Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama

Tài liệu Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00040 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 99-106 This paper is available online at CHÍNH SÁCH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA Phạm Hoàng Tú Linh Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Dầu khí Tóm tắt. Với việc phân tích chính sách “xoay trục” hướng về Đông Nam Á, tác giả khái quát chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á. Từ những đánh giá này, bài viết sẽ chỉ ra những lợi ích dẫn đến việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Nguyên nhân nào thúc đẩy Mỹ tiến hành tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á? Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á đã tác động tới các nước trong khu vực như thế nào?” Trên cơ sở đó sẽ giúp dự báo được những tác động chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tới Việt Nam trong nhiệm kì II của Tổng thống B. Obama. Từ khóa: Đông Nam Á, Mỹ, chính sách tập hợp lực lượng, Tổng thống B. Obama. 1. Mở đ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00040 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 99-106 This paper is available online at CHÍNH SÁCH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA Phạm Hoàng Tú Linh Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường Đại học Dầu khí Tóm tắt. Với việc phân tích chính sách “xoay trục” hướng về Đông Nam Á, tác giả khái quát chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á. Từ những đánh giá này, bài viết sẽ chỉ ra những lợi ích dẫn đến việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Nguyên nhân nào thúc đẩy Mỹ tiến hành tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á? Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á đã tác động tới các nước trong khu vực như thế nào?” Trên cơ sở đó sẽ giúp dự báo được những tác động chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tới Việt Nam trong nhiệm kì II của Tổng thống B. Obama. Từ khóa: Đông Nam Á, Mỹ, chính sách tập hợp lực lượng, Tổng thống B. Obama. 1. Mở đầu Theo nhà nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới Stephen Walt, tập hợp lực lượng là biện pháp để điều chỉnh tương quan lực lượng, đồng thời thực hiện các mục tiêu chính sách và cuối cùng là bảo đảm các lợi ích quốc gia. Như vậy, Walt đã đề cập đến vấn đề lợi ích quốc gia và so sánh lực lượng khi bàn tới nhu cầu tập hợp lực lượng, cụ thể là trường hợp của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhằm cân bằng với Trung Quốc. Trong nền chính trị quốc tế hiện đại, “tập hợp lực lượng” thể hiện tình trạng liên kết, hợp tác giữa các chủ thể, mà chủ yếu là các nhà nước với nhau. Có hai yếu tố chính tác động tới quá trình tập hợp lực lượng của các quốc gia, đó là lợi ích quốc gia và so sánh lực lượng. Nhận chức vào tháng 01/2009 trong bối cảnh nước Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng do tác động từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ trong các năm 2007, 2008 và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc khác, Tổng thống B. Obama đã có sự điều chỉnh chiến lược chính trị, an ninh và kinh tế khi chuyển trọng tâm chính sách từ Châu Âu, Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương. Là một bộ phận của khu vực mà chính quyền Obama muốn tăng cường can dự, Đông Nam Á nắm giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với các lợi ích về kinh tế, an ninh và tự do hàng hải của Mỹ. Chính vì vậy, thông qua những chuyến thăm cấp cao và các văn kiện hợp tác, chính quyền Obama đã tiến hành các hoạt động tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á nhằm tăng cường thắt chặt các mối quan hệ song phương và giúp cho Washington duy trì được tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng từ các cường quốc khác (đặc biệt là Trung Quốc) ở Đông Nam Á. Ngày nhận bài: 2/1/2015 Ngày nhận đăng: 10/6/2015 Liên hệ: Phạm Hoàng Tú Linh, e-mail: linhphamjeny@gmail.com 99 Phạm Hoàng Tú Linh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở hình thành chính sách Đông Nam Á luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Ở mỗi giai đoạn, chính sách của Mỹ đối với khu vực qua các đời Tổng thống đều có những điều chỉnh và mức độ ưu tiên khác nhau. Nếu như chính quyền G.W.Bush do tập trung quá nhiều thời gian vào chiến lược chống khủng bố nên đã xao nhãng khu vực Đông Nam Á, thì chính quyền B. Obama lại coi khu vực này trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ bởi vai trò, vị thế của khu vực Đông Nam Á ngày các tăng đối với nền chính trị, an ninh và kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI. Dưới thời chính quyền G.W.Bush, mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại Đông Nam Á như sau: (i) ổn định khu vực và cân bằng lực lượng với mục tiêu chiến lược là không cho nước nào vươn lên làm bá chủ tại Đông Nam Á; (ii) không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào; (iii) tự do lưu thông hàng hải; (iv) bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ; (v) ủng hộ đồng minh và các nước bạn bè; (vi) truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng; (vii) không để khu vực trở thành căn cứ địa của bọn khủng bố. Duy trì và phát triển những mục tiêu cơ bản như chính quyền G.W.Bush đã theo đuổi vừa nêu trên, trong nhiệm kì đầu của mình, Tổng thống B. Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát triển chiến lược “tái cân bằng” hay “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương [2]. Với cách tiếp cận mới thông qua “sức mạnh thông minh”, các mục tiêu chính sách của chính quyền Obama đối với Đông Nam Á bao gồm năm nội dung chính: (i) làm mới quan hệ với các nước đồng minh, đối tác đồng thời ngăn chặn các thách thức của thế kỉ XXI; (ii) nâng cao hiệu quả của chính sách đối ngoại trong việc kết hợp lợi ích quốc gia của Mỹ với các nhu cầu chung của thế giới; (iii) tăng cường ngoại giao nhân dân, đặc biệt đối với giới trẻ; (iv) tiếp tục hội nhập với nền kinh tế thế giới trong hài hòa lợi ích giữa các bên; (v) xây dựng vai trò trung gian nhằm hình thành đồng thuận giữa các nước trong đối phó với vấn đề an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu [1]. Như vậy, qua phân tích sự tiếp nối trong mục tiêu chính sách Đông Nam Á giữa chính quyền G.W.Bush và B. Obama, có thể thấy quá trình tập hợp lực lượng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á vẫn tuân theo logic chung là phục vụ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực và với mỗi chính quyền, Mỹ lại có những biện pháp và bước triển khai chính sách khác nhau. Với chiến lược đặt trọng tâm tại khu vực Đông NamÁ, chính quyền B. Obama đã điều chỉnh hàng loạt chính sách, tiến hành mọi biện pháp sử dụng mọi sức mạnh, nguồn lực và chính sách đối ngoại để đạt được các mục tiêu mà mình đã đề ra. Thứ nhất, Mỹ tăng cường hợp tác và nâng cấp quan hệ với ASEAN. Thứ hai, Mỹ can dự tích cực vào vấn đề biển Đông bằng phương pháp hòa bình và đảm bảo tự do hàng hải theo cách tiếp cận đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thứ ba, Mỹ tích cực tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với mục tiêu tăng cường ảnh hưởng ở khu vực thông qua những điều chỉnh chính sách quy mô lớn, đồng thời tăng tính cạnh tranh với Trung Quốc, nước mà Mỹ luôn nhìn nhận là đối thủ chính ở khu vực. 2.2. Chính sách tập hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á dưới thời B. Obama 2.2.1. Tập hợp theo đối tác - Với đồng minh và các đối tác chiến lược 100 Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama Trong quá trình triển khai chính sách đối với Đông Nam Á, Chính quyền Obama tiếp tục đặt quan hệ với các nước đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực lên hàng đầu. Về an ninh-quân sự, hiện Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (USPACOM) đã xây dựng những mối liên hệ chuyên môn sâu với các nước Philippines, Thái Lan và Singapore. “Hàng năm, USPACOM đều có các cuộc tập trận chung với những nước này, chẳng hạn cuộc tập trận Vai kề vai với Philippines và cuộc diễn tập Hổ Mang Vàng với Thái Lan” [3]. Trong năm 2012, Washington và đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc tập trận như cuộc tập trận giữa Mỹ - Philippines, Mỹ - Indonesia tại phía nam biển Đông. Gần đây, từ ngày 11 đến 21/2/2013, tại khu vực Chiềng Mai, Thái Lan đã diễn ra cuộc tập trận “Hổ Mang Vàng 2013” huy động 13.000 quân nhân từ Mỹ và 6 quốc gia Châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan tham gia diễn tập trên bộ, trên biển và trên không, với các nội dung huấn luyện chiến đấu, cứu trợ thiên tai, phản ứng nhanh với các cuộc tấn công hóa học, sinh học, hạt nhân. - Với các đối tác tiềm năng Với Indonesia, Malaysia và Việt Nam, Mỹ cũng đã có các hoạt động tăng cường các mối quan hệ. Indonesia với tư cách là một trong năm “Đối tác toàn diện” của Mỹ bắt đầu tham gia các cuộc tập trận Hổ Mang Vàng với Thái Lan. Cuộc tập trận Garuda Shield vào năm 2013 có sự tham gia của quân đội Indonesia và Mỹ trong các bài diễn tập hòa bình. Mỹ xem quan hệ với Indonesia như một trụ cột cho quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á không chỉ vì Tổng thống B. Obama từng có thời gian sống tại quốc gia này. Là nước Hồi giáo ôn hòa, một cường quốc kinh tế Đông Nam Á, một thành viên của G20, dân số đông thứ 4 thế giới với 250 triệu người và thành viên trụ cột quan trọng của ASEAN, rõ ràng Indonesia có vai trò ảnh hưởng nhất định tới khu vực. Đối với Malaysia, Mỹ tiếp tục chú trọng quan hệ với nước này do vị trí chiến lược của nước này tại eo biển Malacca và phía nam biển Đông. Mặc dù, nội bộ Malaysia có những đánh giá khác nhau trong quan hệ với Mỹ, nhưng Chính quyền Obama xác định tăng cường quan hệ với quốc gia này, Mỹ sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai chính sách tự do hàng hải, chống cướp biến và khủng bố ở khu vực giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Australia (thuộc Châu Đại Dương). Với Việt Nam, Chính quyền B. Obama chủ động thúc đẩy một loạt các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ song phương. Quan hệ Việt-Mỹ trên các lĩnh vực như: Ngoại giao, kinh tế, văn hóa, y tế và hỗ trợ nhân đạo đều có bước phát triển mới. Các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam bắt đầu tiến hành ngày càng nhiều những cuộc đối thoại, trao đổi giao lưu về an ninh và quốc phòng. Về kinh tế, thương mại hai chiều đã vượt con số kỉ lục 25 tỉ USD và Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính quyền B. Obama trong các phát biểu cho rằng tăng cường hợp tác với Việt Nam không chỉ mang lại các lợi ích trong quan hệ song phương mà còn mang lại cho Mỹ những thuận lợi nhất định trong triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực Đông Nam Á. Sự kiện hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác toàn diện” sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Mỹ (7/2012) đã minh chứng quan hệ Việt-Mỹ có bước phát triển mạnh mẽ sau gần 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chính quyền B. Obama cũng thúc đẩy quan hệ với các nước còn lại như Brunei, Myanmar, Lào và Campuchia. Năm 2012, Tổng thống B. Obama thăm Campuchia và Myanmar nhân dịp dự Hội nghị cấp cao Đông Á, đáng chú ý là chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton tới Viêng Chăn vào năm 2012 thể hiện rõ quan điểm hướng trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á của Mỹ. 101 Phạm Hoàng Tú Linh 2.2.2. Tập hợp theo vấn đề Tại khu vực Đông Nam Á, chiến lược tập hợp lực lượng của Mỹ thể hiện qua hàng loạt các vấn đề thuộc về ba mục tiêu đó là an ninh, kinh tế và dân chủ. - Tự do hàng hải Là một quốc gia có lực lượng hải quân hùng mạnh và lượng hàng hóa lưu thương bằng đường biển lớn nhất thế giới, Mỹ rất chú trọng tới khả năng tiếp cận các vùng biển quốc tế. Chính vì vậy, tự do hàng hải là vấn đề Mỹ rất quan tâm khi tiến hành tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á. Quan điểm đối với vấn đề an ninh liên quan đến tự do hàng hải ở biển Đông được Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh tại Diễn đàn khu vực ASEAN (7/2010). Mỹ đã hỗ trợ hình thành một nỗ lực chung tầm cỡ khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận và tự do đi lại trên biển Đông. Nhờ động thái tập hợp lực lượng này, Mỹ đã thực hiện một bước đi dài trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia liên quan tới sự ổn định khu vực và tự do hàng hải. Đồng thời, chính quyền B. Obama đã triển khai chính sách “sức mạnh thông minh” bằng cách thông qua ngoại giao đa phương với các bên có yêu sách lãnh thổ ở biển Đông, tìm giải pháp hòa bình, tuân theo các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế phù hợp với lợi ích của Mỹ, bảo đảm ổn định khu vực và tăng cường hợp tác với Trung Quốc. - Hợp tác kinh tế Chiến lược trở lại Đông Nam Á của nước Mỹ ngoài ý đồ quân sự thì mục tiêu kinh tế cũng đã được quan tâm trong các bước triển khai tập hợp lực lượng. Tại diễn đàn APEC ở Hawaii (11/2011), B. Obama đã có phát biểu về tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khẳng định hiệp định này có tầm quan trọng lớn đối với Mỹ và mong muốn có sự hợp tác, liên kết kinh tế sâu rộng với các nước đang tham gia tiến trình đàm phán TPP bao gồm các quốc gia Đông Nam Á. Tháng 7/2012, tại Campuchia, Ngoại trưởng H. Clinton đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN lần đầu tiên và Sáng kiến đối tác kinh tế mở rộng Mỹ-ASEAN. Tiến hành tập hợp lực lượng ở lĩnh vực kinh tế, Mỹ đã tham gia vào các thể chế khu vực và bằng việc thông qua APEC, khuyến khích các quốc gia tham dự nhiều hơn vào Hiệp định TPP. - An ninh nguồn nước Từ khi lên nắm quyền, chính quyền B. Obama đã bày tỏ mối lo ngại đặc biệt đối với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và vấn đề an ninh nguồn nước trên sông Mê Kông. Nhằm giúp các nước Đông Nam Á lục địa đối phó với các nguy cơ đối với an ninh lương thực, nguồn thủy sản do các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Mỹ đã hợp tác với các nước hạ nguồn sông Mê Kông, thành lập cơ chế Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Kông (LMI). Cơ chế này đã được các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam hưởng ứng. Nguyên nhân chính khiến chính quyền B. Obama can dự vào vấn đề sông Mê Kông là ba mục tiêu nằm trong tổng thể chính sách “quay trở lại Đông Nam Á” của Mỹ. Thứ nhất, Mỹ mong muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á trong hoàn cảnh có nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này đang suy yếu đáng kể từ sau thời kì chiến tranh Việt Nam. Thứ hai, từ góc độ chiến lược đối với khu vực, việc thành lập cơ chế LMI nhằm can thiệp vào Đông Nam Á lục địa là một bước đi cạnh tranh của Mỹ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ ba, việc Mỹ quan tâm tới khu vực hạ nguồn sông Mê Kông sẽ củng cố thêm mối quan hệ toàn diện với ASEAN không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, ngoại giao, an ninh - quân sự, mà có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chiến lược. Đối với chính sách Đông Nam Á, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là xây dựng các mối quan hệ mới cũng như duy trì các mối quan hệ truyền thống sẵn có với các nước ASEAN, coi đây là điều 102 Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama kiện để Mỹ đảm bảo sự tiếp cận đầy đủ các địa bàn liên quan đến khu vực. Trong bối cảnh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng ngày càng tăng thì thách thức đối với Nhà Trắng chính là duy trì sự can dự và tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á thông qua các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. 2.3. Kết quả và tác động 2.3.1. Kết quả Với sự điều chỉnh chiến lược, trong giai đoạn 2001-2012, Mỹ gia tăng hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN, trong đó hợp tác an ninh-quân sự là một trong những trụ cột chính và đã đạt được một số kết quả như sau: Ở cấp độ đa phương, dưới thời Chính quyền Obama, Mỹ đã tận dụng và phát huy vai trò tại các diễn đàn an ninh lớn của khu vực như ARF, EAS, ADMM+, Đối thoại Shangrila. Điều này khác với Chính quyền của Tổng thống G. W. Bush. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ cũng đã đề xuất một loạt các sáng kiến mang tính đa phương có nội dung liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố như: Sáng kiến An ninh Công ten nơ (2002); Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (2003); Sáng kiến Megaports (2003); Sáng kiến An ninh hàng hải khu vực (2004). Trừ Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ba sáng kiến còn lại đều liên quan đến hàng hải, trong đó đối với Đông Nam Á là tuyến đường biển trọng yếu ở Biển Đông và eo Malacca. Ở cấp độ song phương, các cuộc diễn tập quân sự do Mỹ và Thái Lan (Hổ Mang Vàng) hay Mỹ và Philippines (Vai kề vai) chủ trì là các điểm nhấn. Với quy mô ngày càng lớn trong những năm gần đây, mức độ diễn tập với nhiều hạng mục phức tạp, đòi hỏi sự hiệp đồng tác chiến cao giữa Quân đội Mỹ và các nước tham gia, nhất là nước chủ nhà, thu hút sự quan tâm lớn của các nước trong khu vực. Gia tăng quy mô, lực lượng tham gia các cuộc tập trận này đã gửi một tín hiệu đến Trung Quốc về mức độ thiện chiến và sẵn sàng của Quân đội Mỹ trong khu vực. Đồng thời, Mỹ muốn tái khẳng định cam kết “sát cánh” cùng các đồng minh truyền thống, trấn an được các nước này trước mối đe dọa ngày càng hiện rõ từ phía Trung Quốc. Với sự tăng cường tập hợp lực lượng ở cả cấp độ đa phương và song phương giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á dưới Chính quyền Obama nhiệm kì I như đã nêu trên, có thể dự báo xu hướng này sẽ được củng cố trong nhiệm kì II của Tổng thống Obama. Nỗ lực gia tăng ảnh hưởng đối với ASEAN và từng nước thành viên sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm đối phó hiệu quả với sự thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc, đảm bảo vị thế lãnh đạo tại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. 2.3.2. Tác động - Mặt tích cực Trên lĩnh vực chính trị: Sự trở lại và quan tâm nhiều hơn của Mỹ đối với Đông Nam Á đã tạo thuận lợi cho chính sách “cân bằng quyền lực” của các nước ASEAN đối với các nước lớn. Mỹ và các nước lớn khác như: Nga, Trung Quốc, EU, Nhật đều nhìn nhận Đông Nam Á có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên bàn cờ địa chính trị thế giới và gia tăng các hoạt động tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này. Chính sự cạnh tranh này đã làm nóng những mối quan hệ song phương và đa phương ở khu vực, tác động sâu sắc tới chính sách chung của ASEAN và các nước thành viên. Hiện nay, Mỹ đã công nhận ASEAN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, điều này giúp nâng cao vai trò, uy tín ASEAN trên 103 Phạm Hoàng Tú Linh trường quốc tế và góp phần làm ổn định an ninh và hòa bình ở khu vực. Trên lĩnh vực an ninh-quân sự: Mỹ sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, bán các phương tiện chiến đấu hiện đại, tăng cường tập trận chung với một số nước trong khu vực. Điều này góp phần giúp các nước Đông Nam Á gia tăng tiềm lực quốc phòng đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp. Trên lĩnh vực kinh tế: Sự có mặt của Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động thương mại, đầu tư và viện trợ; tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á có thể thu hút được những tiềm năng về vốn, khoa học-công nghệ của Mỹ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Kể từ năm 2002, chính quyền Mỹ đã tăng cường quan hệ kinh tế với Đông Nam Á thông qua các bước triển khai “Kế hoạch hợp tác ASEAN”, giúp các nước ở khu vực cải cách cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính quyền B. Obama còn đưa ra cam kết giúp đỡ xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, trở thành thị trường duy nhất, cơ sở sản xuất chung trong những năm tới. - Mặt tiêu cực Thứ nhất, trọng tâm của chính sách xoay trục hướng vào Đông Nam Á của Mỹ là để duy trì vị trí siêu cường số một thế giới. Vì vậy, thông qua chính sách tập hợp lực lượng, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực, nhất là các nước đồng minh truyền thống. Mỹ muốn ngăn chặn không cho các nước lớn thách thức vai trò lãnh đạo khu vực và thế giới của Washington, đặc biệt là Trung Quốc. Các nước lớn trong khu vực như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ vốn luôn trong trạng thái vừa tìm cách ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau; vừa hợp tác, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích với nhau, thậm chí mặc cả với nhau, khiến tình hình khu vực trở nên rất phức tạp và khó đoán định. Thứ hai, do có sự khác biệt trong nhận thức giữa các nước thành viên của ASEAN nên sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ làm phát sinh thêm các mâu thuẫn giữa các nước thành viên về một số vấn đề nội khối cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Một số cơ chế trong hoặc liên quan đến thành viên các nước ASEAN có sự tham gia của các nước lớn này nhưng không có sự tham gia của các nước lớn khác, như: “ASEAN+6 không có Mỹ, TPP không có Trung Quốc, EAS không có Nga và Mỹ...” [4]. Chính các cơ chế hợp tác có sự tham gia của các nước lớn đã đặt ra thách thức cho các nước Đông Nam Á trong việc đảm bảo cân bằng giữa ủng hộ quan hệ với các nước lớn bên ngoài với việc duy trì, củng cố, liên kết nội khối và cân bằng giữa các nước lớn. Thứ ba, Việc Mỹ tăng cường tập hợp lực lượng tại Đông Nam Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến bất ổn cùng với các nhân tố khác tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ an ninh-quốc phòng tại đây. Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tăng cường viện trợ quân sự hay bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á vì vậy các nước này cần phải xem lại bài toán hợp tác phát triển quan hệ kinh tế, an ninh - quân sự với Mỹ. Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á đã gây tác động không nhỏ đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính sách này của Mỹ tạo ra cho các nước ASEAN những thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt họ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và những hệ lụy khó đoán trước được trong tương lai. 2.4. Dự báo tác động tới Việt Nam Nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á và với vai trò ngày càng tăng trong ASEAN, Việt Nam cùng các nước trong Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng chiến lược ở khu vực 104 Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, trong chiến lược tập hợp lực lượng, Mỹ không thể không tính tới Việt Nam như một nhân tố để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn khác ở Đông Nam Á. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, mong muốn tập hợp lực lượng của Mỹ với Việt Nam được biểu hiện trong cuộc gặp bên lề Hội nghị APEC họp tại Hawaii (11/2011) với khẳng định của Ngoại trưởng H. Clinton rằng Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới “đối tác chiến lược” [5]. Xu hướng tăng cường tập hợp lực lượng với Việt Nam cũng được thể hiện qua số lượng các chuyến thăm của các quan chức cấp cao hai nước với nhau. Việc tăng cường quan hệ với cường quốc số một thế giới mang lại cho Việt Nam cơ hội để nâng cao vị thế và hình ảnh một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình tập hợp lực lượng, Mỹ cũng gây sức ép với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, song song với những thuận lợi của quá trình tập hợp lực lượng mang lại, Việt Nam cũng sẽ đương đầu với các thách thức trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các đòi hỏi về phổ biến các giá trị Mỹ ở Việt Nam nhằm gây mất ổn định chính trị và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, hiện nay, quan hệ Việt - Mỹ có nền tảng khá vững chắc với Hiệp định thương mại song phương (BTA) kí năm 2000 và Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) mà Mỹ dành cho Việt Nam vào tháng 11/2006. Giá trị thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2012 đạt gần 20 tỉ đôla. Năm 2010, Mỹ đứng thứ 6 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng chỉ sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ. Trong thời gian tới, với chính sách tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, trên cơ sở phù hợp với lợi ích của hai quốc gia. Xu hướng này một mặt sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao tiềm lực quốc gia, nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ sẽ tác động tới Việt Nam xung quanh vấn đề tự do hàng hải và vấn đề biển Đông. Theo đó, với xu hướng Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở khu vực, Việt Nam sẽ có “đòn bẩy chiến lược” để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông. Nhằm bảo vệ lợi ích của đồng minh và chính mình, Mỹ mong muốn sự hợp tác, chứ không phải xung đột tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách thức trong việc xử lí tốt quan hệ với Trung Quốc mà vẫn đảm bảo những lợi ích chiến lược của quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam phải nắm bắt được một thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc là những nước lớn, do đều coi lợi ích quốc gia là số một và tránh đối đầu nên họ có thể thỏa hiệp trong nhiều vấn đề liên quan tới các nước nhỏ, vì vậy, đây sẽ là một khó khăn cho Việt Nam trong việc xử lí mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Như vậy, trong tương lai, chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á tác động đến Việt Nam theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt, Mỹ muốn quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á. Mặt khác, Mỹ muốn thông qua can dự và tập hợp lực lượng để áp đặt các giá trị “dân chủ, nhân quyền” thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị, từ đó có thể dẫn đến mất ổn định ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có sách lược hợp lí, mềm dẻo và linh hoạt để tối ưu hóa hiệu quả trong quan hệ với Mỹ, giúp quan hệ Việt - Mỹ phát triển ổn định, đôi bên cùng có lợi. 105 Phạm Hoàng Tú Linh 3. Kết luận Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ có những tác động to lớn đối với toàn khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính sách này của Mỹ không chỉ giúp củng cố những mối quan hệ sẵn có với các đồng minh trong khu vực, mà còn cho phép Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua thúc đẩy quan hệ với các đối tác mới, góp phần không nhỏ tới hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, xu hướng tập hợp lực lượng của Mỹ sẽ gia tăng trong nhiệm kì II của Tổng thống B. Obama khi chính quyền của vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tập hợp lực lượng như hiện nay đối với Đông Nam Á, thông qua đó làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác ở khu vực. Quá trình tập hợp lực lượng của Mỹ về cơ bản sẽ không thay đổi nội dung, nhưng cách thức và mức độ có thể có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình tăng cường tập hợp lực lượng của Mỹ tại Đông Nam Á do vậy dự báo sẽ còn diễn ra ít nhất trong bốn năm nhiệm kì hai của Tổng thống B. Obama. Vì vậy, các nước trong khu vực, Việt Nam cần chú trọng nâng cao tính gắn kết của khối ASEAN, và tăng cường tiềm lực quốc gia để có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và tận dụng triệt để những lợi ích từ quá trình tập hợp lực lượng khu vực của Mỹ mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Fareed Zakaria, 2008. Thế giới hậu Mỹ. Nxb Tri thức, Hà Nội. [2] Hillary Clinton, 2011. “America’s Pacific Century”, Phát biểu tại Trung tâm Đông Tây, Hawaii (10/11/2011), truy cập tại www.state.gov/secretary/rm/2011/11/176999.htm. [3] Mark E. Manyin (chủ biên), 2012. “Pivot to the Pacific? The Obama Administration’s Rebalancing Toward Asia”. Báo cáo của CRS, số R42448, tại R42448.pdf, truy cập ngày 6/4/2013. [4] Richard L. Armitage & Joseph S. Nye, Jr., 2007. CSIS Commission on Smart Power: A Smarter, More Secure America. Washington D.C: The CSIS Press, p.1. [5] U.S. Department of State, 2009. “Remarks with Thai Deputy Prime Minister Korbsak Sabhavasu”, ngày 21/7/2009 tại july/126271.htm, truy cập ngày 10/4/2013. ABSTRACT U.S forces policy in Southeast Asia under the Barack Obama Administration With the policy analysis “pivot” toward Southeast Asia, the generalized aggregation policies set of US forces in Southeast Asia. From these assessments, the article points out the benefits leading to enhanced aggregation US forces to Southeast Asia, the answer to the research question: “What causes the US to promote conducted forces in Southeast Asia? How policy sets of US forces in Southeast Asia had an impact on the countries in the region?”Based on that will help predict the impact of the policy of the American forces to Vietnam in the second term of President B. Obama. Keyword: Southeast Asia, US, generalized aggregation policies, President B. Obama. 106

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3583_phtlinh_0058_2193065.pdf
Tài liệu liên quan