Chữ hán từ phồn thể đến giản thể: Một cái nhìn trên những khía cạnh lịch sử và phương pháp

Tài liệu Chữ hán từ phồn thể đến giản thể: Một cái nhìn trên những khía cạnh lịch sử và phương pháp: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 21 CHỮ HÁN TỪ PHỒN THỂ ĐẾN GIẢN THỂ: MỘT CÁI NHÌN TRÊN NHỮNG KHÍA CẠNH LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP Võ Thị Minh Phụng1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 19/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: Chinese characters: From the Complicated form to the Simplified form – A look at the historical and systematic aspects Keywords: Chinese word, traditional characters, simplified characters, transform Từ khóa: Chữ Hán, phồn thể, giản thể, chuyển đổi ABSTRACT There are two forms of a written Chinese word: One form consists of many strokes, another of fewer strokes. The former called “Traditional type” or “Complicated type” and the later, “Simplified type” or “Simple form.” It is the pure form that was encouraged and asked to be generally used by many patriots in the Chinese intelligentsia who took part in The...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chữ hán từ phồn thể đến giản thể: Một cái nhìn trên những khía cạnh lịch sử và phương pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 21 CHỮ HÁN TỪ PHỒN THỂ ĐẾN GIẢN THỂ: MỘT CÁI NHÌN TRÊN NHỮNG KHÍA CẠNH LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP Võ Thị Minh Phụng1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 19/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: Chinese characters: From the Complicated form to the Simplified form – A look at the historical and systematic aspects Keywords: Chinese word, traditional characters, simplified characters, transform Từ khóa: Chữ Hán, phồn thể, giản thể, chuyển đổi ABSTRACT There are two forms of a written Chinese word: One form consists of many strokes, another of fewer strokes. The former called “Traditional type” or “Complicated type” and the later, “Simplified type” or “Simple form.” It is the pure form that was encouraged and asked to be generally used by many patriots in the Chinese intelligentsia who took part in The Reformation Movement in 1909. Until 1958, the China Government accepted the simplified characters as the official script of the Nation. At present, in the academic circle as well as in international trading, both of these two forms are being used in parallel, generally and officially. Therefore, an initial examination of two types from the historical and systematic angle may contribute to enhancing understanding for those who are interested in Chinese language, culture, history, etc. TÓM TẮT Có hai hình thức viết của chữ Hán: một dạng gồm nhiều nét và một dạng ít nét hơn. Dạng trước được gọi là “kiểu truyền thống” hoặc “phồn thể”, dạng sau gọi là “kiểu tinh giản hóa” hay “giản thể”. Loại giản thể được cổ vũ và đòi hỏi phải được phổ biến do các nhà trí thức Trung Quốc yêu nước trong phong trào vận động cải cách năm 1909. Đến năm 1958, chính phủ Trung Quốc chấp nhận loại chữ này là chữ viết chính thức của đất nước. Hiện nay, trong giới học thuật cũng như trong thương mại quốc tế, cả hai dạng chữ này đang được sử dụng song hành một cách phổ biến và chính thức. Do vậy, một khảo sát sơ bộ về hai hình thức chữ Hán này từ góc độ lịch sử và phương pháp, có thể đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, v.v của Trung Quốc. 1. HAI CÁCH VIẾT CHỮ HÁN: NHỮNG TÊN GỌI Điểm qua 3 Từ điển, chúng ta thấy: ① Từ điển Hán Việt, Hầu Hàn Giang và Mạch Vĩ Lương chủ biên, trong bản Mục lục ghi: 汉字简 化字和繁体字对照表 (Hán tự giản hóa tự hòa phồn thể tự đối chiếu biểu) và tiếp theo là dòng dịch Việt ngữ: Bảng đối chiếu chữ đơn giản hóa và chữ nhiều nét, mở trang ấy, có dòng chữ Việt in khổ chữ lớn đầu trang: BẢNG ĐỐI CHIẾU CHỮ HÁN GIẢN HÓA VÀ CHỮ NHIỀU NÉT. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 22 Trang 177, trong mục từ Phồn, cụm từ 繁体字 [fántǐzì] (Phồn thể tự) định nghĩa: “Chữ Hán viết nhiều nét theo lối cũ, ví dụ như chữ 禮 nay viết đơn giản là 礼. Trang 322: 简化[jiǎnhuà] (giản hóa): đơn giản hóa (lược 2 ví dụ). Trang 323: 简体字[jiǎntǐzì] (giản thể tự): chữ giản thể / chữ đơn giản hóa. Như vậy, từ điển này cung cấp 2 tên gọi trong Hán ngữ về loại chữ ít nét: giản hóa tự và giản thể tự; đồng thời đưa ra 3 cách dịch sang Việt ngữ: chữ giản thể, chữ đơn giản hóa, chữ Hán giản hóa (Hầu Hàn Giang, Mạch Vĩ Lương, 2011, tr. 177, 322, 323). ② Từ điển Hán – Việt, Trần Văn Chánh chủ biên, tại Phụ lục I ghi: Bảng tra nhanh chữ Hán Giản thể – Phồn thể / Phồn thể - Giản thể theo số nét. Dòng chữ Hán (dạng “Phồn thể”) ghi ngay dưới dòng Việt ngữ: 筆畫簡化字繁體字速查表 (Bút họa giản hóa tự - phồn thể tự tốc tra biểu) (Trần Văn Chánh, 2005, tr. 2303). ③ Mathews’ Chinese – English Dictionary: Mục từ số 1788, trang 256, số tiểu từ (particle) 1788_25 簡繁: (giản phồn): a complex and simple. Mục từ số 837, trang 115, các tiểu từ: (a).2: 簡單: simple, as opposed to complex, 複雜 (phức tạp). (a).4: 簡單化: simplification. (a).7: 簡字 (Giản tự): a form of phonetic writing. (a).25: 簡體字(Giản thể tự): abbreviated characters. (Mathews, 1971, tr. 256,115) . Chúng ta chú ý tại (a).7, chỉ có giải thích (explication), không có định nghĩa (definition); tại (a).25., cụm từ Giản thể tự vừa được giải thích vừa được định nghĩa là: Những chữ được viết tắt hay những chữ được rút ngắn. Ngoài ra, trong các sách Đài Loan gọi tên thể chữ nhiều nét là 正體字 (傳統字)chữ Chính thể (chữ Truyền thống) và chữ ít nét hơn là簡體字(俗體字)chữ Giản thể (chữ Tục thể) (Hoàng Bái Vinh, 2009, tr. 5; Lưu Dung, 2017, tr. 328 - 320). Trong bài viết này, chúng tôi thống nhất dùng chữ “phồn thể” và “giản thể” theo cách gọi tương đối phổ biến trong giới học thuật. 2. LƯỢC SỬ PHỒN THỂ VÀ GIẢN THỂ CỦA CHỮ HÁN Lịch sử chữ Hán cho thấy có hai dạng chữ viết chính là phồn thể và giản thể. Chữ phồn thể còn được gọi là chữ truyền thống; chữ giản thể, một dạng chữ viết ít nét hơn, được vận động sử dụng như một bước ngoặt đột phá trong công cuộc cải cách đổi mới tại Trung Quốc. Sự vận động này khởi đầu từ năm 1909 và sau đó liên tục có nhiều lời kêu gọi, phương án, đề xuất, nhưng đến năm 1986 chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chấp nhận dùng chữ giản thể làm chữ viết chính thức thống nhất trên cả nước. Lịch sử chữ Hán bắt đầu từ chữ tượng hình Giáp cốt thời Ân Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và Kim văn thời nhà Chu (1046 TCN- 256 TCN). Từ thời chữ tượng hình này đã có chữ phồn thể và giản thể. Ví dụ: Chữ “xa” (chiếc xe) trong Giáp cốt văn viết là , Kim văn viết là . Chữ viết này chính là mô phỏng toàn bộ thân xe, càng xe và bánh xe. Sau đó, chữ “xa” dần dần giản hóa chỉ còn hình tượng một bánh xe trong Tiểu triện , Lệ thư , Khải thư (Lý Lạc Nghị, 1997, tr. 882). Vào thời Xuân Thu Chiến quốc (770 – 221 TCN), xu hướng giản hóa chữ Hán có phần rõ hơn. Mặc dầu loại chữ Đại Triện, qua thời gian vẫn còn giữ lại tính chất: hình dạng chữ viết mô phỏng hình dạng vật thể (nên thường được gọi là chữ tượng hình), tuy nhiên chúng ta thấy số nét chữ đã dần được giản lược. Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc lập nên triều đại nhà Tần, đã thực thi chính sách “Thư đồng văn”. Theo Hứa An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 23 Thận trong Bài tựa của sách Thuyết văn giải tự giải thích rằng: “Vào thời Chiến quốc, 7 nước chư hầu không phục vua Chu, mỗi nước cát cứ một phương, độc lập tự chủ theo hướng riêng của mỗi nước, từ đó xuất hiện tình trạng “Ngôn ngữ dị thanh, văn tự dị hình” (tiếng nói khác nhau, chữ viết khác nhau). Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất 6 nước, do tình trạng ngôn ngữ bất đồng này nên việc quản lý đất nước gặp khó khăn, do đó nhà vua thực hiện chính sách lấy chữ Tiểu triện đang thông hành tại nhà Tần làm thể chữ chính thống, đồng thời loại bỏ những thể chữ khác. Đây là nội dung của chính sách “Thư đồng văn” của nhà Tần” (Lưu Hựu Tân, 1998, tr. 16). Việc Tần Thủy Hoàng chọn lối viết chữ theo Tiểu triện là phương tiện để làm điểm thống nhất về văn tự trong toàn quốc đã ghi một dấu mốc lịch sử trong sự thống nhất cách viết chữ Hán. Chữ Tiểu triện số nét ít hơn so với các thể chữ trước. Tuy nhiên, loại chữ viết này với đặc điểm nét cong tròn và đối xứng, cần nhiều công phu khi viết, nên chỉ phù hợp với giai cấp thượng lưu. Vì vậy, trong các quan phủ dần dần hình thành một thể chữ viết đáp ứng nhu cầu nhanh gọn trong công việc của lính lệ, nên gọi là Lệ thư. Ở giai đoạn đầu, Lệ thư còn giữ lại phần nào hình dáng, đường nét của chữ Tiểu triện, nhưng sau đó những nét mác lượn sóng tăng dần, trở thành đặc điểm nổi bật của loại chữ này. Lệ thư xuất hiện, làm cơ sở cho Thảo thư và Khải thư sau này, đó là giai đoạn Cổ văn tự (古 文字) chuyển sang giai đoạn Kim văn tự (今文字 ). Thảo thư định hình dần trên cơ sở của Lệ thư, chữ Thảo là biến thể của chữ Lệ viết nhanh, nên còn gọi là Thảo Lệ. Sau này, lối viết chữ Thảo được phổ biến rộng rãi, hình thành một cách viết chữ nghệ thuật. Sự xuất hiện của chữ Thảo là một thể giản hóa nổi bật của chữ Hán. Nó thay đổi từ đường nét viết cho đến cách viết, không ít chữ giản thể hiện nay phỏng theo thể chữ này. Nhưng Lệ thư với đặc điểm nhiều nét mác lượn sóng không thuận trong khi viết. Vì thế vào cuối đời Hán cho đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều (năm 220 – 581) còn lưu hành một thể chữ mới vuông vắn, nét viết bằng và thẳng, đáng được xem là thể chữ chuẩn mực khuôn mẫu dùng để viết các công văn, thư trát v.v, nên gọi là Khải thư. Vào thời Tùy Đường (năm 589 – 907), việc sử dụng Khải thư càng trở nên thành thục, phổ biến trong các giai tầng xã hội. Khải thư, với sự cấu tạo đơn giản, các nét phẩy, nét chấm v.v thanh tú, rất thuận tiện cho cây bút lông thuận đà viết chữ. Vì vậy, những bộ phận chữ, nằm một bên (được gọi là “bộ thủ”), hay một phần chữ (phần hình thanh hay hội ý) trong chữ Lệ, đã dần dần chuyển thành những nét mềm trong dạng có hình vuông của chữ Khải. Do đó, chữ Khải còn được gọi là “Phương khối tự” 方块字:chữ hình vuông. Từ đó, chữ Hán còn có tên là chữ Khối vuông (方块 字). Từ thời Đường về sau, chữ Khải là thể chữ chính thức được sử dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước và thi cử. Trên thực tế, từ sau nhà Tần, qua những triều đại kế tiếp như Hán, Ngụy, Tấn, Tùy, Đường, cho đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh, chữ Hán dạng phồn thể Khải thư là thể chữ chính thống, có một vị thế tôn nghiêm trong pháp lệnh của các hoàng đế Trung Hoa. Như vậy, Khải thư đã trải qua gần 2000 năm lịch sử. Tuy nhiên, trong dân chúng vẫn tồn tại song hành cách viết chữ theo lối giản thể. Xu hướng ấy thể hiện rõ trong các kinh sách, bia mộ và tác phẩm văn học đương thời (Đặng Tuyết Cầm, 1999, tr. 67). Trung Quốc, vào cuối đời nhà Thanh, kinh tế kiệt quệ, mọi sinh hoạt trong xã hội yếu kém, trì trệ. Nhận rõ đất nước đang bị nguy cơ trước sự bành trướng, xâm lấn của những cường quốc kinh tế, quân sự ở Phương Tây, những nhà trí thức yêu nước của Trung Quốc hô hào cải cách đất nước. Sự cách tân ấy, theo các vị, phải bắt đầu sự đổi mới hệ thống chữ viết, cách hành văn. Năm 1909, số đầu tiên của Tạp chí Giáo dục với bài mở đầu của học giả Lục Phí Quỳ với bài nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cần áp dụng chữ Thông dụng (chữ giản thể) (普通教育应当采用俗体字) do Thương An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 24 vụ Ấn thư quán phát hành tại Thượng Hải, số đầu tiên vào ngày 15 tháng 2 năm 1909, nêu lên 3 lý do về sự cần thiết của chữ giản thể, mở đầu cho các cuộc vận động chữ giản thể như sau: (1) Loại chữ dễ viết, dễ lưu hành nhất không gì bằng chữ giản thể. Loại chữ viết này đơn giản, không thể so sánh với chữ phồn thể. Ví dụ: phồn thể viết 體, giản thể viết 体. Đây là ưu điểm thứ nhất. (2) Chữ giản thể ngoài thi cử ra, dễ dàng ứng dụng khắp nơi. Nếu áp dụng vào giáo dục phổ thông sẽ thuận tiện trong các công việc giáo dục. Đây là ưu điểm thứ hai. (3) Chữ giản thể không chỉ giảm nhẹ sức học cho người học, mà còn tăng số lượng người biết chữ, thuận tiện khi viết chữ, khắc chữ. Năm 1922, Lục Phí Quỳ tiếp tục đăng bài Ý kiến về chỉnh lý chữ Hán (整理汉子的意见). Trong bài này, ông không chỉ nêu bật tính ứng dụng của chữ giản thể vào giáo dục thổ thông, mà còn đưa ra hai phương pháp giản hóa chữ Hán, cụ thể như sau: (1) Giới hạn phạm vi chữ giản thể khoảng 2000 chữ, lấy tính ứng dụng làm căn cứ. (2) Để giản lược số nét của chữ Hán, bước thứ nhất: thu thập những chữ đã có trong dân gian, bước thứ 2: chọn lấy những chữ nhiều nét thay đổi hình thể chữ, giản lược số nét. Lục Phí Quỳ là người đầu tiên đưa ra đề nghị giản thể hóa chữ Hán, nhưng đưa vào ứng dụng vào thực tế là Tiền Huyền Đồng. Năm 1920, Tiền Huyền Đồng đưa ra Đề nghị giản lược số nét chữ Hán (减省汉字笔画的提议). Đến năm 1922, trong Đại hội trù bị thống nhất chữ Quốc ngữ, ông tiếp tục đưa ra Phương án giản hóa số nét chữ Hán hiện hành(减省现行汉字的笔画案). Phương án này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử chữ Hán, đã công nhận chữ giản thể lưu hành trong dân gian là thể chữ quy phạm chính thức (Diệp Hiểu Vi, 2013, tr. 20). Từ năm 1928 đến 1934, nhiều bài viết với chủ trương dùng chữ giản thể đăng tải trên hơn 20 tạp chí toàn quốc. Tháng 8 năm 1935, Bộ Giáo dục tại Nam Kinh công bố 324 chữ Hán từ Phương án giản hóa số nét chữ Hán hiện hành. Nhưng sau đó, Đới Lý Đào, một thành viên của Chính phủ đương thời, đại diện cho nhóm người không đồng tình với phương án giản thể chữ Hán đã kịch liệt phản đối. Tháng 2 năm 1936, Chính phủ Nam Kinh bãi bỏ phương án này. Trong thời gian kháng chiến chống Nhật và Giải phóng (7/1937 - 8/1945), chữ giản thể được dùng trong các khẩu hiệu và thư tín của khu Giải phóng. Vì vậy, một số chữ giản thể còn có tên gọi là chữ Giải phóng. Năm 1950, Bộ Giáo dục Trung Quốc tiến hành thu thập chữ giản thể. Năm 1952, Bộ Giáo dục tiếp tục thành lập Hội Nghiên cứu Cải cách Văn tự. Hội có mục đích triển khai chỉnh lý và giản thể hóa chữ Hán. Tháng 1/1955, Quốc vụ viện công bố bản thảo Phương án giản hóa chữ Hán. Tháng 1/1956, năm sau chính thức công bố Phương án giản hóa chữ Hán. Theo Trần Quang Nghiêu thống kê, trong phương án này giản hóa 515 chữ với tổng số nét trước khi giản thể là 8745, bình quân mỗi chữ là 16,08 nét. Sau khi giản hóa, tổng số nét là 4206, bình quân mỗi chữ còn 8,16 nét (Trần Quang Nghiêu, 1956, tr. 54). Tháng 5/1964, Quốc vụ viện tiếp tục phê chuẩn tổng số chữ giản thể lên đến 2236 chữ. Ngày 10/10/1986, Quốc vụ viện tiếp tục công bố Tổng biểu chữ giản thể là 2235 chữ sau khi đã chỉnh sửa (Tô Bồi Thành, 2003). 3. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN PHỒN THỂ SANG GIẢN THỂ Nghiên cứu có tính hệ thống về diễn biến những cách viết chữ trong lịch sử Trung Quốc và phương pháp chuyển phồn thể sang giản thể, học giả Đài Loan Lý Hiếu Định trong nghiên cứu Luận về khởi nguồn và diễn biến của chữ Hán (汉子的起 源与演变论丛) quy nạp cách chuyển đổi phồn thể An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 25 sang giản thể gồm có 8 phương pháp sau: (1) Lược giản hình thể chữ nhiều nét, lược lấy hình thể chữ tương tự, ví dụ: 龜——龟. (2) Thu thập chữ Thảo đã có trong dân gian, ví dụ: 為——为. (3) Chỉ viết một bộ phận từ chữ nhiều nét, ví dụ: 聲——声. (4) Chỉ lấy một số nét đại diện từ bộ phận của chữ nhiều nét, ví dụ: 觀——观. (5) Thu thập chữ cổ xưa, ví dụ: 禮——礼. (6) Giản lược bộ phận biểu âm, ví dụ: 運——运. (7) Tạo chữ giản thể mới, ví dụ: 竈——灶. (8) Mượn chữ khác để thay thế, ví dụ: 幾——几 (Lý Hiếu Định, 1997, tr. 176). Theo Hoàng Bái Vinh trong nghiên cứu Lý luận và thực tiễn dạy học chữ Hán (漢字教學的理論 與實踐) đã khảo sát hơn 400 nhóm chữ phồn – giản thể, từ đó quy nạp thành 9 phương pháp chuyển từ phồn thể sang giản thể, cụ thể như sau: (1) Chọn lấy những thể chữ đã phổ biến trong dân chúng (65 nhóm, một bộ phận giản hóa từ Thảo thư và thay thế bộ phận chỉ âm), ví dụ: 電——电. (2) Thay thế bộ phận biểu ý (8 nhóm, bao gồm chữ dị thể), ví dụ: 貓——猫. (3) Rút thay bộ phận biểu âm (75 nhóm), ví dụ: 樣——样. (4) Giản lược bộ phận hình thể (57 nhóm), ví dụ: 啟——启 . (5) Giản hóa hình chữ đồng thời loại suy (135 nhóm, một bộ phận lấy giản thể từ Thảo thư và rút thay bộ phận biểu âm), ví dụ: 言——讠计订讣认 讥评许讨让训议记 v.v (6) Tạo chữ mới (14 nhóm), ví dụ: 護——护. (7) Khải thư giản thể theo Thảo thư (20 nhóm), ví dụ: 蓋——盖. (8) Dùng ký hiệu riêng biệt thay thế bộ phận có kết cấu phức tạp (33 nhóm, một bộ phận từ Khải thư giản thể theo Thảo thư), ví dụ: 帥——帅. (9) Thay thế chữ đồng âm (59 nhóm), ví dụ: 鹹—— 咸. (10) Phương pháp khác (18 nhóm) (Hoàng Bái Vinh, 2009, tr. 7 - 15). Kế thừa thành quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi nghiên cứu diễn biến những cách viết chữ Hán, nhận thấy những dạng phồn thể khi muốn viết theo dạng giản thể dựa trên những nguyên tắc sau: 1. Chữ cổ: chỉ số chữ giản thể dùng chung với chữ phồn thể từ Giáp cốt văn, Kim văn và Đại triện có từ trước thời Tần năm 221 TCN. Ví dụ: chữ “tài” 才[cái]: nhân tài, tài năng. Theo Thuyết văn giải tự, nét ngang chỉ mặt đất, mầm non của cây cỏ từ dưới đất nhô lên, là bước đầu của cây cỏ. Chữ “tài” trải qua các thể chữ như sau: (Lý Lạc Nghị, 1997, tr. 606) Từ diễn tiến lịch sử chữ Hán qua các thời kỳ Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư, chúng ta thấy chữ “tài” 才 từ xưa đến nay có cùng một thể chữ: phồn thể và giản thể. Ngoài ra, chữ 干 “can” [gān]: thập can, là một loại vũ khí làm bằng chạc cây. Người xưa dùng chạc cây này có thể đè cổ người hoặc dã thú. Đồ hình dưới đây cho thấy về căn bản, hình dạng chữ “can” không thay đổi: Giáp cốt văn Kim văn Tiểu triện Lệ thư Khải thư Thảo thư Giáp cốt văn Kim văn Tiểu triện Lệ thư Khải thư Thảo thư Giản thể An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 26 (Lý Lạc Nghị, 1997, tr. 63) Chữ “tài” và “can” trên được dùng chung trong hai cách viết phồn thể và giản thể. 2. Thay bộ phận biểu ý, ví dụ: 牆 — 墙 Tường [qiáng]: vách che chắn. Chữ “tường” do chữ 啬 “sắc” (thu hoạch thóc lúa) và bộ 爿 “tường”, nghĩa là xây tường để cất giữ lương thực. Chữ giản thể đã thay bộ 爿 “tường” thành bộ 土 “thổ” và chữ 嗇 “sắc” giản lược thành chữ 啬 “sắc” ít nét hơn. 貓 — 猫 Miêu [máo]: con mèo. Chữ “miêu” phồn thể do bộ 豸 “trĩ”, một loài sâu không chân kết hợp với chữ 苗 “miêu”, cây lúa non. Chữ giản thể đã thay bộ 豸 “trĩ” thành bộ 犭 “khuyển”, chó con và lúa non. 豬 — 猪 Trư [zhū]: con heo. Dạng phồn thể của Trư có bộ 豕 “thỉ”: loài heo. Dạng giản thể thay bộ 豕 “thỉ” bằng bộ 犭 “khuyển”. 3. Giản lược bộ phận biểu âm, ví dụ: 樣 — 样 Dạng [yàng]: kiểu, mẫu. Chữ 樣 “dạng”, thuộc phồn thể đã được giản lược bộ phận biểu âm 羕 “dạng” [yàng]: nước chảy thành chữ 羊 “dương”[yáng]: dê, cừu. 態 — 态 Thái [tài]: hình dạng, trạng thái. Chữ 態 “thái”, phồn thể với bộ phận 能 “năng”[ néng]: khả năng, được lược giản thành chữ 太 “thái”[tài]: to lớn. 極 — 极 Cực [ jí ]: cực, tột bậc. Chữ 極, phồn thể với bộ phận biểu âm chữ 亟 “cức”[jí]: gấp vội, đã giản lược thành chữ 及 “cập”[jí]: đến, kịp. 4. Thu gọn thể chữ, ví dụ: 啟 — 启 Khải[qǐ]: mở, bóc. Hình chữ “khải” phồn thể trong Giáp cốt văn là một bàn tay mở cửa, nghĩa gốc là “mở”. Chữ giản thể đã lược bỏ phần chữ 攵, thuộc bộ攴 “phộc”: đánh khẽ. 孫 — 孙 Tôn[sūn]: cháu, chắt. Chữ “tôn” phồn thể do chữ 子 “tử” và chữ 糸 “mịch” tạo thành. “Mịch” có nghĩa là kế thừa, liên tiếp, cho nên “tôn” chính là cháu trai nội. Chữ “tôn” giản thể đã thay chữ 糸 “mịch” thành chữ 小 “tiểu” có ít nét hơn. 離 — 离 Li[lí]: xa cách. Chữ “li” trong Giáp cốt văn là hình cái vợt dài bắt được một con chim. Chữ giản thể đã lược bỏ chữ 隹 “chuy”[zhuī] nghĩa: chim đuôi ngắn. 5. Tạo chữ mới khác, ví dụ: 響 — 响 Hưởng[xiǎng]: tiếng vang, tiếng ồn, âm thanh, tiếng dội lại. 淚 — 泪 Lệ[lèi]: nước mắt. 寶 — 宝 Bảo[bǎo]: những đồ vật quý. 6. Giản lược và loại suy, ví dụ: 言 — 讠:計——计,訂——订,認——认,討——讨,話——话 門 — 门:問——问,悶——闷,閑——闲,間——间,聞——闻 韋 — 韦:偉——伟,違——违,葦——苇,煒——炜,瑋——玮 An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 27 7. Giản hóa từ Thảo thư, ví dụ: 為 — 为 Vi[wéi]: hành vi. Chữ 為 “vi” trong Giáp cốt văn là hình bàn tay dắt con voi làm việc cho con người, nghĩa gốc là “làm”. Từ Khải thư đến Thảo thư rồi giản thể, ta thấy chữ giản thể hiện nay mô phỏng từ Thảo thư và viết lại ngay ngắn, thể chữ như sau: (Lý Lạc Nghị, 1997, tr.857) 盡 — 尽 Tận [jìn]: cùng tận. Chữ 盡 “tận” trong Giáp cốt văn là hình ảnh một tay cầm giẻ chùi rửa đồ đựng thức ăn, chỉ ý đã ăn xong, hoàn tất, cùng tận. Từ Giáp cốt văn, Khải thư, Thảo thư và giản thể hiện nay, có thể thấy chữ giản thể hiện nay là viết lại chân phương từ chữ Thảo, hình thể như sau: (Lý Lạc Nghị, 1997, tr. 632) 書—书 Thư [shū]: viết, ghi chép. 書 Thư là chữ hình thanh. Phần chữ 聿: “duật” chỉ nghĩa “viết”, “ghi chép”. Hình thể chữ Thư giản thể, xưa và nay được thể hiện như sau: (Lý Lạc Nghị, 1997, tr. 719) 8. Dùng ký hiệu để thay bộ phận phức tạp, ví dụ: 僅— 仅Cẩn[jǐn]: chỉ, mới. 權— 权Quyền[quán]: quả cân, quyền biến. 層— 层 Tằng[céng]: tầng, từng. 9. Thay thế chữ đồng âm, ví dụ: Giản Phồn Âm Nghĩa 發 fā phát ① Phát ra, gửi đi: phát lương 发工资;gửi thư đi 发信. ② Phát biểu 发表声 Giáp cốt văn Khải thư Thảo thư Giản thể Giáp cốt văn Khải thư Thảo thư Giản thể Kim văn Khải thư Thảo thư Giản thể An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 28 发 明 Ra bản tuyên ngôn. ③ Bắn. ④ Viên (đạn). ⑤ Phát huy. ⑥ Triển khai / mở rộng. ⑦ Khai quật / vạch trần. ⑧ Lộ ra (tình cảm). ⑨ Biến chất. ⑩ Cảm thấy. ⑪ Lên đường. ⑫ Dấy lên / dẫn tới. 髮 fà phát Tóc: đầu tóc 头发; tóc bạc 白发; cắt tóc 理发 复 複 fù phục ① Phúc / gồm hai bộ phận giống nhau: 复制 phúc chế. ② Phức tạp / kép: 复分数 phân số phức tạp. 復 fù phục ① Trở đi trở lại: 反复/ 往复. ② Trả lời: 复信 thư trả lời. ③ Khôi phục: 复 原 phục nguyên. ④ Báo phục: 复仇 trả thù. ⑤ Trở lại: 一去不复返 một đi không trở lại. 覆 fù phúc ① Che / phủ: 天覆地载 trời che đất chở. ② Đổ/ lật/ úp: 复舟 Thuyền bị lật. 干 干 cān can ① Cái mộc, một thứ đồ binh làm bằng da để chống đỡ các mũi nhọn và tên đạn. ② Phạm: 干犯 can phạm. ③ Dính dáng / liên can. ④ Phạm vào: 有干 禁例 phạm vào điều cấm. ⑤ Bờ sông: 江干 | 河干. 乾 gān can ① Khô / hanh / ráo. ② Hết / cạn / trống không: 外强中干ngoài mạnh trong rỗng. ③ Mất công: 干看 xem uổng công. ④ Suông/ chỉ. ⑤ Nuôi: 干妈 mẹ nuôi ;干儿子 con nuôi. 幹 gàn cán ① Thân cây: 树干. ② Cốt cán / chính / chủ yếu: 高干 cán bộ cấp cao. ③ Làm. ④ Có năng lực / giỏi. (Hầu Hàn Giang, 2011, tr. 172,175, 199, 201, 204, 207) Trong 9 quy tắc trên có thể thấy rằng, ngoài quy tắc thứ 5: tạo chữ mới ra, còn lại 8 quy tắc đều đặt căn bản trên cách dùng lại chữ cũ, hoặc rút gọn, hoặc thay đổi, hoặc giản hóa một bộ phận hay toàn bộ để tạo ra chữ giản thể. Ngoài ra, việc dùng lại chữ cũ rồi đưa thêm vào ý nghĩa mới, hay lấy 1 chữ để ghi lại nhiều chữ vốn có ý nghĩa khác nhau, cách này tạo ra vấn đề “1 chữ đa dụng”. Đã xảy ra sự kiện nực cười trong “Phương án giản hóa chữ Hán” năm 1956 của Quốc vụ viện Trung Quốc quy định: 3 chữ 複, 復, 覆 đều chuyển đổi thành 1 chữ 复. Nhưng đến năm 1986, khi công bố “Tổng biểu giản hóa chữ Hán” cơ quan này lại ra tuyên bố: 覆 không được giản hóa thành复, cần phải giữ nguyên chữ truyền thống của nó! Sự kiện này cho thấy, việc giản hóa số nét trong chữ Hán cũng “có vấn đề”. Chọn cách tạo chữ mới qua phương pháp 9: dùng chữ đồng âm có ít nét hơn để thay thế (ví dụ về chữ 干 nêu trên); hoặc gom các từ đồng âm nhưng dị nghĩa và cho chung một hình thức (2 ví dụ về 发 Phát và 复 Phúc). Những chữ giản thể theo cách này (số lượng không ít) đã làm cho người học Tiếng Hoa (kể cả người bản xứ) khi muốn chuyển những chữ này sang dạng phồn thể trong nhiều cụm từ khác nhau đều gặp khó khăn. Muốn chuyển đúng chữ dạng phồn thể, ít nhất người học phải có sự hiểu biết căn bản về những cách cấu tạo chữ Hán cổ (6 cách), ý nghĩa, tự dạng của 214 bộ thủ, v.v Trong nhiều năm qua, các nhà ngôn ngữ học và lập trình máy tính hai miền Trung Quốc đại lục và Đài Loan tích cực nghiên cứu phần mềm chương trình chuyển đổi An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 29 Phồn - Giản, Giản - Phồn ứng dụng trên máy tính, để giảm bớt những trở ngại cho người sử dụng Hán ngữ, cũng như thu ngắn khoảng cách khác biệt giữa 2 hệ thống chữ viết Trung Hoa đang song hành sử dụng ở hai vùng. 4. KẾT LUẬN Theo dõi quá trình hình thành chữ Hán, chúng ta thấy có một số lượng đáng kể trong chữ Hán được sử dụng ở cả 2 dạng phồn thể và giản thể, ví dụ: 是、在、都 Chúng ta thấy một trong những nội dung trọng tâm mà phong trào năm 1909 đòi hỏi là cải cách chữ viết. Sở dĩ yêu cầu bức thiết như vậy vì các nhà trí thức tiến bộ thuở ấy cho rằng, sự cải cách chữ viết một cách toàn diện là tiền đề, làm động lực đi đầu để kéo theo, để tạo điều kiện cho những cải cách trong các lĩnh vực khác. Sự nhanh, gọn khi viết; số nét chữ ít sẽ dễ nhớ, dễ thuộc, thúc đẩy mọi hoạt động trong xã hội tiến nhanh. Tuy nhiên, việc giản hóa chữ viết của Trung Quốc đã làm mất không ít đặc trưng của chữ Hán, điều này khiến chữ Hán giảm giá trị văn hóa, triết học trong bản thân chữ viết. Vì vậy, Đài Loan kiên trì sử dụng chữ phồn thể, một mặt để giữ gìn truyền thống văn hóa của chữ viết, mặt khác thể hiện ý thức tự chủ so với Trung Quốc. Bên nào cũng có cái lợi và cái hại của nó. Theo thời gian, cái hại của việc giản hóa chữ Hán ngày càng thấy rõ ràng hơn. Yêu cầu cải cách chữ viết này được đáp ứng chính thức vào năm 1956 với sự kiện chính phủ Trung Quốc công bố “Phương án giản hóa chữ Hán”. Đến năm 1986, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố 2235 chữ giản thể mà 9 cách chuyển phồn thể sang giản thể là quá trình thu thập, nghiên cứu chuyển đổi của các học giả Trung Quốc cận hiện đại. Lịch sử chữ Hán có thể phân làm 2 thời kỳ chính: thời kỳ Cổ Trung đại và thời kỳ Cận Hiện đại, lấy thời điểm cuộc cách mạng văn hóa cuối nhà Thanh 1840 làm mốc. Suốt thời kỳ Cổ, Trung đại, từ nhà Hán đến nhà Thanh, trải qua gần 2000 năm, lối Khải thư phồn thể luôn được các triều đại công nhận là chữ viết chính thức. Cho nên trong các chiếu, chỉ, công văn, bài thi,v.v Khải thư là dạng chữ yêu cầu cần sử dụng. Tuy vậy, một dạng chữ viết khác cũng diễn ra song hành: dạng chữ dị thể, kiểu chữ viết khác đi, ít nét hơn. Nó phù hợp để thư từ, ngâm vịnh bằng hữu, để trò ghi nhanh lời thầy giảng, v.v Vì thế, “biện” 辦 từ 16 nét chỉ còn 办 4 nét, “tòng, tùng” 從 từ 11 nét, rút lại thành 从 4 nét, “đối” 對 14 nét giảm thành 对 5 nét, v.v Có thể nói, chữ dị thể được chính thức hóa, được chính phủ Trung Quốc thu thập, nghiên cứu và tạo chữ mới. Như vậy, hiện nay có hai dạng chữ Hán đều được song hành sử dụng một cách phổ biến và chính thức. Cộng đồng Trung Quốc đại lục lấy chữ giản thể làm chuẩn, còn cộng đồng người Hoa tại Đài Loan và một số nơi khác trên thế giới thì lấy chữ truyền thống – phồn thể làm chuẩn. Mặc dầu vậy, trong giới kinh doanh / thương nhân và học thuật tại Trung Quốc, từ điển được xem là chính thống và được nhiều người sử dụng là Từ điển Hán ngữ Hiện đại 现代汉语词, do Thương vụ Ấn thư quán tại Bắc Kinh xuất bản. Trong từ điển này, mỗi mục chữ giản thể nếu có dạng phồn thể đều được viết song hành đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: 断 (斷). Một loại từ điển khác lưu hành phổ biến tại Trung Quốc: Từ điển Hán - Việt 汉越词典 do Thương vụ Ấn thư quán xuất bản tại Bắc Kinh. Từ điển này được biên soạn cho người Trung Quốc học tiếng Việt Nam, chữ giản thể và phồn thể cũng được đặt song hành. Tại Việt Nam, tự điển truyền thống thông dụng và phổ biến đối với người học và nghiên cứu Hán ngữ gồm có: Hán – Việt tự điển của Thiều Chửu, Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh. Trong cả hai quyển từ điển này, các tác giả đều lấy chữ phồn thể làm chính. Từ cách trình bày của từ điển cho thấy, một mối liên hệ mật thiết giữa 2 thể cùng 1 chữ khi học chữ Hán. Trong giới học thuật cũng như thương mại quốc tế, cả hai dạng chữ viết này đang được sử dụng song hành và chính thức. Do vậy, học cách chuyển đổi 2 thể của chữ Hán là việc cần thiết để thích ứng với xu thế về Hán ngữ đang diễn ra hiện nay. Về phương pháp học chữ phồn thể và giản thể trong chữ Hán, người học nên học thuộc các thể An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 30 phồn hoặc giản mà bạn có tài liệu trong tay; cần thường xuyên tra cứu tự điển và từ điển, chú ý đến các dạng thể khác của cùng một chữ. Trong các giải pháp được đề nghị để giải quyết về 1 chữ giản thể tương ứng với nhiều chữ phồn thể, Tô Bồi Thành (2003, tr. 121 - 128), Vương Ninh (2007, tr. 9 - 12) đều cho rằng nên học chữ truyền thống (dạng phồn thể). Đọc nhiều, chú ý ngữ cảnh của chữ khi học, Vương Lập Quân, Vương Hiểu Minh và Ngô Kiến (2013, tr. 80) trong bài nghiên cứu Mối quan hệ tương ứng Giản thể – Phồn thể và chuyển đổi giữa 2 thể Giản – Phồn cho rằng, ta nên chú ý đến yếu tố “Tự cảnh” (字境 bối cảnh của chữ), nghĩa là một chữ nào đó luôn có sự kết hợp với những chữ khác trong câu văn. Học bối cảnh của chữ không chỉ mở rộng phạm vi ngôn ngữ, mà còn mở rộng đến nội hàm của mỗi chữ. Ngoài ra, người học cần tận dụng công năng chuyển đổi phồn thể – giản thể trên máy tính và Internet. Ví dụ: Từ điển Hán ngữ trực tuyến của Bộ Giáo dục Đài Loan 教育部重编国语词典 cung cấp đầy đủ thông tin của chữ và từ, đi từ nghĩa truyền thống cho đến hiện nay. Trung Quốc đại lục có các từ điển trực tuyến như Đại từ điển Hán ngữ (汉语大 词典) Từ điển Hán ngữ tại tuyến (在线汉语词典) v.v... TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệp Hiểu Vi. (2013). Nghiên cứu chữ Hán giản thể. Luận văn Thạc sĩ Đại học Tunku Abdul Rahman. 叶晓薇. (2013).《现代简化字研究》拉曼大学 中华研究院. Đặng Tuyết Cầm. (1999). Suy nghĩ lại về lịch sử quy phạm Giản thể chữ Hán. Báo khoa học Triết học xã hội, Kỳ 4, năm 1999. 邓雪琴. 关于汉子简化规范化的历史回顾与思. 考.哲学社会科学报, 第4期, 1999. Hầu Hàn Giang, Mạch Vĩ Lương chủ biên. (2011). Từ điển Hán –Việt. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. 侯寒江,主编. (2011).汉越词典. 北京:商务 印书馆. Hoàng Bái Vinh. (2009). Lý luận và Thực tiễn dạy học chữ Hán. Đài Bắc: Nhà xuất bản Lạc Học. 黄培荣.(2009).汉字教学的理论与实践. 台北 :乐学书局有限公司. Lưu Hựu Tân. (1998). Một số vấn đề về lịch sử phát triển chữ Hán. Tạp chí Xây dựng Ngữ văn, Kỳ 12, năm 1998. 刘又辛.关于汉子发展史的几个问题. 语文建设, 1998,第12期. Lưu Dung. (2017). Chữ Hán có ý nghĩa – Vui học chữ Hán cùng với gia đình Lưu Dung. Đài Bắc: Nhà xuất bản Liên hợp Văn học. 刘墉.(2017).汉字有意思!跟着刘墉一家趣 味玩汉字. 台北:联合文学出版社. Lý Lạc Nghị. (1997). Tìm về cội nguồn chữ Hán. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới. Lý Hiếu Định. (1997). Luận về khởi nguồn và diễn biến của chữ Hán. Đài Bắc: Liên kinh Xuất bản Sự nghiệp Công ty. 李孝定. (1997). 字的起源与演变论丛. 台北: 联经出版事业公司. Mathews’ Chinese – English Dictionary. (1971). Massachusets: Harward University Press, Ninth Printing. Thiểu Chửu. (2002). Hán - Việt Từ Điển. TP. HCM: Nhà xuất bản TP. HCM. Tô Bồi Thành. (2003). Xem xét lại quá trình giản hóa chữ Hán. Tạp chí Khoa học Đại học Bắc Kinh, Quyển 40, tháng1. 2003. 苏培成. (2003).重新审视简化字. 北京大学学 报, 第40卷, 第1期. Trần Quang Nghiêu. (1956). Nghiên cứu chữ Hán Giản thể. Bắc Kinh: Trung Hoa Thư Cục. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 21 – 31 31 陈光尧. (1956). 简化汉字字体说明. 北京:中华 书局. Trần Văn Chánh. (2005). Từ điển Hán – Việt. TP. HCM: Nhà xuất bản Trẻ. Vương Lập Quân, Vương Hiểu Minh, Ngô Kiến. (2013). Mối quan hệ tương ứng Giản – Phồn và chuyển đổi Giản – Phồn. Tạp chí Khoa học Thông tin Trung văn, Quyển 27, Kỳ 4. 王立军,王晓明,吴建.(2013).简繁对应关系 与简繁转换. 中文信息学报, 第27卷, 第4期。 Vương Ninh. (2007). Xây dựng nguyên tắc chuyển đổi Phồn – Giản thể chữ Hán trên cơ sở cân bằng kho ngữ liệu. Ứng dụng Ngôn ngữ Văn tự, Quyển 4, 11/2007. 王宁.(2007). 基于简繁汉字转换的平衡语料库 建设原则. 语言文字应用,第4期,11月2006年 .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1566294590_03_vo_thi_minh_phung_xpdf_8194_2189581.pdf
Tài liệu liên quan