Tài liệu Chu vi vòng eo là yếu tố tiên đoán cho việc gia tăng lượng mỡ cơ thể ở học sinh cấp II: Kết quả từ nghiên cứu đoàn hệ 5 năm tại TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 226
CHU VI VÒNG EO LÀ YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN
CHO VIỆC GIA TĂNG LƯỢNG MỠ CƠ THỂ Ở HỌC SINH CẤP II:
KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ 5 NĂM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Tăng Kim Hồng*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định biến số nhân trắc có khả năng tiên đoán tốt nhất cho tình trạng tăng cân ở học sinh
Trung học cơ sở (THCS) TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 nam và 36 nữ học sinh chưa dậy thì trong 759 học sinh của 18
trường THCS trong nghiên cứu đoàn hệ (2004-2009) được lựa chọn để phân tích số liệu thứ cấp. Số liệu được
thu thập bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo (CVVE) và bề dày nếp gấp da (BDNGD) cơ tam đầu và
dưới vai. Hệ số tương quan Person và ma trận được thiết lập để khảo sát sự tương quan đa biến giữa biến số BMI
lúc kết thúc và các biến số BMI nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chu vi vòng eo là yếu tố tiên đoán cho việc gia tăng lượng mỡ cơ thể ở học sinh cấp II: Kết quả từ nghiên cứu đoàn hệ 5 năm tại TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 226
CHU VI VÒNG EO LÀ YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN
CHO VIỆC GIA TĂNG LƯỢNG MỠ CƠ THỂ Ở HỌC SINH CẤP II:
KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ 5 NĂM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Tăng Kim Hồng*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định biến số nhân trắc có khả năng tiên đoán tốt nhất cho tình trạng tăng cân ở học sinh
Trung học cơ sở (THCS) TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 nam và 36 nữ học sinh chưa dậy thì trong 759 học sinh của 18
trường THCS trong nghiên cứu đoàn hệ (2004-2009) được lựa chọn để phân tích số liệu thứ cấp. Số liệu được
thu thập bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo (CVVE) và bề dày nếp gấp da (BDNGD) cơ tam đầu và
dưới vai. Hệ số tương quan Person và ma trận được thiết lập để khảo sát sự tương quan đa biến giữa biến số BMI
lúc kết thúc và các biến số BMI nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai, tổng BDNGD, % mỡ
cơ thể. Sau đó, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và hồi quy Poisson được xây dựng để khảo sát mối liên quan
giữa BMI lúc kết thúc cũng như nguy cơ thừa cân-béo phì và các yếu tố kể trên.
Kết quả: Các biến số BMI nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD sau vai, tổng BDNGD, % mỡ cơ
thể đều tương quan mạnh với BMI lúc kết thúc (p <0,001). Trong các mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, mô
hình thể hiện sự liên quan giữa CVVE nền (và tuổi) với BMI lúc kết thúc nghiên cứu giải thích cho sự thay đổi
của BMI lúc kết thúc nghiên cứu nhiều nhất (R-square = 0,8035, p<0,001). Ngoài ra, kết quả của hồi quy Poisson
cũng cho thấy cứ mỗi cm tăng lên của CVVE, nguy cơ thừa cân-béo phì tăng lên 1,57 lần.
Kết luận: CVVE là chỉ số nhân trắc đơn giản có thể được sử dụng để tiên đoán nguy cơ thừa cân-béo phì ở
trẻ em tiền dậy thì.
Từ khóa: thừa cân-béo phì, trẻ em, chưa dậy thì, chu vi vòng eo
ABSTRACT
WAIST CIRCUMFERENCE CAN PREDICT FAT GAIN IN JUNIOR HIGH SCHOOL STUDENTS:
RESULTS FROM A 5-YEAR COHORTS STUDY
Tang Kim Hong, Nguyen Hoang Hanh Doan Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 226-233
Objectives: To identify the anthropometric parameter with the highest prediction of overweight-obesity in
junior high school students in HCMC.
Methods: 44 male and 36 female prepubertal students in sample of 759 adolescents from a cohort study
(2004-2009) were selected for a secondary data analysis study. Data collected include height, weight, waist
circumference (WC) and triceps and subscapular skinfold thickness (SFT). Pearson correlation coefficients and
matrix were calculated in order to investigate the multi-variate correlations between BMI at the end and baseline
BMI, triceps and subscapular SFT, sum of SFT and percentage of body fat (%BF). Multi-variate linear regression
and Poisson regression models were created to assess the relationship between BMI at the end as well as the risk of
being overweight and obesity with all listed variables.
*Khoa Y tế Công Cộng – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Tăng Kim Hồng ĐT: 0909 405675 Email: hong.tang@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 227
Results: Baseline BMI, WC, triceps, subscapular SFT, sum of SFT and %BF are all strongly correlated with
BMI at the end (p <0.001). Among multiple linear regression models, one including just WC and age explain
most the variation of final BMI (R-square = 0.8035, p<0.001). Furthermore, results of Poisson regression also
showed that each centimeter increase of WC at the age of pre-pubertal stage increased the risk of being overweight-
obesity greater 1.57 times higher than that at the end.
Conclusion: The results of this study showed that WC measured at baseline simply perform and easily use
to assess adiposity as well as to predict overweight at puberty.
Key words: overweight-obesity, children, prepubertal, waist circumference
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu, các số đo nhân trắc vẫn thường
được sử dụng rộng rãi trong các cuộc điều tra
như là một chỉ số thể hiện tình trạng dinh dưỡng
và sức khỏe, nhất là trong giai đoạn vị thành
niên, các số đo nhân trắc cho phép đánh giá tình
trạng phát triển về mặt sinh lý hoặc bệnh lý
trong giai đoạn quan trọng này trong cuộc sống
của trẻ. Ngày nay, thừa cân-béo phì ở trẻ em và
trẻ vị thành niên đang trở thành một vấn đề sức
khỏe công cộng quan trọng trên thế giới(10). Riêng
tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói
riêng, trong vài năm qua, thừa cân-béo phì đang
ngày càng tăng lên ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở
trẻ vị thành niên do sự phát triển nhanh chóng
về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế-xã hội(8,19).
Để phòng ngừa hiệu quả sự gia tăng của tình
trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em, việc đưa ra
những chỉ số dự báo dễ sử dụng như các số đo
nhân trắc, có thể giúp ích cho việc cảnh báo các
nguy cơ về sức khỏe. Từ trước tới nay, BMI đã
được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên nhiều tác
giả đã chỉ ra rằng BMI có thể giúp mô tả chung
về tình trạng béo phì trong cộng đồng trẻ em
khỏe mạnh, tuy nhiên, sự chính xác trong việc
tiên đoán tình trạng béo phì ở từng cá thể thì
không cao. Vì vậy, việc sử dụng các chỉ số đánh
giá béo phì khác, vừa tiện lợi, kinh tế và có đủ độ
tin cậy đã được nghĩ đến. Hơn nữa, việc xác
định một chỉ số nhân trắc có thể dùng được
trong giai đoạn trẻ còn nhỏ đồng thời có mức độ
tiên đoán cho tình trạng béo phì – khì trẻ lớn lên
là rất quan trọng và cần thiết. Câu hỏi đặt ra là
chu vi vòng eo (CVVE) có thể tiên đoán tình
trạng gia tăng mỡ cơ thể (được đánh giá thông
qua BMI lúc kết thúc nghiên cứu) được không?
Mục tiêu của bài báo này là nhằm xác định biến
số nhân trắc có khả năng tiên đoán tốt nhất cho
tình trạng tăng cân ở trẻ chưa dậy thì, đo ở 5
năm về sau.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một phân tích số liệu thứ cấp của một
nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được thực hiện
trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến 2009, với
mẫu được rút ra từ nghiên cứu cắt ngang trên
học sinh Trung học cơ sở (THCS) TP. Hồ Chí
Minh vào năm 2004 (dùng kỹ thuật chọn mẫu
cụm nhiều giai đoạn theo phương pháp PPS). Từ
31 trường với 2660 học sinh được chọn trong
nghiên cứu cắt ngang, chúng tôi sử dụng
phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống để chọn
ra 18 trường. Trong mỗi trường, chọn một lớp
thuộc khối 6-7. Có 759/784 học sinh đồng ý tham
gia nghiên cứu đoàn hệ. Chi tiết về nghiên cứu
này đã được công bố trước đây(16).
Do sự phát triển cơ thể của trẻ em thay đổi
theo tuổi, giới và giai đoạn dậy thì nên để kiểm
soát ảnh hưởng yếu tố dậy thì, đối tượng nghiên
cứu trong đề tài này chỉ khu trú lại ở nhóm tiền
dậy thì - là giai đoạn trẻ đạt được sự phát triển
đỉnh (pubertal peak). Từ 759 học sinh đã được
chọn cho nghiên cứu đoàn hệ, chúng tôi chỉ chọn
lọc trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì để khảo sát trong
đề tài này. Do đó, bài báo này chỉ phân tích số
liệu của 80 trẻ gồm 44 nam và 36 nữ chưa dậy thì
vào thời điểm đầu nghiên cứu. Từ bảng tự đánh
giá của học sinh dựa vào hình vẽ gồm 5 giai
đoạn dậy thì của Tanner(20), đồng thời cho biết
ngày có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên (đối với nữ)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 228
cũng như thời điểm bị “vỡ giọng” (đối với nam),
việc xác định giai đoạn “tiền dậy thì” dựa vào
định nghĩa của WHO(23): Ở nữ: ngực ở giai đoạn
1 và chưa có kinh nguyệt, ở nam: cơ quan sinh
dục ngoài ở giai đoạn 1 hay 2 và chưa “vỡ giọng”.
Số liệu nhân trắc được thu thập hàng năm
bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo
(CVVE) và bề dày nếp gấp da (BDNGD). Chiều
cao học sinh được đo bằng thước đo chiều cao
đứng (Microtoise) và cân nặng học sinh được đo
bằng cân điện tử (Tanita). Chiều cao học sinh
được đo với độ chính xác đến 0,1 cm khi học
sinh không mang giày và đứng thẳng, tựa gót,
mông, chẩm đầu vào mặt phẳng cứng, trong khi
cân nặng học sinh được đo với độ chính xác đến
0,1 kg khi học sinh không mang giày và mặc
đồng phục nhẹ. CVVE được đo bằng thước dây
tại đường giữa điểm thấp nhất của xương sườn
và giới hạn trên của mào chậu, với độ chính xác
đến 0,1 cm. BDNGD được đo bằng thước đo
Harpender Skinfold Caliper (England, UK) tại 4
điểm: cơ tam đầu, sau vai, bụng và bắp chân,
mỗi điểm đo 2 lần. BDNGD tại mỗi điểm là
trung bình cộng của 2 lần đo. Trong bài báo này
chúng tôi chỉ sử dụng số đo của BDNGD cơ tam
đầu và BDNGD dưới vai.
Phân tích, xử lý số liệu
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng
công thức cân nặng/(chiều cao)2 và được phân
nhóm thành thừa cân và béo phì theo định nghĩa
của International Obesity Task Force (IOTF)(2), để
có 2 nhóm: cân nặng bình thường, và thừa cân-
béo phì. BMI z-score được tính bằng lệnh zanthro
trong STATA. Do BMI ở trẻ em thay đổi theo
tuổi và giới nên BMIz-score thường được
khuyến cáo sử dụng thay cho BMI. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong các
nghiên cứu cắt dọc thì việc sử dụng BMI thực tế
tốt hơn sử dụng BMI z-score(3,6). Vì vậy, trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số đo BMI
thực tế tại các thời điểm ban đầu (BMI nền) và
thời điểm kết thúc (BMI sau/BMI lúc kết thúc
nghiên cứu). Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể (Percent
Body Fat – BF%) được tính dựa theo phương
pháp của Slaughter và cộng sự(18). Trong nghiên
cứu này, chỉ số để xác định việc tăng lượng mỡ
cơ thể là BMI lúc kết thúc nghiên cứu hoặc tình
trạng thừa cân-béo phì ở thời điểm kết thúc
nghiên cứu.
Các số đo đặc điểm nền được mô tả với
trung bình ± độ lệch chuẩn nếu dữ liệu phân
phối bình thường. Do các biến số: CVVE,
BDNGD tam đầu và BDNGD sau vai đều có
phân phối bị lệch phải về phía giá trị cao hơn,
nên các phân phối này được trình bày với trung
vị và tứ phân vị (interquartiles). Hệ số tương
quan Pearson được tính cho biến số BMI sau và
từng chỉ số đánh giá béo phì lúc ban đầu (BMI
nền, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD
dưới vai, tổng BDNGD, BF%). Ma trận (matrix)
được thiết lập để khảo sát sự tương quan đa biến
giữa biến số BMI sau và các biến số nêu trên. Sau
đó, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được xây
dựng để khảo sát mối liên quan giữa BMI sau và
từng biến số, trong đó, BMI sau là biến số phụ
thuộc và CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu,
BDNGD dưới vai, tổng BDNGD, BF% là các biến
số độc lập. Ngoài ra còn các biến số tuổi và giới
cũng được đưa vào xem xét.
Để đánh giá mức độ tiên đoán của CVVE lên
nguy cơ thừa cân béo-phì ở trẻ, chúng tôi thực
hiện hồi quy Poisson đa biến (để có RR) với việc
lựa chọn mô hình theo phương pháp loại dần
(backward elimination) và việc đánh giá mô
hình dựa vào kiểm định Chi bình phương
Goodness-of-fit. Đầu tiên, hồi quy Poisson đơn
biến được sử dụng để lựa ra những biến số có
liên quan với tình trạng thừa cân-béo phì với p<
0,25, sau đó những biến số liên quan một cách có
ý nghĩa trong phân tích đơn biến sẽ được đưa
vào mô hình đa biến với p<0,05 là ngưỡng xác
định có mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
Toàn bộ phân tích được thực hiện bằng phần
mềm STATA 15.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của 80 trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì
vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu được trình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 229
bày trong bảng 1. Trong bảng 1, chúng tôi cũng
đồng thời mô tả đặc điểm của 80 trẻ này sau 5
năm (lúc kết thúc nghiên cứu).
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
(80 học sinh ở giai đoạn tiền dậy thì lúc bắt đầu và lúc
kết thúc nghiên cứu đoàn hệ)
Lúc bắt đầu
(n = 80)
Lúc kết thúc
(n = 80)
Giá trị
p*
TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Tuổi (năm) 10,95 ± 0,03 14,40 ± 0,28 <0,001
Giới (tỉ số nam/nữ) 44/36 44/36
BMI 18,25 ± 3,06 20,20 ± 3,50 0,0002
BMI z-score 0,08 ± 1,18 0,88 ± 0,97 <0,001
Trung vị
(Khoảng tứ vị)
Trung vị
(Khoảng tứ vị)
Giá trị
p**
BDNGD cơ tam
đầu (mm)
14,65
(10,73 – 18,13)
15,05
(10,30 – 18,63)
0,3847
BDNGD dưới vai
(mm)
11,38
(7,50 – 16,25)
12,18
(10,05 – 15,93)
0,1031
CVVE (cm) 63,00
(55,50 – 69,50)
65,90
(61,80 – 71,30)
<0,001
* Giá trị p của t test bắt cặp,
** Giá trị p của Wilcoxon paired match test
Sau 5 năm theo dõi, số lượng học sinh được
đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này vẫn
được duy trì là 80 học sinh với tỉ số nam/nữ là
11/9. Kết quả của t-test bắt cặp cho thấy có sự gia
tăng có ý nghĩa của chiều cao, cân nặng, BMI và
CVVE ở học sinh sau 5 năm. Trong khi đó,
BDNGD cơ tam đầu và dưới vai lại thể hiện sự
gia tăng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Đồ thị 1 trình bày kết quả của ma trận tương
quan giữa BMI sau với một số chỉ số đánh giá
béo phì lúc ban đầu bao gồm: BMI nền, CVVE
nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai, và
BF%, trong đó, r thể hiện hệ số tương quan của
từng cặp biến số. Các biến số BMI nền, CVVE
nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD sau vai, tổng
BDNGD, BF% đều tương quan với BMI sau và
tương quan với nhau khá mạnh (r đều ở mức từ
0,7 trở lên) và sự tương quan này đều có ý nghĩa
về mặt thống kê (p đều <0,001) (Đồ thị 1).
Trong các sự tương quan này, tương quan
giữa BMI (nền và sau) và CVVE với từng số đo
BDNGD là thấp nhất. Khi sử dụng tổng
BDNGD, mối tương quan này được cải thiện tốt
hơn. Riêng trong sự tương quan của các biến số
nêu trên và BF%, thì sự tương quan giữa BMI
sau và CVVE nền với BF% có độ mạnh thấp hơn
sự tương quan giữa BMI nền và BF%.
BMI
sau
BMI
nền
CVVE nền
BDNGD
cơ tam đầu
BDNGD
dưới vai
Tổng
BDNGD
BF %
15 20 25 30
10
20
30
10 20 30
40
60
80
40 60 80
0
10
20
30
0 10 20 30
0
20
40
0 20 40
0
20
40
60
0 20 40 60
0
20
40
60
r =
0,8834
r =
0,8159
r =
0,7674
r =
0,7954
r =
0,8161
r =
0,7880
r =
0,9099
r =
0,8388
r =
0,8218
r =
0,8704
r =
0,8397
r =
0,7540
r =
0,7892
r =
0,8114
r =
0,7770
r =
0,8147
r =
0,9431
r =
0,9326
r =
0,9450
r =
0,9858
r =
0,9612
Đồ thị 1: Ma trận tương quan giữa các biến số: BMI nền, BMI sau, CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD
dưới vai, tổng BDNGD, phần trăm mỡ cơ thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 230
Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với BMI lúc kết thúc nghiên cứu là biến số phụ thuộc, biến
số độc lập bao gồm: CVVE nền, BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai, tổng BCNGD, BF%
Biến số phụ thuộc: BMI lúc kết thúc nghiên cứu R-squared Hệ số hồi quy SE** Giá trị p*
Mô hình 1: Biến số độc lập
- CVVE nền
- Tuổi
0,8035
0,29
17,39
0,04
9,16
<0,001
0,004
Mô hình 2: Biến số độc lập
- BDNGD cơ tam đầu
- Giới
- Tuổi
0,6608
0,39
1,81
17,49
0,05
0,65
9,61
<0,001
0,008
0,05
Mô hình 3: Biến số độc lập
- BDNGD dưới vai
- Giới
0,6631
0,33
1,24
0,05
0,68
<0,001
0,04
Mô hình 4: Biến số độc lập
- Tổng BDNGD
- Giới
0,6825
0,20
1,33
0,06
0,63
<0,001
0,04
Mô hình 5: Biến số độc lập
- BF%
- Giới
0,6833
0,26
1,81
0,06
0,63
<0,001
0,006
* Giá trị p của t test trong phương trình hồi quy, thể hiện sự liên quan của biến số được xét với yếu tố y (BMI lúc kết thúc
nghiên cứu) ** SE = Standard Error = Sai số chuẩn
Bảng 2 trình bày kết quả của các mô hình hồi
quy tuyến tính đa biến, thể hiện mối liên quan
giữa một số chỉ số với BMI lúc kết thúc nghiên
cứu. Các chỉ số này bao gồm: CVVE nền,
BDNGD cơ tam đầu, BDNGD dưới vai, tổng
BDNGD, BF%.
Kết quả cho thấy
Trong mô hình 1
Khảo sát sự liên quan giữa CVVE nền với
BMI lúc kết thúc nghiên cứu. Sau khi hoàn tất
mô hình, kết quả chỉ có những biến số sau đây
còn liên quan đến BMI lúc kết thúc nghiên cứu
là: tuổi và CCVE nền. Các biến số còn lại không
liên quan một cách có ý nghĩa với BMI lúc kết
thúc nghiên cứu nên bị loại ra. Mô hình này giải
thích cho khoảng 80% sự thay đổi của BMI lúc
kết thúc nghiên cứu (R-square = 0,8035, p<0,001).
Trong mô hình 2
Khảo sát sự liên quan giữa BDNGD cơ tam
đầu với BMI lúc kết thúc nghiên cứu. Sau khi
hoàn tất mô hình, kết quả chỉ có BDNGD cơ tam
đầu, giới tuổi là còn liên quan đến BMI lúc kết
thúc nghiên cứu, các biến số còn lại không liên
quan một cách có ý nghĩa. Mô hình này giải
thích cho khoảng 66% sự thay đổi của BMI lúc
kết thúc nghiên cứu (R-square = 0,6608, p<0,001).
Trong mô hình 3
Khảo sát sự liên quan giữa BDNGD dưới vai
với BMI lúc kết thúc nghiên cứu. Sau khi hoàn
tất mô hình, kết quả chỉ có BDNGD dưới vài và
giới là còn liên quan đến BMI lúc kết thúc nghiên
cứu, các biến số còn lại không liên quan một
cách có ý nghĩa. Mô hình này giải thích cho
khoảng 66% sự thay đổi của BMI lúc kết thúc
nghiên cứu (R-square = 0,6631, p<0,001).
Trong mô hình 4
Khảo sát sự liên quan giữa tổng BDNGD với
BMI lúc kết thúc nghiên cứu. Sau khi hoàn tất
mô hình, kết quả chỉ có tổng BDNGD và giới là
còn liên quan đến BMI lúc kết thúc nghiên cứu,
các biến số còn lại không liên quan một cách có ý
nghĩa. Mô hình này giải thích cho khoảng 70%
sự thay đổi của BMI lúc kết thúc nghiên cứu (R-
square = 0,7028, p<0,001).
Trong mô hình 5
Khảo sát sự liên quan giữa BF% với BMI
lúc kết thúc nghiên cứu. Sau khi hoàn tất mô
hình, kết quả chỉ có BF% và giới là còn liên
quan đến BMI lúc kết thúc nghiên cứu, các
biến số còn lại không liên quan một cách có ý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 231
nghĩa. Mô hình này giải thích cho khoảng 68%
sự thay đổi của BMI lúc kết thúc nghiên cứu
(R-square = 0,6833, p<0,001).
Như vậy, trong các mô hình, mô hình có
CVVE nền giải thích cho sự thay đổi BMI lúc
kết thúc nghiên cứu nhiều nhất (hơn 80%) và
trong mô hình đó, có 2 yếu tố liên quan đến
BMI lúc kết thúc nghiên cứu là CVVE nền và
tuổi (Bảng 2).
Kết quả của bảng 3 cho thấy CCVE lúc ban
đầu và tuổi là các yếu tố tiên đoán cho tình trạng
thừa cân-béo phì của học sinh lúc kết thúc
nghiên cứu.
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy Poisson đa biến
với tình trạng thừa cân-béo phì lúc kết thúc nghiên
cứu là biến số phụ thuộc
Biến số RRthô RRhiệu chỉnh KTC 95% Giá trị p*
- CVVE nền
- Tuổi
1,47
1,66
1,57
1,43
1,25 - 1,98
1,57 – 11,1
<0,001
0,0035
* Giá trị p của Wald’s test
BÀN LUẬN
Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy CCVE lúc bắt đầu nghiên cứu là yếu tố tiên
đoán tốt nhất cho tình trạng thừa cân-béo phì
của học sinh lúc kết thúc nghiên cứu. Trong các
mô hình được khảo sát, mô hình có CVVE có giá
trị R-squared (r2) lớn nhất – chứng tỏ mô hình
này giải thích nhiều nhất cho BMI lúc kết thúc
nghiên cứu. Trong mô hình này, chỉ riêng biến
số CVVE nền đã giải thích 78% cho BMI lúc kết
thúc nghiên cứu, biến số tuổi thêm vào chỉ giúp
giải thích thêm khoảng 2%. Trên thực tế, có
nhiều số đo nhân trắc được đề nghị sử dụng để
đánh giá tình trạng mỡ cơ thể trong các nghiên
cứu dịch tễ học và cả trong thực hành lâm
sàng(11). Ngoài BMI được sử dụng như một
phương pháp kinh điển để đánh giá tình trạng
thừa cân béo phì ở trẻ em và cả người lớn, do dễ
thực hiện, ít tốn kém, có độ tin cậy cao giữa
nhiều lần đo của một người cũng như giữa
nhiều lần đo(14). Tuy nhiên, việc sử dụng BMI
làm công cụ đánh giá thừa cân-béo phì cũng đã
được nhiều chuyên gia chỉ ra với nhiều hạn chế,
đặc biệt tác giả Dietz WH cũng đã từng chứng
minh trong một nghiên cứu so sánh việc sử
dụng BMI và khối mỡ (đo bằng phương pháp
DXA) trên 979 trẻ, đã thấy rằng BMI là một yếu
tố tiên đoán yếu tình trạng béo phì với sai số
chuẩn lên tới 4,7 – 7,3%(4).
Những chỉ số nhân trắc khác đã từng được
đề nghị sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì ở
trẻ em là CCVE và BDNGD. Trong số các
BDNGD, BDNGD cơ tam đầu và BDNGD dưới
vai thường được sử dụng nhất. Dù nhiều nghiên
cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa
BDNGD và tình trạng thừa cân-béo phì(1), tuy
nhiên việc sử dụng BDNGD cũng còn có nhiều ý
kiến trái chiều. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng BDNGD là yếu tố tiên đoán mỡ cơ
thể tốt hơn BMI và cả CVVE(9,17). Ngược lại, cũng
có những nghiên cứu cũng đã đề cập đến việc
đo BDNGD có độ chính xác và độ tin cậy thấp
hơn BMI(22). Vì vậy dù BMI và BDNGD đã được
khuyến cáo(1), số nghiên cứu sử dụng BDNGD
làm thang đo để đánh giá mỡ cơ thể vẫn còn hạn
chế. Hơn nữa, việc sử dụng BDNGD đòi hỏi
phải có một phương trình thích hợp, trong khi
các phương trình được đề nghị vẫn chưa có sự
thống nhất và vẫn còn thiếu các nghiên cứu
kiểm định độ chính xác và độ tin cậy của
phương trình ước tính mỡ cơ thể - trước khi sử
dụng rộng rãi(22).
Ngược lại, đo CVVE là một kỹ thuật đơn
giản, rẻ tiền, dễ áp dụng, cho kết quả chính xác
trong các nghiên cứu nhi khoa(15). Ở người lớn
CVVE thường được sử dụng như một phương
pháp đánh giá “mô mỡ bụng” và có thể được đo
qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tiên đoán các yếu tố
nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Đối
với trẻ em ở giai đoạn tiền dậy thì mối liên quan
này không mạnh như ở người lớn(13). Tuy vậy,
trong nghiên cứu này của chúng tôi, mẫu được
chọn cũng chỉ khu trú ở nhóm trẻ em tiền dậy thì
để có thể xác định rõ ảnh hưởng của tình trạng
béo phì (hay không), với phương pháp đo bằng
CVVE (cùng với một số số đo nhân trắc khác)
lên tình trạng béo phì của trẻ lúc kết thúc nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 232
cứu. Trong nghiên cứu này, sai số chuẩn của
biến CCVE trong mô hình tiên đoán cho BMI lúc
kết thúc nghiên cứu là 4%, thấp hơn sai số chuẩn
của nhiều biến số tiên đoán khác (BDNGD cơ
tam đầu, BDNGD dưới vai, tổng BDNGD, BF%)
trong khi mô hình này lại giải thích nhiều nhất
cho biến số kết cục. Kết quả này tương tự như
vài nghiên cứu khác: CVVE là một chỉ số tiên
đoán tốt cho tình trạng béo phì ở trẻ em trong
những nghiên cứu ở trẻ chưa dậy thì(13,21).
Khi sử dụng biến số kết cục là một biến nhị
thức, CVVE và tuổi cũng thật sự liên quan một
cách có ý nghĩa với tình trạng thừa cân-béo phì ở
trẻ em lúc kết thúc nghiên cứu. Điều này thêm
một lần nữa khẳng định những kết quả đã được
tìm thấy trong nghiên cứu trước đây cũng ở trẻ
chưa dậy thì(12), nhất là nghiên cứu này và
nghiên cứu trước đây của Maffels cũng là những
nghiên cứu đoàn hệ. Những kết quả này càng
khẳng định thêm vai trò của CVVE là yếu tố tiên
đoán cho nguy cơ thừa cân-béo phì ở trẻ vị
thành niên.
Điểm mạnh của nghiên cứu này là thiết kế
nghiên cứu cắt dọc và nhiều chỉ số nhân trắc
được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân-
béo phì ở trẻ em, qua đó, có thể so sánh vai trò
của từng chỉ số lên tình trạng thừa cân-béo phì
của học sinh lúc kết thúc nghiên cứu. Ngoài ra,
việc khảo sát tình trạng dinh dưỡng lúc kết
thúc nghiên cứu với biến số liên tục hoặc biến
số nhị thức với sự có mặt của các yếu tố khác
càng giúp khẳng định giả thiết nghiên cứu:
CVVE là biến số tiên đoán tốt cho tình trạng
thừa cân-béo phì trong nghiên cứu này: cứ mỗi
cm tăng lên của CVVE, nguy cơ thừa cân-béo
phì (được đánh giá thông qua định nghĩa cùa
IOTF) tăng lên 1,57 lần.
Điểm yếu trong nghiên cứu này là số lượng
đối tượng nghiên cứu không nhiều, chỉ có 80 học
sinh thỏa điều kiện ở giai đoạn chưa dậy thì
được đưa vào khảo sát (trong số 759 học sinh
được lựa chọn lại trong nghiên cứu đoàn hệ từ
2660 học sinh của nghiên cứu cắt ngang). Do tình
trạng thừa cân-béo phì của trẻ em chịu ảnh
hưởng của tuổi, giới, giai đoạn dậy thì(23), việc
khu trú lại chỉ khảo sát trẻ chưa dậy thì là cần
thiết nhằm loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố gây
nhiễu. Trong nghiên cứu này, thời gian khảo sát
là 5 năm – có thể chưa đủ để đánh giá ảnh
hưởng của tình trạng thừa cân-béo phì lúc đầu
(đo qua CVVE ban đầu) lên tình trạng thừa cân-
béo phì khi kết thúc nghiên cứu (đo qua BMI lúc
kết thúc nghiên cứu). Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu cho thấy rằng thừa cân-béo phì ở giai đoạn
nhỏ sẽ đưa đến thừa cân-béo phì ở người lớn(7)
và như tác giá Dwyer nhận định: “những trẻ em
bị thừa cân hay đơn giản chỉ là hơi quá ký ở giai
đoạn ban đầu thì sẽ có nhiều yếu tố nguy cơ tim
mạch hơn bạn đồng trang lứa”(5). Ngoài ra, việc
sử dụng BMI lúc kết thúc nghiên cứu là chỉ số
xác định việc tăng lượng mỡ cơ thể chưa phản
ánh chính xác tình trạng béo phì của trẻ, tuy
nhiên, trong điều kiện thực hiện trên thực tế ở
cộng đồng đây là số đo khả thi và dễ áp dụng
nhất. Các nghiên cứu sau này, nếu có điều kiện
nên sử dụng chỉ số nhân trắc chính xác hơn.
Từ kết quả của nghiên cứu này, chúng ta
thấy rằng nhiều số đo nhân trắc đơn giản, dễ
thực hiện, có độ tin cậy cao như CVVE cần được
khuyến khích sử dụng trong các nghiên cứu cắt
dọc nhằm xác định sớm những dấu hiệu của
nguy cơ tăng tình trạng thừa cân-béo phì ở giai
đoạn sớm trong đời cũng như biến chứng của
của rối loạn chuyển hóa đi kèm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boeke CE, Oken E, Kleinman KP, Rifas-Shiman SL, Taveras EM,
Gillman MW (2013). “Correlations among adiposity measures
in school-aged children”. BMC Pediatrics, 13(1):99.
2. Cole TJ, Bellizzi MC, Flegal KM, Dietz WH (2000). “Establishing
a standard definition for child overweight and obesity
worldwide: international survey”. BMJ, 320(7244):1240-3.
3. Cole TJ, Faith MS, Pietrobelli A, Heo M (2005). “What is the best
measure of adiposity change in growing children: BMI, BMI %,
BMI z-score or BMI centile?”. European Journal of Clinical
Nutrition, 59(3):419-25.
4. Dietz WH, Bellizzi MC (1999). “Introduction: the use of body
mass index to assess obesity in children”. Am J Clin Nutr,
70(1):123s-5s.
5. Dwyer JT, Stone EJ, Yang M, Feldman H, Webber LS, Must A et
al (1998). “Predictors of overweight and overfatness in a
multiethnic pediatric population. Child and Adolescent Trial for
Cardiovascular Health Collaborative Research Group”. Am J
Clin Nutr, 67(4):602-10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 233
6. Freedman DS, Butte NF, Taveras EM, Goodman AB, Blanck
HM (2017). “Longitudinal changes in BMI z-scores among 45
414 2-4-year olds with severe obesity”. Annals of Human Biology,
44(8):687-92.
7. Harris K, Perreira KM, Lee D (2009). “Obesity in the transition
to adulthood: Predictions across race/ethnicity, immigrant
generation, and sex”. Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine,
163(11):1022-8.
8. Huynh TD, Dibley MJ, Sibbritt DW, Hanh TT (2009). “Trends in
overweight and obesity in pre-school children in urban areas of
Ho Chi Minh City, Vietnam, from 2002 to 2005”. Public Health
Nutr, 12(5):702-9.
9. Kriemler S, Puder J, Zahner L, Roth R, Meyer U, Bedogni G
(2010). “Estimation of percentage body fat in 6- to 13-year-old
children by skinfold thickness, body mass index and waist
circumference”. The British Journal of Nutrition, 104(10):1565-72.
10. Lobstein T, Jackson-Leach R, Moodie ML, Hall KD, Gortmaker
SL, Swinburn BA et al (2015). “Child and adolescent obesity:
part of a bigger picture”. Lancet, 385(9986):2510-20.
11. Lohman TG (1986). “Applicability of body composition
techniques and constants for children and youths”. Exercise and
Sport Sciences Reviews, 14:325-57.
12. Maffeis C, Grezzani A, Pietrobelli A, Provera S, Tato L (2001).
“Does waist circumference predict fat gain in children?
International journal of obesity and related metabolic
disorders”. Journal of the International Association for the Study of
Obesity, 25(7):978-83.
13. Maffeis C, Pietrobelli A, Grezzani A, Provera S, Tato L (2001).
“Waist circumference and cardiovascular risk factors in
prepubertal children”. Obesity research, 9(3):179-87.
14. Marks GC, Habicht JP, Mueller WH (1989). “Reliability,
dependability, and precision of anthropometric measurements.
The Second National Health and Nutrition Examination Survey
1976-1980”. Am J Epidemiol, 130(3):578-87.
15. Mueller WH, Kaplowitz HJ (1994). “The precision of
anthropometric assessment of body fat distribution in children”.
Annals of Human Biology, 21(3):267-74.
16. Nguyen Hoang Hanh Doan Trang, Tang Kim Hong, Dibley MJ
et al (2012). “Cohort profile: Ho Chi Minh City Youth Cohort--
changes in diet, physical activity, sedentary behaviour and
relationship with overweight/obesity in adolescents”. BMJ Open,
2(1):e000362.
17. Sarria A, Garcia-Llop LA, Moreno LA, Fleta J, Morellon MP,
Bueno M (1998). “Skinfold thickness measurements are better
predictors of body fat percentage than body mass index in male
Spanish children and adolescents”. European Journal of Clinical
Nutrition, 52(8):573-6.
18. Slaughter MH, Lohman TG, Boileau RA, Horswill CA, Stillman
RJ, Van Loan MD et al (1988). “Skinfold equations for estimation
of body fatness in children and youth”. Human Biology,
60(5):709-23.
19. Tang Kim Hong, Dibley MJ, Sibbritt D, Binh PN, Trang NH,
Hanh TT (2007). “Overweight and obesity are rapidly emerging
among adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam, 2002-2004”.
Int J Pediatr Obes, 2(4):194-201.
20. Tanner JM (1962). “Growth at adolescence; with a general
consideration of the effects of hereditary and environmental
factors upon growth and maturation from birth to maturity”.
2nd ed. Oxford: Blackwell.
21. Taylor RW, Jones IE, Williams SM, Goulding A (2000).
“Evaluation of waist circumference, waist-to-hip ratio, and the
conicity index as screening tools for high trunk fat mass, as
measured by dual-energy X-ray absorptiometry, in children
aged 3-19 y”. Am J Clin Nutr, 72(2):490-5.
22. Wells JCK, Fewtrell MS (2006). “Measuring body composition”.
Archives of Disease in Childhood, 91(7):612-7.
23. WHO Expert Committee (1995). “Physical status: The use and
interpretation of anthropometry: report of a WHO expert
committee (WHO Technical Report Series; 854)”. World Health
Organization, Geneva, pp.454
Ngày nhận bài báo: 16/01/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/02/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_vi_vong_eo_la_yeu_to_tien_doan_cho_viec_gia_tang_luong_m.pdf