Tài liệu Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh động mạch chủ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003
CHỤP CỘÂNG HƯỞNG TỪ
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Nguyễn Tuấn Vũ*, Phan Thanh Hải**, Đặng Vạn Phước
TÓM TẮT
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán kỹ thuật cao và không xâm lấn, cung cấp
các hình ảnh chất lượng cao của tim và các mạch máu quanh tim. Đặc biệt là động mạch chủ theo
các mặt phẳng ngang, mặt phẳng trước sau và mặt phẳng trán. Kỹ thuật chụp Spin-echo kết hợp với
chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) giúp khảo sát tốt chi tiết giải phẫu học để chẩn đoán xác định bệnh
lý động mạch chủ từ các dị tật bẩm sinh đến phình và bóc tách đông mạch chủ... Kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh này dù không đòi hỏi chất tương phản tiêmtĩnh mạch vẫn cung cấp đầy đủ thông tin có giá
trị cho chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
SUMMARY
MRI AND MRA IN DIAGNOSI...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh động mạch chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003
CHỤP CỘÂNG HƯỞNG TỪ
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Nguyễn Tuấn Vũ*, Phan Thanh Hải**, Đặng Vạn Phước
TÓM TẮT
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán kỹ thuật cao và không xâm lấn, cung cấp
các hình ảnh chất lượng cao của tim và các mạch máu quanh tim. Đặc biệt là động mạch chủ theo
các mặt phẳng ngang, mặt phẳng trước sau và mặt phẳng trán. Kỹ thuật chụp Spin-echo kết hợp với
chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) giúp khảo sát tốt chi tiết giải phẫu học để chẩn đoán xác định bệnh
lý động mạch chủ từ các dị tật bẩm sinh đến phình và bóc tách đông mạch chủ... Kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh này dù không đòi hỏi chất tương phản tiêmtĩnh mạch vẫn cung cấp đầy đủ thông tin có giá
trị cho chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
SUMMARY
MRI AND MRA IN DIAGNOSIS OF AORTIC DISEASES
Nguyen Tuan Vu, Phan Thanh Hai, Dang Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement
of No 1 * 2003: 5 - 10
Magnetic Resonance Imaging is a noninvasive and advanced diagnostic method that produces high
quality images in the transverse, sagittal and coronal planes of the the heart and surrounding vessels,
especially the Aorta.The Spin-echo MRI ssociated with MR Angiography provides anatomical detail to
confirm the diagnosis of aortic diseases from congenital abnormalities to aortic aneurysm and
dissection...This imaging technique does not require the use of intravenous contrast material but still gives
valuable informations prior to institution of medical or surgical therapy.
MỞ ĐẦU
Chụp cộng hưởng từ (MRI:Magnetic
Resonance Imaging) được thực hiện lần đầu tiên
vào 1973 bởi Lauterbur trên 2 tube nước (two
tubes of water), sau đó 1976 chụp hình cộng
hưởng từ ngón tay (finger) trên người, 1977
Damadian và cộng sự chụp lồng ngực bằng kỹ
thuật cộng hưởng từ...Sau đó cộng hưởng từ ngày
càng phát triển và hứa hẹn là một phương pháp
chẩn đoán không xâm lấn, nó cung cấp nhiều
thông tin quí báu về giải phẩu, chức năng cũng
như chuyển hoá của cơ quan cần khảo sát, đặc biệt
đối với bệnh lý tim mạch.(7)
Các nguyên lý cơ bản của chụp cộng
hưởng từ
Moment từ trường hạt nhân (nucleus
magnetic moment)
Mỗi hạt nhân nguyên tử đều có các proton
hoặc các neutron có khả năng xoay quanh trục của
chính nó sinh ra các từ trường tối thiểu quanh hạt
nhân. Như vậy mỗi hạt nhân nguyên tử sẽ có một
moment từ trường còn gọi là Spin. Khi một nhân
nguyên tử được đặt trong một từ trường tĩnh B0
thì vectơ moment từ trường của hạt nhân sẽ xoay
quanh hướng của từ trường tĩnh này.
* Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - MEDIC
** Trung tâm Y khoa MEDIC - TP. Hồ Chí Minh
*** Bộ môn Nội Trường Đai hoc Y dươc TP. Hồ Chí Minh
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Hình 1: Moment từ của hạt nhân nguyên tử
Tín hiệu cộng hưởng từ (magnetic
resonance signal)
Khi một từ trường tĩnh B0 được áp lên một hệ
thống Spin thì sẽ có sự sắp xếp các moment từ
trường theo 2 hướng song song với hướng của từ
trường B0:cùng chiều (parallel) và ngược chiều
(antiparallel). Các nhân nguyên tử ngược chiều có
năng lượng cao hơn các nhân cùng chiều. Khi áp
một chuỗi xung X quang cao tần (RF pulse) lên hệ
thống Spin này sẽ làmmột số nhân chuyển đổi từ
mức năng lượng thấp sang mức năng lượng cao
nhờ hấp thu thêmnăng lượng.Sự hấp thu năng
lượng này được ghi nhận như là tín hiệu cộng
hưởng từ.
Hình 2: Cơ chế tạo tín hiệu cộng hưởng từ.
Kỹ thuật chụp Spin Echo
Khi các Spin hạt nhân trong cơ thể người được
đặt dưới một từ trường cố định thì các Spin sẽ dần
đạt đến một từ trường hằng định có tần số đặc
trưng gọi là tần số Larmor W0 tỉ lệ thuận với từ
trường cố định này. Góc xoay của vectơ từ trường
tổng hợp của hệ thống Spin sẽ tùy thuộc vào
cường độ và thời gian của xung RF.
Nếu gọi z là trục của từ trường tĩnh B0, M0 là
vectơ từ trường tổng hợp của hệ thống spin thì M0
sẽ hướng theo chiều củaB0,tín hiệu cộng hưởng từ
khi đó rất yếu.Muốn tín hiệu cộng hưởng từ mạnh
lên thì ta sẽ dùng RF đẩy vectơ M0 đi một góc 90
độ cho M0 nằm trong mặt phẳng của 2 trục x,y
vuông góc với trực z. Kỹ thuật đẩy M0 đi một góc
90 độ như vậy gọi là kỹ thuật chụp Spin Echo. Kỹ
thuật này thường dùng khảo sát cấu trúc giải phẩu
học.
Hình 3:Vectơ tổng hợp các Spin M0 hướng theo
chiều B0
Thời gian thư giãn (Relaxation
Times)
Sau khi các Spin đã nằm trên mặt phẳng x,y
và RF đã tắt đi thì các Spin tiếp tục xoay trong mặt
phẳng này với tần số Larmor, nhưng do sự không
đồng nhất của từ trường tĩnh làm thay đổi tần số
Larmor, tín hiệu mất dần, năng lượng giải phóng
ra được coil (bộ phận tạo ra RF pulse đặt tại vùng
cần chụp) ghi nhận lại. Sự giảm tín hiệu theo thời
gian này được gọi là Free Induction Decay(FID).
Hình 4: Spin Echo và các thời gian T1 và T2
Relaxation.
Thời gian để xảy ra FID trên mặt phẳng x,y gọi
là T2 Relaxation Time (Transverse Relaxation).
Ngay sau khi tắt RF thì các Spin trả lại năng lượng
vào môi trường xung quanh và xoay trở lại hướng
ban đầu cùng hướng với từ trường tĩnh B0, thời
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003
gian xảy ra hiện tượng này gọi là T1 Relaxation
Time (Longitudinal Relaxation Time).
Kỹ thuật chụp lấy hình ở một điểm
cố định cuả chu chuyển tim (cardiac
gating)
Trong trường hợp chụp cộng hưởng từ tim do
tim thay đổi hình dạng và kích thước trong khi đập
có thể gây nhòe hình (artifact) nên người ta gắn
thêm một đường điện tim (ECG) và chỉ thu nhận
dữ liệu ở một điểm cố định ví dụ đỉnh sóng R.
Kỹ thuật chụp mạch cộng hưởng từ
(MRA: Magnetic Resonance Angiography)
Trong trường hợp này người ta dùng kỹ thuật
Gradient Echo có nhĩa là vectơ từ trường M0 chỉ bị
đẩy một góc 30-40 độ như vậy làm giảm thời gian
T1 Relaxation Time.Phương pháp chụp nhanh này
giúp ghi nhận tín hiệu của các Spin chuyển động
làm tăng tín hiệu của dòng chảy và giảm tín hiệu
mô xung quanh.
Hiện có 2 phương pháp chụp mạch được ứng
dụng là: TOF (Times of Flight / Temps de vol) và
PC (Phase Contrast/ Contraste de Phase).
Ngoài ra trong trường hợp dòng máu bị xoáy
do hẹp, dòng chảy yếu do suy tim nặng, mạch máu
ngoằn ngoèo có thể làm các phương pháp trên
kém hiệu quả và phải dùng đến chất cản từ tiêm
TM như Gadolinium (Contrast Enhanced MRA).
Các kỹ thuật TOF và PC dù không cần chất
cản từ vẫn cho được hình ảnh mạch máu tương tự
khi chụp mạch qui ước có bơm chất cản
quang.Hình ảnh mạch máu thu được có thể là 2
chiều (2D imaging) hoặc 3 chiều (3D acquisition).
(2,5,7,12)
CÁC CHỈ ĐỊNH CHỤP CỘNG HƯỞNG
TỪ TRONG BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Bóc tách ĐMC (Aortic Dissection):
Trên các hình Spin Echo:
Hình mảng bóc tách ngăn đôi 2 lòng không
tín hiệu (trường hợp còn dòng chảy trong lòng
giả).
Hình mảng bóc tách, lòng thật không tín hiệu,
lòng giả có hiện tượng tăng tín hiệu do huyết khối
hoặc dòng máu xoáy chảy chậm (trường hợp có
huyết khối và dòng xoáy trong lòng giả).
Trên các hình Gradient Echo nối tiếp nhau
(Cine- MRI) có thể thấy sự thay đổi tín hiệu trong
lòng giả tùy thời điểm ghi nhận.
Trong trường hợp nghi ngờ còn dòng chảy
trong lòng giả hay không thì có thể tiêm chất cản
từ để phát hiện thay đổi tín hiệu trong lòng giả. (11)
Hình 5: Bóc tách ĐMC ngực lên với kỹ thuật Spin
Echo MRI
Theo Nienaber: chụp cộnh hưởng từ có độ
nhạy và độ đặc hiệu đến 98%, phát hiện ngõ vào
bóc tách 88%, phát hiện huyết khối 98%, phát hiện
tràn dịch màng tim100%. (1,5,9,10)
Cộng hưởng từ còn giúp khảo sát liên quan
bóc tách với các phân nhánh của ĐMC.
Nhược điểm của phương pháp chẩn đoán này
là thời gian chụp lâu không thích hợp cho bệnh
cảnh cấp tính, không khảo sát được toàn hệ động
mạch vành, không khảo sát thường qui được chức
năng thất trái và hở van ĐMC.Các nhược điểm này
có thể được bổ sung bằng siêu âm tim đặc biệt là
siêu âm tim qua thực quản.
Phình ĐMC (Aortic Aneurysms) bao gồm cả
phình ĐMC ngực và phình ĐMC bụng:
Kỹ thuật Spin Echo với các mặt cắt ngang
(axial), trán (coronal), trước sau (sagittal) giúp thấy
được hình ảnh toàn bộ ĐMC ngực, đo kích thước
túi phình, phát hiện huyết khối, vôi hóa thành
ĐMC, hiện tượng máu xoáy(3,5,7,11).
Kỹ thuật chụp mạch MRA bằng Gradient Echo
(không cần dùng chất cản từ) giúp tái tạo hình 3
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
chiều, có giá trị ngang chụp mạch ĐMC qui ước
(Conventional Angiography) xác định mức độ lan
của túi phình và liên quan với các mạch máu phân
nhánh của ĐMC như độnng mạch cảnh, động
mạch thận, thân tạng, mạc treo, tình trạng động
mạch chậu(7,11,12).
Hình 6: Phình ĐMC bụng và 2 ĐMChậu
(Gadolinium enhanced 3D MRA)
Các tật bẩm sinh của ĐMC ngực
Hẹp eo ĐMC (Coarctation of thoracic
Aorta)
Kỹ thuật Spin Echo có cardiac gating giúp
khảo sát giải phẫu học chỗ hẹp giúp đo đạc kích
thước.
Kỹ thuật Cine-MRI với một loạt hình nối tiếp
giúp khảo sát mức độ chênh áp qua chỗ hẹp; có hiện
tượng giảm tín hiệu ngay từ chỗ hẹp lan đến hạ
nguồn là ĐMC ngực xuống, nơi có tín hiệu bình
thường(11).
Nếu các kỹ thuật trên không khảo sát tốt chỗ
hẹp thì có thể chụp mạch máu với chất cản từ. (12)
Hình 7: Hẹp eo ĐMC (Gadolinium enhanced
MRA)
Các dị tật cung ĐMC (Congenital
anomalies of the Arch)
ĐMC có 2 cung (Double aortic arch)
Đứt đoạn quai ĐMC (Interrupted aortic arch)
Quai ĐMC bên phải (Right aortic arch)(4).
Các bệnh tắc nghẽn ĐMC và các
mạch máu phân nhánh
Tắc nghẽn do xơ vữa
Bệnh Takayasu...(5,12)
Hình 8:MRA, hẹp 2 ĐMChậu
Bệnh mô liên kết như Marfan, viêm ĐMC do
Giang mai...
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Trường hợp 1
Bn Lê V.L. 66 tuổi, ở Đồng Nai, HA cao
180/100mmHg, khàn giọng và nuốt nghẹn.
Bn khám và chụp MRI tại MEDIC TP HCM.
H9:Thực quản bị chèn ép H10:Liệt dây thanh âm
H11:Quai ĐMC dãn to H12:Phình quai ĐMC
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 8
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003
H13:Phình quai ĐMC H14:Spin Echo MRI(Axial)
có huyết khốitrên TEE trên chụp cắt lớp xoắn ốc
trên cùng vị trí giải phẩu
H15:MRI sagittal view H16:MRI coronal view
Trường hợp 2
Bn Trần M.T. 55 tuổi, Bến Tre, Cao HA, tức
ngực, khối phình đập ở bụng.
Bn đến khám tại MEDIC và khoa TQ3 BV BD.
H17:ĐMC ngực dãn to H18:TEE:Phình ĐMC
H19:Chụp cắt lớp ngang
trên X quang có huyết khối và máu xoáy quai ĐMC
phình
H20:MRI axial view H21:MRI axial view
H22:MRI sagittal view
Phình quai ĐMC Phình ĐMC bụng Phình toàn bộ
ĐMC
Trường hợp 3
Bn M.V.T.74tuổi, Cao HA, đau lưng, khối đập
thượng vị
Bn khám và chụp MRI tại BV CR
H23:MRI coronal view H24:MRI axial view
H25:MRA:Phình ĐMC bụng
Phình toàn bộ ĐMC bụng Huyết khối chỗ phình
trên các động mạch thận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 EG AMPARO et al.Aortic dissection: magnetic
resonance imaging.Radiology, Vol 155, 399-406,1985.
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
2 ROBERT E. FOSTER(1998). MRI of the heart and
great vessels.In:HURST Ùs The Heart, 9th Edition,
p641-660, McGraw-Hill, Inc. New York
3 HS GLAZER et al.The thoracic aorta studied by MR
imaging. Radiology, Vol 157,149-155, 1985.
4 FERNANDO R.GUTIERREZ (1999).Cardiovascular
Disease.In: Richard M.Slone.Thoracic Imaging, A
Pratical Approarch, pp139-163. McGraw-Hill, Inc.
New York.
5 CHARLES B.HIGGINS (2001). Newer Cardiac
Imaging Modalities:MRI and CT.Eric
M.Isselbacher(2001).Diseases of the Aorta.In:Eugene
Braunwald.Heart Disease, 6th Edition, pp324-345, p
1422-1456. W.B.Saunders Company, Philadelphia.
6 JA KAUFMAN et al. MR imaging (including MR
angiography) of abdominal aortic aneurysms:
comparison with conventional angiography. American
Journal of Roentgenology, Vol 163,203-210, 1994.
7 D.DOUGLAS MILLER et al. (1988) Principles of
Cardiovascular Nuclear MRI. MRI of Congenital
Heart Disaeses. Acquired Diseases of the thoracic
Aorta. In:D.Douglas. Clinical Cardiac Imaging, pp
103-126, p585-589, p 591-614. McGraw-Hill Book
Company. New York.
8 STEPHEN WILMOT MILLER (1996). Thoracic Aortic
Diseases.In:Stephen Wilmot Miller.Cardiac
Radiology.The Requisites, p 386-443. Mosby Year
Book, St Louis.
9 C.A.NIENABER et al. Diagnosis of thoracic aortic
dissection. MRI versus TEE. Circulation, vol 85, 434-
447,1992.
10 CHRISTOPH A. NIENABER et al. The diagnosis of
Thoracic Aortic Dissection by Noninvasive Imaging
Procedures. New England Journal of Medicine, Vol
328:1-9, January 7,1993.
11 D. REVEL ET COLLABORATEURS(1996). IRM de l ù
Aorte thoracique.Exploration des anevrismes de l ù
Aorte abdominale par angiographie par résonance
magnétique.In: D. Revel. Imagerie Artérielle
Noninvasive, p 33-47,pp179-186. Masson, Paris.
12 E. KENT YUCEL et al. (1995).MRI of the Thoracic
Aorta.MRI of the Abdominal Aorta and
Extremities.In: E.Kent Yucel. Magnetic Resonance
Angiography, pp 131-138, p 171-183. McGrawHill,
Inc. New York.
Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chup_cong_huong_tu_trong_chan_doan_benh_dong_mach_chu.pdf