Chương 5: Chất thải rắn y tế

Tài liệu Chương 5: Chất thải rắn y tế: Chương 5: Chất thải rắn y tế 83 Chương 5: CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 5.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH Hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn quốc được phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể, Bộ Y tế quản lý 11 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 25 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương; địa phương quản lý 743 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện đa khoa quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn vị khác quản lý 88 Trung tâm/Nhà điều dưỡng/ bệnh viện tư nhân. (Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2009). Mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị tính chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2005 là 17,7 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân (TCTK, 2011). Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về ...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 5: Chất thải rắn y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: Chất thải rắn y tế 83 Chương 5: CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 5.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH Hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn quốc được phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể, Bộ Y tế quản lý 11 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 25 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương; địa phương quản lý 743 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện đa khoa quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn vị khác quản lý 88 Trung tâm/Nhà điều dưỡng/ bệnh viện tư nhân. (Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2009). Mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị tính chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2005 là 17,7 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân (TCTK, 2011). Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế cần phải xử lý. 5.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược (Bảng 5.1). (*) Không tính số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe Nguồn: TCTK, 2011 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 84 5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế. Loại CTR Nguồn tạo thành Chất thải sinh hoạt Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói.. Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân.. Chất thải bị nhiễm bẩn Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà... Chất thải đặc biệt Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược... từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược Bảng 5.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế Bảng 5.2. Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 Ghi chú: (*) Số liệu năm 2006; (**) Số liệu năm 2007 Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường địa phương 2006-2010, Sở TN&MT các địa phương, 2010 Loại đô thị Tỉnh/Tp. Lượng CTR y tế (tấn/năm) Loại đô thị Tỉnh/Tp. Lượng CTR y tế (tấn/năm) Loại đô thị Tỉnh/Tp. Lượng CTR y tế (tấn/năm) Tỉnh có đô thị loại I Đắk Lắk 276,3 Tỉnh có đô thị loại III Bạc Liêu 134,8 Tỉnh có đô thị loại III Quảng Trị 272,116 Khánh Hòa 365 Bình Dương 1.241 Sóc Trăng 266,7 Lâm Đồng 209,3 Điện Biên 79,1 Sơn La 175 Nam Định 488 Hà Giang 405 Trà Vinh 400 (**) Nghệ An 187,6 Hà Nam 967 Vĩnh Long 340,26 Tỉnh có đô thị loại II An Giang 320,1 Hậu Giang 634,8 (*) Yên Bái 108,542 Cà Mau 159,5 Kiên Giang 642,4 Đô thị loại đặc biệt Hà Nội ~5000 Đồng Nai 430,8 Long An 369 Tp. Hồ Chí Minh 2800(**) Phú Thọ 126,54 Quảng Nam 602,25 Chương 5: Chất thải rắn y tế 85 Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm 2009, tổng lượng CTR y tế phát sinh trong 1 ngày là 31,68 tấn, trung bình là 1,53 kg/giường/ ngày. Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao nhất là bệnh viện Chợ Rẫy 3,72 kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương và bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày. Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng... (Bảng 5.3). Biểu đồ 5.2. Gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 2005 - 2009 Nguồn: Sở TN&MT các địa phương, 2010 Khoa Tổng lượng chất thải phát sinh (kg/giường/ngày) Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường/ngày) BV TW BV Tỉnh BV Huyện Trung bình BV TW BV Tỉnh BV Huyện Trung bình Bệnh viện 0,97 0,88 0,73 0,86 0,16 0,14 0,11 0,14 Khoa hồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18 Khoa nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02 Khoa nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02 Khoa ngoại 1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,17 Khoa sản 0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17 Khoa mắt/TMH 0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08 Khoa cận lâm sàng 0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03 Trung bình 0,72 0,7 0,56 0,14 0,13 0,09 Bảng 5.3. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 86 5.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 52% CTR y tế là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại. Biểu đồ 5.3. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa Nguồn: Kết quả điều tra của dự án hợp tác giữa Bộ y tế và WHO, 2009 Phân loại và lưu giữ CTR y tế tại một số bệnh viện Chương 5: Chất thải rắn y tế 87 5.3. PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại...). Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường. Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. Nguồn: Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009 Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ (%) Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33 Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9 Thùng đựng có nắp đậy 58,33 Thùng đựng có ghi nhãn 66,67 Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9 Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 Nguồn: Số liệu thống kê trung bình của Sở Y tế từ kết quả khảo sát 74 bệnh viện Hà Nội năm 2009-2010 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 88 Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo Quy định. Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Các phương thức chuyên chở và vận chuyển CTR y tế tại một số bệnh viện Bảng 5.5.Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về quản lý CTR ở Việt Nam, JICA, tháng 5 - 2011. Loại đô thị Thành phố Số lượng đơn vị trả lời phiếu điều tra Dụng cụ thu gom tại chỗ Lưu trữ chất thải Xe tay Thùng có bánh xe Khác Có điều hoà và thông gió Không có điều hoà và thông gió Phòng chung Không có khu lưu trữ Đô thị loại đặc biệt Hà Nội 61 32 25 15 24 13 15 9 Tp.HCM 51 30 27 7 38 11 1 1 Đô thị loại I Đà Nẵng 20 9 5 6 2 13 2 3 Hải Phòng 17 2 4 11 1 3 8 5 Huế 23 1 14 0 1 5 5 12 Tổng 172 74 75 39 66 45 31 30 Chương 5: Chất thải rắn y tế 89 5.4. XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ THÔNG THƯỜNG CTR y tế không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR tập trung của địa phương. Hoạt động thu hồi và tái chế CTR y tế tại Việt Nam hiện đang thực hiện không theo đúng quy chế quản lý CTR y tế đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính thống thực hiện các hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động y tế ở Việt Nam. Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế CTR y tế không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTR y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu từ chất thải bệnh viện như: chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác; các loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác; một số vật liệu giấy, thuỷ tinh hoàn toàn không có yếu tố nguy hại, có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm. Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán, tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu. Tái chế và tái sử dụng găng tay khám bệnh để bán Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 90 5.5. CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI 5.5.1. Phát sinh chất thải y tế nguy hại Trong CTR y tế, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTNH, do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người. Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An. Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/ giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện K. Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với các CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả và chính xác. Theo số liệu điều tra của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Biểu đồ 5.4. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010 Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010 Bệnh viện đa khoa TW 0,35 0,42 Bệnh viện chuyên khoa TW 0,23-0,29 0,28-0,35 Bệnh viện đa khoa tỉnh 0,29 0,35 Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 0,17-0,29 0,21-0,35 Bệnh viện huyện, ngành 0,17-0,22 0,21-0,28 Bảng 5.6. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại cơ sở y tế khác nhau ĐVT: kg/giường bệnh/ngày Nguồn: Bộ Y tế, 2010 Chương 5: Chất thải rắn y tế 91 Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng thực hiện năm 2009 - 2010, cũng như số liệu tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thành phần CTR y tế tại các nước đang phát triển có thể thấy lượng CTR y tế nguy hại chiếm 22,5%, trong đó phần lớn là CTR lây nhiễm (Biểu đồ 5.5). Do đó, cần xác định hướng xử lý chính là loại bỏ được tính lây nhiễm của chất thải. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận tấn/ngày Tây Nguyên Duyên hải Nam Trung bộ Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Biểu đồ 5.5. Phát sinh chất thải y tế nguy hại tại một số tỉnh, thành phố qua các năm Nguồn: TCMT, 2011 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 92 5.5.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinh CTR y tế nguy hại trên toàn quốc. CTR y tế xử lý không đạt chuẩn (32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý CTR y tế nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố khác hiện được xử lý và tiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành và thu gom xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt tại bệnh viện tỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã. Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử lý chung của thành phố. Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét mức độ xử lý của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở sở trực thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương. Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận hành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không đạt hiệu quả. Khung 5.2. Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng trong cả nước Vùng Đồng bằng sông Hồng có 244 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trong đó 98 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 40%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 63 (chiếm 64%). Đối với các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt, hoặc lò đốt không hoạt động, CTR y tế nguy hại xử lý tập trung tại khu xử lý CTR chung. Có 8/11 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung, số cơ sở y tế cấp địa phương xử lý tại khu xử lý tập trung chiếm 65%. Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam và Vĩnh Phúc 100% CTR y tế xử lý phân tán tại các bệnh viện. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ có 209 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương 93 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm hơn 44%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 42 (chiếm trên 45%). Có 9/15 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Chỉ có 31 cơ sở y tế xử lý tại các khu xử lý CTR chung, tương đương gần 15%. Một số tỉnh đã có khu vực xử lý CTR y tế chung nhưng rất ít cơ sở vận chuyển đến như Cao Bằng, Bắc Kạn Phần lớn CTR y tế ở các tỉnh như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... được xử lý tại chỗ, không đạt yêu cầu. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 236 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trong đó 168 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 50%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 79 (chiếm 47%). Có 12/14 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh; 47% số cơ sở y tế xử lý tại khu xử lý tại khu xử lý CTR tập trung. Đối với bệnh viện tuyến Trung ương tập trung tại Đà Nẵng thì 100% CTR y tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR tại khu xử lý Khánh Sơn. Vùng Tây Nguyên có 32/74 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trang bị lò đốt CTR y tế (43 %), trong đó 23 lò còn hoạt động tốt (chiếm 72%). Với 4/5 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. 38 cơ sở (51%) xử lý tại khu xử lý CTR tập trung. Vùng Đông Nam Bộ có 34/100 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 34%), trong đó có 7 lò đốt hoạt động tốt (20%). Tại Tp. Hồ Chí Minh 100% CTR y tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR của thành phố. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 110/164 cơ sở khám bệnh cấp địa phương (chiếm 67%), số lò đốt hoạt động tốt là 64 lò (58%). Có 10/13 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Với 74 cơ sở (45%) số cơ sở xử lý tại khu xử lý CTR tập trung. Nguồn: Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại đến năm 2025 - Bộ Xây dựng, 2010. Chương 5: Chất thải rắn y tế 93 Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau. Thống kê về tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế của Cục Quản lý Môi trường Y tế (năm 2009) cho thấy, đối với các cơ sở y tế nằm trong danh sách Quyết định 64/2003/ QĐ-TTg thì công tác thu gom, xử lý chất thải y tế đã được quan tâm, đầu tư kinh phí vận hành với các lò đốt chất thải hiện đại, được kiểm soát chất lượng... Với tuyến y tế cấp tỉnh, CTR y tế phần lớn được thuê xử lý (rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó kiểm soát chất lượng), công tác tự xử lý bằng lò đốt chỉ chiếm số lượng không nhiều. Còn với tuyến y tế cấp huyện, công tác xử lý chất thải y tế hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau và khó có thể kiểm soát (Biểu đồ 5.6). Khung 5.3. Công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại ở các thành phố lớn Tại Hà Nội sử dụng lò đốt chất thải y tế DEL- MONEGO công suất 200 kg/h ở Cầu Diễn do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn Hà Nội. Tại Đà Nẵng, sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200 kg/h ở khu xử lý chất thải rắn Khánh Sơn do Công ty Môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn thành phố (CITENCO). Tại Tp. Hồ Chí Minh, sử dụng hai lò đốt HO- VAL công suất 150 kg/h và 300 kg/h đặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty Môi trường thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố. Nguồn: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2010 Biểu đồ 5.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại Nguồn: Cục Khám chữa bệnh; Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 94 Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn. Giá nhiên liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo. Thiếu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, tro, nước thải từ bồn ngưng tụ xử lý khí). Hơn nữa, do chất đốt thường được sử dụng là dầu Diezel nên rất khó đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiệt độ khi vận hành (nhiệt trị của dầu thấp, và bắt buộc phải lưu thông khí khi đốt). Nếu phân loại rác không đúng sẽ gây tốn kém khi đốt cả rác thường, không kiểm soát được khí thải lò đốt, dẫn đến phí xử lý khí thải lớn. Biểu đồ 5.7. Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp Nguồn: Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2009 Khí thải gây ô nhiễm môi trường Minh họa về hạn chế của công nghệ đốt chất thải y tế nguy hại Không kiểm soát được tro thải 79 cơ sở y tế nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg Các cơ sở y tế tuyến tỉnh Các cơ sở y tế tuyến huyện Chương 5: Chất thải rắn y tế 95 Hiện nay có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa chọn thay thế các lò đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm (autoclave) và công nghệ có sử dụng vi sóng. Trong đó, công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay bởi có hiệu quả khử tiệt khuẩn cao và thời gian xử lý nhanh, hiện đang được áp dụng tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu. Định hướng trong tương lai sẽ hạn chế việc sử dụng các lò đốt để xử lý chất thải y tế nguy hại, từng bước thay thế chúng bằng các thiết bị sử dụng công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các phương pháp tiên tiến khác. Áp dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa để xử lý chất thải y tế nguy hại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu - Công suất 20 kg/giờ Chương 5: Chất thải rắn y tế 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_5_8671_126.pdf
Tài liệu liên quan