Tài liệu Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO
60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
*Đ
CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP
Ths. KTS Bùi Chí Luyện*
Tóm tắt: Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng.
Thông qua những phân tích mang tính chất định tính, bài viết
đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực ngành Xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh
tế theo mô hình tăng trưởng bền vững và hiệu quả.
Từ khóa: Đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực, ngành
Xây dựng
Nhận ngày 2/3/2019; chỉnh sửa ngày 15/3/2019, chấp
nhận đăng ngày 30/3/2019.
Abstract: In the period of socio-economic development
of each nation, human resources always play an important
role. Through qualitative analysis, the article proposes some
solutions in training, retraining the human resources of the
construction industry in the period of economic integration
with sust...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO
60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
*Đ
CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP
Ths. KTS Bùi Chí Luyện*
Tóm tắt: Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng.
Thông qua những phân tích mang tính chất định tính, bài viết
đề xuất một số giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực ngành Xây dựng trong thời kỳ hội nhập kinh
tế theo mô hình tăng trưởng bền vững và hiệu quả.
Từ khóa: Đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực, ngành
Xây dựng
Nhận ngày 2/3/2019; chỉnh sửa ngày 15/3/2019, chấp
nhận đăng ngày 30/3/2019.
Abstract: In the period of socio-economic development
of each nation, human resources always play an important
role. Through qualitative analysis, the article proposes some
solutions in training, retraining the human resources of the
construction industry in the period of economic integration
with sustainable and effective growth model.
Key words: Training, retraining, human resources, con-
struction industry
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Do vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ,
rèn luyện phẩm chất đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đáp ứng yêu
cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
* Đại học Kiến trúc Hà Nội
VẤN ĐỀ HÔM NAY
61Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO
61Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
Đối với ngành Xây dựng, trước những khó khăn, thách
thức của Ngành trong quá trình hội nhập quốc tế, để đạt
được mục tiêu trên thì một trong những nhiệm vụ then
chốt là đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) phát triển nguồn nhân
lực ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và công nhân
kỹ thuật ở các trường thuộc Ngành phấn đấu tiếp cận
với trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế
giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
Ngành, đặc biệt là những chuyên ngành mũi nhọn trong
lĩnh vực Xây dựng.
Về chương trình, tài liệu đào tạo và bồi dưỡng
Chương trình – tài liệu là một trong các nhân tố quyết
định chất lượng, hiệu quả của toàn bộ quá trình ĐTBD. Đổi
mới và nâng cao chất lượng công tác ĐTBD cán bộ công
chức cần quán triệt phương châm gắn nội dung chương
trình-tài liệu với tình hình thực tiễn, đảm bảo học đi đôi với
hành, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. Việc xây dựng
chương trình và biên soạn tài liệu cần quán triệt nguyên
tắc: Dạy những gì học viên cần chứ không phải những cái
mà cơ sở đào tạo có. Nội dung chương trình mỗi loại hình
đào tạo bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của
từng lĩnh vực công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý và phù
hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ chính
sách trong từng thời kỳ.
Với từng nhóm đối tượng cán bộ cần tập trung
nghiên cứu xây dựng chương trình khung, chương trình
chuẩn. Trên cơ sở những chương trình này, tuỳ thuộc vào
thời gian và hình thức ĐTBD cụ thể để bổ sung chương
trình đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn của từng đối tượng.
Kết hợp việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học với
xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng. Lấy nội
dung các chương trình được phê duyệt là cơ sở pháp lý khi
triển khai đào tạo bồi dưỡng.
Về quản lý đào tạo và bồi dưỡng
Chính phủ cần hướng dẫn cụ thể điều 49 Luật Giáo
dục về mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ sở ĐTBD
cán bộ. Hiện nay, mặc dù, các cơ sở giáo dục này là đối
tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục nhưng chưa được Luật
này quy định về hình thức hoạt động, tổ chức, thành lập...
một cách cụ thể. Để tạo hành lang pháp lý, đảm bảo tính
thống nhất, ổn định, lâu dài cho hệ thống các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề nghị Chính phủ sớm ban hành
Các Sở Xây dựng địa phương cần chú trọng kiểm tra
việc tuân thủ các quy định pháp luật về trình tự thủ tục mở
và quản lý các khoá học; việc bảo đảm chương trình cũng
như chất lượng dạy và học của các cơ sở đào tạo cũng như
của các khoá học tổ chức trên địa bàn. Bên cạnh đó các Sở
cũng cần chú ý kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ xin cấp
giấy phép hành nghề thuộc thẩm quyền.
Các cơ quan chức năng cấp Tỉnh, cấp Huyện cần chỉ
đạo, quản lý, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở, đơn vị làm nhiệm
vụ ĐTBD cán bộ công chức, thông qua việc duyệt kế hoạch
mở lớp hằng năm, thi, cử, tuyển chọn đầu vào; thi hết môn,
cấp chứng chỉ... Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy
định của Đảng và Nhà nước trong đào tạo bồi dưỡng cán
bộ công chức, bảo đảm đào tạo bồi dưỡng phải đúng đối
tượng, nâng cao chất lượng dạy và học để cán bộ có trình
độ tương xứng với bằng cấp đã được đào tạo.
Nâng cao năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giảng dạy
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên
vì tính chất của việc ĐTBD theo nhu cầu công việc đòi hỏi
giảng viên phải có kiến thức sâu rộng, cập nhật và thực
tiễn, đặc biệt là phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử
lý vấn đề nhanh.
các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của loại hình trường này.
Bộ Xây dựng cần chú trọng việc thẩm tra điều kiện
năng lực của các cơ sở ĐTBD trước khi cho phép họ tham
gia ĐTBD theo quy định pháp luật; đồng thời chú trọng
công tác kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định
pháp luật về hoạt động ĐTBD; hạn chế và tiến tới xoá bỏ
các hiện tượng tiêu cực như cắt xén chương trình, cấp
chứng chỉ/giấy chứng nhận khống.
Với từng nhóm đối tượng cán bộ cần tập trung nghiên
cứu xây dựng chương trình khung, chương trình chuẩn
NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO
62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
thực. Giữa giảng viên và học viên cần có sự tương tác,
tương đồng về tư duy và thực tiễn. Để đạt được những
yêu cầu như trên, phương pháp giảng dạy, truyền đạt của
giảng viên có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Nhằm đạt được những yêu cầu như trên đòi hỏi mỗi
giảng viên bên cạnh kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn
trong lĩnh vực chuyên ngành của mình phải chủ động
tăng cường học tập kiến thức chuyên môn sâu rộng, các
kinh nghiệm, tri thức thực tế trong nhiều lĩnh vực liên quan
khác nhau. Kiến trúc, quy hoạch, xây dựng là một lĩnh vực
rộng mở bao gồm cả khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và nghệ thuật. Do đó, người giảng viên về
kiến trúc quy hoạch, xây dựng ngoài các kiến thức cơ bản
về kiến trúc quy hoạch thông thường được đào tạo trong
trường Đại học cần mở rộng tầm hiều biết và các kiến thức
khác nhau như xã hội học, tâm lý học, thẩm mỹ học, triết
học... Giảng viên ngoài việc tự học nên được tham gia các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sâu, được tổ chức
tham quan, tập huấn trong và ngoài nước và đặc biệt được
trang bị phương pháp luận để truyền đạt cho học viên khả
năng tự học.
Khi ta xác định được việc học tập, nghiên cứu, nâng
cao trình độ chuyên môn, nhận thức, kinh nghiệm không
chỉ là trách nhiệm chuyên môn, xã hội mà còn là nhu cầu
tinh thần như một mặt quan trọng của cuộc sống thì khi
đó trình độ chuyên môn, ý nghĩa và giá trị của cuộc sống
được nâng cao về cơ bản.
Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy
Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ
làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự
say mê cho người học. Các thông tin được tiếp nhận hiệu
quả khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, dễ nhớ, trở
thành nền tảng trí thức cho học viên và là cơ sở hình thành
trong họ những kỹ năng khi hoạt động thực tế. Đào tạo
không phải chỉ đem lại kiến thức cụ thể nhất định cho học
viên mà quan trọng hơn là cung cấp phương pháp luận,
cách thức để học viên có khả năng không ngừng tự nghiên
cứu, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, phù
hợp với nhu cầu thực tế.
Tạo cơ chế khuyến khích giảng viên áp dụng phương
pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm: Phân
tổ, nhóm trao đổi, thảo luận phát huy tính năng động, sáng
tạo của học viên. Trong giảng dạy, thực hiện tốt phương
Ưu tiên xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có
chất lượng cao, đây là yếu tố quyết định cho sự thành công
của việc ĐTBD cán bộ.
Trong nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa thông tin và
yêu cầu ngày càng cao của việc cập nhật các kiến thức mới.
Vấn đề năng lực của giảng viên đòi hỏi phải nâng cao hơn
nữa. Người giảng viên ngoài những kiến thức chuyên môn,
kỹ năng và kinh nghiệm thực tế còn phải là những người
làm chủ công nghệ hiện đại phục vụ quá trình truyền tải
thông tin tới người học, từ các hệ thống thư viện điện tử,
giáo trình điện tử, phương pháp giảng dạy hiện đại, cách
khai thác, tìm kiếm thông tin toàn cầu cần phải nắm
vững để chia sẻ với học viên.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khi công
nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc khai thác ứng
dụng các công nghệ hiện đại trong giáo dục đào tạo là hết
sức quan trọng và đem lại hiệu quả to lớn cho xã hội. Thay
vì phải tìm các tài liệu, văn bản in liên quan, giảng viên và
người học có thể sử dụng Internet để khai thác các kiến
thức cần thiết. Hệ thống thư viện điện tử, giáo trình điện
tử, phương pháp đào tạo, giảng dạy từ xa... đã ngày càng
mở ra những chân trời rộng lớn trong xã hội học tập mang
tính toàn cầu.
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong
giáo dục, đào tạo, tập huấn ngành Xây dựng, ý nghĩa, vai
trò của người giảng viên trực tiếp đứng trên bục giảng vẫn
luôn quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của người giảng viên chỉ
thực sự có ý nghĩa khi cặp tương tác giảng viên - học viên
trở thành thể thống nhất về hành động và tư duy. Điều này
có nghĩa rằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm truyền
đạt từ giảng viên cần có sức hấp dẫn, thuyết phục học viên
bằng những nội dung mới mẻ mang tính khoa học và thiết
Việc khai thác ứng dụng các công nghệ hiện đại trong giáo dục đào
tạo là hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả to lớn cho xã hội
VẤN ĐỀ HÔM NAY
63Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
châm “gắn lý luận với thực tiễn”, chú trọng đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng chuyển từ “dạy cái giảng viên
có sang dạy cái học viên cần”, tránh thuyết trình theo hình
thức thụ động Các phương pháp này đóng vai trò quyết
định trong việc đào tạo những cán bộ có năng lực thực sự,
những người có thể giải quyết một cách sáng tạo các vấn
đề đặt ra trong thực tiễn hết sức đa dạng và luôn thay đổi
của ngành Xây dựng.
Tích cực xây dựng và triển khai chương trình nâng
cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh và các ngoại ngữ thông
dụng khác cho cán bộ công chức, viên chức ngành Xây
dựng, trong đó có chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên, giáo viên đạt chuẩn theo quy định.
Xây dựng kế hoạch, chương trình học tập
Nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD ngành Xây dựng,
công tác xây dựng kế hoạch đào tạo của các đơn vị đào
tạo và kế hoạch học tập của các cơ quan, chính quyền địa
phương một cách bải bản, khoa học có sự thống nhất của
cả hai chủ thể trên là hết sức quan trọng và cần thiết. Thực
tế hiện nay trên cả nước, chương trình, kế hoạch ĐTBD ở
các địa phương thường không có kế hoạch tổng thể từ
trước. Mặt khác, do kế hoạch công tác tại cơ quan của học
viên đan xen với chương trình ĐTBD, học viên không thể
dành toàn tâm toàn ý và thời gian cho học tập.
Để giải quyết các khó khăn trên, các địa phương cần
có kế hoạch bố trí các lớp đào tạo tập huấn ngay từ những
tháng đầu năm, đặc biệt cần bố trí công việc cơ quan hợp
lý nhằm đảm bảo thời gian học tập đầy đủ trong cả khóa
học cho học viên tham gia. Tránh một thực tế thời gian qua
là trong quá trình học tập, học viên không thể tập trung
hết thời gian sức lực cho học tập do phải giải quyết đan
xen các công việc tại cơ quan làm việc.
Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cần
có sự phối hợp của cả cơ quan tổ chức đào tạo của địa
phương, cơ sở đào tạo và cả cơ quan quản lý nơi học viên
công tác nhằm đảm bảo nội dung chương trình chặt chẽ
khoa học, thiết thực và hiệu quả. Tránh việc tổ chức chồng
chéo về mặt chương trình và đối tượng học viên.
Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy nâng cao chất lượng dạy và học trong mọi lĩnh vực là
một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của Việt
Nam trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hướng tới
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm
bảo sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội quốc gia ổn định,
bền vững. Để kiến trúc, xây dựng đô thị, nông thôn của
Việt Nam ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” mang
bản sắc dân tộc và thời đại, chúng ta cần có đội ngũ cán bộ
quản lý, tư vấn, xây dựng có tài, có đức, có trách nhiệm với
xã hội, đất nước và việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo trong lĩnh vực xây dựng theo các phân tích
trên sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam
thời kỳ 2011-2020.
2. Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 13/09/2012 của Bộ
Xây dựng về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020.
3. Nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng.
Số 64.2019 Ị 63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_4561_2171622.pdf