Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch

Tài liệu Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0050 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 3-9 This paper is available online at CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦMỞ RA CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG CHO CÁC DÂN TỘC BỊ NÔ DỊCH Đỗ Thanh Bình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết nêu rõ chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Chiến thắng đã chứng minh các dân tộc thuộc địa dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết, với đường lối đúng đắn,. . . có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân; Điện Biện Phủ không chỉ chỉ ra con đường giải phóng mà còn tiếp sức cho các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ cuối năm 1954, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi do tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ khóa: Chiến thắng Điện Biên Phủ, các dân tộc bị áp bức, giải phóng, thuộc địa, chủ nghĩa thực dân. 1. Mở đầu Bàn về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với thế giới, đặc biệt là đố...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0050 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 3-9 This paper is available online at CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦMỞ RA CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG CHO CÁC DÂN TỘC BỊ NÔ DỊCH Đỗ Thanh Bình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết nêu rõ chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Chiến thắng đã chứng minh các dân tộc thuộc địa dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết, với đường lối đúng đắn,. . . có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân; Điện Biện Phủ không chỉ chỉ ra con đường giải phóng mà còn tiếp sức cho các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ cuối năm 1954, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi do tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ khóa: Chiến thắng Điện Biên Phủ, các dân tộc bị áp bức, giải phóng, thuộc địa, chủ nghĩa thực dân. 1. Mở đầu Bàn về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với thế giới, đặc biệt là đối với phong trào giải phóng dân tộc đã có khá nhiều bài viết ở các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, chúng tôi xin dẫn ra một số bài tiêu biểu sau đây: Các tác giả Phan Ngọc Liên và Đỗ Thanh Bình với bài Ảnh hưởng và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với phong trào giải phóng dân tộc đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 năm 1984. Một năm sau, vào năm 1985, bài Điện Biên Phủ và phong trào giải dan tộc ở các nước Bắc Phi thuộc Pháp của Võ Kim Cương công bố trong tuyển tập Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành, Hà Nội, 1985. Đến năm 2004 lại có một số bài viết đề cập đến vấn đề này, trong đó phải kể đến các bài viết của Đại tá Hán Văn Tâm: Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối phong trào giải phóng dân tộc, của Đỗ Thanh Bình với bài Chiến thắng Điện Biên Phủ - sự kiện thay đổi dòng lịch sử,. . . Các bài viết này chủ yếu tập trung vào một chủ đề về những ảnh hưởng và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ tới cuộc đấu tranh chống thực dân cũ của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trước hết là các dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh. Những tác động này thể hiện rõ nhất là ở sự nêu gương và cổ vũ của chiến thắng đối với các dân tộc thuộc địa. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào làm rõ Chiến thắng Điện Biên Phủ nêu một tấm gương cho các nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc: Một nước đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết, có đường lối đấu tranh đúng đắn,. . . có thể đánh bại được một đế quốc lớn. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ không chỉ vạch ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa mà còn “tiếp sức”cho cuộc đấu tranh chống thực dân của các dân tộc đó. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới do chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Đỗ Thanh Bình, e-mail: dothanhbinh1951@yahoo.com 3 Đỗ Thanh Bình 2. Nội dung nghiên cứu Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này không chỉ bảo vệ được thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, không chỉ là mốc vàng lịch sử trong cuộc đấu tranh giữ nước của Việt Nam, mà ý nghĩa của nó còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, mang tầm quốc tế, trước hết là đối với các dân tộc đang đấu tranh chống lại ách thực dân, đế quốc. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới” [1;771]. Trước hết, nó là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức, nó đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị thực dân nô dịch. 2.1. Các dân tộc thuộc địa có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt - bộ phận cực đoan nhất của nghĩa đế quốc bị thất bại. Bản thân các nước phương Tây - những nước có nhiều thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh - trong thời kì chiến tranh bị các nước phát xít giáng cho những đòn chí mạng không những ở chính quốc mà ngay cả ở các thuộc địa của họ, do đó các nước này không còn giữ được thuộc địa và bị suy yếu nghiêm trọng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nói chung, “Những năm đầu sau chiến tranh,... hầu hết các nước tư bản thắng lợi hay bại trận đều bị suy yếu kiệt quệ” [2;5]. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự vùng lên giành độc lập của các dân tộc thuộc địa, bởi “một khoảng trống quyền lực”đã xuất hiện. Tận dụng thời cơ này, một số nước đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, tuyên bố độc lập (như Việt Nam, Inđônêxia, Lào,...), trong khi đó nhiều nước đang tiến hành chiến tranh giải phóng để tiến tới nền độc lập. Tuy nhiên, thời cơ thuận lợi do chiến thắng chủ nghĩa phát xít tạo ra, nhanh chóng qua đi. Từ cuối năm 1945- đầu năm 1946 trở đi, các thực dân phương Tây đều quay trở lại tái chiếm thuộc địa bằng cách sử dụng “chính sách pháo hạm ”đàn áp các dân tộc đang đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tự do, trong đó, thực dân Pháp là một ví dụ điển hình. Nhiều nước ở châu Á, châu Phi bị thực dân phương Tây nô dịch trở lại, các cuộc kháng cự bị quân đội thực dân núp dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh đàn áp, tiền đồ của cuộc đấu tranh giành độc lập trở nên mờ mịt, người dân có nguy cơ tiếp tục trở lại kiếp nô lệ. Khu vực Đông Nam Á là một minh chứng cho tình trạng này. Ở Philippin, đạo quân dân tộc HUKBALAHAP tiến hành cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, đã giải phóng hai phần ba lãnh thổ trước khi quân Mỹ dưới danh nghĩa Đồng minh đổ bộ vào đất nước này. Lãnh trách nhiệm đánh bại quân Nhật ở Philippin, tháng 1- 1945, quân Mỹ với một lượng lượng mạnh, vũ khi tối tân [3;245-246] dưới sự chỉ huy của tướng Mác Áctơ vào nước này, nhưng lại đàn áp phong trào kháng chiến HUKBALAHAP, chứ không phải giúp họ chống Nhật. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Miến Điện và Mã Lai. Với khẩu hiệu “Miến Điện của người Miến Điện”, nhà cách mạng Aung San đã lãnh đạo quân vệ quốc Miến giải phóng phần lớn đất nước vào tháng 5 - 1945. Nhưng sau đó quân Anh đã tràn vào và thi hành chính sách chia rẽ dân tộc, lãnh tụ Aung San bị sát hại (7 - 1947), mặc dù sau đó, Anh phải thừa nhận nền độc lập của Miến Điện để xoa dịu phong trào đấu tranh chống Anh. Cũng giống như ở Miến Điện, trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh, quân du kích Mã Lai đã giải phóng hầu hết bán đảo, chỉ còn lại một số thành phố do quân Nhật chiếm giữ. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thực dân Anh đã tiến vào Mã Lai, dùng các biện pháp trấn áp, chia rẽ các cộng đồng dân tộc ở bán đảo này bằng cuộc chiến tranh kéo dài 12 năm, lập lại nền thống trị thực dân ở đây. 4 Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch Phong trào dân tộc Inđônêxia cũng giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống Nhật với việc ngày 17 - 8 - 1945, nước này tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa. Tuy nhiên, Anh và Mỹ đã hỗ trợ cho thực dân Hà Lan vào Inđônêxia “lập lại trật tự cũ”. Cuộc chiến đấu chống Hà Lan diễn ra quyết liệt. Với ưu thế về lực lượng và vũ khí, thực dân Hà Lan đã đánh chiếm được nhiều vùng rộng lớn của nước cộng hòa non trẻ. Thậm chí bằng cuộc tập kích ngày 19- 12- 1948, toàn bộ chính quyền Xucácnô - Hatta bị thực dân Hà Lan bắt, sau một năm mới được thả ra, nền độc lập được thừa nhận, nhưng vùngTây Irian của nước này vẫn chưa được thu hồi. Đối với các nước Đông Dương, từ cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực dân Pháp xâm lược trở lại. Ngày 9 - 10 - 1945, Pháp cho một đại đội nhảy dù xuống Phnômpênh, bắt sống Sơn Ngọc Thành và các thành viên Chính phủ Campuchia. Triều đình nhanh chóng quy thuận và kí Hiệp định với Pháp (4 - 1946) chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp. Trong khoảng thời gian này (3 - 1946), thực dân Pháp cũng đưa quân tái chiếm Lào. Sau khi Thà Khẹt thất thủ, Chính phủ cách mạng lâm thời phải lưu vong sang Băng Cốc (Thái Lan). Vua Lào Xixavang khôi phục lại ngai vàng và đưa Hoàng tử Vatthana lên làm thủ tướng của Chính phủ thân Pháp. Trước đó ở Việt Nam, ngày 2 - 9 - 1945, trong khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào những người dự mít tinh, làm 47 người chết, nhiều người bị thương. Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã đưa quân đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan lực lượng tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Đến cuối năm 1946, Pháp mở rộng qui mô xâm lược ra cả nước Việt Nam. Tình hình châu Phi cũng bi đát không kém. Sau khi phát xít Đức và Italia bị đánh bật ra khỏi lục địa đen này, các nước thực dân phương Tây lập tức khôi phục lại địa vị của mình ở đây và thẳng tay đàn áp phong trào dân tộc của các nước. Trường hợp Angiêri đã nói lên điều đó. Giữa lúc nhân dân nước này đang hoan hỉ trước thất bại của chủ nghĩa phát xít và hi vọng về một tương lai mới của mình, thì ngày 8- 5- 1945, thực dân Pháp cho quân đội và cánh sát tàn sát hơn 45000 thanh niên ở Côngxtăngtinnoa (Constantinois),miền Đông Angiêri [4;169]. Tiếp đó, hai cuộc vùng dậy của người dân Angiêri những năm 1948 và 1951 cũng bị đàn áp đẫm máu [4;170]. Ở bên kia Tây bán cầu xa xôi, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta thân Mỹ, giành tự do dân chủ do Phiđen Caxtrô lãnh đạo cũng đang trong thời kì hết sức khó khăn. Nhìn chung, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân đều quay trở lại xâm lược các nước vốn trước đây là thuộc địa của mình sau khi các nước phát xít bị đánh bại, thủ tiêu nền độc lập, tự do và những thành quả cách mạng mà nhân dân các nước Á, Phi đã giành được từ tay các nước phát xít. Họ mưu toan thiết lập lại ách thống trị thực dân như trước đây đối với các dân tộc. Tất cả các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập hoặc giữ những thành quả cách mạng của nhân dân Á, Phi và Mỹ Latinh đều bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và giải phóng đất nước của nhân dân Á, Phi, Mỹ latinh đang rơi vào bế tắc. Trong bối cảnh một dân tộc nhỏ, chưa có đủ lực lượng vật chất, với vũ khí thô sơ, phải đối mặt với một đội quân thực dân đông đảo, chính qui, được trang bị vũ khí hiện đại,không từ bỏ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích,... thì một câu hỏi lớn của thời đại được đặt ra trước các dân tộc bị áp bức: Liệu họ có thể đánh bại dược chủ nghĩa thực dân cũ hay không và làm thế nào để đánh bại được chúng? Chính trong bối cảnh ấy, cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của nhân Việt nam mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi đã trở thành đáp án cho câu hỏi đó: “Một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và tự do, thì có đầy đủ và có khả năng để chiến thắng đội quân xâm lược của bọn đế quốc, thực dân hung hãn nhất. Chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân nhất định thất bại, cách mạng 5 Đỗ Thanh Bình giải phóng dân tộc của các dân tộc nhất định thành công” [5;311-312]. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra cho các dân tộc bị đế quốc, thực dân đô hộ con đường tiến lên giành độc lập [4;176]. Trước chiến thắng Điện Biên Phủ có một thực tế là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như một hệ thống hoàn chỉnh với một chuỗi các mắt xích móc nối liên hoàn các thuộc địa với nhau. Nhân dân Á, Phi và Mỹ latinh khó có thể thay đổi được thân phận nô lệ của mình, các cuộc vùng dậy, tháo bỏ xiềng xích đều không thành công, các con đường đấu tranh họ tự vạch ra đều đi vào ngõ cụt, bế tắc. Thế nhưng Điện Biên Phủ đã làm thay đổi tất cả. Điện Biên Phủ đã chặt đứt khâu yếu nhất trong chuỗi mắt xích nô lệ đó và kéo theo sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở khắp nơi mà chính quyền thực dân không thể nào ngăn cản được. Đúng như nhận xét của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Angiêri – Lascbi Buhali: Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam “đã điểm tiếng chuông báo giờ chết của chủ nghĩa thực dân Pháp không những ở Việt Nam mà cả ở bộ phận còn lại của khối thuộc địa của nó” [5;327]. Điện Biên Phủ không chỉ trở thành “một trong những trận giao chiến đã thay đổi số phận của thế giới” [6], mà còn “Đánh dấu một chặng đường mới trên con đường giải phóng của các dân tộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ” [7;726]. Nó là “bóng ma” ám ảnh các nước thực dân, bởi “Nếu để mất Đông Dương tất sẽ nhanh chóng kéo theo một cuộc vùng dậy ở Bắc Phi” [5;327] và nhiều nơi khác khi mà ở đó còn chế độ thực dân. 2.2. Điện Biên Phủ đã chỉ ra con đường giải phóng và tiếp sức cho các dân tộc thuộc địa Từ sau năm 1945, các cuộc đấu tranh chống ách thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ latinh diễn ra quyết liệt, gây cho các nước thực dân những tổn thất không nhỏ. Mặc dù tổn thất, nhưng chính quyền thực dân cũng không chịu nhượng bộ, để rồi trao trả nền độc lập cho các dân tộc. Trong bối cảnh ấy, chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã chỉ ra cho các dân tộc rằng để buộc chính phủ thực dân ngồi vào đàm phán và kí hiệp định công nhận nền độc lập của các dân tộc thuộc địa, thì các dân tộc ấy phải giáng cho quân đội thực dân, đế quốc những đòn quyết định như Điện Biên Phủ. Đồng thời, chiến thắng Điện Biên Phủ cũng cảnh báo chính quyền thực dân rằng, họ đừng bao giờ có ảo tưởng duy trì nền thống trị đối với một dân tộc mà dân tộc ấy luôn mong mỏi hòa bình, độc lập, tự do và không bao giờ cam chịu sống kiếp ngựa trâu. Mong muốn độc lập, tự do, nhưng các dân tộc thuộc địa không bao giờ muốn chọn con đường chiến tranh, vì con đường ấy sẽ dẫn đến tổn thất, họ luôn hướng tới con đường hòa bình, thông qua đàm phán để đạt được nền độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế tiến trình cuộc đấu tranh đòi độc lập của các dân tộc thuộc địa, kẻ thù đã buộc họ phải cầm vũ khí khi những thỏa thuận hòa bình bị kẻ thù đơn phương xé bỏ. Trường hợp Việt Nam là một ví dụ điển hình. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa, Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, nhưng bằng con đường hòa bình. Việt Nam đã tận dụng và tranh thủ mọi cơ hội hòa bình, tránh một cuộc chiến tranh với Pháp. Để làm điều đó, Chính phủ Việt Nam đã nhân nhượng Pháp bằng việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946, sau đó là Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946. Sự nhân nhượng đó là có nguyên tắc và cuối cùng: Nền độc lập phải được giữ vững, toàn vẹn lãnh thổ phải được bảo đảm, nhân dân phải được sống trong tự do,. . . Nhưng đến cuối năm 1946, thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra toàn bộ nước Việt Nam, họ đã chọn con đường chiến tranh, họ đã buộc nhân dân Việt Nam phải cầm vũ khí. Vào năm 1953, khi ưu thế trên chiến trường đang có lợi cho Việt Nam, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho nhân dân Việt Nam vẫn mong muốn giải quyết mối quan hệ Pháp – Việt bằng giải pháp hòa bình. Thông qua nhà báo Thụy Điển, Người thể hiện lập trường: Nếu Chính phủ Pháp muốn giải quyết cuộc xung đột này bằng biện pháp hòa bình thì phía Việt Nam sẵn sàng. Tuy nhiên, thực dân Pháp với đội quân khổng lồ, quyết chọn biện pháp quân sự hòng đè 6 Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch bẹp ý chí của dân tộc Việt Nam, buộc Việt Nam phải kí hiệp định với những nội dung có lợi cho họ. Không còn con đường nào khác, nhân dân Việt Nam buộc phải tiếp tục cuộc kháng chiến và cuối cùng làm nên trận Điện Biên Phủ. Thất bại đau đớn ở Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp mới chấp nhận ngồi vào đàm phán và kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận nền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội về nước. Sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam tiếp tục khẳng định lại giá trị của bài học Điện Biên Phủ (1954). Để buộc Mỹ hải kí Hiệp định Paris vào đầu năm 1973 với những thỏa thuận trước đó, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,. . . nhân dân Việt Nam cũng đã phải làm “một Điện Biên Phủ” - “trận Điện Biên Phủ trên không” vào cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng. Điện Biên Phủ đã trở thành động từ trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc đang đấu tranh cho tự do. Đó là “dienbienfuer” có nghĩa là đánh cho kẻ địch không còn mảnh giáp như Việt Nam đã từng đánh Pháp ở Điện Biên Phủ. Sau này, trong những trận đánh lớn của quân giải phóng Angiêri chống thực dân Pháp được họ gọi là những trận “Điện Biên Phủ” và kiểu đánh đánh tập trung tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực đối phương đều mang tên “kiểu đánh Điện Biên Phủ” [8;60]. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiếp cho nhân dân thuộc địa một sức mạnh tinh thần, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Là bộ phận của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới, chiến thắng của nhân dân Việt Nam, của các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ “đã tác động sâu sắc tới không những tinh thần của nhân dân tất cả các nước bị áp bức, mà còn của toàn nhân loại” [9;60].Chiến thắng đó “đã gây niềm phấn khởi sâu sắc nhất trong trái tim của nhân dân Marôc. . . cũng như trái tim của nhân dân châu Phi và toàn thể những người bị áp bức” [4;174]. Trong một trận đánh không cân sức ở khu rừng Tơlemxem, các chiến sĩ Angiêri đã hô vang một mệnh lệnh xung trận: “Điện Biên Phủ! Điện Biên Phủ- Angiêri!” và họ đã phá tan vòng vây của quân Pháp, bảo toàn lực lượng. Cũng từ đây từ “Anma” (nghĩa là “Tiến lên”) được thay bằng từ “Điện Biên Phủ”trong các cuộc chiến đấu. Không chỉ tiếp sức cho nhân dân thuộc địa bằng sức mạnh tinh thần,. . . mà Điện Biên Phủ còn củng cố niềm tin của các dân tộc này vào thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình [10;221]. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là “ngọn roi làm thức tỉnh các dân tộc thuộc địa” [4;173] mà nó còn “làm tăng gấp bội nhiệt tình và lòng tin tưởng của những người đã lao vào cuộc chiến đấu” [4;174]. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đem lại những bài học, những kinh nghiệm hay cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa chống thực dân, mà cuộc chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ nói riêng và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp nói chung đã góp phần bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh này, trước hết là ở châu Phi. Những người lính châu Phi (như ở Angiêri, Marốc, Mali, Tuynidi,. . . ) trong quân đội Pháp bị đưa sang chiến trường Đông Dương, họ trực tiếp giáp trận với các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, thậm chí nhiều người trong số họ bị bắt làm tù binh ở chiến trường Việt Nam, ở Điện Biên Phủ, họ đã mục kích được tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, nắm bắt được kinh nghiệm chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam. Những người lính này khi được hồi hương họ liền trở thành những chiến sĩ nòng cốt và tiên phong đấu tranh chống lại quân đội thực dân ở nước mình. Như ông Mađâyra Câyta, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Mali sang thăm Việt Nam (10 - 1961), khẳng định: “Những đồng bào của chúng tôi bị bọn thực dân Pháp mang sang đây, sau khi được tiếp xúc với các chiến sĩ Việt Nam trong các trại tù binh và hiểu rõ các đồng chí, đã giác ngộ về hoàn cảnh của mình. Vì thế mà số đông những đồng bào của chúng tôi, khi về nước đã đứng cạnh các đồng chí trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc” [4;176]. 7 Đỗ Thanh Bình 2.3. Phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau chiến thắng Điện Biên Phủ Hệ thống thuộc địa của thực dân Anh và Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn lớn nhất. Các thuộc địa của Anh bao gồm khoảng 60 vùng lãnh thổ và đảo với diện tích 30 triệu km2 và 1151 triệu dân (tức là chiếm 1/4 dân số thế giới tính đến cuối năm 1980). Trong khi ấy, diện tích thuộc địa của thực dân Pháp là 12,5 triệu km2 với 130 triệu dân (con số của năm 1980), trong đó có tới 9/10 thuộc địa của Pháp ở châu Phi bao gồm 32 lãnh thổ. So với diện tích thuộc địa ở châu Phi, Đông Dương nhỏ hơn nhiều nhưng lại là thuộc địa nền móng của thực dân Pháp. Các nước thực dân khác, như Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... có ít thuộc địa hơn. Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ và thắng lợi của nó đã tác động vào hai đối tượng chủ yếu trên thế giới: Chính quyền các nước thực dân và các dân tộc bị áp bức. Xét cho cùng, cả hai tác động đó đều góp phần cởi trói các dân tộc thuộc địa khỏi gông cùm nô lệ ở những mứ độ khác nhau. Trước hết, chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc các chính phủ thực dân phải thay đổi chính sách thuộc địa để tránh phải đối mặt cuộc nổi dậy của các dân tộc để rồi “nhận một Điện Biên Phủ” giống như Chính phủ Pháp đã chuốc lấy ở Việt Nam. Để giữ lại các thuộc địa, lại tránh được sự phản kháng của người dân mà hậu quả của nó là những “Điện Biên Phủ” như ở Việt Nam, thực dân Anh đã khôn khéo lập ra Khối thịnh vượng chung và sớm cho một số nước thuộc địa được hưởng quyền tự trị hoặc độc lập nằm trong khuôn khổ Khối thịnh vượng chung, như Ấn Độ, Pakixtan, Xu Đăng, Gana,. . . Còn thực dân Pháp, sau Điện Biên Phủ, tuy vẫn cố bám lấy thuộc địa, nhưng cũng không thể thống trị giống như trước kia được nữa. Từ Liên hiệp Pháp (Union Francaise) trước năm 1954, đến năm 1958, được thay bằng Cộng đồng Pháp (Communaute Francaise) với qui chế tôn trọng quyền của các dân tộc và quyền tự trị cao hơn. Sau đó, trước phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao, Pháp buộc phải công bố “Quyền tự trị” hoặc trao trả độc lập cho nhiều nước châu Phi, trước tiên là các nước Bắc Phi (như Tuynidi, Ma rốc) Đối với các dân tộc bị áp bức bởi chủ nghĩa thực dân, Điện Biên Phủ đã đột phá một lỗ hổng rất to cho các dân tộc naỳ trong cuộc đấu tranh để đi tới độc lập và tự do. Và các dân tộc đó “đến lượt mình lại giáng thêm những đòn chết điếng vào chủ nghĩa đế quốc” (T.B.Đen, đại biểu công đoàn Ghinê). Cuộc chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã dẫn tới một “phản ứng dây chuyền” chống thực dân trong các nước thuộc địa. Một cao trào giải phóng dân tộc sau Điện Biên Phủ đã bùng lên. Từ năm 1945 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chưa phát triển mạnh mẽ và đều khắp. Nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân còn bị dìm trong bể máu bởi chính sách vũ lực của đội quân xâm lược. Nhưng từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới dâng cao bởi sự khích lệ, cổ vũ của chiến thắng này. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, trước hết là những “sân sau” của Pháp nối tiếp nhau sụp đổ. “Lời tiên đoán trước đây của Thống chế Đơlat là nếu để mất Đông Dương tất cả sẽ nhanh chóng kéo theo một cuộc vùng dậy ở Bắc Phi, đã được chứng minh cụ thể” [11;21]. Trước hết, chính quyền thuộc địa của ở Angiêri phải đối mặt với cuộc kháng chiến của nhân dân nước này, bởi “chưa đầy sáu tháng sau (sau Điện Biên Phủ - ĐTB), nhân dân Angiêri đã nổi dậy” [11;21]. Nối tiếp cuộc chiến đấu của nhân dân Angiêri là những cuộc vùng lên của các dân tộc khác ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Có thể thấy “Khắp nơi ở châu Phi từ Angiêri đến Marốc, từ Công Gô đến Nigiêria, cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc đã được tấm gương Điện Biên Phủ cổ vũ” [12]. Các quốc gia giành độc lập nối tiếp nhau ra đời. Nếu như giai đoạn từ năm 1945 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ mới chỉ có khoảng 20 nước Á, Phi, Mỹ latinh giành được độc lập, thì giai đoạn từ năm 1954 đến cuối những năm 60 của thế kỉ XX có khoảng 40 quốc gia thoát khỏi 8 Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch ách thực dân. Phần lớn các nước giành được độc lập này ở châu Phi và trong khoảng 40 quốc gia đó thì có 32 nước là thuộc địa của Pháp. Trong giai đoạn từ đầu những năm 70 trở về sau, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tiếp nối tiếp nhau tan rã và nó hoàn toàn bị thanh toán vào những năm cuối cùng của thế kỉ XX. 3. Kết luận Một trong những sự kiện quan trọng hàng đầu, để lại dấu ấn sâu đậm trong thế kỉ XX là các dân tộc thuộc địa đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách thực dân, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân từng tồn tại trong 5 thế kỉ đã bị thanh toán. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một dấu mốc trọng đại không chỉ của dân tộc việt Nam mà còn là mốc vàng lịch sử trong cuộc đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nó đã góp phần không nhỏ cùng cuộc đấu tranh của nhân dân Á, Phi và Mỹ latinh kết liễu chế độ thực dân – vết nhơ của lịch sử nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 1960. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Sự thật, Hà Nội. [2] Nguyễn Quốc Hùng, 1999. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945 – 1996). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Đubinxki, 1972. Viễn Đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nxb Khoa học Matxcova. [4] Bùi Đình Thanh, Ngô Tiến Chất, 1963. Âm mưu của đế quốc Pháp – Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nxb Sử học, Hà Nội [5] Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1974. [6] Tạp chí Người quan sát mới (Pháp) ngày 8 – 4 – 1983. [7] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử, chân lí thời đại. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2004. [8] Angiêri kháng chiến, Hà Nội, 1960 . [9] Thế giới bàn về Việt Nam, tập 2, Hà Nội, 1978. [10] Võ Nguyên Giáp, 2001. Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [11] J. Lanien, 1957. Tấn bi kịch Đông Dương. Paris. [12] CH. Haroche, 1978. Hậu quả quốc tế của chiến thắng. Sưu tập chuyên đề: Thế giới bàn về Việt Nam, tập III. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội. ABSTRACT The Dien Bien Phu victory unfolded a path of emancipation for oppressed nations In this paper it is shown that the Dien Bien Phu victory has unfolded a path of emancipation for oppressed nations: the victory has proved that small colonies can triumph over colonialism if they act together and under a correct policy. Dien Bien Phu not only enlightened the liberation path, it also supported and gave strength to colonial people everywhere in their struggle for independence. Since the end of 1954, a tremendous wave of revolutionary movement for independence burst forth pervasively and successfully thanks to the impact of the Dien Bien Phu victory. Keywords: Dien Bien Phu victory, oppressed nations, emancipation, colony, colonialism. 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3870_dtbinh_3874_2178518.pdf
Tài liệu liên quan