở nước ta lại bước vào một thời kỳ khó khăn mới. Khi nhà Nguyễn lên nắm quyền thống trị ( đầu thế kỷ XIX) đã không những không xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến đã hết sức lỗi thời mà còn tỏ ra phản động hơn bao giờ hết. Hệ thống thượng tầng kiến trúc dưới thời Nguyễn càng bóp nghẹt cơ sở kinh tế ban đầu của kinh tế tư bản. Sức sản xuất mới trong đà phát triển của nó bị chặn đứng lại đã càng khoét sâu thêm mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, và càng tăng cường sự đối kháng gay gắt giữa quan hệ sản xuất với sức sản xuất mới. Thêm vào đó là những luật lệ hà khắc, chính sách “ ngăn sông cấm chợ” của triều đình phong kiến, chế độ tài chính bất bình đẳng và nạn thuế khoá, hà lạm của bọn vua chúa ngày càng làm thui chột những mầm mống tư bản chủ nghĩa mới manh nha hình thành. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược là một nền kinh tế phong kiến, trong đó quan hệ sản xuất đã xuất hiện và phát triển đến một trình độ nhất định, làm lung lay những cơ sở của kinh tế phong kiến chủ yếu dựa trên chế độ bóc lột lao dịch và địa tô hiện vật và dựa trên quan hệ lệ thuộc về thân thể. Quan hệ sản xuất hàng hoá và tiền tệ ấy đã thúc đẩy hình thành những thị trường địa phương nhỏ hẹp đang trong quá trình dần dần liên hệ với nhau thành một thị trường mở rộng trong nước và một phần liên hệ với thị trường nước ngoài. Hệ quả tất yếu của tình trạng đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu với sức sản xuất mới (mầm mống tư bản chủ nghĩa) ngày càng bộc lộ gay gắt. mặc dù trong lòng nền kinh tế phong kiến ấy đã hình thành sức sản xuất mới, nhưng về căn bản nó cũng là yếu tố kinh tế tiền tư bản và một số yếu tố mầm mống tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm một cách nặng nề. Quá trình sức sản xuất mới ấy lớn dần lên mâu thuẫn càng sâu sắc với quan hệ sản xuất phong kiến và chuẩn bị đập tan quan hệ ấy. Đó là quá trình tiến bộ của lịch sử. 2.1.2. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam Ngay từ khi nền kinh tế hàng hoá bắt đầu manh nha xuất hiện ở nước ta thì kéo theo đó cũng xuất hiện một lớp người thoát ly khỏi sản xuất hàng hoá đơn thuần. Đó là lực lượng tư bản thương nghiệp đầu tiên. Có thể tầng lớp này đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam, bởi trong cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền, lớp người này đã được đề cập đến. Tuy nhiên, ra đời trong một xã hội nông nghiệp cổ truyền với quan niệm Nho giáo nặng nề nên lớp người này không được coi trọng thậm chí còn bị coi thường và bị xếp vào hạng người dưới cùng trong kết cấu xã hội “ sĩ- nông- công- thương”. Cùng với sự tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp của một số ngành thủ công đã dẫn đến chỗ phân hoá trong nông dân và những người sản xuất thủ công. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ở nông thôn đã xuất hiện một số nông dân giàu có. Đó là mầm mống tư bản trong nông nghiệp. Cùng với đó cũng xuất hiện một số thương nhân giàu có và cho vay nặng lãi đang trong quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. đồng thời cũng xuất hiện một số rất ít công trường thủ công có mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi thực dân Pháp xâm chiếm và thống trị xã hội Việt Nam và chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào kinh tế Việt Nam, nhiều sự biến đổi căn bản đã xảy ra. Cơ sở kinh tế phong kiến đã bị đánh một đòn rất nặng, kinh tế hàng hoá tiến nhanh, cùng với nó là sự phân hoá và bần cùng hoá nông dân. sự mở rộng thị trường trong nước cũng diễn ra nhanh chóng. Quá trình đó cũng tạo điều kiện cho những mầm mống tư bản chủ nghĩa trong nước phát triển. Tuy nhiên, chính sách thuộc địa của bọn thực dân mà cụ thể lúc này là dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ hàng hoá và cho vay nặng lãi, biến nước ta thành thị trường phụ thuộc vào thị trường chính quốc. Nói cách khác, thực dân Pháp không hề có ý định phát triển nền kinh tế tư bản ở thuộc địa nhằm mục đích bảo trợ cho nền công nghiệp ở chính quốc. Nhưng nằm ngoài sự tính toán của bọn thực dân, kinh tế tư bản của nước ta vẫn có bước phát triển mặc dầu hết sức nhỏ yếu và què quặt do điều kiện lịch sử qui định. Quan hệ sản xuất duy trì ở thuộc địa của tư bản ngoại quốc cùng với quan hệ kinh tế phong kiến đang tan rã và biến chất đã làm cho một số yếu tố tư bản chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện và trở thành một vật phụ thuộc vào thực dân Pháp, chủ yếu về mặt tư bản thương mại. Những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX trong nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó, những người tư sản Việt Nam ra đời đã đóng một con dấu rất sâu sắc và cũng rất đáng buồn ấy vào bản khai sinh của mình. Nếu như trước Thế chiến thứ nhất, tư sản Việt Nam chỉ là một lớp người ít về số lượng và yếu kém về kinh tế thì sau chiến tranh với những điều kiện mới, họ đã vươn lên thành một giai cấp với một hệ ý thức riêng, trở thành giai cấp tự thân của nó. Từ những kiến giải trên ta có thể khái quát về sự ra đời của giai cấp tư sản như sau: Khi tư bản Pháp vào chiếm trị nước ta thì chủ nghĩa tư bản Việt Nam mới trong trạng thái manh nha, giai cấp tư sản Việt Nam chưa thành hình. Chủ nghĩa đế quốc Pháp đã kìm hãm và phá hoại nền kinh tế công thương nghiệp dân tộc Việt Nam để thực hiện lợi nhuận cao nhất của nó. Chủ nghĩa tư bản Việt Nam không thể phát triển nhanh chóng. Nhưng một mặt khác, khi chủ nghĩa tư bản đế quốc thâm nhập vào nước ta, nó thúc đẩy cho nền kinh tế tự nhiên cũ mau tan vỡ, biến nước ta thành vòng khâu của thị trường Thế giới, tầng lớp vô sản làm thuê ngày càng nhiều, tầng lớp thương nhân mở rộng phạm vi kinh doanh. Tóm lại nó có tác dụng kích thích khách quan cho chủ nghĩa tư bản Việt Nam phát triển. Và tư sản Việt Nam với tư cách một giai cấp xã hội ra đời là một tất yếu lịch sử. 2.2. Khái quát về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời Pháp thuộc. 2.2.1. Có hay không giai cấp tư sản mại bản ở Việt Nam? Khi đặt ra câu hỏi này điều mà chúng tôi muốn đề cập đến là có hay không sự khác biệt giữa giai cấp tư sản dân tộc với giai cấp tư sản mại bản hay không? Như chúng ta đã biết, đặc trưng cơ bản nhất làm cơ sở cho sự khác nhau giữa các giai cấp trong xã hội là quan hệ của họ khác nhau với tư liệu sản xuất, từ đó họ sẽ khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất của xã hội, khác nhau về vai trò trong tổ chức xã hội về lao động, khác nhau về phương thức hưởng thụ...nếu nói như vậy thì sự phân biệt giữa tư sản dân tộc với tư sản mại bản sẽ không giống như sự phân biệt giữa giai cấp tư sản nói chung và giai cấp phong kiến. Vì tư sản mại bản và tư sản dân tộc đều chiếm hữu tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, đều làm giàu bằng bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đều có ý thức hệ giai cấp tư sản, và tất nhiên, họ đều thuộc về giai cấp tư sản nói chung. Và như thế thì có thể nào coi giai cấp tư sản mại bản như là một giai cấp riêng biệt trong xã hội? Nhưng sinh ra trong điều kiện xã hội thuộc địa, tư sản mại bản và tư sản dân tộc bên cạnh điểm giống nhau cơ bản, còn có những điểm rất khác nhau. đó là quan hệ kinh tế và thái độ chính trị khác nhau đối với chủ nghĩa đế quốc bên ngoài đang thống trị thuộc địa. Do đó, đã đưa tới sự phân biệt giữa giai cấp tư sản mại bản và giai cấp tư sản dân tộc. Mại bản là kẻ môi giới địa phương giữa tư bản lũng đoạn ngoại quốc và thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu thuộc địa. Nó là tay sai của tư bản tài chính ngoại quốc, là kẻ đại lý trực tiếp cho đế quốc nô dịch hoá thuộc địa và nửa thuộc địa, nghĩa là kẻ trực tiếp giúp đế quốc thống trị thị trường trong nước, thị trường dân tộc. Là một tập đoàn trực tiếp phục vụ cho tư bản đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế khăng khít với đế quốc, được đế quốc nuôi nấng. Sự gắn liền quyền lợi của nó với đế quốc thể hiện rõ rệt nhất ở chỗ nó được hưởng chung lợi nhuận cao nhất với tư bản lũng đoạn ngoại quốc. Nói khác đi, tư sản mại bản là những kẻ có độc quyền kinh doanh trong một phạm vi thị trường nào đó ở một vài thứ hàng hoá nào đó cho tư bản đế quốc chủ nghĩa. Vì dính liền quyền lợi với đế quốc, giai cấp tư sản mại bản chỉ có thể tồn tị khi đế quốc còn thống trị thị trường thuộc địa. Trên cơ sở đó, ý thức giai cấp của tư sản mại bản tuy cũng là ý thức giai cấp tư sản nói chung nhưng còn là công nhận và bảo vệ quyền lợi của bọn đế quốc thống trị thuộc địa. Trái lại, giai cấp tư sản dân tộc là tập đoàn tư sản xây dựng công nghiệp dân tộc, hoạt động kinh doanh của họ bằng cách này hay cách khác có liên hệ với nền sản xuất dân tộc, với việc đem hàng nội hoá tiêu thụ trên thị trường trong nước và trao đổi với thị trường ngoài nước. Giai cấp tư sản dân tộc chỉ có thể phát triển khi nền công nghiệp dân tộc được phát triển, thị trường trong nước được bảo vệ. Như vậy quyền lợi kinh tế của họ có mâu thuẫn với tư bản đế quốc đến thống trị thị trường thuộc địa, kìm hãm và phá hoại nền công nghiệp dân tộc. Trên cơ sở đó, ý thức giai cấp của họ tuy cũng là ý thức giai cấp tư sản nói chung nhưng còn là đấu tranh với tư bản đế quốc để bảo vệ kinh doanh của giai cấp họ. Tóm lại, trực tiếp kinh doanh với đế quốc và có một độc quyền nào đó, gắn liền quyền lợi với đế quốc và do đó có ý thức duy trì bảo vệ quyền lợi của đế quốc ở thuộc địa. Đó là điều kiện cơ bản của giai cấp tư sản mại bản phân biệt với giai cấp tư sản dân tộc. Từ sự phân biệt giai cấp tư sản mại bản với giai cấp tư sản dân tộc suy ra rằng, giai cấp tư sản mại bản ra đời phụ thuộc hai điều kiện cơ bản có liên hệ khăng khít với nhau: Một mặt tư bản đế quốc tăng cường đầu tư vào thị trường thuộc địa ở một mức độ nhất định. Mặt khác lực lượng tư sản mại bản, do đầu tư của đế quốc được tạo ra, phát triển từ ít tới nhiều, hoạt động của họ từ chỗ lẻ tẻ đến chỗ thành một tập đoàn có ý thức giai cấp của nó. Như vậy, quá trình sản sinh giai cấp tư sản mại bản- kẻ đại lý trực tiếp cho tư bản đế quốc bên ngoài, khác hẳn quá trình sản sinh giai cấp tư sản dân tộc- kẻ đại diện thực sự cho chủ nghĩa tư bản trong nước. Bởi vì chủ nghĩa tư bản nước thuộc địa, nửa thuộc địa nảy sinh cũng theo quy luật chung về sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. nó do hai điều kiện cơ bản quyết định: - Phải có một số tư nhân tập trung được nhiều tiền của vào tay ở một giai đoạn sản xuất hàng hoá tương đối cao. - Phải có những người tiểu sản xuất trở thành vô sản, tự do bán sức lao động cho những kẻ đã tập trung được nhiều tiền của. Hai điều đó không do chủ nghĩa đế quốc bên ngoài đẻ ra, nó được nảy sinh từ trong sự phát triển của nội bộ nền kinh tế nước đó, mặc dầu chủ nghĩa đế quốc thống trị có ảnh hưởng tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Vì thế ở nhiều nước, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh trước khi bị chủ nghĩa đế quốc chiếm trị, tức là trước khi có lực lượng tư sản mại bản thì đã có những tư sản đại biểu cho nền công thương nghiệp nước đó rồi. Sự khác nhau về điều kiện nảy sinh và quá trình phát triển của giai cấp tư sản mại bản và tư sản dân tộc biểu hiện rằng sự hình thành của hai giai cấp đó không có một mối liên hệ tất yếu, có thể đồng thời cùng xuất hiện nhưng cũng có thể xuất hiện sớm muộn khác nhau. Nhưng ở nước ta, bộ phận giai cấp tư sản mại bản chẳng những là một giai cấp cùng giai cấp tư sản dân tộc thuộc về giai cấp tư sản Việt nam nói chung mà nó cũng là giai cấp ra đời đồng thời với giai cấp tư sản dân tộc ở thời kỳ sau đại chiến Thế giới I. 2.2.2. Sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam Vào thời kỳ đầu Pháp thuộc, khi đế quốc Pháp tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam, dần dần tạo ra tầng lớp tư sản mại bản thì cũng là thời kỳ nền kinh tế tự nhiên dần dần bị lay chuyển mạnh, kinh tế hàng hoá đã có từ trước ngày một phát triển, công nhân làm thuê và tư sản dân tộc nảy sinh ngày một tăng; nói khác đi cũng là thời kỳ lực lượng tư sản mại bản bà tư sản dân tộc phát triển song song. Hãy điểm lại sự phát triển của hai tầng lớp đó qua mấy giai đoạn lịch sử cụ thể: Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chú trọng dùng lực lượng quân sự cướp nước ta thành thuộc địa của chúng. Việc đầu tư khai thác lúc đó chưa phải là chủ yếu. Tuy vậy, tư bản Pháp cũng đã nhập cảng hàng ngoại hoá, xuất cảng nông phẩm và hàng thủ công ngày càng nhiều, đã bắt đầu xây dựng đô thị thành những trung tâm buôn bán của chúng. Do đó chúng cũng cần một lớp người trung gian làm đại lý tiêu thụ ngoại hoá, thu mua nông phẩm, sản phẩm thủ công và làm thầu khoán cho chúng. Lúc đó rảI rác ở các dô thị cũng có một số ít cửa hiệu đại lý hàng ngoại hoá và một số ít người làm thầu khoán cho Pháp. Tuy nhiên số người có thể gọi là tư sản mại bản lúc bấy giờ chưa chắc đã có hay nếu có thì cũng rất hiếm hoi. Vì muốn đại lý độc quyền ở một phạm vi nào đó, trước hết phải có nhiều vốn. Mà trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta cuối thế kỷ XIX mà tính chất tự nhiên còn giữ địa vị thống trị nên vai trò của các thương nhân ở các đô thị còn rất yếu ớt. Trong khi lực lượng tư sản mại bản chưa xuất hiện thì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Việt Nam cũng mới trong trạng tháI phôi thai. Nói cách khác, do mục đích bình định là chính trong thời kỳ đầu xâm lược của thực dân Pháp mà giai cấp tư sản Việt Nam nói chung và giai cấp tư sản mại bản nói riêng chưa xuất hiện với tư cách một giai cấp độc lập trong nền kinh tế- xã hội. Bước sang giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến đại chiến thế giới lần thứ nhất, tính chất tự nhiên của nền kinh tế Việt Nam bị lay chuyển, thị trường mở rộng từ Bắc vào Nam và đã trở thành một mắt xích trong hệ thống thị trường thế giới. Tầng lớp tư sản dân tộc xuất hiện từ những thương nhân phát đạt, những đại địa chủ tư bản hoá, những chủ xưởng thủ công giàu có. Tiêu biểu cho đám tư sản này là Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Thanh Liêm... Khi tầng lớp tư sản dân tộc được kích thích phát triển hơn trước, cũng là lúc thực dân Pháp bắt đầu đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam trên các mặt công, nông, thương nghiệp. Một số tư sản mại bản cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Cùng với yêu cầu mở rộng khai thác công, nông, thương nghiệp của tư bản Pháp đã làm cho một số thương nhân, cai thầu Việt Nam trước kia trở thành một số thầu khoán lớn. Còn có vài nhà tư bản đã chung vốn với tư bản Pháp như Bùi Huy Tín, Đoàn Đình Nguyên, Lê Phát An... Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, hàng hoá Pháp và hàng Châu Âu nhập cảng giảm sút trên thị trường Việt Nam, thực dân Pháp cũng phải mở thêm một số xí nghiệp ở thuộc địa để cung cấp cho nhu cầu kinh doanh của chúng. Trong điều kiện đó tư sản dân tộc cũng như tư sản mại bản đều tăng cường hoạt động bằng mở xí nghiệp, đầu cơ tích trữ, thầu khoán và họ đã rất phát tài. Nhưng chưa bao giờ nhịp độ phát triển của lực lượng tư sản dân tộc lại được phát triển nhanh như mấy năm sau thế chiến thứ nhất. Nguyên nhân là do chủ nghĩa tư bản đang có đà phát triển từ trong chiến tranh; sau đại chiến, quan hệ hàng hoá tiền tệ càng ăn sâu vào kinh tế nông nghiệp, lôicuốn kinh tế nông dân, địa chủ vào thị trường, số người vô sản hoá rất đông, các phương tiện giao thông vận tải có nhiều, thành thị mở rộng và ngày càng tập trung. Cho nên có nhiều thương nhân giàu có lên, trở thành chủ xí nghiệp lớn như chủ công ty buôn Quảng hưng long mở xưởng làm đồ sắt, chế xà phòng với trên 100 công nhân; chủ công ty buôn Liên thành có nhiều xưởng chế nước mắm... Về phía ư sản mại bản, lực lượng cũng phát triển thời kỳ sau chiến tranh. Nguyên nhân là sau đại chiến, đế quốc Pháp đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam ở một qui mô rộng lớn nhất. Trong thời đại hoàng kim đó của đế quốc, một số người từ trong đám chủ hiệu đại lý ngoại hoá, thầu khoán, đại địa chủ trở thành tư sản mại bản, gắn bó quyền lợi với tư bản lũng đoạn Pháp trên các mặt công, nông, thương nghiệp. Vốn đầu tư của thực dân Pháp trung bình mỗi năm trong thời kỳ 1924- 1927 gấp 7 lần mỗi năm thời kỳ 1888- 1918, phân phối cho các ngành kinh doanh nông nghiệp 33%, công nghiệp 33%, ngân hàng 19%, vận tải 5%, thương nghiệp 10%. Điểm lại quá trình phát triển của lực lượng tư sản mại bản và tư sản dân tộc từ đầu Pháp thuộc đến sau đại chiến thứ nhất có thể đi đến kết luận sau: việc tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa Việt Nam của đế quốc Pháp một mặt dần dần tạo ra lực lượng tư sản mại bản, một mặt phá hoại nền kinh tế tự nhiên Việt Nam, kích thích cho chủ nghĩa tư bản Việt Nam từ trạng thái mầm mống phát triển lên, mặc dầu rằng nền công thương nghiệp Việt Nam phát triển một cách què quặt do sự thống trị của kinh tế đế quốc. Nếu như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thu là tiêu biểu cho sự giàu có của lớp tư sản dân tộc thì Lê Phát An, Nguyễn Hữu Tiệp, Bùi Huy Tín cũng tiêu biểu cho sự giàu có của đám tư sản mại bản. Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam đã kìm hãm sự phát triển của tư sản dân tộc. Mâu thuẫn đó đã làm cho ý thức của giai cấp tư sản dân tộc bộc lộ trong việc vận động phát triển kinh doanh công thương nghiệp dân tộc, tiêu thụ hàng nội hoá, tảy chay hàng ngoại hoá. Cùng với đó, tư sản mại bản cũng chịu tác động nhất định. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là một điều kiện lớn lao làm cho lực lượng tư sản mại bản tự giác liên kết vơí nhau thành tập đoàn gắn bó khăng khít hơn nữa với quyền lợi của đế quốc Pháp. tư sản mại bản Việt Nam đã trở thành một giai cấp. 2.2.3. Đặc điểm giai cấp tư sản mại bản Việt Nam Với tư cách là sản phẩm trực tiếp của quá trình xâm lược và nô dịch nhân dân ta của thực dân Pháp, giai cấp tư sản mại bản ra đời, hình thành và phát triển đều phụ thuộc vào chính sách kinh tế của chính quốc đối với thuộc địa. Và nhìn một cách khái quát nhất tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc ta thấy nổi bật lên ba đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: tuy giữ vai trò môi giới, đại lý cho tư bản Pháp ở thuộc địa song giai cấp tư sản mại bản Việt Nam rất nhỏ bé và phụ thuộc. Đối với thực dân Pháp, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung là thuộc địa khai thác. Nghĩa là chủ nghĩa tư bản Pháp coi nước ta vừa là nơi cung cấp nguyên- nhiên liệu dồi dào cho nền công nghiệp chính quốc. Đồng thời đó cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn, đầy tiềm năng và cũng hết sức dễ tính đảm bảo cho nền sản xuất trong nước phát triển một cách bền vững, cầu cân đối với cung. Đây được xem là cứu cánh cho nền công nghiệp lạc hậu của Pháp lúc bấy giờ so với trình độ chung của Châu Âu khi mà một cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật mới đang manh nha hình thành. Hàng hoá Pháp bị chính người Pháp chối bỏ. Công nghiệp đình trệ, kinh tế lâm vào khủng hoảng do cung vượt quá cầu. Do vậy mà sau khi hoàn thành việc lập ách thống trị ở thuộc địa, thực dân Pháp đã ồ ạt đưa hàng hoá của mình vào Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng do chính sách “ buôn tận gốc, bán tận ngọn” hòng thu được lợi nhuận tối đa và bóc lột triệt để đối với nhân dân ta mà thực dân Pháp ở thuộc địa đã trực tiếp đứng ra nhập cảng và mở các đại lý bán hàng. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản và hàng thủ công của nhân dân ta. Thực dân Pháp ở thuộc địa đã bảo trợ cho bọn tư bản chính quốc nắm giữ độc quyền trong nhập và xuất cảng cũng như cho phép bọn chúng tự định giá cả cho mỗi mặt hàng nhập khẩu, thảng hoặc mới nhả cho bọn tư sản thuộc địa một chút quyền lợi nhưng rất hạn chế. Qua đó ta thấy, tư sản mại bản Việt Nam không hề có đặc quyền đặc lợi nào về kinh tế nên là một giai cấp hết sức nhỏ yếu trong xã hội. Cùng với việc nắm giữ độc quyền trong xuât nhập cảng, chủ trương của tư bản Pháp là buộc nền kinh tế thuộc địa phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế chính quốc. Do vậy mà nền sản xuất trong nước bị kìm hãm phát triển hoặc nếu có chỉ là một nền sản xuất què quặt, lạc hậu và hết sức phiến diện do sự qui định của bọn thống trị nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của bọn thực dân ở thuộc địa. Vì vậy, tuy trên lý thuyết là giai cấp đại diện cho nền sản xuất chính quốc ở thuộc địa, nhưng trên thực tế, tư sản mại bản Việt Nam lại là một giai cấp nhỏ yếu về kinh tế, hạn chế về chính trị do chính sách thuộc địa hà khắc của thực dân xâm lược. Nhưng cùng với những biến động to lớn của lịch sử, tư sản Việt Nam cũng không ngừng vươn lên khẳng định tiềm lực kinh tế cũng như vị thế chính trị của mình. Thứ hai: giai cấp tư sản mại bản Việt Nam được nhà nước thực dân nuôi dưỡng nhưng nó không nắm giữ chính quyền. Hay nói cách khác, nó chưa là giai cấp mại bản quan liêu. Do lực lượng tiểu tư sản ở Pháp rất đông đảo nhưng thị trường việc làm trong nước không đảm bảo đáp ứng đủ việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào đó. Vì vậy thuộc địa là nơi giải quyết tình trạng khủng hoảng thừa công chức và tận dụng khả năng của tầng lớp trí thức Pháp. Thêm vào đó, để bảo đảm cho quyền lợi tối cao của bọn thực dân tư bản ở thuộc địa, để thu được lợi nhuận tối đa từ mọi hoạt động kinh doanh và giữ độc quyền cho tư bản Pháp. Do vậy mà bọn tư sản mại bản tuy được thực dân dung dưỡng và nhượng cho một số quyền lợi nhất định về kinh tế, nhưng tuyệt nhiên chúng không được chủ Pháp tín nhiệm về chính trị. Lũng đoạn về kinh tế đi đôi với thống trị về chính trị, đó là đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách thống trị của Pháp trên đất nước ta. Nó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng yếu ớt, què quặt của tầng lớp sản mại bản Việt Nam mới ra đời. Thứ ba: giai cấp tư sản mại bản có liên hệ với giai cấp địa chủ phong kiến. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp mà giai cấp tư sản mại bản- đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ, lại có mối liên hệ nhất định với giai cấp địa chủ- đại diện cho phương thức sản xuất lạc hậu, lỗi thời lúc bấy giờ. Vậy biểu hiện của mối liên hệ đó được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là xu thế tư sản hoá địa chủ. Nguyên nhân của tình trạng này là sau khi được thực dân Pháp nhượng cho nhiều đồn điền rộng lớn, địa chủ phong kiến trở nên giàu có. Cùng với đó là tốc độ phát triển khá nhanh của nền kinh tế hàng hoá đã cuốn hút họ vào thị trường, hàng năm thu được rất nhiều tiền bạc. một vài người trong số họ đã bỏ tiền ra mở xí nghiệp sản xuất hay các cửa hàng buôn thóc gạo bán cho tư bản ngoại quốc xuất cảng, hoặc chung vốn với các công ty thầu khoán. tức là trong số địa chủ phong kiến, một số đã trở thành tư sản mại bản như Lê Quang Liên, Lê Quang Ngà, Pierre Phương... Cùng với đó là xu hướng địa chủ hoá tư sản. Với chế độ địa tô phong kiến nặng nề mà thực dân Pháp vẫn tìm cach duy trì ở thuộc địa, trung bình từ 50%- 70% hoa lợi. Các nhà tư sản nhận ra rằng, bóc lột theo lối phong kiến chẳng những nhàn rỗi hơn, chắc chắn hơn, cần ít tiền vốn mà còn kiếm được nhiều lời, thậm chí còn nhiều hơn là buôn bán. Đặc biệt là trước sự độc quyền buôn bán của tư sản Pháp trên thị trường đã hạn chế kinh doanh của tư sản mại bản. Do vậy mới có tình trạng nhiều nhà tư sản khi kinh doanh thành đạt ở thành thị lại bỏ tiền ra mua đất ở nông thôn để lập đồn điền, trang trại, duy trì hình thức pháp canh thu tô phong kiến. Như vậy có thể đi đến kết luận về đạc điểm của giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời Pháp thuộc là hưởng chung lợi nhuận cao nhất với tư bản lũng đoạn ngoại quốc, nhưng lại rất nhỏ bé về kinh tế, hèn yếu về chính trị và có liên hệ với địa chủ phong kiến. Đó là kết quả tất yếu do chính sách thống trị của thực dân Pháp đem lại. Những đặc điểm này sẽ thay đổi lớn trong giai đoạn lịch sử tiếp theo. 2.2.4. Thái độ của tư sản mại bản đối với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Nguyện vọngkinh tế của đám tư sản mại bản phản ánh rằng họ đã là một giai cấp. Nhưng ý thức giai cấp còn thể hiện rõ hơn nữa ở lập trường chính trị của họ. Là con đẻ của chủ nghĩa đế quốc Pháp, lập trường căn bản của tư sản mại bản là bảo vệ và duy trì chế độ thống trị Pháp. Ngay từ khi được thành lập, trên các tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của giai cấp mình, tư sản mại bản đã khẳng định lập trường trung thành với chính phủ thực dân của mình. Nhưng do tính chất của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ mới đang trong giai đoạn tự phát nên bản chất phản cách mạng của nó chưa nổi bật. Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản 1920- 1925, do mang nặng tính cải lương chủ nghĩa nên nó không đụng chạm gì tới tư sản mại bản. Do vậy mà tuy bản chất là bảo vệ chế độ thống trị Pháp, nhưng nó vẫn chưa đối kháng rõ rệt với phong trào đòi tự do dân chủ tư sản lúc bấy giờ. Khoảng từ 1926-1929, trong phong trào đấu tranh dân chủ lấy đối tượng chính là bọn tư bản thực dân để giành quyền lợi cho giai cấp, nó chưa trực tiếp đả kich vào giai cấp tư sản mại bản. Nhưng từ khi Đảng tiền phong của giai cấp công nhân ra đời, đấu tranh kinh tế hoà lkẫn với đấu tranh chính trị và phục vụ cho đấu tranh chính trị. Thế là chẳng những vận mệnh của đế quốc và phong kiến bị uy hiếp mà vận mệnh của giai cấp tư sản mại bản cũng bị đe doạ. Giai cấp tư sản mại bản không thể tồn tại nếu đế quốc và phong kiến bị quật đổ. đã đến lúc giai cấp tư sản mại bản không thể không bộc lộ rõ bản chất phản động của nó. 2.3. Giai cấp tư sản mại bản Việt Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ 2.3.1. Tình hình mới- Những thay đổi mới. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của dân tộc ta, một nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng ở miền Bắc. Tình hình đó đã làm cho chỗ dựa về kinh tế và chính trị của bọn tư sản miền Bắc đã không còn nữa. Nên trong khi bọn tàn quân Pháp hối hả rút quân khỏi nước ta thì bọn tư sản mại bản miền Bắc cũng hối hả chạy vào Nam. Do vậy trong thời kỳ này chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu khảo sát về giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam nước ta, bởi ở miền Bắc kể từ 1954 trở đi và đặc biệt là sau cải cách ruộng đất, về cơ bản giai cấp tư sản mại bản đã bị tiêu diệt. Nếu như đế quốc Pháp trước đay cai trị Việt Nam bằng một bộ máy nhà nước thực dân có các viên chức người Pháp trực tiếp nắm giữ trong các ngành hành chính và chuyên môn. và bằng cách cướp đoạt thuế má, trực tiếp nắm độc quyền quan thuế, do đó trực tiếp độc quyền kinh doanh nông, công, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ...Thì ngày nay ở miền Nam Việt Nam đế quốc Mỹ lại dùng “viện trợ” và một bọn cố vấn Mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của chúng. Thêm vào đó, chúng tạo ra ở miền Nam một chính quyền tay sai với danh nghĩa “độc lập”, dùng chính quyền đó phục vụ chính sách xâm lược gây chiến tranh, cướp đoạt lợi nhuận cao nhất của nó. “ Viện trợ” Mỹ chính là một công cụ của chủ nghĩa thực dân mới. Dưới tác động của “viện trợ” Mỹ, miền Nam đã biến thành một căn cứ quân sự của Mỹ:; hàng hoá “viện trợ” Mỹ tràn ngập thị trường miền Nam, bóp chết nền công thương nghiệp dân tộc. Do “viện trợ” Mỹ mà miền Nam phảI hướng việc xuất nhập khẩu theo chiều phiến diện là buôn bán và phụ thuộc vào Mỹ, phải đảm bảo mua hàng của tư bản Mỹ với giá cao và bán hàng cho Mỹ với giá rẻ hơn ở thị trường thế giới. “ Viện trợ” Mỹ là công cụ đã biến miền Nam thành căn cứ quân sự, thuộc địa, phụ thuộc vào đế quốc về mọi mặt quân sự, kinh tế, chính trị; nhà nước cộng hoà độc lập miền Nam là công cụ chính sách thống trị của Mỹ. Trong điều kiện đế quốc Mỹ dùng hình thức thực dân kiểu mới đẻ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng thì những đặc điểm của giai cấp tư sản mại bản Việt Nam tức là giai cấp chủ yếu làm đại lý cho đế quốc Mỹ, đã có những biến chuyển khác so với thời thuộc Pháp. Những chuyển biến ấy không làm mất đi tính chất cơ bản của giai cấp tư sản mà ngược lại càng thể hiện rõ ràng hơn, sâu sắc hơn bản chất phản động của nó. 2.3.2. Những đặc điểm căn bản của giai cấp tư sản mại bản miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ. 2.3.2.1. Đặc điểm 1: Giai cấp tư sản mại bản miền Nam đã quan liêu hoá, bộ phận tư sản mại bản thân Mỹ đã cùng với bọn đại địa chủ phong kiến thân Mỹ nắm chính quyền. Chủ nghĩa thực dân mới là một chính sách cơ bản, một nội dung chủ yếu của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. đặc điểm nổi bật và có tính chất quy luật của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ là ởi chỗ nó được thực hiện không phảI bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai, đại biểu cho quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc”, “dân chủ” giả hiệu. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng với những âm mưu và hành động can thiệp ngày càng sâu vào một số nước trên Thế giới, đế quốc Mỹ đã dựng nên ở những nước đó chính quyền tay sai khoác áo “quốc gia”, “độc lập” giả hiệu nhưng thực chất là một chế độ tay sai hoạt động tích cực cho tư bản độc quyền Mỹ. Một chính quyền quân phiệt, phát xít, độc tài. Bản chất phản động, hiếu chiến đến cùng của các chính quyền này bắt nguồn từ tính chất giai cấp của chúng. Chúng đều đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản mại bản quan liêu và các thế lực phong kiến phản động nhất ở địa phương, có quyền lợi gắn chặt với quyền lợi của đế quốc Mỹ. Cũng như giai cấp tư sản mại bản ở các nước thuộc địa phụ thuộc vào Mỹ, giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam nước ta đã không ngừng bành trướng thế lực và thực ssự cầm quyền suốt 20 năm dưới chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ. Như chúng ta đều biết, giai cấp tư sản mại bản là sản phẩm của chính sách thực dân của đế quốc, là chỗ dựa đắc lực cho bọn đế quốc xâm lược nước ta. Từ trước đến nay, giai cấp tư sản mại bản luôn luôn là lực lượng cực kỳ phản động. Thời thực dân Pháp thống trị, giai cấp tư sản mại bản Việt nam được đế quốc Pháp nâng đỡ đã cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp và bọn chính quyền tay sai bán nước để làm giàu trên mồ hôi, xương máu của đồng bào ta. Tuy nhiên, do chính sách độc chiếm toàn bộ nền kinh tế thuộc địa và cai trị bằng cả một bộ máy hành chính, quân sự của thực dân Pháp, nên giai cấp tư sản mại bản Việt Nam không trực tiếp tham gia nắm chính quyền. Chúng hầu như chỉ hoạt động được trong các ngành xuất nhập khẩu, đóng vai trò đại lý cho các công ty tư bản thực dân. tuy vậy hoạt động của chúng trong các ngành này cũng bị hạn chế. Nhưng từ sau năm 1954, thay chân thực dân Pháp ở nước ta, áp dụngchính sách thực dân kiểu mới tại đây, Mỹ đã chọn giai cấp tư sản mại bản, bọn quan liêu, quân phiệt làm chỗ dựa chủ yếu của chính quyền tay sai thực dân mới. Để thực hiện ý đồ này, chúng dốc sức xây dựng một cơ sở hạ tầng cho chủ nghĩa thực dân mới, mở rộng các thành phố, thị xã, xây dựng ở miền Nam cơ sở vật chất và kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa tư bản nhằm tạo nên một cơ sở kinh tế cho giai cấp tư sản mại bản tay sai Mỹ. Sự phát triển của giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam trong 20 năm qua gắn chặt với viện trợ Mỹ, với chiến tranh xâm lược của Mỹ. chính sách “viện trợ thương mại hoá” và chính sách kinh tế phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ là “vú sữa” nuôi béo bọn tư sản mại bản miền Nam. Chiến tranh càng lớn, quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam càng đông, “viện trợ” Mỹ đổ vào càng nhiều thì tư sản mại bản miền Nam càng phát triển. Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ tư sản mại bản quan liêu, quân phiệt, tay sai Mỹ là một quá trình mâu thuẫn, chèn ép, đấm đá nhau kịch liệt, một quá trình “cá lớn nuốt cá bé”. Bọn có thế lực, bám vào Mỹ- Ngụy, được Mỹ- Nguỵ hà hơi tiếp sức, làm cai thầu phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ thì càng tập trung và càng có nhiều điều kiện để lũng đoạn nhiều ngành kinh tế, trong đó đa số là bọn xuất thân từ địa chủ phong kiến, hoặc từ tầng lớp sĩ quan cao cấp, hoặc từ tầng lớp quan lại, công chức cao cấp của chế độ thực dân. Ra đời từ viện trợ Mỹ, phất lên từ cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, lại được Mỹ nâng đỡ, mặc sức cho làm giàu, nên ngay từ đầu giai cấp tư sản mại bản đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực của đế quốc Mỹ thống trị nhân dân miền Nam. Có thể khẳng định như vậy vì những lý do nổi bật sau: - Một bộ phận giai cấp tư sản mại bản miền Nam đã nắm giữ hầu hết các chức vụ chủ chốt trong chính quyền, quân đội, hình thành nên bọn mại bản quan liêu, quân phiệt, tay sai đắc lực của Mỹ. Đế quốc Mỹ sau khi thay chân thực dân Pháp thống trị miền Nam chẳng những chỉ chọn giai cấp tư sản mại bản làm chỗ dựa chủ yếu cho chính sách thực dân mới mà còn để bọn chúng trực tiếp cầm quyền. Cho nên, ngay từ thời Diệm, chính quyền tay sai Mỹ đã thực sự do bọn tư sản mại bản và địa chủ thân Mỹ khống chế. Chính phủ đầu tiên mà dế quốc Mỹ lập nên tại miền Nam Việt Nam là chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Anh em Diệm đã chia nhau nắm giữ, chi phối chính quyền, quốc hội, quân đội, và do đó chia nhau nắm chặt những ngành kinh tế then chốt như hầm mỏ, đồn điền, tài chính, ngân hàng. riêng vợ chồng Nhu- kẻ làm cố vấn cho Diệm, quyền uy nghiêng ttrời lệch đất; kẻ khống chế quốc hội, đã thâu tóm và quản lý tất cả các ngoại tệ, điều khiển hối đoái, buôn tiền ngoại quốc, độc quyền chi phối xuất, nhập cảng. Ngô Đình Cẩn- ‘vua miền Trung”, một tên tàn bạo khét tiếng khống chế mọi hoạt động của chính quyền ở miền Trung, đã nắm tất cả các nhà thầu. Ai muốn thầu gì nhất nhất phải nộp cho “cậu Cẩn” 3% số tiền thu được. Cũng là tư sản mại bản tham chính mà do đó, ỷ vào quyền lực, mặc sức làm giàu có hàng trăm tên khác như Trần Văn Lắm, Nguyễn Cao Thắng, Trần Lệ Xuân, Mai Văn Hàm... Qua thời Minh- Khánh, nhất là đến Thiệu, bộ phận tư sản mại bản trực tiếp cầm quyền ngày càng đông. trong chính quyền trung ương nguỵ có 25 tên thì 18 tên là tỷ phú hoặc có tài sản 7800 triệu đồng. Trong số 228 nghị sĩ thượng, hạ viện có tới hơn 100 tên là tư sản mại bản có số vốn xấp xỉ nêu trên. Nhưng nói đến tầng lớp mại bản làm giàu trong chiến tranh không thể không kể đến các hình thức kinh doanh của bọn tướng tá Ngụy. Đây là một loại mại bản đặc biệt, một tầng lớp kinh doanh chủ yếu là buôn người và buôn lậu. Hơn bất kỳ một bọn nào khác trong giới cầm quyền, chúng được chủ Mỹ o bế, cưng chiều. Nó đã chèn ép tất cả các đảng pháikhác, nắm trọn quyền hành. Đó là các thiếu uý hay trung uý phường trưởng, đại tá tỉnh trưởng và đô trưởng Sài Gòn, là bọn tướng tư lệnh các quân khu trong bộ quốc phòng, bọn tham mưu quân nguỵ. Chúng khống chế, nẵm giữ việc tổ chức từ các quán bar, nhà chứa cho đến ngành kinh doanh hoá chất, xuất nhập khẩu, các ngân hàng lớn và là chùm những vụ buôn lậu khủng khiếp. Cấp càng cao, quyền càng lớn, buôn bán càng mạnh thì của cải càng nhiều. Từ chỗ cùng cầm quyền, có quyền lợi gắn bó với nhau, gắn bó với Mỹ, bọn mại bản quan liêu quân phiệt trở thành công cụ đắc lực của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. - Giai cấp tư sản mại bản miền Nam nắm độc quyền kinh doanh trong mọi ngành kinh tế, khống chế các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối quan trọng. Ngay từ thời Diệm, bằng chính sách viện trợ thương mại hoá dành cho bọn tay sai trung thành nắm độc quyền nhập cảng, làn môi giới trong việc bán hàng viện trợ, hưởng hoa hồng tới 25% giá hàng, đồng htời tổ chức ra các công ty hỗn hợp, Mỹ đã sớm tạo ra giai cấp tư sản mại bản, con đẻ của đồng đô la. Về sau, chiến tranh càng mở rộng, viện trợ Mỹ ném vào miền Nam ngày càng nhiều thì đám người toàn quyền chi phối miếng mồi béo bở ấy càng phất lên nhanh chóng. Nói cách khác, bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, kết hợp với việc nâng đỡ, giành cho tư sản mại bản miền Nam những đặc quyền, đặc lợi, những chế độ ưu đãi, trong kinh doanh xuất nhập khẩu, trong việc làm cai thầu chiến tranh, chủ nghĩa thực dân mới Mỹ đã duy trì được một tầng lớp tư sản mại bản thân Mỹ có thế lực về chính trị, có nhiều quyền lực về kinh tế, nắm độc quyền kinh doanh các ngành kinh tế, nắm giữ hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối quan trọng, lập thành một hệ thống kinh doanh có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn và lũng đoạn giá cả. Trên cơ sở khống chế, lũng đoạn, độc quyền kinh doanh, các ngành công thương nghiệp, nắm giữ các mạch máu kinh tế ở thành thị, giai cấp tư sản mại còn thông qua hệ thống ngân hàng, tín dụng, qua các đại lý xăng dầu, phân bón, máy móc nông nghiệp và thông qua mạng lưới qua mạng lưới kinh doanh lúa gạo từ trên xuống dưới, đến tận xã, ấp để thao túng nền kinh tế nông thôn, thu mua lúa gạo bóc lột,vơ vét vủa cảI của nông dân. Chính vì vậy, thế lực kinh tế của giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam nói chung, của từng tên tư sản nói riêng đều rất lớn. Ra đời từ viện trợ Mỹ, phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, giai cấp tư sản mại bản đã độc chiếm không kể bất cứ ngành nghề gì để làm giàu trên mồ hôi, xương máu và cả nỗi đau khổ của tất thảy nhân dân miền Nam. - Giai cấp tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với bọn quân phiệt cầm quyền, làm giàu trong chiến tranh xâm lược của Mỹ. Đi đôi với hành động quân phiệt, cảnh sát hoá bộ máy nguỵ quyền, biến đám sĩ quan quân đội trở thành công cụ đắc lực của bộ máy thực dân mới, Mỹ đã dùng miếng mồi vật chất, thực hiện ý đồ tư sản hoá bọn cầm đầu nguỵ quyền, ngụy quân. Bởi vậy, hầu hết những tên giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền, quân đội đã cấu kết với tư bản lũng đoạn Mỹ, tham gia kinh doanh, trở thành những tên tư sản mại bản quan liêu, quân phiệt cực kỳ phản động. Trong lúc ấy, nhiều tên tư sản mại bản tuy không trực tiếp tham gia bộ máy Nhà nước, không quyền cao chức trọng, nhưng lợi dụng uy thế của bọn cầm đầu chính quyền quân đội để làm ăn phát đạt. Con đường kinh doanh làm giàu của chúng là con đường câu kết với đế quốc Mỹ, với bọn quân phiệt cầm quyền để bòn rút, cướp giật của cải của nhân dân. Nhờ vậy mà nhiều tên đã phất lên nhanh chóng, chi phối cả đám quân phiệt cầm quyền, thậm chí có quyền hành rộng lớn hơn cả tướng tá nguỵ quân, tổng trưởng, tỉnh trưởng nguỵ quyền. Trong chừng mực nào đấy, chúng đã biến bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền thành tay chân, thành chỗ dựa cho chúng tuỳ tiện kinh doanh, gây tội ác với nhân dân. 2.3.2.2. Đặc điểm 2: Thế lực kinh tế của giai cấp tư sản mại bản, nhất là bọn mại bản thân Mỹ, đã phát triển mạnh Từ chỗ cầm quyền, nắm độc quyền về chính trị, giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam càng có điều kiện phát triển thế lực về kinh tế. Trong thời kỳ kháng chiến, mọi nguồn nhân lực, vật lực của cả nước đều dồn cho chiến tranh. Vì vậy, nền công nghiệp dân tộc bị giảm sút, thị trường nguyên liệu và tiêu thụ ở nông thôn hầu như bị cắt đứt với thành thị. Còn ở thành thị, do dân số tăng cao bởi sự tập trung của quân đội viễn chinh Pháp và bọn ngụy binh, người ở nông thôn cũng chạy ra thành thị nhiều, nguôn tiêu thụ hàng hoá rất lớn, mà ở thành thị lại ngập tràn hàng hoá ngoại. tình hình đó tạo ra một số tư sản mại bản làm giàu lên nhanh chóng như: Mai Văn Hàm, Nguyễn Văn Chung, Vũ Ngọc Tiến, Trần Văn Chi... Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, hầu hết bọn tư sản mại bản chạy vào miền Nam tiếp tục kinh doanh với đế quốc. Miền Nam trở thành nơi tập trung tất cả bọn tư sản mại bản. Nhưng cũng từ sau khi hoà bình lập lại, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp khỏi miền Nam Việt Nam, “viện trợ” trực tiếp cho chính quyền miền Nam. Với hình thức thực dân kiểu mới của Mỹ, giai cấp tư sản maị bản càng có khuynh hướng phát triển, nhất là bọn mại bản thân Mỹ. “ Viện trợ” Mỹ một phần là vũ khí và quân dụng, còn phần lớn là hàng hoá ế thừa của Mỹ đưa vào dưới hình thức “viện trợ thương mại hoá”. Hàng hoá viện trợ trung bình chiếm 80% tiền viện trợ. Giá cả mọi thứ hàng hoá viện trợ do tư bản lũng đoạn Mỹ quy định cao hơn giá cả trên thị trường quốc tế. Nhưng dưới danh nghĩa lừa bịp “được chính phủ hai bên cộng tác để quy định ở mức phải chăng”. Như vậy, đối với đế quốc Mỹ, chúng đã thực hiện được lợi nhuận cao nhất. Hàng hoá đó đưa vào miền Nam, xxưa bán đấu thầu, mức độ lãi được quy định chính thức là bán buôn được hưởng tới 25% giá hàng nhập tới Sài Gòn. Bán lẻ hưởng lãi 20% giá bán buôn. Với việc đấu thầu hàng hoá hưởng lãi 25% giá cả đã tạo điều kiện cho bọn tư sản mại bản được độc quyền đấu thầu, hưởng lợi nhụân 25%. Một khi được quyền thầu thì lẽ tất nhiên, lợi nhuận không chỉ hưởng đúng 25% giá cả như quy định chính thức, nó còn tăng lên tuỳ theo sự đầu cơ của bọn độc quyền. Giá cả hàng ngoại hoá ở thị trường miền Nam đầu năm 1960 tăng vọt lên chính là do hoạt động đầu cơ của bọn độc quyền đó. Thêm vào đó, để đảm bảo độc quyền nhập cảng cho bọn tư sản mại bản thân Mỹ cùng cánh với bọn nguỵ quyền, chính quyền miền Nam đã định ra môn bài ngoại thương rất cao và những quy định mới về nhà kho, bến bãi chứa hàng. Mục đích của chúng là gạt những nhà tư sản trung thương và tư sản không có thế lực ra khỏi phạm vi nhập cảng. Chẳng những về nhập cảng, bọn tư sản mại bản cũng nắm được độc quyền nào đó về xuất cảng. chúng đã quy định thu mua nông phẩm với giá rẻ mạt để xuất cảng kiếm lời. Như vậy, cùng với việc độc quyền cả trong xuất và nhập khẩu, thêm vào đó chính quyền thực dân còn cho phép bọn tư sản mại bản được tự do định giá hàng hoá trên thị trường. Thế lực kinh tế của bọn tư sản mại bản thân Mỹ ngày càng đi lên như “diều gặp gió”. Ngoài bọn tư sản mại bản kinh doanh xuất nhập cảng, còn có những thầu khoán lớn rất phát tài trong việc xây dựng các căn cứ hải, lục, không quân cho đế quốc Mỹ như xây trường bay, đường chiến lược, khu trù mật... Bọn này kinh doanh cùng với một số công ty Mỹ và được chính quyền miền Nam giúp đỡ bóc lột nhân công giá rẻ bằng cách bắt phu đi xây dựng. Cùng với đó, ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã cử hàng loạt chuyên gia kỹ thuật đến thăm dò tài nguyên thiên nhiên và tình hình thị trường, đặt cơ sở cho bọn tư bản Mỹ đầu tư. Nói đến khuynh hướng phát triển của bọn tư sản mại bản, một điểm đáng chú ý là ngày nay, đế quốc Mỹ cũng như nhiều đế quốc khác kinh doanh ở miền Nam đã chủ trương phát triển lực lượng tư sản mại bản dưới hình thức những công ty kinh doanh hỗn hợp. Nhằm một mặt, bọn chúng ngày càng tăng cường đầu tư vào miền Nam và buộc chính quyền miền Nam mời chúng vào đầu tư, nhưng một mặt khác để lừa bịp rằng miền Nam có “độc lập”, để hoà hoãn bớt mâu thuẫn giữa tư sản miền Nam và tư sản ngoại quốc, đồng thời để tạo chỗ dựa cho chúng, cho nên chúng đã có chủ trương ấy. Tuy thức chất của những công ty hỗn hợp ấy phần lớn vốn là của tư bản ngoại quốc, quyền quản lý nằm gọn trong tay bọn tư bản ngoại quốc, nhưng về danh nghĩa được quy định lừa bịp trên giấy tờ rằng vốn của tư sản Việt Nam phải chiếm được 51% và người chủ tịch, quản lý, hơn nửa nhân viên ban quản trị thuộc về người Việt Nam. Dù bộ mặt thật của những công ty hỗn hợp có thế nào chăng nữa, với chủ trương lập các công ty hợp doanh của bọn đế quốc sẽ dẫn đến kết quả tất nhiên là lực lượng tư sản mại bản ngày càng tăng lên. Đã có một số công ty hỗn hợp Mỹ- Việt ra đời. Trong số 40 công ty Mỹ mới thành lập từ năm 1955 có nhiều công ty Mỹ- Việt. Và trong kế hoạch xây dựng hay dự án xây dựng mà chính quyền miền Nam đề ra còn có nhiều công ty khác nữa. Trong số những công ty hỗn hợp, ngoài bọn tư sản mại bản tư nhân bỏ vốn, bọn Diệm còn nấp dưới hình thức vốn của Nhà nước nhưng dùng tiền Mỹ viện trợ đầu tư vào công nghiệp. Tính đến đầu năm 1960, tổng số tiền chính quyền Diệm đầu tư vào sản xuất công nghiệp lên tới 1800 triệu đồng miền Nam, trong đó phần của viện trợ Mỹ chiếm trên một nửa. Nhưng những xí nghiệp của Nhà nước lại sẵn sàng bán lại cho tư bản ngoại quốc. Rút cục đó chỉ là hình thức trá hình của tư bản ngoại quốc đầu tư. Tóm lại, đứng riêng về mặt kinh doanh mà nói, giai cấp tư sản mại bản miền Nam nhờ dựa vào các đế quốc, nhất là Mỹ nên đã phát triển hơn trước. Phát tài nhất là bọn tư sản mại bản thân Mỹ. Cần nói ngay rằng, giai cấp tư sản mại bản không có thế lực kinh tế riêng mà dựa vào thế lực kinh tế của Mỹ. Nói cách khác, chúng làm giàu không phải bằng quá trình tích luỹ giá trị thặng dư mà là nhờ vào chính sách viện trợ thương mại hoá và chính sách kinh tế phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ. Trên cơ sở được Mỹ trao cho toàn quyền cấp phát viện trợ, chúng đã dựa vào bộ máy nhà nước để lũng đoạn các ngành xuất nhập cảng bằng cách nắm nguồn hàng nhập, tiến hành các vụ đầu cơ quy mô, bán giấy phép nhập và xuất cảng, thâu tóm độc quyền thu mua các mặt hàng xuất khẩu, thâu tóm độc quyền chuyên chở trong nước... Hàng hoá viện trợ đưa vào càng nhiều, chiến tranh càng mở rộng thì tư sản mại bản miền Nam càng phát triển: một mặt chúng làm giàu trong chiến tranh, sống nhờ đô la Mỹ; mặt khác chúng xây dựng thế lực và tài sản bằng cách cướp giật, gây tội ác với nhân dân. Cho nên, về cơ bản, sự tồn tại và phát triển của giai cấp tư sản mại bản miền Nam gắn chặt với sự tồn tại của chế độ thực dân mới và tính chất lũng đoạn về kinh tế, chính chất phản động về chính trị của chúng ngày càng bộc lộ rõ nét. Bọn chúng xuất thân từ những nhà kinh doanh dưới thời Pháp thuộc, là địa chủ tư sản hoá hoặc từ tầng lớp sĩ quan, công chức cao cấp của chế độ thực dân. Số rất lớn bọn tư sản mại bản miền Nam là người Hoa. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản mại bản là một quá trình mâu thuẫn, chèn ép, “cá lớn nuốt cá bé”. Trong đó, bọn cầm quyền, bọn móc ngoặc với lũ đầu xỏ nguỵ quyền, nguỵ quyền, được Mỹ- Nguỵ dung dưỡng cho làm cai thầu phục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ thì càng có nhiều điều kiện để lũng đoạn mọi ngành kinh tế, làm giàu với tốc độ phi mã. Có thể nói, bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, kết hợp với nâng đỡ, dìu dắt,ban phát cho chúng những đặc quyền, đặc lợi, giành cho chúng những chế độ “ưu đãi” trong kinh doanh xuất nhập ,khẩu, trong việc làm cai thầu chiến tranh; chủ nghĩa thực dân của Mỹ đã tạo ra được một tầng lớp tư sản mại bản tay sai Mỹ có thế lực về chính trị, có nhiều quyền lực về kinh tế, nắm giữ hầu hết các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối quan trong, kiểm soát hầu hết toàn bộ hệ thống vận chuyển hàng hoá trừ những trung tâm sản xuất đến những nơi hẻo lánh xa xôi nhất; và lũng đoạn giá cả... 2.2.2.3. Đặc điểm 3: Giai cấp tư sản mại bản liên hệ khăng khít với giai cấp địa chủ phong kiến; đặc biệt hai bộ phận tư sản mại bản thân Mỹ và đại địa chủ phong kiến phản động thân Mỹ chỉ là một. Trong điều kiện thuộc địa miền Nam còn tồn tại di tích phong kiến thì đế quốc Mỹ cũng như đế quốc Pháp trước kia đều duy trì một cách nhân tạo quan hệ bóc lột phong kiến đó. Bởi vì, duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đát phong kiến là bần cùng hoá nông thôn, phục vụ cho chính sách bắt phu, thuê mướn công rẻ mạt, xây dựng căn cứ quân sự Mỹ, củng cố thế lực giai cấp địa chủ nắm chính quyền ở nông thôn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Viẹt Nam, kìm hãm sự phát triển của nền công, thương nghiệp dân tộc. Chính sách cải cách điền địa của Mỹ- Diệm cho phép địa chủ cướp đoạt lại ruộng đất của nông dân đã được chia trong thời kỳ kháng chiến, cho binh lính đàn áp nông dân và thu tô cho địa chủ đã biểu hiện rõ rệt nhất rằng: đế quốc Mỹ quan tâm đặc biệt đến việc củng cố thế lực giai cấp địa chủ. Trên cơ sở đều là chỗ dựa của đế quốc Mỹ, hai giai cấp mại bản và địa chủ đều gắn bó với nhau. Và cũng như dưới thời Pháp thuộc, mối liên hệ mại bản- địa chủ còn thể hiện ở chỗ có một bộ phận mại bản và địa chủ đều kinh doanh theo lối mại bản, đều có ruộng đất phát canh thu tô. Nhưng trong tình hình miền Nam hiện nay, giữa giai cấp tư sản mại bản và địa chủ, đặc biệt là bộ phận tư sản mại bản thân Mỹ và đại địa chủ phản động thân Mỹ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Mối dây liên hệ ấy cũng do đặc điểm quan liêu hoá của giai cấp tư sản mại bản tạo ra. Hai bộ phận tư sản mại bản và đại địa chủ thân Mỹ nắm chính quyền cũng như quyền lợi, cùng chung vận mệnh, cùng chung mục đích chống lại cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Một nhân tố tăng cường sự cấu kết giữa tư sản mại bản, đại địa chủ miền Nam là chính sách ruộng đất của đế quốc Mỹ, tạo nên xu hướng mại bản hoá trong một số địa chủ. Trước kia, trong thời Pháp thuộc, đế quốc thực dân tạo nên chế độ ruộng đất tập ở Nam Bộ nhằm mục đích thu mua nông phẩm với giá rẻ. Riêng tầng lớp đại địa chủ chiếm hữu tới 34% diện tích cấy lúa, và mỗi năm Pháp xuất cảng ngót 2 triệu tấn gạo. Nhưng trong kháng chiến, Nhà nước dân chủ nhân dân đã tước đoạt rất nhiều ruộng đất của đại địa chủ và đem công điền thổ chia cho nông dân. giai cấp địa chủ, nhất là bọn đại địa chủ, đã bị cách mạng đánh cho suy yếu nhiều. Khi đế quốc Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa, một mặt nó khôi phục lại thế lực giai cấp địa chủ bằng cách cho địa chủ cướp lại ruộng đất mà nông dân đã giành được, nhưng mặt khác vì sự khủng hoảng của nền kinh tế nông nghiệp Mỹ, nó cần tiêu thụ tất cả nông phẩm thừa ế ở thị trường thuộc địa, đồng thời phong trào đấu tranh giữ ruộng đất của nông dân miền Nam lên rất cao, nên đế quốc Mỹ chủ trương không tạo nên chế độ ruộng đất quá tập trung như đế quốc Pháp đã làm trước kia, mà cho địa chủ cướp lại dưới hình thức sở hữu tối đa là 100 mẫu tây về diện tích, còn lại bắt nông dân phải trả bằng tiền cho địa chủ. Cách cướp đoạt ấy toàn có lợi cho đế quốc Mỹ, cho đại địa chủ và một kết quả là thúc đẩy cho đại địa chủ, khi đã cướp đoạt nhiều tiền của nông dân sẽ chuyền hướng sang kinh doanh cho đế quốc Mỹ. Đó chính mục đích của chính sách cải cách điền địa mà Mỹ- Diệm đã đặt ra ngay từ khi cầm quyền ở miền Nam Việt Nam. Qua những phân tích ở trên, có thể đI đến kết luận: từ sự thống trị của thực dân Pháp chuyển sang ách thống trị của đế quốc Mỹ, giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam hiện nay đã từ một số lượng nhỏ bé phát triển với một số lượng lớn hơn, đã từ chỗ không tham gia nắm chính quyền trở thành quan liêu hoá, dã từ chỗ có quan hệ với giai cấp địa chủ mà liên quan khăng khít hơn nữa với giai cấp địa chủ. Những đặc điểm của giai cấp tư sản mại bản hiện nay thể hiện một cách tập trung nhất trong tập đoàn thân Mỹ phẩn động Ngô Đinh Diệm: chúng nắm chính quyền, giàu có và bản thân là những đại phong kiến. Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đã tạo điều kiện, khơi sâu bản chất phản động của giai cấp tư sản mại bản và bản chất đó đã kết tinh trong tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm. 2.3.3. Thái độ của giai cấp tư sản mại bản đối với cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nếu như trong thời kỳ Pháp thuộc, do đặc điểm cai trị của thực dân mà giai cấp tư sản mại bản chưa thực sự bộc lộ rõ bộ mặt phản động, hại dân, hại nước của mình thì đến thời kỳ này, mọi dã tâm về chính trị cũng như những thủ đoạn về quân sự và toan tính về kinh tế của bọn chúng đã thực sự có cơ hội thể hiện. Tư sản mại bản miền Nam chính thức trở thành kẻ thù của cách mạng,là kẻ có nợ máu với toàn thể nhân dân ta và là đối tượng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như lời Bác Hồ đã nói trong lời chúc Tết năm 1968: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Vậy tại sao lại có tình trạng như vậy? Trước hết như ta đã biết, chỗ dựa giai cấp của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam chính là bọn tư sản mại bản thân Mỹ và bọn đại địa ở miền Nam Việt Nam, trong đó bọn tư sản mại bản chính là bộ phận trực tiếp nắm chính quyền tay sai của Mỹ. Số phận của chúng gắn liền với sự thống trị của chủ Mỹ, bởi nếu Mỹ bị lật đổ ở miền Nam thì không những địa vị chính trị của chúng bị mất mà những quyền lợi về chính trị cũng không còn, thậm chí chúng còn bị tiêu diệt nữa. Mối dây liên hệ hữu cơ đó đã khiến chúng hết sức tận tụy trong việc củng cố địa vị thống trị của Mỹ thông qua hàng loạt những chiến lược quân sự phản động, hiếu chiến nhất hòng “bình định” hoàn toàn miền Nam Việt Nam, tiêu diệt Việt cộng và hướng ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tình thế trên chiến trường đã buộc chúng nếu muốn tồn tại phải trán áp những kẻ khác, lấy bạo lực đàn áp nhân dân trước khi họ nổi dậy đấu tranh tiêu diệt bọn chúng. Muốn sống, chúng phải đi giết kẻ khác- những kẻ mà có thể sẽ giết chúng ssau này. giết người để bảo vệ mình, đó hẳn là một lý thuyết rất phổ biến trong nội bộ bọn xâm lược, đặc biệt với những điều kiện khó lường ở miền Nam Việt Nam. Nhưng một hệ quả tất yếu của hiện tượng đó mà chúng chưa thể lường trước được, đó là nếu như chúng càng tàn bạo, càng ác liệt bao nhiêu thì lòng căm thù và quyết tâm báo thù của nhân dân miền Nam nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung càng lên cao bấy nhiêu. Những chiến thắng trong các cuộc hành quân chớp nhoáng có thể làm cho bọn chúng tự mãn nhưng nó lại càng khoét sâu thêm mối mâu thuẫn không thể nào giải quyết được giữa bọn thống trị Mỹ – Ngụy với nhân dân miền Nam mà đỉnh cao của nó là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa toàn thể nhân dân ta với bọn Mỹ cướp nước và bọn Nguỵ quân, Ngụy quyền phản động, đang tâm bán rẻ nước ta cho giặc để mưu lợi cho cá nhân giai cấp mình. Như vậy, chính đặc quyền đặc lợi về kinh tế- chính trị đã khiến bọn tư sản mại bản thành thị và bọn đại địa chủ ở miền Nam Việt Nam đã tự nguyện gắn bó chặt chẽ với bọn thực dân xâm lược. Vì vậy, không thể nào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta chỉ nhằm “đánh cho Mỹ cút” mà còn phải “đánh cho Ngụy nhào”- tức phải triệt tiêu tận gốc cơ sở giai cấp , cơ sở xã hội, kinh tế, chính trị cho sự thống trị của ngoại bang. chỉ khi nào hai nhiệm vụ này hoàn thành thì đến lúc đó mới có thể khẳng định: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam mới triệt để hoàn thành. Thứ hai, cần phải thấy rằng, do lũng đoạn về chính ttrị mà giai cấp tư sản mại bản và đại điền chủ miền Nam đã dựa vào đó để bóc lột thậm tệ nhân dân ta. Không chỉ ngân dân lao động, bần cố nông mới là đối tượng áp bức của chúng mà tất cả các giai tầng khác nếu không chịu theo làm tay sai cho Mỹ hay không có quyền lợi về kinh tế thống nhất với bọn mại bản cầm quyền thì đều nằm trong mục tiêu bình định của chúng. Thấy rõ nhất là sự bóc lột của bọn đại địa chủ ở nông thôn có sự hậu thuẫn của chính quyền Nguỵ Sài Gòn trong việc bóc lột nông dân. Ngay sau khi lên cầm quyền, Diệm đã đề ra cuộc “cải cách điền địa” mà theo chúng là để hạn chế sở hữu lớn ruộng đất của đại điền chủ, đồng thời để chia ruộng đất cho dân cày nghèo. Mục đích của cuộc cải cách này là Diệm muốn gây một niềm tin với nông dân Nam Bộ đối với chính phủ của chúng, để cho mọi người hiểu nhầm rằng, chính quyền của chúng cũng tốt đẹp, cũng tiến bộ như chính quyền cách mạng đã từng được lập nên ở vùng này. chính quyền đó cũng lấy việc chăm lo cho đời sống của nhân dân lao động nghèo klàm chién lược hành động hàng đầu của chúng hòng mỵ dân, lôi kéo nhân dân tin và theo chúng. Nhưng những hành động của chúng hay nói cách khác thực chất của cuộc cải cách này đã vạch rõ bộ mạt phản động đê tiện của chúng. Tuy có việc là chúng hạn chế quyền sở hữu lớn về ruộng đất của đại điền chủ nhưng phần lớn số ruộng đất còn dư ra của bọn địa chủ chúng cho phép nông dân được cày cấy nhưng vẫn phải nộp tô thuế nặng nề cho địa chủ, có khi còn nặng nề hơn trước rất nhiều lần. Điều này đã đẩy nông dân vào tình trạng bần cùng hoá ngày càng nặng nề và càng làm cho tình trạng nông thôn bất ổn do sự phản kháng của nông dân với địa chủ trong những đợt thu tô, thuế làm cho sự thống trị của Mỹ- Ngụy ở vùng này càng thêm khó khăn. Không chỉ riêng nông dân là đối tượng bị bóc lột chính của liên minh thống trị tư sản mại bản- đại địa chủ, mà ngay cả những người thuộc giai cấp tư sản và tư sản mại bản không cùng phe cánh với bọn chúng cũng bị kìm hãm và từng bước bị đẩy đến tình trạng phá sản. Do lũng đoạn về chính trị và bản thân bọn cầm quyền cũng là những chủ tư bản lớn nên bọn chúng đã tìm mọi cách bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình bằng cách ra những đạo luật nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình. Cụ thể như những quy định về nhà kho, bến bãi và tiền đặt cọc đối với nhà tư bản muốn có quyền nhập cảng và thuế đánh vào những mặt hàng xuất cảng. Điều này đương nhiên gây nên tình trạng bất bình đẳng trong nội bộ giai cấp tư sản mại bản nói chung và sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa những kẻ thân Mỹ và những người không thân Mỹ nói riêng. Và hậu quả mà nó gây ra ttrong một chừng mực nhất định là một sự phân hoá khá sâu sắc. Giai cấp tư sản mại bản không còn thống nhất thành một khối nữa bởi đã có sự khác nhau ngày càng nhiều về lợi ích chính trị. Bên cạnh giai cấp nông dân và những nhà tư sản dân tộc hoặc một số tư sản mại bản là đối tượng bóc lột chủ yếu của bọn tư sản mại bản cầm quyền và bọn đại điền chủ thân Mỹ thì tất cả mọi giai tầng khác trong xã hội như công nhân, trí thức- tiểu tư sản... cũng bị bóc lột ở một mức độ nhất định. điều này đã làm cho mâu thuẫn giai cấp không những ngày càng gay gắt mà mâu thuẫn dân tộc cũng trở nên trầm trọng, báo hiệu một cuộc cách mạng long trời lở đất sẽ xảy ra trong nay mai. Bởi khi mà mọi tầng lớp nhân dân đã không thể chịu bị áp bức, bóc lột như trước nữa, và khi mà giai cấp thống trị đã không thể duy trì sự thống trị của mình như trước được nữa thì cách mạng nổ ra là tất yếu. Mà thực tiễn ở miền Nam đang châm ngòi cho một cuộc cách mạng đang dần đến chín muồi. Có thể còn có nhiều nguyên nhân nữa khiến cho giai cấp tư sản mại bản miền Nam Việt Nam trở thành kẻ thù không đội trời chung của toàn thể nhân dân ta, là một trong hai nhiệm vụ chiến lược, hai đối tượng chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà trong bài viết này chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát hết. Nhưng có lẽ, nguyên nhân của mọi nguyên nhân đó là do sự thống nhất về quyền lợi giữa bọn tư sản mại bản tay sai với ông chủ Mỹ cả về quân sự, kinh tế, chính trị... vô hình chung đã biến chúng trở thành những tay bán nước trắng trợn. Nhưng món lợi duy nhất mà chúng thu được từ chuyến buôn này chỉ là sự căm ghét cao độ của toàn thể mọi tầng lớp nhân dân, mà cao hơn hết đó là sự thất bại tất yếu đã được báo trước và sẽ xảy đến trong nay mai. Và đó cũng là sự cáo chung của giai cấp tư sản mại bản trước lịch sử dân tộc. Tự mình đưa mình vào chỗ diệt vong, âu đó cũng là một bài học đắt giá cho những kẻ bán nước hại dân mà không chỉ đến lức này mới có. Nhưng phải chăng chỉ vì mờ mắt trước những món lợi trước mắt mà quên đi hoạ diệt thân thì thất bại cũng là tất yếu mà thôi. Dựa trên những kiến giải trên cho ta thấy chính vì chính sách dung dưỡng, gây chia rẽ dân tộc bằng việc dựng lên chính quyền tay sai đã khiến cho một bộ phận nhân dân đã quay lưng lại với lợi ích của toàn thể dân tộc, trở thành kẻ thù của toàn thể nhân dân. Mà ở Việt Nam đó chính là giai cấp tư sản mại bản cầm quyền thân Mỹ. Do đó, đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nhân dân miền Nam, chúng tỏ một thái độ thù địch và quyết tâm tìm cách tiêu diệt mọi mầm mống phản kháng trong nhân dân. nhưng cùng với sự thất bại của chủ Mỹ, chỗ dựa cho sự tồn tại của chúng đã không còn, tư sản mại bản Việt Nam cũng đi dần tới diệt vong. đó là cái giá phải trả của kẻ phản bội lại dân tộc, phản bội lại tổ quốc. 2.4. Nhận xét về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tư sản với tư cách là một giai cấp tiến bộ đã xuất hiện trên vũ đài chính trị Việt Nam. Nhưng ngay từ khi ra đời, giai cấp này đã có sự phân hoá thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Và cũng ngay từ đầu, hai bộ phận này đã tồn tại, phát triển độc lập và trở thành hai giai cấp riêng biệt với quyền lợi, ý thức hệ giai cấp và quan điểm khác nhau. Cũng do những điều kiện lịch sử hết sức cơ bản mà giai cấp tư sản dân tộc và giai căp tư sản mại bản cùng xuất hiện trong cùng một thời điểm và có vai trò lịch sử rất khác nhau. Nếu như giai cấp tư sản dân tộc chỉ là những lực lượng nhỏ yếu về kinh tế và đớn hèn về chính trị, thì giai cấp tư sản mại bản đã từng có thời kỳ dài trong 21 năm nắm quyền thống trị, trở thành một giai cấp cầm quyền- điều mà không phải bất cứ giai cấp xã hội nào cũng có thể làm được. Như vậy, từ một giai cấp còn hết sức non trẻ nhưng đã từng bước khẳng định mình và dần bước lên vũ đài chính trị bởi sự thức thời, năng động của bản thân giai cấp đó nhưng rồi cuối cùng lại bị cách mạng lật đổ. Đó là những bước thăng trầm, là những thành quả, đồng thời cũng là những hạn chế căn bản của giai cấp này. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, giai cấp tư sản mại bản Việt Nam cũng đã từng có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc ta thời cận- hiện đại. Trong bài viết này, trọng tâm mà chúng tôi muốn đề cập đến là sự biến đổi trong cơ cấu của giai cấp tư sản mại bản Việt Nam dưới thời Mỹ - Ngụy trong sự so sánh với giai cấp này trong thời Pháp thuộc. Tuy đây là hai thời kỳ lịch sử khác nhau với hai kiểu thức cai trị cũng như hai vị “mẫu quốc” có trình độ phát triển rất khác nhau, nhưng đối với giai cấp tư sản mại bản thì đây là một quá trình thống nhất từ khi ra đời đến lúc trưởng thành và đạt đến đỉnh cao rồi vào con đường suy vong. Thực chất hai thời kỳ đó rất thống nhất nhau trong sự nhìn nhận về vai trò lịch sử của một giai cấp mà ở đây là giai cấp tư sản mại bản Việt Nam. Và trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình, tư sản mại bản Việt Nam đã có sự phân hoá hết sức đặc biệt, cũng đặc biệt như số phận của nó vậy. Dưới thời Pháp thuộc, một đặc điểm khái quát và dễ nhận thấy nhất của giai cấp tư sản mại bản chính là ở tính thống nhất thì đến thời Mỹ- Ngụy nó đã có sự phân hoá khá sâu sắc, đã từng bướ gây ra sự rạn nứt trong khối thống nhất này. mà nguyên nhân của sự thống nhất cũng như rạn nứt này không gì khác ngoài quyền lợi về kinh tế. Trong thời thuộc Pháp, Việt Nam là một thuộc địa kiểu cũ, tức chỉ là một thuộc địa khai thác, là nơi thoả mãn lòng tham vô đáy của bọn tư bản chính quốc. Với phương châm “mua tận gốc, bán tận ngọn” hòng thu lợi nhuận cao nhất, nên tư bản Pháp không dễ gì chia sẻ lợi ích của mình cho những giai cấp xã hội khác ở thuộc địa, kể cả bọn mại bản tay sai. Hơn nữa để tạn dụng nguồn nhân lực sẵn có và để khuyến khích nền sản xuất công thương nghiệp trong nước mà thực dân Pháp bên cạnh việc thống trị về kinh tế còn lũng đoạn cả về chính trị. Tức chúng đưa vào bộ máy cai trị thuộc địa toàn bộ là những tên thực dân đầu xỏ ở chính quốc. Điều này thật là “nhất cử lưỡng tiện” bởi một mặt vừa tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề việc làm đang hết sức nhức nhối trong xã hội Pháp cho đội ngũ trí thức tiểu tư sản đông đảo, mặt khác nó tạo nên một nề tảng chính trị vững chắc, làm chỗ dựa cho sự thống trị cũng như bốc lột của chúng. Vì vậy, tất cả các giai cấp ở thuộc địa, trong đó có cả giai cấp tư sản mại bản tuy đã một phần dựa hơi thực dân- đế quốc nhưng vẫn không được trọng dụng, chưa được bọn chúng chia sẻ quyền lợi về chính trị. Hay nói cách khác khái quát hơn, giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời Pháp thuộc là một giai cấp chưa quan liêu hoá. Chính từ đặc điểm đó mà không hề có sự phân hoá quá sâu sắc giữa những người thân Pháp và những kẻ không thân Pháp, tức là giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thời kỳ này vẫn tương đối thống nhất với nhau về mặt lợi ích. Hơn nữa một đặc điểm của tư sản mại bản thời kỳ này là tuy diênj phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng lại có những hoạt động kinh tế tương đối giống nhau như làm thầu khoán nhỏ cho các công trình của thực dân hay làm đại lý cho tư bản ngoại quốc nên nhìn chung thế lực kinh tế của lực lượng này khá nhỏ yếu. Thêm vào đó lại rất hạn chế về mặt chính trị nên chưa thực sự thể hiện rõ bộ mặt bán dân hại nước như ở các thời kỳ sau. Nói một cách khác là bản chất giai cấp chưa xuất lộ, bởi đây là thời kỳ giai cấp tư sản mại bản đang từng bước hình thành và hoàn thiện mình với tư cách một giai cấp nên điều đó là dễ hiểu. Nhưng đến thời Mỹ- Ngụy, bộ mặt phản động, hiếu chiến, bán dân hại nước của chúng ngày càng bộc lộ rõ và trở nên hết sức gay gắt. từ chỗ chỉ là một bọn dựa hơi Pháp để phát triển, chịu sự kìm kẹp, coi khinh của bọn tư sản ngoại quốc, thì nay chúng dần vươn lên trở thành giai cấp cầm quyền, gắn bó với bọn đế quốc xâm lược để vừa pháp triển thế lực về kinh tế, vừa mở rộng tiềm lực chính trị của giai cấp mình. Như vậy thì tuy ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bản chất mại bản của chúng vẫn luôn được thể hiện, nó chỉ khác ở hình thức thể hiện mà thôi. Cùng với quá trình quan liêu hoá, giai cấp tư sản mại bản đã trở thành kẻ thù trực tiếp của toàn thể nhân dân ta. Và cũng trong qua trình phát triển đó, giai cấp này ngày càng bị phân hoá sâu sắc thành hai bộ phận mà quyền lợi giữa chúng không thể nào dung hoà được. Phải chăng đó là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của giai cấp này trước những thay đổi mạnh mẽ của lịch sử dân tộc thời kỳ đấu tranh giải phóng nước nhà. Dưới thời Mỹ- Ngụy, tư sản mại bản Việt Nam co cụm lại ở khu vực phía nam do miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng và đang đi những bước đầu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy tập trung ở một địa bàn hẹp hơn, nhưng chỉ một bộ phận tư sản mại bản thân Mỹ mới có những đăch quyền đặc lợi để phát triển, còn lại một bộ phận lớn bị chèn ép, khống chế và kìm hãm trong kinh doanh cũng như trong việc tham gia vào các công việc của chính quyền tay sai. Như vậy, từ một khối khá thống nhất, tư sản mại bản Việt Nam đến lúc này trong cơ cấu của mình đã hình thành hai bộ phận có những lợi ích về kinh tế cũng như chính trị rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Tất yếu của tình trạng này là bộ phận mại bản thân Mỹ đã tìm mọi cách kìm toả mọi quyền lợi của bộ phận không thân Mỹ để nắm đặc quyền đặc lợi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá như vậy trong cơ cấu giai cấp tư sản mại bản miền Nam? Để tìm đến căn nguyên gây ra sự phân hoá này, trước hết ta cần phải tìm hiểu về chính sách thực dân mới mà Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Với việc thực hiện mưu đồ thống trị của mình, chúng đã chọn ra một đội ngũ tay sai ưu tú nhất ở thuộc địa, là những tên có đủ đức tính như: có mối quan hệ lâu dài với bọn thực dân xâm lược, hám lợi, có đủ tàn bạo để trấn áp mọi sự phản kháng của nhân dân và đặc biệt là phải tuyệt đối trung thành với chủ Mỹ, phải đối lập kiên quyết với toàn dân tộc. đế quốc Mỹ tìm thấy ở một bộ phận giai cấp tư sản mại bản. Vậy tại sao Mỹ lại lựa chọn tư sản mại bản để hiện thực hoá mưu đồ xâm lược của mình? Trước hết ta phải xét đến bản chất giai cấp của tư sản mại bản. Đó là một giai cấp mà ngay từ khi ra đời đã có khuynh hướng thân thực dân, làm tay sai cho thực dân đế quốc thống trị. Chính vì vậy mà nó phân biệt với giai cấp tư sản dân tộc - là giai cấp ít nhiều có khuynh hướng dân tộc, tuy vẫn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu nhưng vẫn có ý thức bảo vệ quyền lợi dân tộc và thống nhất ở mức độ nhất định với quần chúng nhân dân ttrong cuộc đấu ttranh chống bọn thực dân xâm lược. Còn giai cấp địa chủ phong kiến, tuy vẫn còn đôi chút thế lực ở nông thôn nhưng về cơ bản chúng đại diện cho một phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời. Vì vậy, không thể là sự lựa chọn của đế quốc trong việc xây dựng chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Và điều đó cũng càng khẳng định tư sản mại bản là sự lựa chọn duy nhất của Mỹ trong việc đại diện cho việc đại diện cho quyền lợi của chúng ở thuộc địa. Thế là ngay từ đầu, bằng chính sách thực dân mới của mình, Mỹ đã góp phần làm phân hoá giai cấp tư sản mại bản Việt Nam thành hai bộ phận. Một số tư sản mại bản lớp trên vốn đã có quan hệ từ trước với thực dân nay được chủ Mỹ trọng dụng, trở thành bộ phận nắm chính quyền với chính phủ riêng, quân đội riêng và thể chế chính trị riêng. Trên danh nghĩa đây là chính quyền của người Việt nhưng thực chất nó phụ thuộc rất nhiều vào chủ Mỹ, nó chỉ là công cụ để đế quốc Mỹ che đậy bộ mặt xâm lược của mình. Nếu như chỉ nhìn bề ngoài sẽ rất dễ dẫn tới lầm tưởng miền Nam vẫn có độc lập bởi chính quyền vẫn nằm trong tay người Việt. Nhưng thực chất chính quyền này hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về quân sự, kinh tế, chính trị thông qua những chương trình “viện trợ” hào phóng của chủ Mỹ. Một chính quyền lệ thuộc vào đế quốc ngoại bang thì thử hỏi làm sao có được độc lập thực sự? đó cũng là những nét căn bản nhất của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ áp dụng thử nghiệm đầu tiên ở miền Nam nước ta. Do vậy mà bộ phận mại bản nắm quyền có quyền lợi gắn liền với chủ Mỹ, được Mỹ dung dưỡng và khuyến khích phát triển thế lực thông qua hàng loạt các ưu đãi về kinh tế như: cho phép nắm độc quyền xuất nhập cảng, về tín dụng, ngân hàng cũng như nắm một số ngành công thương nghiệp chủ chốt. Nhờ vậy mà thế lực của bọn này ngày càng lớn cả về kinh tế lẫn chính trị. Và cùng với sự lớn mạnh đó, mâu thuẫn giữa chúng với toàn thể dân tộc ta đã trở nên hết sức gay gắt. từ mâu thuẫn giai cấp chuyển sang mâu thuẫn dân tộc, đó là đặc điểm rất căn bản trong mối quan hệ giữa bộ phận mại bản này với toàn dân ta. Còn bộ phận mại bản không thân Mỹ, không có quyền lợi gắn liền với thực dân thì lại khác hẳn. Họ bị bọn mại bản quan liêu hoá, dại địa chủ thân Mỹ và bọn tư sản Hoa kiều chèn ép về kinh tế, không được chia sẻ quyền lợi về chính trị do vậy thế lực của chúng hết sức nhỏ bé. Tuy nhiên chúng vẫn không thể trở thành giai cấp tư sản dân tộc được bởi khi được nhả cho một số quyền lợi về kinh tế, bọn chúng lại sẵn sàng cung phụng đế quốc và bọn tư sản cầm quyền, sẵn sàng quay lưng lại với lợi ích của toàn dân tộc. Tức là tính chất mại bản vẫn luôn thường trực trong ý thức của họ. Vì vậy mà tuy bị kìm hãm, bị hạn chế nhưng nó vẫn là một bộ phận căn bản của tư sản mại bản nước ta. Bên cạnh đó ngay trong nội bộ bọn mại bản thân Mỹ vẫn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn lớn, là nguyên nhân của mọi cuộc đảo chính xảy ra liên tiếp trong thời gian tồn tại của chính quyền Ngụy Sài Gòn. Đó không gì khác ngoài mưu đồ của chủ Mỹ muốn duy trì những lực lượng đối lập để hạn chế quyền lực của bọn trực tiếp cầm quyền. Thêm vào đó là mâu thuân thường trực giữa bọn mại bản thân Mỹ nắm quyền và bọn mại bản thân Pháp vẫn còn hoạt động ở miền Nam. Sâu xa hơn đó chính là sự xung đột về quyền lợi giữa bọn tư bản Pháp bại trận với bọn đế quốc Mỹ tháng trận. Đó là mâu thuẫn không trể giải quyết được và là nguyên nhân của tình trạng bất ổn thường xuyên ở miền Nam Việt Nam như chỉ trong khoảng thời gian 18 tháng sau cuộc đảo chính lật đổ Diệm, đã có hơn 10 chính phủ được lập nên là khởi đầu cho khủng hoảng không thể cứu vãn nổi của chính quyền Ngụy cho đến lúc nó bị cách mạng xoá sổ hoàn toàn. Từ những phân tích trên, ta thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào tímh thống nhất của tư sản mại bản vẫn luôn được duy trì ở một mức độ nhất định và được thể hiện mỗi khác trong mỗi thời điểm lịch sử. Tuy nhiên, trong sự thống nhât đó cũng có đôi chỗ phân hoá do có sự khác nhau về quyền lợi. Và trong toàn bộ quá trình phát triển của mình, cơ cấu giai cấp tư sản mại bản cũng có sự khác nhau rõ rệt do mục đích thống trị của đế quốc thực dân. sự phân hoá này có thể gọi là sự phân hoá trong thống nhất, phân hoá để mà tồn tại và phát triển. Nhưng đồng thời đó cũng là căn nguyên của thất bại. Một điểm đáng lưu ý nữa trong cơ cấu giai cấp của tư sản mại bản chính là sự nhập nhằng, không phân định cụ thể giữa các thành phần. Bởi có những lúc họ là những nhà tư sản, nhưng có lúc họ lại là những tên đại điền chủ bóc lột nông dân bằng hình thức phát canh thu tô và ngược lại. Nói cụ thể hơn, đó là mối quan hệ qua lại, không phân biệt rạch ròi giữa tư sản mại bản và đại địa chủ phong kiến. Đây dường như là một nghịch lý bởi một bên là đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, còn một bên đại diện cho phương thức sản xuất đã lỗi thời thì làm sao lại có thể quan hệ với nhau được? Nhưng thực tiễn xã hội Việt Nam đã chứng minh rằng đã có một thời kỳ dài, cơ cấu xã hội Việt Nam nói chung và cơ cấu giai cấp tư sản mại bản nói riêng đã tồn tại hiện tượng này. Nguyên nhân của nó là do nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với phương thức bóc lột phát canh thu tô của địa chủ là chủ yếu, thu lợi nhuận cao nhất và có từ lâu đời nhất. Do vậy khi các nhà tư bản có một số vốn nhất định trong tay, họ không muốn mạo hiểm với nền kinh tế thị trường đầy biến động với chính sách thuế khoá ngày càng tăng vọt nên đã đem số tiền đó về nông thôn lập đồn điền, trang trại, thực hiện phát canh thu tô đối với tá điền. Khi đó những nhà tư sản đã trở thành những tên đại địa chủ. Còn những nhà đại điền chủ ở nông thôn bằng việc thu bộn tiền sau những đợt thu hoạch mùa vụ đã tiền đầu tư vào những xí nghiệp công nghiệp, đầu tư vào sản xuất để kiếm lãi, hoặc làm đại lý cho đế quốc. Khi đó các nhà đại địa chủ trở thành những ông chủ tư bản thực thụ. Chính sự đan xen đó làm cho cơ cấu giai cấp tư sản mại bản Việt Nam trở nên hết sức đặc biệt và nó càng phát triển hơn dới thời Mỹ- Ngụy khi mà chính sách của Nhà nước ban ra đều nhằm khuyến khích sự bốc lột làm giàu của đại địa chủ cũng như của bọn tư sản mại bản . Có thể nói, nếu như trong thời Pháp thuộc, cơ cấu giai cấp tư sản mại bản có vẻ như cố định với những lợi ích về kinh tế và chính trị tương đối thuần nhất thì tới thời Mỹ – Ngụy, cơ cấu giai cấp đó đã có sự biện động mạnh mẽ dưới tác động của chính sách thực dân mới của Mỹ cùng với những khoản viện trợ béo bở mà chủ Mỹ dành cho bọn tay sai thuộc địa. Nếu như chỉ xét ở khía cạnh chính trị, trong cơ cấu giai cấp tư sản mại bảnn Việt Nam có hai bộ phận: bộ phận mại bản thân Mỹ và một bộ phận không thân Mỹ không hề có quyền lợi về kinh tế và chính trị. Nhưng nếu lấy lợi ích kinh tế để phân định thì trong cơ cấu giai cấp tư sản mại bản có hai khuynh hướng: một bộ phận tư sản có khuynh hướng địa chủ hoá và một bộ phận địa chủ có xu hướng tư sản hoá. Hai khuynh hướng này đan xen vào nhau và chúng tạo nên đặc trưng quan trọng nhất của tư sản mại bản Việt Nam thời kỳ phát triển đỉnh cao cả về kinh tế và chính trị dưới thời Mỹ- Ngụy. Nhưng cho dù xét ở khía cạnh nào thì tư sản mại bản vẫn có tính thống nhất nhất định bởi quyền lợi của chúng gắn liền với lợi ích của bọn thực dân đế quốc xâm lược. Tuy nhiên, nếu như ở thời kỳ Pháp thuộc, đặc điểm này ít được thể hiện thì đến thời kỳ sau dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ, những đặc điểm này có điều kiện bùng phát và trở thành đặc điểm quan trọng nhất của giai cấp tư sản mại bản Việt Nam - chỗ dựa vững chắc cho ách thống trị của bọn đế quốc ngoại bang. III. Kết luận Giai cấp tư sản mại bản Việt Nam từ chỗ chỉ là một thế lực chính trị nhỏ yếu, phụ thuộc nặng nề vào thực dân đã từng bước trưởng thành, vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội, nắm đặc quyền về chính trị và lũng đoạn về kinh tế. Thời Mỹ- Ngụy là thời kỳ khẳng định sự thắng thế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ nhất lúc bấy giờ ở miền Nam. Tuy rằng đó là sự áp đặt từ bên ngoài nhưng nó cũng một phần đưa lịch sử miền Nam đi theo con đường thuận nhất từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Có thể nói ở một mức độ nhất định, miền Nam Việt Nam là đại diện tiêu biểu nhất của quá trình phát triển tuần tự, hợp quy luật của lịch sử, một điểm rất khác so với miền Bắc nước ta. Nhưng cùng với sự thất bại của chủ Mỹ, giai cấp tư sản mại bản miền Nam Việt Nam cũng dần đi đến thoái trào, mất dần địa vị thống trị bị cách mạng tiêu diệt. Đó là kết cục có thể đoán trước đối với bọn thực dân cướp nước và bè lũ tay sai bán nước, là hậu quả của bọn lấy lợi ích cá nhân của giai cấp mình làm mục đích chính để chà đạp lên lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc, muốn duy trì đặc quyền, đặc lợi của mình trên cơ sở bóc lột tàn tệ, đàn áp đẫm máu mọi sự phản kháng chính đáng của toàn dân. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản mại bản đã thể hiện tính chất phản động, mại bản, vọng ngoại của mình và cũng ngay từ đầu nó đã đối lập trực tiếp với toàn thể dân tộc. Vì vậy mà tuy có sự phân hoá nhất định , mặc dù có sự phức tạp, nhập nhằng trong cơ cấu mà giai cấp tư sản mại bản vẫn luôn là một khối thống nhất trong mục đích bóc lột nhân dân và duy trì sự thống trị của thực dân cũng như đảm bảo cho giai cấp mình. Đó là đặc điểm hiếm thấy của giai cấp tư sản mại bản Việt Nam mà không phải ở bất cứ nước nào cũng có. Và cùng với sự dung dưỡng, hậu đãi của chính sách thực dân, càng tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp này phát triển không ngừng và càng ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể, không phụ lòng mong mỏi của ông chủ Mỹ. Nhưng suy cho cùng, sự phồn thịnh đó của tư sản mại bản Việt Nam chỉ là sự vinh hoa giả tạo, một sự áp đặt từ bên ngoài chứ không phải tự thân nó. Hơn nữa cơ sở cho sự tồn tại của nó ngày càng bị đe doạ bởi những thất bại liên tiếp của Mỹ trên chiến trường thông qua hàng loạt chiến lược phiêu lưu quân sự bị phá sản, Mỹ đang ngày càng xa lầy trong chiến tranh Nam Việt mà không thể nào tìm được lối thoát. Đó cũng là dấu hiệu cho sự sụp đổ tất yếu của chính quyền tay sai thân Mỹ. Hồi chuông cảnh báo cho sự bại vong của giai cấp tư sản mại bản đã điểm. Và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã minh chứng cho tính đúng đắn của nhận định trên. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Công Bình, Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 24- 25 năm 1961 2. Quỳnh Cư, Mấy nét về cơ sở giai cấp của Nguỵ quyền Sài Gòn thời kỳ 1954- 1975, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 177/năm 1977, tr 15- 27. 3. Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám, NXB Khoa học- xã hội, HN, 1975. 4. Lê Mậu Hãn cb, Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hn, 2003. 5. Cao Văn Lượng, Vài nét về giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 167 năm 1976, tr 46- 55. 6. Đặng Phong, Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955- 1975, NXB KHXH, HN, 2004. 7. Đoàn Trọng Tuyến, Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Việt Nam, NXB Sự thật, HN, 1960.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCNXH (32).doc
Tài liệu liên quan