Chương trình giáo dục đại học môn Quản lý đất đai

Tài liệu Chương trình giáo dục đại học môn Quản lý đất đai: 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ - CĐSL ngày tháng năm 2011 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn la) TÊN CHƯƠNG TRÌNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH : 51850103 LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ Quản lý đất đai trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức về quy hoạch sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai; có khả năng đo đạc, thành lập bản đồ, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, lập và sử dụng các loại hồ sơ địa chính theo đúng quy định của pháp luật. Có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp tục học tập đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc tạ...

pdf17 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giáo dục đại học môn Quản lý đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ - CĐSL ngày tháng năm 2011 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn la) TÊN CHƯƠNG TRÌNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH : 51850103 LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình được thiết kế để đào tạo cán bộ Quản lý đất đai trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức về quy hoạch sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai; có khả năng đo đạc, thành lập bản đồ, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, lập và sử dụng các loại hồ sơ địa chính theo đúng quy định của pháp luật. Có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp tục học tập đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc tại các thành phần kinh tế: doanh nghiệp liên quan đến quản lý đất đai hoặc địa chính; Các tổ chức chính phủ: sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường huyện và các cấp tương đương; cán bộ đia chính xã và các cấp tương đương; Cục đo đạc bản đồ; Viện nghiên cứu địa chính; Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Kiến thức - Giải thích được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin. Vận dụng đúng đường lối, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống và công tác. - Vận dụng các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, quan điểm về con người và tâm lý con người phù hợp với chuyên ngành Quản lý đất đai. - Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán học, vật lý và khoa học tự nhiên nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên ngành và học tập ở trình độ cao hơn. - Vận dụng được kiến thức tin học cơ bản gồm Word, Excel. Học tập và sử dụng các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai trong công tác đo vẽ, thành lập, chỉnh lý bản đồ và công tác quản lý, sử dụng đất đai như: Mapinfo, Microstation, Famis, Arcview - Giải thích được mục tiêu, ý nghĩa của các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào công tác đo đạc, quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai trong thực tế ở địa phương, bao gồm: + Vận dụng các văn bản pháp quy về đất đai trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở, đơn vị. + Vận dụng được các thủ tục, quy trình của công tác đăng ký thống kê, thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong thực tế. 2 + Mô tả và vận dụng được quy trình đo vẽ, cập nhật, hiệu chỉnh, đánh giá chất lượng, sử dụng và bảo quản các loại bản đồ. + Vận dụng được nội dung, quy trình của công tác đánh giá đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp khác nhau trong thực tế. + Vận dụng được các phương pháp xác định giá trị kinh tế của đất đai và bất động sản; - Có đủ kiến thức để đào tạo chuyên sâu hay đào tạo lên trình độ cao hơn. 1.2.2. Kỹ năng - Thành thạo trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; biết phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến tài chính đất, giá trị kinh tế của thửa đất. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác đo vẽ, thành lập bản đồ; xây dựng, chỉnh lý và sử dụng các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ lâm nghiệp, - Thành thạo công tác đăng ký thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý và giải quyết tốt các tranh chấp về đất đai cũng như thực hiện công tác thanh tra đất đai. - Thực hiện được các công tác đánh giá đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các mục tiêu. - Thành thạo việc tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo và viết báo cáo khoa học. - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 1.2.3. Thái độ - Luôn luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghiêm túc thực hiện các quy định của ngành, đơn vị, địa phương. - Có được nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ đất và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. 2. Thời gian đào tạo: 03 năm chia làm 6 học kỳ chính 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 99 Tín chỉ 4. Đối tượng tuyển sinh + Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương + Đảm bảo sức khỏe + Tuyển sinh theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ” 6. Thang điểm Thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-CĐSL ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sơn La về việc ban hành “Quy chế đào tạo Cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ”. 7. Nội dung chương trình TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ TS LT TH 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38 7.1.1. Lý luận chính trị 10 3 TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ TS LT TH 1 002601 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 5 4 1 2 002802 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0 3 002703 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam 3 2 1 7.1.2. Khoa học xã hội- nhân văn 4 1 003804 QL Hành chính NN & QL ngành 2 2 0 2 013601 Pháp luật đại cương 2 2 0 7.1.3. Ngoại ngữ 7 1 002205 Tiếng Anh 1 3 3 0 2 002206 Tiếng Anh 2 4 4 0 7.1.4. Toán-Tin học-Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường 9 *) Bắt buộc 1 002918 Nhập môn Tin học 4 2 2 2 260105 Toán ứng dụng B 3 3 0 *) Tự chọn (chọn 2/4 tín chỉ) 1 240103 Xác suất thống kê 2 2 0 2 050203 Môi trường và con người 2 2 0 7.1.5. Giáo dục thể chất 2 1 002008 Giáo dục thể chất 1 1 0 1 2 002009 Giáo dục thể chất 2 1 0 1 7.1.6. Giáo dục quốc phòng (135 tiết) 6 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 61 7.2.1. Kiến thức cơ sở 8 1 233606 Pháp luật đất đai 2 2 0 2 231007 Bản đồ học 3 2 1 3 231008 Thổ nhưỡng học 3 2 1 7.2.2. Kiến thức ngành 44 *) Bắt buộc 38 1 233111 Đánh giá tác động môi trường 2 2 0 2 231012 Đánh giá đất đai 3 2 1 3 231013 Quy hoạch tổng thể PT kinh tế xã hội 2 1 1 4 231038 Trắc địa 4 3 1 5 231015 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2 1 1 6 231016 Quản lý nguồn nước 2 2 0 7 231017 Thực tập môn trắc địa – Bản đồ 2 0 2 8 231018 Định giá bất động sản 2 1 1 9 231019 Đăng ký thống kê đất đai 3 2 1 10 231039 Thực tập quy hoạch sử dụng đất 2 0 2 11 233621 Quản lý hành chính nhà nước về đất đai 2 1 1 12 231040 Hệ thống thông tin đất đai (LIS) 2 1 1 13 231024 Thanh tra đất đai 2 2 0 14 231041 Quy hoạch sử dụng đất 3 2 1 15 231027 Thực tập đăng ký thống kê đất đai 2 0 2 16 231028 Bản đồ địa chính 3 2 1 *) Tự chọn (chọn 6/12 tín chỉ) 6 1 231029 Quy hoạch phát triển nông thôn 2 1 1 2 231030 Quy hoạch đô thị và khu dân cư NT 2 1 1 3 231031 Kỹ thuật xây dựng bản đồ số 2 1 1 4 231032 Thị trường bất động sản 2 1 1 4 TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ TS LT TH 5 231033 Môi giới bất động sản 2 1 1 6 231034 Kinh tế đất 2 1 1 7.2.3. Kiến thức bổ trợ 3 1 2 1 232935 Tin học ứng dụng 3 1 2 7.2.4. Thực tập tốt nghiệp (231037) 6 0 6 5 8. Kế hoạch giảng dạy Học kỳ 1: 19 TC Toán ứng dụng B 260105 3(3,0) Học kỳ 2: 16 TC Học kỳ 3: 17 TC Học kỳ 4: 16 TC Học kỳ 5: 15 TC Học kỳ 6: 16 TC Bản đồ học 231007 3(2,1) GIS 231015 2(1,1) Quản lý HCNN về đất đai 233621 2(1,1) Đăng ký thống kê đất đai 231019 3(2,1) TT đăng ký TK đất 231027 2(0,2) Thổ nhưỡng học 231008 3(2,1) Trắc địa 231038 4(3,1) QH tổng thể KT-XH 231013 2(1,1) Định giá bất động sản 231018 2(1,1) HT thông tin đất đai 231040 2(1,1) TT quy hoạch sử dụng đất 231039 2(0,2) Đánh giá tác động MT 233111 2(2,0) Đánh giá đất đai 231012 3(2,1) Bản đồ địa chính 231028 3(2,1) TT trắc địa bản đồ 231017 2(0,2) QH sử dụng đất 231041 3(2,1) Tin học ứng dụng 232935 3(1,2) Pháp luật đất đai 233606 2(2,0) Thanh tra đất đai 231024 2(2,0) Giáo dục QP – An ninh 002110 6(5,1) Nhập môn tin học 002918 4(2,2) Tiếng Anh 1 002205 3(3,0) Tiếng Anh 2 002206 4(4,0) Giáo dục thể chất 1 002008 1(0,1) Giáo dục thể chất 2 002009 1(0,1) Pháp luật đại cương 013601 2(2,0) Những NLCB CN Mác-LêNin 002601 5(4,1) Tư tưởng Hồ Chí Minh 002802 2(2,0) Đường lối CM ĐCS VN 002703 3(2,1) Thực tập tốt nghiệp 231037 6(0,6) Tự chọn 6/12 TC Phần 7.2.2 2(1,1) Tự chọn 2/4 TC Phần 7.1.4 2(2,0) QLHCNN & QL Ngành 003804 2(2,0) Quản lý nguồn nước 231016 2(2,0) 6 9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần 9.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Mã môn học: 002601 Khối lượng: 5(4,1) Môn học trước: Không Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những nguyên lý, quy luật và phạm trù của triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. 9.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã môn học: 002802 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về: cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; về dân chủ và nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, văn hóa xây dựng con người mới. 9.3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã môn học: 002703 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nan; đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực: công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị, văn hóa và các vấn đề xã hội, đối ngoại. 9.4. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Mã môn học: 003804 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 9.5. Pháp luật đại cương Mã môn học: 013601 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không Học phần Pháp luật đại cương gồm 5 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta hiện nay; quan hệ pháp luật và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật; các hình thức thực hiện pháp luật, xác định hành vi nào là vi phạm pháp luật và việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật; hệ thống các ngành luật hiện tại của Việt Nam; nguyên tắc và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 7 9.6. Tiếng Anh 1 Mã môn học: 002205 Khối lượng: 3(3,0) Môn học trước: không Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; cách sử dụng some/any, much/many; so sánh hơn, hơn nhất, so sánh bằng...; một số từ vựng về các chủ đề: đất nước, con người, sở thích, mua sắm, thể thao... Đồng thời cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết. 9.7. Tiếng Anh 2 Mã môn học: 002206 Khối lượng: 4(4,0) Môn học trước: Tiếng Anh 1 Môn học cung cấp một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thì trong Tiếng Anh; các loại câu điều kiện; dạng bị động của động từ; cách sử dụng các từ should, could, must, have to, might...; cung cấp một số từ vựng về các chủ đề: điện ảnh, du lịch, nghề nghiệp, ước mơ, thiên tai... Đồng thời cũng bao gồm các bài đọc, bài tập, được thiết kế nhằm giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng giao tiếng bằng Tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết. 9.8. Nhập môn tin học Mã môn học: 002918 Khối lượng: 4(2,2) Môn học trước: Không Học phần cung cấp một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như: Khai thác và sử dụng internet để truy xuất thông tin; soạn thảo văn bản bằng Microsoft Word ; Tính toán với Microsoft Excel sử dụng được các hàm trong Excel; Thiết kế được bài giảng, bài báo cáo trình chiếu Power Point. 9.9. Toán ứng dụng B Mã học phần: 260105 Khối lượng: 3(3,0) Môn học trước: Không Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về giải tích toán học như: hàm số, ma trận, vi phân, tích phân (tích phân bất định, tích phân xác định, tích phân suy rộng) để sinh viên có đủ khả năng tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên môn. Đồng thời rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy lôgíc để ứng dụng khi học các học phần nâng cao 9.10. Xác suất thống kê Mã môn học: 240103 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Toán ứng dụng B Phần xác suất tập trung dạy các nội dung: sự kiện và xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, phân phối nhị thức; luật phân phối chuẩn. Phần thống kê không trình bày lý thuyết mà tập trung vào các vấn đề cần giải quyết, công thức tính, cách kết luận... 9.11. Môi trường và con người Mã học phần: 050203 8 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về sinh thái áp dụng cho khoa học môi trường các kiến thức về môi trường sống và quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống của chúng, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và về tài nguyên thiên nhiên, tác động của con người đến môi trường, các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và những vấn đề chung về giáo dục môi trường. 9.12. Giáo dục thể chất 1 Mã môn học: 002008 Khối lượng: 1(0,1) Môn học trước: Không Môn học cung cấp quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn mới. Cơ sở khoa học và kiến thức tự kiểm tra sức khỏe. Thực hành các bài thể dục tay không, đội hình, đội ngũ, điền kinh (chạy ngắn, chạy trung bình, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ); các bài tập với dụng cụ như xà đơn, xà kép, cầu thăng bằng. 9.13. Giáo dục thể chất 2 Mã môn học: 002009 Khối lượng: 1(0,1) Môn học trước: Giáo dục thể chất 1 Thực hiện đúng các động tác cơ bản trong các bài tập. nâng cao thành tích ở một số nội dung điền kinh theo năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao ý thức tự giác tích cực trong quá trình học tập. Xác định đúng mục tiêu môn học và nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của bản thân trong quá trình học tập. Hình thành tinh thần say mê tập luyện nâng cao trình độ và sức khỏe. 9.14. Giáo dục quốc phòng – an ninh Mã môn học: 002110 Khối lượng: 135 tiết Môn học trước: Không Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 9.15. Pháp luật đất đai Mã học phần: 233606 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Pháp luật đại cương Học phần cung cấp cho SV những kiến thức về - Các vấn đề cơ bản về pháp luật về đất đai, nắm rõ các quy định, chế độ pháp lý của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất về đất đai; - Khả năng xử lý các sai phạm trong vấn đề sử dụng đất. 9.16. Bản đồ học Mã học phần: 231007 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Không 9 Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về khoa học bản đồ, nắm được cách tổ chức thành lập và nguyên tắc tổng quát hóa bản đồ, bổ sung và hiện chỉnh bản đồ, thiết kế biên tập và in bản đồ và sử dụng, khai thác thông tin bản đồ. 9.17. Thổ nhưỡng học Mã học phần: 231008 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Không Học phần cung cấp các kiến thức về đất: Khái niệm, phân loại, nguồn gốc và quá trình hình thành đất. Các thành phần, tính chất hoá học và chất dinh dưỡng đối với cây trồng của đất. Các kiến thức về keo đất, dung dịch đất, thành phần cơ giới đất, kết cấu đất, nước trong đất và độ phì nhiêu của đất, một số tính chất vật lý và cơ lý của đất. Các kiến thức về phân loại đất trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt là ở Việt Nam, bao gồm điều kiện hình thành, quá trình hình thành, mô tả cụ thể các loại đất đồi núi, đất đồng bằng, đất lúa nước và hiện tượng xói mòn đất. 9.18. Đánh giá tác động môi trường Mã học phần: 233111 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Môi trường và con người Học phần cung cấp những kiến thức tổng hợp về đánh giá tác động môi trường bao gồm các phương pháp và tiến trình cơ bản nhất của một quá trình đánh giá tác động môi trường. Nội dung cơ bản bao gồm các bước từ tổ chức nhân sự, thu thập thông tin, phân tích số liệu cho đến việc giám sát và báo cáo kết quả. 9.19. Đánh giá đất đai Mã học phần: 231012 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Thổ nhưỡng học - Giúp sinh viên nắm bắt được các vấn đề cơ bản về đất đai, biết làm thế nào để xây dựng các đơn vị đất đai trên cơ sở của các đặc tính đất đai. Sự liên quan giữa đất đai và sử dụng đất đai với các yếu tố tác động trong hệ thống sử dụng đất đai. - Trang bị cho sinh viên về phương pháp đánh giá khả năng thích nghi của đất đai, từ đó làm cơ sở cho sinh viên phân chia sử dụng đất đai trong thực tế. Vai trò quan trọng của điều kiện tự nhiên của đất đai đối với việc phân chia sử dụng đất đai trong các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau. 9.20. Quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội Mã học phần: 231013 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Không - Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế xã hội, hiểu được mối quan hệ biện chứng về các nhân tố tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện, tỉnh, vùng, quốc gia. - Giúp sinh viên nắm được những lý luận cơ bản về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa sự phát triển các ngành, lĩnh vực với việc tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội. 9.21. Trắc địa 10 Mã học phần: 231038 Khối lượng:4(3,1) Môn học trước: Toán ứng dụng B Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đo vẽ địa hình; sai số trong đo đạc; cấu tạo các loại máy kinh vĩ và phương pháp sử dụng các loại máy trong đo đạc. Các nguyên lý và phương pháp đo góc, độ dài, độ cao. Giúp sinh viên nắm được các phương pháp đo để thành lập bản đồ địa hình cho một khu vực và sử dụng bản đồ địa hình vào các mục đích khác nhau trong thực tiễn và quy hoạch phát triển sản xuất. Cung cấp các kiến thức về: Lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao trong đo, vẽ, thành lập bản đồ: Khái niệm, phân loại, các dạng đồ họa lưới và phương pháp xử lý số liệu từ kết quả đo; Khái niệm về đo vẽ địa hình bằng hình ảnh hàng không. Sinh viên cần phải nắm được các kiến thức cơ bản nhất để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật về đo vẽ địa chính và tạo lập cơ sở dữ liệu địa chính, cập nhật những biến động về các thông tin địa chính và thể hiện chúng trên các mẫu biểu hồ sơ đúng quy định. 9.22. Hệ thống thông tin địa lý GIS Mã học phần: 231015 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Nhập môn tin học Học phần bao gồm các kiến thức: Khái niệm, cấu tạo, chức năng, cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu, chu trình công nghệ hệ thông tin địa lý, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản để xây dựng một dự án GIS nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn. 9.23. Quản lý nguồn nước Mã học phần: 231016 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Không Học phần cung cấp các kiến thức: Vai trò của nước trong cuộc sống, đặc biệt là trong nông nghiệp; Sự cân bằng nước cho cây trồng; Các nội dung cơ bản của chế độ tưới, phương pháp và công nghệ tưới; Phương pháp xây dựng kênh tiêu nước; Phương án đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự án thuỷ lợi. 9.24. Thực tập môn Trắc địa – bản đồ Mã học phần: 231017 Khối lượng: 2(0,2) Môn học trước: Toán ứng dụng B, Trắc địa. Học phần trang bị kiến thức thực tế về các phương pháp đo để thành lập bản đồ cũng như các kiến thức về đo, vẽ, tính diện tích các thửa đất và xây dựng, bổ sung chỉnh lý bản đồ địa chính. 9.25. Định giá bất động sản Mã học phần: 231018 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Bản đồ địa chính 11 Học phần cung cấp các kiến thức: Các kiến thức về đất và giá trị của đất; Khái niệm về giá đất, định giá đất và các tài sản gắn liền với đất. Cơ sở khoa học để xác định giá đất và phương pháp xác định giá đất và các tài sản gắn liền với đất Đồng thời trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về đất đai, thị trường đất đai, giá đất, định giá đất và nguyên tắc xác định giá đất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. 9.26. Đăng ký thống kê đất đai Mã học phần: 231019 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Quản lý hành chính nhà nước về đất đai Học phần bao gồm các kiến thức: Tổng quan về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Những quy định chung về đăng ký đất đai Đăng ký đất đai ban đầu - Lập và quản lý hồ sơ địa chính. Đăng ký biến động đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai. Những quy định chung về thống kê, kiểm kê đất đai. Thống kê các loại đất. 9.27. Thực tập Quy hoạch sử dụng đất Mã học phần: 231039 Khối lượng: 2(0,2) Môn học trước: Trắc địa (Đo đạc địa chính) Quy hoạch sử dụng đất" là môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về quy hoạch sử dụng đất đai. Sau khi được học môn học này, yêu cầu học sinh phải tích luỹ được những hiểu biết sau : - Nắm vững được cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai. - Nắm được phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. - Nắm vững được phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao gồm các khâu: điều tra cơ bản, xử lý số liệu, trình bày bản đồ, viết phương án quy hoạch). - Xây dựng đồ án thiết kế môn học trên cơ sở lập phương án quy hoạch sử dụng đất một xã. 9.28. Quản lý hành chính nhà nước về đất đai Mã học phần: 233621 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Pháp luật đất đai. Học phần bao gồm các kiến thức: + Tổng quan về quản lý nhà nước + Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai + Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai Việt Nam + Nội dung quản lý nhà nước một số loại đất 9.29. Hệ thống thông tin đất đai (LIS) Mã học phần: 231040 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Nhập môn tin học, Tin học cơ sở Học phần bao gồm các kiến thức: Những khái niệm cơ bản về Hệ thống thông tin đất, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin đất, Quản lý thông tin đất, Hệ thống thông tin đất đa mục đích, Tính kinh tế của Hệ thống thông tin đất. 12 9.30. Thanh tra đất đai Mã học phần: 231024 Khối lượng: 2(2,0) Môn học trước: Quản lý hành chính nhà nước về đất đai Học phần cung cấp kiến thức về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai; thủ tục, quy trình và phương thức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra đất đai. Đồng thời cung cấp các kiến thức về công tác thanh tra hồ sơ quản lý và sử dụng đất. 9.31. Quy hoạch sử dụng đất Mã học phần: 231041 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch sử dụng đất là môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về quy hoạch sử dụng đất đai. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao gồm các khâu: điều tra cơ bản, xử lý số liệu, trình bày bản đồ, viết phương án quy hoạch); Xây dựng đồ án thiết kế môn học trên cơ sở lập phương án quy hoạch sử dụng đất một xã. 9.32. Thực tập đăng ký thống kê Mã học phần: 231027 Khối lượng: 2(0,2) Môn học trước: Đăng ký thống kê Học phần cung cấp các kiến thức: Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.. Đăng ký biến động đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9.33. Bản đồ địa chính Mã học phần: 231028 Khối lượng: 3(2,1) Môn học trước: Bản đồ học, Trắc địa địa chính Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất để nắm vững các yếu tố nội dung bản đồ địa chính và thể hiện chúng lên bản đồ. Đồng thời phải thực hiện cỏc nhiệm vụ kỹ thuật về số hóa biên tập bản đồ địa chính và tạo lập cơ sở dữ liệu địa chính, cập nhật những biến động về các thông tin địa chính vào hồ sơ. 9.34. Quy hoạch phát triển nông thôn Mã học phần: 231029 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Không Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức về sự phát triển, phát triển nông thôn, những nguyên lý, nguyên tắc và nội dung của quy hoạch phát triển nông thôn. Trang bị những kiến thức cơ bản về dự án phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Học phần bao gồm: Đại cương về phát triển và phát triển nông thôn. Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn. Những vấn đề vĩ mô về phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển nông thôn. Dự án phát triển kinh tế xã hội nông thôn. 9.35. Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn Mã học phần: 231030 13 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Không Giúp sinh viên nắm được những nguyên lý và phương pháp quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn nhằm mở rộng kiến thức về quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai đáp ứng mục tiêu phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học phần bao gồm: Cơ cấu cư dân trong phạm vi vùng lãnh thổ. Khái niệm về đô thị và quá trình phát triển đô thị. Quy hoạch chung xây dựng và phát triển đô thị. Dân cư nông thôn và quá trình phát triển. Quy hoạch xây dựng phát triển điểm dân cư nông thôn. 9.36. Kỹ thuật xây dựng bản đồ số Mã học phần: 231031 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Kỹ thuật xây dựng bản đồ số là một môn khoa học công nghệ vẽ bản đồ trên máy tính. Vì vậy cần phải trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tin học đồ hoạ, về quy trình xây dựng bản đồ số nói chung, những phương pháp cùng các quy định về kỹ thuật số hóa biên tập bản đồ, về các nguyên tắc kiểm tra nghiệm thu và các vấn đề hoàn thiện giao nộp sản phẩm. 9.37. Thị trường bất động sản Mã học phần: 231032 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Đăng ký thống kê đất đai. Học phần cung cấp giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về thị trường bất động sản như quan hệ cung cầu trong thị trường bất động sản; các phương pháp định giá bất động sản; Các biện pháp quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thị trường bất động sản. Bài giảng còn là tài liệu tham khảo cho cán bộ ngành quản lý đất đai, các nhà quản lý kinh doanh về thị trường bất động sản. 9.38. Môi giới bất động sản Mã học phần: 231033 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Không Môn học nghiên cứu các nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới đất động sản; các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động môi giới, kinh doanh bất động sản; quy trình môi giới bất động sản; kỹ năng môi giới bất động sản. 9.39. Kinh tế đất Mã học phần: 231034 Khối lượng: 2(1,1) Môn học trước: Không Học phần bao gồm các kiến thức: đại cương về kinh tế đất. Mô hình ba mặt và lý thuyết cung, cầu trong sử dụng đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Phân tích kinh tế trong đánh giá lựa chọn kiểu sử dụng đất. Phân tích kinh tế xã hội trong sử dụng đất phi nông nghiệp. 9.40. Tin học ứng dụng Mã học phần: 232935 14 Khối lượng: 3(1,2) Môn học trước: Tin học cơ sở; Hệ thống thông tin địa lý, Bản đồ địa chính, trắc địa. Nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về hệ thống thông tin và việc thiết kế hệ thống. Những kiến thức cơ bản để sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai. Học phần cung cấp các kiến thức và phương pháp xử lý số liệu đo đạc; Ứng dụng phần mềm Excel để giải quyết các bài toán trắc địa thuận, trắc địa nghịch, bình sai lưới đo đạc; Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thành lập các loại bản đồ. 9.41. Thực tập tốt nghiệp Mã học phần: 231037 Khối lượng: 6(0,6) Môn học trước Thực tập nghề nghiệp cho sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết công việc có liên quan đến nghề nghiệp. 10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình Stt Họ và tên Năm sinh Văn bằng cao nhất, ngành đào tạo Học phần sẽ giảng dạy 1 Nguyễn Thị Thu Hà 1985 Sư phạm Tin học Nhập môn tin học 2 Trần Thị Mai 1975 ThS. Đại số và lý thuyết số Toán ứng dụng B 3 Đào Sỹ Ngọc 1960 ThS. Xác suất thống kê Xác suất thống kê 4 Đặng Văn Cường ThS. Triết học Những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin 5 Nguyễn Thị Lan 1978 ThS. Quản lý giá dục Tư tưởng HCM 6 Phạm Xuân Thu 1983 ThS. Lịch sử Đảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản 7 Khúc Năng Hoàn 1972 ThS. Quản lý hành chính nhà nước - Nhập môn quản lý hành chính nhà nước - Pháp luật đại cương 8 Vũ Mạnh Cường 1980 ThS. Tiếng Anh - Tiếng Anh 1 - Tiếng Anh chuyên ngành QLĐĐ 9 Nguyễn Ngọc Thúy 1981 ThS. LL dạy học Tiếng Anh Tiếng Anh 2 10 Lê Duy Thành 1968 ThS. Thể dục thể thao Giáo dục thể chất 11 Hà Thị Mai Hoa 1988 Cử nhân Giáo dục thể chất – quốc phòng Đường lối Quân sự của Đảng - Công tác QPAN 12 Lê Lợi 1986 Cử nhân KH môi trường Đánh giá tác động môi trường 13 Vũ Thị Liên 1960 TS Sinh Thái Học Môi trường và con người 14 Lò Minh Hậu 1986 Cử nhân Luật Pháp luật Tài nguyên và môi trường 15 Đào Thị Nhị 1982 Cử nhân Luật Pháp luật đất đai 16 Dương Thị Hạnh 1984 Cử nhân Kế Toán Thuế nhà đất 17 Trần Minh Tiến 1985 Thạc sỹ Quản lý đất đai - Bản đồ học - Quy hoạch tổng thể PT KTXH - Quy hoạch sử dụng đất - QH đô thị và khu dân cư NT - Kinh tế đất 18 Trần Thị Oanh 1985 Thạc sỹ Quản lý đất đai - Trắc địa đại cương 15 Stt Họ và tên Năm sinh Văn bằng cao nhất, ngành đào tạo Học phần sẽ giảng dạy - Hệ thống thông tin địa lý - Trắc địa ảnh viễn thám - Đo đạc địa chính - Bản đồ địa chính - Kỹ thuật XD bản đồ số 19 Phạm Thị Hường 1989 Kỹ sư Quản lý đất đai - Đánh giá đất đai - TT môn trắc địa – Bản đồ - Định giá bất động sản - Thị trường bất động sản - Môi giới bất động sản 20 Phùng Thị Hương 1989 Kỹ sư Quản lý đất đai - Đăng ký thống kê đất đai - Thanh tra đất đai - TT đăng ký thống kê đất - Tin học ứng dụng - Hệ thống thông tin đất đai 21 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 1986 Kỹ sư Khuyến nông Quy hoạch PT nông thôn 22 Nguyễn Văn Chuyên 1986 Thạc sỹ Lâm học Lâm nghiệp đại cương 23 Thân Thị Hồng Nhung 1985 Kỹ sư Khuyến nông Hệ thống nông nghiệp 24 Hoàng Thị Hồng Nghiệp 1981 ThS Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Quản lý nguồn nước 25 Dương Thị Thanh Nga 1985 ThS Bảo vệ thực vật Thổ nhưỡng học 11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập 11.1. Phòng thực hành, thiết bị phục vụ thực hành, thực nghiệm Số TT Loại phòng học (Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính) Số lượng Diện tích (m2) Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy Tên thiết bị Số lượng Phục vụ học phần môn học 1 Giảng đường 3 2 Phòng học 69 Máy chiếu power point 3 Các học phần trong ngành đào tạo 3 Nhà đa năng 1 1.302 4 Phòng học ngoại ngữ 1 72 Máy chiếu đa năng 1 Tiếng Anh 1 1 Máy tính để bàn 1 Tiếng Anh 2 1 Cabin luyện nghe 48 Các học học phần thuộc khối kiến thức tin học 5 Phòng máy tính 5 240 Máy chiếu đa năng 5 Máy tính để bàn 123 Các thiết bị mạng 20 Phần cứng máy tính 165 6 Máy kinh vĩ Máy kinh vĩ 2 - Trắc địa cơ sở - Đo đạc địa chính 16 - TT trắc địa bản đồ 7 Máy thủy bình Máy thủy bình 2 - Trắc địa cơ sở - Đo đạc địa chính - TT trắc địa bản đồ 8 Mia nhôm Mia nhôm 6 - Trắc địa cơ sở - Đo đạc địa chính - TT trắc địa bản đồ 9 La bàn La bàn 10 - Bản đồ học - Bản đồ địa chính - Quy hoạch SDĐ - QH phát triển nông thôn - TT quy hoạch 11.2 Thư viện: - Tổng diện tích thư viện: 1894,83 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 283,76 m2 - Số chỗ ngồi: 150 ; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 4 - Phần mềm quản lý thư viện: ILIB, DLIB - Thư viện điện tử: Có trang bị thư viện điện tử + Giảng viên, sinh viên trong toàn trường có thể tra cứu thông tin trên hệ thống gồm 35 máy tính 11.3. Giáo trình, tập bài giảng: Theo danh mục giáo trình, tập bài giảng của nhà trường. 12. Hướng dẫn thực hiện chương trình 12.1. Tính liên thông Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ trình độ cao đẳng có chú ý đến tính liên thông, đảm bảo cho người học khi có điều kiện sẽ được học tiếp lên trình độ đại học hoặc cao hơn. Phần kiến thức đại cương và chuyên nghiệp tự chọn có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động trong các lĩnh vực của người học sau tốt nghiệp để đáp ứng với yêu cầu hiện nay. 12.2. Định hướng xây dựng đề cương môn học theo học chế tín chỉ Trên cơ sở chương trình đào tạo mà Bộ đã duyệt, Hội đồng khoa học trường Cao đẳng Sơn La đã thẩm định; các khoa, bộ môn trực thuộc tiến hành xây dựng đề cương môn học theo mẫu (Phụ lục 02) cho từng môn học sao cho phù hợp với nội dung đã mô tả trong chương trình, đảm bảo đúng số tín chỉ của môn học; đảm bảo mục tiêu được cụ thể hoá từ mục tiêu chung của ngành. Mỗi đề cương môn học đều phải có lịch trình giảng dạy, kế hoạch giảng dạy và các công cụ đánh giá để đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Việc xây dựng đề cương môn học và kế hoạch giảng dạy các tín chỉ phải đảm bảo tính lôgíc của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, cần quy định rõ các môn học tiên quyết của môn học đang giảng dạy trong đề cương chi tiết môn học. Về nội dung: nội dung trong đề cương môn học là những nội dung cốt lõi của môn học. Tuy nhiên, có thể bổ sung thêm nội dung hay thời lượng cho môn học cơ sở ngành hoặc môn học chuyên ngành nào đó, trong đó phần thời lượng thêm vào được lấy từ thời lượng phần tự học của khối kiến thức tương ứng. Nội dung lựa chọn bổ sung phải phù 17 hợp với mục tiêu chú ý rèn các kỹ năng cốt lõi của ngành học theo kỹ năng chuẩn cần đạt được sau đào tạo theo đúng yêu cầu của chuẩn đầu ra đã được duyệt của ngành. Về số tiết học của môn học: Ngoài thời lượng giảng dạy trên lớp theo kế hoạch giảng dạy (lý thuyết, thực hành, bài tập, thảo luận,) của đề cương chi tiết môn học, cần qui định rõ trong đề cương môn học số tiết tự học cụ thể để sinh viên củng cố kiến thức đã học của học phần. Yêu cầu sinh viên thực hiện số lượng và hình thức bài tập (nếu có), tiểu luận của các môn học theo đúng đề cương môn học do giảng viên quy định nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kỹ năng thiết yếu và vận dụng được trong thực tế. Tất cả các môn học đều phải có giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, bài hướng dẫn..., đã in sẵn cung cấp cho sinh viên. Đồng thời phải cung cấp đủ máy móc trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập môn học. Tuỳ theo điều kiện thực tế của Trường, giảng viên xác định các phương pháp truyền thụ: Giảng viên thuyết trình tại lớp, giảng viên hướng dẫn thảo luận giải quyết vấn đề tại lớp, tại phòng thực hành, giảng viên hướng dẫn làm và chữa bài tập tại lớp... Giảng viên đặt vấn đề khi xem phim, video ở phòng chuyên đề và sinh viên về nhà viết thu hoạch... Ngoài ra, sinh viên phải tự học ngoài lớp, ngoài phòng thí nghiệm, tự nghiên cứu các hoạt động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập, Đề cương chi tiết môn học phải khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức, làm chủ tri thức, tập trung hướng dẫn sinh viên cách học gắn kiến thức với thực tế công việc của mình sau này; tạo điều kiện để sinh viên phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập đồng thời giúp cho sinh viên lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với kế hoạch học tập riêng của bản thân. Đề cương chi tiết môn học phải hướng đến sinh viên, lấy sinh viên làm trung tâm để sinh viên phát huy được hết khả năng của bản thân. 12.3. Định hướng phương pháp học, dạy học Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học; có tinh giảm số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học trình độ Cao đẳng 3 năm. Vòng đời của chương trình không quá 3 năm học. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ có các môn học bắt buộc chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của ngành và bắt buộc sinh viên phải tích luỹ đủ. Ngoài ra, chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ còn có các môn học chuyên nghiệp tự chọn chứa những nội dung kiến thức cần thiết mà sinh viên được tự do lựa chọn theo hướng dẫn của cố vấn học tập và nhà trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn; hoặc được tự do lựa chọn để có thể tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho ngành. Sơn La, ngày tháng năm 2011 HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHĐT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfql_dat_dai_1093.pdf