Tài liệu Chính sách quản lý di cư đô thị Việt Nam hiện nay: Vấn đề và kiến nghị: 102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Hiện nay, di cư đô thị đang trở thành một
vấn đề xã hội có sức ảnh hưởng lớn, trong đó
có Việt Nam. Quá trình gia tĕng dân số, đô
thị hóa, khoảng cách giàu - nghèo, áp lực về
sự đổi đời tạo cho cư dân vùng nông thôn đã
và đang thúc đẩy quá trình di cư đô thị tại
Việt Nam diễn ra sôi nổi, trở thành vấn đề
có tính thời sự, buộc các nhà quản lý, hoạch
định chính sách phải quan tâm nghiên cứu.
Thông qua tổng hợp kết quả từ nhiều cuộc
điều tra về dân số, nhà ở, đô thị trên phạm
vi toàn quốc, nhất là cuộc tổng điều tra dân
số toàn quốc nĕm 2009 và điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ nĕm 2014. Bài viết là sự phân
tích và đánh giá về thực trạng, đặc điểm của
di cư đô thị trong thời gian qua; đồng thời,
đây cũng là cơ sở để khuyến nghị một số giải
pháp nhằm thực hiện tốt chính sách quản lý
di cư đô thị hiện nay ở nước ta.
Từ khóa: chính sách quản lý di cư đô thị,
di cư đô thị, đô thị Việt Nam.
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI C...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách quản lý di cư đô thị Việt Nam hiện nay: Vấn đề và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Hiện nay, di cư đô thị đang trở thành một
vấn đề xã hội có sức ảnh hưởng lớn, trong đó
có Việt Nam. Quá trình gia tĕng dân số, đô
thị hóa, khoảng cách giàu - nghèo, áp lực về
sự đổi đời tạo cho cư dân vùng nông thôn đã
và đang thúc đẩy quá trình di cư đô thị tại
Việt Nam diễn ra sôi nổi, trở thành vấn đề
có tính thời sự, buộc các nhà quản lý, hoạch
định chính sách phải quan tâm nghiên cứu.
Thông qua tổng hợp kết quả từ nhiều cuộc
điều tra về dân số, nhà ở, đô thị trên phạm
vi toàn quốc, nhất là cuộc tổng điều tra dân
số toàn quốc nĕm 2009 và điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ nĕm 2014. Bài viết là sự phân
tích và đánh giá về thực trạng, đặc điểm của
di cư đô thị trong thời gian qua; đồng thời,
đây cũng là cơ sở để khuyến nghị một số giải
pháp nhằm thực hiện tốt chính sách quản lý
di cư đô thị hiện nay ở nước ta.
Từ khóa: chính sách quản lý di cư đô thị,
di cư đô thị, đô thị Việt Nam.
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI CƯ ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY:
VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ
Bùi Nghĩa*, Nguyễn Hữu Hoàng**
ABSTRACT
At present, urban migration is becoming
a major social issue, including Vietnam. The
process of population growth, urbanization, the
gap between the rich and the poor, the pressure
of changing the lives of rural residents has
accelerated the process of urban migration in
Vietnam. The problem is timely, for managers
and policy makers to pay attention to research.
By aggregating results from numerous surveys
of population, housing, and urban areas
VIETNAM URBAN MIGRANT MIGRATION ADMINISTRATION POLICY:
ISSUES AND RECOMMENDATIONS
nationwide, in particular the 2009 National
Census and the mid-term Census and Population
Census in 2014 The article is an analysis and
assessment of the status and characteristics of
urban migration over time; At the same time, this
is also the basis to recommend some solutions to
implement the current policy of urban migration
management in our country.
Key words: Policy for management of
urban migration, urban migration, urban
Vietnam
* ThS. NCS. Giảng viên, Học viện Chính trị khu vực II. Email: buinghia72@gmail.com;
** CN. Giảng viên, Học viện Chính trị khu vực II. Email: huuhoang.hcma2@gmail.com
103
Chính sách quản lý di cư ...
1. DI CƯ ĐÔ THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1999 - 2014
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra
khá lâu nhưng có xu hướng tĕng tốc trong giai
đoạn hiện nay và nghiêm trọng trong tương
lai. Từ nĕm 1931 đến nĕm 2013, tỉ lệ dân số
đô thị đã tĕng từ 7,50% lên đến 33,47%1 và
ước tính sẽ đạt ngưỡng 6,4 triệu dân di cư đô
thị vào nĕm 20192. Bên cạnh những mặt tích
cực mà di cư đô thị mang lại cho người di cư,
các khu đô thị hay nông thôn - nơi xuất cư thì
quá trình di cư cũng đang làm các nhà hoạch
định chính sách, nhà quản lý phải đau đầu
trong việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để có thể
ứng phó thậm chí thích nghi với vấn đề này.
Theo nghiên cứu của các cuộc điều tra,
các dòng di cư có 04 loại hình chủ yếu là di
cư: (i). nông thôn - thành thị, (ii). thành thị -
nông thôn, (iii). nông thôn - nông thôn và (iv).
thành thị - thành thị. Bài viết nhìn nhận dưới
góc độ chính sách đối với hiện trạng chủ yếu
là xuất xứ nông thôn để nhập cư khu vực đô
thị (di cư đô thị). Đặc biệt, di cư đô thịđược
khu biệt là những người có nơi thường trú
trước thời điểm điều tra là 5 nĕm, sống ở khu
vực nông thôn so với nơi thường trú hiện tại
ở các đô thị. Do vậy, thông qua việc thao tác
hóa khái niệm này, chỉ có những người từ 5
tuổi trở lên mới có đủ điều kiện xem xét vào
diện đối tượng nghiên cứu của bài viết này.
Như đã nói ở trên, hiện trạng phát triển
đất nước, quá trình đô thị hóa và di cư đô
thị là các vấn đề xã lớn, có mối quan hệ biện
chứng trong suốt tiến trình phát triển của mỗi
quốc gia. Trong khoảng 15 nĕm qua (1999 -
2014), quá trình di cư đô thị diễn ra hết sức
nhanh chóng, tĕng 4,2% từ 16,1% nĕm 1999
lên 20,3% nĕm 2014 (bảng 1). Điều này một
mặt phản ánh gia tĕng dân số Việt Nam, quá
trình điều chỉnh quy hoạch đô thi nước ta thời
gian qua nhưng đồng thời cũng gián tiếp cho
thấy hiện tượng di cư nông thôn để nhập cư
vào các đô thị trở thành vấn đề bức thiết.
1 Nguồn: Bộ Xây dựng, 2013.
2 Tổng cục Thống kê (2009), Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những
khác biệt”, tr.25.
3 Tổng cục Thống kê (2009), Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những
khác biệt”, tr.23.
Bảng 1: Di cư diễn ra tại khu vực đô thị giai đoạn 1999 - 2014
Loại di cư Nĕm 1999 Nĕm 2009 Nĕm 2014Số người % Số người % Số người %
Nông thôn -
Thành thị 723 786 16,1 1 512 067 22,5 1 148 078 20,3
Nguồn: Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam:
Thực trạng, xu hướng và những khác biệt3
Qua các cuộc khảo sát gần đây cho thấy,
di cư đô thị xét giữa các vùng kinh tế - xã hội
cũng đáng được quan tâm, nghiên cứu. Khu
vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung,
đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tỉ lệ
dân di cư lớn nhất so với cả nước (biều đồ 1).
Điều này gián tiếp phản ánh sự khó khĕn về
các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như một
phần sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận
và thụ hưởng giá trị của quá trình phát triển
đất nước ở các khu vực này. Ngoài ra, các
khu vực có điều kiện thuận lợi để đổi đời,
104
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biểu đồ 2, khái quát một số lý do thúc đẩy
quá trình di cư đô thị diễn ra mạnh mẽ như
hiện nay. Trong đó, lý do tìm việc, hoặc là bắt
đầu công việc mới chiếm tỷ lệ 44,8% người
di cư; tỷ lệ di cư theo gia đình chiếm 22,8%;
tỷ lệ người di cư quay trở về quê do mất việc
hoặc không tìm được việc làm tương đối nhỏ,
chỉ chiếm 6,1%. Như vậy, nút thắt tháo gỡ
vấn đề này chủ yếu ở vấn đề kinh tế, lao động
và việc làm cho người dân, nhất là tại khu
vực nông thôn.
Biểu đồ 1: Di cư Việt Nam giữa các tỉnh theo vùng kinh tế - xã hội trong 5 nĕm trước thời điểm TĐTDS 2009
Nguồn: Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”
tìm kiếm dễ dàng các cơ hội được tiếp cận
các dịch vụ cơ bản của xã hội; có nhiều điều
kiện phát triển kinh tế, phát triển sự nghiệp
bản thân, như đồng bằng sông Hồng, vùng
kinh tế Đông Nam Bộ,là nơi tạo nên sức
hút di dân vào đô thị.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ người di cư chia theo lý do chuyển đến và vùng kinh tế xã hội, 2014.
Nguồn:Tổng cục Thống kê, Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014: “Di cư và đô thị hóa Việt Nam”)
105
Chính sách quản lý di cư ...
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ DI CƯ
ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 1999 - 2014
Hiện nay, chính quyền đô thị đang “quá
tải” khi vừa phải chĕm lo cải thiện các điều
sống cho dân đô thị bản địa vừa phải có một
phần trách nhiệm đối với lực lượng dân di cư
đô thị ngày càng đông, phức tạp. Các kết quả
điều tra gần đây giúp tác có cái nhìn khá đa
chiều về đời sống của dân di cư đô thị.
Một là: Mức sống của dân di cư đô thị
Các kết quả phân tích cho thấy người di
cư đô thị có mức sống cao hơn người không
di cư. Trong đó, tỷ lệ người thuộc hộ khá
giả trên 36% so với nhóm người không di
cư (24%); tỷ lệ người thuộc hộ nghèo trong
nhóm người di cư lại thấp hơn (không quá
12%) đáng kể so với tỷ lệ người thuộc hộ
nghèo trong nhóm người không di cư (khoảng
15%). Đặc biệt, các tiêu chí này được khảo
sát giữa kỳ nĕm 2014 cũng có kết quả tương
tự khi người di cư sống trong các hộ có mức
sống trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%),
tiếp theo là mức sống trên trung bình (25,5%)
và cao (21,3%) và người di cư sống trong
Biểu đồ 3: Mức sống hộ gia đình giữa di cư thành thị và nông thôn nĕm 2009
Nguồn: Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”
các hộ có mức sống thấp nhất rất nhỏ, chỉ có
5,9%). Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ quản
lý chính sách vĩ mô, có thể thấy nhiều vấn đề
phát sinh, cần lưu ý: Một là, tuy mức sống
người di cư nói chung, trong đó có di cư đô
thị luôn cao hơn so với mức sống của người
không di cư, nhưng cần khắc phục quan điểm
cho rằng, di cư đô thị là “giải pháp hoàn
hảo” cho việc thoát nghèo của cư dân nông
thôn. Bởi lẽ, hành trình di cư đô thị luôn gian
nan, rào cản (cám dỗ, tệ nạn xã hội, bất bình
đẳng, thiếu an toàn,) mà không phải người
dân di cư nào cũng vượt qua và chinh phục
được. Hai là, di cư đô thị làm gia tĕng sự
phân hóa ngày càng sâu sắc trong nội bộ bản
thân nhóm cư dân nông thôn không di cư và
nhóm cư dân nông thôn di cư vào các đô thị,
tạo ra các khoảng cách, sự thiệt thòi cho nơi
có nhiều người xuất cư; đồng thời, cũng phản
ánh sự nghèo khó của nông thôn Việt Nam.
Hai là, Di cư đô thị và giáo dục
Giáo dục luôn là vấn đề rất được coi trọng
nhất là gắn với đối tượng là lực lượng di cư
đô thị. Các kết quả điều tra cho thấy thực tế
khá bất ngờ là một mặt di cư đô thị được xem
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biểu đồ 4: Tỉ lệ trẻ em đi học từ 11 đến 18 tuổi, giai đoạn 1989 – 2009
Nguồn: Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”
Bảng 2: Tỷ lệ dân số từ 11-18 tuổi theo tình trạng đi học loại hình di cư, giai đoạn 2009 - 2014
Loại hình
Nĕm 2009 Nĕm 2014
Tổng
Chưa
từng đi
học
Đã thôi
học
Đang
đi học Tổng
Chưa
từng đi
học
Đã
thôi
học
Đang đi học
Di cư trong huyện 100,0 2,8 33,2 64,0 100,0 2,0 32,5 65,5
Di cư giữa các
huyện 100,0 1,6 27,6 70,8 100,0 1,2 28,3 70,5
Di cư giữa các tình 100,0 1,2 55,1 43,7 100,0 1,0 52,2 46,8
Không di cư 100,0 1,8 23,3 74,9 100,0 1,3 20,7 78,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014: “Di cư và đô thị hóa Việt Nam”
(i). Ở góc độ nhất định, quá trình di cư
đô thị ít nhiều làm gián đoạn, ảnh hưởng
đến việc học hành của con em lực lượng này
trong đô tuổi còn đi học, tuy không chênh
lệch lớn. Tỉ lệ trẻ em từ 11 đến 18 tuổi đi học
giai đoạn 1989 - 2009 của khu vực không di
cư (khoảng 75% nĕm 2009) cao hơn của đối
tượng di cư (44% nĕm 2009). Đây là điều mà
chính quyền các cấp cần lưu ý trong việc hỗ
trợ đối tượng dễ bị tổn thương này.
(ii). Dù “gián đoạn”học hành của nhóm
di cư đô thị và không di cư không quá lớn;
tuy nhiên, khả nĕng tiếp cận các dịch vụ giáo
dục của lực lượng di cư đô thị vẫn còn hạn
chế, nhất là giáo dục bậc cao, có yêu cầu về tài
chính lớn, Bảng sau cho thấy, việc tiếp cận
các bậc học đại học, sau đại học của nhóm dân
đô thị thường trú và di cư đô thị tại Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh có khoảnh chênh khá lớn.
Thời gian qua, giáo dục - đào tạo khu vực
đô thị tuy có bước chuyển, nhiều chính sách
phát huy hiệu quả trên thực tế nhưng nhìn
chung cũng đang chịu nhiều sức ép mà phần
nhiều từ quá trình di cư đô thị thiếu sự quản
như một phương tiện nhằm đạt được trình độ
học vấn cao hơn và điều kiện giáo dục tốt hơn
cho một số thành viên của gia đình, đặc biệt
là con cái họ; mặt khác, quá trình này làm
gián đoạn học hành.Cụ thể:
107
Chính sách quản lý di cư ...
lý một cách hiệu quả. Đó là hiện tượng chạy
trường công, chạy lớp công vào mỗi mùa tựu
trường; hiện tượng quá tải trường lớp, thiếu
giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, chi phí
tuyển sinh các bậc học cao, chính sách miễn
giảm học phí, hỗ trợ, trợ cấp giáo dục đối với
dân nhập cư còn hạn chế, tiếp cận dịch vụ
công về giáo dục còn nhiều khó khĕn, Tất
cả thực trạng trên đều có tác động, chi phối
đến đối tượng là người dân di cư đô thị dưới
góc độ giáo dục.
Ba là, Di cư đô thị và nhà ở đô thị
Bên cạnh các yếu tố trên thì nhà ở cũng là
vấn đề quan trọng, là tiêu chí hàng đầu khi xem
xét, khảo sát và đánh giá các nội dung liên quan
di cư đô thị. Hiện nay, với diện tích đất ở các đô
thị ngày càng bị thu hẹp, trong khi áp lực nhập
cư, nhu cầu nhà ở lớn cũng là vấn đề nan giải,
thách thức các nhà quản lý đô thị hiện nay.
Qua khảo sát giai đoạn 1999 - 2009, nhìn
chung người dân di cư ở các đô thị có chất
lượng nhà ở (loại kiên cố, bán kiến cố) tương
đối cao, loại nhà đơn sơ tương đối thấp hơn
so với nhóm người không di cư (cả ở thành
thị và nông thôn). Nhưng đây là hành trình
gian nan và đầy khó khĕn mà bản thân cộng
đồng di cư đô thị phải vượt qua. Nĕm 2014,
theo khảo sát toàn quốc, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ
lệ nhà bán kiên cố là cao nhất (tương ứng là
78,1%, 89,1% và 74,6%).
Biểu đồ 4: Tình trạng nhà ở phân theo dòng di cư giữa thành thị và nông thôn của người dân từ 5
tuổi trở lên, 1999-2009
Nguồn: Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”
Biểu đồ 3: Khoảng chênh về các bậc học giữa nhóm dân đô thị thường trú và di cư tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh nĕm 2009 (Đơn vị %)
Nguồn: Kết quả từ một cuộc khảo sát điều tra về “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh”
108
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 3: Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu
Đặc điểm nhóm
dân cư
Diện tích nhà ở bình
quân 1 nhân khẩu
(m2/người)
Tỉ lệ dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1
nhân khẩu (%)
Dưới 7m2 7 đến dưới 16m2 Từ 16m2
Thường trú 20,3 16,8 39,1 44,1
Di cư 8,4 61,7 29,0 9,3
Nguồn: Kết quả từ một cuộc khảo sát điều tra về “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh”, thực hiện tháng 9/2010)
Bên cạnh đó, bảng sau cho thấy thực
trạng khác về nhà ở của di cư đô thị: Một
là, tình trạng bất đối xứng về diện tích nhà ở
giữa nhóm dân bản địa đô thị và nhóm dân
di cư đô thị. Trong khi có đến trên 61% dân
di cư đô thị phải sống trong các khu nhà chật
hep dưới 7m2, diện tích bình quân nhà ở chỉ
khoảng 8,4m2/ người thì các hộ thương trú
tại các đô thị có diện tích nhà ở bình quân 1
nhân khẩu cao khoảng 3 lần (20,3 m2/ người)
so với nhóm người di cư đô thị. Hai là, phản
ánh bất đối xứng về khả nĕng, sự thiếu công
bằng trong việc tiếp cận nhu cầu cơ bản của
đời sống đô thị - nhu cầu nhà ở. Đây là thách
thức lớn cho các chính sách nhà ở đô thị hiện
nay của chính quyền các cấp.
Thời gian qua để giải quyết vấn đề nhà ở
tại khu vực đô thị, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành nhiều chính sách như: Chiến lược
phát triển nhà ở quốc gia đến nĕm 2020 và tầm
nhìn đến nĕm 2030, Nghị định số 188/2013/
NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và
quản lý nhà ở xã hội, Nghị định 100/2015/
NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về
việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Thông
tư 20/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ
Xây dựng về hướng dẫn thực hiện nghị định
100/2015/NĐ-CP về việc phát triển và quản
lý nhà ở xã hội Bên cạnh những mặt đạt
được, các chính sách này cũng tồn tại nhiều
bất cập như cần được giải quyết như: Mức giá
chưa phù hợp đối với người có thu nhập thấp,
công nhân viên chức; tư duy trong chính sách
chưa linh hoạt, khi đối tượng thụ hưởng là
người thu nhập thấp nhưng lại có tư tưởng
xây nhà của người giàu cho người nghèo;
chưa khảo sát, lường hết nhu cầu thực tế của
người dân, mức độ tĕng dân số đô thị, thiếu
quỹ đất, thiếu vốn đối ứng; thủ tục hành chính
trong cấp phép xây dựng nhiều rắc rối,
2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI CƯ ĐÔ THỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY
Di cư đô thị không còn là vấn đề của
tương lai mà đang hiện hữu và do vậy, nó
đang trở thành thách thức, nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài, cần được quan tâm đặc
biệt trong quá trình hoạch định và thực thi
chính sách đô thị. Từ thực trạng chung về di
cư đô thị nêu trên cùng một số tốn tại trong
thể chế đang gặp phải, người viết đề xuất một
số khuyến nghị, giải pháp làm cĕn cứ cho quá
trình hoạch định chính sách quản lý di cư đô
thị Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, Xây dựng và hoàn thiện khung
pháp lý, hệ thống chính sách cho đối tượng
di cư đô thị hiện nay. Nhanh chóng nghiên
cứu, xây dựng, rà soát và sửa đổi, bổ sung
các vĕn bản quy định pháp luật (như Bộ Luật
lao động, Luật bảo hiểm Xã hội, Luật Cư trú,
Luật Dân sự, Luật trợ giúp pháp lý, Luật Bình
109
Chính sách quản lý di cư ...
đẳng giới) và hệ thống chính sách an sinh
xã hội hiện hành (nhất là chính sách phát
triển đô thị, chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 5 nĕm, chiến lược từng bộ, ngành hữu
quan từ Trung ương đến địa phương) theo
hướng ghi nhận và dành nhiều sự quan tâm
cho đối tượng di cư, trong đó có đối tượng di
cư đô thị, nhất là trên các lĩnh vực có nhu cầu
bức thiết như: tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế,
nhà ở,... Nghiên cứu thấu đáo, tiến tới tinh
giảm và hay “nới lỏng” các rào cản về thủ tục
hành chính đối với người nhập cư, di cư đô
thị sao cho hướng đến phục vụ và đảm bảo
các quyền lợi cơ bản, thiết thân cho lực lượng
di cư đô thị theo Hiến pháp nĕm 2013 với các
quyền công dân, quyền con người phải được
tôn trọng và ghi nhận (nhất là vấn đề cấp sổ
hộ khẩu, chính sách nhập cư, ràng buộc, phân
biệt trong việc cấp và thụ hưởng dịch vụ xã
hội cơ bản giữa nhóm dân bản địa đô thị và
nhóm di cư).
Thứ hai, Thống nhất quản lý vấn đề di cư
đô thị.
Đối với Trung ương: Thực tế cho thấy,
đối tượng di cư trong nước không phải là đối
tượng quản lý của riêng một bộ ngành nào
từ Trung ương đến cơ sở. Thiết nghĩ, trong
thời gian tới, Chính phủ cần “giao hẳn” trách
nhiệm này cho Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ này sẽ trực tiếp là
cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong
việc tham mưu, thống nhất quản lý và phối
hợp với các bộ, ban ngành hữu quan từ Trung
ương đến cơ sở nhằm quản lý hiệu quả, ban
hành kịp thời các vĕn bản định hướng, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
cho người di cư nói chung và trong đó có di
cư đô thị hiện nay. Cần thường xuyên điều
tra, thu thập dữ liệu chuẩn xác về quá trình
di cư và di cư đô thị, từ đó làm cĕn cứ hoạch
định chính sách; phân bổ nguồn lực hợp lí,
hài hòa và hiệu quả để đồng hành cùng các
địa phương giải quyết sự thiếu hụt nhu cầu cơ
bản của lực lượng di cư đô thị.
Đối với địa phương: Chính quyền các cấp
và xã hội cần thay đổi nhận thức về di cư đô
thị. Trong đó, khẳng định rằng di cư đô thị
nói riêng là một luồng lao động bổ sung quan
trọng cho đô thị nơi đến, là một vấn đề phát
triển chứ không phải là một “vấn đề xã hội”
hay thậm chí là “vấn đề dẫn đến tệ nạn” và
do vậy, cần có cái nhìn “đa chiều” để nhận
diện, tận dụng và giải quyết vấn đề này. Đẩy
mạnh chủ trương xây dựng đô thị (thành phố)
vệ tinh, thực hiện chính sách giãn dân, di dân
có kế hoạch và đẩy mạnh đầu tư phát triển
mạnh vùng ngoại thành các đô thị lớn, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư
dân vùng ven. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư
nguồn lực, phát triển đồng bộ cho các đô thị
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố
thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh,
nhằm góp phần giãn dân, tạo sức hút dân cư,
hạn chế áp lực cho các đô thị lớn, đô thị trực
thuộc trung ương như hiện nay. Xây dựng cơ
chế tiếp cận thông tin di cư đô thị, nhất là cho
đối tượng học sinh, sinh viên và thanh niên
nông thôn về hành trình gian nan của di cư
đô thị. Tĕng cường hoạt động trung tâm giới
thiệu việc làm, trung tâm khởi nghiệp quốc
gia, trung tâm trợ giúp pháp lý, phát huy hoạt
động của tổ chức, công tác xã hội, nhằm
đồng hành, và hạn chế rủi ro, rào cản của lực
lượng di cư đô thị, giúp họ vươn lên, vượt
khó thành công.
Thứ ba, Phát huy vai trò của các đoàn
thể chính trị, các tổ chức xã hội và các tổ
chức tự quản quần chúng cả nơi xuất cư và
nơi di cư đến. Trong khi chờ Trung ương có
bước chuyển và hành động trong quản lý và
giải quyết quá trình di cư đô thị hiện nay thì
thiết nghĩ, vai trò và vị trí của các tổ chức
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cũng như
các thiết chế tự quản quần chúng như công
đoàn, chi hội phụ nữ, khu phố, tổ dân phố,
cần được phát huy hết sức mạnh cũng như lợi
thế vốn có. Do vậy, các thiết chế này cần rà
soát và trên cơ sở thẩm quyền, khả nĕng của
mình mà các thiết chế này có hành động thiết
thực, chính đáng nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người di cư là lao động. Tĕng cường công
tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận
thức, hiểu biết và hành động của người lao
động là dân di cư, trong đó có nữ lao động
về quá trình di cư; các khó khĕn, thách thức
và những điều cần được trang bị trong hành
trình đến với miền đất hứa. Để làm được điều
này, cần thiết nâng cao chất lượng, phẩm chất
của cán bộ cơ sở. Thường xuyên lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng các đối tượng di cư và
là cầu nối giữa họ với các cấp chính quyền,
vì suy cho cùng, họ cũng là công dân của một
quốc gia với đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo
hiếp pháp luật.
Thứ tư, Đẩy mạnh đầu tư và phát triển
toàn diện, đồng bộ và hiện đại hóa nông
nghiệp - nông thôn và nông dân. Đây là chủ
trương và giải pháp lớn, có tính dài hạn và
được xem là giải pháp góp phần giải quyết
gốc rễ của quá trình di cư nói chung, trong đó
có nữ lao động di cư hiện nay. Bởi lẽ, suy cho
cùng, người di cư rời bỏ mảnh đất của mình
cũng vì “miếng cơm manh áo”, vì cuộc sống
khó khĕn tại quê nhà. Do vậy, trong thời gian
tới, Nhà nước và chính quyền các cấp cần
nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về “xây dựng nông
thôn mới”, thực hiện chính sách “tam nông”,
đẩy mạnh đầu tư toàn diện, có hiệu quả trên
các lĩnh vực chính như: Về kinh tế: Đầu tư
hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật như
điện, đường, trường, trạm, thông qua huy
động nguồn lực xã hội hóa, tĕng cường kêu
gọi hợp tác công - tư (PPP), qua đó dần cải
thiện bộ mặt nông thôn, tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch bài bản vùng
sản xuất và liên kết vùng, chú ý phát huy hiệu
quả của mô hình “hợp tác xã kiểu mới”, nông
nghiệp công nghệ cao với chủ trương tích tụ
ruộng đất phục vụ sản xuất lớn; đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa nông
thôn, phát triển nông nghiệp, tĕng nĕng suất
lao động, cải thiện hiệu quả kinh tế góp phần
giải quyết vấn đề nghèo đói, việc làm, làm
cho người dân thiết tha và gắn bó với mảnh
đất của mình, Về xã hội: Tĕng cường đầu
tư cho giáo dục và đào tạo, chú trọng việc
đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đi vào
thực chất, hiệu quả, gắn với nhu cầu lao động
và thực tiễn tại các địa phương. Ngoài ra, Nhà
nước và chính quyền địa phương cũng tĕng
cường đầu tư chĕm sóc sức khỏe, y tế, nâng
cao từng bước đời sống vĕn hóa, tinh thần
của bà con tại địa phương, rút ngắn khoảng
cách trình độ phát triển và thụ hưởng các loại
hình dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.
Thứ nĕm, Huy động sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề liên
quan đến di cư và đảm bảo quyền lợi nữ lao
động di cư hiện nay. Huy động nguồn lực
trong việc thực hiện các dự án, chương trình
nghiên cứu về quá trình di cư trong nước và
quá trình di cư đô thị nói riêng. Đây là cĕn
cứ thực tiễn và luận chứng khoa học cho việc
tham mưu và hoạch định chính sách di cư nói
chung ở các cấp. Huy động nguồn lực (nhất là
tài chính) để bổ sung và hỗ trợ thực hiện các
chính sách an sinh xã hội gắn với đối tượng
người di cư, di cư đô thị và phát triển kinh tế -
xã hội vùng nông thôn. Trong bối cảnh Cộng
đồng AC, các hiệp định TPP, WTO,... thì Việt
Nam cần chú trọng dịch chuyển “lao động
111
Chính sách quản lý di cư ...
quốc tế” từ nông thôn qua con đường đào tạo
nghề nông thôn và đẩy mạnh xuất khẩu lao
động sang khu vực ASEAN và các nước, góp
phần giải quyết áp lực di cư đô thị trong nước
hiện tại.
3. KẾT LUẬN
Di cư đô thị là vấn đề của phát triển mà
mỗi quốc gia cần đối diện và có chính sách,
cơ chế quản lý để vượt qua. Thông qua kết
quả của nhiều dự án, đề tài nghiên cứu, điều
tra trên phạm vi toàn quốc về di cư, đô thị
hóa và dân số, bài viết đã cung cấp một cách
bao quát về thực trạng di cư đô thị hiện nay.
Đây là cơ sở để tác giả khuyến nghị một số
giải pháp nhằm gợi mở chính sách từng bước
cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý di cư đô
thị hiện nay của nước ta./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Ngô Thị Kim Dung, Tham gia hoạt động
kinh tế của người di cư tại TP. Hồ Chí Minh,
Tạp chí Xã hội học, số 4 (116)/2011.
[2] Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh
Phượng, Lao động nông thôn di cư ra thành
thị. Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 193, tháng 7/2013.
[3] Tổ chức Action Aid Quốc tế tại Việt Nam
(AAV) (2012), Báo cáo Dự án“Di cư trong
nước – Phụ nữ và Hành trình gian nan tìm
cơ hội”.
[4] Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả Điều
tra dân số và nhà ở, Phần II - Kết quả chủ
yếu.
[5] Tổng cục Thống kê (2009), Chuyên khảo
“Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng,
xu hướng và những khác biệt”.
[6] Tổng cục Thống kê (2016): Điều tra Dân
số và Nhà ở giữa kỳ 2014: “Di cư và đô thị
hóa Việt Nam”, Nxb. Thông Tấn, HN.
[7] Tổ chức Liên Hiệp quốc tại Việt Nam
(2010), Di cư trong nước - Cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam.
[8] ThS. Lê Vĕn Thành, Đô thị hóa với vấn
đề dân nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh, Viện
nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, 2009.
[9] ThS. Nguyễn Nữ Đoàn Vy, Tác động của
di dân tự do đến kinh tế - xã hội, Tạp chí Phát
triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 67/2015.
[10] ThS. Lê Vĕn Thành, Đô thị hóa với vấn
đề dân nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh, Viện
nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, 2009.
[11] UNDP, UBND TP. Hà Nội & UBND TP.
Hồ Chí Minh, Báo cáo “Đánh giá nghèo đô
thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”,
9/2010.
[12] Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2011),
Từ nông thôn ra thành phố. Tác động kinh
tế - xã hội của di cư ở Việt Nam, Nxb. Lao
động, HN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 52_5718_2136182.pdf