Tài liệu Chỉ số tổn thương tài nguyên nước ngọt khu vực bán đảo Cà Mau - Nguyễn Đăng Tính: KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 85
BÀI BÁO KHOA HỌC
CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT
KHU VỰC BÁN ĐẢO CÀ MAU
Nguyễn Đăng Tính1, Trịnh Công Vấn2, Phan Hữu Cường3, Bùi Hồng Nga4
Tóm tắt: Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có diện tích chiếm tới khoảng 43% diện tích Đông bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) nhưng có vị trí xa nguồn nước ngọt của sông Hậu lại chịu tác động phức tạp
của hai chế độ thủy triều Biển Đông và Biển Tây nên sử dụng tài nguyên nước (TNN) là vấn đề hết
sức phức tạp. Trong tương lai, với tác động tiêu cực từ việc sử dụng nước của các nước thượng lưu
Mekong cũng như tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) việc quản lý
khai thác và sử dụng TNN ở khu vực này cần được đặt lên hàng đầu.
Kết quả tính toán chỉ số tổn thương tài nguyên nước cho thấy vùng BĐCM có nguy cơ suy thoái tài
nguyên nước ở mức cao, đặc biệt liên quan đến các chỉ số về môi trường vì vậy cần nâng cao năng
lực quản lý để giảm nguy cơ suy thoái tài ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số tổn thương tài nguyên nước ngọt khu vực bán đảo Cà Mau - Nguyễn Đăng Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 85
BÀI BÁO KHOA HỌC
CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT
KHU VỰC BÁN ĐẢO CÀ MAU
Nguyễn Đăng Tính1, Trịnh Công Vấn2, Phan Hữu Cường3, Bùi Hồng Nga4
Tóm tắt: Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có diện tích chiếm tới khoảng 43% diện tích Đông bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) nhưng có vị trí xa nguồn nước ngọt của sông Hậu lại chịu tác động phức tạp
của hai chế độ thủy triều Biển Đông và Biển Tây nên sử dụng tài nguyên nước (TNN) là vấn đề hết
sức phức tạp. Trong tương lai, với tác động tiêu cực từ việc sử dụng nước của các nước thượng lưu
Mekong cũng như tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) việc quản lý
khai thác và sử dụng TNN ở khu vực này cần được đặt lên hàng đầu.
Kết quả tính toán chỉ số tổn thương tài nguyên nước cho thấy vùng BĐCM có nguy cơ suy thoái tài
nguyên nước ở mức cao, đặc biệt liên quan đến các chỉ số về môi trường vì vậy cần nâng cao năng
lực quản lý để giảm nguy cơ suy thoái tài nguyên nước.
Từ khóa: BĐCM, Tài nguyên nước, Tổn thương tài nguyên nước ngọt
1. TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI BĐCM*
Bán đảo Cà Mau (BĐCM) nằm ở phía Tây
Nam đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
giới hạn bởi phía Bắc là kênh Cái Sắn, phía
Đông Bắc là sông Hậu, phía Tây Nam là biển
Tây và phía Đông là biển Đông. Diện tích tự
nhiên 16.780 km2, chiếm 43% diện tích
ĐBSCL, gồm: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,
Hậu Giang, T.p Cần Thơ và một phần của tỉnh
Kiên Giang.
Nước mặt: Chế độ thuỷ văn ở BĐCM bị
chi phối bởi thuỷ triều biển Đông, biển Tây,
dòng chảy sông Mêkông, Lượng mưa trung
bình năm trong khu vực khoảng 2200mm,
trong đó lượng mưa trong mùa mưa chiếm
khoảng 95% tổng lượng mưa năm. Nguồn
nước ngọt chủ yếu của vùng BĐCM là nguồn
nước của sông Hậu.
Nước dưới đất: Kết quả tính toán trữ lượng
tiềm năng nước dưới đất vùng BĐCM là 16.106
m3/ngày, trong đó nước nhạt (tổng khoáng hoá
< 1g/l) là 11.106 m3/ngày (Bộ TNMT,2014).
Trữ lượng tĩnh gồm trữ lượng trọng lực và trữ
1 Cơ sở 2- Đại học thủy lợi,
2 Viện đổi mới công nghệ thủy lợi Mekong
3 Viện Thủy lợi và Môi trường, Đại học thủy lợi
4 Trung tâm quan trắc tài nguyên & MT tỉnh Bình Dương
lượng đàn hồi. Đây là vùng có trữ lượng tiềm
năng lớn, nhưng trữ lượng bảo đảm (trữ lượng
động) lại hạn chế.
Từ năm 2000, Chương trình Môi trường Liên
Hợp Quốc và các đối tác trong hệ thống Liên
Hiệp Quốc cùng với một số trường đại học và
viện nghiên cứu ở Châu Phi và Châu Á đã hợp
tác để đánh giá tính dễ bị tổn thương của nguồn
nước ngọt đối với thay đổi môi trường tạo ra
thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho việc ra
quyết định sáng suốt về Quản lý Tài nguyên
nước Tổng hợp và đạt được các mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Tính dễ bị tổn thương: Trong quản lý tài
nguyên nước, tính dễ bị tổn thương có thể được
định nghĩa là các điểm yếu và thiếu sót của hệ
thống tài nguyên nước khiến cho hệ thống trở
nên khó khăn khi đối mặt với thay đổi môi
trường và kinh tế xã hội. Do đó, tính dễ bị tổn
thương cần được đo lường bởi một bên là (i)
Tác động của những tác nhân gây căng thẳng ở
quy mô lưu vực sông đối với hệ thống tài
nguyên nước; với một bên kia là (ii) năng lực
của hệ sinh thái và xã hội để đối phó với các
mối đe dọa đến chức năng của một hệ thống
nước tài nguyên nước.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 86
Hình 1. Sơ đồ tiếp cận quản trị Tài nguyên
nước trên cơ sở phân tích mức độ tổn thương
Mức độ tổn thương của tài nguyên nước
của một lưu vực sông, một khu vực có thể
được đánh giá từ hai khía cạnh: (a) các mối đe
dọa chính của tài nguyên nước và động lực
phát triển và sử dụng của tài nguyên nước; và
(b) những thách thức của khu vực trong việc
đối phó với các mối đe dọa này. Theo phân
tích khung, các mối đe dọa có thể được đánh
giá từ 3 thành phần khác nhau của tài nguyên
nước và khai thác sử dụng, gồm áp lực về
nước, xung đột giữa phát triển và sử dụng tài
nguyên nước và năng lực quản lý tài nguyên
nước của khu vực.
2. CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG NGUỒN
NƯỚC NGỌT TẠI BĐCM
Viện QHTLMN (2007) đã phân chia BĐCM
thành 8 tiểu sinh thái sản xuất dựa trên cơ sở tài
nguyên nước và mô hình sản xuất:
Vùng A: gồm diện tích tiểu vùng Tây sông
Hậu (TSH) của các tỉnh Kiên giang, Cần Thơ,
Hậu giang. Đặc điểm chính của vùng này là có
nước nguồn nước ngọt từ sông Hậu cho nên
phần lớn diện tích được canh tác theo mô hình
sinh thái nước ngọt: trồng lúa 2-3 vụ, rau màu,
cây ăn trái.
Vùng B1: là vùng cửa sông Hậu thuộc phạm vi
tỉnh Sóc Trăng, chịu ảnh hưởng của xâm nhập
mặn nhưng vùng này vẫn có thể khai thác nước
ngọt từ sông Hậu cho sản xuất nông nghiệp.
Vùng B2 và B3: nằm trong tiểu dự án Quản
Lộ - Phụng Hiệp (QL-PH) với trục kênh dẫn
nước quan trọng là kênh QL-PH. Vùng B2 được
xác định cho khu vực chủ yếu còn canh tác lúa
(Sóc Trăng) và tiểu vùng B3 là khu vực đã
chuyển đổi sản xuất nước lợ (Bạc Liêu).
U Minh
Thöôïng
Hoà U Minh Haï
K.C
aùi
Sa
én
K.
OÂ
M
oân
K.X
aø N
oâ
K.Q
uaûn
Lo
ä -Ph
uïng
Hi
eäp
K.C
haéc
Ba
êng
K.Ca ø
Mau-B
aïc Lie
âu
S.Caùi Lôùn
S.Caù i Be ù
K.Laøng Thöù Baûy
S.Treïm
R.Tieâu Döøa
K.Ngan Döøa -Baïc lieâu
K.Phöôù c Long-Vónh Myõ
K.Caïnh Ñeàn-Phoù SinhK.Caïnh Ñeàn-Ho ä Phoøng
K.C
aùn
Ga
ùo
S.Ga ønh Haøo
S.Oâng Ñ
oác
C. Caà u Saäp
C.Caùi Traà m
C. Hoaø Bình
C.Aùp Ñ
oàn
C.Vónh M
yõ
C.Giaù Rai
C. Laùng Troøn
C.Xoùm
Lung
C. Soá 3
C.Choät Neâu
C. N
oïc Naï ng
C.Chuû Chí
C
.S
ö S
on
C.Caâu D
öøa
C. Khuùc Treùo
C. Laùng Traâm
C.Ca ø Ma u
C.Baïch Ngöu
Soâng Haäu
SOÙC TRAÊNG
Taân Hieäp
Vò Thanh
Thoát Noát
OÂ Moân
Gioàng Rieàng
Goø Quao
An Minh
U Minh
Thô ùi B ình
Vónh Thuaän
Traà n Vaê n Thô øi
Naêm Caê n
Hoàng Daân
Phöôùc Long
BAÏC LIEÂU
Phu ïng Hieäp
BAÛN ÑOÀ PHAÂN KHU THUÛY VAÊN VUØNG BAÙN ÑAÛO CAØ MAU
CAØ MAU
RAÏCH GIAÙ
BIE
ÅN ÑO
ÂNG
BI
E
ÅN
T
A
ÂY
C.Phu ù Loä c
Gaønh Haøo
Xeû o Roâ
Myõ Thanh
Ñaïi Ngaõ i
GHI CHUÙ
Khu A
Khu B1
Khu B2
Khu B3
Khu C1
Khu C2
Khu D
Khu E
CAÀN THÔ
C.T7
C.Myõ Tu ù
C.Myõ Phöôùc
Ngaõ Naêm
A
B3
C1
C2
D
E
S.Cö
ûa Lôùn
S.Baûy
Haùp
B2
B1
Hình 2. Bản đồ phân vùng thủy lợi BĐCM
(Nguồn: Viện QHTLMN, 2007)
Vùng C1: Chính là tiểu vùng thủy lợi U
Minh Thượng đã được xác định bởi quy hoạch
TNN qua nhiều thời kỳ. Trước đây nhà nước có
chủ trương xây dựng hệ thống thủy lợi để ngọt
hóa vùng này với mục tiêu trồng lúa. Trong thực
tế nhiều năm, người dân đã chuyển đổi mô hình
trồng lúa sang mô hình luân canh: trồng lúa mùa
mưa và nuôi tôm mùa khô.
Vùng C2: là Tiểu vùng thủy lợi U Minh Hạ,
với đặc điểm quan trọng là nguồn nước mưa từ
rừng U Minh tạo ra nguồn nước ngọt cho trồng
lúa nhiều năm nay. Hiện nay một số diện tích
ven biển có khuynh hướng dịch chuyển sang
nuôi tôm.
Vùng D: là vùng ven biển của Bạc Liêu năm
phía nam quốc lộ 1, với đặc điểm quan trọng là
nước mặn quanh năm.
Vùng E: là các huyện nam Cà Mau như Năm
Căn, Ngọc Hiển. đặc điểm chính vùng này là
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 87
nước mặn quanh năm. Nước ngọt chỉ từ nguồn
duy nhất là do mưa, người dân trữ lại để sử
dụng cho ăn uống, sinh hoạt nhưng rất hạn chế.
Chỉ số tổn thương (VI) tài nguyên nước được
tính toán theo công thức, theo hướng dẫn của
UNDP( 2009):
VI = f (RS, DP, ES, MC) (1)
RS = f [áp lực về nước (RS) và sự biến
động của mưa (RSv)];
DP = f [khai thác nước (DP) và mức độ
tiếp cận nước uống an toàn của người (DPd)];
EH = f [ô nhiễm nguồn nước (EHp) và
suy thoái hệ sinh thái (EHe)];
MC = f [sử dụng nước kém hiệu quả (MCe),
khả năng tiếp cận hệ thống vệ sinh được cải thiện
(MC), và khả năng quản lý xung đột (MCg)].
RS xác định nguồn nước sẵn có để đáp ứng
áp lực của nhu cầu nước cho dân số ngày càng
tăng có tính đến sự thay đổi lượng mưa. Do đó,
nó bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng nguồn nước
tái tạo (RSs) và thông số biến động nước do sự
biến động lượng mưa dài hạn (RSv).
Chỉ số căng thẳng về nguồn nước RSs
được biểu thị bằng nguồn nước bình quân đầu
người (R) và thường được so sánh với chỉ số
quốc tế về nguồn nước bình quân đầu người
(1700 m3/người/năm).
Nguồn nước ngọt giữa các vùng thay đổi lớn
từ vùng TSH (A) có nguồn nước từ sông Hậu,
vùng Ven sông Hậu (B1) và phần diện tích đầu
nguồn của hệ thống QL-PH (B2), trong khi khó
khăn nhất nước ngọt là vùng nam Cà Mau (E),
ven biển Bạc Liêu (D) và sau đó là các vùng
thuộc tiểu vùng U Minh Thượng và phần hạ
nguồn của QL-PH; tiểu vùng U Minh Hạ (C2)
có diện tích nhỏ và tận dụng được nguồn nước
mưa trữ bởi rừng U Minh nên áp lực về nước
ngọt không quá lớn.
Bảng 1. Chỉ số căng thẳng về nước
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
R(Ss) 0.00 0.120 0.294 0.41 0.53 0.29 0.71 0.88
Chỉ số biến động lượng mưa dài hạn RSv
được ước tính bằng hệ số biến thiên (CV) của
bản ghi lượng mưa nhiều năm, lấy từ Trạm Khí
tượng trong khu vực BĐCM từ năm 1990 đến
2015. CV được ước tính bằng tỷ lệ độ lệch
chuẩn của bản ghi lượng mưa với lượng mưa
trung bình.
Trên cơ sở số liệu thống kê mưa các
trạm, các ch ỉ số b iến thiên về mưa cho 8
vùng như sau.
Bảng 2. Biến thiên lượng mưa năm tại các vùng và chỉ số biến động mưa
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
Cv 0.160 0.167 0.195 0.130 0.186 0.140 0.175 0.145
R(Sv) 0.533 0.577 0.650 0.433 0.620 0.467 0.583 0.483
DP là chỉ số bao gồm việc khai thác quá
mức tài nguyên nước (DPs) và khả năng
tiếp cận nguồn cung cấp nước uống an toàn
(DPd).
DPs được ước tính bằng tỷ lệ tổng nhu
cầu nước WRs (sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp) đến tổng tài nguyên nước tái tạo W
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 88
Bảng 3. Chỉ số khai thác nguồn nước
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
DPs 0.667 0.91 1.0 1.176 1.25 1.11 2.00 2.50
DPd là cung cấp nguồn nước uống đầy
đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho xã hội,
liên quan đến cách các cơ sở phát triển nước
đáp ứng nhu cầu dân số. Thiếu khả năng tiếp
cận nước an toàn được ước tính bằng tỷ lệ
phần trăm dân số thiếu khả năng tiếp cận với
quy mô dân số.
Trong đó: P là tổng dân số; Pd là số dân
không được tiếp cận nước an toàn.
Bảng 4. Chỉ số tiếp cận nước sạch của người dân
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
DPd 0.40 0.45 0.45 0.50 0.50 0.55 0.60 0.70
EH được đo lường bằng mức độ ô nhiễm
nước (EHp) và thông số suy giảm hệ sinh thái
(EHe).
EHp được ước tính bằng tỷ lệ của tổng
lượng nước thải không được xử lý trong hệ
thống tiếp nhận nước cho tổng nguồn nước tái
tạo. Tuy nhiên, những thông tin này chưa được
ghi nhận trong khu vực nghiên cứu, có thể tạm
tính EHp=1
EHe được xác định trong nghiên cứu này
là tỷ lệ diện tích đất không có thảm thực đến
tổng diện tích đất của khu vực nghiên cứu.
Bảng 5. Chỉ số mức độ bị mất thảm thực vật che phủ
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
EHe 0.30 0.50 0.60 0.70 0.70 0.30 0.90 0.80
MC đánh giá tính dễ bị tổn thương của tài
nguyên nước bằng cách đánh giá năng lực quản
lý hiện tại với ba vấn đề then chốt: hiệu quả sử
dụng tài nguyên nước; sức khỏe con người liên
quan đến khả năng tiếp cận với các dịch vụ vệ
sinh; và khả năng quản lý xung đột tổng thể. Vì
vậy, MC được đo lường bằng thông số không
hiệu quả sử dụng nước (MCe), thông số không
thể tiếp cận vệ sinh được cải thiện (MCc), và
tham số năng lực quản lý xung đột (MCG).
MCe được ước tính về đóng góp tài chính
cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một mét
khối nước trong bất kỳ lĩnh vực tiêu thụ nước
nào so với mức trung bình của nhóm số quốc
gia. Các nước Đông nam Á được ước tính hiệu
quả sử dụng nước chỉ vào khoảng 0,44 đến 0,99
(Mukand and Shahriar, 2009), trong nghiên cứu
này MCe tạm tính 0,50.
MCs được sử dụng như một giá trị tiêu biểu
để đo lường năng lực của hệ thống quản lý để đối
phó với cải thiện sinh kế trong việc giảm mức độ ô
nhiễm. MCs được ước tính là tỷ lệ phần trăm dân
số không có khả năng tiếp cận với các cơ sở vệ sinh
được cải thiện so với tổng dân số của khu vực.
Bảng 6. Chỉ số mức độ không được tiếp cận vệ sinh cải thiện
Vùng A B1 B2 B3 C1 C2 D E
MCS 0.70 0.50 0.45 0.40 0.40 0.40 0.40 0.30
MCc thể hiện năng lực của một hệ thống
quản lý tài nguyên nước để đối phó với các
xung đột. Một hệ thống quản lý tốt có thể được
đánh giá bằng hiệu quả của nó trong việc sắp
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 89
xếp thể chế, xây dựng chính sách, cơ chế truyền
thông và hiệu quả thực hiện.
Theo hướng dẫn tham khảo (UNDP,2009),
các trọng số trong công thức tính toán chỉ số tổn
thương được tính toán theo mức độ gia tăng tính
tổn thương của thành phần tham gia, tuy nhiên
do việc xác định các trọng số này khá phức tạp
nên trong khuôn khổ bài báo áp dụng trọng số
theo giá trị trung bình: trọng số 0,25 được phân
bổ trên tất cả các loại (RS, DP, EH và MC); Đối
với các tham số RS, RSv, DP, DPd, EHp và
EHe, trọng số 0,5 được áp dụng, và đối với các
tham số MCe, MC và MCg, trọng số của 0,33
được gán. Tổng trọng số cho tất cả các thông số
trong mỗi danh mục phải bằng 1 và tổng trọng
số cho tất cả các danh mục phải bằng 1. Tổng
trọng số được tính theo công thức 2 sau đây :
(2)
Trong đó :
n- số lượng nhóm tham số
m- số lượng tham số của 1 nhóm;
Xij. Giá trị của tham số thứ j trong nhóm
thứ I;
Wij. Trọng số cho tham số thứ j trong
nhóm thứ I;
Wi. Trọng số cho nhóm thứ i ;
Bảng 7. Đánh giá lưu vực (vùng) qua chỉ số tổn thương nguồn nước (UNDP, 2009)
Chỉ số
tổn thương Hiện trạng
Thấp
( 2,0VI )
Tài nguyên lưu vực phát triển bền vững. Các mặt hệ sinh thái và năng lực
quản lý tốt.
Trung bình
( 4,02,0 VI )
Lưu vực có điều kiện tốt để quản lý bền vững tài nguyên nước xong vẫn
phải đối mặt với sức ép về kỹ thuật cũng như chính sách quản lý. Vì vậy
buộc phải xây dựng chính sách quản lý mới để phù hợp với thách thức sử
dụng tài nguyên nước.
Cao
( 7,04,0 VI )
Lưu vực chịu sức ép cao, cần thiết phải có sự đầu tư kỹ thuật cũng như cải
cách trong quản lý tổng hợp, tạo điều kiện nâng cao dân trí cộng đồng để có
cơ hội hành động nhất quán đối phó với các thách thức đặt ra.
Nguy cấp
( 0,17,0 VI )
Lưu vực đang bị suy thoái nghiêm trọng về tất cả các mặt tài nguyên nước,
về trang bị kỹ thuật cũng như hệ thống quản lý. Không thể thiếu sự hợp tác
giữa nhân dân và nhà nước. Cần một quá trình lâu dài để tái thiết lập lại sự
ổn định của lưu vực với cấp độ có tham vấn của nhà nước và các tổ chức
quốc tế.
Bảng 8. Kết quả tính toán chỉ số tổn thương tài nguyên nước BĐCM
TT VÙNG KÝ HIỆU RS DP ES MC VI
1 Tây sông Hậu A 0.27 0.33 0.25 0.46 0.33
2 Ven, cửa sông Hậu B1 0.34 0.45 0.40 0.48 0.42
3 QL-PH (đầu nguồn) B2 0.47 0.45 0.48 0.48 0.47
4 QL-PH (cuối nguồn) B3 0.51 0.48 0.55 0.50 0.51
5 U Minh Thượng C1 0.57 0.48 0.53 0.30 0.47
6 U minh Hạ C2 0.38 0.50 0.40 0.50 0.44
7 Nam quốc lộ 1 (Bạc Liêu) D 0.64 0.50 0.63 0.53 0.57
8 Nam Cà Mau E 0.68 0.58 0.65 0.56 0.62
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 90
3. KẾT LUẬN
Tính toán chỉ số tổn thương Tài nguyên nước
trong khu vực BĐCM cho thấy kết quả đều ở mức
tổn thương cao trừ khu vực TSH mức độ tổn
thương cũng xấp xỉ ngưỡng “tổn thương cao”.
Sự căng thẳng về nước (water stress) các
vùng TSH và ven cửa sông Hậu do tiếp cận với
trục sông Hậu thuận tiện hơn nên chỉ số này ở
mức trung bình, các vùng còn lại đều có chỉ số
tổn thương cao, đặc biệt vùng Nam quốc lộ 1A
và Nam Cà Mau, chỉ số này xấp xỉ ngưỡng “tổn
thương rất cao”; vùng U Minh hạ nhờ nguồn
nước mưa trữ lại do rừng Uminh hạ nên chỉ số
tổn thương ở mức trung bình.
Chỉ số tổn thương thể hiện áp lực phát triển
đều ở mức cao do nhu cầu nước cho sản xuất và
dân sinh ở vùng BĐCM đều ở mức cao hơn khả
năng có thể cung cấp. Chỉ số tổn thương liên quan
đến môi trường sinh thái đều ở mức độ cao, cảnh
báo tài nguyên nước rất dễ bị suy thoái do quản lý
chất thải trong các hoạt động phát triển kém; Chỉ
số tổn thương liên quan đến năng lực quản lý tài
nguyên nước cảnh báo nếu không có các chính
sách và quy chế phù hợp, tài nguyên nước khu
vực BĐCM sẽ có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Bài báo là một phần kết quả nghiên cứu đề
tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước MS :
KC08.08/16-20: Nghiên cứu các giải pháp giảm
thiểu tác động, thích ứng với thiên tai hạn hán
và xâm nhập mặn vùng Bán đảo Cà Mau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ TNMT (2014): Số liệu quan trắc, dự báo NDĐ khu vực Nam Bộ, Trung tâm khảo sát quy hoạch
TNN, Bộ TNMT;
Viện QHTLMN (2007): Quy hoạch tài nguyên nước Bán đảo Cà Mau, Bộ NN&PTNT.
Mukand S. B. and Shahriar M. W.(2009): Vulnerability Assessment of Freshwater Resources to
Environmental Change Mekong River Basin, UNEP;
UNDP (2009). Methodologies guidlines, Vulnerability assessment of freshwater resources to
environment changes, Thailand.
Abstract:
WATER VULNERABILITY INDEX IN THE CAMAU PENINSULA
The Camau Peninsula covers of about 43% of the Vietnam Mekong River Delta are, but is located
far from the freshwater source of the Hau River and influenced by the East and the West Sea tides.
Water resources usage is a very complex matter in the area. In the future, with the negative impacts
from the water use of upper Mekong countries as well as the impacts of climate change and sea
level rise, the management including exploitation and use of water resources in the area needs to be
put on top priority.
The vulnerability of water indice show that Camau Peninsula has a high risk of degradation of
water resources, especially relating to environmental indicators. Improved management capacity to
reduce the risk of degradation of water resources is highly needed.
Keywords: Camau Peninsula, water resources, vulnerability index
Ngày nhận bài: 15/11/2018
Ngày chấp nhận đăng: 21/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so6300011_7394_2138332.pdf