Tài liệu Chín trường hợp cắt khối tá tụy cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
CHÍN TRƯỜNG HỢP CẮT KHỐI TÁ TỤY CẤP CỨU
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Trịnh Hồng Sơn*, Nguyễn Thanh Long*, Đỗ Tuấn Anh *
TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 4/2002 đến tháng 8/2004, chúng tôi đã thực hiện 9 ca cắt khối tá tụy cấp cứu tại
bệnh viện Việt Đức. Trong đó có 8 trường hợp chấn thương, một trường hợp do vết thương. 7/9 trường hợp cắt
khối tá tụy cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức đã được mổ tại tuyến tỉnh, đa số không đánh giá hết tổn thương
cũng như mức độ tổn thương tá tụy trong mổ hoặc xử lý tổn thương chưa tốt. Có 6 ca nối tụy vào dạ dày, 3 ca
nối tụy-hỗng tràng. Kết quả: Thời gian mổ trung bình 4 giờ 50 phút (từ 4 - 6 giờ 45 phút). Thời gian nằm viện
trung bình 26 ngày (từ 13 - 45 ngày). 2 trường hợp tử vong (1 do chảy máu sau mổ,1 do bục miệng nối). Chỉ
định cắt kh...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chín trường hợp cắt khối tá tụy cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
CHÍN TRƯỜNG HỢP CẮT KHỐI TÁ TỤY CẤP CỨU
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Trịnh Hồng Sơn*, Nguyễn Thanh Long*, Đỗ Tuấn Anh *
TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 4/2002 đến tháng 8/2004, chúng tôi đã thực hiện 9 ca cắt khối tá tụy cấp cứu tại
bệnh viện Việt Đức. Trong đó có 8 trường hợp chấn thương, một trường hợp do vết thương. 7/9 trường hợp cắt
khối tá tụy cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức đã được mổ tại tuyến tỉnh, đa số không đánh giá hết tổn thương
cũng như mức độ tổn thương tá tụy trong mổ hoặc xử lý tổn thương chưa tốt. Có 6 ca nối tụy vào dạ dày, 3 ca
nối tụy-hỗng tràng. Kết quả: Thời gian mổ trung bình 4 giờ 50 phút (từ 4 - 6 giờ 45 phút). Thời gian nằm viện
trung bình 26 ngày (từ 13 - 45 ngày). 2 trường hợp tử vong (1 do chảy máu sau mổ,1 do bục miệng nối). Chỉ
định cắt khối tá tụy nên được đặt ra khi không kiểm soát được các mạch máu tới tá tràng đầu tụy cũng như khi
tá tràng tổn thương rộng, mất mạch, tổn thương vùng bóng Vater không thể phục hồi được, tổn thương tá tụy
độ 4. Nên mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng sau khi tiến hành cắt khối tá tụy cấp cứu.
SUMMARY
REPORT OF 9 CASES OF PANCEATICODUODENECTOMY IN EMERGENCY AT VIET
DUC HOSPITAL
Trinh Hong Son, Nguyen Thanh Long, Do Tuan Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 *
Supplement of No 3 * 2004: 104 - 112
9 pancreaticoduodenectomies in emergency were perfomed at viet duc hospital during 4/2002-8/2004. 8
of these were blunt trauma, 1 were stab wound. 7 of 9 patients who were operated at provincial hostpital were
underestimated or had been treated improperly. We applied 6 of pancreaticogastrostomy, 3 of
pacreaticojejunostomy.
Results: the mean operation time were 4h50,mean length stay were 26ds. Two deaths were found (one
due to internal hemorrhage, 1 due to anastomosis leakage). The indication should be considered of
uncontrolled bleeding of pancreatic head injuries as well as expanded and devascularised duodenal injuries
and complex injuries of the ampulla of Vater (degree 4). We recommend for feeding jejunostomy in this
procedure.
MỞ ĐẦU
Chấn thương và vết thương tá tràng tụy tạng nếu
chẩn đoán muộn, điều trị không kịp thời, không hợp
lý sẽ rất dễ dẫn tới tử vong do chảy máu, nhiễm
trùng, rò, suy đa tạng.
Chỉ định cắt khối tá tụy (DPC) để điều trị chấn
thương tá tụy trong cấp cứu chỉ đặt ra trong những
trường hợp đặc biệt: liên quan chặt chẽ tới mức độ
tổn thương, tình trạng toàn thân, khả năng phẫu
thuật viên và gây mê hồi sức.
Kết hợp với 7 trường hợp đã được thông báo(2),
bài viết này nêu thêm 2 trường hợp gần đây nhất cắt
khối tá tụy cấp cứu nhằm phân tích sơ bộ đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ tổn thương tá tụy
cũng như chỉ định, và kết quả của cắt khối tá tụy cấp
cứu điều trị chấn thương vết thương tá tụy.
* Khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Việt-Đức
104
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tư liệu
9 trường hợp cắt khối tá tụy (8 trường hợp chấn
thương, 1 trường hợp vết thương) được mổ cấp cứu
tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian 4/2002 đến
8/2004. Thời gian mổ ngắn nhất là 4 giờ, dài nhất là 6
giờ 45 phút, trung bình 4 giờ 50 phút. Thời gian nằm
viện ngắn nhất 13 ngày, dài nhất 45 ngày, trung bình
26 ngày.
Phương pháp: mô tả các ca lâm sàng
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tuổi, giới, nghề nghiệp; nguyên nhân tai nạn;
thời gian từ khi tai nạn tới khi mổ DPC; thời gian từ
khi tới Bệnh viện Việt Đức đến khi mổ cắt DPC; các
dấu hiệu lâm sàng tại tuyến trước, tại thời điểm tới
bệnh viện Việt Đức; các xét nghiệm cận lâm sàng;
mô tả tổn thương tá tràng, tổn thương tụy và các tổn
thương phối hợp khác; kết quả gần: tử vong, biến
chứng sau mổ và nguyên nhân tử vong.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày mổ tại
bệnh viện Việt Đức
Số Họ và tên Tuổi Giới Nghề
nghiệp
Địa chỉ Ngày mổ tại
Bv Việt Đức
1 Phùng V H. 37 Nam Lái xe Thanh hoá 11.4. 02
2 Nông V T. 19 Nam Làm
ruộng
Cao bằng 26.4. 02
3 Nguyễn T P. 39 Nam Làm
ruộng
Thái bình 16.7. 02
12.8. 02
4 Dương Đình
N.
52 Nam Làm
ruộng
Thái
nguyên
15.8. 02
5 Trần Duy H. 26 Nam Công
nhân
Hải dương 02.8. 02
6 Phan Văn
H.
38 Nam Làm
ruộng
Vĩnh phúc 16.9. 02
7 Tạ Văn H. 32 Nam Lái xe Thái bình 21.8. 03
8 Đặng V T. 34 Nam Lái xe Thanh hoá 24.3.04
9 Đinh Văn H. 74 Nam Làm
ruộng
Phú thọ 25.6.04
Bảng 2: Nguyên nhân tai nạn và các khoảng thời
gian
Số Nguyên nhân tai nạn Thời gian từ
khi tai nạn tới
khi mổ cắt
khối tá tụy
Thời gian từ khi
tới Bv Việt Đức
đến khi mổ cắt
khối tá tụy
1 Lái xe tải, xe lật, rơi
xuống vực
3 ngày 5 giờ
2 Tai nạn xe máy, đập
bụng vào cột mốc bên
lề đường
5 ngày 28 giờ
3 Ngã xe đạp, ghi đông
đập vào bụng
7 ngày 16 giờ
4 Tai nạn xe máy, xe
công nông
10 giờ 6 giờ
5 Dao đâm vào bụng Hơn 2 ngày 5 giờ
6 Xe máy va vào xe
công nông, tay nắm xe
đập vào bụng
15giờ 4 giờ
7 Lái xe công nông,
tránh đống cát, tay lái
đập vào bụng
Hơn 2 ngày 6 giờ
8 Xe ô tô đâm nhau, tay
lái đập vào bụng
12 ngày 12 giờ
9 Tai nạn giao thông: xe
đạp húc vào mạng
sườn
2 ngày 6 giờ
Bảng 3: Lâm sàng
Số Tại tuyến trước Trước mổ tại Bv Việt
Đức
1 Theo dõi, điều trị nội, sốt, bụng
chướng chuyển viện sau 3 ngày
Tỉnh, tụ máu 2 hốc
mắt, tụt huyết áp, sốt,
bụng chướng đau
2 Mổ cấp cứu tại Bv Cao bằng hơn
2 ngày sau tai nạn: máu tụ lan
rộng sau phuc mạc, chỉ mở thông
hỗng tràng, chuyển Bv Việt Đức
sau mổ 1 ngày
Tỉnh, huyết động ổn,
không sốt, bụng còn
chướng đau
3 Mổ cấp cứu tại Bv Thái bình sau
tai nạn 14 giờ, viêm phúc mạc
do vỡ D3 tá tràng: khâu lại tá
tràng, nối vị tràng, sau mổ dịch
tiêu hoá qua dẫn lưu bụng,
chuyển Bv Việt Đức sau mổ 7
ngày
Tỉnh, huyết động ổn,
hốc hác, sốt, bụng
chướng, cảm ứng phúc
mạc, dẫn lưu bụng ra
dịch tiêu hoá
4 Sơ cứu tại Bv C Thái nguyên, bất
động đùi cẳng chân trái do gãy
kín xương đùi phải, gẫy hở độ 1
hai xương cẳng chân phải,
chuyển Bv Việt Đức sau 4 giờ
Tỉnh, huyết động ổn,
không sốt, bụng co
cứng, biến dạng đùi,
cẳng chân phải
Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 105
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
Số Tại tuyến trước Trước mổ tại Bv Việt
Đức
Số Tại tuyến trước Trước mổ tại Bv Việt
Đức
5 Mổ cấp cứu viện Quân Y 7 cùng
ngày sau bị đâm: khâu vết
thương dạ dày, khâu vết thương
tụy, sau mổ dẫn lưu ra dịch tiêu
hoá, suy thận, viêm phúc mạc:
chuyển Bv Việt Đức sau 2 ngày
Tỉnh, hốc hác, huyết
động ổn, sốt, đái ít,
bụng chướng đau, dẫn
lưu bụng ra dịch tiêu
hoá
6 Mổ cấp cứu tại bệnh viện Vĩnh
phúc sau tai nạn 8 giờ: tổn
thương vùng tá tụy, đại tràng
phải, khâu cầm máu dẫn lưu hồi
tràng và chuyển về Bv Việt Đức
giờ thứ 8 sau mổ
Tỉnh, chậm chạp, huyết
áp tụt, bụng chướng
căng, dẫn lưu ổ bụng ra
ít dịch đen
7 Mổ cấp cứu tại Bv Thái bình sau
tai nạn 5 giờ: vỡ hang vị, vỡ D2
tá tràng, đứt đôi thân tụy: cắt
đoạn dạ dày, dẫn lưu mỏm tá
tràng, dẫn lưu túi mật, dẫn lưu
bụng và chuyến Bv Việt Đức sau
mổ 2 ngày
Tỉnh, huyết động ổn,
sốt, bụng chướng, dẫn
lưu bụng ra dịch tiêu
hoá
8 Mổ cấp cứu tại Bv Thanh hoá sau
tai nạn 8h: vỡ hỗng tràng, vỡ gan
phải, máu tụ sau phúc mạc. Sau
mổ 12 ngày, chuyển bệnh viện
Việt Đức vì sốt, bụng chướng, bí
trung đại tiện
Tỉnh, hốc hác, bụng
chướng, bí trung đại
tiện, dấu hiệu viêm
phúc mạc
9 Mổ cấp cứu tại Bv Phú thọ sau tai
nạn hơn 24 h: khối máu tụ lớn
sau phúc mạc, đóng bụng và
chuyển Bv Việt Đức sau 1 ngày
Tỉnh, bụng chướng, dẫn
lưu bụng dịch hồng
Bảng 4: Cận lâm sàng
Số Amylaza
máu (U/l)
Amylaza
niệu
Amylaza
dịch ổ bụng
Siêu âm Chụp cắt lớp
1 708 1801 Dịch ổ bụng, ổ dịch
lớn đầu tụy
Dịch ở hậu cung mạc nối, đầu tụy to, tỷ trọng 35HU không
thuốc lên 75HU có tiêm thuốc. Thận phải không ngấm thuốc,
loang lổ không đều
2 - - 6100 - -
3 1034 4000 - Nhiều dịch ổ bụng -
4 - - - Nhiều dịch ổ bụng -
5 2170 - - - -
6 1033 - - Dịch ổ bụng -
7 469 - 44780 Dịch ổ bụng Tổn thương gan trái và đường vỡ tụy
8 1533 - - Dịch ổ bụng Vỡ gan hpt 6 lan 5,4,7; đầu tụy có khối tỷ trọng 40,9HU; thận
phải mất chức năng hoàn toàn, thần trái chức năng còn.
9 784 - - Dịch ổ bụng, khoang
gan thận
-
Bảng 5: Tổn thương tá tràng, tổn thương tụy và tổn thương phối hợp
Số Tình trạng ổ bụng và khoang sau phúc
mạc
Tổn thương tá tràng Tổn thương tụy Tổn thương phối hợp
1 500ml máu đỏ, máu tụ lan rộng toàn bộ
khoang sau phúc mạc, cuống gan, vết
nến mạc treo đại tràng ngang, ruột phù
nề
Không Đứt ngang từ mỏm móc tới
D2, đứt động mạch tá tụy phải
dưới, đầu tụy mủn, tạo ổ dịch
màu sôcôla hơn 8 cm
Hoại tử thận phải do đụng
dập bó mạch thận phải trên
một đoạn dài tới động mạch
chủ.
2 Dịch dưới gan, vùng tá tràng đầu tụy là
một khối căng phồng, vết nến và vết
hoại tử đen mạc treo đại tràng ngang.
D2, D3, góc Treitz đụng
dập, máu tụ lóc rộng niêm
mạc và thanh cơ, có chỗ
hoại tử đen
Thân tụy đứt bán phần ngay
bên trái tĩnh mạch mạc treo
tràng trên
-
3 Viêm phúc mạc, áp xe toàn bộ khoang
sau phúc mạc
Vỡ rộng cả mặt trước, mặt
sau, từ D2, D3, đến D4.
Đầu tụy phù nề, đụng dập, vết
nến vùng đầu tụy, giả mạc
Miệng nối vị tràng bục mặt
trước
106
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
Số Tình trạng ổ bụng và khoang sau phúc
mạc
Tổn thương tá tràng Tổn thương tụy Tổn thương phối hợp
4 ổ bụng khoảng hơn 500ml máu, dịch
mật ngấm theo rãnh đại tràng và mạc
trao đại tràng ngang
Tá tràng vỡ từ D1, D2 cả
mặt trước và sau, giả mạc
hoại tử tím lan D3
Đầu tụy đụng dập, có vết nến Gan vỡ độ 2 hạ phân thuỳ
6,7, gẫy kín xương đùi phải,
vỡ kín xương bánh chè phải,
gãy hở độ I 1/3 trên cẳng
chân phải
5 Nhiều dịch đục, dịch mật, toàn bộ
khoang sau phúc mạc nhuộm màu xanh
như rêu, mạc treo ruột non đại tràng
phù nề.
Vết thương D2 xuyên từ mặt
tụy ra mặt ngoài
Vết thương xuyên đầu tụy từ
mặt trước,đứt ống tụy chính,
ống mật chủ đoạn trong đầu
tụy
Vết thương xuyên hang vị
dạ dày từ trước ra sau, có
vết thương bên tĩnh mạch
cửa bờ ngoài sát hợp lưu.
6 ổ bụng nhiều nước máu, giả mạc, dịch
ruột, tổ chức sau phúc mạc sẫm nước
mật đen
D2 vỡ rộng Đầu tụy dập nát Lộ tĩnh mạch mạc treo
tràng trêndài 3 cm, tĩnh
mạch này bị buộc làm hẹp
gây phù ruột, động mạch
đại tràng phải trên bị đụng
dập và buộc thiếu máu đại
tràng góc gan.
7 ổ bụng có 300ml dịch hồng, mật. Máu
cục đọng lại dưới thuỳ gan trái thành
khối, khối dịch đọng vàng lan dọc rãnh
đại tràng, vết nến
Tá tràng vỡ tới D2, đã được
cắt khâu dẫn lưu trên 1
sond hở, giun chui ra ngoài
Tuỵ đứt rời toàn bộ ngang eo
tụy lộ đoạn tĩnh mạch mạc
treo tràng trên và tĩnh mạch
cửa, đầu tụy dập nát, nham
nhở, vết nến hoại tử
Gan vỡ độ 3 mặt dưới từ
dây chằng tròn tới sát bờ
trái tĩnh mạch chủ. Dạ dày
đã cắt 2/3 miệng nối dạ
dày hỗng tràng qua mạc
treo đại tràng ngang không
bục.
8 Ổ bụng ít dịch, giả mạc, tá tràng hoại
tử tới miệng nối cũ cách góc treitz 10
cm
Khung tá tràng hoại tử tím Đầu tụy có khối, vỡ nát độ 3,
tụy còn lại phù, vết nến mạc
treo ruột
Gan vỡ độ 3 hpt 5lan sang
6, 4,7. Thận phải hoại tử,
huyết khối cả động mạch và
tĩnh mạch thận phải. Gãy
kín 1/3 giũă xương đùi trái
và bánh chè trái
9 500g máu cục tập trung gốc mạc treo
đại tràng ngang,
Không tổn thương tá tràng Đứt rời eo tụy, đầu tụy dập nát -
Bảng 6: Cắt khối tá tụy và các phẫu thuật phối hợp
Số Phẫu thuật giải quyết tổn thương tá tụy Phẫu thuật phối hợp
1 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày, nối ống mật chủ
quai hỗng tràng không Voelker, nối dạ dày hỗng tràng trước đại
tràng ngang.
Cắt thận phải
2 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy hỗng tràng, Nối ống mật chủ hỗng
tràng Voelker và dạ dày hỗng tràng
-
3 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày kèm dẫn lưu ống tụy
chính (qua mỏm dạ dày), cắt hang vị và miệng nối vị tràng,
đóng kín mỏm dạ dày đưa ra ngoài qua 1 sond Petzer, dẫn lưu
ống mật chủ ra ngoài, đóng kín quai đầu hỗng tràng đính vào
thành bụng, mở thông hỗng tràng. Mổ lại thì 2 sau hơn 3 tuần:
nối ống mật chủ quai hỗng tràng không Voelker, nối dạ dày hỗng
tràng trước đại tràng ngang.
Đặt hệ thống tuới rửa dẫn lưu hố lách, dưới gan, khoang
sau phúc mạc 2 bên, hố thận phải, rãnh đại tràng 2 bên
và tiểu khung
4 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày, nối ống mật chủ
quai hỗng tràng không Voelker, nối dạ dày hỗng tràng trước đại
tràng ngang, mở thông hỗng tràng.
Khâu bảo tồn cầm máu gan hạ phân thuỳ 6, 7.
Kết hợp xương nẹp vít xương đùi và xương chày bên phải
sau 14 ngày.
5 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy hỗng tràng, Nối ống mật chủ hỗng
tràng Voelker và dạ dày hỗng tràng, mở thông hỗng tràng.
Khâu cầm máu tĩnh mạch cửa prolen 7/0
Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 107
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
Số Phẫu thuật giải quyết tổn thương tá tụy Phẫu thuật phối hợp
6 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy hỗng tràng, Nối ống mật chủ hỗng
tràng Voelker trên quai chữ Y và dạ dày hỗng tràng, qua mạc
treo đại tràng ngang
Khâu vết thương tĩnh mạch mạc treo tràng trên Prolen
5/0. Lấy bỏ sond mở thông hồi tràng cũ, khâu lại chỗ mở
hồi tràng. Đưa góc phải đại tràng ngang bị thiếu máu qua
đường rạch da ở hạ sườn phải cố định trên 1 que nhựa
(đưa lại đại tràng vào ổ bụng sau 4 ngày do đại tràng
hồng)
7 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày Nối ống mật chủ
hỗng tràng Voelker và dạ dày hỗng tràng trước đại tràng ngang,
mở thông hỗng tràng.
Cắt thuỳ gan trái (hạ phân thuỳ 2, 3)
8 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày. Nối ống mật chủ
hỗng tràng và dạ dày hỗng tràng trước đại tràng ngang, mở
thông hỗng tràng
Cắt gan hpt 5mở rộng 4, 6,7
Cắt thận phải. Kết hợp xương đùi trái sau 4 tuần (đóng
đinh Kuntscher số 9 ngược dòng)
9 Cắt khối tá tụy. Nối thân tụy mặt sau dạ dày, nối ống mật chủ
hỗng tràng kiểu Voelker, nối dạ dày hỗng tràng, mở thông hỗng
tràng
-
Bảng 7: Kết quả gần: biến chứng sau mổ, tử vong và nguyên nhân.
Số Biến chứng Tử vong
1 Không Không- khỏi, ra viện
2 Không Không- khỏi, ra viện
3 Không Không- khỏi, ra viện
4 Không Không- khỏi, ra viện
5 Chảy máu sau mổ lần 1: mổ lại 12.8.02: lấy máu cục vùng dưới gan, rửa đặt dẫn lưu
Chảy máu sau mổ lần 2: mổ lại 17.8.02: vùng cuống gan có điểm chảy máu, không xác định cụ
thể vị trí chảy máu
Chảy máu sau mổ lần 3: mổ lại ngày 25.8.02: bơm rửa nơi đặt dẫn lưu dưới gan, không thấy nơi
chảy máu
Chảy máu sau mổ lần 4: mổ lại ngày 27.8.02 đặt mèche vào vùng đặt dẫn lưu dưới gan, rối loạn
đông máu.
Tử vong sau 4 lần chảy máu
không xác định cụ thể điểm
chảy máu, không có áp xe tồn
dư, không viêm phúc mạc.
Chết vì chảy máu kèm rối loạn
đông máu.
6 21.9.02: Viêm phổi, sốt, phù toàn thân, đột ngột ngừng tim: bóp tim, thở máy.
25.9.02: Rò mật, tách vết mổ, hút, không áp xe, không viêm phúc mạc
Không- Khỏi, ra viện
7 Không Không- Khỏi, ra viên
8 Đọng dịch ngay dưới vết mổ, tách vết mổ hút, không áp xe tồn dư, không rò Không- Khỏi ra viện
9 Không Không- Khỏi ra viện
BÀN LUẬN
Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và mức độ tổn thương
Tất cả 9 bệnh nhân của chúng tôi là nam giới
(Bảng 1), tuổi thấp nhất 19 (Số 1), tuổi cao nhất 74
(Số 9), tuổi trung bình 35, trong độ tuổi trẻ, tuổi
lao động. 8 trường hợp chấn thương do tai nạn giao
thông trong đó có 3 trường hợp liên quan tới xe
công nông (Bảng 2). Chỉ 1 trường hợp vết thương
đâm (Số 5).
Tại bệnh viện Việt Đức, nghiên cứu của Trịnh
Văn Tuấn trong thời gian 5 năm từ 1/1995 đến 12/
1999 có 108 chấn thương và vết thương tá tụy (trong
tổng số 1241 chấn thương bụng) cho biết: có 58
trường hợp tổn thương tụy, 38 tổn thương tá tràng và
12 tổn thương tá tràng - tụy phối hợp với tỷ lệ tử vong
chung là 15,57%. Nguyên nhân hàng đầu là tai nạn
giao thông (51,85%), tiếp theo là tai nạn sinh hoạt
(25,93%), vết thương bạch khí (đâm chém, 14,81%),
vết thương hoả khí (0,93%)(3). Tại Mỹ, John A
Weigelt(9) đã tập hợp 6 nghiên cứu trước năm 1990
với 835 chấn thương và vết thương tá tràng cho biết
tỷ lệ sau: 716 (85%) vết thương, 119 (15%) chấn
thương. Các nguyên nhân vết thương gồm: 557
(78%) vết thương hoả khí, 116 (16%) vết thương dao
đâm, 43 (6%) vết thương do súng ngắn. Các nguyên
nhân chấn thương gồm: 101 (85%) tai nạn giao
108
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
thông, 7 (6%) do ngã và 11 (9%) cơ chế không rõ.
- Đặc điểm lâm sàng
Trong 9 trường hợp có tới 7 trường hợp đã được
mổ tại tuyến trước do không đánh giá hết tổn thương
hoặc xử lý không tốt gây biến chứng sau mổ như
viêm phúc mạc. Chỉ có 2 bệnh nhân được chuyển tới
Bv Việt Đức trong tình trạng bụng có phản ứng rõ
như co cứng (Số 4) sau chấn thương 10 giờ và một
bệnh nhân có bụng chướng, cảm ứng phúc mạc (Số
1) sau chấn thương 3 ngày.
3 trường hợp (Số 2, Số 6 và Số 9): khi mổ ở bệnh
viện tỉnh, thấy máu tụ lan rộng sau phúc mạc, nghi
ngờ có tổn thương tá tụy, chỉ cầm máu sau đó đóng
bụng chuyển về tuyến dưới ngay trong vòng 24 đến
48 giờ đầu. Đây là thái độ xử lý rất hợp lý trong giai
đoạn hiện nay tại các bệnh viện tỉnh.
4 trường hợp còn lại cho thấy tình trạng đánh giá
tổn thương trong mổ cũng như thái độ xử lý chưa –
chuẩn - tại tuyến trước. Cả 4 trường hợp này (Số 3, 5,
7, 8) đều chuyển tới Bv Việt Đức khi đã có dấu hiệu
viêm phúc mạc. Hoặc dịch tiêu hoá chảy qua dẫn lưu
ổ bụng. Trường hợp Số 3 chuyển tới sau 7 ngày, toàn
bộ tá tràng vỡ rộng từ D2 đến D4, không còn thấy vết
tích chỉ khâu, miệng nối vị tràng cũng bục mặt trước,
toàn bộ khoang sau phúc mạc là ổ mủ... làm khó
khăn thêm quá trình sửa chữa về sau. Trường hợp số
5 không đánh giá hết tổn thương, chỉ xử lý tổn
thương ở dạ dày, khâu lại tụy. Trong khi vết thương
xuyên tụy cắt đứt ống mật chủ, ống tụy chính, vết
thương bên tĩnh mạch cửa, xuyên thủng ra D2 lại
không phát hiện được trong mổ. Cũng như trường
hợp Số 7, không kể đánh giá trong mổ còn sót tổn
thương vỡ gan độ 3 mặt dưới thuỳ gan trái, tổn
thương đứt đôi tụy cũng không được xử lý gì; sau mổ
2 ngày bệnh nhân mới được chuyển về tuyến trên.
Trường hợp Số 8 tới viện sau 12 ngày vỡ tụy không
được phát hiện, ngoài ra còn kèm thêm hoại tử toàn
bộ tá tràng. Như vậy vết thương và chấn thương tá
tụy ngay trong khi mổ không phải mọi phẫu thuật
viên đều đánh giá được hết thương tổn. Một trong các
dấu hiệu rất trung thành khi có tổn thương tá tụy ở 9
bệnh nhân của chúng tôi là có tụ máu sau phúc mạc
và mạc treo đại tràng ngang hay gốc mạc treo tiểu
tràng thường có vết nến hoặc có dịch mật xanh ngấm
dọc rãnh đại tràng phải hoặc có những đám tím đen
sau phúc mạc. Muộn hơn thì dịch hoại tử đen và mủ
lan tràn khoang sau phúc mạc.
Khi mổ bụng thấy có những dấu hiệu trên, cần
làm các bước sau để thăm dò tổn thương tá tràng và
tụy tạng: bộc lộ tụy bằng cách vào hậu cung mạc nối
sau khi hạ đại tràng góc gan, góc lách, tách rời mạc
nối lớn khỏi đại tràng ngang. Bộc lộ mặt sau khối tá
tụy bằng động tác Kocher, tách rời mặt sau khối tá
tụy khỏi động mạch và tĩnh mạch chủ bụng, điều
kiện tới bờ trái động mạch chủ bụng sau tá tụy, nhìn
rõ tĩnh mạch thận trái, nhìn sờ rõ gốc động mạch
mạc treo tràng trên sát động mạch chủ. Có thể di
động lách, thân đuôi tụy: cắt dây chằng hoành lách,
dây chằng lách đại tràng, bóc thân đuôi tụy ra khỏi
tuyến thượng thận trái, nhìn rõ tĩnh mạch lách, động
mạch lách chạy dọc bờ trên sau thân đuôi tụy. Thực
tế chúng tôi thấy rằng máu tụ lan rộng không gây
khó khăn cho việc phẫu tích bộc trần khối tá tụy,
lách, thân đuôi tụy.
Đối với các bác sĩ tuyến tỉnh nếu phát hiện thấy
tổn thương tá tràng, tụy từ độ 2 trở lên hoặc nghi ngờ
không đánh giá chính xác thì nên cầm máu tạm thời,
đặt hệ thống dẫn lưu tốt, đóng bụng và chuyển bệnh
nhân ngay lên tuyến trên để xử lý tiếp.
- Đặc điểm cận lâm sàng:
Qua Bảng 4, chúng tôi thấy nổi bật lên 2 loại xét
nghiệm cận lâm sàng cần quan tâm là xét nghiệm
amylaza và chụp cắt lớp vi tính.
Đối với xét nghiệm Amylaza: 8 bệnh nhân được
xét nghiệm Amylaza đều có nồng độ Amylaza tăng
cao hoặc trong máu hoặc trong nước tiểu hoặc trong
dịch ổ bụng. Vì vậy, nên xét nghiệm Amylaza máu,
nước tiểu hoặc dịch ổ bụng trong các trường hợp có
chấn thương bụng kín. Tuy nhiên đây không phải là
xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chấn thương tá
tụy.
Chụp cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng chấn
thương tụy. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3 bệnh
Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 109
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
nhân được chụp cắt lớp bụng trước mổ (Bảng 4: bệnh
nhân Số 1, Số 7 và Số 8). Cả 3 bệnh nhân đều thấy
được hoặc trực tiếp đường vỡ tụy (Số 7) hoặc gián tiếp
ổ dịch đọng ở hậu cung mạc nối, vùng đầu tụy, kích
thước đầu tụy to, đụng dập tụy (Số 1, số 8). Đặc biệt
chụp cắt lớp vi tính còn giúp xác định tổn thương
phối hợp như vỡ gan (Số 7, Số 8) và tổn thương thận
(Số 1, Số 8). Bệnh nhân Số 7 có tổn thương gan thuỳ
trái độ 3 phải cắt thuỳ gan trái (bệnh nhân này ngay
trong mổ phẫu thuật viên lần đầu cũng không đánh
giá được thương tổn ở mặt dưới thuỳ gan trái). Bệnh
nhân Số 1 và Số 8 không có vỡ thận phải nhưng toàn
bộ thận phải bị hoại tử phải cắt thận phải do tổn
thương đụng dập toàn bộ động mạch, tĩnh mạch
thận phải. Chụp cắt lớp ở các bệnh nhân này thấy
thận phải không còn chức năng.
- Mức độ tổn thương
Phân loại mức độ thương tổn tụy, tá tràng đã
được nhiều tác giả đề cập. Nhìn chung các tác giả
chia làm 4 độ. Đối với phân loại tổn thương tụy cũng
như tổn thương tá tràng cần kể tới phân loại của
Lucas năm 1977(12), Smego năm 1985(20), Jurkovich
và Carrico năm 1990(10), Booth và Flint năm 1990(4),
Moor và cộng sự năm 1981 và năm 1990(14,15), Frey và
Araida năm 1991(7). Đáng lưu ý là phân loại của Moor
chia chấn thương tụy thành 5 độ. Trong đó độ 4, đặc
biệt độ 5 cần thiết phải cắt khối tá tụy. Phân loại
chung cả tổn thương tụy, tổn thương tá tràng phải kể
tới phân loại của Moor năm 1984(15) và của Mansour
năm 1989(13).
Frey và Ho đã tóm tắt phân loại mức độ tổn
thương tụy, tổn thương tá tràng và tổn thương phối
hợp tụy- tá tràng như sau(6):
Đối với chấn thương tụy
Độ 1: tụ máu, đụng dập hoặc rách bao tụy.
Độ 2 tổn thương ống tụy chính ở thân hoặc ở
đuôi.
Độ 3: tổn thương ống tụy chính ở đầu hoặc ống
mật chủ đoạn trong tụy.
Đối với chấn thương tá tràng
Độ 1: tụ máu đụng dập hoặc rách vỏ
Độ 2: vỡ bờ tự do của tá tràng
Độ 3: vỡ tá tràng trên 75% chu vi kèm theo tổn
thương ống mật chủ
Kết hợp chấn thương tụy và tá tràng:
Độ 1: máu tụ, đụng dập rách nông cả tá tràng và
tụy.
Độ 2: độ 2 của tuỵ và độ 2 của tá tràng nghĩa là
tổn thương ống tụy chính ở thân hoặc ở đuôi kết hợp
với vỡ bờ tự do của tá tràng.
Độ 3: độ 3 của tụy hoặc độ 3 tá tràng kèm với
một tổn thương hoặc độ 1 hoặc độ 2 của tạng kia.
Độ 4: kết hợp tổn thương độ 3 của tụy với tổn
thương độ 3 của tá tràng.
Trong số 9 bệnh nhân của chúng tôi (Bảng 5): có
2 bệnh nhân (Số1, Số 9) tổn thương tụy độ 3, 7 bệnh
nhân còn lại đều tổn thương phối hợp tá tràng- tụy độ
3 và độ 4 theo phân loại của Frey, không có trường
hợp nào tổn thương tá tràng đơn thuần.
Tổn thương ngoài tá tụy có tới 7/9 trường hợp,
trong đó tổn thương gan (Số 4, Số 7, Số 8), Hoại tử
thận phải do dập nát, tắc mạch thận (Số 1, Số 8), tĩnh
mạch cửa, đường mật (Số 5), vỡ hỗng tràng (Số 8),
gãy xương chi (Số 4, Số 8)...
Chỉ định cắt khối tá tụy cấp cứu, kỹ
thuật và kết quả
Về chỉ định
Snyder và cộng sự(19) thống kê 247 trường hợp
chấn thương tá tràng cho biết chỉ có 7 bệnh nhân
(chiếm 3%) phải cắt khối tá tụy. Trong số 7 bệnh
nhân này có 5 bệnh nhân bị tổn thương ống mật chủ
đoạn trong đầu tụy và 2 bệnh nhân không kiểm soát
được chảy máu quanh tụy. Kết quả 5 bệnh nhân
sống, 2 bệnh nhân tử vong do biến chứng sau mổ.
Oreskovich và Carrico(17) khuyên rằng: cắt khối tá
tụy do chấn thương cần được quyết định ngay trong
các trường hợp không kiểm soát được các mạch máu
tới tá tràng, đầu tụy; tá tràng tổn thương rộng mất
110
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
mạch hoặc tổn thương vùng bóng Vater không thể
phục hồi được. Kinh nghiệm này đã rút ra từ 10 bệnh
nhân được cắt khối tá tụy trong số 117 chấn thương
tụy được chẩn đoán trong mổ tại trung tâm y khoa
Harborview, ở Seattle, Washington trong thời gian 6
năm.
Theo Périssat(18), chỉ định cắt khối tá tụy rõ ràng
cụ thể hơn và cũng mở rộng hơn, ví dụ tổn thương độ
3, vỡ tá tràng kèm theo với rách, đụng dập, tụ máu
nhu mô tụy bên phải tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Tổn thương độ 4, vỡ tá tràng kèm theo tổn thương
tụy, đứt ống tụy chính bên bờ phải tĩnh mạch mạc
treo tràng trên. Ngoài ra tác giả cho rằng: cắt khối tá
tụy khi tổn thương độ 1b tá tràng kèm vỡ tụy bên
phải tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Nhìn lại 9 bệnh nhân của chúng tôi, có tới 7
bệnh nhân đã được mổ ở tuyến trước, các phẫu
thuật viên tuyến trước đã cầm máu để cứu sống
bệnh nhân trước mắt (Số 6, Số 8). Đáng lưu ý là
trường hợp Số 8 khi mổ lại đã thấy hoại tử tím
khung tá tràng đầu tụy, đây là trường hợp có thể
xếp vào nhóm chỉ định như Oreskovich và
Carrico(17) đã nêu. Tuy nhiên, 5 trường hợp chắc
chắn đứt ống tụy chính do đứt rời đầu tụy (Số 1, Số
5, Số 7, Số 8, Số 9) ở bờ phải tĩnh mạch mạch treo
tràng trên và 1 trường hợp (Số 2) đứt gần rời đầu
tụy bờ trái tĩnh mạch mạch treo tràng trên. Các
trường hợp còn lại tuy không có chụp tụy trong mổ
để xác định đứt ống tụy nhưng đều có tổn thương
tá tràng độ 3, độ 4 kèm theo đầu tụy dập nát (Số 3,
Số 4). Một trường hợp tổn thương tá tràng, tụy, gây
đứt ống tụy chính, ống mật chủ và vết thương bên
tĩnh mạch cửa (Số 5). Như vậy, chỉ định chủ yếu
cắt DPC ở 7 bệnh nhân của chúng tôi đều do tổn
thương nặng độ 3, độ 4 của cả tá tràng và đầu tụy.
Về kỹ thuật
9 trường hợp DPC được thực hiện bởi 3 phẫu
thuật viên cũng có thì phẫu thuật khác nhau
(Bảng 6). Ví dụ: có 6 trường hợp (Số 1, Số 3, Số 4,
Số 7, Số 8, Số 9) làm miệng nối tụy-dạ dày, 3
trường hợp còn lại được làm miệng nối tụy-hỗng
tràng. Nối tụy ruột hay tụy dạ dày tuỳ thuộc thói
quen của phẫu thuật viên. Tuy nhiên, xu hướng
gần đây là nối tụy dạ dày(5). Có 5 trường hợp nối
ống mật chủ hỗng tràng có dẫn lưu kiểu Voelker, 4
trường hợp còn lại (Số 1, Số 3, Số 4, Số 8) thì
không. Có 3 trường hợp (Số 1, Số 2, Số 6,) không
mở thông hỗng tràng. Trong hoàn cảnh Việt nam,
khi cắt DPC cấp cứu, chúng tôi thấy nên mở thông
hỗng tràng nuôi dưỡng sau mổ.
1 trường hợp (Số 3) do viêm phúc mạc lan tràn
và áp xe lan rộng sau phúc mạc, sau cắt DPC không
làm miệng nối mật ruột và dạ dày ruột ngay mà làm
thì 2 sau hơn 3 tuần (miệng nối tụy dạ dày được làm
thì đầu). Bệnh nhân này đã được chúng tôi cứu
sống(1).
Về kết quả sau mổ
1 trường hợp tử vong (Số 5) sau mổ cắt DPC 25
ngày. Đây là trường hợp duy nhất do vết thương gây
đứt ống tụy chính, ống mật chủ, xuyên qua tá tràng,
kèm vết thương bên tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân tử
vong do chảy máu vùng cuống gan, rối loạn đông
máu sau mổ mà 4 lần mổ lại không xác định được
nguồn chảy máu (Bảng 7). Một bệnh nhân (Số 6) có
biến chứng sau mổ: sốt, phù toàn thân, viêm phổi, rò
mật, đột ngột ngừng tim sau mổ ngày thứ 5 được hồi
sức tích cực, tách vết mổ, đặt dẫn lưu hút liên tục,
khỏi và ra viện. Các bệnh nhân còn lại hậu phẫu tiến
triển tốt và ra viện.
Cắt DPC cấp cứu là một phẫu thuật nặng, hơn
nữa các bệnh nhân còn kèm theo các thương tổn
khác như hoại tử thận thận phải (Số 1, Số 8), vỡ
gan (Số 4, Số 7, Số 8), gãy kín xương đùi phải,
xương bánh chè phải, gãy hở 2 xương cẳng chân
phải (Số 4)... kết quả nêu ở Bảng 7 là một cố gắng
đáng khích lệ. Cũng cần nhấn mạnh rằng có được
kết quả trên không thể không nói tới vai trò quan
trọng của gây mê và hồi sức.
KẾT LUẬN
7/9 trường hợp cắt khối tá tụy cấp cứu tại bệnh
viện Việt Đức đã được mổ tại tuyến tỉnh, đa số không
đánh giá hết tổn thương cũng như mức độ tổn
thương tá tụy trong mổ hoặc xử lý tổn thương chưa
Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 111
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
tốt. Xét nghiệm Amylaza máu, nước tiểu hoặc dịch ổ
bụng có tác dụng hướng tới chẩn đoán tổn thương tá
tụy. Đặc biệt chụp cắt lớp có tác dụng xác định tổn
thương tụy và tổn thương tạng đặc phối hợp nhất là
thận phải. Trong mổ, dấu hiệu máu tụ sau phúc mạc,
vết nến mạc treo ruột có giá trị báo hiệu tổn thương
tụy. Chỉ định cắt khối tá tụy nên được đặt ra khi
không kiểm soát được các mạch máu tới tá tràng đầu
tụy cũng như khi tá tràng tổn thương rộng, mất
mạch, tổn thương vùng bóng Vater không thể phục
hồi được, tổn thương tá tụy độ 4. Nên mở thông hỗng
tràng nuôi dưỡng sau khi tiến hành cắt khối tá tụy
cấp cứu. 1/9 tử vong sau cắt khối tá tụy cấp cứu là kết
quả khả quan.
7. Frey CF, Araida T.: Trauma to the pancreas and
duodenum. In: Blaidell FW, Trunkey DD (eds).
Trauma management, Abdominal trauma. Thieme-
Stratton, New York; vol I, ch 6.
8. Heimansohn DA, Canal DF, McCarthy MC, Yaw PB,
Madura JA.: The role of pancreaticoduodenectomy in
the management of traumatic injuries to the pancreas
and duodenum. Am. Surg, 1990; 56: 511- 514.
9. John A.Weigelt: Duodenal injuries in “The surgical
clinics of North america”, 1990, 529- 539.
10. Jurkovich GJ, Carrico CJ: Pancreatic trauma. Surgical
Clinics of North America, 1990; 70, 3: 575.
11. Levinson MA, Peterson SR, Sheldon GF et al:
Duodenal trauma: experience of a trauma center. J
Trauma, 1982, 24: 475- 480.
12. Lucas C E.: Diagnosis and treatment of pancreatic and
duodenal injury. Surgical Clinic of North America,
1977, 57: 49.
13. Mansour MA, Moor JB, Moor EE, Moore FA:.
Conservative management of combined
pancreatoduodenal injuries. American Journal of
Surgery, 1989; 158: 531. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hồng Sơn, Phạm Hoàng Ha: Trường hợp cắt
khối tá tụy mổ 2 thì trong bệnh cảnh viêm phúc mạc
do chấn thương tá tụy được cứu sống. Y học thực hành,
2003, 8: 6-9.
14. Moore EE, Dunn EL, Moore JB, Thompson JS.:
Penetrating abdominal trauma index. Journal of
trauma, 1981; 21: 439.
15. Moore EE et al.: Organ injury scaling, II: pancreas,
duodenum, small bowel, colon, and rectum. Journal of
trauma, 1990; 30: 1427.
2. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thanh Long: Cắt khối tá tụy
cấp cứu trong chấn thương và vết thương tá tràng, tụy
tạng. Y học thực hành, 2004, 8: 27-32. 16. Moor JB, Moor EE.: Changing trends in the
management of combined pancreatoduodenal injuries.
World J Surg, 1984; 8: 791.
3. Trịnh Văn Tuấn: Nhận xét bước đầu về chẩn đoán và
điều trị chấn thương tá tụy tại bệnh viện Việt Đức.
Luận án thạc sĩ y học. Hà nội 2002. 17. Oreskovich MR, Carrico CJ: Pancreaticoduodenectomy
for trauma: a viable option? Am J Surg 1984, 147:
618- 623.
4. Booth FV, Flint LM.: Pancreatico - duodenal trauma.
In Border (ed), Blunt multiple trauma, 1990, Marcel
Dekker, New York, Ch 36, p 497.
5. Delcore J, Stauffer JS, Thomas JH, Pierce GE.: The
role pancreatogastrostomy following
pancreatoduodenectomy for trauma. J. Trauma, 1994;
3, 37: 395- 400.
18. Périssat J, Collet D et al.: Traumatismes du duodéno-
pancréas. Principes de technique et de tactique
chirurgicale. EMC, 1991, techiques chirurgicales,
appareil digestif, 40898.
19. Snyder WH, Weigelt JA, Watkins WL et al: The
surgical management of duodenal trauma. Arch Surg
1980, 115: 422- 429.
6. Frey CF, Ho HS.: Pancreaticoduodenal trauma in
“Hepatobiliary and pancreatic surgery”. Edited by
Carter D, Russell RCG, Pitt HA, Bismuth H.
Chapman&Hall medical, 1996: 649- 666.
20. Smego DR, Richardson JD, Flint LM.: Determinats of
outcome in pancreatic trauma. Journal of trauma,
1985; 25: 771.
112
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chin_truong_hop_cat_khoi_ta_tuy_cap_cuu_tai_benh_vien_viet_d.pdf