Tài liệu Chính sách phát triển ngôn ngữ của dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay - Phú Văn Hẳn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
33Ngày nhận bài 5/8/2017; Ngày phản biện: 24/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; e-mail: phuvanhan@yahoo.com.vn
1.Vài nét về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.
Ngoài người Kinh là dân tộc đa số, nước ta còn
có 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Hiện người DTTS
là 13,39 triệu người (năm 2015), chiếm 14,6%
dân số cả nước. Đến nay số người DTTS tăng
không đáng kể (14,3%, năm 1999). Số dân của
các DTTS không đồng đều. Có 19 dân tộc có số
dân từ 100.000 người đến trên 1,6 triệu người;
18 dân tộc có từ 10.000 người đến dưới 100.000
người, 11 dân tộc có từ 1.000 đến dưới 10.000
người. Có 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người:
Si La có 709 người; Pu Péo 687 người; Rơ-mâm
436 người; Brâu 397 người; Ơ-đu 376 người.
Về ngôn ngữ các DTTS, bên cạnh tiếng
Việt là ngôn ngữ phổ thông, một số ngôn ngữ
của người Tày, Thái, Mường (các tỉnh phí...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển ngôn ngữ của dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay - Phú Văn Hẳn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
33Ngày nhận bài 5/8/2017; Ngày phản biện: 24/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; e-mail: phuvanhan@yahoo.com.vn
1.Vài nét về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.
Ngoài người Kinh là dân tộc đa số, nước ta còn
có 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Hiện người DTTS
là 13,39 triệu người (năm 2015), chiếm 14,6%
dân số cả nước. Đến nay số người DTTS tăng
không đáng kể (14,3%, năm 1999). Số dân của
các DTTS không đồng đều. Có 19 dân tộc có số
dân từ 100.000 người đến trên 1,6 triệu người;
18 dân tộc có từ 10.000 người đến dưới 100.000
người, 11 dân tộc có từ 1.000 đến dưới 10.000
người. Có 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người:
Si La có 709 người; Pu Péo 687 người; Rơ-mâm
436 người; Brâu 397 người; Ơ-đu 376 người.
Về ngôn ngữ các DTTS, bên cạnh tiếng
Việt là ngôn ngữ phổ thông, một số ngôn ngữ
của người Tày, Thái, Mường (các tỉnh phía Bắc),
Ê-đê (ở Tây Nguyên), Chăm (ở Ninh Thuận và
Bình Thuận), Khmer (vùng Tây Nam Bộ) đã
trở thành ngôn ngữ vùng. Trong khi đó, một số
ngôn ngữ thiểu số khác như các ngôn ngữ Ơ-đu,
Brâu, Rơ-mâm lại đang có nguy cơ bị mai một.
Về mặt chữ viết, có 10 dân tộc sử dụng
chữ viết cổ truyền: Tày (chữ Nôm Tày), Nùng
(chữ Nôm Nùng), Thái (chữ Thái cổ), Lào (chữ
Lào), Cao Lan (chữ Nôm Cao Lan), Mông (chữ
Mông), Dao (chữ Nôm Dao), Chăm (chữ Thrah,
chữ Jawi), Khmer (chữ Khmer), Hoa (chữ Hán).
Một số dân tộc thuộc nhóm này xuất hiện chữ
viết mới theo chữ cái La Tinh gần gũi với chữ
phổ thông; Khoảng 23 dân tộc có chữ viết theo
La Tinh: Tày-Nùng, Mông-Dao, Bru-Vân Kiều,
Pacô, Cơtu, Xơđăng, Bana, Hrê, Giarai, Êđê,
Chăm Hroi, Mnông, Cơho, Xtiêng, Ra-glai,
Churu, Chơro...; Khoảng 24 dân tộc chưa có chữ
viết riêng: Mường, Khơ-mú, Xinh-mun, Kháng,
Thổ, Chứt, Nguồn Nhiều dân tộc thuộc nhóm
này có nguyện vọng xây dựng chữ viết.
2.Một số chính sách liên quan ngôn ngữ
dân tộc thiểu số
Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách
bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các
DTTS. Đến nay đã có nhiều văn kiện chính trị
được ban hành và được nhắc lại nhiều lần trong
các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, chữ viết
các DTTS Việt Nam:
- Hội đồng Chính phủ (1969), Quyết định
số 153-CP ngày 20/8/1969 “Về việc xây dựng, cải
tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu số”;
- Hội đồng Chính phủ (1980), Quyết định
số 53-CP ngày 22/2/1980 “Về chủ trương đối với
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ HIỆN NAY
Phú Văn Hẳn(1)
Chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là một trong những chính sách lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trong điều kiện một nước đa dân tộc như
nước ta. Trong những năm qua, chính sách này đã đáp ứng được các vấn đề về dân tộc và
ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, góp phần thiết thực vào thực hiện chính sách đại đoàn kết
dân tộc. Tuy nhiên tại một số địa phương khi triển khai chính sách ngôn ngữ đối với dân tộc
thiểu số dừng lại ở những tư tưởng, những luận điểm chung nhất, thiếu hẳn các kế hoạch, các
chương trình mục tiêu và hệ thống các biện pháp cụ thể, hình thức tổ chức thực hiện thích
hợp với từng khu vực, từng dân tộc, thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ được chuẩn bị về kiến thức
và phương pháp Khắc phục tình trạng đó sẽ khiến cho bức tranh chung về thực trạng giáo
dục, sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc trong các dân tộc thiểu số tại chỗ Việt Nam hiện nay
sáng sủa hơn.
Từ khóa: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số; giáo dục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
34 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
chữ viết của các dân tộc thiểu số”;
- Uỷ ban Khoa học xã hội và Bộ Giáo dục
(1980), Một số quy định về chính tả trong sách
giáo khoa cải cách giáo dục, ngày 30/11/1980;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1984), Quyết
định số 240/QĐ ngày 5/3/1984 ban hành “Quy
định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng
Việt” áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn
bản của ngành giáo dục;
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khoá 8 (1998), Nghị quyết Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá 8) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;
- Quốc hội (1998), Luật Giáo dục;
- Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định
số 219/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 “Về phê duyệt
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010;
- Quốc hội (2005), Luật Giáo dục;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007),
Dự án hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống quản
lý đất đai Việt Nam (VLAP) sử dụng nguồn vốn
của Ngân hàng Thế giới. Khung kế hoạch dân tộc
thiểu số;
- Chính phủ (2010), Nghị định số 82/2010/
NĐ-CP ngày 15/07/2010 “Quy định việc dạy và
học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong
các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo
dục thường xuyên”.
Văn kiện Đại hội lần thứ nhất của Đảng
(tháng 3/1935), về công tác trong vùng DTTS đã
xác định: “Các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ
của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn
hoá..”. Chính sách bảo tồn và phát huy tiếng nói,
chữ viết các DTTS của Đảng và Nhà nước thể
hiện đầy đủ nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa
các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt
Nam. Chủ trương đó đã quán triệt suốt các giai
đoạn cách mạng của dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
V, (khoá VIII) tiếp tục xác định: “Bảo tồn và
phát triển ngôn ngữ, chữ viết các DTTS, đi đôi
với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông,
khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào DTTS học
tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ
viết của dân tộc mình”. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Các dân tộc
có chữ viết riêng được khuyến khích học chữ dân
tộc dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở vùng dân tộc”.
Các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,
1992 và gần đây nhất năm 2013 đều khẳng định:
các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,
giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong
tục, tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
mình. Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu
học, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Toà án, Luật Báo
chí, Luật Xuất bản đều ghi rõ, cụ thể về quyền
sử dụng tiếng nói, chữ viết của các DTTS.
Năm 1961, Chính phủ có Nghị định số 206/
CP ngày 27/11/1961 phê chuẩn các phương án
chữ Tày-Nùng, chữ Thái cải tiến; đồng thời quy
định phạm vi, mức độ sử dụng các loại chữ đó.
Năm 1964, Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị số
84-CT/TW, ngày 3/9/1964 về “Nhiệm vụ công tác
giáo dục ở miền núi trong 2 năm 1964/1965 và
1965/1966”, khuyến khích tiếp tục nghiên cứu và
mở rộng việc dạy chữ dân tộc trong trường học,
đồng thời sử dụng rộng rãi chữ dân tộc trong đời
sống hàng ngày. Chỉ thị số 84-CT/TW nêu rõ: “Sử
dụng chữ dân tộc là nguyện vọng thiết tha của các
dân tộc, cần tiếp tục nghiên cứu về mặt khoa học,
đồng thời mạnh dạn sử dụng rộng rãi ba thứ chữ
Tày-Nùng, Mèo, Thái trên sách báo, trong cơ quan
hành chính và trong đời sống hàng ngày. Chống tư
tưởng coi thường chữ dân tộc, ngại khó, không
mạnh dạn phát triển việc học và sử dụng chữ dân
tộc. Đi đôi với việc học tập chữ dân tộc, cần dạy
chữ phổ thông ngay từ các lớp cấp I. Đảng đoàn
Bộ Giáo dục và Ban Dân tộc Trung ương cần phối
hợp để chỉ đạo và rút kinh nghiệm về vấn đề này”.
Năm 1969, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định
số 153-CP ngày 20/8/1969 “Về việc xây dựng,
cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu
số”, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của các
ngành và các địa phương trong việc xây dựng và
phổ biến chữ dân tộc.
Sau thống nhất đất nước, Hội đồng Chính
phủ tiếp tục có Quyết định số 53-CP (ngày
22/2/1980), tiếp tục khẳng định “Tạo điều kiện
thuận lợi cho các DTTS phát triển nhanh về kinh
tế và văn hoá, thực hiện ngày càng đầy đủ quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, đáp ứng nhu cầu chính
đáng của DTTS và tăng cường sự thống nhất của
Tổ quốc”. Từ sau đổi mới (1986 đến nay), Đảng,
Nhà nước và chính quyền các tỉnh tiếp tục cụ thể
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
35Số 19 - Tháng 9 năm 2017
hơn các chính sách về ngôn ngữ DTTS, đã ban
hành một số chính sách, chương trình nhằm xúc
tiến việc giáo dục ngôn ngữ - chữ viết DTTS Việt
Nam trong cán bộ, công chức công tác ở vùng
dân tộc, cụ thể:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1997, Thông tư
số 01/GD-ĐT ngày 3/2/1997 “Về hướng dẫn việc
dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số”;
- Thủ tướng Chính phủ, 2004, Chỉ thị số
38/2004/CT-TTg ngày 9/11/2004 “Về việc đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc,
miền núi”;
- Thủ tướng Chính phủ, 2005, Quyết định số
219/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 “Về phê duyệt
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2006, Quyết định số 3/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày
24/1/2006 ban hành “Chương trình khung dạy
tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ,
công chức, công tác ở vùng dân tộc thiểu số”;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2006, Quyết định số 30/2006/QĐ-BGDĐT ngày
4/7/2006 ban hành “Chương trình dạy tiếng
Chăm cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân
tộc, miền núi”.
Từ các chủ trương của Đảng và chính sách
của Nhà nước về ngôn ngữ, các cơ quan chức
năng có liên quan và các địa phương có đồng
bào DTTS đã tích cực triển khai thực hiện, đẩy
mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối
với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền
núi. Nhiều cán bộ công chức công tác ở vùng dân
tộc đã thông qua các khoá học như vậy mà đã sử
dụng được chữ và tiếng của DTTS trong vùng.
Đây là một lợi thế trong công tác dân tộc. Trong
khi đó người bản ngữ của nhiều DTTS vẫn còn
nhiều vấn đề về ngôn ngữ cần giải quyết để có thể
được học chữ và tiếng của chính dân tộc mình.
Tiếng nói và chữ viết của mỗi DTTS ở Việt
Nam vừa là vốn quý của dân tộc đó, vừa là tài sản
văn hoá của toàn dân tộc. Thực hiện chính sách
ngôn ngữ, ở các vùng DTTS, tiếng nói và chữ
dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ
thông. Mọi công dân Việt Nam dù bất cứ là dân
tộc nào cũng đều có nghĩa vụ và quyền lợi học
tập, sử dụng tiếng Việt. Tiếng Việt phổ thông là
quốc ngữ, là ngôn ngữ chung của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, là phương tiện giao tiếp, giao
lưu không thể thiếu được giữa các địa phương
và các dân tộc Việt Nam. Thông qua tiếng Việt,
các dân tộc các địa phương xích gần nhau hơn,
thông hiểu nhau hơn, có thể cùng nhau phát triển
đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật Khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện
quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam tiếp
tục được tăng cường.
3.Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng
dân tộc thiểu số tại chỗ
3.1.Tình hình dạy và học tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc thiểu số
Nhiều DTTS tại chỗ không ngừng truyền
thụ tiếng nói và chữ viết của mình. Từ năm 1959,
chữ Thái, chữ Mông đã được chính quyền địa
phương và cộng đồng các dân tộc tại chỗ tổ chức
dạy và học trong các trường ở vùng. Năm 1961,
tại Nghị định số 206/CP đã phê chuẩn các phương
án chữ Thái được cải tiến từ chữ Thái thuộc hệ
chữ Phạn cổ; chữ Tày-Nùng và chữ Mông theo
mẫu tự La Tinh, việc dạy tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc tại chỗ phía Bắc đã được triển khai
trên diện rộng.
Ở miền Nam, sau khi thống nhất đất nước,
nhất là từ khi có Quyết định 53/QĐ-CP (1980),
các DTTS tại chỗ ở tỉnh phía Nam, Tây Nguyên
và Nam Bộ đã triển khai dạy và học song ngữ:
tiếng Dân tộc và tiếng Việt phổ thông. Các tỉnh
Ninh Thuận, Bình Thuận dạy tiếng nói, chữ viết
dân tộc Chăm; các tỉnh vùng Tây Nam Bộ dạy
tiếng nói, chữ viết dân tộc Khmer; thành phố Hồ
Chí Minh dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Hoa.
Việc tổ chức dạy tiếng nói, chữ viết DTTS
tại chỗ có nhiều chuyển biến khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/GD-ĐT,
ngày 3/2/1997 hướng dẫn việc dạy tiếng nói, chữ
viết DTTS. Đến nay, Bộ đã xây dựng được 8 bộ
chương trình cho 8 thứ tiếng DTTS, gồm: chữ
Chăm, chữ Thái, chữ Bana, chữ Hán, chữ Mông
và chữ Khmer, chữ Giarai, chữ Xơđăng. Các tài
liệu đó đang được đưa vào áp dụng tại một số
trường tiểu học có người DTTS tại chỗ theo học
đông và trường phổ thông dân tộc nội trú. Bộ cũng
đã chỉ đạo biên soạn các sách song ngữ tiếng Việt
- tiếng dân tộc gắn nội dung kiến thức địa phương
để sử dụng trong nhà trường, biên soạn các loại
từ điển so sánh, đối chiếu: Tiếng dân tộc thiểu
số - tiếng Việt, các sách sổ tay phương ngữ tiếng
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
36 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Việt – tiếng dân tộc thiểu số dùng cho học sinh
tiểu học. Hiện nay có trên 30 tỉnh, thành phố dạy
tiếng DTTS trong chương trình phổ thông tiểu
học như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum,
An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Tây
Ninh, thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2005, khi Luật Giáo dục (sửa đổi)
được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ
7, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với
Ủy ban Dân tộc và các cơ quan chức năng liên
quan xây dựng Nghị định của Chính phủ “Quy
định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân
tộc thiểu số”.
Thời gian qua ở nhiều địa phương có đồng
bào DTTS tại chỗ cư trú đông, tập trung đều có
những quan tâm và có những biện pháp thực hiện
chính sách ngôn ngữ và nhu cầu ngôn ngữ.
Hiện nay, ngoài các dân tộc Êđê, Chăm,
Hoa, Khmer duy trì được truyền thống giáo dục
ngôn ngữ và chữ viết dân tộc, các dân tộc khác
đều không duy trì được hoặc duy trì rất cầm
chừng việc giáo dục ngôn ngữ và chữ viết cổ
truyền hoặc chữ La tinh hoá. Còn những DTTS
chưa từng có chữ viết thì địa phương đó ít hăng
hái xúc tiến việc xây dựng hệ thống chữ viết và lộ
trình để phổ biến, duy trì.
Ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên,
trường hợp của tiếng Bru-Vân Kiều và chữ Bru-
Vân Kiều là một trường hợp rất điển hình. Từ
năm 1959 đến năm 1986, đã có đến ba bộ chữ
La tinh hoá được xây dựng cho tiếng Bru-Vân
Kiều ở Việt Nam, nhưng việc triển khai áp dụng
đều bị gián đoạn (Lý Tùng Hiếu - Phú Văn Hẳn,
Ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Nam Bộ, Hội thảo
khoa học của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam
Bộ, 2011)
Trên địa bàn Trường Sơn - Tây Nguyên có
21 dân tộc tại chỗ. Hầu hết các ngôn ngữ DTTS
đó đều đã có chữ viết từ lâu. Thế nhưng chỉ có
tiếng và chữ Êđê là đã và đang tiến hành dạy ở
các cấp lớp 3, 4, 5 bậc tiểu học, triển khai thử
nghiệm ở bậc trung học cơ sở các trường dân tộc
nội trú của tỉnh Đăk Lăk. Tiếng và chữ Giarai
vẫn đang tiếp tục thử nghiệm ở các lớp 3, 4, 5 bậc
tiểu học trên địa bàn Đăk Lăk, Kon Tum. Tương
tự, tiếng và chữ Bana cũng đưa vào giảng dạy
song ngữ ở ba cấp lớp 3, 4, 5 trên địa bàn tỉnh
Kon Tum. Tại tỉnh Đăk Nông, sau khi thành lập
tỉnh năm 2004, một số cán bộ lãnh đạo tỉnh đã
bày tỏ quyết tâm đưa bộ chữ Mnông vào giảng
dạy cho học sinh dân tộc Mnông bên cạnh chữ
phổ thông.
Việc truyền thụ ngôn ngữ DTTS cho người
bản ngữ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp
phát triển giáo dục ở vùng dân tộc, ổn định chính
trị, nâng cao dân trí, bảo tồn văn hoá truyền thống
và phát triển cộng đồng vùng các DTTS tại chỗ.
Việc dạy tiếng nói, chữ viết DTTS còn phát huy
được sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp
phát triển giáo dục, thực hiện tích cực quá trình
xã hội hoá giáo dục và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ở vùng DTTS.
3.2.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong các hoạt động văn hoá
Cùng với chữ Quốc ngữ, chữ viết của các
DTTS đã được sử dụng trong các hoạt động văn
hoá, trong sưu tầm các tác phẩm văn học dân
gian, trong sáng tác văn học nghệ thuật
Một số tác phẩm văn học dân gian các
DTTS như: Sống Trụ xôn xao (dân tộc Thái),
Tiếng hát làm dâu (dân tộc Mông), Đăm San,
Xinh Nhã (dân tộc Êđê), Luật tục (dân tộc Giarai,
dân tộc Mnông), Devamano, Ariya Cham – Bini,
Muk Chruh Palei (dân tộc Chăm) đã được giới
thiệu rộng rãi trong cả nước. Điều đó giúp cho
tiếng nói, chữ viết của các DTTS tồn tại và phát
triển về ngôn ngữ, đồng thời làm giàu kho tàng
văn học nghệ thuật của các dân tộc Việt Nam.
Các ngôn ngữ DTTS luôn được khuyến
khích và tôn vinh trong các hoạt động văn hóa.
Nhiều lễ hội, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, các
trò chơi dân gian của các DTTS nhờ vậy được
bảo tồn, giữ gìn và phát huy, như các bài hát giao
duyên của dân tộc Dao; hát Then của dân tộc
Tày; lễ cầu mưa của dân tộc Chăm; sử thi các dân
tộc Tây Nguyên; mo Đẻ đất đẻ nước của dân tộc
Mường; ngày hội Chol-Chnăm-Thmây của dân
tộc Khmer; lễ hội Xên cẩu nó, Ksai sà síp của dân
tộc Xinh-mun Các ngày hội văn hoá của các
DTTS như lễ hội văn hoá dân tộc Khmer, dân tộc
Chăm, dân tộc Hoa, dân tộc Mông và các ngày
hội văn hoá các dân tộc khu vực Tây Bắc, Việt
Bắc, Tây Nguyên, được tổ chức và khuyến khích
sử dụng ngôn ngữ (cả tiếng và chữ) nhằm giới
thiệu bản sắc văn hoá độc đáo của các DTTS Việt
Nam với công chúng cả nước và bạn bè quốc tế.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
37Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Các đợt nghiên cứu, sưu tầm ở khắp tỉnh,
thành phố trong cả nước, thông qua ngôn ngữ
dân tộc đã thu thập được hàng ngàn trang tài
liệu, phim ảnh tư liệu, băng hình về văn hoá các
DTTS. Đến nay, hàng loạt các công trình nghiên
cứu về ngôn ngữ dân tộc được biên soạn, các từ
điển đối chiếu như Việt - Tày Nùng, Thái - Việt,
Mông - Việt, Việt - Chăm, Chăm - Việt, Việt -
Khmer, Khmer - Việt được xuất bản các tài
liệu ngữ pháp tiếng dân tộc, như ngữ pháp tiếng
Giarai, tiếng Bana, tiếng Chăm, và một số dân
tộc khác đã được công bố. Công tác nghiên cứu
vấn đề tiếng nói, chữ viết của các DTTS tiếp tục
được chú ý.
3.3.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong thông tin tuyên truyền
Từ khá sớm, ngôn ngữ DTTS tại chỗ đã
được quan tâm phát sóng. Từ năm 1956 Đài Tiếng
nói Việt Nam đã thực hiện chương trình phát thanh
tiếng DTTS với các tiếng dân tộc Giarai, Bana,
Êđê, Hrê, Mnông, Mạ. Năm 1959, phát thanh tiếng
Thái - Mông (khu tự trị Tây Bắc). Năm 1961, phát
thanh tiếng Tày - Nùng (khu vực trị Việt Bắc).
Tiếp theo là chương trình tiếng Mông - Dao. Đài
Tiếng nói Việt Nam đã chuyển tải các nội dung
phản ánh cuộc sống mới, con người mới lao động
sản xuất, học tập xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến
đấu và phục vụ chiến đấu của đồng bào các DTTS
cả nước trong quá trình đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Ngày 28/8/1980, Đài
Tiếng nói Việt Nam đã có Quyết định số 215-
QĐ/ĐFT về việc thành lập Phòng chương trình
phát thanh tiếng Khmer; tiếp theo là Quyết định
số 201/2001/QĐ-ĐFT ngày 12/6/2001 về bố trí
các chương trình tiếng dân tộc của Đài Tiếng nói
Việt Nam tại các tỉnh Tây Nguyên và một số quyết
định về phát thanh tiếng dân tộc khác như dân tộc
Thái, Mông, Chăm
Đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát
thanh hơn 13 thứ tiếng DTTS: Khmer, Chăm,
Êđê, Giarai, Bana, Cơho, Xơđăng, Mông, Dao,
Thái Ngày 01/10/2004, thành lập Hệ phát
thanh tiếng dân tộc (VOV4). Thời lượng phát
sóng từ 90 phút đến 150 phút/ngày, phát cả 3 buổi
sáng, trưa, tối. Tổng thời lượng phát sóng của các
chương trình DTTS trong Hệ phát thanh tiếng
dân tộc là hơn 30 giờ/ngày. Các buổi phát thanh
tiếng DTTS được các cơ quan chức năng các cấp
sắp xếp, bố trí thời gian, thời lượng hợp lý để
đồng bào thụ hưởng được nhiều nhất từ tiếng dân
tộc trên sóng điện.
Dự án “Mở rộng mạng phủ sóng phát thanh
các chương trình văn hoá - xã hội và các chương
trình bằng tiếng dân tộc trong khu vực trung du
và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2006-2010” (Văn
bản số 1835/TTg-VX, ngày 10/11/2006 của Thủ
tướng Chính phủ) của Đài Tiếng nói Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho triển
khai thực hiện.
Về truyền hình, Chính phủ đã ra Nghị định
số 96/2003/NĐ-CP ngày 20/8/2003, Quy định
cơ cấu bộ máy tổ chức của Đài Truyền hình Việt
Nam có Ban Truyền hình tiếng dân tộc. Tiếp theo
có Quyết định số 622/QĐ-THVN ngày 8/6/2004
của Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban Truyền hình tiếng dân tộc
(Chương trình VTV5). Chương trình này phát 12
giờ/ngày so với năm 2005 và tăng gấp 3 lần so với
giai đoạn phát sóng thử nghiệm, với 10 ngôn ngữ:
Mông, Thái, Êđê, Giarai, Bana, Xơđăng, Cơho,
Khmer, Chăm, Xtiêng. Theo lộ trình phát triển
của kênh VTV5, thời lượng tăng 20 giờ/ngày với
19 thứ tiếng (nay đã nhiều hơn, 2017). VTV5 đã
phản ánh nhiều mặt trong cuộc sống kinh tế, văn
hoá - xã hội, giáo dục, y tế, khoa học đời sống
đến đồng bào các DTTS. Truyền hình bằng tiếng
dân tộc VTV5 đã mang đến nhiều thông tin quan
trọng, góp phần nâng cao dân trí ở vùng DTTS
tại chỗ.
Ở các địa phương có đông đồng bào
DTTS, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cũng
đã dành thời lượng nhất định để phát thanh bằng
tiếng DTTS tại chỗ về các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, của cấp uỷ, Hội đồng Nhân
dân, Uỷ ban Nhân dân. Thông qua ngôn ngữ dân
tộc tại chỗ, Đài Phát thanh và Truyền hình địa
phương còn phổ biến khoa học kỹ thuật, nêu
những gương mặt điển hình xuất sắc về lao động
giỏi, làm giàu của một số hộ gia đình.
Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh bằng tiếng
DTTS đã được một số địa phương phát huy trong
in ấn, trên pa nô, áp phích trong những ngày lễ
lớn, các kỳ bầu cử, đại hội Đảng, phát động các
phong trào thi đua yêu nước. Một số ấn phẩm
được in bằng cả tiếng dân tộc và tiếng Việt phổ
thông để tuyên truyền về pháp luật, sách về môi
trường, về y tế, giáo dục, trong đó Bản tin ảnh
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
38 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Dân tộc và Miền núi do Thông tấn xã Việt Nam
phát hành in bằng chữ dân tộc Êđê, Bana, Giarai,
Khmer và Chăm cùng với các báo, tạp chí cấp
không thu tiền cho vùng DTTS và miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, đã thiết thực góp phần tuyên truyền
hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS.
3.4.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong công tác tư pháp
Hiến pháp đã quy định Toà án Nhân dân
đảm bảo cho công dân nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc được quyền
dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước
toà. Các Bộ luật Tố tụng Hình sự (năm 1988 và
sửa đổi, bổ sung năm 1992), Luật Tổ chức Toà án
Nhân dân năm 1992, Pháp lệnh giải quyết các vụ
án dân sự năm 1999 đều quy định cụ thể các
DTTS có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc trước Toà.
Hiện nay, trong các hoạt động tư pháp,
người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết DTTS của mình thông qua phiên dịch
sang tiếng và chữ dùng trong tố tụng là tiếng Việt
Quốc ngữ. Toà án cho phép cử người phiên dịch
tiếng dân tộc đối với công dân là người DTTS
trong quá trình tố tụng, xét xử
Như vậy tiếng nói và chữ viết của các
DTTS được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp
đỡ phát triển, đã góp phần xoá mù chữ dân tộc ở
một số vùng mà đồng bào ít biết hoặc không biết
tiếng phổ thông; đáp ứng yêu cầu của đồng bào
về việc dùng chữ dân tộc ghi sổ sách, viết thư từ,
chép tư liệu văn học dân gian và tiến hành công tác
thông tin, tuyên truyền ở địa phương. Một số ngôn
ngữ DTTS đã được dạy và học ở các trường phổ
thông. Bên cạnh đó, tiếng nói và chữ phổ thông
ngày càng được phổ cập sâu rộng trong cộng đồng
các DTTS với tư cách là ngôn ngữ chung của cả
nước, đã và đang góp phần thiết thực thúc đẩy sự
phát triển các mặt ở các vùng DTTS.
4.Vấn đề đặt ra trong chính sách đối với
các ngôn ngữ thiểu số
Đi đôi với thành tựu là những vấn đề bất
cập trong chính sách và thực hiện chính sách đối
với các ngôn ngữ thiểu số. Theo chúng tôi, những
vấn đề bất cập đó là:
- Việc thực hiện Quyết định số 53/QĐ-CP
đến nay đã có những đóng góp nhất định giúp các
dân tộc bảo tồn và phát huy hiệu quả ngôn ngữ
của mình. Tuy nhiên vẫn cần đánh giá những mặt
mạnh và những tồn tại để có giải pháp phát triển
bền vững tiếng nói, chữ viết các DTTS tại chỗ.
- Việc thực hiện chính sách ngôn ngữ thật
sự chưa có sự chỉ đạo thống nhất, do đó mỗi địa
phương đều thực hiện theo yêu cầu thực tế của
địa phương mình. Vì vậy có những địa phương
triển khai tương đối tốt, nhưng ngược lại cũng có
địa phương thực hiện chưa tốt, hoặc không triển
khai thực hiện.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp
trong việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc
tại chỗ chưa chặt chẽ và đồng bộ, chưa thường
xuyên.
- Việc sử dụng tiếng và chữ dân tộc trong
các công tác giáo dục, văn nghệ, thông tin, tuyên
truyền còn chưa sát với tình hình kinh tế, chưa
phục vụ tốt nhu cầu đồng thời vừa học tốt chữ
phổ thông và chữ DTTS tại chỗ.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và soạn
sách giáo khoa bằng chữ dân tộc còn nhiều điều
bất cập.
- Trong nhận thức của các ngành, các cấp
và ngay trong đồng bào DTTS (nhất là lớp trẻ)
có quan niệm cho rằng việc bảo tồn và phát huy
tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là không
quan trọng, không cần thiết trước xu thế toàn cầu
hoá về ngôn ngữ, về thông tin.
Những bất cập, hạn chế này rất cần sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, chứ không phải
của riêng ngành giáo dục, với những lộ trình cụ
thể và những giải pháp thiết thực.
Tài liệu tham khảo
[1] Barker, Colin (1996), Foundation of
bilingual education and bilingualism, second
edition, L’levedon, Philadelphia, Adelaide;
[2] Coèdes, G. (1948), “Les langues de
l’Indochine”, Extrait des conférences de l’Institut
de Linguistique de l’Université de Paris, T.VIII,
année 1940-1948;
[3] Diffloth, Gerard (2003),“Tiếng Khmer”,
Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ,
NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 439-
452;
[4] Francis, John de (1977), Colonialism
and language policy in Vietnam, The Hague;
[5] Hoffmann Charlotte (1991), An
introduction to biligualism, Longman, London
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
39Số 19 - Tháng 9 năm 2017
and New York;
[6] Ladefoged Peter & Ian Madieson
(1997), The sounds of the world’s languages,
Blackwell;
[7] Ladefoged Peter (2007), Phonetic
data analysis. Introduction to fildwork and
instrumental techniques, Blackwell;
[8] Thompson, Laurence C. (1965), A
Vietnamese grammar, University of Washington
Press, Seattle;
[9] Đinh Lư Giang (2004), Tình hình song
ngữ Việt - Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long
(trường hợp ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng), Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn,
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;
[10] Phú Văn Hẳn & Jerold Edmonson
(1990), “Eastern Cham as a tone language”,
Mon-Khmer Studies, 20;
[11] Phú Văn Hẳn (chủ biên) (2005), Đời
sống văn hóa & xã hội người Chăm thành phố Hồ
Chí Minh, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội;
[12] Phú Văn Hẳn (2006), Hiện trạng
nghiên cứu khoa học xã hội về người Chăm Nam
Bộ (1996 – 2006) và những mục tiêu nghiên cứu
trước mắt, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ;
[13] Phú Văn Hẳn (2011), Một số vấn đề
về dân tộc nhằm phát triển bền vững vùng Nam
Bộ, Đề tài Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
[14] Ngô Văn Lệ, 2017, Nghiên cứu tộc
người và văn hóa tộc người: Tiếp cận Nhân học
phát triển, NXB. Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh;
[15] Võ Công Nguyện, (Chủ nhiệm đề tài),
2011, Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ:
Lịch sử và hiện trạng đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước trong Đề án khoa học xã hội cấp
Nhà nước: Qúa trình hìh thành và phát triển vùng
đất Nam Bộ (đã nghiệm thu năm 2011);
[16] Nguyễn Văn Tiệp (Chủ nhiệm đề
tài), 2013, Chính sách dân tộc của chính quyền
VNCH và tác động của nó đối với vấn đề dân tộc
và quan hệ dân tộc Tây Nguyên (đã nghiệm thu
năm 2013);
[17] Đinh Lê Thư chủ biên (2005), Vấn
đề giáo dục vùng đồng bào Khmer đồng bằng
sông Cửu Long, NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh;
[18] Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm
tiếng Việt, NXB. Đại học và Trung học Chuyên
nghiệp, Hà Nội;
[19] Đặng Nghiêm Vạn, 1993, Quan hệ tộc
người trong quốc gia dân tộc, NXB. Khoa học
Xã hội;
[20] Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh, Quan hệ tộc người và phát triển xã
hội ở Việt Nam hiện nay, NXB. Tổng Hợp thành
phố Hồ Chí Minh;
[21] Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ
học tiếng Việt, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội;
[22] Thạch Ngọc Minh (1996), “The
phenomenon of monosyllab lization in the
Kiengiang dialect of Khmer”, Proceeding of
the IV International Symposium on Languages
and Linguistics, January 8-10/1996. Vol. V, pp.
1780-1798.
DEVELOPMENT POLICY IN ETHNIC LANGUAGES AT PRESENT
Abstract: Ethnic minority language policy is one of the major and important policies
of our Party and State, in the context of a multi-ethnic country like our country, responding
to ethnic and linguistic problems in Vietnam, contributing to practical implementation of
the policy of national unity. However, in some localities where language policy is applied to
ethnic minorities, there has been few new ideas, general arguments, lack of plans, targeted
programs and systems of specific measures and good forms of implementation to each region
and each ethnic group, lacking a cadre of cadres who have good knowledge and training
methods.
Keywords: Languages of ethnic minorities; policy on the language of ethnic minorities;
education, use of spoken and written languages of ethnic minorities.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 189_814_1_pb_9898_2151987.pdf