Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách

Tài liệu Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách: 277 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHỢ NỔI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG : TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Th.S Trần Thị Bích Thủy ề vùng đất phương Nam sông nước hữu tình, có lẽ không ai không biết đến những chợ nổi với những tên gọi mộc mạc, dân dã đã đi vào thơ ca dân gian: Dòng sông khi đục khi trong Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa Đây là những chợ độc đáo xuất hiện ở ngã ba, ngã bảy của vùng sông nước miền Tây, được gọi là chợ nổi, hay là chợ trên sông. Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi giao thương, làm ăn kinh tế, mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa độc đáo chỉ có ở miền sông nước Nam bộ. Tuổi của nó có thể đã hàng trăm năm, hình thành và tồn tại cùng với vùng đất và con người phương Nam. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là công nghiệp 4.0 ngày nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, kinh tế, xã hội nơi đây. Vì vậy, cần có những chính ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
277 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHỢ NỔI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG : TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Th.S Trần Thị Bích Thủy ề vùng đất phương Nam sông nước hữu tình, có lẽ không ai không biết đến những chợ nổi với những tên gọi mộc mạc, dân dã đã đi vào thơ ca dân gian: Dòng sông khi đục khi trong Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa Đây là những chợ độc đáo xuất hiện ở ngã ba, ngã bảy của vùng sông nước miền Tây, được gọi là chợ nổi, hay là chợ trên sông. Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi giao thương, làm ăn kinh tế, mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa độc đáo chỉ có ở miền sông nước Nam bộ. Tuổi của nó có thể đã hàng trăm năm, hình thành và tồn tại cùng với vùng đất và con người phương Nam. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là công nghiệp 4.0 ngày nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, kinh tế, xã hội nơi đây. Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của cư dân thương hồ cũng như văn hóa nơi đây. 1. Khái quát về chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long Được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng” bởi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chi chít sông ngòi kênh rạch. Và để thích nghi với điều kiện sống như thế, cư dân miền Tây sông nước đã hình thành một phương thức mưu sinh mang tính đặc thù riêng của vùng: con người sinh hoạt mua bán, trao đỏi hàng hóa trên sông nước bằng các phương tiện vận tải đường thủy, đó là chợ nổi. Nơi đây là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa mạnh nhất khu vực ĐBSCL. Gần như các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều có chợ nổi: Ngã Bảy, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm, Trà Men (Sóc Trăng), Năm Căn, phường 8, Thới Bình (Cà Mau), Long Xuyên (An Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp). Theo Nhâm Hùng trong Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long (2009), thì hình thức chợ nổi chỉ xuất hiện rõ nét ở một số nơi phía Tây sông Hậu vào đầu thập niên của thế kỷ trước. Lâu đời và nổi tiếng thì có chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp), Ngã Năm (Sóc Trăng), Cái Răng, Phong Điền Cần Thơ). Giờ đây, toàn đồng bằng sông Cửu Long lên tới gần 20 chợ nổi từ Cái Bè (Tiền Giang) đến CàMau, Kiên Giang thuộc địa bàn 8/13 tỉnh, thành.  Phân Viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại TP. HCM V 278 Chợ nổi là bức tranh đầy màu sắc về kinh tế - văn hóa- xã hội của châu thổ sông Cửu Long. Hiện nay, chợ nổi là một trong những vấn đề được quan tâm, đề cập đến trong các công trình nghiên cứu, phương tiện thông tin đại chúng. Chợ nổi nhóm họp cả ngày nhưng đông nhất là vào buổi sáng sớm (tùy từng chợ), có chợ nhóm họp từ 2,3 giờ sáng, có chợ nhóm họp trể hơn, khoảng từ 5 giờ sáng. Nét riêng biệt và nổi bật của chợ nổi là hình thức bẹo hàng, thể hiện qua “cây bẹo”, tức là quảng bá hàng hóa tại chỗ. Trước mũi ghe, người ta thường cắm hoặc gác một cây sào dài, treo lủng lẳng trên đó những hàng hóa mà họ muốn bán. Đây là lối rao hàng độc đáo: không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách hàng, là nét “văn hóa kinh doanh thương hồ”. Phần đông các chợ nổi ở ĐBSCL là chợ bán sỉ, tuy nhiên khi thuận lợi, họ cũng bán lẻ. Thường là khi khách mua sỉ đã gần hết và họ có thời gian để bán. Họ không bán lẻ vào buổi sáng sớm khi chưa bán sỉ, vì họ cho rằng bán lẻ vào buổi sáng sớm sẽ gặp xui xẻo. Ngoài ra, tiếng hò, điệu hát dân gian, đờn ca tài tử, tín ngưỡng của cư dân vùng sông nước cũng rất đặc trưng, tạo nên một nền văn hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam. Trong Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa học (2011) của Đặng Thị Hạnh, tác giả cho rằng: “chợ nổi là một trong những ấn tượng độc đáo của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là hoạt động buôn bán đơn thuần của loại hình chợ trên sông nước, chợ nổi còn có những nét văn hóa (vật thể và phi vật thể) đặc sắc đã tồn tại hàng trăm năm nay”. Chợ nổi ở ĐBSCL có một số đặc điểm chung như: Vị trí chợ nổi hay họp là các ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã bảy do những con sông lớn cắt nhau tạo thành, đây là những đầu mối giao thông chính, nơi đây ghe xuồng có thể tụ họp về một cách thuận lợi nhất. Khúc sông ở khu vực này không được sâu quá, cũng không được cạn quá, vì nước sâu khó neo đậu và nguy hiểm, nước cạn xuống ghe thuyền không di chuyển được. Đoạn này còn phải rộng để thuyền bè đi lại dễ dàng. Trên bờ cũng hình thành các thị tứ, thị trấn, dân cư đông đúc; gần các vườn trái cây lớn. Chủ thể của chợ nổi là cư dân thương hồ. Họ là chủ nhân của những ghe xuồng ở khắp tề tựu về đây mua bán, sinh sống, nhưng chủ yếu là ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Những chủ ghe thường có mối quan hệ gia đình, dòng họ hoặc cùng quê, họ buôn bán các mặt hàng cùng loại và thường kết các ghe lại với nhau thành những chiếc bè lớn, thuận lợi cho việc sinh hoạt và mua bán trên sông nước. 279 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐBSCL có rất nhiều chợ nổi, tiêu biểu như: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Đây là vị trí thuận lợi cho việc giao thương từ ĐBSCL đi TP.HCM và các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Hơn nữa đây còn là vựa trái cây đặc sắc của đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy chợ nổi Cái Bè hình thành 2 khu vực riêng biệt khu vực mua bán trái cây bán và khu bán sỉ hàng hóa nông sản. Theo khảo sát của chúng tôi vào dịp Tết năm 2015, trung bình hàng ngày có vài chục phương tiện trọng tải lớn neo đậu với nhiều mặt hàng nông sản và khoảng vài trăm phương tiện ghe, thuyền lớn nhỏ của các hộ dân địa phương hội tụ lại đây để giao dịch. Chợ hoạt động theo con nước lớn, nhưng thường diễn ra ở bờ Nam vào khoảng 3 – 5 giờ sáng và từ 13 – 16 giờ chiều. Hình 1: Chợ nổi Cái Bè (2015) Hình 2: chợ nổi Cái Răng (2018) Nguồn: Trần Thị Bích Thủy Chợ nổi Trà Ôn thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, chợ nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Măng Thít. Chợ nổi Trà Ôn có nét khác biệt so với các chợ nổi khác, đó là chợ nhóm họp theo con nước, các loại hàng hóa được mua bán theo nhóm hàng, được phân phói từ các ghe vườn theo dạng mua bán sỉ. Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Đây được xem là chợ đầu mối, buôn bán các loại trái cây đặc sản của vùng Cần Thơ, Hậu Giang. Đây còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của thành phố Tây Đô. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch). Chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam, trên sông Cần Thơ . Chợ nổi Phong Điền phong phú hơn chợ nổi Cái Răng, bởi ngoài buôn bán nông sản, nơi đây còn có những ghe hàng bán vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động nông ngư nghiệp và có cả những mặt hàng nước ngoài. Chợ còn bán cả các loại thức ăn, nước giải khát. Hiện nay, chợ nổi Phong điền còn có các dịch vụ mới như trạm xăng dầu nổi, tiệm sửa máy, tiễm may phục vụ nhanh cho khách... Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông. 280 Chợ nổi Ngã Bảy (Chợ nổi Phụng Hiệp), hình thành từ năm 1915, là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng ĐBSCL. Chợ nổi Ngã Bảy - nơi gặp nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Vong. Hàng ngày, vào khoảng 2 - 3 giờ sáng, ghe thuyền khắp nơi tụ về, cảnh buôn bán bắt đầu diễn ra. Như các chợ nổi khác, chợ nổi Ngã Bảy nhộn nhịp vào dịp tết nguyên đán. Ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy được di dời đến kênh Ba Ngàn (vào năm 2002), thuộc xã Đại Thành, cách vị trí cũ khoảng 3km do chợ cũ quá sầm uất, nhiều phương tiện giao thông neo đậu gây mất an toàn giao thông... Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là vị trí có giao thông thuận lợi, nối liền Quốc lộ 60 với đường Hồ Chí Minh rộng khắp cả nước. Ngoài ra, Ngã Năm còn có đường thủy nối liền các địa phương và các vùng lân cận (Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang) với 5 nhánh sông tụ hội. Ghe tàu từ các nơi tụ hội về đây để mua bán, trao đổi các loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Đán, chợ nổi Ngã Năm càng phong phú mặt hàng, càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn. 1. Thực tiển sự thay đổi kinh tế - văn hóa ở chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thăng trầm qua nhiều giai đoạn, nhưng giai đoạn phát triển cực thịnh của chợ nổi là khoảng thời gian sau khi đất nước mở cửa từ năm 1986. Chợ họp suốt ngày đêm trên quy mô rộng lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây trao đổi mua bán hàng hóa. Chính vì vậy mà hàng hóa ở các chợ nổi rất phong phú và đa dạng, từ hàng nông sản, hàng gia cầm, thủy hải sản cho tới đồ gia dụng, đồ ăn, thức uống cũng phong phú. Trải qua thời gian, chợ nổi đã trở thành nơi mưu sinh của nhiều phận người. Đó là những chủ ghe bán hàng trên sông, chủ vựa, nhà vườn. Họ đã sống và gắn bó cùng với thăng trầm của lịch sử chợ nổi. Hoạt động kinh tế của chợ nổi ngày trước đã đóng góp rất lớn cho cộng đồng ở nông thôn. Từ công ăn việc làm đến sự ổn định xã hội và văn hóa của cư dân miệt vườn. Khi chợ nổi còn hoạt động mạnh mẽ, cũng chính là lúc nhà nông và giới thương hồ “không hẹn” mà cùng “gặp nhau” ở chợ nổi (Nhâm Hùng) Thực phẩm luôn tươi xanh ngon, mùa nào thức nấy, hàng hóa đa dạng. Điều đó còn lý giải sự đóng góp đắc lực của chợ nổi trong kích thích phát triển vườn, rẫy. Đầu thế kỷ XX, diện tích cây ăn trái ở vùng Cần Thơ mới khoảng một ngàn mẫu (ha). Đến thập niên 50, 60 lên ba ngàn mẫu. Giờ đây ĐBSCL có diện tích vườn non đến nửa triệu ha, sản xuất 3 triệu tấn trái cây các loại. Chư kể các loại nông sản khác thuộc nhóm hàng rẫy như: mía, khóm, khoai lang và các loại dưa... Thử hỏi, nếu không có các chợ nổi - điểm trung chuyển nhanh đưa hàng tiêu thụ khắp nơi, thì địa phương, cơ quan nào sẽ đảm đương vai trò này? (Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long (2009) Nhâm Hùng) 281 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Nhưng từ năm 2006 hoạt động buôn bán ở chợ nổi đang ngày càng suy giảm dần, đặc biệt từ năm 2010 đến nay thì hoạt động chợ nổi chỉ còn lại thưa thớt như ở chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Hậu Giang). Có nhiều nguyên nhân khiến cho chợ nổi ở ĐBSCL ngày càng giảm, như là hệ thống đường bộ được bê tông hóa, ngày càng thuận lợi, các thương lái có thể đến tận chủ vườn để thu mua, sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển khác cơ động, tiện lợi và giá thành rẻ hơn. Trình độ dân trí cao hơn, họ sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để trao đổi mua bán nhanh gọn hơn, các thương lái có thể gọi điện trực tiếp cho chủ vựa để đến thu mua, không cần phải qua trung gian, phức tạp như trước kia. Những người chủ cũng thay đổi hình thức kinh doanh, chuyển lên bờ để mở vựa, dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, các chợ nổi đã có sự thay đổi lớn: quy mô chợ đã thu nhỏ rất nhiều không còn đông đúc như xưa; những người buôn bán trên chợ không còn là người dân địa phương nữa mà là dân thương hồ từ các tỉnh đến; mặt hàng buôn bán cũng ít là hạng nhất. Ngoài ra, vấn đề an toàn giao thông đường thủy cũng góp phần khiến cho chợ nổi giảm dần. Khi chúng tôi phỏng vấn một số người đã bỏ nghề thương hồ tại cù lao Tân Phong, Cái Bè, Tiền Giang (2015), đa số là đi ghe cực khổ và ít an toàn - PV: Chú Sáu bỏ đi ghe bao lâu rồi, tại sao bỏ đi ghe? - TL: Chú bỏ đi ghe được hơn một năm nay rồi. Tại đi ghe cực khổ quá. Chú suýt chết mấy lần. Đi trên sông nước nguy hiểm lắm, nhiều người chết vì chìm ghe, đụng ghe - PV: giờ con thấy chợ nổi ít ghe, vậy chú có biết nguyên nhân nào không? - TL: bây giờ đường xá thuận lợi, người ta chở thẳng ra chợ bán hoặc thương lái vào tận nơi thu mua, hồi trước nhà vườn tự đem lên chợ nổi bằng ghe tốn kém, bị thương lái ép vì mình đã thu hoạch rồi. Thêm nữa đi ghe nguy hiểm lắm, nhất là những ngày nước lớn, sóng giólên bờ an toàn hơn. [Ông Sáu Bửu,phỏng vấn ngày 11.02.2015] Chính vì vấn đề an toàn giao thông nên các cấp ban ngành liên quan đã cho di dời một số chợ nổi qua một vị trí mới như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang). Nhưng không phải chợ nổi nào về vị trí mới cũng có thể hoạt động đông đúc như xưa hoặc hơn xưa, có kết quả mỹ mãn. Như chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp, năm 2002, chính quyền địa phương đã tổ chức di dời chợ nổi ra hướng ngoại vi xã, cách vị trí cũ 03km là kinh Ba Ngàn. Từ đó, khu vực Ngã Bảy thông thoáng nhưng chợ nổi ở Ba Ngàn khó thu hút giới thương hồ, trở nên vắng vẻ, ế ẩm, thậm chí các tour tham quan của công ty du lịch Cần Thơ cũng phải hủy bỏ. Hiện tại, để khắc phục, Ủy ban nhân dân thị xã Ngã Bảy đã xây dựng đề án khôi phục lại chợ nổi gần tâm điểm ngã bày sông. Đề án này đang dần hoàn thiện, giai đoạn một đã mở đường 3/2 để tránh tình trạng ùn tắc giao thông trên 282 bộ, chợ nổi chuyển vể gần vị trí cũ cách khoảng 100m. (phỏng vấn ông HHB, 32 tuổi ở Hậu Giang, ngày 10/4/2018) Hoạt động kinh tế thương mại của chợ nổi giảm dần trong bối cảnh chuyển đổi ngày nay, đã đặt ra những vấn đề lớn liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội ở đây và những vùng lân cận, đặc biệt là số phận của những thương hồ vốn đã gắn bó lâu đời với chợ nổi. Nó làm thay đổi cơ cấu việc làm, chuyển dịch lao động, họ phải lên bờ kiếm việc phù hợp hoặc di chuyển đến từng nơi của miệt vườn thu mua hàng hóa. Kinh tế miệt vườn cũng thay đổi. Phát triển du lịch ở chợ nổi đem lại nhiều lợi ích cho vùng, ngoài đem về nhiều lợi nhuận, ngân sách cho địa phương, còn tạo công ăn việc làm cho nhiều cư dân từ thành thị đến nông thôn. Du lịch sinh thái miệt vườn được quan tâm và phát huy, một số làng nghề được đưa vào các tour du lịch. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt như về quản lý các ghe tàu phục vụ đưa đón và hoạt động cho du lịch chợ nổi, các ghe bán đồ ăn thức uống... Vấn đề trật tự an ninh trên chợ nổi cũng rất phức tạp, ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng chợ nổi, khiến những người làm ăn chân chính bị liên lụy. Một thực trạng hiện nay xảy ra trên tất cả các chợ nổi ở ĐBSCL là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của cư dân lại lấy chính ngay nước sông đang bị ô nhiễm ấy, gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Một khi kinh tế, thương mại của hoạt động chợ nổi suy giảm thì văn hóa đặc trưng của vùng cũng bị ảnh hưởng, đó là “văn hóa kinh doanh thương hồ”. Cách tiếp thị rất trực quan, sinh động qua cây bẹo, không cần chào mời, quảng cáo mặt hàng như trên bờ. Chính không gian sinh hoạt trên chợ nổi đã khai sinh ra lối quảng cáo này, bởi nếu gắn bảng quảng cáo như trên bờ là thất sách, vì luồng gió sẽ gây gãy đổ, tiếng rao hàng sẽ bị tiếng ghe xuồng lấn át, sẽ tạo âm thanh hổn độn. Ngoài ra “văn hóa kinh doanh thương hồ” còn thể hiên sự lịch sự, thông minh qua việc trao đổi mua bán không chèo kéo, hài lòng khách đến vừa lòng khách đi, không trả giá ép nhau, là cách nhừng nhịn nhau giữa các ghe trong khi di chuyển. Đó là một nét đẹp của cư dân miền sông nước này. 2. Vài ý kiến về chính sách Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long có một vị trí quan trong trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân phương Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, điều này hầu như ai cũng có thể thấy rõ bởi sự tồn tại hàng trăm năm của nó. Nhưng trước sự phát triển của đất nước, của sự công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, đòi hỏi chợ nổi phải “chuyển mình” sao cho phù hợp với thời đại, để vừa có thể tồn tại và phát triển, vừa giữ được văn hóa truyền thống của mình. Muốn được sự “chuyển mình” phù hợp thì cần phải có những chính sách hợp lý. 283 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Vấn đề hoạch định chính sách: Các nhà làm chính sách nên tham khảo kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan. Các nhà hoạch định chính sách lần mạnh dạn đưa ra và thực hiện những chính sách hợp lý, không vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Chính sách đất đai, cây trồng Trước làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều hộ nông dân bị mất đất, không có đất sản xuất. Điều này làm cho người dân không có công ăn việc làm ổn định sẽ gây xung đột xã hội nghiêm trọng. Luật Đất đai hạn chế quy mô diện tích và thời hạn đối với nông dân ít và ngắn, làm người nông dân không thể mạnh dạn đầu tư vốn lớn để lập trang trại sản xuất nông sản hàng hóa, áp dụng công nghệ cao để tăng năng xuất và chất lượng. Cần phải tạo ra vùng nông nghiệp hàng hóa chuyên canh với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến và thị trường. Áp dụng chủ trương chuyên canh cây trồng và chính sách khuyến nông giúp cho nhà vườn có thể mạnh dạn trồng chuyên canh các loại cây ăn trái với diện tích lớn. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu nhà vườn và chủ vựa để sản phẩm vươn ra xa thị trường trong và ngoài nước. Vì thiếu đất canh tác nên việc sản xuất không đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày, người dân phải chuyển đổi công việc như làm thuê, đánh bắt cá hay thương hồ... Không chỉ cá nhân người nông dân gặp khó khăn khi không có đất canh tác, mà còn ảnh hưởng đến việc định hướng sản xuất và khả năng tiêu thụ của các doanh nghiệp. Vì vậy cần cân nhắc chính sách đất đai đối với đất nông nghiệp với đất làm sân golf, đưa ngựa (Cần Thơ), công viên nước (Cần Thơ), nhà hàng, khách sạn, nhiều dự án đô thị hóa, công nghiệp hóa... Chính sách tài chính cho vay vốn Trong kinh doanh, làm ăn, sản xuất nông nghiệp hầu như ai cũng có lúc gặp khó khăn, nhưng hiện nay chính sách cho người dân vay vốn sản xuất còn nhiều khó khăn. Những người làm vườn (chủ vườn) còn có đất cầm cố để có thể vay vốn tuy cũng gặp khó khăn, còn các chủ ghe khi gặp khó khăn thì thường chỉ vay người quen, vay lẫn nhau thậm chí vay nóng lãi cao. Hiện nay, chủ trương tiếp cận nguồn vốn cho người dân còn hạn chế, trong đó quy định ràng buộc nghiêm ngặt, thủ tục cho vay còn rườm rà, nhiều ngân hàng còn dè chừng, so sánh giữa doanh nghiệp với nông dân, nên còn loại bỏ nhiều đối tượng cần vay vốn. Chính sách xây dựng hệ thống giao thông Khó khăn và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp ĐBSCL là kết cấu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện, nước sạch. Vùng ĐBSCL không có hệ thống đường sắt, đường hàng không chưa đáng kể nên giao thông đường thủy là cốt yếu. 284 Những năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy được xây dựng, cải thiện; hệ thống thủy lợi được đầu tư, kiểm soát vùng lũ. Ở Cai Lậy đã lập quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái nên đã đầu tư mạnh vào hệ thống thủy lợi, tiêu biểu là hệ thống đê bao quanh cù lao hay dọc các kênh rạch đường thủy. Điều này làm cho mạng lưới giao thông đường bộ hoàn thiện nhưng lại hạn chế giao thông đường thủy. Vì vậy người dân ở Ngũ hiệp, Tân Phong dần dần bán hết ghe thuyền, nhu cầu đến chợ nổi để giao thương hàng hóa cũng không còn. (Tư liệu điền dã 2015) Chính sách giáo dục, khoa học, công nghệ Cần có những lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn tùy thời điểm, đối tượng để đào tạo người nông dân có một trình độ nhận thức nhất định trong sản xuất nông nghiệp hay làm nghề nào đó. Người nông dân cũng phải nắm bắt được công nghệ thông tin, thông tin về thị trường, về khoa học công nghệ đơn giản nhất. Ví dụ như việc ứng dụng tiêu chuẩn VietGap vào trồng trọt. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có nghiệp vụ quản lý cao, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đội ngũ nghiên cứu ... Chính sách đầu tư, phát triển du lịch Phát triển du lịch ở chợ nổi là chính sách đáng được quan tâm, vì đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán, thông thương hàng hóa cho vùng, mà nó còn đem lại giá trị kinh tế cao từ ngành công nghiệp không khói. Vì vậy cần quy hoạch lại hoạt động của chợ nổi là điều hết sức cần thiết. Cần có tầm nhìn bao quát từ 50 năm đến 100 năm, các ngành nghề, dịch vụ liên quan đến chợ nổi. Cần tạo ra nét đặc trưng của từng chợ nổi, tạo ra một mạng lưới có thể thu hút du khách tham quan hết các chợ nổi. Chúng ta có thể học tập, tham khảo mô hình chợ nổi ở Thái Lan, nhưng chúng ta phải có sáng tạo riêng, giữ được nét riêng, văn hóa đặc trưng của chợ nổi ĐBSCL. Bởi chợ nổi ở Thái Lan họp chợ chủ yếu là để phục vụ khách du lịch, còn chợ nổi của Nam bộ chúng ta chủ yếu là người địa phương, chân chất mộc mạc, đậm chất văn hóa kinh doanh thương hồ Nam bộ. Nên chọn một số chợ nổi tiêu biểu, kết hợp với các làng nghề, nhà vườn, nhà hàng... tạo thành khu liên hợp vừa là điểm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, du khách vừa có thể tự trải nghiệm chút cảm giác làm thương hồ, họ có nơi khám phá, học tập, nghiên cứu, thưởng thức các món ngon, vật lạ, đặc sản của Nam bộ, Việt Nam... Và cũng cần quan tâm đến một số du khách muốn nhìn ngắm chợ nổi nhưng có một vài lý do không thể trực tiếp lênh ghe thuyền du lãm, thì họ vẫn có nơi ngồi thưởng lãm ngay trên bờ với các địch vụ chăm sóc đầy đủ. Tạo công việc cho chính những người dân địa phương được cùng tham gia làm du lịch như hộ gia đình, hoặc cá thể... Họ thể hiện niềm tự hào quê hương qua tham gia hoạt động đờn ca tài tử, làng nghề, hướng dẫn viên du lịch... Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa; di sản văn hóa là nền tảng để 285 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, đồng thời, phát triển du lịch nhằm tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Xây dựng ý thức trách nhiệm giữ gìn giá trị di sản văn hóa cho khách khi đi du lịch. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tập trung giới thiệu rộng rãi tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài nước thông qua internet, quảng cáo, triển lãm, hội nghị Chính sách giá cả thị trường cũng đáng được quan tâm, các cấp ban ngành liên quan nên quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm của người dân. Ngoài ra, các cấp, ban ngành phải tham gia phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa. Quy hoạch phải căn cứ vào thực trạng công tác bảo tồn, hiện trạng các di tích văn hóa, phải phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương, không được làm phá vỡ cấu trúc đời sống dân cư ở đây, phải tạo điều kiện cho dân cư địa phương cũng có lợi. Phát huy tốt hơn nữa trách nhiệm của cộng đồng người dân nơi đây. Phải đảm bảo để họ hiểu được rằng, chính nhờ có chợ nổi, mà cuộc sống của họ được thay đổi và phát triển. Từ đó vận động, tạo điều kiện cho mọi người cùng chung tay vào việc bảo vệ và phát huy bền vững. KẾT LUẬN Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị rất lớn đối với vùng đất Nam bộ cũng như Việt Nam nói chung, không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội. Vì vậy duy trì sự tồn tại và phát triển cho chợ nổi trong thời kỳ hiện đại ngày nay cũng là một thách thức lớn. Từ những thực tế thấy được ở các chợ nổi, các cấp ban ngành cần thực hiện các chính sách cho phù hợp, để chợ nổi ĐBSCL mãi mang một nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước phương Nam, là điểm đến đầy thu hút, thân thiện, nghĩa tình như chính ngững con người chất phác mộc mạc nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Hạnh (2011), Chợ nổi đồng bằng sông Cửu long – góc nhìn Văn hoá học, Luận văn thạc sỹ khoa học văn hoá chuyên ngành Văn hoá học, Đại học KHXH và NV TP.HCM. 2. Nhâm Hùng, 2009, Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long. – NXB Trẻ Tp. HCM. 3. Sơn Nam, 2007, Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, Tp. HCM. 4. Lâm Nhân, Chợ nổi Cái Bè: nguồn gốc và diễn trình lịch sử, báo cáo tổng hợp. Đại học KHXH và NV TP.HCM. 5. Trần Ngọc Thêm, 2012, Văn hoá người Việt ở miền Tây Nam Bộ, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia TP.HCM. 6. Trần Thị Bích Thủy, tư liệu điền dã tháng 2015 và 2018 Tài liệu Internet 286 https://tuoitre.vn/de-cho-noi-bat-dau-mot-doi-song-khac- 1412975.htm van-hoa-dac-trung-vung-song-nuoc/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_5018_2207239.pdf
Tài liệu liên quan