Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (phèn đen, mơ lông, seo gà, cỏ tranh, gừng) – Phạm Thùy Linh

Tài liệu Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (phèn đen, mơ lông, seo gà, cỏ tranh, gừng) – Phạm Thùy Linh: Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 179 CHUẨN HÓA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CỦA BÀI THUỐC CHỮA HỘI CHỨNG LỴ (PHÈN ĐEN, MƠ LÔNG, SEO GÀ, CỎ TRANH, GỪNG) Phạm Thùy Linh*, Đinh Phương Liên, Nông Thị Anh Thư Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), Seo gà (Pteris serrulata L.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dược liệu; quan sát tiêu bản vi phẫu; quan sát tiêu bản bột; định tính bằng các phản ứng hóa học [1], [2]; xác định chất chiết được và mất khối lượng do làm khô theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam IV [2]. Kết quả: Phèn đen có chứa flavonoid, tanin; độ ẩm không được vượt quá 14,5% và chất chiết được không ít hơn 4,3%. Seo gà có chứa flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, đường khử, sterol; độ ẩm không được vượt quá 14,4% và chất chiết được không được ít hơn 1,4%. Mơ lông có c...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (phèn đen, mơ lông, seo gà, cỏ tranh, gừng) – Phạm Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 179 CHUẨN HÓA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CỦA BÀI THUỐC CHỮA HỘI CHỨNG LỴ (PHÈN ĐEN, MƠ LÔNG, SEO GÀ, CỎ TRANH, GỪNG) Phạm Thùy Linh*, Đinh Phương Liên, Nông Thị Anh Thư Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), Seo gà (Pteris serrulata L.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dược liệu; quan sát tiêu bản vi phẫu; quan sát tiêu bản bột; định tính bằng các phản ứng hóa học [1], [2]; xác định chất chiết được và mất khối lượng do làm khô theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam IV [2]. Kết quả: Phèn đen có chứa flavonoid, tanin; độ ẩm không được vượt quá 14,5% và chất chiết được không ít hơn 4,3%. Seo gà có chứa flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, đường khử, sterol; độ ẩm không được vượt quá 14,4% và chất chiết được không được ít hơn 1,4%. Mơ lông có chứa alcaloid, caroten, tinh dầu; độ ẩm không được vượt quá 13,8% và chất chiết được không ít hơn 12,9%. Kết luận: Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen, Seo gà và Mơ lông. Từ khóa: Phèn đen, Seo gà, Mơ lông, hội chứng lỵ, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ (Shigella) gây nên. Trực khuẩn lỵ gây tổn thương đại tràng. Lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc (nổi bật là nhiễm độc thần kinh và tim mạch). Hội chứng lỵ gây ra nhiều tổn thương về mặt tinh thần cho người bệnh. Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thường lành tính, ít có nguy cơ tử vong. Hàng năm có khoảng 140 triệu người mắc, 600.000 người tử vong. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao [6]. Các thuốc tây y để điều trị gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau như kháng sinh, trợ tim, hạ sốt, an thần, giảm đau mà nếu dùng lâu sẽ gây ra nhiều tác dụng. Trong khi đó, nước ta có nguồn dược liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa hội chứng lỵ với ít tác dụng phụ hơn. Do đó việc nghiên cứu vị thuốc điều trị hội chứng lỵ có nguồn gốc dược liệu là cần thiết. Trong Nam dược thần hiệu có ghi chép về bài thuốc điều trị hội chứng lỵ cấp tính với các cây thuốc Nam (rễ Phèn đen 20 g , dây Mơ lông 20 g, toàn cây Seo gà 20 g, rễ Cỏ tranh 20 g, Gừng sống 3 lát) [4] hợp * Tel: 0977 404151, Email: phamlinh1702@gmail.com với thổ nhưỡng của tỉnh Thái Nguyên. Nhưng để từng bước tạo ra một sản phẩm hỗ trợ điều trị từ bài thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu để đánh giá và quản lý chất lượng. Bài thuốc có 2 vị dược liệu (thân rễ Gừng, thân rễ Cỏ tranh) đã có chuyên luận kiểm nghiệm trong Dược điển Việt Nam IV [2]. Thân rễ Cỏ tranh đã được xây dựng các chỉ tiêu: Mô tả, vi phẫu, bột, định tính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid hydrochloric, chất chiết được trong dược liệu [2]. Thân rễ Gừng đã có các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau: Mô tả, vi phẫu, bột, định tính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid hydrochloric, tạp chất, chất chiết được trong dược liệu, định lượng [2]. Rễ Phèn đen và dây Mơ lông chưa có chuyên luận kiểm nghiệm trong Dược điển Việt Nam IV [2]. Toàn cây Seo gà chưa có chuyên luận trong Dược điển Việt Nam IV [2] nhưng đã được nghiên cứu về mặt vi học và hóa học, do đó đã có các chỉ tiêu kiểm nghiệm về vi phẫu, bột, định tính [3]. Phèn đen là cây nhỡ có thể cao 2-4 m, sống lâu năm, cả rễ và vỏ thân đều có tác dụng chữa lỵ [4]. Để bảo tồn dược liệu, đề tài xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của vỏ thân Phèn đen thay cho rễ cây. Nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Chuẩn hóa một số nguyên liệu của bài thuốc chữa hội chứng lỵ (Phèn đen, Mơ lông, Seo gà, Cỏ tranh, Gừng)” Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 180 nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu tiến tới phát triển một sản phẩm từ bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh. Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), Seo gà (Pteris serrulata L.f.), Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vỏ thân cây Phèn đen (Phyllanthus reticulates Poir.), toàn cây Seo gà (Pteris serrulata L.f.), dây Mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên vào tháng 3 năm 2018. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xây dựng một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào - Mô tả: Quan sát ở ánh sáng thường. Mô tả màu sắc, hình dạng, kích thước, thể chất và mùi vị cả 3 dược liệu vỏ thân cây phèn đen, toàn cây seo gà, dây mơ lông. - Vi phẫu: Cắt lát mỏng dược liệu (vỏ thân Phèn đen, lá Mơ lông, thân Mơ lông), tẩy bằng dung dịch javen và acid acetic, nhuộm bằng xanh methylen và đỏ carmin. Quan sát đặc điểm. Chụp ảnh các đặc điểm soi được. - Bột: Thái nhỏ dược liệu (vỏ thân Phèn đen, lá Mơ lông, thân Mơ lông), sấy khô, tán thành dạng bột thô, rây lấy bột mịn. Làm tiêu bản bột bằng phương pháp giọt ép. Quan sát đặc điểm. Chụp ảnh các đặc điểm soi được. - Định tính: Định tính các nhóm hợp chất bằng các phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [1], [2]. - Mất khối lượng do làm khô (MKLDLK): Theo phương pháp ghi trong phụ lục 9.6 – Dược điển Việt Nam IV [2]. - Chất chiết được trong dược liệu: Theo phương pháp ghi trong phụ lục 12.10 - Dược điển Việt Nam IV [2]. Dung môi được chọn để chiết xuất là ethanol. Phương pháp xử ĺ số liệu Kết quả thực nghiệm lưu trữ và tính toán bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL. Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen thu hái tại Thái Nguyên - Mô tả: Dược liệu là những mảnh vỏ hình vành khăn, dài 5-8 cm, rộng 0,5-1,5 cm, dày 1-2 mm. Mặt ngoài màu nâu xám, xù xì; mặt trong màu nâu đến đen, tương đối nhẵn, có vân dọc nhỏ. Chất nhẹ và giòn, dễ bẻ gãy, mặt gãy không phẳng, lớp ngoài màu nâu xám, lớp trong màu đen. Mùi thơm nhẹ, vị hơi chát. Ảnh chụp dược liệu phèn đen được trình bày ở hình 1. Hình 1. Vỏ thân Phèn đen - Vi phẫu: Ảnh chụp vi phẫu dưới kính hiển vi được trình bày ở hình 2. Hình 2. Vi phẫu vỏ thân Phèn đen - Bột: Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần (6); Mảnh mạch (4, 5, 8); Bó sợi (7); Đám tế bào mô cứng (3); Tinh thể calci oxalat (1); Mảnh mô mang tinh thể calci oxalat (2). Ảnh chụp được trình bày ở hình 3. Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 181 Hình 3. Đặc điểm bột của Phèn đen - Định tính: Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết luận: Vỏ thân Phèn đen có chứa flavonoid, tanin. - Mất khối lượng do làm khô: Thí nghiệm được lặp lại 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 1. Kết luận: Độ ẩm không được vượt quá 14,5% (Phụ lục 9.6, 105oC, 5 h). Bảng 1. MKLDLK của vỏ thân Phèn đen STT Khối lượng dược liệu trước khi sấy (g) Khối lượng dược liệu sau khi sấy (g) MKLDLK (%) 1 2,2501 0,3274 14,55 2 2,2501 0,3251 14,45 3 2,2501 0,3218 14,30 4 2,2501 0,3242 14,41 5 2,2501 0,3247 14,43 6 2,2501 0,3272 14,54 Thống kê: 14,45±0,097 (%) (α=0,05) - Chất chiết được trong cồn: Thí nghiệm được lặp lại 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Chất chiết được trong cồn của vỏ thân Phèn đen STT Khối lượng dược liệu (g) MKLDLK (%) Khối lượng cắn sau khi sấy (g) Chất chiết được trong cồn (%) 1 4,0200 14,55 0,0300 4,37 2 4,0200 14,55 0,0302 4,40 3 4,0200 14,55 0,0298 4,34 4 4,0200 14,55 0,0290 4,22 5 4,0200 14,55 0,0301 4,39 6 4,0200 14,55 0,0304 4,42 Thống kê: 4,36±0,076 (%) (α=0,05) Kết luận: Chất chiết được không được ít hơn 4,3%. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Seo gà thu hái tại Thái Nguyên - Mô tả: Dược liệu là toàn cây Seo gà được cắt thành từng đoạn dài 9-12 cm. Thân rễ nhỏ, cứng, cong queo, màu nâu đen, dài 2,0 -8,5 cm, mọc bò mang 1 đoạn cuống lá màu xanh nhạt, dài 3-7 cm. Đoạn cuống (mang lá) dài 11-12 cm. Lá mọc thẳng từ thân rễ, chia thùy lông chim lẻ, gân lá rõ, cuống lá dài, có 2 loại: Lá sinh sản và lá không sinh sản. Phiến lá không sinh sản ngắn, phiến lá dài 3-9 cm, màu xanh nhạt, các thùy to nhỏ không đều, mọc đối nhau, mép hơi khía răng cưa có đầu tròn, riêng thùy tận cùng thuôn dài hình mũi nhọn. Phiến lá sinh sản màu xanh nhạt, dài từ 2,5-11 cm, gồm các thùy hình dài thuôn uốn éo, mọc đối, đầu nhọn hoắt. Hai bên mép lá sinh sản gập lại mang cơ quan sinh sản là ổ túi bào tử dày đặc gồm nhiều túi bào tử. Túi bào tử màu nâu đỏ. Mùi thơm nhẹ. Vị ngọt, hơi đắng. Ảnh chụp dược liệu được trình bày ở hình 4. Hình 4. Seo gà - Định tính: Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết luận: Toàn cây Seo gà có chứa flavonoid, coumarin, sterol, đường khử, acid hữu cơ. Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 182 - Mất khối lượng do làm khô: Thí nghiệm được lặp lại 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Mất khối lượng do làm khô của Seo gà STT Khối lượng dược liệu trước khi sấy (g) Khối lượng dược liệu sau khi sấy (g) MKLDLK (%) 1 2,0902 0,2968 14,20 2 2,0902 0,2989 14,30 3 2,0902 0,2972 14,22 4 2,0902 0,2949 14,11 5 2,0902 0,2953 14,13 6 2,0902 0,2999 14,35 Thống kê: 14,22±0,098 (%) (α=0,05) Kết luận: Không quá 14,4 % (Phụ lục 9.6, 105oC, 5 h). - Chất chiết được trong cồn: Lặp lại thí nghiệm 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4. Chất chiết được trong cồn của Seo gà STT Khối lượng dược liệu (g) MKLDLK (%) Khối lượng cắn sau khi sấy (g) Chất chiết được trong cồn (%) 1 4,0000 14,20 0,0100 1,46 2 4,0000 14,20 0,0103 1,50 3 4,0000 14,20 0,0105 1,53 4 4,0000 14,20 0,0098 1,43 5 4,0000 14,20 0,0095 1,38 6 4,0000 14,20 0,0101 1,47 Thống kê: 1,46±0,055 (%) (α=0,05) Kết luận: Chất chiết được không được ít hơn 1,4%. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Mơ lông thu hái tại Thái Nguyên - Mô tả: Đoạn thân hình trụ dài 7 - 9 cm, thân non hơi dẹt, sau tròn, mầu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5 - 10 cm, rộng 2 - 4 cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, mặt trên mầu lục, mặt dưới màu tím, gân lá hình lông chim, rõ ở mặt trên; cuống lá dài 1 - 3 cm; lá kèm hình tam giác dài 2 - 3 mm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá tươi vò nát có mùi hôi khó ngửi. Lá khô có mùi thơm nhẹ. Dược liệu khô khi giã nát có mùi hắc. Vị đắng, hơi chát. Ảnh chụp được trình bày trong hình 5. Hình 5. Dây Mơ lông - Vi phẫu: + Vi phẫu thân: Ảnh chụp được trình bày trong hình 6. Hình 6. Vi phẫu thân Mơ lông + Vi phẫu lá: Phần gân chính: Ảnh chụp được trình bày trong hình 7. Phần phiến lá: Ảnh chụp được trình bày trong hình 8. Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 183 Hình 7. Vi phẫu lá Mơ lông (phần gân chính) Hình 8. Vi phẫu lá Mơ lông (phần phiến lá) - Bột: + Thân: Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở (1, 2); Mảnh mô mềm (8); Mảnh mô dày (6); Mảnh mạch (4, 5); Bó sợi (7). Ảnh chụp được trình bày trong hình 9. + Lá: Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu song bào (1, 2); Mảnh biểu bì mang lông che chở (3); Lông che chở (4, 5); Mảnh mô mềm (6). Ảnh chụp được trình bày trong hình 10. Hình 9. Đặc điểm bột của thân Mơ lông Hình 10. Đặc điểm bột của lá Mơ lông - Định tính: Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết luận: Trong Mơ lông có chứa alcaloid, caroten và tinh dầu. - Mất khối lượng do làm khô: Thí nghiệm được lặp lại 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Mất khối lượng do làm khô của dược liệu Mơ lông STT Khối lượng dược liệu trước khi sấy (g) Khối lượng dược liệu sau khi sấy (g) MKLDLK (%) 1 2,2500 1,9400 13,78 2 2,2500 1,9424 13,67 3 2,2500 1,9411 13,73 4 2,2500 1,9454 13,54 5 2,2500 1,9424 13,67 6 2,2500 1,9445 13,58 Thống kê: 13,66±0,094 (%) (α=0,05) Kết luận: Không quá 13,8 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105oC, 5 h). - Chất chiết được trong cồn: Lặp lại thí nghiệm 6 lần. Kết quả được thể hiện trong bảng 6. Bảng 6. Chất chiết được trong cồn của dược liệu Mơ lông STT Khối lượng dược liệu (g) MKLDLK (%) Khối lượng cắn sau khi sấy (g) Chất chiết được trong cồn (%) 1 4,0000 13,78 0,0901 13,06 2 4,0000 13,78 0,0906 13,13 3 4,0000 13,78 0,0892 12,93 4 4,0000 13,78 0,0905 13,12 5 4,0000 13,78 0,0907 13,15 6 4,0000 13,78 0,0904 13,11 Thống kê: 13,08± 0,085 (%) (α=0,05) Kết luận: Chất chiết được không được thấp hơn 12,9%. Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 184 BÀN LUẬN Về nguyên liệu của bài thuốc Kế tục lời dạy của Danh y Tuệ Tĩnh “Nam dược trị Nam nhân”, nhóm nghiên cứu với mong muốn tìm kiếm bài thuốc Y học cổ truyền mà trong đó nguyên liệu dùng trong bài thuốc đều có nguồn gốc từ các cây thuốc có sẵn ở Việt Nam. Nếu làm được điều đó, chúng ta không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, việc chủ động về nguồn nguyên liệu còn giúp chúng ta dễ kiểm soát về loài thực vật và chất lượng dược liệu. Trong quá trình đọc tài liệu, nhóm nghiên cứu đã may mắn tìm được bài thuốc chữa hội chứng lỵ với 5 dược liệu đều được thu hái từ các cây thuốc sinh trưởng tốt tại Thái Nguyên, từ đó có thể phát triển bài thuốc thành sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dưới dạng cao, tiện sử dụng và hứa hẹn có thể tạo ra kinh tế cho người dân địa phương. Hiện nay, ngành Dược đang cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Chính vì vậy, đề tài đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm các vị thuốc trong bài thuốc. Về xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Phèn đen Phèn đen có vị chát có thể là do trong dược liệu này có chứa tanin. Vi phẫu của Phèn đen đặc trưng cho cấu tạo giải phẫu thân cấp 2 của lớp Ngọc lan. Các đặc điểm bột dược liệu cũng là các đặc điểm thường thấy khi quan sát cấu tạo vỏ thân cấp 2. Các kết quả định tính có chứa flavonoid và tanin phù hợp với tài liệu đã viết về Phèn đen. Nếu có thêm chất chuẩn sẽ giúp dùng sắc ký lớp mỏng để xác định các chất cụ thể trong Phèn đen thay vì xác định nhóm chất. Lượng chất chiết được trong dịch chiết cồn là 4,36%, có thể thấy trong Phèn đen không chứa nhiều chất ít phân cực mà chủ yếu là các chất phân cực, chất ít phân cực ở đây có thể là các flavonoid. Về xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Seo gà Do Seo gà được thu hái vào mùa sinh sản nên có thể thấy túi bào tử ở mặt sau lá. Vi phẫu và bột dược liệu đã được báo cáo trong luận án tiến sĩ trước đó nên đề tài đã không xây dựng lặp lại các chỉ tiêu này. Seo gà trong đề tài được thu hái tại Thái Nguyên, có thể thành phần hóa học sẽ khác so với Seo gà được thu hái tại Ba Vì – Hà Nội được nhắc đến trong luận án tiến sĩ trước đó, nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành định tính lại mẫu dược liệu thu hái được. Các kết quả định tính hoàn toàn trùng khớp với luận án này. Lượng chất chiết được trong dịch chiết cồn là 1,46%, đây là 1 tỷ lệ rất thấp, có thể thấy trong Seo gà không chứa nhiều chất ít phân cực mà chủ yếu là các chất phân cực. Điều này phù hợp với kết quả định tính. Vì từ định tính có thể cho thấy trong Seo gà có chứa đường khử, sterol, acid hữu cơ là các chất tan tốt trong nước hoặc dung môi phân cực. Chất chiết được trong cồn có thể là các chất ít phân cực như flavonoid hoặc coumarin. Về xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Mơ lông Vi phẫu của thân và lá mơ lông đặc trưng cho cấu tạo giải phẫu cấp 1 của thân và lá cây. Ở lá cây, phần thịt lá có cấu tạo đồng thể chỉ gồm một thứ mô khuyết. Bột dược liệu cũng gồm các đặc điểm thường quan sát được dưới kính hiển vi của lá và thân cây cấp 1. Lượng chất chiết được trong dịch chiết cồn là 13,08%. Điều đó cho thấy lượng các chất ít phân cực trong Mơ lông tương đối nhiều. Dựa theo kết quả định tính có thể thấy trong Mơ lông nhiều chất ít phân cực như tinh dầu hay caroten. Đề tài lựa chọn phương pháp chiết lạnh mặc dù sẽ mất thời gian nhiều hơn phương pháp chiết nóng, nhưng bên cạnh đấy sẽ bảo vệ được hoạt chất dưới tác động của nhiệt. Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chuẩn hóa bài thuốc chữa hội chứng lỵ (Phèn đen, Mơ lông, Seo gà, Gừng, Cỏ tranh) từ các cây thuốc thu hái tại Thái Nguyên. Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 179 - 185 185 KẾT LUẬN - Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Phèn đen: Mô tả, vi phẫu, bột, định tính, MKLDLK không được vượt quá 14,5%, chất chiết được trong dược liệu không được ít hơn 4,3%. - Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Seo gà: Mô tả, định tính, MKLDLK không được vượt quá 14,4%, chất chiết được trong dược liệu không được ít hơn 1,4%. - Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Mơ lông: Mô tả, vi phẫu, bột, định tính, MKLDLK không được vượt quá 13,8%, chất chiết được trong dược liệu không được ít hơn 12,9%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội. 3. Nguyễn Duy Chí (2016), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Cỏ seo gà (Pteris multifida Poir.) thu hái tại Ba Vì, Hà Nội, Luận án tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 5. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - tập II, Nxb khoa học và kỹ thuật. 6. giang-chuyen-nganh/truyen-nhiem/benh-ly-truc- khuan/732/. ABSTRACT STUDY OF STANDARDIZING SOME MATERIALS OF REMEDY TREATMENTING DYSENTERY (Phyllanthus reticulates Poir., Paederia foetida L., Pteris serrulata L.f, Imperata cylindrica (L.) Beauv., Zingiber officinale L.) Pham Thuy Linh * , Dinh Phuong Lien, Nong Thi Anh Thu TNU - University of Medicine and Phamarcy Objectives: To build the standards of Phyllanthus reticulates Poir., Pteris serrulata L.f. and Paederia foetida L. harvested in Thai Nguyen. Methods: Describe the pharmaceuticals; Observe the microsurgery; Examine the templates of powder; Identify compound groups by chemical reactions; Determine of extractives and moisture by method described in Pharmacopoeia IV. Results: Phen den contains flavonoids, tannins; The moisture should not exceed 14.5%; The extractives should not be less than 4.3%. Seo ga contains flavonoids, coumarins, organic acids, reducing sugar, sterol; The moisture should not exceed 14.4%; The extractives should not be less than 1.4%. Mo long contains alkaloids, carotene, essence; The moisture should not exceed 13.8%; The extractives should not be less than 12.9%. Conclusions: Have built some standards of Phen den, Seo ga, Mo long. Keywords: Phyllanthus reticulates Poir., Pteris serrulata L.f, Paederia foetida L., dysentery, Thai Nguyen. Ngày nhận bài: 24/10/2018; Ngày phản biện: 29/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018 * Tel: 0977 404151, Email: phamlinh1702@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuan_hoa_mot_so_nguyen_lieu_cua_bai_thuoc_chua_hoi_chung_ly.pdf
Tài liệu liên quan