Tài liệu Chuỗi cung ứng thân thiện: BÀI LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI “ CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN”
LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển vai trò của chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp .Chuỗi cung ứng không chỉ phát triển trên phương diện lí thuyết mà đã gắn kết vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực này chưa nắm bắt rõ và hình dung về chuỗi cung ứng một cách trọn vẹn.Vì vậy nhóm chúng tôi muốn trình bày vấn đề này để các thành viên trong nhóm cũng như những người có liên quan hiểu và có cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng
Sau khi tất cả các qui trình cung ứng không hiệu quả và hàng tồn kho dư thừa đã được loại bỏ bước đi tiếp theo trong kế hoạch cải thiện dây chuyền cung ứng đó xây dựng chuỗi cung ứng thân thiện (Intimate supply chain)
I. ĐỊNH NGHĨA
Dây chuyền cung ứng thân thiện về cơ bản chính là một dạng mới của dây chuyền cung ứng truyền thống, bao gồm toàn bộ các hoạt động đưa vào của công ty từ vi...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuỗi cung ứng thân thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI “ CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN”
LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển vai trò của chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp .Chuỗi cung ứng không chỉ phát triển trên phương diện lí thuyết mà đã gắn kết vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực này chưa nắm bắt rõ và hình dung về chuỗi cung ứng một cách trọn vẹn.Vì vậy nhóm chúng tôi muốn trình bày vấn đề này để các thành viên trong nhóm cũng như những người có liên quan hiểu và có cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng
Sau khi tất cả các qui trình cung ứng không hiệu quả và hàng tồn kho dư thừa đã được loại bỏ bước đi tiếp theo trong kế hoạch cải thiện dây chuyền cung ứng đó xây dựng chuỗi cung ứng thân thiện (Intimate supply chain)
I. ĐỊNH NGHĨA
Dây chuyền cung ứng thân thiện về cơ bản chính là một dạng mới của dây chuyền cung ứng truyền thống, bao gồm toàn bộ các hoạt động đưa vào của công ty từ việc yêu cầu mua hàng , hàng kí gửi của nhà cung ứng cho đến các gian hàng tồn kho an toàn của công ty.
Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng ,SCM cung cấp các giải pháp mà theo đó các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác , thời gian, giúp cho các nhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh phân phối sản phẩm và dịch vụ tới các khách hàng trên thị trường ,SCM cho phép công ty cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung ứng ở cả hai phương mua bán và chia sẽ thông tin lẫn nhau.
II.QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN
Đối với các hoạt động kinh doanh, SCM có vai trò rất quan trọng đến sự thành bại của doanh nghiệp, SCM giải quyết đầu vào lẫn đầu ra một cách hiệu quả, SCM giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận
Có nhiều công ty thành công thành công nhờ biết cách vận dụng có hiệu quả các chiến lược về giải pháp của quản trị chuỗi cung ứng một cách đúng đắn và ngược lại có nhiều công ty gặp khó khăn và dẫn đến thất bại do những quyết định sai lầm như chọn nguồn cung ứng sai chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả.Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp hệ thống SCM càng bước được nâng cao và đòi hỏi phải có chuỗi cung ứng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dây chuyền chuỗi cung ứng ra đời từ đó.
Bản chất của sự ‘thân thiện’ là tạo ra giá trị cho mỗi khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc song chuỗi cung ứng chỉ có thể đạt được thông qua việc theo đuổi những hoạt động thích hợp sau:
-Xây dựng phân đoạn khách hàng
-Thấu hiểu nhu cầu và cơ hội của từng phân đoạn
-Cấu thành nên những giải pháp mua sắm hoàn chỉnh
-Sử dụng công nghệ các công cụ và phương pháp khác nhau để xây dựng và duy trì một mạng lưới cung ứng tập trung vào khách hàng
Nhìn một cách hệ thống những hoạt động này tạo ra một chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm
III.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MỚI HƯỚNG VÀO NHU CẦU
Trong môi trường kinh doanh năng động như hiện nay việc hiểu rõ bản chất lợi thế của chuỗi cung ứng thân thiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình .Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không chỉ về qui mô sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp quan trọng hơn đó là biết lấy khách hàng làm trung tâm.
Vì vậy doanh nghiệp phải luôn xem trọng việc phát triển các danh mục khách hàng và tạo mối quan hệ ngày càng thân thiện với khách hàng bằng cách cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất có thể.
Tại sao việc tập trung vào khách hàng hay lấy khách hàng làm trung tâm lại quan trọng như vậy.Bởi vì xu thế hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp cùng hướng vào một thị trường mục tiêu chung nên việc giành lấy khách hàng ngày càng cam go, quyết liệt.Từ đó tạo ra cho khách hàng một quyền lực nhất định
1. QUYỀN LỰC KHÁCH HÀNG
Khách hàng là người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do đó họ có quyền lựa chọn và đòi hỏi những sản phẩm dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất. Hiện nay với sự phát triển hơn khách hàng không chỉ đòi hỏi về giá cả, chất lượng mà họ còn lựa chọn những công ty cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới nhất, khả năng hoàn thành đơn hàng trong thời gian sớm nhất,dễ tìm kiếm thông tin cũng như liên hệ đặt hàng.
‘Khách hàng là thượng đế’ vì vậy họ bỏ tiền ra thì điều tất nhiên họ phải được đáp ứng tốt nhất.Trong thị trường hiện nay có quá nhiều nhà cung cấp nên khách hàng có sự lựa chọn rất lớn .Nếu doanh nghiệp xem trọng khách hàng cũng như không đáp ứng được những gì họ mong muốn thì doanh nghiệp đó chắc chắn thất bại
2.TOÀN CẦU HÓA
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thế giới hiện nay những mô hình sản xuất cũ trơ nên lạc hậu không còn kịp đáp ứng với sự bùng nổ kinh tế .Vì lẽ đó chúng ta đã thấy sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động logistis, các hoạt động thuê ngoài, hàng hóa trở nên phổ biến hơn khách hàng ngày nay càng có nhiều cơ hội lựa chọn nhiều hơn.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động logistis mà các doanh nghiệp đã mở rộng qui mô ra tầm thế giới, kết hợp với những chi phí thấp đã làm cho nền kinh tế thế giơi phát triển liên tục không ngừng, xu hướng này có tác động không chỉ lên hàng hóa thông thường mà còn lên cả những hàng hóa, dịch vụ có giá trị cao giúp đem lại cho khách hàng một cách phục vụ nhanh chóng va tốt nhất
3.CHUỖI CUNG ỨNG ĐƯỢC NỐI MẠNG
Trong nền kinh tế hiện nay không một doanh nghiệp nào tự đảm bảo cho mình cả đầu vào (thu mua nguyên liệu) cho đến đầu ra (như từng sản phẩm ra thị trường). Nếu làm như vậy sẽ quá tốn kém thời gian và tiền bạc trong khi đó với sự đa dạng hoá sản phẩm nhu cầu thay đổi sản phẩm của khách hàng ngày càng lớn, sự phát triển sản phẩm, thời gian tăng ra thị trường đi cùng với áp lực tăng cường sự đổi mới, áp lực của đối thủ cạnh tranh đã buộc các công ty phải tìm cho mình những đối tác tin cậy cho chuỗi cung ứng. Chính việc liên kết này giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, quy trình làm việc được diễn ra suông sẽ không gián đoạn, mục đích của việc liên kết này không gì khác chính là củng cố năng lục cốt lõi và gia tăng sự thoả mãn khách hàng là với lợi nhuận.
+ Xu hướng chuyển từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế tự phục vụ
Khách hàng càng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ cho mình với sự tham gia ngày càng đa dạng của các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực thị trường thì với thương hiệu công ty nào càng củng cố năng lực cốt lõi của mình thì khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu đó hơn. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay chuỗi cung ứng cần phải thay đổi sự tập trung từ việc sản xuất và phân phối sản phẩm sao cho thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách cao nhất. Ngày nay các công ty muốn thành công, liên tục mở rộng thị trường thì họ phải chuyển sang những giải pháp những chiến lược mới không chỉ đơn thuần là giao dịch với khách hàng mà là quan hệ với khách hàng.
IV. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
Những xu hướng ngày nay chủ yếu hướng vào quyền lực của khách hàng như trên. Điều này sẽ tạo ra một thách thức vô cùng lớn đối với các công ty, doanh nghiệp đang theo đuổi kiểu mô hình kinh doanh truyền thống.
Nếu trước đây một công ty tổ chức sử dụng vốn và tài sản để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều này những công ty phải tính toán các biểu đồ trao đổi tối ưu chi phí hay dịch vụ, doanh số bán sản phẩm, lợi nhuận theo vùng, tỉ lệ doanh thu/ chi phí.
Nhưng với sự bùng nổ kinh tế như hiện nay đòi hỏi chuỗi cung ứng phải được tổ chức xung quanh khách hàng. Lấy khách hàng làm trung tâm làm sao có thể đáp ứng được mọi mong muốn và nhu cầu của khách hàng một cách riêng biệt nhất. Nói tóm lại, yêu cầu ngày nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chuỗi cung ứng thân thiện.
Để làm được điều này một cách tốt nhất các tổ chức cần tiến hành 3 giai đoạn tạo ra giá trị như hình vẽ. Tiếp theo đó sẽ bắt đầu bằng việc chấp nhận các nguyên tắc lean (tinh giản) tiến tới quản trị chuỗi cung ứng thích nghi và sau đó tiến hoá thành chuỗi cung ứng mật thiết.
1. CHUỖI CUNG ỨNG LEAN (TINH GIẢN)
Chuỗi cung ứng lean và các công cụ điều khiển hoạt động cung cấp một nền tảng để xây dựng được chiến lược phân phối có khả năng đáp ứng được những thách thức của môi trường kinh doanh hiện nay. Để xây dựng một chiến lược lean hoàn chỉnh phải đáp ứng được năm yêu cầu sau:
+ Áp lực không ngừng đòi hỏi cải thiện môi trường hiệu quả kinh doanh.
+ Nhu cầu vừa đòi hỏi, vừa giảm giá, vừa cải thiện mạnh mẽ dịch vụ.
+ Áp lực cải thiện lợi nhuận.
+ Yêu cầu giảm chu kì đơn hàng của khách hàng.
+ Nhu cầu thị trường đòi hỏi giảm giá tối đa.
Mục tiêu mà chuỗi cung ứng lean hướng đến là nhằm cung cấp một sản phẩm/dịch vụ đồng thời điểm với chi phí thấp nhất. Để đạt được điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm ra những phương pháp mới nhằm giảm chi phí trong khi vẫn tiếp tục cải thiện năng suất, chất lượng và cốt lõi là làm sao luôn thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
Để đơn giản hoá và cải thiện quy trình chuỗi cung ứng các doanh nghiệp cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau trong chuỗi cung ứng lean.
+ Tạo ra giá trị nhưng giá trị mà doanh nghiệp mang lại phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng làm sao phải ở mức chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, hiệu quả giao hàng tốt nhất.
+ Tối ưu hoá dòng chảy giá trị
Các qui trình sản xuất và hình thành đơn hàng phải được liệt kê, tính toán cẩn thận để có thể loại bỏ những vướng mắt trong quá trình cung ứng nhằm đạt được giá trị cao nhất.
+ Chuyển hoá các qui trình ngắt quãng thành một dòng chảy thông suốt liên tục. Một khi các rào cản và sự lãng phí được loại trừ, mục tiêu tiếp theo là làm cho hàng hoá và dịch vụ vận hành một cách thông suốt không bị ngắt quãng.
+ Kích hoạt mô hình “kéo” theo nhu cầu
Nhu cầu hiện nay chuỗi cung ứng có thể chuyển từ mô hình thúc đẩy cần dự báo sang mô hình cần trực tiếp khách hàng.
+ Hoàn hảo tất cả sản phẩm, qui trình và dịch vụ
Khi mà 4 nguyên tắc trên đã được ứng dụng chuỗi cung ứng có thể tập trung vào việc cải thiện hiệu năng chi phí, chu kỳ và chất lượng.
Nói tóm lại chuỗi cung ứng lean tìm kiếm tạo ra giá trị đáp ứng yêu cầu khách hàng ở mức chi phí thấp nhất thông việc đồng bộ hoà kịp thời nhu cầu sản phẩm dịch vụ với các nhà cung ứng tối ưu. Để đạt được điều này các doanh nghiệp phải nổ lực đáp ứng các thay đổi của khách hàng một cách nhanh chóng và phải linh hoạt (có thể huy động nguồn lực tài sản và phát động chiến lược giá một cách linh động).
Nói cách khác chuỗi cung ứng lean được dùng cho việc cải tiến liên tục con người và qui trình thông qua một chuỗi cung ứng mở rộng.
2. CHUỖI CUNG ỨNG THÍCH NGHI
Mục tiêu của chuỗi cung ứng có hai khía cạnh :
+ Không ngừng loaị bỏ sự lãng phí trong chuỗi cung ứng.
+ Tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
Nhưng với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay cho thấy chuỗi cung ứng lean dễ đổ vỡ bởi những diễn biến thất thường có thể xảy ra những yếu tố đó như: sử dụng nguồn lực duy nhất, vòng đời sản phẩm ngắn lại, mất cân đối công cộng.
Vì vậy để thích nghi các doanh nghiệp phải vượt qua mô hình lean tiến tới một giai đoạn mới đó là quản lý chuỗi cung ứng thích nghi (adaptire SCM).
Chuỗi cung ứng lean chỉ tìm kiếm khả năng đáp ứng và linh hoạt mà không thay đổi cơ cấu của mạng lưới. Trong khi đó chuỗi cung ứng thích nghi có thể tổ chức lại bản thân mình trong việc đáp ứng các biến động như môi trường, luật pháp, bất ổn tài chính.
Một chuỗi cung ứng thích nghi thành công cần theo đuổi không ngừng nghỉ 6 năng lực được thể hiện như sau:
+ Smart Technologis
+ Connectivity anh Networking
+ Operatión Excellence
+ Supply Chain Synchnontation
+ Supply Chain Collaboration
+ Optimization
3. CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN
Nếu trước đây một chuỗi cung ứng được gọi là hoàn chỉnh là nó phải phát triển sản phẩm với chi phí thấp nhất kết hợp với kênh phân phối đa dạng và không ngừng gia tăng doanh số và lợi nhuận. Nhưng thời đại nay đã khác mạng lưới chuỗi cung ứng không chỉ đáp ứng được những yêu cầu trên mà còn phải không ngừng tạo ra giá trị cho khách hàng, kết nối khách hàng và quản lý là cốt lõi của chuỗi cung ứng thân thiện.
Chỗ khác của chuỗi cung ứng thân thiện đó là lấy khách hàng làm trung tâm, chủ động cung cấp những giá trị của giải pháp và sản phẩm dịch vụ tất nhiên ở mức chi phí thấp nhất.
Muốn lấy khách hàng làm trung tâm nghĩa là các kênh phân phối phải được tổ chức xung quanh khách hàng thay vì xoay quanh sản phẩm, dịch vụ. Chuỗi cung ứng thân thiện cho thấy được càng hiểu được nhu cầu của khách hàng thì hiệu quả cho việc xây dựng giá trị càng cao. Điều quan trọng bây giờ là các doanh nghiệp phải làm sao hiểu rõ được vấn đề của khách hàng. Họ muốn những giải pháp đạt được ở mức chi phí thấp nhất với ngân sách và thời gian tối thiểu.
Điểm cốt lõi của chuỗi cung ứng thân thiện không phải là sản phẩm hay dịch vụ mà đó là tạo ra những giá trị cơ bản cho khách hàng. Điều này đồng nghĩa một chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm không bao giờ mang lại cho khách hàng những gì họ cần.
Một chuỗi cung ứng thân thiện là không ngừng nổ lực xác định khách hàng của họ là ai và họ cần gì.
V. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG
Ngày nay thuật ngữ “lấy khách hàng làm trung tâm” trở thành một thuật ngữ phổ biến trong quản trị hiện đại. Trên lý thuyết mạng lưới thúc đẩy nhu cầu có thể đáp ứng được từng khách hàng riêng lẻ. Nhưng không trong thực tế không thể đáp ứng những yêu cầu của từng và tất cả khách hàng. Một trong những bất lợi của mạng lưới thúc đẩy nhu cầu là tất cả yêu cầu của khách hàng của được đưa ra như nhau trong khi đó không phải khách hàng nào cũng mang lại lợi nhuận.
Một chuỗi cung ứng thân thiện xác định hiệu quả mà nó mang lại cho khách hàng ấy. Nó nhìn nhận tất cả các yêu cầu khách hàng như là một yếu tố độc lập và tìm cách khớp các từ tính sản phẩm/dịch vụ với từng giá trị khách hàng. Chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm có một người chịu trách nhiệm về mỗi phân khúc thị trường.
Vì vậy các nhà quản trị phải có kiến thức mật thiết với cái mà khách hàng muốn.
Do không phải khách hàng đều tạo ra lợi nhuận nên việc đầu tiên là tạo ra chuỗi cung ứng thân thuộc để phân khúc khách hàng.
Nhưng làm sao phân khúc khách hàng trong chuỗi cung ứng. Những chiến lược phân khúc truyền thống như phân khúc theo vòng địa lý, doanh số, chi phí, lợi nhuận thường không được hiệu quả một cách tiếp cận hiệu quả hơn là phân khúc khách hàng theo loại giải pháp mà họ muốn. Ví dụ là giá trị khách hàng theo vòng đời (life time customer value – LCV). LCV tính toán lợi nhuận từ khách hàng bằng việc tổng kết doanh thu từ một khách hàng trên một vòng đời của mối quan hệ trừ đi lãi suất và lạm phát.
Nhưng dù sao đi nữa mục tiêu định lượng vẫn là xác định chính xác mỗi phân khúc khách hàng đóng góp vào lợi nhuận cho chuỗi cung ứng.
VI. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG
Việc liên tục đưa ra những giá trị sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn khách hàng không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi việc nghiên cứu và thực thi cẩn trọng . Chúng bao gồm các bước dưới đây:
+ Xác định giá trị cung cấp: Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm xác định hồ sơ giá trị cho mỗi phân khúc khách hàng về dịch vụ, gói sản phẩm/dịch vụ và sự cá biệt hóa.
+ Lên danh mục các giá trị cung cấp. Việc này xây dựng các giải pháp mà khách hàng mong muốn nhất bao gồm thiết kế, chi phí, dịch vụ và chất lượng.
+ Quyết định phạm vi công tác
Quyết định làm các báo cáo năng lực và nguồn lực của chuỗi cung ứng có thể tác hợp giúp tạo ra tìm kiếm và chuyển giao danh mục các giá trị cung cấp.
+ Đảm bảo khách hàng sẵn sàng sử dụng. Trước khi cung cấp các sản phẩm ra thị trường các doanh nghiệp cần phải xác định nguồn khách hàng và phải đảm bảo rằng khách hàng sẽ dùng sản phẩm đó.
+ Phát triển hệ thống thước đo giá trị
Các doanh nghiệp phải xây dựng một thước đo để đo lường hiệu quả của việc tung các danh mục của sản phẩm ra thị trường. Có thước đo này sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả của quá trình thực hiện và từ đó sẽ có những kế hoạch tiếp theo.
VII. KIẾN TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN
Sau khi tất cả các quy trình đã được xác định doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng thân thiện gồm 5 bước sau:
Tạo môi trường thay đổi về văn hoá.
Việc chuyển từ chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm sang chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn về văn hoá. Khi đó sẽ dẫn đến những khó chịu của các đối tác, vì vậy để tăng giá trị cho khách hàng thì bắt buộc các đối tác trong và ngoài doanh nghiệp phải có cái nhìn thống nhất về những tiêu chuẩn cốt lõi trong quá trình chuỗi cung ứng.
Liên tục đánh giá các phương án khách hàng.
Mỗi một phân khúc khách hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược riêng cho phù hợp. Vì vậy cần phải liên tục xác định giá trị cho mỗi phân khúc ấy. Có được như vậy thì các doanh nghiệp mới phát triển được thị trường, cải thiện quan hệ khách hàng và không ngừng nâng cao lợi nhuận.
3. Xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng mật thiết.
Từ việc liên tục đánh giá các phân khúc khách hàng sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra một bản đồ về phân khúc khách hàng và các yếu tố chính như giá trị sự thoả mãn và sự trung thành của khách hàng để từ đó tạo cho khách hàng một giá trị cao nhất.
4. Ứng dụng công nghệ
Song song với việc đánh giá xây dựng bản đồ chuỗi công ứng thì các giải pháp về công nghệ như Marketting, truyền thông quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), công cụ quản lý dịch vụ, các hợp đồng, chương trình dự báo và bổ sung sản phẩm (CPFR) tạo mối quan hệ đối tác (PRM).
5. Giám sát, đo lường, tinh lọc
Nhiệm vụ quan trọng của chuỗi cung ứng thân thiện là xác định các thước đo giá trị khách hàng. Vì vậy phải thường xuyên giám sát nhu cầu mong muốn của khách hàng để từ đó có những chiến lược phù hợp.
VIII. LỢI ÍCH CHUỖI CUNG ỨNG THÂN THIỆN
Từ chổ thay đổi quan điểm lấy sản phẩm làm trung tâm chuyển sang lấy khách hàng làm trung tâm đã làm cho các doanh nghiệp có sự khác biệt rõ rệt với đối thủ cạnh tranh. Những lợi ích mà chuỗi cung ứng này mang lại được thể hiện trên hai lĩnh vực.
+ Hiệu quả tài chính
Chính cách thay đổi này đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng giúp khách hàng liên tục tạo lòng tin với doanh nghiệp vì vậy thu hút được khách hàng nhiều hơn, không ngừng nâng cao lợi nhuận.
+ Lợi thế cạnh tranh
Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính chuỗi cung ứng thân thiện có thể cải thiện được vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày nay. Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp luôn đáp ứng được sự thay đổi của khách hàng một cách nhanh nhất. Họ luôn biết cách chia khách hàng theo những thuộc tính nhất định và sau đó xây dựng mô hình sản phẩm dịch vụ mà theo dó tất cả các khách hàng được đối sử giống nhau.
IX. KẾT LUẬN
Tóm lại chuỗi cung ứng thân thiện là bước phát triển của chuỗi cung ứng truyền thông. Nó giúp cho nhà quản trị chuỗi cung ứng được hoàn thiện và phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Chuỗi cung ứng thân thiện là một trong những mục tiêu chiến lược cần đạt được của các doanh nghiệp, với xu thế hiện nay thì chuỗi cung ứng thân thiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cung ứng. Vì vậy các doanh nghiệp cần nhận thức và hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng thân thiện để áp dụng một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom9a_bluan_5684.doc