Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) dưới góc độ kinh tế

Tài liệu Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) dưới góc độ kinh tế: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 25 Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) dưới góc độ kinh tế The US “Pivot to Asia” Policy in the President Barack Obama Period (2009 – 2016) from an Economic Perspective TS. Lê Tùng Lâm, Trường Đại học Sài Gòn Le Tung Lam, Ph.D., Saigon University Tóm tắt Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy mạnh mẽ của châu Á – Thái Bình Dương và các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc đã làm suy giảm vai trò của Mỹ ở đây. Vì thế, Tổng thống Barack Obama thực hiện chính sách “Xoay trục về châu Á” để tăng cường vai trò của Mỹ ở khu vực này. Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Obama đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Tổng thống Obama rời khỏi Nhà trắng, Mỹ đã thành công trong việc thúc đẩy TPP và đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương. Đây là thắng lợi bước đầu trong chính s...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) dưới góc độ kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 25 Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016) dưới góc độ kinh tế The US “Pivot to Asia” Policy in the President Barack Obama Period (2009 – 2016) from an Economic Perspective TS. Lê Tùng Lâm, Trường Đại học Sài Gòn Le Tung Lam, Ph.D., Saigon University Tóm tắt Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy mạnh mẽ của châu Á – Thái Bình Dương và các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc đã làm suy giảm vai trò của Mỹ ở đây. Vì thế, Tổng thống Barack Obama thực hiện chính sách “Xoay trục về châu Á” để tăng cường vai trò của Mỹ ở khu vực này. Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Obama đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Tổng thống Obama rời khỏi Nhà trắng, Mỹ đã thành công trong việc thúc đẩy TPP và đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương. Đây là thắng lợi bước đầu trong chính sách xoay trục của Mỹ thời kì Tổng thống Barack Obama. Từ khóa: Barack Obama, chính sách “Xoay trục về châu Á”, Mỹ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Abstract In the early 21 st century, the quick rising of the Asia-Pacific and the powers such as India and China has degraded the US’s roles in this region. Therefore, President Barack Obama implemented the “Pivot to Asia” policy to strengthen the US’s roles there. In the economic field, President Obama promoted cooperation with countries in this region through the Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP). When President Obama left the White House, the US had succeeded in promoting TPP and economic relations with Asia-Pacific countries. This was an initial victory of the US “Pivot to Asia” policy in the President Barack Obama period. Keywords: Barack Obama, the “Pivot to Asia” policy, US, Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mỹ luôn là cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự. Chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ vẫn tập trung chủ lực vào cuộc “chạy đua Đông - Tây”, cạnh tranh sức mạnh với các nước châu Âu là chủ yếu. Trong đó, Mỹ tìm cách để hạn chế sức mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh lạnh, Trật tự hai cực Yalta tan rã, Liên Xô cũng giải thể. Để tiếp tục thực hiện âm mưu xây dựng thế giới “đơn cực”, Mỹ tập trung chủ CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC VỀ CHÂU Á” CỦA MỸ THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 26 lực vào phát triển quan hệ với các nước châu Âu. Có thể nói, một thời gian khá dài (từ thập niên 70 của thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI), Washington đã “bỏ quên” khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đầu thế kỉ XXI, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã triển khai thực hiện một chiến lược ngoại giao mới - chính sách Xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương. 1. Sự ra đời Chính sách “Xoay trục về châu Á” của Mỹ “Xoay trục về châu Á” (Pivot to Asia) là một thuật ngữ dùng chỉ sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược từ châu Âu về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Barack Obama. Chiến lược này được đề ra từ năm 2009 khi Ngoại trưởng Haillary Clinton tuyên bố tại cuộc họp báo ở Thái Lan về vấn đề an ninh của khối các quốc gia ASEAN rằng “Mỹ đã trở lại châu Á”. Năm 2010, Ngoại trưởng H.Clinton một lần nữa khẳng định “Tương lai của Mỹ gắn chặt với tương lai châu Á - Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này phụ thuộc vào Mỹ” [13, tr.37]. Có thể nói, các tuyên bố của Ngoại trưởng H.Clinton đã mở đầu một chiến lược ngoại giao mới của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2009, Barack Obama đắc cử và trở thành Tổng thống thứ 44 của Hợp Chủng quốc Hoa Kì trong bối cảnh thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có rất nhiều biến động. Ở châu Âu, Mỹ phần nào “thắng lợi” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa xã hội khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên quan trọng với tất cả các cường quốc trên thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực gồm các nước châu Á và các nước bao quanh Thái Bình Dương, với diện tích lục địa là 44 triệu km2 (chiếm 29,4% diện tích của thế giới) và số dân hơn 3 tỷ người. Đây là khu vực rộng lớn và đông dân nhất trên thế giới. Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương gần 20 năm nay đã tăng trưởng khá lớn, tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 3 lần so với châu Âu. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân toàn khu vực châu Á năm 1965 chiếm tỷ trọng chưa đến 9% trong tổng sản phẩm quốc dân thế giới, đến thời kì sau thập niên 80 tăng vọt lên trên 20%. Đến cuối thế kỉ XX, các nước châu Á chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản phẩm thế giới, sẽ dần bỏ xa Tây Âu (chỉ chiếm 24,6%) và Bắc Mĩ chiếm 18%” [3, tr.254]. Chính vì vậy, từ sau Chiến tranh lạnh, khu vực này đang ngày càng trở nên quan trọng trong các chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ. Về mặt vị trí, châu Á - Thái Bình Dương có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế lẫn chính trị vì tiếp giáp các đại dương, kết nối các châu lục và là cửa ngõ nối liền một số nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, với thế giới. Đây cũng là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn, đồng thời cũng là nơi diễn ra sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước. Chính vì vậy, châu Á cũng là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích và cạnh tranh vai trò, ảnh hưởng của các nước lớn. Châu Á còn là khu vực phát triển năng động nhất trong mấy thập kỉ gần đây, đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh. “Nếu tính chung cả khu vực, thì từ năm 2002 đến năm 2008, châu Á đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 5,0% (tính theo giá trị tuyệt đối USD theo thời giá) và 6,1% (tính theo PPP - giá trên cơ sở sức mua)” [5, tr.68]. Rõ ràng, sự năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có phần trái ngược với sự phát triển “chậm LÊ TÙNG LÂM 27 chạm” và thiếu ổn định của châu Âu trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Sức mạnh tài chính của châu Á sau hai thập niên phát triển gần đây đang vượt qua khả năng tài chính của Mỹ và châu Âu, vốn đang chìm trong khủng hoảng. Chính điều này đã góp phần nâng cao ảnh hưởng chính trị cho châu Á trên trường quốc tế. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các cường quốc đối với khu vực này. Mặt khác, vai trò của Trung Quốc trong khu vực cũng đang ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn. Trung Quốc đang dần nổi lên như một “thế lực mới” ở phương Đông. Năm 2003, Trung Quốc trở thành nước thu hút đầu tư nhiều nhất trên thế giới với 57,24 tỷ USD” [4, tr.19]. Đồng thời, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Theo đánh giá của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), “đến năm 2020, 80% nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ phải dựa vào nhập khẩu” [4, tr.24]. Do đó, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu. Ngoài khu vực Trung Đông, Trung Quốc cũng hi vọng vào nguồn dầu mỏ của Nga và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nếu không có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn cung đầu vào nói chung sẽ rất khó bảo đảm được xu hướng phát triển cao ổn định. Vì vậy, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Trung Quốc đang có nhiều hành động để tăng cường vị thế của họ tại khu vực. Vì thế, Mỹ rất quan ngại và cho rằng “Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất đối với những lợi ích an ninh của Hoa Kì ở châu Á” [1]. Đây là một thách thức thực sự đối với chính quyền B.Obama. Ngược lại, Barack Obama lên cầm quyền trong lúc nước Mỹ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Theo thống kê do Bộ Tài chính, đến tháng 6-2012, Ngân sách Mỹ đang thâm hụt nghiêm trọng và các khoản nợ nước ngoài cũng đang tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã lên tới 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó Trung Quốc nắm giữ 1.164,3 tỷ USD và Nhật Bản nắm giữ 1.119,3 tỷ USD [17]. Đến tháng 7-2013, Trung Quốc và Nhật Bản trở thành “chủ nợ” nước ngoài lớn nhất của Mỹ khi nắm giữ tổng cộng gần 2.500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ [9]. Chính những nhân tố này làm cho vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bị suy giảm và vai trò của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, chính quyền Obama phải có những chính sách cụ thể, cần thiết để có thể gia tăng ảnh hưởng và củng cố vai trò của Mỹ ở khu vực đầy năng động này. Từ ngày 12-1 đến ngày 20-1- 2010, Ngoại trưởng Hoa Kì - Hillary Rodham Clinton tiến hành chuyến công du đến một số nước châu Á nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực. Trong thông điệp đầu tiên tại Honolulu (Hawaii), Ngoại trưởng H.Clinton nhấn mạnh rằng “người Mỹ đã quay trở lại khu vực này” và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, “tương lai của Mỹ gắn chặt với tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương lai khu vực này phụ thuộc vào Mỹ” [13, tr.37]. Phát biểu của Ngoại trưởng H.Clinton đã thể hiện rõ quan điểm trong chiến lược ngoại giao của Mỹ là gia tăng vai trò ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, giới cầm quyền Mỹ bắt đầu đề ra và thực hiện chính sách CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC VỀ CHÂU Á” CỦA MỸ THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 28 “Xoay trục về châu Á”. Chính sách “Xoay trục về châu Á” (Pivot to Asia) hoặc chính sách “Tái cân bằng” (Rebalancing) là một thuật ngữ được các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ dùng để chỉ quá trình chính phủ đẩy mạnh can dự và sự hiện diện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để củng cố và tăng cường các lợi ích của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự. Theo đó, chính sách xoay trục gồm bốn trụ cột chính là: “thắt chặt quan hệ với các đồng minh truyền thống, phát triển quan hệ đối tác với các trung tâm quyền lực đang nổi lên, hình thành mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, và tích cực tham gia các cơ chế đa phương” [8]. Sự quan tâm hàng đầu của Tổng thống Obama là thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với đồng minh lâu đời của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Đông Nam Á Đồng thời, Mỹ phải mở rộng các quan hệ với những nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia... Trong đó, nội dung trọng tâm là phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước. 2. “Xoay trục về kinh tế” đối với châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Brack Obama Sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế của một số cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì thế, chính quyền Obama đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế với các nước trong khu vực, kể cả đối với Trung Quốc. Đối với khu vực Đông Bắc Á Đông Bắc Á gồm những nước là “đồng minh tin cậy” của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và một thách thức mới của Mỹ là Trung Quốc. Tổng thống Obama rất quan tâm đến an ninh chính trị và sự phát triển kinh tế của khu vực này. Từ ngày 23- 4 đến ngày 29-4-2014, Tổng thống B.Obama đã đến các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc để tái khẳng định chiến lược “ái cân bằng” của Washington tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong chuyến công du này, Tổng thống Obama hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc - Park Geun-hye, nhằm thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh, cũng như các vấn đề khu vực mà các bên quan tâm, như tranh chấp Hoa Đông và nguy cơ hạt nhân Triều Tiên. Tổng thống Obama và những người đứng đầu Nhật Bản, Hàn Quốc chú trọng đến tiến trình đàm phán của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ và các nước đang thực hiện. Trong đó, các bên đều chú trọng đến quá trình hình thành một thị trường chung cho các nước. Hoa Kì chú trọng đến lợi ích cơ bản của họ trên các lĩnh vực như: sự ổn định chính trị, tự do thương mại, thúc đẩy dân chủ - nhân quyền để gia tăng vị thế của Mỹ ở đây. Đối với Trung Quốc Sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỉ XXI mang đến sự quan ngại của các nước trong khu vực và cả trên thế giới. Các cường quốc châu Âu cùng Mỹ, Ấn Độ đều lo lắng trước sự bành trướng mạnh mẽ của Bắc Kinh không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi, Mĩ Latin. Đối với Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Obama có hai tiếp cận: 1- tái khẳng định và củng cố quan hệ hợp tác; 2- thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ và đáng tin cậy của Mỹ ở châu Á để khuyến khích hành vi mang tính xây dựng của Trung Quốc cũng như cung cấp sự tự tin LÊ TÙNG LÂM 29 cho các nhà lãnh đạo khu vực của Trung Quốc [7, tr.54-55]. Tuy nhiên, trong bối cảnh “trở lại châu Á”, Mỹ đã chú trọng hướng thứ hai hơn. Trong cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng hồi tháng 2-2012 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Barack Obama đã khéo léo cân bằng giữa hai hướng để tránh xung đột với “gã khổng lồ” châu Á. Tổng thống Obama đưa ra khẳng định để Mỹ tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, thúc đẩy thượng mại và trở thành “một đối tác mạnh mẽ và hiệu quả với khu vực châu Á - Thái Bình Dương” quan trọng là có một mối quan hệ mạnh mẽ và hiệu quả đối với Trung Quốc” [7, tr.55]. Rõ ràng, Tổng thống Obama hiểu được vị trí và vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa, sự khác biệt về hệ thống chính trị không còn giữ vai trò quyết định, Tổng thống Obama tìm cách để tăng cường vị thế kinh tế của Mỹ trên thế giới. Do đó, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh “Hoa Kì luôn luôn hoang nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, tin rằng một Trung Quốc mạnh mẽ và thịnh vượng có thể giúp mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực và thế giới” [7, tr.55]. Washington nhận thấy sự phát triển của Bắc Kinh trong hòa bình là một điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển của khu vực, điều đó có lợi hơn cho sự “trở lại châu Á” của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn bậc nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân. Do đó, quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Mỹ vào đây. Trước khi bắt đầu nhiệm kì Tổng thống thứ hai, Obama đã tích cực tiếp xúc, giao lưu với Bắc Kinh để xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Tổng thống Obama đã cử Bộ trưởng Tài chính cùng với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Cố vấn An ninh Quốc gia đến Trung Quốc để đẩy mạnh quá trình hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia. Bắc Kinh đã rất hoan nghênh và cùng hợp tác phát triển sáng kiến này của Mỹ. Những chính sách tích cực của Tổng thống Obama với Trung Quốc đã làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc chạy đua chiến lược giành vị trí hàng đầu thế giới. Đối với Ấn Độ Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỉ XXI càng làm cho vị thế Ấn Độ trên trường quốc tế nâng cao hơn. Ấn Độ và Mỹ đều cùng “lo lắng” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì thế, Mỹ cũng tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Quan hệ thương mại Ấn Độ - Mỹ có những chuyển biến tích cực. Ấn Độ ngày càng trở thành thị trường quan trọng của Mỹ. Theo một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc về xu hướng dân số toàn cầu dự báo, đến năm 2030, Ấn Độ sẽ có dân số lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ ba. Đây là một thị trường khổng lồ đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Mỹ. Vì vậy, Mỹ nhận thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với Ấn Độ. Tổng thống Obama từng đánh giá cao sự phát triển của Ấn Độ và cho rằng “từ Chính sách Hướng Đông cho đến những đóng góp cho an ninh hàng hải của Ấn Độ lẫn việc họ tham gia nhiều hơn vào các tổ chức khu vực, Ấn Độ có thể làm được nhiều điều cho châu Á và thế giới” [12]. Đồng thời, Tổng thống Obama cũng cho rằng “trong thập kỷ qua, Ấn Độ và Hoa Kì đã phát triển một quan hệ đối tác toàn cầu quý giá, hai quốc gia chúng ta đã thực hiện một quan hệ đối tác mới về năng lượng sạch, huy động CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC VỀ CHÂU Á” CỦA MỸ THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 30 hàng tỷ đôla đầu tư công và tư vào các dự án năng lượng mặt trời, gió, và năng lượng thay thế ở Ấn Độ. Chúng ta mong tăng cường trên trên nhiều lĩnh vực trong mối quan hệ của chúng ta” [12]. Rõ ràng, tuyên bố trên đã chứng minh cho vai trò ngày càng quan trọng của Ấn Độ trong chính sách của Mỹ ở châu Á. Mỹ cần ở Ấn Độ vì đây là một thị trường rộng lớn với hơn 1,3 tỷ dân (gấp gần 4 lần Mỹ), trình độ phát triển khoa học công nghệ thuộc tốp đầu trên thế giới. Quan trọng hơn, Ấn Độ lại rất hiệu quả trong chính sách “Hành động phương Đông” để đưa nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm đầu thế kỉ XXI. Ngược lại, Thủ tướng Ấn Độ cũng quyết tâm giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề tại châu Á với chính sách mang tên “hành động Phương Đông”. Chính sách “hành động Phương Đông” của Ấn Độ cũng gần giống với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. Mục đích chung của hai nước nhằm kiềm chế sự trỗi dậy về mọi mặt Trung Quốc trong khu vực châu Á. Nhận định về những động thái này, tờ South China Morning Post cho rằng “chuyến thăm và sự hiện diện của Tổng thống Hoa Kì Barack Obama với tư cách khách mời danh dự tại lễ diễu hành nhân Ngày Cộng hòa của Ấn Độ hôm 26-1 (2015) đã làm nổi bật mối quan hệ đang ngày càng khăng khít hơn giữa hai nước, đồng thời gửi đi thông điệp rằng nếu cần thiết, Ấn Độ và Mỹ có thể sẽ bắt tay để cùng chống lại Trung Quốc” [6]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giữa Hoa Kì và Ấn Độ sẽ ký kết nhiều thỏa thuận thương mại và hợp tác nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, mục đích lớn hơn của Tổng thống Obama là tìm cách lôi kéo Ấn Độ vào trục ảnh hưởng để đối trọng với mối quan hệ Nga - Trung ngày càng chặt chẽ và những thay đổi cục diện địa chính trị ở châu Á. Đối với khu vực Đông Nam Á “Cuộc chạy đua” vào khu vực Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc cũng diễn ra mạnh mẽ. Đông Nam Á là khu vực có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ nối liền châu Âu với châu Á. Do đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh vai trò đối với khu vực này. Trung Quốc đã phát huy vai trò trong các cơ chế hợp tác ở Đông Nam Á như ASEAN 3, Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, n ia Bảo liên tục thực hiện các chuyến viếng thăm các nước như Brunei, Indonesia, Campuchia Trung Quốc liên tiếp gây ra những chiêu thức “cương nhu” khác nhau để nhằm tỏ r sức mạnh ở Biển Đông, gây ra tình trạng bất ổn khu vực để buộc các nước liên quan phải thừa nhận sức mạnh của Trung Quốc và chấp nhận đàm phán song phương. Tiến sĩ Alan ichard Sweeten cho rằng “trên khắp thế giới, Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm dưới dạng các cầu nối bạn b , viện trợ nước ngoài và các học viện Khổng Tử để tăng cường phạm vi quốc tế của mình” [2, tr.513]. Sự trỗi dậy của Trung Quốc buộc Chính phủ Mỹ phải có những bước thay đổi cần thiết trong chính sách đối với khu vực này. Sau khi tái đắc cử nhiệm kì thứ hai (ngày 6-11-2012), Tổng thống Obama đã tiến hành chuyến công du đến vùng Đông Nam Á. Từ ngày 18-11 đến ngày 20-11- 2012, Tổng thống Obama đã đến 3 nước Thái Lan, Myanmar và Campuchi. Tại Thái Lan, Tổng thống Obama gặp Thủ LÊ TÙNG LÂM 31 tướng Yingluck Shinawatra để tái khẳng định sức mạnh của liên minh giữa hai nước. Tại Myanmar, Tổng thống Obama có cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein và Thủ lĩnh đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi. Tại Campuchia, Tổng thống Obama tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và tổ chức các cuộc gặp song phương với giới lãnh đạo các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục đích chuyến công du của Tổng thống Obama là “triển vọng tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua thúc đẩy quan hệ đối tác và thương mại, hợp tác an ninh và năng lượng cũng như các giá trị chung” [14] với các nước ASEAN. Theo giới nghiên cứu, việc Obama thực hiện chuyến công du đầu tiên của mình sau khi tái đắc cử để gặp các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN và Đông Á chứng minh châu Á vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Bằng những nỗ lực của mình, Tổng thống B.Obama đã cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp và cam kết thường xuyên tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN [10, tr.109] - điều mà chính quyền G.W.Bush không làm được trước đó. Có thể nói, những hành động mang tính “thân thiện” của Mỹ đã tác động đến tình hình khu vực Đông Nam Á. Mỹ rất cần gia tăng sự hiện diện ở Đông Nam Á vì ASEAN là thị trường năng động với hơn 600 triệu dân, sức mạnh gộp lại của 10 quốc gia ASEAN hiện là 2.500 tỷ USD, đứng thứ 3 châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản). ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Tiềm năng phát triển của ASEAN trong tương lai là rất triển vọng với cơ cấu dân số trẻ, trái ngược với lực lượng lao động đang ngày càng già đi ở khu vực Bắc Á. Có thể nói, Tổng thống Obama đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian cầm quyền của mình. Trong chính sách “Xoay trục về châu Á” của Tổng thống Obama có nhiều vấn đề quan tâm như: chính trị, an ninh quân sự, văn hóa xã hội nhưng có lẽ vấn đề quan trọng nhất của Obama là thúc đẩy phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Trong đó, TPP là một điển hình về sự nỗ lực của Mỹ thời Tổng thống B.Obama. 3. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Chiến lược tăng cường vai trò kinh tế của Hoa Kì ở châu Á Đầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa, để tăng cường tính cạnh tranh và hợp tác cùng có lợi, ngày 3-6-2005, bốn nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei đã tiến hành ký kết Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn gọi là P4) nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên. Sự kiện này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của Mỹ. Tháng 9-2008, Mỹ quyết định tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Sự tham gia của một thị trường lớn nhất thế giới vào P4 đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho những nước này xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tháng 9-2010, Malaysia đã được đồng ý tham gia TPP. Đến tháng 10-2010, Việt Nam cũng tham gia hiệp định TPP. Tháng 10-2012, Canada cũng tuyên bố CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC VỀ CHÂU Á” CỦA MỸ THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 32 tham gia TPP, sau đó Nhật Bản, Malaysia, Mexico cũng tuyên bố tham gia đàm phán TPP, nâng thành viên tham gia lên 12 nước. TTP là hiệp định thương mại tự do nhiều bên, một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2 với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 12-11-2011, Lãnh đạo các nước tham gia TPP đã ra bản Tuyên bố chung và xác định “mục tiêu cuối cùng là hướng tới tự do thương mại tại khu vực Thái Bình Dương” [11]. Cũng trong ngày 12-11, các Bộ trưởng Thương mại cũng ra một báo cáo và xác định tương lai của 9 nước TPP là “theo đuổi một hiệp định toàn diện và tham vọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó xóa bỏ thuế quan và các hàng rào khác đối với thương mại và đầu tư. Chín thành viên đều cho rằng thành công của Hiệp định có thể thúc đẩy tốt nhất thương mại và đầu tư giữa các quốc gia TPP, tạo ra và duy trì việc làm thông qua hoạt động thương mại. Đồng thời, mục tiêu chung là “xây dựng một hiệp định khu vực toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng giữa các thành viên TPP, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm và nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi tại các nước thành viên” [11]. TPP hiện nay nhận được sự quan tâm của các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương. Với vị thế nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Mỹ cũng đang tham gia vào quá tình đàm phán xây dựng và hướng đến lãnh đạo trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là một cấu trúc hợp tác kinh tế hoàn toàn mở, mà bất kỳ một quốc gia nào đáp ứng được những yêu cầu của nó đều có thể gia nhập. Hiệp định này hướng đến xóa bỏ những rào cản thương mại và đầu tư, không chỉ về thuế quan và hàng rào kỹ thuật, mà còn ở các vấn đề minh bạch hóa đầu tư công, luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, quy hoạch nguồn lao động Từ ngày 19 đến 24-10-2014, Hội nghị Bộ trưởng và Trưởng các đoàn đàm phán của các nước TPP đã nhóm họp tại Sydney (Australia) và ra Thông báo chung kết luận rằng đã tiến hành “đàm phán về tiếp cận thị trường và đàm phán về các quy tắc trong thương mại và đầu tư” [15]. Những bước tiến này sẽ góp phần định hình và thống nhất khu vực TPP khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Các quốc gia TPP đang nỗ lực để TPP chính thức có hiệu lực. Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, Bộ trưởng phụ trách Thương mại của 12 quốc gia đàm phán TPP đã chính thức ký kết Hiệp định vào ngày 5-10-2015 tại Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Atlanta (Mỹ). Ngày 4-2-2016, Bộ trưởng phụ trách Thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Newzealand. Hiện tại, các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Có thể nói, TPP là nỗ lực quan trọng nhất của Tổng thống B.Obama trong hai nhiệm kì cầm quyền. Tổng thống Obama muốn thống thông qua TPP để can thiệp sâu vào tình hình kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. TPP là một trong những thỏa ước thương mại rộng lớn nhất thế giới. Nếu TPP chính thức có hiệu lực, nền kinh tế Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều tỉ USD. Quan trọng hơn, Mỹ sẽ tăng cường các cam kết chính trị, tài chính, và quân sự đối với khu vực Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới. Vì thế, LÊ TÙNG LÂM 33 chính quyền Obama rất tích cực thúc đẩy TPP được thông qua. Theo báo cáo ngày 18-5-2016 của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kì (USITC), TPP có thể đem lại tác động tích cực, mặc dù những tác động tích cực này có thể tương đối nhỏ so với tổng thể kinh tế Mỹ. Vào năm thứ 15 của TPP (năm 2032), tổng thu nhập hàng năm của Mỹ có thể ở mức 57.3 tỷ USD, cao hơn khoảng 0.23% so với mức tham chiếu; GDP thực tế có thể ở ngưỡng 42.7 tỷ USD (cao hơn 0.15%) và tỷ lệ việc làm có thể tăng 0.07%. Xuất, nhập khẩu của Hoa Kì có thể đạt mức 27.2 tỷ USD và 48.9 tỷ USD, cao hơn mức tham chiếu lần lượt là 1% và 1.1%. Xuất khẩu từ Mỹ sang các quốc gia tham gia TPP được dự đoán tăng 34.6 tỷ USD (tương đương 18.7%) và nhập khẩu từ các quốc gia đó cũng có thể tăng 23.4 tỷ USD (tương đương 10.4%)[16]. Như vậy, theo báo cáo, lợi ích nhiều nhất của Mỹ trong TPP là tạo ra giá trị thặng dư trong cán cân xuất - nhập khẩu. Thị trường được mở rộng là lợi thế lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ. Đồng thời, TPP là tiền đề cho hội nhập kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Quan trọng hơn, Mỹ có thể dùng TPP là một “đối trọng” trong việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy, TPP là nỗ lực rất quan trọng trong việc “Xoay trục về châu Á” của chính quyền Barack Obama. Nỗ lực này có kết quả bước đầu là TPP bắt đầu hình thành và chuẩn bị đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sự thắng lợi của Donal Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2016 cùng tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống D.Trump đã làm cho TPP đang gặp nhiều khó khăn. 4. Kết luận Đầu thế kỉ XXI, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ. Châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực quan trọng và năng động nhất thế giới. Trong khi Trung Quốc, Ấn Độ đang ra sức nâng cao ảnh hưởng, vị thế trong lĩnh vực kinh tế thì Mỹ lại đối mặt với nhiều khó khăn trong nước. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đối với chính quyền Barack Obama phải “Xoay trục về châu Á”. Tổng thống Obama chú trọng ưu tiên vào những thỏa thuận thương mại với các nước. Để tăng cường sự can dự và vai trò ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã thúc đẩy quan hệ hữu nghị với tất cả các nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Trong đó, TPP là minh chứng rõ nét cho vai trò của Mỹ về kinh tế đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở Đông Bắc Á, Mỹ cũng cố quan hệ với các nước đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, và quan hệ mềm dẽo với Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc không còn công khai bày tỏ hoài nghi về những cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ đối với họ. Đặc biệt, Nhật Bản là thành viên của TPP cũng là một nhân tố quan trọng để củng cố thêm nữa vai trò của Mỹ với đồng minh truyền thống này. Ở Đông Nam Á, Tổng thống Obama cũng tìm cách gia tăng sự ảnh hưởng đối các nước Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á cũng cần có một “chỗ dựa” tin cập để đối phó với những “hành động leo thang” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama thực hiện đường lối thiên về hướng một nhà kiến tạo hòa bình hơn là đồng minh thực thụ với ASEAN. Mỹ và ASEAN dường như chưa tìm thấy sự thật tâm của nhau. Nhưng dù sao, việc các nước Việt Nam, Brunei, Malaysia tham gia TPP và Thái Lan cũng đang muốn gia nhập vào TPP cũng sẽ làm CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC VỀ CHÂU Á” CỦA MỸ THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 34 cho vai trò của Mỹ ở đây tăng lên. Đó cũng có thể xem là một thành công trong chính sách “Xoay trục về châu Á” của tổng thống Barack Obama. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asia in U.S. Foreign and National Security Policy in the Next Millennium, Address by U.S. Representative Doug Bereuter, 02/02/2000. 2. Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (đồng cb, 2012), uan hệ uốc t th i hiện đ i – nh ng v n đề m i đ t ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi l n chi n lược toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Vũ Văn Hà (2008), Cục diện Châu Á Thái Bính Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Vũ Lê Thái Hoàng (2012), “Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái bình dương và học thuyết Obama”, Tạp chí nghiên cứu quốc tê, số 1 (88), 3/2012. 6. Vũ Hoàng (2015), Mỹ - Ấn tăng hợp tác, Trung Quốc thêm lo âu, nguồn: tich/my-an-tang-hop-tac-trung-quoc-them-lo- au-3139955.html. 7. Hoàng Minh Hằng (2015), An ninh Đông Bắc Á trư c sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng can dự châu Á của Hoa Kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Bùi Quốc Khánh (2-8-2013), Mỹ trở l i Thái Bình Dương: Một chính sách, hai cách gọi, Nguồn: my-tro-lai-thai-binh-duong--mot-chinh-sach-- hai-cach-goi.html. 9. Thùy Linh (14-10-2013), To n c nh nợ công Mỹ. Nguồn: 10. Mayang A. ahawestri (2010), “Obama’s Foreign Policy in Asia: More Continuity than Change”, Security Challenges, Vol. 6, No. 1 (Autumn 2010). 11. Mô t các lĩnh vực đ m phán chính của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương,, Nguồn: ve-hiep-dinh-doi-tac-xuyen-thai-binh-duong- tpp-tai-hoi-nghi-cap-cao-apec-19. Truy cập ngày 8-3-2015. 12. Susan E. ice (2013), “America’s Future in Asia”, Remarks As Prepared for Delivery by National Security Advisor at Georgetown University, Gaston Hall, Washington, D.C. Wednesday November 20, 2013. office/2013/11/21/remarks-prepared-delivery- national-security-advisor-susan-e-rice. 13. Lê Khương Thùy, “Sự điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của chính quyền B. Obama”, T p chí Châu Mỹ ngày nay, số 12 (2010). 14. Tổng thống Obama công du 3 nư c Đông Nam Á, Nguồn: 6c50/tong-thong-obama-cong-du-3-nuoc- dong-nam-a.htm. 15. Tuyên bố chung của Bộ trưởng v Trưởng các đo n đ m phán TPP sau Hội nghị Bộ trưởng t i Sydney tháng 10-2014, Nguồn: cua-bo-truong-va-truong-cac-doan-dam-phan- tpp-sau-hoi-nghi-bo-truong-tai-sydney. Truy cập ngày 8-3-2015. 16. Ủy ban Thương m i quốc t Hoa Kỳ (USITC) công bố Báo cáo nhằm dự đoán tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguồn thuong-mai-quoc-te-hoa-ky-usitc-cong-bo- bao-cao-nham-du-doan-tac-dong-cua-hiep- dinh-doi-t. 17. Vnexpress (18-8-2012), ợ nư c ngo i của Mỹ cao k lục. Nguồn Ngày nhận bài: 26/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_3269_2215115.pdf
Tài liệu liên quan