Tài liệu Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide và bài học kinh nghiệm cho giáo dục Đại học Việt Nam: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0034
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 91-97
This paper is available online at
CHUẨN ĐỐI SÁNH (BENMARKING) Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ADELAIDE
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Vũ Thị Hồng
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến thực tiễn thực hiện Chuẩn đối sánh (Benchmarking) ở trường
Đại học Adelaide ở nước Úc, một trong những trường đại học được lựa chọn làm mẫu
nghiên cứu về Chuẩn đối sánh. Từ đó, trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Chuẩn đối sánh là gì?
Quan niệm và mục đích của Chuẩn đối sánh trong giáo dục đại học? Tầm quan trọng của
Chuẩn đối sánh với trường Đại học Adelaide? Tại sao trường Đại học Adelaide phải thực
hiện Chuẩn đối sánh? Cách thức thực hiện và kinh nghiệm để thực hiện thành công Chuẩn
đối sánh của trường Adelaide? Qua đó, các trường Đại học của Việt Nam có thể học hỏi
kinh nghiệm và nghiên cứu ứng dụng giúp thúc đẩy quá trình cải t...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide và bài học kinh nghiệm cho giáo dục Đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0034
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 91-97
This paper is available online at
CHUẨN ĐỐI SÁNH (BENMARKING) Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ADELAIDE
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Vũ Thị Hồng
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến thực tiễn thực hiện Chuẩn đối sánh (Benchmarking) ở trường
Đại học Adelaide ở nước Úc, một trong những trường đại học được lựa chọn làm mẫu
nghiên cứu về Chuẩn đối sánh. Từ đó, trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Chuẩn đối sánh là gì?
Quan niệm và mục đích của Chuẩn đối sánh trong giáo dục đại học? Tầm quan trọng của
Chuẩn đối sánh với trường Đại học Adelaide? Tại sao trường Đại học Adelaide phải thực
hiện Chuẩn đối sánh? Cách thức thực hiện và kinh nghiệm để thực hiện thành công Chuẩn
đối sánh của trường Adelaide? Qua đó, các trường Đại học của Việt Nam có thể học hỏi
kinh nghiệm và nghiên cứu ứng dụng giúp thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục chất lượng
đào tạo và gia tăng chỉ số xếp hạng.
Từ khóa: Chuẩn đối sánh, quản lí chất lượng, Đại học Adelaide, cải tiến chất lượng, chất
lượng đào tạo.
1. Mở đầu
Theo kinh nghiệm và thực tiễn thế giới cho thấy có bốn công cụ chính để đảm bảo chất
lượng đào tạo đại học là (1) Kiểm định chất lượng; (2) Công khai thông tin chất lượng; (3) Xếp
hạng; (4) Chuẩn đối sánh. Chuẩn đối sánh được các trường đại học ở khắp năm châu nghiên cứu
ứng dụng và đặc biệt, phát triển mạnh nhất ở châu Mỹ, châu Úc và châu Âu. [1] Các trường đại
học đều nhận thấy dù với bất kì phạm vi hay đối tượng nào thì Chuẩn đối sánh vẫn là một yếu tố
quan trọng của chu trình đảm bảo chất lượng cũng như quản lí chất lượng đào tạo Đại học. Tuy
nhiên, hiện nay các trường Đại học tại Việt Nam thực hiện phổ biến công cụ 1, 2 còn công cụ 3,
4 có những trường chưa thực hiện hoặc một số trường thực hiện nhưng chỉ là cục bộ, đơn lẻ. Vậy
nên, để các trường Đại học của Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách và theo kịp tiến trình phát
triển của các trường đại học trên thế giới cũng như đạt được thứ hạng cao về xếp loại thì giáo dục
đại học Việt Nam cần nghiên cứu các trường đại học tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thành công
Chuẩn đối sánh và đem lại kết quả về chất lượng để học hỏi. Cụ thể, Trường Đại học Adelaide
(ĐHA) là một trong những trường đại học uy tín nhất của nước Úc và là trường đại học đã thực
hiện thành công Chuẩn đối sánh đồng thời đem lại kết quả về thứ hạng, nằm trong Nhóm 8 (G8)
các trường đại học hàng đầu ở Úc. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn Chuẩn đối sánh của trường
ĐHA là việc làm cần thiết và từ đó rút ra bài học cho giáo dục đại học của Việt Nam.
Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017
Liên hệ: Vũ Thị Hồng, e-mail: hongvu@hnue.edu.vn
91
Vũ Thị Hồng
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide
2.1.1. Quan niệm về Chuẩn đối sánh (Benchmarking)
Theo tiến trình lịch sử có nhiều quan niệm khác nhau về Chuẩn đối sánh trong giáo dục
như sau:
Shafer & Coate (1992) định nghĩa: “Chuẩn đối sánh là quy trình mang tính tích cực, cung
cấp các đo lường khách quan nhằm phục vụ cho việc đưa ra các giá trị mang tính sáng tạo, đặt ra
mục đích và phương hướng cải tiến dẫn đến việc đổi mới trong giáo dục” [4].
AACSB (1994) quan niệm: “Đối sánh giúp cho việc vượt qua các lực cản đối với những
thay đổi cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá ngoài, tạo mạng lưới giao tiếp giữa các
trường và trao đổi kinh nghiệm” [2].
ESMU (The European Centre of Strategic Management of Universities) (2008) đưa ra định
nghĩa về Chuẩn đối sánh: “Chuẩn đối sánh là quá trình tự nguyện tự đánh giá và cải tiến thông qua
việc so sánh thực tiễn hợp tác và kết quả thực hiện của các tổ chức tương tự nhau về điểm mạnh và
điểm yếu để khám phá và học hỏi các quy trình tổ chức để thích nghi và cải tiến [3].
Trường ĐHA (2016) quan niệm: “Chuẩn đối sánh (Benchmarking) trong giáo dục đại học
là một công cụ để quản lí chất lượng và là một phương tiện để so sánh kết quả thực hiện hoặc
các tiêu chuẩn hoặc cả hai của một trường đại học với các trường đại học khác cùng lĩnh vực đào
tạo. Nó là một phương tiện mà các trường đại học có thể giám sát tương đối kết quả thực hiện của
trường mình, xác định khoảng cách, tìm các cách tiếp cận mới để mang lại những cải tiến, xác định
mục tiêu, thiết lập các ưu tiên cho sự thay đổi và phân bổ nguồn lực, theo sát quá trình thay đổi
dựa trên bằng chứng thực nghiệm”. Nó có thể là các vấn đề lớn của nhà trường hoặc các vấn đề cụ
thể chỉ ảnh hưởng đến một khu vực; nó có thể là chiến lược (giải quyết các nhiệm vụ ưu tiên) hoặc
theo chu kì (giải quyết các vấn đề thường xuyên) hoặc đặc biệt (lợi dụng cơ hội) [5].
So sánh quan niệm về Chuẩn đối sánh của trường ĐHA với các quan niệm còn lại có thể
thấy không có sự khác biệt mà trái lại còn được phát triển phù hợp với thực tiễn ứng dụng của từng
nhà trường. Qua các định nghĩa trên có thể thấy bản chất thực sự của khái niệm Chuẩn đối sánh
được thể hiện qua 3 câu hỏi cốt lõi như sau:
(1) Benchmarking là gì và được thực hiện như thế nào?
Benchmarking là chuẩn đối sánh thực hiện các hoạt động đánh giá, đo lường và so sánh các
sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hoạt động của một đơn vị với một chuẩn bên ngoài.
(2) Đối tượng của Benchmarking là ai?
Đối tượng của Benchmarking là những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc là đơn vị tốt nhất
trong lĩnh vực của mình
(3) Benchmarking để làm gì hay tại sao phải thực hiện Benchmarking?
Mục đích của Benchmarking là đề ra các mục tiêu cho một đơn vị bằng cách sử dụng các
chuẩn khách quan từ bên ngoài và học hỏi để triển khai những phương pháp thực hành tốt nhất tại
đơn vị mình với mục đích tự cải thiện và cải tiến liên tục. Hay đúng hơn là sử dụng thực tiễn của
họ như là chuẩn đối sánh để cố gắng phấn đấu phát triển bằng hoặc vượt qua họ.
2.1.2. Mục tiêu của Chuẩn đối sánh (Benchmarking) ở trường ĐHA
Trường ĐHA thực hiện Chuẩn đối sánh nhằm:
92
Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide và bài học kinh nghiệm...
+ Hiểu rõ hiện trạng của trường mình.
+ Xác định khoảng cách giữa mình và các chuẩn mực khách quan bên ngoài mà mình muốn
đạt đến.
+ Học hỏi những phương pháp thực hành tốt nhất từ bên ngoài để triển khai tại đơn vị mình.
2.1.3. Tầm quan trọng của Chuẩn đối sánh đối với trường ĐHA
Trường ĐHA nhận thấy rằng dù với bất kì phạm vi hay đối tượng nào, Benchmarking vẫn
là một yếu tố quan trọng của chu trình đảm bảo chất lượng trong các trường Đại học. Về cơ bản,
Chuẩn đối sánh giúp trường ĐHA trả lời các câu hỏi sau:
+ Làm thế nào để các tiêu chuẩn mà chúng ta có có thể so sánh với các trường khác?
+ Làm thế nào để đo lường kết quả thực hiện của chúng ta so với kết quả thực hiện của các
trường đại học khác ở trong và ngoài nước?
+ Làm thế nào để chúng ta có thể ứng dụng phù hợp từ các nhà trường có bài học thực tiễn
tốt nhất một cách có hiệu quả?
2.1.4. Tại sao trường ĐHA phải thực hiện Chuẩn đối sánh?
Trường ĐHA nhận thấy Chuẩn đối sánh cho phép nhà trường có thể:
+ Xác định và theo dõi các tiêu chuẩn và hiệu quả để cải tiến kết quả học tập, các quy trình
và thực tiễn.
+ Khám phá những ý tưởng mới để đạt được mục tiêu cốt lõi của nhà trường như đã tuyên
bố trong Kế hoạch chiến lược.
+ Cung cấp khung chương trình dựa vào minh chứng để thay đổi và cải tiến.
+ Công bố kế hoạch và mục tiêu được thiết lập
+ Cải thiện việc ra quyết định qua việc tham khảo dữ liệu so sánh
+ Hướng ra bên ngoài để cải tiến hoạt động bên trong.
2.1.5. Cách thức thực hiện Chuẩn đối sánh ở ĐHA
Bước 1: Đưa ra các tiêu chí chọn đối tác để thực hiện Chuẩn đối sánh:
Trường ĐHA khuyến khích thực hiện Chuẩn đối sánh với những trường đại học mẫu (trường
được lấy làm chuẩn để so sánh) trong và ngoài nước như là một phương pháp cải tiến kết quả thực
hiện và đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, các trường đại học mà ĐHA chọn là những trường nằm
trong số:
+ Các trường Đại học mà trường ĐHA có quan hệ ngoại giao (nằm trong nhóm MOU –
Memorandum of Understanding);
+ Các trường có tiếng Anh là ngôn ngữ chính;
+ Các trường là trường Đại học nghiên cứu chuyên sâu;
+ Các trường là đa ngành, tốt nhất nên liên quan đến ngành dược;
+ Các trường có quy mô tương đương với trường ĐHA.
Bước 2: Xác định những vấn đề ưu tiên để thực hiện Chuẩn đối sánh:
Trường ĐHA xác định phạm vi các vấn đề mà nhà trường cần thực hiện Chuẩn đối sánh đó
là các vấn đề lớn của nhà trường hoặc các vấn đề cụ thể chỉ ảnh hưởng đến một khu vực; nó có
thể là chiến lược (giải quyết các nhiệm vụ ưu tiên) hoặc theo chu kì (giải quyết các vấn đề thường
93
Vũ Thị Hồng
xuyên) hoặc đặc biệt (lợi dụng cơ hội). Cụ thể, trường ĐHA đặt trọng tâm ưu tiên vào các vấn đề:
+ Báo cáo kết quả học tập nhóm;
+ Giám sát đánh giá;
+ Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên.
Bước 3: Quản lí việc thực hiện Chuẩn đối sánh
Để quản lí việc thực hiện Chuẩn đối sánh, trường ĐHA đã đề ra những nguyên tắc và quy
tắc ứng xử cốt lõi và yêu cầu cán bộ nhân viên tuân theo:
- Nguyên tắc cốt lõi
Các dự án Chuẩn đối sánh được thực hiện bởi các Khoa và Bộ phận trực thuộc nhà trường
sẽ phải:
+ Hỗ trợ cho sứ mệnh của nhà trường, ưu tiên các giá trị và chiến lược
+ Được mô tả bằng một cam kết: học hỏi từ thực tiễn tốt nhất; tăng cường thực hiện cải tiến
thông qua những phát hiện của các dự án Benchmarking, và chia sẻ về những phương pháp thực
hành tốt nhất ngay khi các dự án hoàn thành.
+ Được cân bằng về mặt giá trị nhận được so với chi phí thực hiện các dự án
+ Nhận được sự ủng hộ của người quản lí hoặc lãnh đạo đơn vị có liên quan
Quy tắc ứng xử cốt lõi
- Quy tắc ứng xử cốt lõi khi thực hiện Chuẩn đối sánh đó là:
+ Bảo mật: Tất cả các sự chuyển giao Benchmarking nên được giữ bí mật. Việc in ấn/ xuất
bản và trao đổi tìm hiểu bên ngoài không nên thực hiện mà không có sự cho phép hay đồng thuận
của tất cả các bên có liên quan.
+ Sử dụng: Thông tin Benchmarking không nên được sử dụng ngoại trừ mục đích rõ ràng
đã được thiết lập từ trước mà không cần có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia.
+ Chuyển giao: Các loại mức độ thông tin được chuyển giao nên được so sánh, trao đổi giữa
các bên tham gia Benchmarking.
+ Sự đồng thuận: Nếu một thỏa thuận về Benchmarking được thiết lập, các vấn đề về bảo
mật, sử dụng và các loại mức độ thông tin được chuyển giao nên có trong thỏa thuận.
Bước 4: Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận khi thực hiện từng bước
Chuẩn đối sánh
Quyền hạn và trách nhiệm quản lí nên được phân công phù hợp với cơ cấu tổ chức nhà
trường và thực tiễn quản lí phải được ứng dụng thường xuyên cho bất kì dự án quan trọng nào được
thực hiện.
- Giai đoạn 1: Khởi đầu dự án Chuẩn đối sánh
+ Ngân hàng các báo cáo Chuẩn đối sánh (chỉ có nhân viên mới có quyền truy cập) phải
được kiểm tra trước khi bắt đầu một dự án Chuẩn đối sánh để xác định liệu các dự án tương tự có
hoặc đang được thực hiện.
+ Các dự án Chuẩn đối sánh có liên quan đến yêu cầu cho thông tin chính thức từ các tổ
chức khác phải được sự chấp thuận của người quản lí có liên quan hoặc trưởng đơn vị. Có thể là
Hiệu trưởng, Tổng Giám đốc, Chủ nhiệm khoa/dự án, Phó Hiệu trưởng, hoặc trong trường hợp bất
kì dự án Chuẩn đối sánh có quy mô lớn thì có thể là Phó Hiệu trưởng.
+ Nếu phạm vi của dự án tác động đến nhiều khu vực, thì sự tư vấn và thỏa thuận để giải
94
Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide và bài học kinh nghiệm...
quyết xung đột giữa các khu vực là ưu tiên cần thiết trước khi bắt đầu dự án.
+ Sự quan tâm/ chăm sóc đặc biệt phải được thực hiện khi các dự án yêu cầu chia sẻ dữ liệu
của nhà trường cho các nhà trường khác.
Giai đoạn 2: Quản lí dự án Chuẩn đối sánh
+ Trách nhiệm thực hiện dự án là của trưởng đơn vị có dự án được phê duyệt.
+ Công tác liên hệ với các tổ chức đối tác sẽ thông qua trưởng đơn vị - người chịu trách
nhiệm đối với dự án.
+ Văn bản thỏa thuận với các nhà trường và tổ chức khác nơi mà các dự án được thực hiện
phải được xem xét phù hợp với khuôn khổ hợp đồng quản lí và được kí kết với các đại biểu đại
diện chính thức của các nhà trường.
+ Trường ĐHA mong đợi các dự án Benchmarking sẽ được tài trợ từ nơi khởi xướng, quản
lí và nhận trách nhiệm cho dự án. Nếu các dự án lớn có thể yêu cầu từ quỹ tài chính trung ương,
sau đó đơn đệ trình phải được thực hiện thông qua các kế hoạch và quy trình dự toán ngân sách.
Trong trường hợp khung thời gian không cho phép thông qua dự toán ngân sách và có một quỹ đặc
biệt phù hợp thì trưởng đơn vị phải đặt vấn đề với Phó Thủ tướng hoặc Phó Tổng thống.
+ Khi xem xét bảo mật cho phép, các báo cáo Chuẩn đối sánh nên được gửi đến Đơn vị Hỗ
trợ Chất lượng và học tập (Learning and Quality Support Unit) càng sớm càng tốt sau khi hoàn
thành dự án để họ có thể đưa vào Ngân hàng các báo cáo Chuẩn đối sánh (Benchmarking Reports
Repository) (chỉ dành cho nhân viên), Ngân hàng này chỉ dành riêng cho trường ĐHA truy cập.
+ Mỗi năm, một báo cáo tóm tắt về các dự án Chuẩn đối sánh được thực hiện bởi các Khoa
phải được đệ trình lên Phó trưởng Khoa hoặc Phó Hiệu trưởng nhà trường giống như là một phần
của Báo cáo kết quả thực hiện của Khoa.
+ Giám sát khung chương trình: Nhìn chung, trách nhiệm duy trì Khung chương trình
Chuẩn đối sánh thuộc về Phó trưởng Khoa và Phó Hiệu trưởng. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lí
chính Khung chương trình Chuẩn đối sánh này là Trưởng Khoa hoặc Hiệu trưởng nhà trường.
Trách nhiệm đối với việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến khung chương trình là của
Bộ phận Học tập và Hỗ trợ chất lượng.
Bước 5: Tích hợp Chuẩn đối sánh với các hệ thống đảm bảo chất lượng
Kinh nghiệm của trường ĐHA cho thấy các dự án Chuẩn đối sánh thành công nhất khi
chúng được tích hợp với các sáng kiến và quy trình được thiết kế để cải tiến kết quả đầu ra của nhà
trường.
Để có được thành công như hiện nay, trường ĐHA luôn hướng các dự án, kết quả nghiên
cứu và các kế hoạch ứng dụng được gắn chặt vào các kế hoạch hoạt động của các Khoa và các bộ
phận chức năng.
2.2. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học của Việt Nam
Chất lượng đào tạo và quản lí chất lượng đào tạo là mối quan tâm hàng đầu và là yếu tố
sống còn của các trường đại học trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để quản lí chất lượng thì theo
kinh nghiệm và thực tiễn thế giới cho thấy có bốn công cụ chính để đảm bảo chất lượng đào tạo
đại học là (1) Kiểm định chất lượng; (2) Công khai thông tin chất lượng; (3) Xếp hạng; (4) Chuẩn
đối sánh. Tuy nhiên, hiện nay trong giáo dục đại học của Việt Nam có thể thấy công cụ 1 và 2 đang
được triển khai phổ biến còn công cụ 3 và 4 ít được phổ biến, mặc dù đã có những nỗ lực đơn lẻ
của một vài trường đại học có tầm nhìn vươn ra quốc tế. Cụ thể:
95
Vũ Thị Hồng
Kiểm định chất lượng: trong bốn công cụ đảm bảo chất lượng thì kiểm định chất lượng là
được biết đến rộng rãi và nhận được sự quan tâm lớn từ phía nhà nước. Năm 2004, Cục khảo thí
và kiểm định chất lượng ra đời là cơ quan quản lí nhà nước chuyên trách về kiểm định chất lượng.
Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã thành lập đơn vị chuyên trách về
kiểm định chất lượng.
Công khai thông tin chất lượng: Công khai thông tin chất lượng là công cụ được rất nhiều
nước trên thế giới áp dụng và phát huy hiệu quả trong việc tạo sức ép buộc các trường đại học phải
cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam, công khai thông tin
chất lượng đã được nhen nhóm triển khai từ năm 2009 với Chương trình 3 công khai trong đó các
trường đại học được yêu cầu phải công khai thông tin của trường mình trên mạng về các mảng đào
tạo, cơ sở vật chất và tài chính. Tuy nhiên, chất lượng của công khai thông tin ở Việt Nam vẫn chưa
đạt độ tin cậy cao bởi thông tin do các trường tự đo, tự công bố chứ không phải do một tổ chức độc
lập khách quan có đủ chức năng và thẩm quyền thực hiện.
Xếp hạng và Chuẩn đối sánh: Xếp hạng và chuẩn đối sánh là hai công cụ đảm bảo chất
lượng chưa được phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay chỉ có một số trường đại học có tầm nhìn vươn
ra thế giới và hội nhập quốc tế mới triển khai thực hiện. Hiện nay chưa có một văn bản chính thức
nào của nhà nước quy định về xếp hạng và Chuẩn đối sánh.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu ứng dụng các công cụ quản lí chất lượng hiện đại khác
hiện nay như Quản lí chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Management), Mô hình quản lí
chất lượng vượt trội Châu Âu (EFQM - European Foundation for Quality Management Excellence
Model) trong giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới đã bộc lộ những hạn chế vì những mô
hình này không thể hiện được đầy đủ toàn bộ bản chất của giáo dục đại học (theo ENQA-European
Network of Quality Agencies) và đặc biệt, ở Việt Nam, việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình
quản lí chất lượng này trong các nhà trường đại học cũng chưa đem lại kết quả như mong đợi. Vì
vậy, từ bối cảnh trên cho thấy, giáo dục Đại học Việt Nam cần có chiến lược nghiên cứu ứng dụng
Chuẩn đối sánh một cách lâu dài và rộng rãi. Qua thực tiến nghiên cứu Chuẩn đối sánh ở trường
ĐHA có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục Đại học Việt Nam như sau:
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục đại học Việt Nam phải coi cải tiến liên
tục chất lượng và Chuẩn đối sánh là một yếu tố sống còn giúp các nhà trường đại học có thể tồn
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Thứ hai, để ứng dụng thành công Chuẩn đối sánh, các trường đại học cần phải:
- Xác định loại hình Chuẩn đối sánh mình cần thực hiện
- Thực hiện Chuẩn đối sánh theo các bước sau một cách khoa học và linh hoạt:
Bước 1: Đưa ra các tiêu chí chọn đối tác để thực hiện Chuẩn đối sánh;
Bước 2: Xác định những vấn đề ưu tiên để thực hiện Chuẩn đối sánh;
Bước 3: Quản lí việc thực hiện Chuẩn đối sánh;
Bước 4: Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận khi thực hiện từng bước
Chuẩn đối sánh;
Bước 5: Tích hợp Chuẩn đối sánh với các hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Rút ra bài học để thực hiện các dự án Chuẩn đối sánh tiếp theo.
96
Chuẩn đối sánh (Benmarking) ở trường Đại học Adelaide và bài học kinh nghiệm...
3. Kết luận
Tóm lại, trên đây là kết quả nghiên cứu thực tiễn Chuẩn đối sánh ở trường Đại học Adelaide
ở nước Úc, một trường đại học được chọn làm mẫu nghiên cứu về Chuẩn đối sánh trong giáo dục
đại học nước ngoài để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm. Qua đây, bài viết đã làm sáng tỏ
được khái niệm, mục tiêu, các loại hình của Chuẩn đối sánh. Đồng thời, trình bày thực tiễn và kinh
nghiệm thực hiện Chuẩn đối sánh của trường ĐHA. Qua đó, rút ra bài học cho các trường Đại học
ở Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để cải tiến liên tục chất lượng đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Sỹ Anh, Huỳnh Xuân Nhựt, 2016. Đối sánh giáo dục phổ thông: kinh nghiệm thế giới và
vận dụng cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Quản lí Giáo dục, Trường Cán bộ Quản lí Giáo
dục TP. Hồ Chí Minh, số tháng 3/2016.
[2] AASCB, 1994. Achieving Quality continuous Improvement through Self-Evaluation and Peer
Review: Standard Accrediation, Business Administration and accounting, St Louis.
[3] ESMU, 2008. Benchmarking in European Higher Education. From the European Centre of
Strategic Management of Universities
[4] Shafer, B.S., & Coate, L.E., 1992. Benchmarking in Higher Education: A Tool for Improving
Quality and Reducing Cost. Business Officer, 26(5), 28-35.
[5] Https://www.adelaide.edu.au/learning/reviews/benchmarking/
ABSTRACT
Benchmarking in Adelaide University in Australia
and the experienced lesson of Vietnam higher education
Vu Thi Hong
The Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
The article refers to the reality of applying Benchmarking in Adelaide University in
Australia, one of the universities chosen as cases for study of Benchmarking. The article answered
some research questions: What is Benchmarking? Concept and purpose of Benchmarking in
higher education . The Importance of Benchmarking with the University of Adelaide. / Why
has the University of Adelaide done Benchmarking? How does the University of Adelaide apply
Benchmarking? And their experience for successful implementation of Benchmarking Thereby,
Universities of Vietnam can learn from their experience and apply their research to help promote
the continuous improvement of the quality of education and increase the ranking index.
Keywords: Benchmarking, quality management, Adelaide University, quality improvement,
training quality.
97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4729_vthong_2843_2130329.pdf