Chuỗi cung ứng nông sản: Bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia TPP

Tài liệu Chuỗi cung ứng nông sản: Bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia TPP: 80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN: BƯỚC ĐI CẦN THIẾT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA TPP Từ Minh Thiện* TÓM TẮT Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tên tiếng Anh: “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt: TTP, là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được coi như một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2 với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia...), TPP trở thành khu vực kinh tế hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Chuỗi cung ứng nông sản, bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia TPP. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giá phân tích lợi điểm và đưa ra một số mô hình ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP. Từ khóa: TPP, chuỗi cung ứng nông sản, lợi điểm, mô hình ứng dụng AGRICULTURAL SUPPLY CHAIN: THE NECESSARY STEPS FOR...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuỗi cung ứng nông sản: Bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia TPP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN: BƯỚC ĐI CẦN THIẾT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA TPP Từ Minh Thiện* TÓM TẮT Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tên tiếng Anh: “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt: TTP, là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được coi như một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2 với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia...), TPP trở thành khu vực kinh tế hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Chuỗi cung ứng nông sản, bước đi cần thiết để Việt Nam tham gia TPP. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giá phân tích lợi điểm và đưa ra một số mô hình ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP. Từ khóa: TPP, chuỗi cung ứng nông sản, lợi điểm, mô hình ứng dụng AGRICULTURAL SUPPLY CHAIN: THE NECESSARY STEPS FOR VIETNAM TO JOIN TPP ABSTRACT Trans-Pacific Partnership, the English name “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, abbreviated: TTP, is a free trade agreement more parties, regarded as a trade agreement free trade 2nd generation with an aim to establish common ground for liberal countries in Asia - Pacific. With the participation of the largest economies in the world (such as the US, Japan, Australia ...), TPP become more economical region 790 million, contributing 40% of GDP and accounts for 1/3 of injuries global trade. Agricultural supply chain, a necessary step for Vietnam to join the TPP. In the framework of this paper, the authors analyze the advantages and give some models for agricultural applications Vietnam joining the TPP. Keywords: TPP, Agricultural supply chain, advantages, application model. * ThS. Ban quản lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TPHCM (AHTP). ĐT: 0913 914400. Email: thientuminh@yahoo.com 81 Chuỗi cung ứng . . . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lần đầu tiên, TPP có 4 nước: Singapore, Chile, Newzealand, Brunei ký Hiệp định này vào ngày 3/6/2005 và có hiệu lực ngày 28/5/2006. Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia đàm phán TPP, sau đó tháng 11/2008 các nước Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia, tiếp đến là Canada tham gia vào tháng 10/2012 và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013. Việt Nam đã tuyên bố tham gia TPP với tư cách là thành viên đầy đủ từ ngày 13/11/2010. Như vậy, đến thời điểm này, TPP gồm 12 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thoả thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hoá, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng... TPP nhắm đến việc cắt giảm thuế quan tại các nước và đặt tiêu chuẩn chung cho các vấn đề khác. Hiện nay, thỏa thuận thuế quan đối với các hàng hóa nhạy cảm là thách thức lớn nhất cho việc đạt được thỏa thuận chung giữa 12 nước tham gia đàm phán TPP. Nếu như Hiệp định WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại”, các nước muốn Việt Nam mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam. Tác động của TPP đến những nước có mức phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Trong nhiều nghiên cứu định lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn từ TPP (phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % từ TPP, riêng Việt Nam khoảng 5%). Bên cạnh đó, trong số 11 đối tác đang đàm phán với Việt Nam, hiện có 7 đối tác có quan hệ thương mại tự do với nước ta; 4 đối tác còn lại (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru), chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu của Việt Nam sẽ mở rộng ở 4 thị trường này. Việt Nam sẽ là một trong những nước có nhiều lợi ích khi gia nhập TPP vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác. TPP sẽ tạo ra một cơ hội rất lớn cho các quốc gia thành viên hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; gia tăng hàng hóa xuất khẩu cũng như gia tăng GDP của quốc gia. Dưới con mắt các chuyên gia kinh tế kỳ cựu tham gia các cuộc đàm phán, hoặc quan sát các hiệp định, TPP mang lại những kỳ vọng lớn cho nền kinh tế nước nhà, bởi có phạm vi rộng hơn nhiều so với WTO. Theo nghiên cứu của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN), VN có thể có thêm 64 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng 13% nhờ quy mô xuất khẩu sẽ tăng 37% trong TPP. TPP có thể giúp VN đảo ngược tình thế nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Đặc biệt, liên quan đến thể chế, TPP tạo áp lực cho khu vực DNNN, vốn bị coi là trì trệ, nhiều yếu kém phải thay đổi và 82 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Mọi sự hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp đối với DNNN đều phải theo quy định trong TPP (VietNamNet, ngày 6/10). Tuy nhiên, TPP cũng đặt ra không ít thách thức. Việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cả trong thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ sụt giảm mạnh hoặc mất luôn cả thị phần trong nước. Nguy cơ này đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập, đó là nông dân. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nếu như trong năm 2001 chúng ta mới phải nhập khẩu 0,5 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi này thì năm 2011 lên tới 2,7-2,8 triệu tấn. Năm 2013, theo số liệu của Bộ NN&PTNT, nếu tính cả lượng nhập khẩu bắp, đậu nành và lúa mì Việt Nam đã chi ra trên 4 tỉ USD nhập thức ăn chăn nuôi và các loại nguyên liệu. Nhiều loại cây trồng nội địa như đậu nành, ca cao, mía... sẽ có nguy cơ biến mất khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại. Đánh giá mang tính định tính cho thấy ngành hàng trong nước có thể gặp khó khăn là ngành nông nghiệp với các mặt hàng thịt gà , heo, bò là ngành lợi thế của Hoa Kỳ hoặc mặt hàng đường là thế mạnh của Australia thì các ngành hàng tương ứng của ta cũng có thể gặp khó khăn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi hiệp định TPP chính thức được thông qua, cần có sự đồng bộ trong đề xuất và thực hiện các giải pháp cũng như sự quyết tâm và cộng lực của cả bộ máy quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản, một trong những điểm yếu của chúng ta khi hội nhập kinh tế thế giới và cũng là điểm mấu chốt quan trọng để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế thế giới và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, Chuỗi là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing đến bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Chuỗi là yếu tố làm phẳng thế giới (Thomas Friedman trong “thế giới phẳng”). Xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa và tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu là giải pháp hữu hiệu để tái cấu trúc nền kinh tế nước ta thành công. Tham gia chuỗi là hàng loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng, nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó, sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng với việc xây dựng chuỗi giá trị, sự phân khúc chuỗi giá trị, các rủi ro trong chuỗi cung ứng không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều ở nước ta và trong thời gian qua, vẫn là vấn đề cần phải được phân tích, nhìn nhận và ứng dụng trong điều kiện nước ta dưới góc nhìn của những nhà điều hành doanh nghiệp lẫn các nhà hoạch định chính sách. Đối với Việt Nam chúng ta, tiềm năng 83 Chuỗi cung ứng . . . sản xuất trong nước còn lớn, thị trường tiêu thụ với hơn 86 triệu dân với sức mua cao hết sức hấp dẫn, nguồn nhân lực dồi dào. Chúng ta nên suy nghĩ sâu hơn về chuỗi cung ứng để tìm được lợi thế và vị trí của mình trong bàn cờ của thế giới. 2. LỢI ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM y Kết hợp được ưu thế và sở trường của các nhân tố tham gia trong chuỗi y Chia sẻ được trách nhiệm, rủi ro và quyền lợi. y Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm và năng lực cung ứng. y Tạo sự an tâm cho các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng Và để nước ta có thể chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể phát triển chiều rộng và chiều sâu cluster (cụm liên hoán). Trong chế biến nông sản do bên mua nắm thế chủ động, ngày càng có khả năng bên mua quy định tiêu chuẩn cho cả chuỗi. Ví dụ: CT group của Thái Lan, họ chuyển từ sản xuất sang bán lẻ, do bị chuỗi bán lẻ đặt ra các quy định và họ đang thử nghiệm để nâng cao chất lượng và giá trị của chuỗi cung ứng. Còn trong công nghệ chế biến thực phẩm và nông sản, Việt Nam chúng ta đã đạt tiến bộ trong ngành chế biến nông sản, tuy nhiên, cần đạt đến mức độ phát triển chiều sâu trong ngành chế biến và liên kết chặt chẽ để sản xuất ra sản phẩm, không chỉ về giá mà còn đáp ứng kịp thời, đều đặn về số lượng và đáng tin cậy về chất lượng, an toản vệ sinh thực phẩm. Việt Nam có thể trở thành nhà cung ứng nông sản đã chế biến quan trọng cho thế giới. Các tỉnh Việt Nam nằm nhiều ở biển, chúng ta có lợi thế rất lớn dễ xuất khẩu bằng đường biển. Ở Trung Quốc, các tỉnh trong lục địa phát triển chậm, sau khi chi phí các tỉnh ở biển tăng lên, người ta mới phát triển sâu vào nội địa. 3. ĐỀ XUẤT CHO MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Dựa vào mô hình ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi mạn phép đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam khi tham gia TPP như sau: 3.1. Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch Trước mắt, cần khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản tại các chợ đầu mối nông sản. Hệ thống sơ chế, chế biến và kho bảo quản này phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn HACCP hoặc BRC. Đây sẽ là nơi tập trung thu mua, phân loại, chế biến và phân phối nông sản phục vụ cho xuất khẩu lẫn nội tiêu. Về mặt vĩ mô, cần nhập khẩu cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về một số công nghệ, chất bảo quản sau thu hoạch của các nước có nền nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến như: Mỹ, Úc, Canada để chuyển giao cho các doanh nghiệp chuyên về bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm khắc phục ngay điểm yếu của ngành chế biến nông sản và nâng cao khả năng xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước TPP. 3.2. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm Đây là hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sử dụng khá rộng rãi tại các nước phát triển với mục đích: y Tuân thủ các qui định, các luật lệ của các nước nhập khẩu, các tổ chức phân phối tại các nước phát triển y Để tăng hình ảnh công ty theo hướng phát triển bền vững, minh bạch và hướng về khách hàng. y Giải đáp nhanh và đạt độ tin cậy khi có bất kỳ sự cố nào có liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng y Đáp ứng yêu cầu của các đối tác, cả thượng nguồn và hạ nguồn y Được xem như là một công cụ có hiệu quả trong nỗ lực chống khủng bố sinh học. Hệ thống này cho biết nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, cách thức sản phẩm được sản xuất ra cũng như đường đi của sản phẩm từ đồng ruộng đến bàn ăn của người tiêu dùng. Hệ thống này tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi mua sắm sản phẩm, giúp các thành viên kiểm tra các khâu trong chuỗi cung ứng, đề phòng và phát hiện các rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu vận hành của chuỗi. 85 Chuỗi cung ứng . . . 3.3. Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân lực đáp ứng sự thay đổi của thị trường và yêu cầu của khách hàng: Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong chuỗi cung ứng, cần xây dựng đội ngũ nhân viên có kỹ năng xúc tiến thương mại và ngoại ngữ để chủ động trong việc tiếp xúc khách hàng và tiến hành các hoạt động giao dịch. Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất thông qua việc đào tạo, tổ chức các lớp chuyên đề về kỹ năng xuất nhập khẩu, làm ăn với thị trường mục tiêu của các nước, kỹ năng bán hàng; nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng; dự đoán xu hướng tiêu dùng, cho các đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu, các hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản, các nhà vườn, Các lớp này cần đi sâu vào thực tiễn và có thể ứng dụng ngay trong công việc của các doanh nghiệp. Ngoài ra, kỹ năng về ngoại ngữ và hiểu biết về luật pháp của các thị trường mục tiêu cũng là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư khi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang các nước. Tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội ngành hàng trong nước, các hiệp hội ngành hàng ở khu vực và thế giới để học hỏi kinh nghiệm thông qua tham vấn, tham quan, trao dồi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng. Hoạt động này cần được sự chủ động và hỗ trợ tích cực từ các đơn vị xúc tiến thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các buổi kết nối, các chuyến đi xúc tiến thương mại Sử dụng mạng lưới chuyên gia và cộng tác viên, sử dụng các chuyên gia tình nguyện từ các tổ chức quốc tế (Nhật, Hà Lan) để tranh thủ học hỏi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của họ trong quá trình cùng làm việc với nhau. Chính phủ của các nước này sẽ hỗ trợ chuyên gia tiền vé máy bay và thù lao khi qua công tác ở Việt Nam, còn đơn vị mời sẽ chịu chi phí ăn, ở, đi lại trong nội địa cho chuyên gia theo như tiêu chuẩn của đơn vị ở Việt Nam. Để việc sử dụng nguồn chất xám này một cách có hiệu quả, cần có sự chuẩn bị chu đáo về vấn đề vướng mắc đang gặp phải hoặc vấn đề mà doanh nghiệp cần có thêm sự hỗ trợ để phát huy hơn nữa, vấn đề nhân sự giao tiếp với chuyên gia và nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm từ phía bạn. Riêng tổ chức PUM, hàng năm đã hỗ trợ khoảng 60 dự án tại Việt Nam. 3.4. Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước Tính bền vững và ổn định của chuỗi chỉ có thể đạt được trên cơ sở chuỗi liên kết đó có được hoặc quan hệ tốt hệ thống phân phối hoặc có được thị trường tiêu thụ ổn định. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực thâm nhập, tiếp cận, mở rộng các kênh phân phối sản phẩm, tìm người đại diện bán hàng tốt vào thị trường xuất khẩu, tổ chức tốt hệ thống phân phối sản phẩm đặc biệt là hệ thống bán lẻ, tăng cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các nhà nhập khẩu, giảm bớt việc xuất khẩu qua trung gian gặp gỡ các nhà cung cấp trong nước với các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối các nước; tổ chức các hội chợ quốc tế trong nước hoặc tham gia các hội chợ nước ngoài 3.5. Phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp Cần nghiên cứu và triển khai các chính sách để khuyến khích để xây dựng trung tâm đấu giá nông sản, phát triển lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp nhằm tạo sự an tâm trong người sản xuất cũng như các doanh nghiệp, HTX, ngoài ra, còn tạo thuận lợi cho sự gắn kết của các mắt xích trong chuỗi cung ứng nông sản. 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Người sản xuất nông nghiệp trong nước hiện nay chưa quen với hoạt động bảo hiểm cũng như chưa sẵn lòng chi trả cho dịch vụ này. Vì vậy, việc triển khai nội dung cũng như lợi ích của dịch vụ bảo hiểm cho người sản xuất, doanh nghiệp, HTX thông qua các hội thảo, các lớp tập huấn là điều cần lưu ý song song với việc ban hành các chính sách khuyến khích kêu gọi các tổ chức bảo hiểm tham gia vào dịch vụ này ở Việt Nam. Các doanh nghiệp/ HTX cần nghiên cứu để cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như: y Dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ đầu vào sản xuất, y Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như dịch vụ về vốn sản xuất nông nghiệp, dịch vụ đào tạo, tư vấn kỹ thuật phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, dịch vụ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, y Dịch vụ hỗ trợ đầu ra sản phẩm nông nghiệp như: Dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu nông sản, dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu, dịch vụ tư vấn nhập hàng nông sản, hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm y Dịch vụ tư vấn xúc tiến thương mại như tham dự triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế, tổ chức gặp gỡ giữa người mua – người bán cả trong nước lẫn quốc tế. y Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường và các yêu cầu tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp, đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuê, quyền tác giả (nếu có) 3.6. Xây dựng thương hiệu nông sản: Chiến lược xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự đầu tư thỏa đáng, tính nhất quán, sự bền bĩ và lâu dài. Cần quan tâm đến marketing theo đúng nghĩa (trong đó, lưu ý đến định vị sản phẩm). Cần lưu ý 3 nội dung quan trọng: y Về chất lượng: phải đựơc kiểm soát nghiêm ngặt, mang tính ổn định y Về tính an toàn: phải được kiểm soát với những tiêu chí cho sản phẩm an toàn, được chứng minh y Về thông tin: về nguồn gốc, về sản phẩm, các lợi ích mà người tiêu dùng có thể có được khi sử dụng sản phẩm. Ngôn ngữ thông tin cần rõ ràng, mạch lạc và ngắn gọn Các sản phẩm cần được xây dựng thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, hỗ trợ về công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp chủ lực, các hợp tác xã, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung, vai trò và hoạt động của các chuỗi cung ứng hiện nay của nước ta chưa rõ nét, thị trường hàng hóa nông sản cũng như các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp chưa được phát triển đầy đủ; khả năng tiếp cận các hệ thống bán sỉ, bán lẻ hiện đại cũng như tiếp cận các thị trường xuất khẩu có giá trị gia tăng cao vẫn còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp được ban hành nhưng việc thực thi vẫn còn một số trở ngại như thủ tục vay ưu đãi, thời gian cấp vốnđã làm ảnh hưởng đến ý định đầu tư, mở rộng sản xuất – kinh doanh nông sản của người sản xuất. Các vấn đề này cần được tiếp cận một cách đồng bộ, mới có thể gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng các chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản của Việt Nam trong thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Nhận thức được xu thế phát triển, ý nghĩa và tác động tích cực của chuỗi cung ứng nông sản, các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ, theo nguyên lý vết dầu loang tức làm từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, cần làm tốt và lấy hiệu quả kinh tế làm 87 Chuỗi cung ứng . . . động lực chính chứ không phải chạy theo chủ nghĩa hình thức, phong trào để lấy thành tích. Trong giai đoạn đầu, vai trò nhà nước cũng như các Viện, trường có ý nghĩa và tác động quan trọng trong việc hình thành và duy trì các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các chính sách, các hỗ trợ kỹ thuật và thị trường. Sau đó, sẽ giảm dần các hỗ trợ về tài chính, chỉ còn các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Để dần dần, các chuỗi sẽ được hình thành và vận hành theo hướng tự giác, dựa trên hiệu quả kinh tế và sự hợp tác tự nguyện giữa các thành viên. Điều này sẽ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta cũng như xu thế phát triển chuỗi cung ứng trên thế giới, giúp nước ta hội nhập nhanh và tốt hơn, tận dụng được nhiều hơn các cơ hội khi tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS Phan Thị Giác Tâm – Đại học Nông Lâm TPHCM, (2008), đề tài “Đánh giá hiệu quả các hệ thống cung ứng rau tại tỉnh Lâm Đồng” [2]. TS Trần Thị Ba - Đại học Cần Thơ, (2008), đề tài “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP” [3]. TS Nguyễn Xuân Minh – Đại học Ngoại thương, 2011, đề tài “Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bến Tre – Tiếp cận từ chuỗi giá trị xuất khẩu” [4]. ThS Từ Minh Thiện, BQL Khu NNCNC TPHCM, (2013), “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Các trang tin điện tử: – Chính phủ Việt Nam Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - hiệp hội các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Hiệp hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh – Câu lạc bộ doanh nhân Sài Gòn - Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam - Hiệp hội lương thực Việt nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf65_8405_2122315.pdf
Tài liệu liên quan