Tài liệu Chủ hộ gia đình Việt Nam là ai?: 16 Xó hội học, số 4 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
CHủ Hộ GIA ĐìNH VIệT NAM Là AI?
Vũ Mạnh LợiP0F*
I. Giới thiệu
Giới tính của chủ hộ là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực
tiễn đặc biệt quan tâm. Trong lịch sử, thường chủ hộ là nam giới. Trong nửa nửa sau thế
kỷ XX và những năm gần đây, người ta quan sát thấy tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ làm chủ
hộ gia tăng ở rất nhiều nước trên khắp thế giới. Phần lớn các nghiên cứu cho đến nay chỉ
nhấn mạnh đến loại gia đình của các bà mẹ không/vắng chồng, đặc biệt là các gia đình có
con nhỏ. Người ta lo sợ rằng loại hộ gia đình này có thể có tác động tiêu cực đến đời sống
của trẻ em trong các gia đình đó. Vậy trong những gia đình có cả những người lớn khác,
giới tính của chủ hộ có thể có mối liên hệ như thế nào đến các khía cạnh kinh tế, xã hội,
và văn hóa của đời sống gia đình hay không? Nói cách khác, liệu vị trí "chủ hộ" chỉ là khái
niệm tiện dụng cho việc quy quan hệ của n...
10 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ hộ gia đình Việt Nam là ai?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Xó hội học, số 4 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
CHủ Hộ GIA ĐìNH VIệT NAM Là AI?
Vũ Mạnh LợiP0F*
I. Giới thiệu
Giới tính của chủ hộ là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực
tiễn đặc biệt quan tâm. Trong lịch sử, thường chủ hộ là nam giới. Trong nửa nửa sau thế
kỷ XX và những năm gần đây, người ta quan sát thấy tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ làm chủ
hộ gia tăng ở rất nhiều nước trên khắp thế giới. Phần lớn các nghiên cứu cho đến nay chỉ
nhấn mạnh đến loại gia đình của các bà mẹ không/vắng chồng, đặc biệt là các gia đình có
con nhỏ. Người ta lo sợ rằng loại hộ gia đình này có thể có tác động tiêu cực đến đời sống
của trẻ em trong các gia đình đó. Vậy trong những gia đình có cả những người lớn khác,
giới tính của chủ hộ có thể có mối liên hệ như thế nào đến các khía cạnh kinh tế, xã hội,
và văn hóa của đời sống gia đình hay không? Nói cách khác, liệu vị trí "chủ hộ" chỉ là khái
niệm tiện dụng cho việc quy quan hệ của những người khác với một người được lấy làm
mốc, hay nó thực sự có ý nghĩa về kinh tế, uy tín, hay quyền lực của người đó đối với các
thành viên khác trong gia đình? Liệu hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ khi có cả những
thành viên là người lớn khác có phải thường là những hộ gia đình nghèo hay không?
Nhìn chung, cuộc tranh luận về nội dung của khái niệm chủ hộ chủ yếu xoay quanh
vấn đề liệu chủ hộ có phải là người có uy tín cao nhất và có quyền ra quyết định, hay liệu
người đó có phải là người mang lại thu nhập cho hộ gia đình nhiều hơn những thành viên
khác hay không. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chủ hộ không thể được định
nghĩa giản đơn hoặc là người mang lại thu nhập chính, hoặc là người ra các quyết định
của hộ gia đình. ở nhiều nước đang phát triển, nơi thu nhập gia đình phụ thuộc nhiều
vào lao động của phụ nữ và trẻ em, và vào thu nhập từ các khu vực không chính thức
(informal sectors), rất khó có thể xác định được đóng góp tương đối của mỗi thành viên
trong gia đình. Mặt khác, cũng không có người nào có mọi quyền lực và quyết định mọi
vấn đề quan trọng của hộ gia đình. Người vợ và người chồng có thể đảm đương những
trách nhiệm trong các khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình. Vì thế, đã có những cố
gắng nhằm kết hợp cả khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh uy tín trong một khái niệm đa
phương diện về chủ hộ. Một trong những nỗ lực ấy là của Joan Mencher (Mencher and
Okongwu 1993). Theo bà thì có bốn khía cạnh của khái niệm chủ hộ: (1) uy tín hay quyền
lực; (2) việc ra quyết định; (3) quyền lực kinh tế; và (4) quyền đối với con cái trong trường
hợp ly dị. Bà cũng đề nghị nên có sự phân biệt giữa các hộ gia đình mà trong đó phụ nữ
là "người mang lại thu nhập chủ yếu" với các hộ gia đình "do phụ nữ làm chủ hộ".
Nghiên cứu của tác giả về đề tài này công bố năm 1996 (Vu Manh Loi 1996) cho
thấy tính chất đa diện của quan niệm chủ hộ ở Việt Nam. Trong nghiên cứu đó, tác giả
cũng cho thấy hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam không hề có xu hướng nghèo
* PGS.TS, Viện Xã hội học
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
17
hơn hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ. Nghiên cứu này và một số nghiên cứu về đề tài
này của các tác giả khác, tuy nhiên, chỉ dựa trên khái niệm "chủ hộ" do người được hỏi tự
nêu trong các cuộc điều tra. ý nghĩa của từ "chủ hộ" đối với cách hiểu của người được hỏi
vẫn còn là điều chưa được nghiên cứu kỹ.
Quan niệm của người Việt Nam về chủ Bài viết này sử dụng số liệu thu thập trong
cuộc điều tra Gia đình Nông thôn Việt Nam trong Chuyển đổi, do Viện Xã hội học, Viện Gia
đình và Giới, Viện Dân tộc học thuộc Viện KHXH Việt Nam thực hiện tại 4 tỉnh Yên Bái
(2004), Hà Nam (2008), Huế (2006), và Tiền Giang (2005) trong khoảng từ 2004 đến 2008. Một
bảng hỏi chung được sử dụng tại cả 4 tỉnh. Tại mỗi tỉnh, một xã nông thôn được chọn làm
nghiên cứu trường hợp. Trong mỗi xã, mẫu hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ gia
đình có cả chồng và vợ. Cũng có một số hộ chỉ có người vợ hoặc người chồng, nhưng cách chọn
mẫu không bao gồm dạng hộ này ở mức độ có tính đại diện. Đây cũng là hạn chế của cuộc
nghiên cứu này và kết quả trình bày ở đây chủ yếu phản ánh thực tế của các gia đình có cả
chồng và vợ. Trong các phân tích ở bài viết này, tuổi và các biến số liên quan đến thời gian được
hiệu chỉnh theo thời điểm điều tra ở mỗi tỉnh. Mục đích chính của bài viết này nhằm làm rõ:
hộ thông qua phân tích câu hỏi trực tiếp về ý nghĩa của "chủ hộ";
Các đặc trưng của chủ hộ thể hiện qua mức thu nhập so với người khác (vợ/chồng),
quyền quyết định, quyền đại diện cho hộ gia đình, tuổi, giới, và mối quan hệ giữa mức
sống của hộ gia đình và giới tính của chủ hộ.
II. Kết quả
2.1. Quan niệm của người dân về "chủ hộ"
Tong các nghiên cứu trước đây, câu hỏi về chủ hộ thường không đi kèm bất cứ một định
nghĩa nào mà để người được hỏi tự trả lời theo cách hiểu của họ. Những nghiên cứu này dựa
trên giả định rằng tự bản thân từ "chủ hộ" đã rõ nghĩa rồi và ai cũng hiểu từ này như ai.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên có câu hỏi trực tiếp người dân về quan niệm của họ về
những đặc điểm của "chủ hộ" theo cách hiểu của họ (xem Hộp 2.1.1).
Hộp 2.1.1. Câu hỏi về chủ hộ
Theo ý kiến của ông/bà, chủ hộ là ngưòi có những đặc điểm gì? Điều tra viên không đọc danh
sách này; Đánh dấu tất cả các phương án người được hỏi nêu.
Là người đăng ký là chủ hộ trong sổ hộ tịch
Là người ra các quyết định quan trọng trong hộ gia đình
Là người có thu nhập nhiều hơn người khác trong hộ gia đình
Là người được kính trọng nhất trong hộ gia đình
Là người lớn tuổi nhất dù đó là nam hay nữ
Là người đàn ông lớn tuổi nhất
Là người phụ nữ lớn tuổi nhất
Là người đại diện cho hộ gia đình trong giao dịch với người ngoài
Khác (ghi rõ): __________________
Không thể nói tại sao
98. Không trả lời
Biểu 2.1.1 dưới đây cho thấy ý kiến của người được hỏi ở cả 4 tỉnh về đặc điểm của chủ
hộ. Lưu ý là biểu này chỉ phản ánh cảm nhận của người được hỏi. Đặc điểm được nhiều người
nêu nhất là "chủ hộ là người ra các quyết định quan trọng trong hộ gia đình". Có tới 2/3 số
người được hỏi có ý kiến này. Đây là ý kiến có tỷ lệ cao nhất trong những đặc điểm được nêu
Chủ hộ gia đỡnh ở Việt Nam là ai?
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
18
trong bảng hỏi và cũng là ý kiến có tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ nêu các đặc điểm khác. Từ
"chủ hộ" trong tiếng Việt có nghĩa là người chủ, và đã là người chủ thì đương nhiên có tiếng
nói cuối cùng trong các quyết định của hộ. Cảm nhận này phản ánh khá trực quan ngữ nghĩa
của từ "chủ hộ" trong tiếng Việt.
Đặc điểm khác cũng nổi bật qua câu trả lời của người được hỏi là "chủ hộ là người
đăng ký là chủ hộ trong sổ hộ tịch". Có tới 46% người được hỏi đồng ý với ý kiến này, và
đây cũng là phương án trả lời có tỷ lệ cao thứ hai, cao hơn hẳn các phương án trả lời khác.
Địa vị chính thức trong sổ hộ tịch đương nhiên là rất quan trọng. Nó cho người có địa vị
này tính hợp pháp để thực hiện vai trò là chủ hộ.
Ngoài hai đặc điểm nổi bật nêu trên, những đặc điểm khác đáng chú ý bao gồm "chủ
hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong giao dịch với người ngoài", với 31% ý kiến, chủ
hộ là nam giới lớn tuổi nhất, với 27% ý kiến. Rõ ràng tinh thần trọng xỉ (đề cao người cao
tuổi), và trọng nam của truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn còn đóng vai trò quan trọng
trong nhận thức của một bộ phận đáng kể người dân Việt Nam. Tiêu chí được nhiều tác
giả phương tây đề cao nhất là chủ hộ "là người có thu nhập nhiều hơn người khác trong
hộ gia đình" chỉ được 20% ý kiến đồng ý, và 18% ý kiến cho rằng chủ hộ "là người được
kính trọng nhất trong hộ gia đình". Chỉ có 8% ý kiến cho rằng chủ hộ là người cao tuổi
nhất dù đó là nam hay nữ, và chỉ có 2% ý kiến cho rằng chủ hộ là phụ nữ lớn tuổi nhất.
Biểu 2.1.1. Chủ hộ là người
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1201)
46%
63%
20% 18%
8%
27%
2%
31%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Chủ hộ
theo sổ hộ
tịch
Người ra
quyết định
quan trọng
Người cú
thu nhập
nhiều nhất
Người
được kớnh
trọng nhất
Người lớn
tuổi nhất
Nam lớn
tuổi nhất
Nữ lớn tuổi
nhất
Người đại
diện cho
hộ gia
đỡnh
Về cơ bản, người được hỏi ở các tỉnh đều có quan niệm giống nhau về đặc điểm
của chủ hộ, với đa số ý kiến tập trung vào đặc điểm "là người ra các quyết định quan
trọng" và "là người đăng ký là chủ hộ trong sổ hộ tịch". Tuy nhiên, xem xét kỹ ta cũng
thấy có biến thiên nhất định. Đáng chú ý là ở Hà Nam có tới 60% người được hỏi cho
rằng chủ hộ "là người ra các quyết định quan trọng". Điểm đáng chú ý khác là ở Huế,
nơi các giá trị văn hóa truyền thống còn rất mạnh, có tới 47% người được hỏi cho rằng
Biểu 2.1.1. Chủ ộ là người...
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1201)
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
19
chủ hộ "là người đàn ông lớn tuổi nhất". Điều này phản ánh quan niệm phụ quyền của
người dân Huế còn mạnh. Tiêu chuẩn này chỉ được 18% người được hỏi ở Yên Bái và
Hà Nam và 24% người được hỏi ở Tiền Giang nêu.
Như vậy, dù có sự khác nhau nhất định trong quan niệm về chủ hộ của người
dân ở các tỉnh trong mẫu nghiên cứu, quan niệm của người Việt Nam về "chủ hộ" về cơ
bản ít mang màu sắc kinh tế, mà mang nặng đặc trưng hành chính (đăng ký hộ tịch)
và văn hóa-xã hội hơn (nam giới lớn tuổi, người đại diện cho hộ, người ra quyết định
chính).
2.2.Các đặc trưng của chủ hộ
Phần này trình bày phân tích về mối liên hệ trên thực tế (không phải quan niệm)
giữa địa vị chủ hộ và các đặc trưng kinh tế, xã hội và nhân khẩu học của hộ nhằm lý
giải việc một người trở thành chủ hộ là do những yếu tố nào. Ta hãy xem liệu quan
niệm và thực tế có khác nhau nhiều không. Phân tích trong phần này không bao gồm
những hộ mà vai trò "chủ hộ" không có lựa chọn nào khác (không bao gồm những hộ
chỉ có 1 người lớn duy nhất, hoặc khi xét về giới tính của chủ hộ thì không bao gồm hộ
chỉ có người lớn là nam hoặc chỉ có người lớn là nữ).
2.2.1.Chủ hộ có phải là trụ cột kinh tế của gia đình không?
Đây là luận điểm quan trọng nhất trong quan niệm về chủ hộ của nhiều học giả
phương Tây (Vu Manh Loi 1996). Như trên đã trình bày, nhiều người Việt Nam không
quan niệm như vậy. Vậy trên thực tế chủ hộ có phải người đem lại thu nhập nhiều
nhất cho gia đình không?
Biểu 2.2.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm những hộ có từ 2 người lớn trở lên (20 tuổi
trở lên) và có chủ hộ là người đóng góp nhiều nhất cho thu nhập của hộ trong 12 tháng
trước điều tra. Kết quả này hoàn toàn nhất quán với quan niệm chủ hộ là trụ cột kinh
tế của hộ như ta quan sát thấy ở nhiều nước khác. Tiền Giang là tỉnh có tỷ lệ này thấp
nhất thì cũng có đến 2/3 số hộ có chủ hộ là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập.
Tỷ lệ này ở các tỉnh còn lại lên đến gần 90%. Thực tế này khác khá xa so với quan
niệm của người được hỏi về chủ hộ, nhất là ở Hà Nam, nơi chỉ có 13% có quan niệm
chủ hộ là trụ cột kinh tế của gia đình trong khi có tới 89% số hộ có chủ hộ là người
đóng góp nhiều nhất cho thu nhập gia đình trên thực tế.
Chủ hộ gia đỡnh ở Việt Nam là ai?
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
20
Biểu 2.2.1. Tỷ lệ phần trăm hộ cú chủ hộ là người đúng gúp
nhiều nhất vào thu nhập
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1193)
86%
66%
84%
89%
81%
%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Yờn Bỏi (N=299) Tiền Giang
(N=300)
Huế (N=297) Hà Nam (N=297) Chung (N=1193)
2.2.2.Chủ hộ có phải người ra các quyết định quan trọng không?
Biểu 2.2.2 cho thấy tỷ lệ phần trăm chủ hộ quyết định chính (quyết định nhiều hơn hoặc
bằng vợ/chồng mình) các công việc quan trọng trong gia đình. Ta có thể thấy chủ hộ nữ có tỷ lệ
quyết định chính thấp hơn chủ hộ nam ở cả 4 tỉnh, song sự khác biệt này không lớn ở Yên Bái,
Tiền Giang, và Hà Nam. Riêng ở Huế tỷ lệ chủ hộ nữ là người quyết định chính thấp hơn tỷ lệ
này ở chủ hộ nam đáng kể. Điều này gợi ra rằng người Huế có lẽ gắn bó với các giá trị trọng
nam khinh nữ nhiều hơn nhiều so với người dân ở các tỉnh khác. Mặc dù có sự khác nhau ở các
tỉnh về tỷ lệ chủ hộ quyết định chính các việc quan trọng, nhìn chung ta có thể thấy chủ hộ
quả thật là người ra các quyết định quan trọng trong gia đình. Thực tế này nhất quán với quan
niệm của người dân được trình bày ở phần trước.
Biểu 2.2.2. Tỷ lệ phần trăm chủ hộ quyết định cỏc việc quan trọng
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1186)
79%
62%
85%
67%
87%
56%
65%
84%86%
73%
87% 84%
93%
42%
85%
72%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
CH nam
(N=245)
CH nữ
(N=45)
CH nam
(N=209)
CH nữ
(N=55)
CH nam
(N=244)
CH nữ
(36)
CH nam
(N=259)
CH nữ
(N=25)
Yờn Bỏi Tiền Giang Huế Hà Nam
Quyết định cụng việc SX Mua đồ đạc đắt tiền QĐ cỏc cụng việc trong GĐ và họ
2.2.3. Chủ hộ có phải là nam giới cao tuổi nhất không?
iểu 2.2.1. Tỷ lệ phần trăm có chủ hộ người đóng góp
nhiều nhất vào thu nhập
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1193)
Biểu 2.2.2. Tỷ lệ phần trăm có chủ hộ quyết định các việc ọ
(GĐ NT VN 2004-2008, N=1183)
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
21
Tuổi trung bình của chủ hộ ở Yên Bái và Hà Nam là 45, ở Tiền Giang và Huế là 48. Tỷ
lệ hộ có nữ làm chủ hộ rất thấp, cả mẫu chỉ có 17% hộ gia đình có chủ hộ là nữ. Tỷ lệ này
thấp hơn tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ trong Tổng điều tra Dân số 1999 (21% ở nông thôn, tính
toán của tác giả dựa trên mẫu 3% TĐTDS 1999). ở Hà Nam chỉ có 11% chủ hộ là nữ, ở Huế
12%, ở Yên Bái 14% số hộ có nữ làm chủ hộ. Riêng ở Tiền Giang có đến # số hộ có nữ làm chủ
hộ. Tiền Giang thể hiện là trường hợp khá đặc biệt.
Trong những hộ có ít nhất 1 nam và 1 nữ là người lớn (20 tuổi trở lên), nếu chủ hộ là
nam thì đó thường là nam giới cao tuổi nhất hộ, và nếu chủ hộ là nữ thì đó cũng thường là
nữ giới cao tuổi nhất hộ (xem Biểu 2.2.3). Như vậy, yếu tố giới và tuổi vẫn còn đóng vai
trò rất quan trọng đối với địa vị chủ hộ. Đại đa số các hộ có chủ hộ là nam giới cao tuổi
nhất. Trong một số ít hộ có phụ nữ làm chủ hộ, đó cũng là người phụ nữ cao tuổi nhất.
Thực tế này phần nào nhất quán với quan niệm về chủ hộ của người được hỏi ở Huế (47%
quan niệm chủ hộ là người đàn ông lớn tuổi nhất), song khác xa với quan niệm của người
được hỏi ở các tỉnh còn lại.
Biểu 2.2.3. Tỷ lệ phần trăm chủ hộ là nam cao tuổi nhất hoặc nữ
cao tuổi nhất
(GĐ NT VN 2004-2008)
94%
80%
97% 99% 96% 97% 96% 94%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
CH nam
(N=255)
CH nữ
(N=40)
CH nam
(N=226)
CH nữ
(N=73)
CH nam
(N=263)
CH nữ
(33)
CH nam
(N=265)
CH nữ
(N=32)
Yờn Bỏi Tiền Giang Huế Hà Nam
2.2.4.Chủ hộ có phải người đại diện cho gia đình không?
Trong bảng hỏi không có câu nào hỏi về thực tế đại diện cho gia đình trong các giao
dịch dân sự. Tuy nhiên, trong bảng hỏi có câu hỏi "Trong gia đình ông/bà, ai là người đưa
ra quyết định quan trọng về những hoạt động xã hội chung của cả hai vợ chồng?". Câu trả
lời cho câu hỏi này phần nào phản ánh tính đại diện cho hộ gia đình của người chồng và
người vợ (một trong hai người đó là người được hỏi). Nếu chỉ tính những trường hợp chủ
hộ là một trong hai vợ chồng, ta có kết quả trình bày ở Biểu 2.2.5 dưới đây. ở đây ta vẫn
thấy chủ hộ nói chung là người đại diện cho gia đình. Tỷ lệ chủ hộ nữ quyết định chính
các hoạt động xã hội chung của hai vợ chồng thấp hơn đáng kể tỷ lệ này của nam chủ hộ ở
Huế, song vẫn có đến 50% nữ chủ hộ ở Huế quyết định chính các hoạt động này. Điều này
cho thấy trên thực tế vai trò đại diện của chủ hộ lớn hơn nhiều so với quan niệm của
Biểu 2.2.3. Tỷ lệ phần trăm có chủ hộ là nam cao tuổi nhất hoặc nữ
cao thuổ nhất
(GĐ NT VN 2004-2 08)
Chủ hộ gia đỡnh ở Việt Nam là ai?
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
22
người dân về vai trò này.
Biểu 2.2.4. Ai là người quyết định chớnh hoạt động xó hội chung
của hai vợ chồng?
89%
73%
86%
71%
92%
50%
86% 88%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
CH nam
(N=245)
CH nữ
(N=45)
CH nam
(N=209)
CH nữ
(N=55)
CH nam
(N=244)
CH nữ (36) CH nam
(N=259)
CH nữ
(N=25)
Yờn Bỏi Tiền Giang Huế Hà Nam
2.2.5. Mô hình hồi quy về những yếu tố quyết định vị trí chủ hộ
Phân tích nhị biến nêu trên cho thấy nhìn chung chủ hộ thường là nam giới cao tuổi, có
đóng góp nhiều cho thu nhập gia đình, có uy tín và có nhiều quyền quyết định các công việc trong
gia đình. Tuy nhiên, phân tích nhị biến có thể đưa ra kết luận thiếu chính xác do không tính đến
tác động của các biến số khác. Để khắc phục điều này, một mô hình hồi quy logistic được thiết kế
nhằm tách biệt tác động của các yếu tố khác nhau đến vị trí chủ hộ.
Bảng dưới đây cho thấy kết quả của mô hình hồi quy Logistic về những yếu tố quyết
định vị trí chủ hộ. Tuổi và giới là hai yếu tố quan trọng được bàn đến ở hầu hết các
nghiên cứu về chủ hộ. Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được có thể là chỉ báo về mức độ
hiểu biết, uy tín của người trả lời trong hộ gia đình. Nghề nghiệp và mức độ đóng góp vào
thu nhập gia đình là biến số quan trọng trong các lập luận về vị trí chủ hộ của nhiều học
giả, đặc biệt ở phương Tây. Những người sống cùng cha mẹ đẻ (dù là nam hay nữ) được
giả thuyết là có khả năng trở thành chủ hộ cao hơn. Hộ càng có nhiều người lớn (20 tuổi
trở lên) thì sự cạnh tranh cho vị trí chủ hộ càng lớn và khả năng một người trở thành chủ
hộ càng nhỏ. Khác biệt theo tỉnh có thể phản ánh khác biệt của tiểu vùng văn hóa đối với
tổ chức gia đình thể hiện ở vị trí chủ hộ.
Cột "B" cho thấy hệ số hồi quy. Hệ số này bằng "0" đối với những nhóm người được lấy
làm nhóm để so sánh. Hệ số B âm có nghĩa là khả năng làm chủ hộ của người có đặc trưng đã
cho thấp hơn khả năng ở nhóm so sánh. Giá trị tuyệt đối của số âm càng lớn thì khả năng này
càng thấp. Hệ số B có giá trị dương có nghĩa là nhóm đã cho có nhiều khả năng làm chủ hộ hơn,
và giá trị tuyệt đối phản ánh mức độ khác biệt nhiều hay ít. Cột Exp(B) cho thấy tỷ số giữa sác
xuất làm chủ hộ chia cho sác xuất không làm chủ hộ. Tỷ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là nhóm đã
cho ít có khả năng làm chủ hộ. Tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là nhóm đã cho có nhiều khả năng
làm chủ hộ hơn nhóm so sánh. Đáng lưu ý là cột "Sig." thể hiện mức ý nghĩa thống kê của biến
Biểu .2.3. Ai là người quyết đị í h hoạt động chung
của hai vợ chồng?
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
23
số đó trong mô hình hồi quy. Thông thường, mức ý nghĩa thống kê được coi là đáng kể về mặt
thống kê khi hệ số này nhỏ hơn 0,05. Mức ý nghĩa càng nhỏ thì biến số đang xét càng có ý
nghĩa quan trọng đối với vị trí chủ hộ.
Kết quả ở Bảng 2.2.5 cho thấy so với nam, nữ chỉ có bằng 3% khả năng trở thành chủ
hộ khi mọi yếu tố khác ở cả nam và nữ là như nhau. Tuổi cũng là yếu tố có ý nghĩa thống kê
mạnh. Cứ thêm một tuổi người ta lại có thêm 4% khả năng trở thành chủ hộ, nếu những
yếu tố khác là như nhau. Số người lớn trong hộ (từ 20 tuổi trở lên) cũng là yếu tố hết sức
quan trọng. Cứ thêm một người lớn trong hộ thì khả năng trở thành chủ hộ lại giảm đi
40%. Khác biệt theo tỉnh cũng có ý nghĩa thống kê đáng kể. Tình hình ở Tiền Giang và Huế
không khác đáng kể so với Hà Nam, nhưng ở Yên Bái khả năng làm chủ hộ cao gấp 2,5 lần
so với Hà Nam nếu các đặc trưng khác là như nhau. Khác với giả thuyết về tác động của
quyền lực kinh tế, nghề nghiệp và mức độ đóng góp vào thu nhập hộ gia đình không có ý
nghĩa đáng kể về mặt thống kê. Học vấn của người được hỏi cũng không có ý nghĩa đáng kể
về mặt thống kê.
Bảng 2.2.5. Mô hình hồi quy Logistic về những yếu tố quyết định vị trí chủ hộ
(chỉ bao gồm những hộ có từ 2 người 20 tuổi trở lên)
B Exp(B) Sig.
Giới Nữ -3,520 ,030 ,000
P
Nam ,000 1,000
Tuổi Tuổi ,040 1,041 ,000
Học vấn Học vấn -,053 ,948 ,070
Người đóng góp nhiều
nhất vào thu nhập hộ?
Không phải người đóng góp nhiều nhất
vào thu nhập gia đình
-,092 ,912 ,696
Là người đóng góp nhiều nhất vào thu
nhập gia đình
,000 1,000
Nghề nghiệp Nghề phi nông lâm ngư nghiệp ,102 1,108 ,595
Nông lâm ngư nghiệp ,000 1,000
Sống cùng bố mẹ đẻ Không sống cùng bố mẹ đẻ -,003 ,997 ,990
Sống cùng bố mẹ đẻ ,000 1,000
Số người 20 tuổi trở lên
trong hộ
-,495 ,609 ,000
Tỉnh Tỉnh ,000
Yên Bái ,945 2,574 ,000
Tiền Giang -,034 ,967 ,898
Huế -,068 ,935 ,796
Hà Nam ,000 1,000
Constant 1,862 6,436 ,001
Như vậy, những yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng một người là chủ hộ
chỉ là giới tính, tuổi, số người lớn trong hộ, và địa bàn nghiên cứu. Mô hình về chủ hộ này
về cơ bản không khác nhiều lắm với quan niệm truyền thống rằng người chủ hộ được mặc
định là nam nhiều tuổi nhất trong hộ. Mô hình hồi quy cũng không hỗ trợ giả thuyết về
Chủ hộ gia đỡnh ở Việt Nam là ai?
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
24
chủ hộ là trụ cột kinh tế trong gia đình như thường thấy ở nhiều nước phương Tây.
2.3. Chủ hộ nữ và vấn đề nghèo khổ
Một trong những luận điểm thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu về chủ hộ ở
nhiều nước, và cả ở Việt Nam là hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thường có tỷ lệ nghèo
khổ cao hơn mức nghèo khổ trung bình của đất nước. Trong nhiều nghiên cứu, khái niệm
hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thường chỉ hạn chế ở những hộ của những phụ nữ góa, ly
dị, ly thân hay phụ nữ không có chồng nhưng có con nhỏ. Những gia đình này thường là
những gia đình dễ bị tổn thương trước các cú sốc về kinh tế, hay thiên tai. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu về chủ hộ nữ ở Việt Nam trước đây tôi đã chỉ ra rằng hộ gia đình do phụ nữ làm
chủ hộ không hề nghèo khổ hơn hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ, kể cả các hộ của các
phụ nữ góa hay ly dị (Vu Manh Loi 1996).
Bảng 2.3.1 dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa mức sống và giới tính của chủ hộ.
Nhìn chung, ta không thấy bằng chứng thuyết phục rằng hộ gia đình do phụ nữ làm chủ
hộ có mức sống kém hơn so với hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ. ở Yên Bái và Huế tỷ lệ
hộ do nữ làm chủ hộ nghèo thấp hơn đáng kể tỷ lệ hộ do nam giới làm chủ hộ nghèo. ở
Tiền Giang và Hà Nam, tỷ lệ hộ do nữ làm chủ hộ có cao hơn đôi chút so với tỷ lệ hộ do
nam giới làm chủ hộ (chỉ 3%), song ở Tiền Giang tỷ lệ hộ do nữ làm chủ hộ là hộ khá giả
lại cao hơn tỷ lệ hộ do nam làm chủ hộ mà khá giả. Nhìn chung, ta có thể kết luận là cả
trong nghiên cứu này cũng không cho thấy bằng chứng xác thực của việc hộ do phụ nữ
làm chủ hộ thì nghèo hơn hộ do nam giới làm chủ hộ. Việc một hộ nghèo hay giàu rõ ràng
không phụ thuộc vào việc hộ đó do nam làm chủ hộ hay nữ làm chủ hộ, mà phụ thuộc vào
các yếu tố kinh tế, xã hội, nhân khẩu, và văn hóa khác.
Bảng 2.3.1. Mức sống theo giới tính của chủ hộ
Chủ hộ là nam hay nữ
Chung
CH nam CH nữ CH người khác
Yên Bái
Khá giả 19% 16% 20% 19%
Trung bình 60% 69% 60% 61%
Nghèo 21% 16% 20% 20%
N 245 45 5 295
Tiền Giang
Khá giả 14% 18% 26% 16%
Trung bình 60% 53% 49% 58%
Nghèo 26% 29% 26% 26%
N 209 55 35 299
Huế
Khá giả 19% 28% 19%
Trung bình 42% 42% 44% 42%
Nghèo 38% 31% 56% 38%
N 243 36 16 295
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
25
Chủ hộ là nam hay nữ
Chung
CH nam CH nữ CH người khác
Hà Nam
Khá giả 29% 16% 38% 29%
Trung bình 50% 60% 46% 51%
Nghèo 21% 24% 15% 21%
N 258 25 13 296
III. Kết luận
Những phân tích nêu trên cho thấy "chủ hộ" là một khái niệm đa diện, bao gồm cả
các khía cạnh về quyền lực kinh tế, lẫn uy tín, quyền ra quyết định quan trọng, quyền đại
diện cho gia đình, và phản ánh khuôn mẫu văn hóa trọng xỉ và trọng nam truyền thống.
Có khoảng cách khá lớn giữa quan niệm của người dân và các đặc trưng thực tế của chủ
hộ. Trong khi trên thực tế chủ hộ thường là nam giới cao tuổi nhất, thì người dân chỉ đề
cao khía cạnh ra quyết định quan trọng của chủ hộ và việc đăng ký là chủ hộ trong sổ hộ
tịch. Khía cạnh tuổi và giới tính của chủ hộ không thể hiện mạnh trong quan niệm của
người dân. Khoảng cách giữa quan niệm và thực tế có thể báo hiệu quá trình thay đổi địa
vị chủ hộ trong bối cảnh xã hội và nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến
mạnh mẽ. Chủ đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Nghiên cứu này cũng một lần
nữa cho thấy luận điểm rằng chủ hộ không hẳn là trụ cột kinh tế trong gia đình, và hộ do
phụ nữ làm chủ hộ thường nghèo hơn hộ do nam làm chủ hộ cũng không được các bằng
chứng thực nghiệm hỗ trợ. Giới tính của chủ hộ, vì thế, không nên là tiêu chí để xác định
đối tượng được chính sách xóa đói giảm nghèo hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Mencher, Joan P., and Anne Okongwu (Eds.). 1993. Where Did All the Men Go?
Colorado: Westview Press.
2. Vu Manh Loi. 1996. Female-Headed Households in Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2009_vumanhloi_5928.pdf