Tài liệu Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới cho trồng mật độ cao: 3661(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
Đặt vấn đề
Canh tác hiện đại có quan hệ mật thiết với trồng mật độ
cao. Cần nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích của các
giống ngô lai mới, bởi vì việc tăng tối đa năng suất quần thể
dễ đạt được hơn so với tăng năng suất cá thể [1]. Năng suất
ngô đã tăng lên có ý nghĩa trong kỷ nguyên giống ưu thế
lai và tăng số cây trên đơn vị diện tích là một trong những
đóng góp chính để cải tiến năng suất. Hầu hết các cây lấy
hạt có năng suất ổn định trong phạm vi rộng của mật độ, bởi
vì chúng có thể phản ứng với môi trường bằng điều chỉnh
số nhánh. Ngô là cây lấy hạt nhưng không đẻ nhánh hoặc
đẻ nhánh rất ít, thường chỉ tạo ra một bắp trên một cây nên
không có khả năng điều chỉnh năng suất tương ứng giữa
nguồn và sức chứa. Do vậy năng suất ngô, đặc biệt là với
ngô lai phụ thuộc vào mật độ cây trên đơn vị diện tích. Để
trồng dày (mật độ cao), các giống ngô lai cần một cấu trúc
kiểu cây mới. Donald (1968) [2] lần đầu tiên đưa r...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới cho trồng mật độ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3661(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
Đặt vấn đề
Canh tác hiện đại có quan hệ mật thiết với trồng mật độ
cao. Cần nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích của các
giống ngô lai mới, bởi vì việc tăng tối đa năng suất quần thể
dễ đạt được hơn so với tăng năng suất cá thể [1]. Năng suất
ngô đã tăng lên có ý nghĩa trong kỷ nguyên giống ưu thế
lai và tăng số cây trên đơn vị diện tích là một trong những
đóng góp chính để cải tiến năng suất. Hầu hết các cây lấy
hạt có năng suất ổn định trong phạm vi rộng của mật độ, bởi
vì chúng có thể phản ứng với môi trường bằng điều chỉnh
số nhánh. Ngô là cây lấy hạt nhưng không đẻ nhánh hoặc
đẻ nhánh rất ít, thường chỉ tạo ra một bắp trên một cây nên
không có khả năng điều chỉnh năng suất tương ứng giữa
nguồn và sức chứa. Do vậy năng suất ngô, đặc biệt là với
ngô lai phụ thuộc vào mật độ cây trên đơn vị diện tích. Để
trồng dày (mật độ cao), các giống ngô lai cần một cấu trúc
kiểu cây mới. Donald (1968) [2] lần đầu tiên đưa ra thuật
ngữ kiểu cây lý tưởng (ideotype), trong khi Mark và Pearce
(1975) [3] đề xuất kiểu cây lý tưởng (ideal plant type) của
ngô. Những đề xuất kiểu cây lý tương sau này đưa ra là ngô
có cờ nhỏ, đẻ nhánh ít, bắp lớn và góc lá tiếp nhận ánh sáng
tốt. Cây ngô lý tưởng (ideotype) có thể sử dụng cho sản xuất
tối ưu. Bắt đầu từ những năm 1970, thế hệ giống ngô ưu thế
lai phát triển theo hướng tạo ra góc lá nhỏ, thẳng đứng, đặc
biệt các lá trên bắp. Giống ngô có cấu trúc lá đứng thích
nghi với trồng mật độ cao. Công bố của Zhang và cs (2014)
[4] cho rằng, cấu trúc cây ngô là một yếu tố chính đóng góp
đối với năng suất cao của chúng. Các giống ngô kiểu hình
lá đứng (erect-leaf-angle - LA) giúp tăng khả năng thu nhận
ánh sáng để quang hợp và chắc hạt, cho năng suất hạt cao
hơn. Cấu trúc cây là yếu tố chìa khóa cho năng suất cao ở
ngô, bởi vì cấu trúc cây với góc lá và hướng lá thẳng giúp
thu nhận ánh sáng cho quang hợp hiệu quả hơn, lưu thông
không khí tốt hơn trong điều kiện mật độ cao [5]. Đối với
mô hình cây ngô trong tương lai cần quan tâm khai thác
những tính trạng như: thời gian trỗ cờ - phun râu, thời gian
chắc hạt, diện tích lá và góc lá, độ bền lá xanh, chống chịu
mật độ cao và tiềm năng quang hợp có thể nâng cao năng
suất ngô trong thời gian tới.
Nhiều nghiên cứu tại Mỹ khẳng định, mật độ cây đã góp
phần tăng năng suất. Năng suất tăng trong khi trung bình
năng suất cá thể gần như là hằng số, chỉ tăng từ 0,34 kg/ha
năm 1965 đến 0,37 kg/cây năm 2008. Trong khi đó, mật độ
trồng cây đã tăng trung bình 720 cây/ha/năm qua 44 năm.
Điều này chỉ ra rằng, tăng mật độ cây là nguyên nhân tăng
năng suất hạt. Tại Trung Quốc, một thí nghiệm kéo dài trong
Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới
cho trồng mật độ cao
Vũ Thị Bích Hạnh1*, Vũ Văn Liết2, Trần Thị Thanh Hà1, Nguyễn Văn Hà1,
Dương Thị Loan1, Hoàng Thị Thuỳ1, Nguyễn Văn Việt1
1Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngày nhận bài 12/9/2018; ngày chuyển phản biện 17/9/2018; ngày nhận phản biện 16/10/2018; ngày chấp nhận đăng 22/10/2018
Tóm tắt:
Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới cho trồng mật độ cao là mục tiêu của nhóm nghiên cứu ngô tại Viện Nghiên cứu và
Phát triển Cây trồng trong giai đoạn 2015-2025. Việc chọn tạo các dòng ngô theo hướng kiểu cây mới được áp dụng
cả phương pháp truyền thống (dòng tự phối, dòng full-sib) và phương pháp hiện đại (sử dụng chỉ thị phân tử, dòng
đơn bội kép - DH). Từ 2010-2016, nhóm nghiên cứu đã đánh giá và chọn lọc các dòng B3 (E4), B6, L901, H2161 và
T1691 lá đứng dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử, các dòng B6, H246, H493, H13412 có thời gian sinh trưởng
(TGST) ngắn và đều có năng suất khá (>25 tạ/ha). Các dòng B3, B6, H2161, L901 và T1691 có khả năng kết hợp cao,
là bố mẹ của các tổ hợp triển vọng VNUA36, VNUA17, VNUA18. VNUA36 là giống ngô lai có kiểu cây gọn, thích ứng
với trồng mật độ cao. Đây là thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu ngô trong chương trình chọn tạo giống ngô
kiểu cây mới. Hiện nay, giống đang được công nhận sản xuất thử và mở rộng sản xuất tại các tỉnh phía Bắc nước ta.
Từ khóa: lá đứng, mật độ, năng suất ngô, ngô.
Chỉ số phân loại: 4.1
*Tác giả liên hệ: Email: vtbhanh@vnua.edu.vn
3761(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
3 năm (2013-2015) trên giống ngô lai DH618 ở mật độ dày
từ 120.000-135.000 cây/ha đã cho năng suất trung bình đạt
tới 22,5 tấn/ha [6], phá vỡ mọi kỷ lục về năng suất trồng
ngô trước đây.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu thay đổi mật độ trồng
ngô được Phan Xuân Hào và cs tiến hành nghiên cứu từ
năm 2010 [7]. Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm
canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc.
Trong đó khuyến cáo, với các giống dài ngày nên trồng với
mật độ 5,5-5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung ngày
trồng 6,0-7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là
60-70 cm. Tuy vậy, nhiều nơi bà con nông dân chưa trồng
đạt mật độ khuyến cáo, có nơi chỉ đạt khoảng 3 vạn cây/
ha, tương đương một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200-1.300 cây.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng
suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới đạt 30-40% so
với năng suất thí nghiệm. Các nghiên cứu về khoảng cách
hàng đã được thực hiện ở Việt Nam nhưng còn hạn chế, chỉ
dựa theo khuyến cáo của CIMMYT là 70-75 cm. Về mật
độ, cũng khuyến cáo dựa vào TGST, đặc điểm hình thái
như chiều cao cây, bộ lá. Bộ giống dài ngày, cao cây, lá rậm
trồng thưa; bộ giống ngắn ngày, thấp cây, lá thoáng hoặc
đứng trồng dày và tùy theo mùa vụ; nhưng chưa có một
nghiên cứu cụ thể về các vấn đề trên ở điều kiện nước ta [7].
Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới cho trồng mật độ cao
là mục tiêu của nhóm nghiên cứu ngô tại Viện Nghiên cứu
và Phát triển Cây trồng trong giai đoạn 2015-2025. Theo
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (http://
baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Ngo-noi-can-mot-
cuoc-cach-mang-moi/311930.vgp), nhu cầu về sử dụng ngô
làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi vẫn tăng ở Việt Nam đến
năm 2050. Trong khi diện tích trồng ngô trong 5 năm trở lại
đây không tăng và có xu hướng giảm, giải pháp sử dụng các
giống ngô kiểu cây mới thích ứng với mật độ cao càng trở
nên hữu hiệu. Vì vậy, chọn tạo các giống ngô lai kiểu cây
mới thích ứng cho trồng dày là cần thiết.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
Nguồn gen ngô nhập nội và địa phương được lưu giữ,
bảo tồn tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng từ năm
2007-2018 trong nhiệm vụ quỹ gen và nhiệm vụ khai thác
và phát triển nguồn gen ngô.
Vật liệu góc lá hẹp là chuyển gen từ Mo17 và B73.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tạo dòng: tự phối theo phương pháp của
Shull (1909).
Erect-leaf maize breeding
for high-density cultivation
Thi Bich Hanh Vu1*, Van Liet Vu2, Thi Thanh Ha Tran1,
Van Ha Nguyen1, Thi Loan Duong1, Thi Thuy Hoang1,
Van Viet Nguyen1
1Crop Research and Development Institute, VNUA
2Faculty of Agronomy, VNUA
Received 12 September 2018; accepted 22 October 2018
Abstract:
The ideotype plant is a combination of different types
of biological traits or the genetic basis that refer to the
enhanced performance for a particular biophysical
environment, adaptation to the stress of high population
density. The breeding of maize varieties with erect leaves
for high-density cultivation was targeted by the research
group of the Crops Research and Development Institute
for the period of 2015-2025. Selecting inbred lines in the
direction of stand foliage plants applied both traditional
methods (inbred, fullsib) and modern methods (MAS,
DH). From 2010 to 2016, the group evaluated and selected
5 erect-leaf inbred lines, including B3 (E4), B6, L901,
H2161 and T1691 based on the phenotype and molecular
markers; and 3 lines including B6, H246, H13412 which
had short duration and high yield (above 2.5 ton/ha).
The B3, B6, H2161, L901 and T1691 which had a high
specific combining ability were parents in some crosses
as VNUA36, VNUA17, and VNUA18. VNUA36 was the
cross that have compact plant architecture, so it would be
adaptable to high-density cultivation. This is the initial
success of the research group in breeding a stand foliage
hybrid named VNUA36. VNUA36 has been approved
and duplicated for production in the Northern Vietnam.
Keywords: density, erect leaf, maize, yield.
Classification number: 4.1
3861(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
+ Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp sớm: lai đỉnh
toàn phần giữa 15 dòng thử với 2 tester theo Devis (1927),
Jenkins và Bruce (1932).
+ Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp riêng bằng
luân giao toàn phần theo Griffing (1956).
+ Thiết kế thí nghiệm so sánh giống bố trí khối ngẫu
nhiên (RCBD), ba lần nhắc lại theo phương pháp của A.
Gomez (1984).
+ Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm DUS và khảo
nghiệm sản xuất theo QCVN 01-56:2011/BNNPTNT và
QCVN 01-66:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả đánh giá và chọn lọc các dòng ngô ưu tú
Vật liệu tạo dòng ngô lá đứng đã được các nhóm nghiên
cứu ngô tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng phát
triển từ nguồn gen ngô địa phương và nhập nội trong giai
đoạn 2010-2015. Mỗi vụ tiến hành đánh giá chọn lọc 500-
650 dòng dựa trên tính trạng về TGST, độ thuần của các tính
trạng số lượng, các tính trạng liên quan đến cấu trúc cây
(góc lá), năng suất và chống chịu bất thuận. Vụ xuân 2015,
chúng tôi tiến hành đánh giá tổng số 505 dòng ngô tự phối
đời S3-S8. Vì các giống ngô ngắn ngày được khuyến cáo có
khả năng trồng dày nên mục tiêu đầu tiên là tiến hành chọn các
dòng có thời gian từ ngắn đến trung ngày. TGST của các dòng
nghiên cứu dao động khá lớn (93-122 ngày), trong đó có 293
dòng thuộc nhóm ngắn ngày, 209 dòng thuộc nhóm trung ngày
và 3 dòng còn lại thuộc nhóm dài ngày (theo phân loại của Cao
Đắc Điểm, 1998) (bảng 1).
Bảng 1. TGST của các dòng ngô lá đứng trong điều kiện vụ xuân
2015 tại Hà Nội.
Nhóm vật liệu TGST (ngày) Số vật liệu nghiên cứu
Ngắn ngày 93-105 293
Trung ngày 106-120 209
Dài ngày >120 3
Tổng số 505
Góc lá, đặc biệt là các lá trên bắp là chỉ tiêu được đánh
giá thứ hai để tiến hành chọn lọc vật liệu cho chọn tạo giống
ngô lá đứng. Theo Kiều Xuân Đàm và cs (2002) [8], dựa
trên góc lá phân chia các vật liệu nghiên cứu thành 3 nhóm
như sau: 1) Nhóm lá đứng có góc lá nhỏ hơn hoặc bằng
30o; 2) Nhóm lá gọn có góc lá nằm trong khoảng 30-35o; 3)
Nhóm lá thường có góc lá lớn hơn 35o
.
Các vật liệu nghiên
cứu có góc lá nằm trong khoảng 14,6-40,7o. Nhóm lá đứng
chỉ gồm 336/505 vật liệu, nhóm lá gọn có 104/505 vật liệu,
có 65 vật liệu thuộc nhóm lá thường. Các vật liệu lá đứng và
lá gọn đều thuộc nhóm ngắn đến trung ngày (bảng 2).
Bảng 2. Góc lá của các vật liệu nghiên cứu trong vụ xuân 2015
tại Hà Nội.
Nhóm Góc lá Số lượng vật liệu
Lá đứng 30o 336
Lá gọn 31-35o 104
Lá thường >35o 65
Bảng 3. Phân nhóm năng suất của 505 dòng trong vụ xuân 2015
tại Hà Nội.
Phân nhóm Số lượng vật liệu
Thấp (<20 tạ/ha) 142
Trung bình (20-25,0 tạ/ha) 308
Khá (25,1-30 tạ/ha) 55
Cao (30,1-35 tạ/ha) 0
Năng suất các dòng dao động 10,1-30,0 tạ/ha trong điều
kiện trồng ở mật độ khuyến cáo 57.000 cây/ha. Trong đó,
nhóm <20 tạ/ha chiếm 142/505 dòng, nhóm năng suất 20-
25,0 tạ/ha chiếm 308/505 dòng, nhóm năng suất trung bình
25,1-30 tạ/ha chiếm 55/505 dòng, không có dòng nào thuộc
nhóm năng suất cao (bảng 3). Từ nguồn dòng trên tiến hành
chọn lọc ra những dòng ngắn ngày (TGST ≤105 ngày), năng
suất ≥25 tạ/ha và có bộ lá đứng (góc lá ≤30o), kết quả đã
chọn ra được 51 dòng thỏa mãn yêu cầu đề ra. Các dòng
ngô năng suất cao là tiền đề cho khả năng sản xuất hạt lai
F
1
hiệu quả.
Từ năm 2015-2016, các dòng ngô lá đứng, TGST ngắn
và năng suất dòng khá được đánh giá khả năng kháng bệnh
thối thân thối bắp; được kích tạo hạt đơn bội bằng dòng
inducer UH400 để tạo dòng đơn bội kép (DH1-DH20) và
thử khả năng kết hợp sớm.
Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ngô lá đứng
và con lai
Vụ xuân 2015 - thu đông 2016, lần lượt tiến hành 4 khối
lai thử khả năng kết hợp chung của 51 dòng với hai cây thử
Mo17 và B73. Vụ xuân 2015, đánh giá khả năng kết hợp và
sử dụng chỉ thị phân tử SSR để xác định gen lg1 và lg2 trên
các dòng ngô lá đứng thông qua khối lai thử giữa 8 dòng
(E1-E8) với hai cây thử Mo17 và B73 [9]. Kết quả bảng 4
cho thấy, 3 dòng E4, E7, E8 và cây thử Mo17 có giá trị kết
hợp chung về tính trạng góc lá (giá trị âm) khi tạo ra con lai
có góc lá hẹp; 6 dòng E1, E2, E3, E4, E6 và Mo17 có giá trị
kết hợp chung dương về tính trạng năng suất hạt. Sử dụng
hai mồi umc1165 và bnlg1505 để xác định gen lg1 và lg2
trên các dòng bố mẹ và con lai trong vụ xuân 2015. Kết quả
xác định được dòng bố mẹ, con lai và đối chứng đều chứa
gen lg1, lg2 bằng chỉ thị SSR. Đây là chỉ thị phân tử hữu
hiệu được sử dụng trong chương trình chọn tạo giống ngô
3961(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
lai phản ứng tốt với mật độ trồng dày. Như vậy, sau kết quả
đánh giá trong vụ xuân 2015, dòng ngô E4 được sử dụng
tiếp tục cho chương trình chọn tạo giống ngô lá đứng.
Bảng 4. Giá trị khả năng kết hợp chung của các dòng ngô lá
đứng về tính trạng góc lá, năng suất, chiều cao cây, chiều cao
đóng bắp với hai cây thử trong vụ xuân 2015.
Dòng Giá trị khả năng kết hợp chung (GCA)
Góc lá Năng suất hạt Chiều cao cây Chiều cao
đóng bắp
E1 0,492* 0,718* 15,269* 1,021*
E2 0,282ns 0,476* 4,044ns 1,818*
E3 0,337* 0,498* 12,454ns 1,268*
E4 -0,908ns 0,463* 6,374ns 1,568*
E5 0,657* -0,742ns -5,306ns -0,732*
E6 0,702* 0,528* -18,090* -0,032
E7 -0,533ns -1,919ns -15,896* -2,832*
E8 -1,028ns -0,022ns 1,149ns -2,082*
Mo17 -0,367ns 0,047* -2,568ns -0,469*
B73 0,367* -0,047ns 2,568ns 0,469*
CV(%) 0,69 0,055 17,612 0,470
LSD
(0,05)
0,261 0,039 12,453 0,332
ns: năng suất; *: độ tin cậy 95%.
Vụ thu đông 2016, chúng tôi tiến hành luân giao 6 dòng
ngô lá đứng (L1-L6) theo mô hình 1 của Griffing thu được
30 con lai F
1
, ký hiệu là C1-C30. Vụ xuân 2017, gieo trồng
37 vật liệu bao gồm 30 tổ hợp lai, 6 dòng bố mẹ và đối
chứng GS9989 trong một thí nghiệm đánh giá được thiết
kế ngẫu nhiên theo khối (RCDB) với 3 lần nhắc lại (kết quả
trình bày ở bảng 5, 6). Các dòng tự phối có nguồn gốc Việt
Nam, Trung Quốc và Mỹ. Khả năng kết hợp của 6 dòng
trong thí nghiệm được xác định dựa trên chỉ tiêu TGST, góc
lá, năng suất thân lá và năng suất hạt khô theo mô hình 1
của Griffing. Dòng L1 với 75% nguồn gốc Việt Nam có khả
năng kết hợp cao với dòng L4 (75% nguồn gốc Trung Quốc)
và L5 (75% nguồn gốc Mỹ), con lai F
1
đạt năng suất hạt
8,60-9,47 tấn/ha, bộ lá gọn, TGST trung ngày, có khả năng
phát triển thành giống ngô thương mại phục vụ chăn nuôi.
Bảng 5. Vật liệu trong thí nghiệm luân giao 6 dòng ngô lá đứng
vụ thu đông 2016 tại Hà Nội.
Bảng 6. Giá trị khả năng kết hợp chung và giá trị khả năng kết
hợp của 6 dòng bố mẹ về tính trạng góc lá trong vụ xuân 2017
tại Hà Nội.
Ký hiệu
dòng
S
ij G
ijH2161 H13412 H264 L901 T1691 H493
L1 - 0,051 3,400 -2,879 -0,849 -1,324 -3,830
L2 -0,747 - 0,882 3,740 -0,303 1,970 -0,524
L3 -5,050 1.000 - -1,257 1,044* 0,036* 0,603
L4 -0,555 0,777 0,853 - 6,713** 4,568** 3,465
L5 1,4483 -5,020 -0,132 0,108 - -0,942 -0,415
L6 1,897** 1,597 0,947 0,613 0,347 - 0,701
LSD(
0,05)
0,828 0,363
LSD
(0,01)
1,100 0,482
**: độ tin cậy 99%.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn
tạo giống ngô là năng suất hạt khô. Do vậy, khả năng kết
hợp của 6 dòng ngô tự phối trong các phép lai được tính
toán dựa trên năng suất thực thu (tấn hạt khô/ha). Năng
suất của các tổ hợp lai thuận nghịch cùng bố mẹ và đối
chứng được trình bày ở bảng 7. Kết quả cho thấy, tổ hợp lai
thuận (L1xL5) đạt năng suất cao nhất (9,47 tấn/ha) trong
điều kiện trồng mật độ 8,3 vạn cây/ha, vượt đối chứng ở
mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Đây là sự kết hợp giữa
một dòng ngô có nguồn gốc Việt Nam (dòng mẹ) với 1
dòng ngô Mỹ và Trung Quốc (dòng bố). Các dòng ngô có
nguồn gốc xa nhau về địa lý sinh thái đã cho ưu thế lai cao
về năng suất hạt ở phép lai này. Tổ hợp lai L1xL5 được đặt
tên là VNUA18.
Bảng 7. Giá trị trung bình của chỉ tiêu năng suất hạt ở độ ẩm
14% (tấn/ha) khi trồng mật độ 8,3 vạn cây/ha trong vụ xuân
2017.
Đơn vị tính: tấn/ha
Ký hiệu dòng
H2161 H13412 H264 L901 T1691 H493
L1 L2 L3 L4 L5 L6
L1 3,12 6,15 6,64 8,60 9,47 7,58
L2 6,43 2,97 5,84 5,66 5,91 5,63
L3 7,20 5,88 2,67 6,29 7,48 5,77
L4 7,98 6,57 5,84 2,93 8,09 6,39
L5 8,33 6,26 7,70 7,44 2,93 7,79
L6 7,61 5,44 7,06 6,65 6,67 3,25
GS9989 6,96
LSD
(0,05) 0,34
CV
% 9,3
Tên dòng Ký
hiệu
Thành phần sử dụng của các quần thể tạo dòng và thời gian tạo dòng
Nguồn gốc quần thể tạo dòng Số vụ tự phối tạo dòng
H2161 L1 Khẩu lương 2.1.6.1 (Việt Nam)/Mo17 (Mỹ)/Khẩu lương
2.1.6.1 (Việt Nam)
6(2013-2016)
H13412 L2 Táy lương 1.5.1.2 (Việt Nam)/BA(Pioneer, Mỹ)/Táy lương
1.5.1.2 (Việt Nam)
6(2013-2016)
H264 L3 1350 (Quảng Tây, Trung Quốc)/Hù nủ khảo/1350 6(2013-2016)
L901 L4 901 (Hồ Nam, Trung Quốc)/Khẩu lương/901 6(2013-2016)
T1691 L5 169 (Mỹ)/Táy lương 1.2.4.3/169 6(2014-2016)
H493 L6 H493(Monsanto, Mỹ)/Bắp Chăm /H493 6(2012-2015)
4061(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
Các phép lai thử khác đã giúp nhóm nghiên cứu chọn
lọc các dòng ngô ưu tú như E4, B3, B6, H2161, H13412,
T1691, L901, H925, H493, H264, V672 Các dòng B3
(dòng mẹ của tổ hợp lai VNUA36), H2161 (dòng mẹ của tổ
hợp VNUA18), L901 (dòng mẹ của tổ hợp VNUA17) đều
được mở rộng nền di truyền trên cơ sở các dòng ngô được
rút từ quần thể ngô địa phương Khẩu lương, Táy lương (50-
75%), bổ sung bằng phép lai lại với các dòng Mo17 và BA
(Mỹ). Ngược lại, các dòng B6 và T1691 (dòng bố của 3 tổ
hợp lai VNUA36, VNUA17, VNUA18) có nguồn gốc ngoại
lai nhưng được bổ sung thêm 25% thông tin di truyền từ các
dòng ngô nguồn gốc Việt Nam (bảng 8). VNUA36 được lai
tạo và chọn lọc trong vụ xuân 2015, VNUA17 được lai tạo ở
vụ xuân 2016, VNUA18 được lai tạo ở vụ xuân 2017 thông
qua các khối lai dialen như trình bày ở trên. Công cụ di
truyền đánh giá khả năng kết hợp của các dòng tự phối phục
vụ tạo giống ngô ưu thế lai chống chịu trồng mật độ cao rất
hữu hiệu và kết quả chỉ ra rằng, hệ số tương quan di truyền
giữa các tính trạng nghiên cứu và phạm vi hệ số tương quan
giữa dòng ngô lá đứng tương ứng với tổ hợp lai của chúng
trong thí nghiệm nêu trên hoàn toàn phù hợp với công bố
của Al-Naggar và cs (2011) [10].
Bảng 8. Giá trị khả năng kết hợp chung và giá trị khả năng kết
hợp riêng của 6 dòng bố mẹ về tính trạng năng suất hạt khô
trong vụ xuân 2017.
Ký hiệu
dòng
S
ij
G
ij
H2161 H13412 H264 L901 T1691 H493
L1 - 0,189 0,374 1,385 1,528** 0,877 0,624
L2 -0,143 - 0,695 0,586 0,086 0,197 -0,752
L3 -0,280 -0,018 - 0,092 1,147 0,631 -0,310
L4 0,308 -0,453 0,225 - 0,962 0,379 0,054
L5 0,570 -0,178 -0,112 0,327 - 0,671 0,522
L6 -0,015 0,095 -0,645 -0,130 0,557 - -0,139
LSD(
0,05)
0,146 0,064
LSD
(0,01)
0,194 0,085
**: độ tin cậy 99%.
Kết quả khảo nghiệm và sản xuất giống ngô kiểu cây
mới VNUA36
Thành công đầu tiên trong chương trình chọn tạo giống
ngô kiểu cây mới thích ứng với điều kiện trồng mật độ cao
tại miền Bắc nước ta là giống ngô lai VNUA36. Giống ngô
này đã được Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận sản
xuất thử vào tháng 4/2018. Đây là giống ngô lai đơn được
tạo ra giữa dòng mẹ B3 và dòng bố B6 do Viện Nghiên
cứu và Phát triển Cây trồng chọn tạo năm 2015. VNUA36
sinh trưởng phát triển khỏe, TGST ngắn, chống chịu tốt với
sâu bệnh và điều kiện bất thuận, năng suất cao và vượt đối
chứng NK66 trong khảo nghiệm tác giả tại Hà Nội, bộ lá
gọn và đặc biệt có khả năng thâm canh ở mật độ dày (80-
100 nghìn cây/ha tùy thời vụ) (bảng 9, 10).
Bảng 9. Một số đặc điểm chính của giống VNUA36 và đối chứng
NK66 tại Hà Nội.
CCC: chiều cao cây; CĐB: cao đóng bắp; MS: màu sắc; CDB: chiều dài
bắp; ĐKB: đường kính bắp; SHH: số hàng hạt; H/H: hạt/hàng; NSTT:
năng suất thực thu.
Bảng 10. Năng suất hạt khô của giống ngô lai VNUA36 và đối
chứng qua hai vụ khảo nghiệm.
Đơn vị tính: tạ/ha
TT Địa điểm
VNUA36 DK9901 (đ/c)
Đông 2016 Xuân 2017 Đông 2016 Xuân 2017
1 Hà Nội 73,14 71,96 76,71 72,00
2 Hải Dương 66,12 - 64,71 -
3 Thái Bình 72,66 77,62 58,22 70,81
4 Vĩnh Phúc 56,90 - 62,86 -
5 Bắc Giang 60,24 79,51 62,24 68,54
6 Thanh Hóa 59,77 70,50 59,47 63,50
7 Nghệ An 69,76 - 63,67 -
Trung bình 65,51 74,90 63,98 68,71
Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc
gia 2016, 2017.
Vụ đông 2016, giống ngô lai VNUA36 tham gia mạng
lưới khảo nghiệm cơ bản quốc gia tại 7 điểm (Hà Nội, Hải
Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa và
Nghệ An), đến vụ xuân 2017 giống tiếp tục được khảo
nghiệm tại 4 điểm (Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Thanh
Hóa). Năng suất trung bình của giống trong vụ xuân 2017
vượt đối chứng 9%, là một trong 3 giống có năng suất cao
nhất trong bộ các giống tham gia 2 vụ khảo nghiệm.
Khảo nghiệm DUS qua vụ xuân 2017 cho thấy, giống
VNUA36 khác biệt rõ ràng và chắc chắn so với các giống
được biết đến rộng rãi như VS36 với 5 tính trạng khác biệt
(bảng 11). Giống có tính đồng nhất do số cây khác dạng trên
tổng số cây quan sát là 0/120, không vượt quá số cây khác
dạng cho phép.
Vụ Vật liệu
Chỉ tiêu
TGST
(ngày)
CCC
(cm)
CĐB
(cm)
MS
hạt
CDB
(cm)
ĐKB
(cm)
SHH H/H Khối lượng 1000 hạt (g)
NSTT
(tấn/ha)
Đông
2015
VNUA36 105 213,5 98,7 Vàng 17,1 4,8 15,3 33,6 281,4 7,18
NK66 107 200,5 100,0 Vàng 16,8 4,4 13,2 33,2 257,3 6,98
Xuân
2016
VNUA36 110 207,3 93,7 Vàng 18,1 4,9 14,9 35,7 272,9 7,32
NK66 112 191,3 96,3 Vàng 16,5 4,4 13,1 35,2 261,3 7,12
4161(2) 2.2019
Khoa học Nông nghiệp
Bảng 11. Sự khác biệt của giống VNUA36 so với giống tương tự
VS36.
Tính trạng Năm Giống
đăng
ký
Giống
tương
tự
Khoảng
cách tối
thiểu LSD
0,05
21 Cờ: chiều dài trục chính từ
nhánh thấp nhất (cm)
2017 38,45 42,65 2,71
23 Cờ: chiều dài nhánh (cm) 2017 23,60 30,35 2,27
24.2 Cây: chiều cao. Đối với
giống lai và giống thụ
phấn tự do (kể cả bông
cờ) (cm)
2017 264,70 241,65 18,49
27 Bắp: chiều dài cuống 2017 3 5 2
31 Bắp: số hàng hạt 2017 16,10 14,10 1,07
Kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy, giống VNUA36
thích ứng tốt với điều kiện sinh thái ở cả 5 điểm đại diện cho
3 vùng sinh thái khác nhau (đồng bằng, trung du, miền núi
phía Bắc) với TGST trong vụ đông 104-105 ngày, trong vụ
xuân 108-110 ngày, ngắn hơn đối chứng LVN61 2-6 ngày.
Giống VNUA36 có năng suất cao hơn đối chứng, do đó đem
lại lãi suất cao hơn. Cụ thể, trong vụ đông 2016, VNUA36
cho mức lãi 9,45-13,49 triệu đồng/ha, cao hơn giống đối
chứng LVN61 13,7-51,7%. Trong vụ xuân 2017, mức
lãi của cả 2 giống ngô đều cao hơn vụ đông 2016, giống
VNUA36 cho lãi 11,48-15,72 triệu đồng/ha, vượt đối chứng
LVN61 19,5-35,4%.
Nhân dòng mẹ B3 và dòng bố B6 rất thuận lợi do hai
dòng có độ thuần cao, sức sống tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chênh
lệch trỗ cờ - phun râu (0-4 ngày) hợp lý, khả năng giao và
nhận phấn tốt, năng suất dòng mẹ B3 đạt 30-34 tạ hạt khô/
ha, năng suất dòng bố B6 đạt 25-28 tạ hạt khô/ha. Sản xuất
hạt lai F
1
trong vụ xuân 2017 tại Hà Nội thu được năng suất
31,7 tạ hạt khô/ha do bố trí ngày gieo hợp lý.
Với các giống ngô kiểu cây mới có khả năng thích ứng
với trồng mật độ cao, khi đăng ký khảo nghiệm cơ bản hay
khảo nghiệm sản xuất cần lưu ý bố trí mật độ và khoảng
cách trồng dày sẽ đánh giá được ưu điểm vượt trội của
giống, nhất là năng suất quần thể.
Kết luận
Tạo vật liệu và lai thử là hai bước không thể bỏ qua của
tất cả các chương trình chọn giống ưu thế lai. Việc chọn tạo
các dòng ngô theo hướng kiểu cây mới được áp dụng cả
phương pháp truyền thống (dòng tự phối, dòng full-sib) và
phương pháp hiện đại (sử dụng chỉ thị phân tử, dòng đơn
bội kép - DH). Từ 2010-2016, nhóm nghiên cứu đã đánh giá
và chọn lọc các dòng B3 (E4), B6, L901, H2161 và T1691
lá đứng dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử, các dòng B6,
H246, H493, H13412 có TGST ngắn và đều có năng suất
khá (>25 tạ/ha). Các dòng B3, B6, H2161, L901 và T1691
có khả năng kết hợp cao, là bố mẹ của các tổ hợp triển vọng
VNUA36, VNUA17, VNUA18.
Để đánh giá các giống ngô kiểu cây mới, nhóm nghiên
cứu khuyến cáo bố trí mật độ 8,3-10 vạn cây/ha trong điều
kiện vùng Đồng bằng sông Hồng. VNUA36 là kết quả đầu
tiên của chương trình chọn tạo giống ngô lai kiểu cây mới
thích ứng với trồng dày cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Giống được khảo nghiệm tác giả (3 vụ), khảo nghiệm cơ
bản (3 vụ): thu đông 2016, xuân 2017 và thu đông 2017,
đồng thời đang tiến hành khảo nghiệm DUS vụ thứ 2 (xuân
2018). Bên cạnh đó, giống ngô lai mới đều được tổ chức
triển khai khảo nghiệm sản xuất tại một số tỉnh thuộc khu
vực Đồng bằng sông Hồng (Nam Định, Hải Dương, Hà
Nội), khu vực trung du và miền núi (Phú Thọ, Lạng Sơn) và
Nghệ An. Giống được công nhận sản xuất thử ở cấp cơ sở
vào tháng 4/2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A. Sher, et al. (2017), “Response of maize grown under high
plant density; Performance, Issues and Management - a critical
review”, Adv. Crop. Sci. Tech., 5(3), doi: 10.4172/2329-8863.1000275.
[2] C.M. Donald (1968), “The breeding of crop ideotypes”,
Euphytica, 17(3), pp.385-403.
[3] J.J. Mark, R.B. Pearce (1975), “Ideotype of maize”, Euphytica,
24, pp.613-623.
[4] L. Zhang, et al. (2014), “The ZmCLA4 gene in the qLA4-
1 QTL controls leaf angle in maize (Zea mays L.)”, Journal of
Experimental Botany, 65(17), pp.5063-5076.
[5] Chunhui Li, et al. (2015), “Genetic Control of the Leaf Angle
and Leaf Orientation Value as Revealed by Ultra-High Density
Maps in Three Connected Maize Populations”, PLOS ONE, 10(3),
p.e0121624, doi: 10.1371/journal.pone.0121624.
[6] G. Liu, et al. (2017), “Canopy characteristics of high-yield
maize with yield potential of 22.5Mg ha1”, Field Crops Research,
213, pp.221-230.
[7] Phan Xuân Hào (2010), Một số giải pháp nâng cao năng suất
và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.
[8] Kiều Xuân Đàm và cs (2002), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô
lai lá đứng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.
[9] H.T. Thuy, V.V. Liet, V.T.B. Hanh (2016), “Study on combining
ability and SSR markers detecting LG1 and LG2 in erect leaf maize
inbred lines with Mo17 and B73 using line x tester mating design”,
Academia Journal of Agricultural Research, 5(10), pp.323-330, doi:
10.15413/ajar.2017.0528.
[10] A.M.M. Al-Naggar, R. Shabana, A.M. Rabie (2011), “Per
se performance and combining ability of 55 new maize inbred lines
developed for tolerance to high plant density”, Egypt. J. Plant Breed.,
15(5), pp.59-84.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27_2158_2124000.pdf