Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến tăng trưởng kinh tế, khuyến nghị cho Việt Nam

Tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến tăng trưởng kinh tế, khuyến nghị cho Việt Nam: 1Chính sách tỷ giá hối đoái ... Kinh tế CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ, KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Trần Vĕn Biên* TÓM TẮT Tĕng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong những nĕm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tĕng trưởng kinh tế. Có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến tĕng trưởng kinh tế không phải là chủ đề mới trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra khá nhiều các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tĕng trưởng kinh tế của các quốc gia. Qua bài viết này, bằng phương pháp định lượng tác giả nghiên cứu cùng với 5 yếu tố thì, tác động của tỷ giá hối đoái đến tĕng trưởng kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam. Từ khóa: tĕng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, Việt Nam EX...

pdf15 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến tăng trưởng kinh tế, khuyến nghị cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chính sách tỷ giá hối đoái ... Kinh tế CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ, KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Trần Vĕn Biên* TÓM TẮT Tĕng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong những nĕm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tĕng trưởng kinh tế. Có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến tĕng trưởng kinh tế không phải là chủ đề mới trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra khá nhiều các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tĕng trưởng kinh tế của các quốc gia. Qua bài viết này, bằng phương pháp định lượng tác giả nghiên cứu cùng với 5 yếu tố thì, tác động của tỷ giá hối đoái đến tĕng trưởng kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam. Từ khóa: tĕng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, Việt Nam EXCHANGE RATE POLICY IMPACT ON ECONOMIC GROWTH, RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM ABSTRACT Economic growth plays an important role in any country, especially in developing countries. In recent years, many researchers have focused on the relationship between exchange rates and economic growth. It can be seen that the area of study on the impact of exchange rates on economic growth is not a new topic in the world. Recent studies have given a number of different views on the relationship between exchange rates and economic growth of nations. Using this paper, the impact of exchange rates on economic growth is also an important factor in quantifying the authors’ contributions. Thereby, the author makes a number of recommendations to Vietnam. Key words: economic growth, exchange rate, Vietnam * ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. NCS.Trường ĐH. Ngân hang Tp. HCM. ĐT: 0914678759. Email: dtvbien@gmail.com 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế và cũng là một trong những công cụ chính sách tiền tệ của Nhà nước trong quản lý và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Cho đến nay, 2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đã có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra các khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái như: Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Theo nhà kinh tế học Paul Anthony Samuelson thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi lấy tiền của một nước khác. Đồng quan điểm với Paul Anthony Samuelson, nhà kinh tế học Ralph Slatyer định nghĩa tỷ giá là một đồng tiền của một quốc gia nào đó bằng giá trị của một số lượng tiền của một quốc gia khác. 1.2. Lý thuyết về tĕng trưởng kinh tế Ngân hàng thế giới định nghĩa tĕng trưởng kinh tế là: sự thay đổi hay mở rộng về số lượng trong nền kinh tế của một đất nước. Tĕng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng tỷ lệ tĕng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một nĕm. Tĕng trưởng kinh tế có hai hình thức: thứ nhất là tĕng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng nhiều tài nguyên hơn như vật chất, lao động, vốn tự nhiên; thứ hai là tĕng trưởng theo chiều sâu bằng cách sử dụng lượng tài nguyên hiệu quả hơn. Theo hình thức thứ nhất, nếu tĕng trưởng kinh tế dựa vào tĕng lao động thì do lao động tĕng cao nên việc này sẽ không làm tĕng thu nhập bình quân đầu người; tĕng sử dụng tài nguyên thì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Nhưng nếu tĕng trưởng kinh tế theo hình thức thứ hai, nghĩa là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực như vốn, lao động thì kết quả thu nhập trung bình trên đầu người sẽ tĕng lên đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân. Tóm lại, tĕng trưởng kinh tế là sự tĕng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tĕng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc để phản ánh tốc độ tĕng lên của một nền kinh tế. 2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ Theo các nghiên cứu về tĕng trưởng kinh tế thì các nhân tố ảnh hưởng đến tĕng trưởng kinh tế thông thường nói tới 5 nhân tố chủ yếu: vốn (K), lao động (L), tài nguyên đất đai (R), công nghệ kỹ thuật (T) và nĕng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Trong đó: 2.1. Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tĕng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô được xét vốn vật chất chứ không phải là dưới dạng tiền (giá trị). Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc Ở các nước đang phát triển thì tĕng trưởng thường theo chiều rộng, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tĕng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. 2.2. Lao động (L): trước đây, thường chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng dân số, nguồn lao động của mỗi quốc gia có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động. Tuy nhiên, những mô hình tĕng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến cả khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là kỹ nĕng, sáng kiến và phương pháp mới của lao động. Xét yếu tố lao động theo hai nội dung đó có 3Chính sách tỷ giá hối đoái ... ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của lao động trong tĕng trưởng kinh tế. Hiện nay, tĕng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển xét theo yếu tố lao động được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động hơn là đóng góp của chất lượng lao động. 2.3. Tài nguyên (R): yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không khí, rừng và biển được chia ra làm hai loại: tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Tài nguyên là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất trong tĕng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế nghèo tài nguyên nhưng được sử dụng hiệu quả thì tĕng trưởng kinh tế vẫn tốt hơn nước giàu tài nguyên. 2.4. Khoa học công nghệ (T): được coi là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tĕng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ ở hai góc độ: thứ nhất, khoa học công nghệ là những thành tựu khoa học, những nguyên lý thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, khoa học công nghệ là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. 2.5. Nĕng suất nhân tố tổng hợp (TFP): thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ kỹ thuật hay các tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tĕng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư của tĕng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động. TFP được là yếu tố chất lượng của tĕng trưởng hay tĕng trưởng theo chiều sâu. Ngày nay, tác động của thể chế, chính sách mở cửa, hội nhập hay phát triển của vốn nhân lực đã giúp cho các nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu thế giới, tạo nên sự rượt đuổi dựa trên nĕng suất và sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tĕng trưởng nhanh của các nước trên thế giới. 3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ 3.1. Nghiên cứu của Ofair Razin và Susan M.Collins (1997) Ofair Razin và Susan M.Collins(1997) đã nghiên cứu về tỷ giá hổi đoái thực và tĕng trưởng nhằm xây dựng một chỉ số để đo lường mức độ định giá sai lệch của tỷ giá hiệu lực. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để đưa ra kết quả về việc đánh giá cao hoặc thấp đồng nội tệ dựa vào mô hình IS-LM. Đồng thời xem xét mối tương quan giữa tỷ giá và tĕng trưởng ở những quốc gia đã và đang phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra được một mối liên hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hiệu lực và tốc độ tĕng trưởng của một quốc gia. Tỷ giá hiệu lực của một quốc gia có thể được định giá cao hơn hay thấp hơn một tỷ giá lý tưởng nào đó. Tỷ giá hiệu lực được coi là bị định giá sai lệch khi nó lệch khỏi tỷ giá cân bằng. Tỷ giá cân bằng được hiểu là tỷ giá mà ở đó nền kinh tế đồng thời đạt được trạng trái cân bằng về sản xuất trong nước cũng như ngoại thương và nợ nước ngoài. Và việc đo lường mức độ sai lệch này sẽ giúp giải thích cho tốc độ tĕng trưởng của nền kinh tế. Việc định giá cao đồng nội tệ được xem là rào cản trong khi việc phá giá nội tệ lại được xem là một chính sách nhằm kích thích nền kinh tế tĕng trưởng. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế. Bằng 4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phương pháp hồi quy, tác giả thấy rằng giữa việc định giá cao đồng nội tệ và tĕng trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ ngược chiều nhau. Cụ thể là tỷ giá định giá cao 10% sẽ làm giảm tốc độ tĕng trưởng kinh tế 0.6%. Và ngược lại việc định giá thấp tỷ giá ở một mức độ phù hợp sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế tĕng trưởng. 3.2. Nghiên cứu của Barry Eichengreen (2008) Nghiên cứu này về tỷ giá hối đoái thực và tĕng trưởng kinh tế đã chỉ ra vai trò quan trọng của tỷ giá đối với tĕng trưởng kinh tế cũng như sự cần thiết phải quản lý tỷ giá. Tác giả bài nghiên cứu cho rằng sử dụng công cụ tỷ giá hiệu lực sẽ thúc đẩy nguồn lực chảy vào khu vực sản xuất, từ đó làm gia tĕng thu nhập quốc gia và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển theo. Kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và bây giờ là Trung Quốc đã cho thấy rõ điều đó. Tuy nhiên, công cụ tỷ giá cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những lợi ích đạt được thì cũng có một số những tác động tiêu cực khác. Đặc biệt là nếu một quốc gia theo đuổi chế độ định giá thấp nội tệ một cách quá đáng và trong một thời gian dài nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả xấu bên cạnh những lợi ích về ngoại thương mà quốc gia đó đạt được. Điển hình của việc định giá thấp nội tệ sẽ gây nên tình trạng cĕng thẳng trong quan hệ của quốc gia đó với các nước trên thế giới có quan hệ ngoại thương. Đồng thời dẫn đến dự trữ ngoại tệ tĕng đáng kể, lạm phát cũng gia tĕng. Vì vậy, vấn đề ở đây là chính phủ cần xây dựng một che độ tỷ giá mang tính ổn định và cạnh tranh nhất nhằm giúp nền kinh tế tĕng trưởng.Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của việc biến động tỷ giásẽ ảnh hưởng xấu đến ngoại thương và đầu tư - là những kênh cần thiết cho sự tĕng trưởng. Đặc biệt những cuộc khủng hoảng tiền tệ sẽ tác động mạnh mẽ đến tỷ giá và qua đó ảnh hưởng đến tĕng trưởng kinh tế. Với số liệu được lấy từ nĕm 1991-2005, tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ nghịch biến giữa tốc độ tĕng trưởng và độ biến động tỷ giá hiệu lực.Trong cả ba trường hợp trênđều cho thấy độ biến động càng lớn thì đường tĕng trưởng càng có xu hướng dốc xuống và những nước càng kém phát triển thì độ biến động tỷ giá hiệu lực càng lớn hơn so với các nước khác. 3.3. Nghiên cứu của Dani Rodrik (2008) Dani Rodrik (2008)đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế ở một số quốc gia điển hình: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Uganda, Tanzania, và Mexico. Tác giả nghiên cứu này đã đưa ra cách tính toán tỷ giá hiệu lực. Tuy nhiên trong dài hạn, những hàng hóa phi ngoại thương ở những nước nghèo hơn thì luôn rẻ hơn nên tỷ giá hiệu lực cần điều chỉnh theo hiệu ứng Balassa-Samuelson. Theo đó, tỷ giá hiệu lực sẽ được hồi quy theo GDP bình quân đầu người. Và từ đó tác giả tính toán chỉ số định giá theo thời gian. Kết quả mà Dani Rodrik tìm được là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa tỷ giá và thu nhập bình quân đầu người mang dấu âm (-0.24). Tức là khi thu nhập tĕng lên 10% thì tỷ giá sẽ bị định giá cao 2.4%, điều này là đúng theo lý thuyết Balassa Samuelson mà ông đã trình bày. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế. Tác giả giải thích cho quá trình tĕng trưởng thần kỳ ở những nước đang phát triển 5Chính sách tỷ giá hối đoái ... là dựa vào ngoại thương. Hai lý do được đưa ra cho sự phát triển không cân đối giữa nhóm ngành ngoại thương và phi ngoại thương ở những nước này bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của chính phủvà từ những thất bại của thị trường không hoàn hảo.Cuối cùng, bài nghiên cứu trình bày một mô hình đơn giản về mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế 3.4. Các mô hình nghiên cứu Trong rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế, thì tốc độ tĕng trưởng GDP và tỷ giá hiệu lực là hai biến được lựa chọn chủ yếu. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn sử dụng mô hình của Dani Rodrik (2008). Mô hình đã giải thích được mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu lực và tĕng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới (dưới 6.000 USD/ người/nĕm). Quá trình tác động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đến tốc độ tĕng trưởng kinh tế này được Dani Rodrik giải thích qua sự phát triển thần kỳ của ngoại thương ở những nước đang phát triển, mô hình có dạng: Git = α+ βlnGDPC(it-1) + δlnUNDERVALit +i+ft+uit (1) Trong đó: Git: tốc độ tĕng trưởng GDP của quốc gia thứ i ở nĕm t GDPCit-1: thu nhập bình quân đầu người của quốc gia thứ i kỳ (t -1). Theo Robert J.Barro (1991), con người được xem là chìa khóa cốt lõi đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới, hay, ý tưởng mới giúp khoa học ngày càng phát triển. Vì vậy, ở những quốc gia mà con người được chú trọng, thu nhập được cải thiện thì đây được xem là tiền đề giúp nền kinh tế tĕng trưởng nhanh hơn sau đó. Đây cũng là nguyên lý được các nhà nghiên cứu về tĕng trưởng kinh tế ứng dụng sau này, trong đó có Dani Rodrik. Theo ông, yếu tố con người hay thu nhập bình quân đầu người đóng vai trò đặc biệt trong hầu hết mô hình tĕng trưởng kinh tế. ft: yếu tố cố định của từng giai đoạn thời gian fi: yếu tố cố định của từng quốc gia UNDERVALit: Chỉ số định giá, được xác định thông qua hàm: lnUNDERVALit= ln REERit- lnit (2) Trong đó: REERit: tỷ giá hiệu lực đa phương của quốc gia i ở nĕm thứ t it: giá trị dự báo của tỷ giá hiệu lực đa phương của mô hình: ln REERit= α + β ln GDPCit + ft + (3) Mô hình (3) của Balassa Samuelson (1964) giải thích cho sự biến động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong dài hạn. Balassa Samuelson cho rằng không tồn tại ngang giá sức mua trong dài hạn, hay nói cách khác tỷ giá thực hiệu lực trong dài hạn sẽ thay đổi. Lý thuyết ngang giá sức mua cổ điển giả định rằng tất cả các loại hàng hóa đều có khả nĕng trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia trên thế giới. Nhưng trên thực tế hàng hóa trong nền kinh tế lại được phân thành 2 loại là hàng hóa có thể trao đổi và hàng hóa không trao đổi được trên thế giới. Khi giá cả của hàng hóa có thể trao đổi được thay đổi thì tỷ giá danh nghĩa cũng thay đổi để phù hợptheo lý thuyết ngang giá sức mua. Tuy nhiên tỷ giá danh nghĩa lại không phản ánh được sự thay đổi giá cả của những hàng hóa không trao đổi được, vì vậy cũng không phản ánh được sự thay đổi giá cả tương đối giữa hai rổ hàng hóa ở hai quốc gia. 6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Mô hình Balassa Samuelson giả định rằng tĕng trưởng của một quốc gia chủ yếu dựa vào sự gia tĕng nĕngsuất lao độngở khuvực sản xuất hiện đại.Trong khi đó, nĕng suất lao động ở khu vực sản xuất truyền thống và dịch vụ lại ít thay đổi. Ta giả định rằng nguồn nhân lực chỉ có thể dịch chuyển qua lại giữa các lĩnh vực kinh tế mà không có khả nĕng dịch chuyển trên phạm vi thế giới. Vì vậy, khi nĕng suất lao động gia tĕng trong lĩnh vực sản xuất hiện đại thì mức lương ở lĩnh vực này cũng gia tĕng, và để giữ cân bằng thì mức lương ở lĩnh vực truyền thống và dịch vụ cũng gia tĕng theo. Như vậy, ở những nước phát triển có nền khoa học công nghệ tiên tiến, nền sản xuất hiện đại, sản xuất truyền thống và dịch vụ cũng phát triển thì mức lương ở lĩnh vực sản xuất truyền thống và dịch vụ cũng cao hơn những nước đang phát triển. Hay nói cách khác, mức sống của người dân (thu nhập bình quân đầu người) ở những nước này cũng cao hơn. Do đó, nếu tính chung trong rổ hàng hóa của một quốc gia, thì những nước phát triển sẽ có mặt bằng giá cả cao hơn những nước đang phát triển hay nói cách khác tỷ giá ở những nước phát triển có khuynh hướng được định giá cao hơn. Vì vậy,để có ý nghĩatrong dàihạn,Dani Rodrik đãđiềuchỉnhtỷgiáhiệulực theohiệu ứng Balassa Samuelson bằng cách hồi quy theo biến thu nhập bình quân đầu người (GDPC). Trong công thức này, theo lý thuyết Balassa Samuelson mà Giáo sư Dani Rodrik đã giải thích thì (2) được kỳ vọng mang dấu âm, tức là ở những nước càng giàu thì tỷ giá càng có xu hướng được định giá cao hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, tác giả kỳ vọng (2) có thể mang dấu dương, vì nước ta vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, thu nhập càng cao thì tỷ giá càng tĕng, tức là nội tệ càng được định giá thấp. 3.5. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp về các biến trong mô hình nghiên cứu được tác giả thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, cụ thể: G: tốc độ tĕng trưởng GDP của 5 quốc gia trong giai đoạn 1985-2015 được lấy từ công bố chính thức của Worldbank: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philipine; Malaysia GDPCit-1: thu nhập bình quân đầu người của 5 quốc gia trong giai đoạn 1985-2015 được lấy từ công bố chính thức của Worldbank REERit: tỷ giá hiệu lực đa phương của 5 quốc gia trong giai đoạn 1985-2015 được lấy từ công bố chính thức của Worldbank Theo nguyên tắc kinh nghiệm, kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mô hình nghiên cứu thực nghiệm bao gồm 5 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 25 quan sát. Với dữ liệu bảng bao gồm 5 quốc gia được thu thập theo nĕm từ 1985-2015, như vậy mẫu nghiên cứu bao gồm 150 quan sát và đáp ứng yêu cầu về độ phù hợp. 3.5.1. Phương pháp ước lượng Mô hình nghiên cứu (1) đươc tác giả đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đến tốc độ tĕng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới. Tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng như tác động cố định (Fixed Effects), tác động ngẫu nhiên (Random Effects), ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm xây dựng mô hình đo lường tác động của tỷ giá thực hiệu lực đa phương đến tốc độ tĕng trưởng bằng phần mềm Stata với dữ liệu bảng (Panel Data). Mô hình (1) được ước lượng bằng các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Cụ thể: 7Chính sách tỷ giá hối đoái ... Trên dữ liệu bảng, xét mô hình có dạng yit = B1+ B2 Xit + aZit+ uit Trong đó: Z là biến đại diện cho đặc điểm riêng (ở đây ta xét đặc điểm riêng của quốc gia thứ i). Tùy vào việc xem xét tác động của đặt điểm riêng Zi lên mô hình sẽ hình thành các mô hình khác nhau trên dữ liệu bảng. - Tác động không tính toán được và là ngẫu nhiên thì ta sử dụng, mô hình Random effects. - Ngược lại, tác động tính toán được, xác định thì ta sử dụng mô hình Fixed effects. 3.5.2. Mô hình tác động cố định (Fixed effects- FEM). Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, Fixed effects phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Mô hình ước lượng sử dụng Yit = Ci +BXit + uit Trong đó - Yit: biến phụ thuộc với i: quốc gia thứ i, t: thời gian (quý mấy). - Xit: biến độc lập - Ci : hệ số chặn cho từng thực thể quan sát - B : hệ số góc - Uit : phần dư Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn C để phân biệt hệ số chặn của từng quốc gia khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng quốc gia hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của quốc gia. 3.5.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (random effects - REM) Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể.Nếu sự biến động giữa các thực thể có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới. Ý tưởng cơ bản của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mô hình: Yit = Ci + BXit + uit Thay vì trong mô hình FEM, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau: Ci = C+ εi với (i=1,2,3...n) εit là sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai không đổi Thay vào mô hình ta có: Yit = C + BXit + uit+εi Hay Yit = C + BXit + wit với wit= εi + uit εi: Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng quốc gia). uit : Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo quốc gia. Nhìn chung mô hình random effects hay 8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ixed effects tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa và biến giải thích X. Nếu giả định rằng không tương quan thì mô hình Fixed effects phù hợp hơn và ngược lại. Kiểm định Hausman là một trong những phương pháp để lựa chọn giữa random effects hay ixed effects. 3.5.4. So sánh giữa mô hình random effects hay Fixed effects Sử dụng kiểm định Hausman: Ho : Cov (Xit, ui) = 0 ( random effects) H1: Cov (Xit, ui) ≠ 0 ( ixed effects) - Nếu p-value < α thì bác bỏ giả thuyết H0. - Nếu p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0. 3.5.5. Các kiểm định cần thiết - Kiểm định Wald được dùng để kiểm định phương sai thay đổi qua các thực thể. H0: Phương sai qua các thực thể là không đổi. Với p-value > 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận. - Kiểm định Wooldridge được dùng để kiểm định tự tương quan trong dữ liệu bảng. H0: Không có hiện tương tự tương quan. Với p-value > 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận. - Nếu mô hình được chọn có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng này. 3.5.6. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực đa phương tới tốc độ tĕng trưởng kinh tế của 5 quốc gia Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Để ước lượng mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng Fixed effects và Random effects. Kiểm định hausman cho thấy mô hình được ước lượng theo phương pháp ixed effects phù hợp hơn phương pháp Random effects. Tuy nhiên hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan đã xảy ra trong mô hình ước lượng bằng phương pháp Fixed effects.Nhóm tác giả khắc phục hiện tượng này bằng phương pháp Prais-Winsten (PCSE). Mô hình cuối cùng cho thấy tỷ giá hiệu lực đa phương (ln UNDERVALit) gia tĕng 1% sẽ có tác động tích cực làm tốc độ tĕng trưởng kinh tế của 5 quốc gia tĕng 2,09%. Việt Nam là một quốc gia được chọn trong mẫu nghiên cứu do đó cĕn cứ vào kết quả nghiên cứu định lượng có thể thấy sự gia tĕng trong tỷ giá hiệu lực đa phương sẽ làm cho tốc độ tĕng trưởng kinh tế ở Việt Nam tĕng theo. 4. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 4.1. Đánh giá chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam Chính sách tỷ giá của Việt Nam là VND neo cứng theo USD nhưng điều chỉnh theo biên độ. Hàng ngày NHNN sẽ ban hành tỷ giá và điều chỉnh biên độ khi cần thiết. Thứ nhất, với cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành thì đặt câu hỏi: tỷ giá có hỗ trợ cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hay không? Câu trả lời, chỉ có lợi cho các mặt hàng xuất khẩu mà hàm lượng nhập khẩu thấp.Còn rất tiêu cực cho hoạt động nhập khẩu và nhập khẩu phục vụ nhóm hàng xuất khẩu sau đó (phần lớn, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam đều có hàm lượng nhập khẩu 9Chính sách tỷ giá hối đoái ... rất cao). Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán và áp lực lạm phát trong nước. Hơn nữa, nước ta cần có chính sách bền vũng để nâng cao lợi thế so sánh hàng xuất khẩu như xác định mặt hàng có lợi thế so sánh, còn những mặt hàng không có lợi thế so sánh thì cần nhập khẩu thỏa mãn nhu cầu nội địa. Chứ chúng ta dùng công cụ tỷ giá để can thiệp giá hàng xuất chỉ giải quyết được phần ngọn chứ cĕn nguyên của giá nằm ở chi phí sản xuất và lợi thế thương mại. Thứ hai, lạm phát, cán cân thanh toán và chính sách tỷ giá Việt Nam là vấn đề đã được trình bày khá nhiều ở các hội thảo chuyên ngành. Việt Nam đang cố gắng và chỉ chĕm lo dùng công cụ tỷ giá để điều chỉnh lạm phát Trong khi đó, lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là sơ đồ dẫn truyền lạm phát. Nguồn: Word Bank Qua đó, tỷ giá chỉ là một trong những công cụ điều chỉnh lạm phát, nên chĕng nước ta ưu tiên các công cụ khác ngoài tỷ giá để kiểm soát lạm phát.Lạm phát ở Việt Nam là do yếu tố tiền tệ do chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường (doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích cụ thể như sau:Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tĕng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan), nhưng cĕn nguyên của lạm phát chính là yếu tố tiền tệ. Thứ ba, với cơ chế neo tỷ giá cứng của chúng ta, trong khi USD ngày một mạnh lên thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm cho VND mạnh hơn, và điều đó tạo ra chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phát biểu “Tỷ giá của chúng ta thấp vì đang theo chính sách đồng tiền mạnh. Ngoài thị trường, giá trị của tiền đồng đâu đó vào khoảng 40.000 VND/USD, trong khi NHNN niêm yết ở mức 22.106 đồng. Nếu giá rẻ như vậy, những kẻ đầu cơ tha hồ kiếm hời, ĕn ngay trên sống lưng của NHNN”. Thứ tư, Với chính sách neo tỷ giá làm VND lên giá đồng nghĩa giảm nĕng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thương mại quốc tế và hệ quả là thâm hụt thương mại càng lớn.Bên cạnh đó, làm nguồn lực nền kinh tế không được phân bổ một cách hiệu quả mà còn gây khó khĕn và bất ổn cho các hoạt động kinh tế khác. Thứ nĕm,trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay, khi sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và các đồng tiền ngày càng lớn, rất ít quốc gia áp dụng chế độ cố định tỷ giá (nếu có thì chỉ 10 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật là những quốc gia có nền kinh tế đóng cửa như Triều Tiên, hay bị bao vây cấm vận như Cuba). Bởi, neo cứng tỷ giá trong bối cảnh các đồng ngoại tệ mạnh có biến động lớn sẽ khiến tỷ giá bị neo cứng, một mặt, không phản ánh giá trị thực tế của đồng nội tệ.Mặt khác, gây bất lợi cho chính quốc gia đó trong quan hệ kinh tế - thương mại với các quốc gia khác khi đồng nội tệ bị neo giá quá cao so với giá trị thực của nó sẽ kìm hãm xuất khẩu, kích thích nhập khẩu. Neo cứng tỷ giá còn tạo ra chênh lệch rất lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen, dẫn đến làm bùng phát các hoạt động đầu cơ ngoại tệ, gây khó khĕn trong công tác quản lý ngoại hối. Trên thế giới hiện đang tồn tại nhiều loại chế độ điều hành tỷ giá khác nhau, song có thể quy về 3 dạng chính sau: Một là, chính sách cố định tỷ giá hay neo cứng tỷ giá (ixed hay hard pegged).Các quốc gia áp dụng chính sách này thường duy trì một tỷ giá cố định trong một khoảng thời gian tương đối dài (chẳng hạn trong 1 nĕm) không phụ thuộc vào sự biến động của các ngoại tệ mạnh trên thị trường ngoại hối thế giới.Tác dụng của chế độ neo cứng tỷ giá là giúp duy trì được sự ổn định của đồng nội tệ và thị trường tiền tệ trong nước. Hai là, thả nổi tỷ giá (loat). Các quốc gia áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá cho phép tỷ giá được dao động hoàn toàn theo cung – cầu và quan hệ mua – bán giữa đồng nội tệ với các đồng tiền khác (đặc biệt là các ngoại tệ mạnh) trên thị trường ngoại hối thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước phát triển có nền kinh tế thị trường đều áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá.Mặc dù về lý thuyết thì như vậy, nhưng thực tế rất ít nước (ngay cả những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển) cho phép thả nổi tỷ giá hoàn toàn (free loat).Trong một số trường hợp đặc biệt, khi tỷ giá biến động quá lớn (lên hoặc xuống quá mạnh) gây bất lợi cho nền kinh tế, thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệp (bằng cách bán ra hoặc mua vào ngoại tệ) nhằm giữ cho tỷ giá không dao động quá lớn. Điều đó có nghĩa là điều tiết tỷ giá, nhưng bằng chính các công cụ tác động vào cung – cầu theo quy luật thị trường. Tuy nhiên, khả nĕng can thiệp cũng như hiệu quả của sự can thiệp phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực của ngân hàng trung ương (lượng dự trữ ngoại hối nắm giữ) cũng như trình độ xử lý (thời điểm can thiệp và lượng ngoại hối sử dụng để can thiệp có thích hợp). Ba là, neo tỷ giá có điều chỉnh (soft pegged hay pegged loat).Chế độ này thực chất là sự lai ghép giữa 2 chế độ neo cứng và thả nổi.Các quốc gia áp dụng chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh thường neo tỷ giá ở một giá trị, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động hàng ngày trong một biên độ nhất định (ví dụ ±3%). Khi thị trường ngoại hối thế giới có biến động lớn và kéo dài, ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc để điều chỉnh tỷ giá. Có khá nhiều nước trên thế giới hiện áp dụng chế độ tỷ giá này (trong đó có Việt Nam). 4.2. Kiến nghị Để việc thực thi chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh đạt được hiệu quả tốt hơn, đề xuất một số kiến nghị sau: 4.2.1. Neo tỷ giá hối đoái vào một rổ tiền tệ Khái niệm neo vào một rổ tiền tệ được hiểu là một nền kinh tế sẽ neo đồng tiền của mình theo nhiều đồng tiền của những nước có quan hệ ngoại thương với giá trị lớn. Khi đó, tỷ giá hối đoái hiệu lực sẽ được xác định dựa vào nhiều đồng tiền thay vì chỉ một đồng ngoại tệ. Khái niệm này đã được nhắc đến rất nhiều trong các bài báo cũng như bài bình 11 Chính sách tỷ giá hối đoái ... luận của các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay thì chúng ta đều thấy đồng VND vẫn neo vào đồng USD là chủ yếu, Nhà nước cũng cĕn cứ vào biến động của USD trên thị trường để đánh giá và quản lý tỷ giá, và hầu như các doanh nghiệp, người dân trong nước vẫn xem USD là đồng tiền cần dự trữ và phương tiện thanh toán chính trong các hoạt động ngoại thương. Có một thực tế USD là đồng tiền có vai trò quan trọng hàng đầu trên thị trường thế giới, đồng thời phần lớn các giao dịch xuất - nhập khẩu của Việt Nam với nhiều quốc gia khác nhau được thực hiện bằng USD. Song, nếu theo giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu sau thị trường Mỹ chúng ta vẫn có khối lượng giao dịch đáng kể bằng các đồng tiền khác, chẳng hạn bằng Euro với EU và bằng Yen với Nhật Bản (hai thị trường này hiện chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam) và Nhân Dân Tệ với Trung Quốc. Ngoài ra, vay nợ bằng Euro và Yen cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ nước ngoài. Ngay cả USD là đồng tiền chuyển đổi cũng được neo theo rổ tiền tệ gồm: EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK. Do đó, Việt Nam có thể sử dụng một số đồng tiền mạnh, đồng tiền của các đối tác ngoại thương lớn để chọn vào rổ tiền tệ của mình. Điển hình là đồng USD (đôla Mỹ), JPY (Yên Nhật), CHF( Franc Thụy Sĩ), NDT (nhân dân tệ), SGD (đôla Singapore), AUD (đôla Úc). Trong bối cảnh của thế giới và trong nước hiện nay, thì việc sử dụng khái niệm rổ tiền tệ trong nền kinh tế là việc nên làm và cần làm ngay lúc này, bởi các lý do sau: Thứ nhất, xét theo quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ thì tổng giá trị ngoại thương nĕm 2015 chỉ đạt 11%, trong khi con số này của Trung Quốc là hơn 17% và Nhật Bản là 11.19%. Như vậy, nếu tính đến các quan hệ ngoại thương, đồng tiền của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều đồng tiền khác ngoài đồng USD. Thứ hai, neo vào một rổ tiền tệ sẽ hạn chế được những rủi ro cho bản thân nền kinh tếvĩ mô cũng như cho doanh nghiệp.Với xu thế hội nhập như hiện nay thì việc tác động qua lại giữa các nền kinh tế trên thế giới là rất lớn. Vì vậy, việc lựa chọn nhiều đồng tiền ngoại tệ mạnh khác vào rổ tiền tệ của mình, Việt Nam sẽ phần nào tránh được những rủi ro từ những cuộc khủng hoảng của Mỹ so với việc neo tỷ giá chỉ theo đồng USD như hiện nay, từ đó phân bổ rủi ro cho nền kinh tế trong nước. Thứ ba, neo vào một rổ tiền tệ sẽ giúp cho Việt Nam đánh giá tỷ giá thực có hiệu lực một cách chính xác hơn dựa vào tỷ giá đa phương với các nước.Tỷ giá hiệu lực phản ánh giá trị của đồng nội tệ với các nước thường xuyên có quan hệ ngoại thương đối với Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng rổ tiền tệ sẽ giúp phản ánh bức tranh tỷ giá hiệu lực chính xác và sát với thực tế nền kinh tế hơn. Thứ tư, neo vào một rổ tiền tệ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm trên thị trường ngoại hối, giúp thị trường này phong phú hơn, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn và sẽ gián tiếp làm phát triển nền kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ tự tìm ra cho mình các hướng đi khác nhau nhằm dự phòng những rủi ro đến từ tỷ giá, chủ động lựa chọn loại ngoại tệ an toàn và can thiết cho các giao dịch của họ. Đây cũng là cách để giảm bớt cĕng thẳng cho chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế Do vậy, nên có công thức neo tỷ giá dựa trên rổ ngoại tệ chủ chốt (USD, Euro, Yen và Nhân dân Tệ, đô la singapore) có tính đến quyền số của mỗi ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu, đầu tư, tín dụng và viện trợ của nước ta. 12 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4.2.2. Phá giá đồng nội tệ ở mức độ vừa phải Việt Nam nên cĕn cứ vào tỷ giá thực hiệu lực để đánh giá nền kinh tế cũng như mức độ phù hợp của tỷ giá. Tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh dựa vào tỷ lệ lạm phát, do đó sẽ phản ánh được sức khỏe của nền kinh tế và mức độ ổn định của kinh tếvĩ mô. Đồng thời, tỷ giá thực hiệu lực cần được đặt trong tương quan với khái niệm rổ tiền tệ, Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD trong biên độ cho phép nhưng cần đặt trong mối quan hệ so sánh với các loại tỷ giá hiệu lực khác trong rổ tiền tệ. Ngoài ra, theo lý thuyết Balassa Samuelson thì tỷ giá hiệu lực còn được điều chỉnh với các loại hàng hóa không trao đổi và hàng hóa trao đổi được giữa hai quốc gia có quan hệ ngoại thương. Theo cách này, tỷ giá hiệu lực vừa đi sát thị trường vừa phản ánh được đầy đủ các yếu tố về giá cả hàng hóa giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, cho dù tỷ giá có được tính theo cách nào đi nữa thì vai trò của Nhà nước trong việc quản lý tỷ giá cũng can được quan tâm. Chính sách tỷ giá phù hợp nhất đối với Việt Nam vẫn là tỷ giá linh hoạt, mềm dẻo theo quan hệ cung cầu có sự quản lý của nhà nước mà chúng ta đang áp dụng. Tuy nhiên, quan niệm về sự quản lý của Nhà nước cần được làm rõ hơn, chính xác và đúng đắn hơn nữa.Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý được nhiều quốc gia lựa chọn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển.Đối với Việt Nam, cần tập trung xây dựng một chế độ tỷ giá linh hoạt nhưng nhằm tiến đến một “tỷ giá mục tiêu”.Tỷ giá này được hiểu là mức độ tỷ giá đáp ứng được từng mục tiêu phát triển của một quốc gia trong từng giai đoạn nhất định.Theo đó, mức độ giảm giá hay tĕng giá của đồng nội tệ sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Một chế độ tỷ giá có xu hướng làm suy yếu đồng nội tệ sẽ có khả nĕng khuyến khích xuất khẩu vì hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn hàng nhập khẩu, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tuy nhiên lại làm tĕng nguy cơ lạm phát. Ngược lại, một chế độ tỷ giá làm tĕng giá đồng nội tệ có khả nĕng làm giảm tỷ lệ lạm phát nhưng lại giảm giá trị xuất khẩu và tĕng tỷ lệ thất nghiệp. Với tính toán của tác giả trong nghiên cứu thực nghiệm, việc giảm giá đồng nội tệ có thể kích thích tĕng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, đó chỉ là những con số dựa trên tính toán từ công thức và kết quả trên thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan cũng như khách quan khác. Đồng thời, không phải lúc nào mục tiêu của chính phủ cũng là tỷ lệ tĕng trưởng cao, ngoài ra còn có các mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát và giảm thiểu áp lực nợ công, từ đó tiến đến mục tiêu tĕng trưởng bền vững. Có rất nhiều nước mới nổi đã lựa chọn chính sách phá giá đồng nội tệ để đạt được các mục tiêu về tĕng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, như Trung Quốc, Hàn Quốc là những điển hình. Nhưng họ cũng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khĕn trong thực tế: như tỷ lệ lạm phát tĕng cao, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay cần áp dụng linh hoạt tỷ giá, kiềm chế lạm phát, kéo theo giảm lãi suất, từ đó tháo gỡ khó khĕn cho doanh nghiệp trong nước phá giá đồng nội tệ ở mức độ vừa phải nhằm khuyến khích xuất khẩu, đồng thời tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện được điều này, Nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng.Tỷ giá sẽ dao động về mức ngang giá trung tâm dưới sự điều tiết của Nhà nước.Tỷ giá có thể lên hoặc xuống nhưng dao động với một biên động thoáng và rộng hơn. Nó chỉ thay đổi 13 Chính sách tỷ giá hối đoái ... khi tỷ giá hiệu lực dài hạn tính trên rổ tiền tệ thay đổi, khi mục tiêu phát triển kinh tế bị tác động, hoặc khi Nhà nước cần điều chỉnh các yếu tố trong bộ ba bất khả thi hoặc khi cần hạ nhiệt thị trường ngoại hối 4.2.3. Kết hợp các chính sách tiền tệ và kiểm soát vốn nhằm kết hợp hài hòa các yếu tố của bộ ba bất khả thi Bộ ba bất khả thi là một lý thuyết mà hầu hết các nước đều quan tâm trong việc lựa chọn chính sách thích hợp trong điều hành nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thì việc mở cửa hội nhập là điều không thể thay đổi, chỉ còn lại hai con đường là ổn định tỷ giá hoặc độc lập tiền tệ Đối với Việt Nam, chúng ta cần ưu tiên chính sách tiền tệ độc lập để tạo ra sự linh hoạt cho Ngân hàng nhà nước (NHNN), vừa tháo gỡ những khó khĕn về mặt hành chính vừa tạo cho NHNN khả nĕng chủ động thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Một chính sách tiền tệ độc lập được hiểu là một quy trình tiến đến độc lập giữa chính phủ và NHNN, giữa NHNN và các NH Thương mại.Mục tiêu của chính sách tiền tệ độc lập là nhằm ổn định giá trị đồng tiền, linh hoạt lãi suất, kiểm soát lạm phát.Khi Việt Nam vẫn chưa đạt được một chính sách tiền tệ độc lập đúng nghĩa, tỷ giá vẫn chịu nhiều tác động bất ngờ từ phía chính phủ, thì vấn đề của bộ ba bất khả thi dường như vẫn chưa được định hình rõ. Bên cạnh những yếu tố về chính sách tiền tệ và tỷ giá, Việt Nam cần kiểm soát lượng vốn chảy vào trong nước một cách khôn ngoan hơn nữa. Chính phủ cần cụ thể hóa ưu tiên cho lĩnh vực nào cần đau tư trước, khu vực nào cần luồng vốn bổ sung cũng như khu vực nào cần cắt bỏ, đầu tư công lãng phí sẽ gây ra dư cung VND làm tỷ giá tĕng, lạm phát khó kiểm soát và làm lệch các mục tiêu phát triển của chính phủ. Vì vậy, chỉ thực sự nên đầu tư vào các dự áncần thiết, phục vụ thiết yếu cho đời sống nhân dân, kiên quyết cắt bỏ các dự án không hiệu quả. Và chính phủ cũng cần minh bạch hơn, rõ ràng hơn trong việc công bố các dự án công, mức đầu tư cụ thể cho từng dự án để tĕng cường sự giám sát trong nhân dân, tránh việc lợi dụng thẩm quyền gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Tóm lại, Việt Nam cần kết hợp hài hòa các yếu tố trong bộ ba bất khả thi, áp dụng linh hoạt cho bối cảnh nền kinh tế trong nước, nhằm đạt được mục tiêu trong trung và dài hạn. 4.2.4. Phát triển thị trường tài chính đặc biệt chú trọng thị trường ngoại hối Một chính sách của chính phủ có khả thi và đạt được các mục tiêu như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Và các chính sách về tỷ giá trên đây chỉ có thể thực hiện được khi Việt Nam có một thị trường tài chính và thị trường ngoại hối đủ minh bạch và mạnh mẽ.Chính sách của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để phát triển thị trường này, ngược lại khi thị trường này vận động ổn định sẽ hỗ trợ cho Nhà nước thực thi nhiều chính sách khác. Trong những nĕm gần đây, các chuyên gia kinh tế đề cập nhiều đến vai trò của dự trự ngoại hối trong nền kinh tế, và nó còn được coi là một bộ phận tác động qua lại với bộ ba bất khả thi.Dự trữ ngoại hối là kết quả của việc thực thi chính sách bộ ba bất khả thi khi chính phủ muốn giữ ổn định tỷ giá hoặc ổn định tiền tệ. Đồng thời dự trữ ngoại hối lại tạo điều kiện cho chính phủ thực hiện chế độ linh hoạt tỷ giá, không bị động trong mọi tình huống rủi ro liên quan đến cán cân thanh toán. 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Khai thông thị trường ngoại hối là việc làm cấp bách, đây cũng là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng về ngoại tệ.Trong bối cảnh áp lực ngoại tệ cuối nĕm đang lên cao thì việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn ngoại tệ là cần thiết. Nhà nước cần cho phép mở thêm các trung tâm giao dịch ngoại tệ bên cạnh việc trao đổi thông qua các Ngân hàng Thương mại, đồng thời kiểm soát và ngĕn chặn mọi hành vi liên quan đến việc đầu cơ, gĕm giữ ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Các công cụ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ nên được sử dụng để điều tiết ngoại tệ cho nền kinh tế.Lãi suất và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thấp được coi là biện pháp nhằm tạo ra cung ngoại tệ cao hơn cho nền kinh tế. Ngược lại, khi nhà nước cần thu bớt ngoại tệ từ nền kinh tế, tĕng dự trữ ngoại hối thì chính sách lãi suất cùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao là một giải pháp toàn vẹn. Tuy nhiên, hai công cụ này chỉ áp dụng khi áp lực tỷ giá vượt qua mức chịu đựng của nền kinh tế (rời xa tỷ giá mục tiêu) và cần được thay đổi có lộ trình để tránh gây sốc cho các ngân hàng cũng như nền kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước nên để cho lãi suất vận động theo quy luật thị trường, tạo nên sự tin tưởng và an tâm của các doanh nghiệp nắm giữ ngoại tệ, hạn chế sự cần thiệp quá mức của “bàn tay” Nhà nước. Một giải pháp không mới nhưng cũng không thể thiếu cho sự phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam, đó là việc nhân rộng và áp dụng triệt để các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn....qua trung gian các NH Thương mại. Tĕng dự trữ ngoại hối bền vững thông qua biện pháp giảm nhập khẩu, tĕng xuất khẩu bằng cách tĕng khả nĕng cạnh tranh của hàng hóa trong nước về chất lượng cũng như giá cả. 4.2.5. Các biện pháp hành chính khác Thứ nhất, tránh đưa ra tuyên bố mức điều chỉnh tối đa của tỷ giá trong nĕm. Việc tuyên bố mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong nĕm có tác dụng tốt là thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì sự ổn định thị trường và sẵn sàng cần thiệp khi cần để đảm bảo sự ổn định đó. Tuyên bố này cũng là định hướng để doanh nghiệp yên tâm lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh nĕm mà không phải lo ngại sự biến động lớn của tỷ giá. Tuy nhiên, việc đưa ra mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong nĕm sẽ gặp bất lợi khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế biến động mạnh.Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015, USD đã lên giá 24%.Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố tỷ giá sẽ được điều chỉnh không quá 2%/nĕm trong nĕm 2014 và 2015. Điều đó đã đẩy Ngân hàng Nhà nước vào thế khó xử.Nếu thực hiện đúng tuyên bố đó để giữ chữ tín với thị trường, thì VND được định giá quá cao, gây bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế (như nêu trên). Còn nếu điều chỉnh tỷ giá vượt quá 2% để đảm bảo phù hợp với diễn biến thực tế thì Ngân hàng Nhà nước lại chịu tiếng là không giữ đúng cam kết của mình, gây mất niềm tin vào những tuyên bố tiếp theo. Thứ hai, không nên để quá lâu không điều chỉnh tỷ giá. Việc USD liên tục tĕng giá trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, khiến khi buộc phải điều chỉnh tỷ giá cho sát thực tế sẽ phải điều chỉnh với biên độ lớn, gây ra cú sốc bất ổn lớn. Do vậy, nên điều chỉnh tỷ giá 15 Chính sách tỷ giá hối đoái ... thường xuyên hơn, song mỗi lần với biên độ điều chỉnh nhỏ để tránh gây sốc thị trường. Thứ ba, NHNN có thể dùng nhiều biện pháp cần thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng đặc biệt là công cụ kỳ hạn hay công cụ phái sinh, kiểm soát BoP tạo ra cơ chế thị trường và không gây áp lực ngoại tệ cho NHNN, đồng thời góp phần tĕng dự trữ quốc gia, từ đó góp phần làm cho VND ngày càng mạnh hơn (vì được bảo đảm bởi dự trữ ngoại tệ)./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đĕng Dờn (2009), “Lý thuyết tài chính tiền tệ”, Nhà xuất bản: Đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Đình Thọ ( 2011 ), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”, NXB Lao động - Xã Hội [3]. Nguyễn Nam (2015a).Hồ sơ thị trường Indonesia. Ban Quan hệ Quốc tế: VCCI. [4]. Nguyễn Nam (2015b). Hồ sơ thị trường Philippines. Ban Quan hệ Quốc tế: VCCI. [5]. Trần Ngọc Thơ (2006), “Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. [6]. Từ Cao Ánh (2008), “Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại song phương của Việt Nam”. [7]. Trần Huy Hoàng (2010), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản: Lao động xã hội. [8]. Akpan, E.O and Atan, J.A (2012) “Effects of exchange rate movement on Economic growth in Nigeria” CBN Journal for applied statistic: 1 – 14. [9]. Barry Eichengreen (2008), “The real exchange rate and Economic growth”, The World Bank [10]. Chen, I.-C., Hill, J.K., Ohlemüller, R., Roy, D.B. & Thomas, C.D. (2011), “Rapid Range Shifts of Species Associated with High Levels of Climate Warming”, Science, 333, pp.1024-1026 [11]. Crosby và Otto (2001), “Growth and real exchange rate – Evidence from eleven countries”, Working papers from Hong Kong Institute for Monetary research. [12]. Dani Rodrik (2008), “The real exchange rate and Economic growth”, John F. Kenedy School of Government Harvard University Cambridge, MA 02138 [13]. Damyana Bakardzhieva, Sami Ben Naceur, Bassem Karmar (2010), “ The impact of capital and Foreign exchange lows on the competitiveness of developing countries”, IMF Working Paper [14]. Gala, P. (2008), “Real exchange Rate Levels and Economic Development : Theoretical Analysis and Empirical Evidence”,Cambridge Journal of Economics, No.32, pp.273-288. [15]. Olugbenga Onafowora (2003), “Exchange rate and trade balance in East Asia: Is there a J-curve?”, Economics Bulletin, Vol.5, No.18, pp.1-13 [16]. Samuelson, P. A., (1964), “Theoretical notes on trade problems”, Review of Economics and Statistics 46 (May): 145-54 [17]. Yunfa Zhu, Adian A. McFarlane (2003), “ Real exchange rate and Economic growth - A theoretical re-examination of Balassa Hypothesis” Website: [18]. www.worldbank.org [19]. www.imf.org [20]. www.sbv.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf35_7313_2136170.pdf