Tài liệu Chi phí điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 194
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
VÀ VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Văn Ngọc*, Đặng Quỳnh Giao Vũ**, Lê Thượng Vũ***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease -COPD) là nguyên nhân
hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Bệnh nhân COPD có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn
người bình thường. Gánh nặng kinh tế và xã hội của bệnh nhân COPD, đặc biệt là bệnh nhân nhập viện vì đợt
cấp và viêm phổi, được cho là khoảng chi phí chủ yếu xuyên suốt các giai đoạn của bệnh.
Mục tiêu: Khảo sát chi phí điều trị nội trú đợt cấp COPD và viêm phổi/COPD tại khoa Hô hấp bệnh
viện Chợ Rẫy
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm tất cả những bệnh nhân đợt cấp COPD có
hoặc không có chẩn đoán viêm phổi nhập khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02 đến tháng 04/2017. Ghi
nhậ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi phí điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 194
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
VÀ VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Văn Ngọc*, Đặng Quỳnh Giao Vũ**, Lê Thượng Vũ***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease -COPD) là nguyên nhân
hàng đầu gây nên bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Bệnh nhân COPD có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn
người bình thường. Gánh nặng kinh tế và xã hội của bệnh nhân COPD, đặc biệt là bệnh nhân nhập viện vì đợt
cấp và viêm phổi, được cho là khoảng chi phí chủ yếu xuyên suốt các giai đoạn của bệnh.
Mục tiêu: Khảo sát chi phí điều trị nội trú đợt cấp COPD và viêm phổi/COPD tại khoa Hô hấp bệnh
viện Chợ Rẫy
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm tất cả những bệnh nhân đợt cấp COPD có
hoặc không có chẩn đoán viêm phổi nhập khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02 đến tháng 04/2017. Ghi
nhận các thông số về chi phí điều trị trực tiếp (tổng chi phí, bảo hiểm y tế, thuốc kháng sinh). Tiến hành phân tích
so sánh chi phí giữa đợt cấp COPD và viêm phổi trên bệnh nhân COPD.
Kết quả: Tổng cộng 181 bệnh nhân COPD (68 bệnh nhân đợt cấp COPD và 113 bệnh nhân viêm
phổi/COPD) được đưa vào nghiên cứu (89% nam giới, tuổi trung bình 72,7± 11,5). Nguồn lực y tế cần thiết để
điều trị bệnh nhân COPD có viêm phổi nhiều hơn bệnh nhân đợt cấp COPD không viêm phổi: số ngày điều trị
(10 ngày so với 7 ngày), thông khí không xâm lấn (7,1% so với 2,9%), thông khí xâm lấn (32,7% so với 8,8%).
Chi phí trực tiếp điều trị bệnh nhân viêm phổi cao hơn bệnh nhân đợt cấp có ý nghĩa thống kê (p<0,001) bao gồm:
tổng chi phí (trung vị 21.893.000 VNĐ so với 7.605.000 VNĐ), bảo hiểm y tế (trung vị 17.347.000 VNĐ so với
5.924.000 VNĐ) và thuốc kháng sinh (trung vị 9.160.000 VNĐ so với 1.470.000 VNĐ).
Kết luận: Dựa trên mức độ phổ biến của bệnh COPD tại Việt Nam, gánh nặng kinh tế của căn bệnh này là
một vấn đề rất đáng lo ngại, đặc biệt là viêm phổi trên bệnh nhân COPD. Căn bệnh mạn tính và các đợt cấp
COPD cần thiết nhập viện gây nên những gánh nặng kinh tế nặng nề cho bản thân bệnh nhân và toàn xã hội.
Từ khoá: đợt cấp COPD có hoặc không có viêm phổi, chi phí y tế trực tiếp.
ABSTRACT
COSTS OF PNEUMONIC AND NONPNEUMONIC EXACERBATION OF COPD PATIENTS
Tran Van Ngoc, Dang Quynh Giao Vu, Le Thuong Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018:194 - 201
Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is a leading cause of morbidity and mortality
worldwide. Pneumonia is more common in adults with COPD than ones without COPD. The economic and
social burden of COPD patients, especially those who are hospitalized for acute exacerbations and pneumonia, is
thought to be the main cost factor throughout the course of the disease.
Objective: To determine the costs of exacerbation COPD patients with and without pneumonia.
Methods: The study included all pneumonic and nonpneumonic COPD exacerbation patients were admitted
to Respiratory department(Cho Ray hospital) from February to April 2017. Costs of care (total costs, medical
insurance, antibiotics) were evaluated. Comparative analyses were performed in patients with AECOPD and
* Bô môn Nội, DHYD TP HCM ** Khoa Phổi, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: TS.BS. Lê Thượng Vũ ĐT: 0913741140 Email: lethuongvu@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 195
patients with pneumonia.
Results: A total of 181 COPD patients (113 COPD with pneumonia and 68 acute exacerbation) were
included (89% men, mean (SD) age 72.7 (11.5)). The medical resources needed to treatadmitted COPD patients
were greater in pneumonic exacerbations than in nonpneumonic exacerbations: length of stay (median 10 vs 7
days), noninvasive ventilation (7.1% vs 2.9%), mechanical ventilation (32.7% vs 8.8%).Direct medical care cost
of COPD patients with pneumonia had significantly (p<0.001) higher total cost (median 21 893 000 VND vs 7
605 000 VND), insurance (median 17 347 000 VND vs 5 924 000 VND) and antibiotic drug costs (median 9 160
000 VND vs 1 470 000 VND).
Conclusion: Based on the prevalence of COPD in Vietnam, the economic burden of this disease is a very
worrying issue, especially in COPD patients admiited with pneumonia. COPD itself and acute exacerbations
requiring hospitalization cause severe economic burdens for individuals and the whole society.
Key words: pneumonic and nonpneumonic exacerbation of COPD patients, direct medical care cost.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic
Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là
nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử
vong trên toàn thế giới(5). Ước tính số bệnh nhân
COPD là 384 triệu người vào năm 2010, với tần
suất hiện mắc toàn cầu là 11,7%, khoảng 3 triệu
người chết mỗi năm(17), tỷ lệ COPD trong cộng
đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%,
ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc
COPD ở nam là 3,4% và nữ là 1,1%.
Bệnh nhân COPD có ≥1 đợt cấp cần nhập
viện trong năm có tình trạng sức khỏe kém
hơn, mức độ hạn chế thông khí nhiều hơn, khả
năng gắng sức giảm, tỷ lệ tử vong tăng lên
đến 15% (so với 5% ở nhóm không có đợt
cấp)(8). Các nghiên cứu về viêm phổi/COPD
gần đây cho thấy bệnh nhân COPD khi mắc
bệnh viêm phổi sẽ có số ngày điều trị kéo dài,
tăng tỷ lệ thở máy, kết cục lâm sàng nặng hơn
bệnh nhân đợt cấp COPD(6,11,12).
Bên cạnh những gánh nặng về bệnh tật và tử
vong ngày càng lớn, những chi phí mà bệnh
COPD gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng
lớn tới cuộc sống của người bệnh. Các nghiên
cứu trên thế giới đã cho thấy chi phí trực tiếp của
COPD là rất nặng nề, theo nghiên cứu Pasquale
tại Mỹ thì chi phí cho một người-năm là 4528
USD, trong đó, chi phí cho thuốc điều trị là 1516
USD, chi phí ngoại trú 1213 USD, nội trú 1705
USD(10). Theo Van Boven, tổng chi phí cho một
người-năm trung bình tại Canada là 1192 USD,
chi phí gián tiếp lên đến 3754 USD(14). Theo
nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Lan báo cáo tại Hội
nghị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2017
cho thấy chi phí điều trị COPD tăng lên gấp
nhiều lần khi bệnh nhân cần nhập viện, chi phí
cho một đợt kịch phát nhẹ vào khoảng 416.000
VNĐ/7 ngày, đợt trung bình ngoại trú 1.878.240
VNĐ/7 ngày, chi phí đợt trung bình cần nhập
viện 17.195.400 VNĐ/7 ngày, và lên đến
60.000.000 đến 90.000.000 VNĐ/15 ngày cho đợt
cấp nặng(7).
Đối với một nước đang phát triển như Việt
Nam, thu nhập bình quân đầu người còn thấp
thì chi phí trực tiếp do COPD và những chi phí
gián tiếp là một gánh nặng kinh tế xã hội rất
đáng lo ngại không những cho bản thân người
bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng
đồng và toàn xã hội(Error! Reference source not
found.). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
cung cấp thông tin về chi phí điều trị nội trú mà
bảo hiểm y tế và bản thân bệnh nhân gánh chịu
do đợt cấp COPD có và không có viêm phổi, từ
đó giúp các nhà quản lý xây dựng các kế hoạch
can thiệp, phân bổ nguồn lực để quản lý COPD
hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tổng chi phí trực tiếp dành cho y tế,
các chi phí bảo hiểm y tế, chi phí bệnh nhân tự
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 196
chi trả, chi phí kháng sinh của bệnh nhân đợt cấp
COPD và viêm phổi trên bệnh nhân COPD.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân COPD đến nhập viện
và điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy
từ tháng 02/2017 đến tháng 04/2017.
Tiêu chuẩn thu nhận
1. Bệnh nhân được chẩn đoán COPD.
Các bệnh nhân được chẩn đoán COPD dựa
trên tiêu chuẩn của GOLD 2017: gồm chẩn đoán
dựa trên triệu chứng lâm sàng và dựa trên hô
hấp ký.
2. Các bệnh nhân COPD vào viện sẽ được
chia thành hai nhóm:
Nhóm 1 gồm những bệnh nhân COPD bị
viêm phổi.
Nhóm 2 gồm những bệnh nhân đợt cấp
COPD (không viêm phổi).
Các bệnh nhân COPD được chẩn đoán lâm
sàng viêm phổi theo tiêu chuẩn CDC 2014(1) gồm
bất thường trên phim Xquang ngực có thâm
nhiễm mới hoặc tiến triển và ít nhất 1 trong các
tiêu chuẩn chính sau: Sốt (>38oC hoặc 100,4oF)
không lý giải bằng nguyên nhân khác; tăng bạch
cầu ≥ 12000 tế bào/mm3 hoặc giảm bạch cầu
<4000 tế bào/mm3; thay đổi trạng thái tinh thần
không do nguyên nhân khác ở bệnh nhân ≥70
tuổi. Cộng với 2 trong những triệu chứng phụ
sau: khạc đàm mủ mới xuất hiện, hoặc thay đổi
đặc tính của đàm, hoặc tăng tiết đường hô hấp,
hoặc tăng hút đàm nhớt; ho mới xuất hiện hoặc
tăng dần, hoặc khó thở, hoặc thở nhanh >25
lần/phút; nghe phổi có ran hoặc âm thở phế
quản; khí máu thay đổi: độ bão hòa oxy giảm
(PaO2/FiO2<240, tăng nhu cầu oxy hoặc tăng nhu
cầu thông khí).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang nhiễm HIV, AFB (+), PCR
lao (+) hoặc đang điều trị lao; bệnh nhân viêm
phổi do hóa chất; bệnh nhân có các bệnh nội
khoa khác như dập phổi do chấn thương, phù
phổi cấp do tim, ARDS không do viêm phổi,
tổn thương phổi do thuốc; bệnh nhân tâm
thần đang điều trị; bệnh nhân xin về trước khi
có kết quả điều trị bệnh; bệnh nhân không
đồng ý nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, phân tích.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ.
Phương pháp tiến hành
Tất cả bệnh nhân COPD nhập viện được
khám lâm sàng và theo dõi điều trị trong thời
gian nằm viện cho đến khi bệnh nhân xuất viện
hoặc tử vong. Sau đó, đánh giá tổng kết bệnh án
sau khi hoàn tất điều trị. Bệnh nhân được dùng
kháng sinh điều trị theo phác đồ của bệnh viện
Chợ Rẫy dành cho bệnh nhân đợt cấp COPD và
viêm phổi, bệnh nhân được hỗ trợ thông khí nếu
cần thiết. Thăm khám bệnh nhân mỗi ngày cho
đến khi bệnh nhân xuất viện. Ghi nhận các chi
phí. Nghiên cứu không can thiệp và không thay
đổi quá trình điều trị.
Phương pháp tính chi phí: Tổng chi phí trực
tiếp điều trị là chi phí được thể hiện trên bệnh án
theo các dịch vụ y tế mà được cung cấp và được
sử dụng trong quá trình điều trị nội trú như: chi
phí thuốc, máu, dịch truyền, chi phí xét nghiệm,
vật tư tiêu hao, chi phí giường bệnh. Tổng chi
phí trực tiếp điều trị = Chi phí bảo hiểm y tế chi
trả + Chi phí bệnh nhân tự chi trả.
Phân tích thống kê
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần
mềm SPSS 18.0 để tính ra các đặc trưng thống kê.
Các biến định tính được trình bày dưới dạng tần
số và tỷ lệ phần trăm. Các biến số định lượng
được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch
chuẩn (phân phối chuẩn) hoặc trung vị và
khoảng tứ phân vị 25%-75% (phân phối không
chuẩn). Kiểm định sự liên quan: Kiểm định sự
liên quan giữa các biến định tính bằng phép
kiểm chi bình phương (có hiệu chỉnh theo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 197
Exact’s Fisher trong trường hợp bảng 2x2 có ít
nhất một ô có giá trị kỳ vọng <5). Kiểm định sự
liên quan giữa các biến định lượng: Nếu phân
phối chuẩn: kiểm định 2 số trung bình bằng
Independent Samples t-test, kiểm định nhiều số
trung bình bằng ANOVA. Nếu phân phối không
chuẩn: kiểm định 2 số trung bình bằng phép
kiểm Mann-Whiney, kiểm định nhiều số trung
bình bằng phép kiểm Kruskal-Wallis. Mọi sự
khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi
p<0,05; với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu
Có 181 bệnh nhân được nhận vào nghiên
cứu, đặc điểm cơ bản của các bệnh nhân trong
nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu.
Các đặc điểm cơ bản Kết quả
Giới tính Nam 161 (89%)
Nữ 20 (11%)
Tuổi (năm) 72,7 ± 11,5
Chẩn đoán Đợt cấp COPD 68 (37,6%)
Viêm phổi/COPD 113 (62,4%)
Tình trạng việc làm Đang làm việc 16 (8,8%)
Không làm việc 165 (91,2%)
Hình thức chi trả Có BHYT 171 (94,5%)
Không có BHYT 10 (5,5%)
Tình trạng nhập viện Nằm viện tuyến trước 94 (83,1%)
Sử dụng KS tuyến trước 57 (50,4%)
Phân nhóm COPD Nhóm B 32 (17,7%)
Nhóm C 26 (14,4%)
Nhóm D 123 (68%)
Phần lớn bệnh nhân COPD nhập khoa Hô
hấp bệnh viện Chợ Rẫy là giới nam, có độ tuổi
trung bình khá cao, 68% bệnh nhân thuộc nhóm
D. Đa số bệnh nhân chuyển viện đúng tuyến, có
BHYT chi trả (91,2%).
Bảng 2. Chi phí trực tiếp dành cho y tế đợt điều trị
COPD:
Khoảng mục Chi phí
Xét
nghiệm
Xquang ngực 69.000 VNĐ
Cấy đàm 476.000 VNĐ
ECG 46.000 VNĐ
Điều trị
hỗ trợ
Ngày giường bình thường 215.000 VNĐ/ngày
Ngày giường chăm sóc
đặc biệt
362.000 VNĐ/ngày
Thở oxy 2-3L 90.000 VNĐ/ngày
Thở oxy >3L 120.000 VNĐ/ngày
Thông khí xâm lấn 710.000 VNĐ/8giờ x 3
= 2.130.000 VNĐ/ngày
Thuốc
kháng
sinh
Tavanic 250mg 120.000 VNĐ x 3 =
360.000 VNĐ/ngày
Ciprofloxacin 200mg 246.000 VNĐ x 6 =
1.476.000 VNĐ/ngày
Piperacillin/Tazobactam
4g/0,5g
88.000 VNĐ x 4 =
352.000 VNĐ/ngày
Meropenem 1g 232.000 VNĐ x 3 =
696.000 VNĐ/ngày
Targocid 400mg 430.000
VNĐ/ngày
Colomycin 2 MUI 750.000 VNĐ x 5 =
3.750.000 VNĐ/ngày
Nếu bệnh nhân cần thông khí xâm lấn, chi
phí phát sinh thêm trong 1 ngày lên đến
2.130.000 VNĐ. Chi phí điều trị trực tiếp chủ yếu
làthuốc kháng sinh.
Bảng 3. Nguồn lực y tế điều trị bệnh nhân COPD nội trú
Viêm phổi/ COPD Đợt cấp COPD OR p
Số bệnh nhân 113 (100%) 68 (100%)
Số ngày điều trị: trung vị (KTPV) 10 (6-15) 7 (4-12) 0,041
Biện pháp điều trị:Thở oxy 98 (86,7%) 36 (52,9%) 5,81 <0,001
Thở máy không xâm lấn 8 (7,1%) 2 (2,9%) 2,51 0,238
Thở máy xâm lấn 37 (32,7%) 6 (8,8%) 5,03 <0,001
Số ngày điều trị trung vị giữa hai nhóm
viêm phổi và đợt cấp COPD khác nhau có ý
nghĩa thống kê, p<0,05 (Mann-Whitney). Bệnh
nhân viêm phổi có tỷ lệ thở oxy, thở máy
không xâm lấn hoặc xâm lấn đều cao hơn
bệnh nhân đợt cấp.
Tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa tổng chi phí điều trị (trung vị 21.893.000
VNĐ so với 7.605.000 VNĐ), bảo hiểm y tế, chi
phí do bệnh nhân tự chi trả, cũng như chi phí
kháng sinh (trung vị 9.160.000 VNĐ so với
1.470.000 VNĐ) giữa bệnh nhân viêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 198
phổi/COPD và đợt cấp COPD (Mann- Whiney).
Bảng 4. Liên quan giữa tổng chi phí của đợt cấp COPD và viêm phổi trên bệnh nhân COPD
Viêm phổi/COPD
Trung vị (KTPV) (VNĐ)
Đợt cấp COPD
Trung vị (KTPV) (VNĐ)
p
Tổng
chi phí
21.893.000
(12.548.500-37.743.000)
7.605.000
(4.415.000-17.120.000)
<0,001
BHYT 17.347.000
(10.883.500-35.355.250)
5.924.000
(3.612.500-15.201.500)
<0,001
BN tự
chi trả
2.279.000
(819.500-6.592.000)
1.073.000
(489.250-2.073.750)
0,009
Kháng sinh 9.160.000
(2.752.250-17.617.750)
1.470.000
(510.750-3.938.250)
<0,001
BÀN LUẬN
Trong 181 bệnh nhân COPD nhập viện từ
tháng 02/2017 đến tháng 04/2017, đa số thuộc
nhóm cao tuổi và nam giới. Độ tuổi của đối
tượng nghiên cứu lớn nhất là 104 tuổi, nhỏ nhất
là 37 tuổi, tuổi trung bình là 72,7 ± 11,5. Độ tuổi
của nghiên cứu chúng tôi tương đồng với
nghiên cứu viêm phổi trên bệnh nhân COPD
của Williams và Sogaard(12,18). Bệnh nhân tuổi
càng cao thì thời gian phơi nhiễm với các yếu tố
nguy cơ càng dài, độ đàn hồi của phổi ngày
càng giảm, có sự vôi hóa và giảm trương lực hô
hấp, ngoài ra còn có sự đóng góp của sự suy
giảm chức năng của đại thực bào phế nang nên
tỷ lệ mắc COPD và viêm phổi càng tăng. Nam
giới chiếm 89%, gấp 8 lần bệnh nhân nữ - 11%,
kết quả tương đương với nghiên cứu của
Huerta với tỷ lệ nam 94,4%(6). Có thể do nam
giới thường hút thuốc lá hoặc lao động trong
trường phải tiếp xúc với hóa chất độc hại là
nguy cơ cao gây COPD.
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 113 bệnh
nhân viêm phổi chiếm đến 62,4%, so với 68 bệnh
nhân nhập viện vì đợt cấp COPD chiếm 37,6%.
Chúng tôi ghi nhận 83,1% bệnh nhân COPD
viêm phổi được chuyển từ tuyến dưới lên với
50,4% đã được điều trị bằng kháng sinh đường
tĩnh mạch và 23,0% được đặt nội khí quản tại
tuyến dưới. Chỉ có 8,8% bệnh nhân hiện đang
làm việc, đa số bệnh nhân COPD không lao
động được do già yếu, nghỉ hưu hoặc mắc bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân COPD trong nghiên cứu nhập
viện chủ yếu thuộc nhóm D nhiều triệu chứng,
nguy cơ cao.
Một yếu tố khác quan trọng góp phần làm
giảm sự ảnh hưởng đến kinh tế của bệnh nhân
cũng như gia đình bệnh nhân khi mắc bệnh và
phải điều trị chính là việc tham gia BHYT của
người bệnh. Đặc biệt, bệnh COPD là bệnh mạn
tính, người bệnh phải gắn liền với việc điều trị
đến hết cuộc đời, ở giai đoạn muộn thì người
bệnh COPD thường phải thở máy hỗ trợ, phải
điều trị phối hợp nhiều loại thuốc và can thiệp
nhiều kỹ thuật gây tốn kém cho người bệnh và
gia đình. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân có BHYT chiếm tỷ lệ rất cao 94,5%, chỉ có
10 bệnh nhân không có BHYT. Tương tự, 95,3%
bệnh nhân COPD trong nghiên cứu của Trương
Công Thứ tại Bệnh viện 74 Trung Ương cũng có
BHYT(Error! Reference source not found.). Việc
tham gia BHYT giúp người bệnh tiết kiệm được
chi phí điều trị, chia sẻ khó khăn, giảm bớt tình
trạng chi phí thảm họa và nghèo hóa.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi
thu thập thông tin chi phí trực tiếp dành cho y tế
(thuốc, xét nghiệm, ngày giường...). Chúng tôi
nhận thấy bệnh nhân đợt cấp COPD hoặc viêm
phổi/COPD cần điều trị kháng sinh phổ rộng,
phối hợp, điều này làm gia tăng đáng kể chi phí
điều trị. Theo nghiên cứu của Trương Công Thứ,
cấu phần chi phí đợt điều trị COPD có chi phí
lớn nhất dành cho thuốc kháng sinh, trung bình
2.338.110 VNĐ (ĐLC = 2.033.970). Chi phí này
cao hơn gấp 1,3 lần so với chi phí của các thuốc
khác và dịch truyền, trung bình là 1.774.790
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 199
VNĐ (ĐLC = 2.283.490). Tuy nhiên, do hạn chế
về nguồn lực cũng như thời gian, nghiên cứu
của chúng tôi chưa thể thu thập những thông tin
về chi phí trực tiếp không dành cho y tế (bao
gồm các khoản chi phí trực tiếp của bệnh nhân
và người nhà trong quá trình điều trị như chi phí
đi lại, chi phí ăn uống, nơi ở, chi phí chăm sóc
chính thức khác) và chi phí gián tiếp (chi phí
mất thu nhập của người bệnh và mất thu nhập
của người nhà người bệnh). Trong khi đó, chi
phí gián tiếp quan trọng hơn chi phí trực tiếp vì
tác động của COPD lên nơi làm việc và tại hộ gia
đình; ở các nước đang phát triển, một bệnh nhân
COPD cần ít nhất một người chăm sóc, mà nhân
lực là tài sản quan trọng nhất với các nước như
Việt Nam nên chi phí gián tiếp của COPD là một
mối đe doạ nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Chúng ta có thể nhận thấy chìa khóa để giảm
chi phí chăm sóc sức khỏe là việc làm giảm tần
suất các đợt cấp và mức độ nghiêm trọng bệnh
bằng cách quản lý tốt bệnh nhân ngoại trú, theo
Lê Thị Tuyết Lan, chi phí điều trị đợt cấp gấp 10
lần so với điều trị duy trì(7). So với các nghiên cứu
khác trên Thế giới, nghiên cứu của chúng tôi có
cùng kết luận là viêm phổi làm tăng số ngày
điều trị của bệnh nhân COPD so với đợt cấp với
p=0,041, có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân viêm
phổi điều trị khoảng 10 ngày (KTPV 6-15 ngày)
tại khoa Hô hấp, trong khi đó bệnh nhân đợt cấp
điều trị khoảng 7 ngày (KTPV 4-12 ngày).
Nghiên cứu của Sogaard cho kết quả tương tự,
số ngày nhập viện cũng kéo dài từ 4 ngày (KTPV
2-8 ngày) ở bệnh nhân không viêm phổi, đến 7
ngày (KTPV 4-11 ngày) ở bệnh nhân viêm
phổi(12). Thở oxy là biện pháp hỗ trợ được sử
dụng nhiều nhất trên 113 bệnh nhân COPD
viêm phổi (98 bệnh nhân, chiếm 86,7%). Bệnh
nhân viêm phổi có tỷ lệ thở oxy cao hơn
(OR=5,81) bệnh nhân đợt cấp, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,001). Ngoài ra, có 8 bệnh
nhân được thở máy không xâm lấn (chiếm 7,1%).
Sự khác biệt về tỷ lệ thở máy không xâm lấn
giữa bệnh nhân viêm phổi và đợt cấp không có ý
nghĩa thống kê (OR=2,51, p=0,238). Tác giả
Sogaard cũng nhận thấy bệnh nhân viêm phổi có
tỷ lệ thở máy không xâm lấn cao hơn đợt cấp
(9,7% so với 6,7%, tỷ lệ lưu hành PR=1,45, KTC
95% 1,37-1,54)(12). Chúng tôi ghi nhận 37 trường
hợp được đặt nội khí quản thở máy (chiếm
32,7%). Viêm phổi làm tăng nguy cơ thở máy
xâm lấn (OR=5,03), có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Tương tự, nghiên cứu của Sogaard nhận thấy
bệnh nhân viêm phổi cần thở máy xâm lấn nhiều
hơn (6,9% so với 3,3%, tỷ lệ lưu hành PR=2,10,
KTC 95% 1,95-2,27)(12). Kết quả tỷ lệ những biện
pháp điều trị này hoàn toàn phù hợp với mức độ
nặng của các đối tượng COPD viêm phổi trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra gánh nặng về
kinh tế cũng như nguồn lực y tế của việc quản
lý bệnh nhân COPD, do việc điều trị COPD là
một quá trình kéo dài, đặc biệt là chi phí phát
sinh do nhập viện. Vấn đề kinh tế không chỉ
nằm ở chi phí thuốc điều trị, theo kết quả tổng
hợp các nghiên cứu của Chapman thì chi phí
khám cấp cứu chiếm 5%, thuốc khởi đầu 14%,
thuốc tăng thêm 18%. Còn lại 63% chi phí tiêu
tốn khi các liệu pháp thuốc thất bại bao gồm
92% chi phí tiêu tốn do nhập viện(2). Một khía
cạnh quan trọng của gánh nặng kinh tế của
COPD là COPD vẫn chưa được chẩn đoán ở
nhiều địa phương. Theo Ehteshami thì việc tính
toán gánh nặng chi phí toàn cầu dựa trên việc
nhân các giá trị chi phí điều trị trực tiếp với số
bệnh nhân COPD sẽ thấp hơn chi phí thực tế
gấp nhiều lần(4). Nghiên cứu của Chin năm 2017
trên những bệnh nhân COPD giai đoạn sớm
(≥40 tuổi, FEV1/FVC <70% và FEV1≥50%) cho
thấy chi phí tốn kém trong một năm leo thang
từ 248,8 USD năm 2007, lên đến 602,4 USD năm
2010, và tăng lên 780,6 USD năm 2012(3).Trong
nước, nghiên cứu của Vũ Văn Giáp tại bệnh
viện Bạch Mai khảo sát thấy chi phí điều trị
trực tiếp cho một đợt cấp COPD trung bình
18.176.336 VNĐ ± 15.542.494 VNĐ (GTLN:
79.227.066 VNĐ, GTNN: 3.835.558 VNĐ).
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong số 181 bệnh
nhân COPD nhập viện từ tháng 02/2017 đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 200
tháng 04/2017, tổng chi phí một đợt điều trị của
bệnh nhân COPD bị viêm phổi có trung vị là
21.893.000 VNĐ (KTPV 12.548.500-37.743.000),
trong đó bảo hiểm y tế thanh toán trung vị
17.347.000 VNĐ (KTPV 10.883.500-35.355.250),
bệnh nhân tự chi trả trung vị 2.279.000 VNĐ
(KTPV 819.500-6.592.000). Trong khi đó, một đợt
điều trị của bệnh nhân COPD đợt cấp tiêu tốn
trung vị 7.605.000 VNĐ (KTPV 4.415.000-
17.120.000), bảo hiểm y tế chi trả 5.924.000 VNĐ
(KTPV 3.612.500-15.201.500), bệnh nhân tự chi
trả 1.073.000 VNĐ (KTPV 489.250-2.073.750).
Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tổng chi phí cho một đợt viêm phổi
và đợt cấp p<0,001. Chi phí do bảo hiểm y tế,
cũng như chi phí do bệnh nhân tự chi trả cũng
thay đổi theo chẩn đoán viêm phổi hoặc đợt cấp,
có ý nghĩa thống kê (p<0,001 và p=0,009). Dựa
vào phân loại chẩn đoán viêm phổi/COPD hay
đợt cấp mà sẽ có những chỉ định kháng sinh
chuyên biệt, do đó, chi phí kháng sinh dành cho
một đợt bệnh COPD nhập viện cũng khác nhau
(trung vị 9.160.000 VNĐ đối với viêm
phổi/COPD so với trung vị 1.470.000 VNĐ đối
với đợt cấp), p<0,001, rất có ý nghĩa thống kê.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có ba lý do
giải thích cho việc chi phí một đợt nhập viện của
bệnh nhân viêm phổi/COPD cao hơn đợt cấp
COPD. Thứ nhất, bệnh nhân viêm phổi/COPD
có biến chứng suy hô hấp nhiều hơn, từ đó, bệnh
nhân viêm phổi cần nhiều biện pháp điều trị hơn
như oxy liệu pháp, thở máy không xâm lấn, thở
máy xâm lấn. Thứ hai, bệnh nhân viêm
phổi/COPD có số ngày điều trị kéo dài hơn,
(trung vị 10 ngày so với 7 ngày). Thứ ba, những
vi khuẩn chiếm đa số ở bệnh nhân COPD viêm
phổi là những vi khuẩn đề kháng với nhiều loại
kháng sinh, cần có chế độ điều trị kháng sinh
chuyên biệt, cần chi trả mức chi phí cao hơn.
KẾT LUẬN
Mức độ nghiêm trọng bệnh, sử dụng thông
khí không xâm nhập hoặc xâm nhập, thuốc
kháng sinh là những yếu tố quan trọng của chi
phí nằm viện. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ
mới tính đến chi phí trực tiếp dành cho y tế mà
chưa tính đến các khoản chi phí không trực tiếp
dành cho y tế và chi phí gián tiếp nên chưa thể
đưa ra cái nhìn đầy đủ về chi phí đợt điều trị
COPD mà người bệnh và gia đình họ phải gánh
chịu. Bên cạnh đó, điều trị thường xuyên, lâu dài
nhằm giảm tần số của đợt cấp tính sẽ góp phần
làm giảm gánh nặng kinh tế và xã hội của
COPD. Tóm lại, COPD là nguyên nhân hàng đầu
gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, đặc
biệt, bệnh nhân COPD bị viêm phổi cần tiêu tốn
chi phí điều trị của gia đình và xã hội cao hơn
hẳn một bệnh nhân đợt cấp, gánh nặng về kinh
tế và xã hội của viêm phổi trên bệnh nhân COPD
là cực kỳ nặng nề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CDC. CDC/NHSN surveillance definitions of Healthcare-
associated infection 2014.
2. Chapman KR, et al (2006), “Epidemiology and costs of chronic
obstructive pulmonary disease”, Eur Respir J Vol 27, p188-207.
3. Rhee CK, et al (2017), “Natural course of early COPD”, Respir
JVol 34, p 641-647.
4. Ehteshami AS, et al (2016), “The global economic burden of
asthma and chronic obstructive pulmonary disease”, Int J
Tuberc Lung Dis Vol 20 (1), p11-23.
5. GOLD. Global Strategy for the Diagnosis, Management and
Prevention of COPD 2017.
6. Huerta A, et al (2013), “Pneumonic and Nonpneumonic
Exacerbations of COPD: Inflammatory Response and Clinical
Characteristics”, Chest Vol 144 (4), p 1134-1142.
7. Lê Thị Tuyết Lan (2016), “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong
điều trị COPD”, Hội nghị AFVP
8. Mullerova H, Maselli DJ, Locantore N, et al (2015),
“Hospitalized exacerbations of COPD: risk factors and
outcomes in the ECLIPSE cohort”, Chest 147(4), p999-1007.
9. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung
(2010), “Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính ở Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành 704 số 2, tr. 8-11.
10. Pasquale MK, Sun SX, Song F et al “Impact of exacerbations
on health care cost and resource utilization in chronic
obstructive pulmonary disease patients with chronic
bronchitis from a predominantly Medicare population”, Int J
Chron Obstruct Pulmon DisVol 7, p757– 764.
11. Ryan M et al (2013), “Incidence and cost of pneumonia in
older adults with COPD in the United States”, PLOS ONEvol
8, issue 10.
12. Sogaard M, Madsen M, Lokke A et al (2016), “Incidence and
outcomes of patients hospitalized with COPD exacerbation
with and without pneumonia”, Int J Chron Obstruct Pulmon
DisVol 11, p455–465.
13. Trương Công Thứ (2014), “Chi phí điều trị nội trú bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi và ung thư phổi tại bệnh viện
74 Trung Ương năm 2014”, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 201
14. Van Boven JFM, Vegter S, van der Molen T et al (2013),
“COPD in the working age population: the economic impact
on both patients and government”, COPD 2013 Vol 10 (6),
p629–639.
15. Vũ Văn Giáp, Phan Thị Thanh Hoa (2011), “Chi phí điều trị
đợt cấp COPD tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai”.
16. Vũ Xuân Phú và các cộng sự (2009), “Nghiên cứu chi phí điều
trị nội trú của một số bệnh thường gặp tại bệnh viện phổi
trung ương năm 2009”, Hà Nội.
17. WHO. Global, regional, and national age-sex specific all-cause
and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-
2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease
Study 2013, Lancet 2015.
18. Williams NP, et al (2017), “Seasonality, risk factors and
burden of community-acquired pneumonia in COPD patients:
a population database study using linked health care records”,
International Journal of COPD 12, p313-322.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_phi_dieu_tri_dot_cap_benh_phoi_tac_nghen_man_tinh_va_vie.pdf