Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương vùng Đông Nam Bộ hiện nay - Bùi Nghĩa

Tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương vùng Đông Nam Bộ hiện nay - Bùi Nghĩa: 109 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Nghiên cứu - Trao đổi CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI QUA NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY Bùi Nghĩa*, Nguyễn Hữu Hoàng** TÓM TẮT * ThS. NCS, Học viện Chính trị khu vực II – 0919.330.555 – Email: buinghia72@gmail.com ** CN, Học viện Chính trị khu vực II – ĐT: 016 335 13343 - Email: huuhoang.hcma2@gmail.com Thông qua phỏng vấn sâu 20 người cao tuổi (NCT) và phát 530 phiếu điều tra xã hội học (500 phiếu dành cho NCT, 30 phiếu cho cán bộ, công chức tại Sở Lao động - Thương binh và xã hội) ở 4 địa phương vùng Đông Nam bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh, bài viết phân tích, chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình thực thi chính sách đối với NCT của Vùng thời gian gần đây. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp, khuyến nghị chính sách không chỉ đối với thực tiễn chính sách đối với NCT ở địa bàn nghiên cứu mà còn có ý ...

pdf15 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương vùng Đông Nam Bộ hiện nay - Bùi Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Nghiên cứu - Trao đổi CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI QUA NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY Bùi Nghĩa*, Nguyễn Hữu Hoàng** TÓM TẮT * ThS. NCS, Học viện Chính trị khu vực II – 0919.330.555 – Email: buinghia72@gmail.com ** CN, Học viện Chính trị khu vực II – ĐT: 016 335 13343 - Email: huuhoang.hcma2@gmail.com Thông qua phỏng vấn sâu 20 người cao tuổi (NCT) và phát 530 phiếu điều tra xã hội học (500 phiếu dành cho NCT, 30 phiếu cho cán bộ, công chức tại Sở Lao động - Thương binh và xã hội) ở 4 địa phương vùng Đông Nam bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh, bài viết phân tích, chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình thực thi chính sách đối với NCT của Vùng thời gian gần đây. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp, khuyến nghị chính sách không chỉ đối với thực tiễn chính sách đối với NCT ở địa bàn nghiên cứu mà còn có ý nghĩa tham chiếu, tư vấn cho các địa phương khác trong cả nước. Từ khóa: Chính sách, chính sách đối với người cao tuổi, Đông Nam bộ, già hóa dân số, Việt Nam. POLICIES FOR HIGHER PEOPLE THROUGH RESEARCH IN SOME LOCATIONS IN THE SOUTHEAST OF SOUTH KOREA ABSTRACT Through in-depth interviews with 20 elderly people and 530 social studies questionnaires (500 for EL, 30 for cadres, civil servants at Department of Labor, Invalids and Social Affairs) in 4 areas The Southeast is the city. Ho Chi Minh City, Binh Duong, Dong Nai and Tay Ninh, the article analyzes, points out issues that need attention in the implementation of policies for the region recently. Since then, the author has proposed a number of solutions and policy recommendations not only for the policy practice for the research area in the field, but also reference and counseling for other localities in the country. Keywords: Policies, policies for the elderly, the Southeast, aging population, Vietnam. 1. TÍNH BỨC THIẾT TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NCT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đối với Việt Nam, việc kính trọng, chăm sóc NCT luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ ở bổn phận, trách nhiệm gắn với truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn thể hiện ở tầm chính sách. Trong bài viết này, tính cấp thiết của vấn đề NCT dưới góc nhìn chính sách được phản ánh thông qua các phương diện chủ yếu sau: 110 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Thứ nhất, số lượng lực lượng này trong dân số Việt Nam ngày càng tăng. Nếu như vào năm 1990, tỷ lệ NCT ở nước ta chỉ chiếm 7,2% dân số thì đến năm 2011, tỷ lệ này là 10%, chính thức bắt đầu giai đoạn “già hóa dân số”. Theo dự báo, đến năm 2038, NCT ở Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng dân số - tăng gấp ba lần trong vòng 24 năm 1. Như vậy, sự gia tăng đột biến về số lượng NCT đã đặt tra nhiều thách thức, áp lực cho quá trình phát triển bền vững đất nước và cả công tác hoạch định các chính sách nhằm thỏa mãn quyền cơ bản của NCT. Do đó, cần phải nghiên cứu để kịp thời điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với già hóa dân số hiện nay. Thứ hai, tình trạng kinh tế, sức khoẻ của NCT Việt Nam đang ở mức thấp. Theo Cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% NCT sống ở nông thôn. Trong số này, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước 2. Như vậy, còn trên 70% NCT phải sống dựa vào chính sức lao động của bản thân, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc. Thực trạng kinh tế này cho thấy mức sống của NCT không cao, dẫn đến khả năng hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế và đời sống tinh thần không cao. Về tình trạng sức khỏe, theo điều tra quốc gia về NCT năm 2011 có tới 56% NCT có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh 3. Trong bối cảnh nhu cầu sinh đông có xu hướng giảm, tình trạng con cái di cư, sống xa cha mẹ nên việc chăm sóc sức khỏe cho NCT càng trở thành vấn đề lớn của chính sách. Thứ ba, chính sách người cao tuổi hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách dành cho NCT; chính quyền và đoàn thể các cấp tăng cường triển khai các chính sách dành cho đối tượng đặc biệt này; sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT ngày càng chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, đến nay, cả nước có hơn 2,8 triệu NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; hơn 1,5 triệu NCT hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 481.619 NCT được khám mắt, 84.105 NCT được chữa mắt miễn phí với số tiền trên 103,5 tỷ đồng, 100% NCT đủ điều kiện hưởng trợ cấp đều đã được nhận trợ cấp đầy đủ và đúng thời gian theo quy định 4. Tuy vậy, chính sách đối với NCT cũng còn không ít tồn tại, cần được nghiên cứu, sớm khắc phục. Hoạch định chính sách đối với NCT chỉ mới dừng lại ở chính sách tổng thể, chưa lồng ghép nội dung vào chính sách chuyên ngành; chính sách nhanh chóng lạc hậu, chưa bắt kịp và dự báo tình hình dân số của Việt Nam và thế giới. Việc thực thi các nội dung của chính sách đối với NCT còn chậm, chưa đồng bộ thậm chí một số nội dung mang tính hình thức như miễn giảm vé tàu xe, phí tham quan,... Mặt khác, đang có hiện tượng “lệch” về cán cân tổng thể chính sách đối với NCT khi dành quá nhiều cho việc cung cấp phúc 1 Quỹ dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA) (2016), Thông tin tóm tắt: Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam - Thách thức và cơ hội, tr.1. 2 Nguyễn Đình Cừ (2014), Nhu cầu chuyển hướng chính sách dân số: từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang chính sách dân số và phát triển, Tạp chí Cộng sản, đăng ngày 31/12/2014 3 4 Chính phủ (2015), Báo cáo của Chính phủ năm 2015, đẩy-mạnh-chương-trình-chăm-sóc-sức-khỏe-người-cao-tuổi. 111 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... lợi, nâng mức thụ hưởng đối với NCT mà thiếu chính sách tổng thể khơi dậy, phát huy vai trò, vị thế của NCT nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững đất nước. Mặt khác, việc hiến định về vị trí, vai trò và chính sách dành cho NCT đã được ghi nhận từ năm 1946 tuy nhiên đến năm 2010 Việt Nam mới chính thức có luật điều chỉnh về vấn đề này. Đặc biệt, khi Hiến pháp năm 2013 ra đời và lần đầu tiên ghi nhận quyền con người thì việc ban hành, thực thi chính sách chăm sóc NCT trở thành vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết. Bốn là, khu vực Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố đa số các địa phương này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm hàng đầu quốc gia về kinh tế, thương mại, dịch vụ của cả nước, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2010, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14,5 triệu người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, phần đa là dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, trình độ dân trí cao hơn so với mặt bằng của cả nước. Chỉ tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu điều tra từ năm 2015, NCT của Thành phố hiện khoảng trên 453 992 người, chiếm tỷ lệ trên 5,5% dân số Thành phố (hiện tại con số này có thể tăng hơn nhiều). Có thể thấy, trong vài thập niên tới đây, nếu các cấp chính quyền vẫn chưa có chính sách tổng thể, kịp thời nhằm thích ứng chủ động, tích cực để giải quyết các vấn đề xoay quanh NCT rất có thể trong tương lai vùng Đông Nam Bộ sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc giải quyết các vấn đề dành riêng cho NCT lẫn cân bằng với việc giải quyết các mục tiêu tăng trưởng, phúc lợi, đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển trong dài hạn. Như vậy, tất cả những vấn đề nêu trên là yếu tố cốt lõi tạo ra thách thức cho quá trình nghiên cứu, ban hành chính sách đối với NCT nhằm giúp lực lượng này thích ứng chủ động với già hóa dân số ở tầm quốc gia cũng như khu vực. 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI QUA NGHIÊN CỨU TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Khung phân tích Chính sách đối với NCT là một dạng chính sách xã hội với nhiều nội dung, giải pháp ở các lĩnh vực, quy mô rộng hẹp khác nhau xoay quanh vấn đề về NCT. Để có thể nghiên cứu sâu sắc và đánh giá cặn kẽ, thấu đáo, người viết khu biệt chính sách đối với NCT ở một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ qua hai nhóm vấn đề cùng với các nội dung chủ yếu theo mô hình sau: 112 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Từ sơ đồ này, để đánh giá chính sách đối với NCT vùng Đông Nam Bộ, bài viết đặt ra 02 vấn đề lớn để tiếp cận: Thứ nhất, các chính sách về NCT trên địa bàn tỉnh, thành phố của vùng thời gian qua liệu đã đáp ứng được mong đợi, kỳ vọng của NCT? Thứ hai, tính đồng bộ, đầy đủ của hệ thống chính sách đối với NCT trên địa bàn tỉnh, thành phố của vùng thời gian qua được biểu hiện ra sao? Từ đó, đối với nhóm vấn đề 1, tác giả lựa chọn phân tích 03 tiểu chính sách chủ yếu là (i). chính sách trợ cấp, (ii). chính sách chăm sóc sức khỏe và (iii). chính sách chăm sóc vật chất, tinh thần cho NCT. Đối với nhóm vấn đề 02, bài viết chọn ra 06 lĩnh vực chủ yếu (như sơ đồ hóa trên) để đánh giá, kiểm chứng về tính “đầy đủ, hệ thống” của chính sách NCT. Các kết quả phân tích được tác giả sử dụng từ dữ liệu thu thập được từ quá trình phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học qua phương pháp phân tích định tính và định lượng cùng với các phương pháp nghiên cứu phù hợp khác. 2.2. Kết quả nghiên cứu chính sách đối với NCT qua một số địa phương vùng Đông Nam Bộ 2.2.1. Đối với Nhóm vấn đề thứ 1 - mức độ đáp ứng của các chính sách về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, thành phố của vùng a) Mức độ đáp ứng mong đợi dành cho NCT thông qua mức trợ cấp xã hội Thông qua kết quả điều tra, tác giả thu thập và cho ra kết quả cụ thể về nội dung này như sau: Câu hỏi Có Không Số lượng % Số lượng % Ông/bà có nghe tới chính sách trợ cấp xã hội dành cho Ông/bà không? 485 100 0 0 Ông/bà có biết đến chính sách chăm sóc sức khoẻ mà nhà nước dành cho Ông/bà? 444 91,5 41 8,5 Ông/bà có biết đến chính sách hỗ trợ Ông/bà trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, 362 74,6 123 25,3 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Qua bảng số liệu, có thể thấy, NCT thời gian qua nắm bắt khá tốt, đầy đủ các thông tin về chính sách, quyền lợi dành cho mình. Điều này gián tiếp phản ánh nỗ lực của chính quyền các cấp tại vùng Đông Nam bộ trong công tác tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời các chính sách dành cho NCT, đồng thời, cũng là biện pháp tốt để đảm bảo quyền trợ cấp xã hội dành cho đối tượng đặc biệt này được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành khảo sát chính sách trợ cấp xã hội đối với NCT thể hiện ở 04 nội dung gồm: (1) mức độ trợ cấp hàng tháng; (2) cung vấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày; (3) dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; (4) hỗ trợ mai táng. Đây là bốn nội dung được ghi nhận trong Luật NCT năm 2010. Kết quả như sau: 113 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Câu hỏi Rất đảm bảo Đảm bảo Không đảm bảo Rất không đảm bảo (1) Mức trợ cấp hàng tháng hiện nay ông/bà đang nhận có đảm bảo được chi tiêu hàng tháng của ông/bà? 34 16 22,5 27,5 (2) Việc cung cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày mà nhà nước dành cho Ông/bà có đảm bảo không? 10 8 35 47 (3) Dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng mà nhà nước hỗ trợ có đảm bảo cho Ông/bà? 11,2 13,4 50,1 25,3 (4) Theo Ông/bà hỗ trợ về mai táng như vậy có đảm bảo không? 62 12 15 11 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài mong nhà nước cho gì nhiều. Già rồi có cần gì nhiều đâu. Nhưng mà những những cái tôi nhận được cũng có ý nghĩa lắm. Xe lăn, rồi thỉnh thoảng được cho gạo. Có đoàn thanh niên gì đó, còn huy động mua cho tôi cái tivi” (Cụ ông, 72 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh). Qua phỏng vấn sâu có thể thấy, những kết quả mà nhà nước, chính quyền địa phương đạt được ở nội dung (2) và (3) là tích cực, được bản thân NCT đánh giá tốt. Nhìn lại kết quả khảo sát ở Bảng trên, sở dĩ mức đánh giá của mục (2) và (3) thấp, có lẽ vì nhiều người được khảo sát không thuộc nhóm đối tượng được hưởng hai chế độ này nên họ không biết và không đánh giá tích cực đối với hai nội dung ấy. b) Về mức độ đáp ứng của chính sách chăm sóc sức khoẻ đối với người cao tuổi Chính sách chăm sóc sức khoẻ là nội dung chính của chính sách đối với NCT. Kết quả đánh giá chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu NCT qua khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây: Ở nội dung số (1), có 50% NCT được hỏi trả lời rằng mức trợ cấp hiện tại là “đảm bảo” và “rất đảm bảo”, và số (4) có tới 74% cho rằng mức hỗ trợ mai táng như vậy là đảm bảo và rất đảm bảo - đáp ứng khá tốt mong đợi của NCT, có tích cực đối với cuộc sống của họ. Đặc biệt, trong bốn nội dung xuất hiện trong bảng trên thì nội dung thứ (2) và thứ (3) có tỷ lệ trả lời ở mức “đạt” và “rất đạt” thấp cũng. Để hiểu sâu hơn nguyên nhân, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với một số NCT về 02 nội dung này và kết quả khá bất ngờ. Đây là lời một cụ bà chia sẻ:“Việc cung cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày mà nhà nước dành cho tôi có gì đâu? Tôi chỉ biết là do hoàn cảnh của tôi neo đơn nên thỉnh thoảng tôi có nhận hỗ trợ của bên phụ nữ một ít đồ, rồi uỷ ban có phát gạo, có người tặng quạt. Đó là những gì tôi nhận được. Tôi thấy như vậy là vui rồi, được anh em quan tâm là thấy vui. Quý lắm” (Cụ bà, 66 tuổi, ngụ Đồng Nai) hay như nội dung trả lời của một cụ ông được phỏng vấn cho hay “Cũng không 114 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Câu hỏi Mức độ đánh giá (Trong đó, 1: “không tốt”, 4: tốt nhất) 1 2 3 4 Trạm y tế xã, phường, thị trấn có đảm bảo trách nhiệm triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe? 62 14 10 14 Công tác hướng dẫn NCT kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ của Trạm y tế? 43 24 13 20 Công tác lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ NCT; 16 49 25 10 Công tác khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho NCT ở Trạm y tế; 69 21 7.5 2.5 Trạm y tế phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho NCT 54 23,7 10,2 12,1 Vấn đề thụ hưởng dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng của Ông/ bà ở địa phương 78,5 10,5 10 1 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Theo đánh giá của NCT, những dịch vụ liệt kê trong bảng ở trên chưa được đánh giá cao khi tỉ lệ “rất tốt” và “tốt” thấp. Trong đó, chỉ có một khía cạnh duy nhất là “công tác lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ NCT” có tỉ lệ đánh giá tích cực cao nhất so với các tiêu chí khác (nhưng cũng chỉ với 35%). Lí giải về điều này, một số ý kiến phỏng vấn sâu cho tác giả hiểu sâu thêm vấn đề chính là ở chỗ vì đa phần người tham gia khảo sát “không hiểu”, cũng “không nắm” được những công việc mà họ cho rằng “công tác lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ” này “mang tính nội bộ”, nên vì vậy có tình trạng thờ ơ, “đánh giá cho xong việc” ở cuộc điều tra vẫn là phổ biến. Một số nội dung khác như công tác như tuyên truyền, phổ biến cho NCT những kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng đều chưa thực hiện tốt ở khâu chăm sóc sức khoẻ ban đầu; năng lực và trình độ của cán bộ Trạm Y tế cấp phường còn hạn chế... Đặc biệt, nhiều NCT được phỏng vấn trả lời rằng họ chưa bao giờ đi khám sức khoẻ định kỳ tại Trạm Y tế cấp xã. Chia sẻ của 1 cụ ông cho chúng ta rõ thêm rằng: “Từ hồi giờ tôi không có đi khám sức khoẻ định kì. Bệnh tới đâu là đi khám tới đó à” (cụ ông, 74 tuổi, ngụ Tây Ninh) hay như những bộc bạch của cụ bà: “Thiệt tình là tôi chưa bao giờ bước chân vào trạm y tế. Anh cứ hỏi nhiều người đi, xem có mấy người biết cái Trạm Y tế đó nằm ở đâu”(cụ bà, 69 tuổi, ngụ Bình Dương). Có lẽ niềm tin của NCT dành cho hệ thống y tế cơ sở là chưa cao bởi lẽ “Có chuyện gì là chúng tôi đi thẳng xuống bệnh viện huyện, hoặc đi lên bệnh viện tỉnh. Trạm y tế chưa khám sức khoẻ định kì cho tôi lần nào” (cụ bà, 73 tuổi, ngụ Đồng Nai). Vấn đề thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế, kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ sau: 115 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Biểu đồ: Đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT (Đơn vị tính: Lượt ý kiến) Nguồn: Kết quả điều tra, 2017 Kết quả khảo sát cho thấy 100% NCT được tiếp cận với thẻ bảo hiểm y tế, trong khi đó, kết quả phỏng vấn sâu về tình hình khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm ở NCT trên địa bàn nghiên cứu cũng cho ra những được nhận định rất khả quan và tích cực. Đây là kết quả tích cực và là một thành tựu quan trọng của chính sách đối với NCT tại các địa phương được khảo sát thời gian qua. c) Mức độ đáp ứng về nhu cầu chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần và thể chất người cao tuổi Kết quả khảo sát về hình thức tiếp cận thông tin của NCT được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ: Hình thức tiếp cận thông tin của người cao tuổi (Đơn vị tính: Lượt ý kiến) Nguồn: Kết quả điều tra Tiếp cận thông tin là nội dung quan trọng giúp cho đời sống tinh thần của NCT trở nên phong phú và đa đạng. Trong các kênh tiếp cận thông tin, truyền hình là kênh thông tin quan trọng và phổ biến nhất (chiếm 89,5%) mà NCT tiếp cận được, vì nghe và nhìn thuận lợi hơn cho NCT. Bạn bè cũng là kênh thông tin quan trọng đối với NCT chiếm tới 86,6%. 116 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Về hoạt động thể dục thể thao, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 35% người trả lời là họ có khả năng tiếp cận với hoạt động thể dục thể thao. Phần lớn những người trả lời có đều tập trung ở khu vực đô thị, khu vực nông thôn gần như là không. Qua phỏng vấn sâu, một số nguyên nhân đã được phát hiện cụ thể hơn. Theo ý kiến của một cụ ông được phỏng vấn thì: “Thể dục gì đâu. Không có câu lạc bộ nào hết. Anh em người già khu vực này, có người thích thì sáng sáng đi bộ. Còn lại thì dậy sớm quanh quẩn với mấy cái cây trồng. Vậy đó”. (Cụ ông, 75 tuổi, ngụ Bình Dương). Trong khi đó, cụ bà chia sẻ: “Tập thể dục, thể thao thì cứ ra công viên, tui thấy mấy bà bạn tui ở ngoại thành chẳng có tập gì vì không có nơi và dụng cụ nào cả” (cụ bà, 70 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh). Tương tự như vậy, kết quả khảo sát mức độ đầy đủ về địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức sinh hoạt tinh thần cho NCT còn quá thiếu. Có tới 82% trả lời là rất thiếu, 10% trả lời là thiếu, còn lại trả lời là “rất đầy đủ” và “đầy đủ”. Về hoạt động tặng quà và tiền mặt nhân dịp lễ tết, mừng thọ cho NCT được đánh giá tốt. Có tới 79% trả lời là thường xuyên và rất thường xuyên. 2.2.2. Đối với Nhóm vấn đề thứ 2 - tính đồng bộ, đầy đủ của hệ thống chính sách đối với NCT trên địa bàn tỉnh, thành phố của vùng thời gian qua Ở nội dung này, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của 04 tỉnh là Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh. Mỗi Sở, tác giả lựa chọn 3 thành viên. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu. Số phiếu thu về là 30 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 30 phiếu. a) Khía cạnh an toàn về tài chính và thu nhập dành cho người cao tuổi Kết quả điều tra về nội dung này được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Biểu đồ: Đánh giá khía cạnh tài chính và thu nhập dành cho người cao tuổi Việt Nam Đơn vị tính: Lượt ý kiến Nguồn: Kết quả điều tra, 2017 117 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Kết quả khảo sát cho thấy, nhà nước “không có hỗ trợ” NCT trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính của họ (chỉ với 23% số người khảo sát cho rằng nhà nước có quan tâm). NCT ở Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung thường ít quan tâm tới việc lập kế hoạch nhu cầu tài chính. Người già càng ít quan tâm đến điều này. Đối với những người nghỉ hưu, hoặc đã đi làm có khoản tiền tích luỹ thì họ ý thức hơn về kế hoạch chi tiêu, nhưng với những NCT thuộc khu vực phi chính thức, nông thôn thì họ không những gặp khó khăn do nguồn tài chính hạn hẹp mà còn không hề nghĩ tới kế hoạch tài chính của bản thân. Sự hỗ trợ của nhà nước liên quan đến vấn đề này cũng hết sức hạn chế. Đối với những người đang tham gia vào thị trường sức lao động mặc dù đã hết tuổi lao động cũng không hề nhận được bất kì hỗ trợ nào từ nhà nước. Những cán bộ, công chức phụ trách chế độ, chính sách NCT cho rằng họ chưa làm gì, và không có quy định nào về những chế độ, hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này cả. Những người hết tuổi lao động nhưng vẫn tham gia thị trường lao động chỉ nhận được những hỗ trợ từ nhà nước như những đối tượng là NCT khác, thậm chí thấp hơn. Chẳng hạn như họ không nhận được trợ cấp xã hội hàng tháng vì họ có nguồn thu. Không những vậy, trong trường hợp thu nhập của họ vượt chuẩn nghèo, họ lại không thuộc hộ nghèo và không được hưởng những chính sách, chế độ của hộ nghèo. Mặc dù trong thời gian qua, ngân sách dành cho phúc lợi xã hội, trong đó có phúc lợi giành cho NCT, nhưng nếu nói là đảm bảo chưa thì câu trả lời nhận được từ khảo sát là chỉ có 36% cho là đảm bảo ở mức tốt và rất tốt. b) Khía cạnh chăm sóc người cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc dành cho họ Qua khảo sát, tác giả thu được kết quả như sau: Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Không tốt Tốt Đáp ứng nhu cầu chăm sóc của NCT. 23 12 34 31 Tăng mức cung và sự đa dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng. 45 34 10 11 Giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho NCT, làm cho NCT có thể có được sự an toàn và hưởng được dịch vụ có chất lượng. 32 17 37 14 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Khảo sát về mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của NCT, chỉ có khoảng 35% trả lời là đảm bảo rất tốt và tốt. Mức đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ như vậy là thấp. Tương tự như vậy hoạt động giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho NCT, làm cho NCT có thể có được sự an toàn và hưởng được dịch vụ có chất lượng hiện đang thực hiện chưa tốt. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 49% đánh giá là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, tiêu chí tăng mức cung và sự đa dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng lại được đánh giá rất cao với 79% trả lời là tốt và rất tốt. c) Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ dành cho người cao tuổi Việc chăm sóc sức khỏe NCT là một trong những nội dung trọng tâm của chính sách 118 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chăm sóc NCT. Theo kết quả điều tra (bảng bên dưới) cho thấy, hoạt động hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ của NCT không được đánh giá cao, chỉ có 35% đối tượng tham gia khảo sát đánh giá là rất tốt và tốt. Còn lại có tới 75% (gấp hai lần) cho rằng không tốt và rất không tốt. Công tác hỗ trợ để NCT định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ tuy có được đánh giá cao hơn tiêu chí vừa trình bày nhưng cũng chỉ với 41% đánh giá là tốt và rất tốt. Riêng tiêu chí phát triển một cung lao động cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ NCT trong xã hội thì chỉ có 18,3% đánh giá là tốt và rất tốt. Theo đánh giá của những cán bộ, công chức tham gia khảo sát, nhà nước chưa tập trung vào phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho NCT. d) Về di chuyển và đi lại của người cao tuổi Vấn đề di chuyển và đi lại ở NCT thể hiện ở Bảng kết quả sau: Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Không tốt Rất không tốt Hỗ trợ những NCT sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn 15 6,4 42 36,6 Phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để NCT có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân 10 23 12 55 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Với tiêu chí hỗ trợ NCT sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 21,4% đánh giá là tốt và rất tốt. Trên thực tế việc hỗ trợ này chưa được nhà nước quan tâm. Ở tiêu chí phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để NCT có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân được đánh giá cao hơn so với tiêu chí hỗ trợ sử dụng phương tiện cá nhân, với 33% được đánh giá là rất tốt và tốt. Sở dĩ tiêu chí này không được đánh giá cao vì trên thực tế, nhà nước chỉ phát triển xe bus và NCT được ưu đãi giá vé, nhưng về thực chất việc phát triển xe bus phục vụ cho nhu cầu đi lại chung của người dân hơn là theo nhu cầu riêng của NCT. e) Về vấn đề an toàn cho người cao tuổi Vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó được đánh giá tương đối tốt với 76% cho là tốt và rất tốt. Tiêu chí tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà NCT bị ngược đãi cũng có tới 58,6% đánh giá là tốt và rất tốt. Vấn đề hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc NCT trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc NCT trong bối cảnh có nhiều thay đổi nhận được chưa tới 50% đánh giá tốt và rất tốt. 119 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Không tốt Rất không tốt Nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi người cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó. 34 42 10 14 Tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà NCT bị ngược đãi. 35,6 23 20 21,4 Hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân NCT trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính. 2,5 1,5 25 72 Hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc NCT trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc NCT trong bối cảnh có nhiều thay đổi. 12 34 30 24 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Trong bốn khía cạnh được liệt kê ở Bảng trên, khía cạnh Hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân NCT trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính nhận được đánh giá thấp nhất, chỉ với 4%. Việc tự chủ tài chính của cá nhân NCT thường được các cán bộ, công chức nhà nước xem là việc của cá nhân NCT và gia đình NCT. Vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó được đánh giá tương đối tốt với 76% cho là tốt và rất tốt. Tiêu chí tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà NCT bị ngược đãi cũng có tới 58,6% đánh giá là tốt và rất tốt. Vấn đề hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc NCT trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc NCT trong bối cảnh có nhiều thay đổi nhận được chưa tới 50% đánh giá tốt và rất tốt. f) Về sự tham gia hoà nhập và đóng góp cho cộng đồng của người cao tuổi Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng sau: Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Không tốt Rất không tốt Xây dựng một cộng đồng thân thiện với NCT. 23 45 10,4 21,6 Hỗ trợ NCT đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của NCT. 56 23 10 11 Chính phủ, nhà nước tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ NCT để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống. 61 21 15 3 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài 120 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Ở tiêu chí tham gia hòa nhập và đóng góp cho cộng đồng, các thành viên tham gia trả lời khảo sát đánh giá rất cao những hoạt động, chính sách mà nhà nước đề ra để hỗ trợ cho NCT. Có tới 68% cho rằng nhà nước đã hướng tới xây dựng một cộng đồng thân thiện với NCT ở mức tốt và rất tốt. Vấn đề hỗ trợ NCT đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của NCT nhận được 89% đánh giá là tốt và rất tốt. Có tới 83% cho rằng Chính phủ, nhà nước đã làm tốt và rất tốt việc tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ NCT để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NCT TỪ THỰC TIỄN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Những kết quả khả quan mà chính quyền vùng Đông Nam Bộ đạt được đã được phân tích, luận giải qua 02 nhóm vấn đề với 09 nội dung lớn nêu trên. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, do là vấn đề chính sách lớn nên trong quá trình thực hiện chính sách này, một số địa phương vùng Đông Nam Bộ vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định. Cụ thể như sau: Thứ nhất, mức trợ cấp hiện tại chỉ đáp ứng được có 50% NCT. Điều này cũng là tất yếu trong bối cảnh khi Việt Nam đón nhận vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh quốc gia còn nghèo, là một nước đang phát triển. Thứ hai, chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn hạn chế. Điều đáng quan tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến cho NCT những kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng đều chưa thực hiện tốt ở khâu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, năng lực và trình độ của cán bộ Trạm Y tế cấp xã (xã, phường, thị trấn) còn hạn chế, chưa đảm đương được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đối tượng NCT. Thứ ba, nhà nước, chính quyền một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ đang thiếu hẳn nội dung hỗ trợ NCT trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính của họ. Thứ tư, nhà nước cũng như chính quyền một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ chưa đáp ứng được mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của NCT. Không những vậy, hoạt động giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho NCT, làm cho NCT có thể có được sự an toàn và hưởng được dịch vụ có chất lượng hiện đang thực hiện chưa tốt. Thứ năm, nhà nước ít quan tâm tới việc phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để NCT có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân được. Thứ sáu, vấn đề hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc NCT trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc NCT trong bối cảnh có nhiều thay đổi chưa được nhà nước quan tâm thỏa đáng. Trong khi đó, đây là chỗ dựa quan trọng bậc nhất của NCT ở Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam Bộ nói riêng hiện nay. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở các tồn tại, hạn chế nêu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị có tính tham vấn nhằm giúp chính quyền địa phương vùng Đông Nam Bộ nói riêng hoàn thiện chính sách đối với NCT trong thời gian tới. Cụ thể như sau: 4.1. Giải pháp liên quan đến nhận thức của các ngành, các cấp Theo lý thuyết về thực hiện chính sách, nhận thức của các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương giữ vai trò quyết định trong thực thi chính sách. Do vậy, việc nâng 121 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... cao nhận thức của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của NCT là cần thiết, trong đó cần tập trung thay đổi nhận thức về: - Thực tế già hoá dân số của Việt Nam. Quá trình già hoá dân số nhanh chóng ở Việt Nam mang theo những thách thức rất lớn đối với hệ thống an sinh xã hội, nền kinh tế của Việt Nam. Khi nhận thức được thách thức này, các cơ quan nhà nước sẽ nhận thức rõ hơn nhu cầu về mặt chính sách dành cho NCT, từ đó họ tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc NCT hiệu quả hơn. - Vai trò của người cao tuổi trong xã hội. Nhiều nơi xem NCT là gánh nặng của xã hội và gia đình. Cho nên việc thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội cho NCT thường bị một số nơi cho rằng đó là những hoạt động mang tính “từ thiện”. Nhận thức này cần phải thay đổi vì nó ảnh hưởng đến quá trình triển khai, thực hiện chính sách đối với NCT. - Vai trò của cộng đồng đối với hoạt động chăm lo đời sống của người cao tuổi. NCT ở Việt Nam thường sinh sống cùng gia đình, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng. Nhưng trên thực tế, vai trò của cộng đồng trong chăm sóc NCT chưa được các cơ quan nhà nước đánh giá đúng nên trong quá trình thực hiện chính sách đối với NCT, những hoạt động dành cho cộng đồng không nhiều và thậm chí là bị cơ quan nhà nước bỏ qua. - Cấu trúc lại hệ thống chính sách đối với NCT hợp lí, cân đối và thống nhất. Hiện tại thể chế về chính sách NCT thực sự chưa hoàn thiện, chỉ dừng lại ở quy định trong Hiến pháp và 01 đạo luật. Việt Nam đang rất thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn, triển khai nhanh chóng, có lộ trình các mục tiêu, hướng chính sách chủ đạo, trong đó, xác định rõ ràng các “trục chính sách NCT” để triển khai xây dựng, thực thi chính sách này là điều rất cần làm ngay ở nước ta hiện nay. 4.2. Hoàn thiện chính sách chăm sóc đời sống thể chất và tinh thần cho NCT Trước hết, Nhà nước cần tăng cường đầu tư hiện đại hóa các thiết chế và cơ sở vật chất cần thiết, phù hợp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT; phù hợp ngân sách và đặc thù các địa phương như nhà sinh hoạt cộng đồng, quy định có không gian dành cho hoạt động NCT, dụng cụ phục vụ chuyên dụng cho họ tập luyện thể dục, thể thao, trị liệu, Thêm vào đó, nhà nước cần đưa ra các quy định, cơ chế tạo điều kiện cho địa phương liên kết, phối hợp với công ty, tổ chức trên địa bàn trong việc tham gia cung ứng các cơ sở hạ tầng về thể thao, sinh hoạt văn hoá dành cho NCT. 4.3. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội mà trọng tâm là hệ thống lương hưu và trợ cấp xã hội cho NCT Bảo đảm an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của NCT có được từ lao động và hưu trí. Một là, cải cách hệ thống hưu trí gắn với cải cách tuổi nghỉ hưu hợp lí, có lộ trình. Hai là, thực hiện tốt chính sách BHXH, tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, đặc biệt chú trọng đến mở rộng hệ thống BHXH với thiết kế linh hoạt, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của đối tượng. Ba là, có hệ thống chính sách đủ mạnh và bài bản để phát huy, thu hút vai trò NTC trong các lĩnh vực đời sống - xã hội. Bốn là, trợ cấp xã hội cho nhóm NCT dễ tổn thương theo hướng mở rộng và tiến tới một hệ thống phổ cập cho mọi NCT - một hệ thống nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu. 122 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4.4. Hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khoẻ cho NCT Một là, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức người dân về chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật; ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mạn tính. Hai là, xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe NCT, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mạn tính. Ba là, nhà nước và chính quyền các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào phát triển hệ thống các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng NCT, nhất là đối với NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, NCT là những người có công với đất nước; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng NCT do tư nhân cung cấp. Bốn là, cần khẩn trương nghiên cứu, tiến tới xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa. Trước mắt, cần hoàn thiện hệ thống khoa lão khoa trong các bệnh viện đa khoa, phát triển hệ thống các bệnh viện chuyên khoa lão khoa ở Trung ương và tuyến tỉnh; củng cố và hoàn thiện các bộ phận khám, chữa bệnh lão khoa tại bệnh viện tuyến huyện và đưa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe NCT vào chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở. Năm là, xây dựng được cơ sở dữ liệu (có thể là dữ liệu trực tuyến, dữ liệu số) có tính đại diện quốc gia và thực hiện các nghiên cứu toàn diện về dân số cao tuổi. Không có những thông tin chính xác, cập nhật về già hóa dân số và NCT thì không thể có những đánh giá xác đáng về các vấn đề kinh tế, xã hội và sức khỏe của NCT. 5. KẾT LUẬN Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra từ năm 2011, tuy nhiên, việc nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam vẫn là mảnh đất cần được tiếp tục khai phá, đầu tư bởi tính hấp dẫn, bức thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Thông qua bài viết, tác giả đã tập trung tiếp cận chính sách đới với NCT mà trung tâm là xoay quanh nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về chăm sóc NCT từ thực tiễn một số tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam bộ. Thông qua áp dụng hợp lí phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, các kết quả nghiên cứu đã tập trung xoay quanh 02 nhóm vấn đề chính với 09 nội dung cốt lõi qua đó phản ánh rõ nét thực trạng về chính sách đối với NCT của một số địa phương vùng Đông Nam Bộ thời gian qua. Từ đó, mạnh dạn đề xuất các nhóm giải pháp, đề xuất mang tính tham vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của vùng Đông Nam Bộ nghiên cứu, vận dụng trong quá trình tìm kiếm sự hiệu quả của chính sách đối với NCT thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đào Văn Dũng, Nguyễn Kim Phương (2017), Giải pháp, chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi, Tạp chí Tạp chí Tuyên giáo, số 8/2017. [2]. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bùi Nghĩa (2017), Chính sách người cao tuổi tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam. [3]. Nguyễn Văn Đồng (2017), Luật Người cao tuổi: Thực tiễn triển khai sau 8 năm ban hành, Tạp chí Xã hội học, số 1 (137), 2017. 123 Chính sách đối với người cao tuổi qua nghiên cứu tại một số địa phương ... [4]. Đề tài của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội, 2010. [5]. Lê Văn Hảo (2017), Cảm nhận đa chiều của người cao tuổi về già hóa, Tạp chí Tâm lý học, số 4/2017. [6]. Lê Văn Hảo (2017), Cảm nhận về già hóa ở người cao tuổi, Tạp chí Tâm lý học, số 12/2016. [7]. Hội Người cao tuổi Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996. [8]. Nguyễn Phương Lan (2000), Tiếp cận văn hóa người cao tuổi, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [9]. Nguyễn Mộc Lan, Những vấn đề tâm lý - xã hội của người cao tuổi Việt Nam:Thực trạng - giải pháp trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [10]. Tạ Ngọc Tấn (2012), Lao động, tiền lương, an sinh xã hội. Một số kinh nghiệm của thế giới (tủ sách phục vụ lãnh đạo), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [11]. Trường Trung cấp Quang Trung (2011), Tài liệu Hội thảo quốc tế: Về hỗ trợ chăm sóc và phúc lợi xã hội cho người già và người tàn tật, TP. Hồ Chí Minh. [12]. Quỹ dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA) (2016), Thông tin tóm tắt: Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam - Thách thức và cơ hội, Hà Nội. [13]. Quỹ dân số Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNFPA) & Tổng cục Thống kê (2016), Dự báo dân số Việt Nam 2014 - 2049, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf78_1142_2136208.pdf