Tài liệu Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
57
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Hứa Thị Minh Hồng*, Trần Thu Trang
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết xác định trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong chỉ đạo thực hiện cải cách
hành chính ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Phân tích các nội dung chỉ đạo thực hiện cải
cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phân tích; Thu thập, xử lý dữ liệuBài viết xác định vai trò và phân tích 5 nội dung chỉ đạo thực
hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.Trên cơ sở phân tích các nội dung
trong công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, bài viết
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
Từ khóa: chỉ đạo; cải cách; hành chính; chủ tịch; ủy ban nhân dân
MỞ Đ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
57
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Hứa Thị Minh Hồng*, Trần Thu Trang
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết xác định trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong chỉ đạo thực hiện cải cách
hành chính ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Phân tích các nội dung chỉ đạo thực hiện cải
cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phân tích; Thu thập, xử lý dữ liệuBài viết xác định vai trò và phân tích 5 nội dung chỉ đạo thực
hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.Trên cơ sở phân tích các nội dung
trong công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, bài viết
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
Từ khóa: chỉ đạo; cải cách; hành chính; chủ tịch; ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU*
Xuất phát từ vị trí, vai trò của chính quyền
cấp xã và yêu cầu của công tác cải cách hành
chính trong giai đoạn hiện nay, cải cách hành
chính đối với chính quyền cấp xã và công tác
chỉ đạo cải cách hành chính của cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp xã là vấn đề cần được quan
tâm và chú trọng. Mặc dù đã có rất nhiều các
công trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ,
các bài báo liên quan đến công tác cải cách
hành chính nhà nước nói chung và cải cách
hành chính nhà nước ở cấp xã nói riêng. Tuy
nhiên việc nghiên cứu, phân tích các nội dung
trong công tác chỉ đạo thực hiện cải cách
hành chính của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
xã, mà cụ thể ở bài viết này là Chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã chưa được nghiên cứu cụ
thể, gắn lý luận với thực tiễn. Vì vậy, việc
nghiên cứu các nội dung trong công tác chỉ
đạo thực hiện cải cách hành chính của Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã là cần thiết.
Trong những năm qua, công tác cải cách hành
chính nhà nước ở cấp xã trên địa bàn tỉnh đã
đạt được nhiều thành tựu như: Nhiều địa
phương đã thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về cải
cách hành chính. Các thủ tục hành chính được
triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Cơ
chế một cửa có sử dụng công nghệ thông tin
hiện đại, giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ
*
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com
tục trong mọi lĩnh vực. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị làm việc của các cơ quan được đầu tư
cơ bản, nâng cao chất lượng hiệu quả công
tác. Bộ máy làm việc được củng cố, kiện toàn
hoạt động có nề nếp, hiệu quả, chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng
lên
[8]Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn
một số hạn chế thường gặp ở nhiều xã đó là:
Chưa niêm yết đầy đủ các bộ thủ tục hành
chính, thậm chí có nơi niêm yết văn bản đã
hết hạn; chưa bố trí được nhà làm việc riêng
của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nên mọi
thủ tục về tư pháp, địa chính - xây dựng, chế
độ chính sách phải thực hiện ở phòng
chuyên môn. Giải quyết thủ tục hành chính
với công dân đôi lúc còn chậm; ứng dụng
công nghệ thông tin chưa triệt để; việc ghi sổ
sách và quản lý trong máy tính chưa chính
xác Một số xã còn thiếu nhà làm việc của
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, các trang
thiết bị kỹ thuật hiện tại cũng chưa đáp ứng
yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hành chính.
Ngoài ra, việc tập huấn các phần mềm chuyên
dụng để thực hiện liên thông các thủ tục hành
chính còn chưa thường xuyên. Thực tế cho
thấy, nhiều phần mềm ở địa phương đang sử
dụng hay bị lỗi, nhất là lĩnh vực đất đai nhưng
lại không được khắc phục kịp thời dẫn đến
khó khăn trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Việc theo dõi, lưu trữ khi liên thông thủ tục
về đăng ký khai sinh, thường trú và cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi giữa các
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
58
ngành chưa thống nhất, chưa có quy định mẫu
sổ theo dõi nên người dân còn phải viết nhiều
loại tờ khai khi làm thủ tục [9]. Những hạn chế
này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân cơ bản vẫn là sự chỉ đạo của người đứng
đầu cơ quan hành chính cấp xã. Do đó, bài
viết này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
tiễn đã khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm
và nội dung trong công tác chỉ đạo thực hiện
cải cách hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp xã.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả
bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản như: phân tích lý luận cơ bản về
cải cách hành chính nhà nước, thu thập
nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về
cải cách hành chính, nhiệm vụ, quyền hạn của
chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách hành
chính hiện nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt
chú trọng đến công tác cải cách hành chính tại
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Vì
chính quyền cấp xã có vai trò, vị trí và ý
nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời
sống xã hội; cấp xã cũng là nơi trực tiếp phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác
tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nhân dân
địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ
trên tất cả 6 nhiệm vụ: Cải cách thể chế; cải
cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ
máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính
công và hiện đại hóa hành chính.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành
chính trên phải có sự lãnh đạo sát sao của
Đảng uỷ, sự kiểm tra giám sát thường xuyên
của Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể
và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp
xã. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã cần chỉ
đạo thực hiện những nội dung cơ bản sau:
Triển khai kịp thời tại địa phương các văn
bản về cải cải cách hành chính của cấp trên
- Chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch cải
cách hành chính của cấp trên tại địa phương.
Bao gồm: Triển khai Nghị quyết số 30c/NQ-
CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020[2];
Quyết định 225/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020[3] với
mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020; Kế
hoạch cải cách hành chính hàng năm của cấp
tỉnh, cấp huyện. Dựa vào những văn bản về
cải cách hành chính, ủy ban nhân dân cấp cơ
sở sẽ xây dựng kế hoạch cải cách hành chính
cho xã mình. Đồng thời, chú ý cập nhật kịp
thời những văn bản pháp lý hiện hành, đặc
biệt là văn bản quy định về các thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chính
quyền cấp cơ sở.
- Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện tuyên
truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước
liên quan đến công tác cải cách hành chính tới
toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan. Chỉ
đạo và giám sát chặt chẽ công chức chuyên
môn cập nhật văn bản của nhà nước nói
chung và văn bản cải các hành chính nói riêng
trên cổng thông tin điện tử. Do đó, đòi hỏi
người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải
thường xuyên cập nhật, đăng tải kịp thời các
văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành
chính, các văn bản chỉ đạo của Trung ương,
của tỉnh, của huyện về công tác cải cách hành
chính, các thủ tục hành chính mới ban hành,
sửa đổi, bổ sung trên Cổng thông tin điện tử
của tỉnh, của huyện.
Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ
công tác cải cách thủ tục hành chính
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
59
Cải cách thủ tục hành chính là một công việc
thuộc nội dung cải cách thể chế hành chính,
trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là
một trong bốn nội dung của Chương trình
tổng thể cải cách hành chính. Tuy nhiên, cải
cách thủ tục hành chính lại được xác định là
khâu đột phá của cải cách hành chính, và
trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề
thủ tục hành chính thường xuyên được quan
tâm đặc biệt là ở cấp xã. Thủ tục hành chính
liên quan đến công việc nội bộ của một cơ
quan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ
chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ
với Nhà nước. Đặc biệt hơn các thủ tục hành
chính thực hiện ở cấp xã liên quan trực tiếp
đến các quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý của mọi
công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở
các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng
của họ có được thực hiện hay không, thực hiện
như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành
chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà
nước quy định và trực tiếp giải quyết.
Việc thực hện giải quyết thủ tục hành chính ở
cấp xã trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hiện nay được thực hiện
theo Quyết định công bố bộ thủ tục hành
chính chung áp dụng tại cấp xã trên địa bàn
của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Ví dụ như: Thủ tục hành
chính được áp dụng ở cấp xã trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên được chia thành 11 lĩnh vực:
lĩnh vực Tư pháp; Nội vụ; Giáo dục đào tạo;
Giao thông vận tải; Tôn giáo; Lao động -
Thương binh - xã hội; Công thương; Văn hóa;
Thể dục thể thao; Nông nghiệp và phát triển
nông thôn; Tài nguyên môi trường; Tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại tố cáo [6].
Về hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phải là
người triển khai một cách có hiệu quả theo
quy định pháp luật:
- Trước ngày 21/6/2018 thực hiện theo Quyết
định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương[5]. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính; các dịch vụ
công phổ biến được cung cấp trực tuyến ở
mức độ 3 trở lên nhằm giảm chi phí, thời gian
cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành
chính ở cấp xã những nơi có đủ điều kiện.
- Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ
quy định cơ chế một cửa, một cửa liên
thông
[7]
(có hiệu lực từ ngày 21/6/2018).
Trong đó quy định:
“Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã.” (Khoản 4, Điều 7)
“Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ
trách; công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp
nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp
xã là công chức thuộc các chức danh công
chức cấp xã quy định tại Luật cán bộ, công
chức do, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa
phương.” (Khoản 4, Điều 10)
Bên cạnh đó, tại Điều 9 quy định rõ trách
nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa và
Khoản 2, Điều 37 quy định về nhiệm vụ chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển
khai, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Trong những năm qua, việc cải cách thủ tục
hành chính nói chung và thực hiện thủ tục
hành chính tại cấp xã nói riêng được Chính
phủ triển khai mạnh mẽ trên các lĩnh vực, thu
được nhiều kết quả tích cực. Công tác tổ chức
thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính
theo mô hình “một cửa” đã giúp xử lý, giải
quyết công việc nhanh, giảm bớt một số thủ
tục rườm rà; thủ tục, quy trình, thời gian giải
quyết được công khai, rõ ràng, tránh được
những phiền hà đối với tổ chức và công dân,
đem lại nhiều kết quả thiết thực, tạo điều kiện
thuận lợi, phục vụ tốt công tác cải cách thủ
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
60
tục hành chính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
xã cần nắm được nội dung các lĩnh vự thủ tục
hành chính đang được triển khai tại xã mình,
những thủ tục nào thường xuyên phải giải
quyết; những loại thủ tục nào có những khó
khăn trong thực hiện. Từ đó phải ưu tiên bố
trí cán bộ, công chức có chuyên môn, nghiệp
vụ phù hợp; có phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm phụ trách các lĩnh vực được phân
công, cũng như công chức làm việc tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần chỉ đạo
đẩy mạnh việc công khai các thủ tục hành
chính do cấp mình phụ trách; thông báo kịp
thời tới nhân nhân dân những thay đổi về thủ
tục của nhà nước bằng nhiều cách thức khác
nhau. Đặc biệt là nâng cao việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của ủy
ban nhân dân cấp xã, nhằm tạo điều kiện để
người dân có thể tra cập thông tin về thủ tục
mình tìm kiếm một cách nhanh nhất; đồng
thời công chức được phân công phụ trách
từng lĩnh vực cần phải được nâng cao trình độ
công nghệ thông tin để có thể cập nhật thông
tin mới, chính xác và hỗ trợ người dân tìm
hiều về thủ tục hành chính.
Quan tâm đến việc xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2008. Việc đưa tiêu chuẩn ISO về xã,
phường, thị trấn là công cụ đắc lực để cải
cách hành chính ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc
tế về hệ thống quản lý chất lượng.
ISO 9001:2000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá
Quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 12/2000,
đã được biên dịch và được Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành thành tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) theo nguyên tắc chấp nhận toàn
bộ và chỉ bổ sung ký hiệu TCVN trước ký
hiệu của tiêu chuẩn ISO.
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu
chuẩn ISO 9001:2008, thay thế tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000. Ngày 16 tháng 12 năm 2008,
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành
quyết định số 2885/QĐ-BKHCN công bố tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008[1], thay
thế TCVN ISO 9001:2000. TCVN ISO
9001:2008 “Hệ thống quản lý chất lượng –
Các yêu cầu” được Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn
TCVN/TC 176 xây dựng trên cơ sở chấp nhận
hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008
của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. So với
phiên bản năm 2000, tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới, mà
chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu của hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9000, dựa vào
kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa
ra những thay đổi hướng vào việc cải tiến
nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý
môi trường.
Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp xã cần sát sao với công
việc cụ thể; với cán bộ, công chức được phân
công nhiệm vụ nhằm phát hiện, kịp thời chấn
chỉnh những sai sót để điều chỉnh kịp thời;
tránh tình trạng công chức sách nhiễu nhân
dân hoặc trình độ của công chức chưa đáp
ứng được công việc.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức và đổi mới lề lối làm việc
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò
rất quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện
bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động
thi hành công vụ và hoàn thành các nội dung
cải cách hành chính nhà nước. Hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng
và hệ thống chính trị nói chung, được quyết
định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả
công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính
trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch,
có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để
thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp
luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức và phục vụ nhân dân... là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà
nước và cả hệ thống chính trị.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã cần nắm rõ
những nội dung cải cách về nhân sự cấp xã từ
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
61
đó có cách thức quản lý và sử dụng nhân sự
một cách phù hợp. Theo đó, cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp xã phải thường xuyên kiểm tra
hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công
chức, đánh giá xem họ có phù hợp với vị trí
việc làm được sắp xếp hay không; còn thiếu
những yếu tố nào để đảm bảo chất lượng.... từ
đó có những biện pháp cụ thể để dần dần
hoàn thiện năng lực của cán bộ, công chức
trong cơ quan, ví dụ như tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công
chức cấp xã.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cần nhận
thức đúng vai trò, tầm quan trọng của Quy
chế làm việc, quan tâm đầu tư thích đáng cho
việc xây dựng quy chế; khẳng định rõ phạm
vi, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân ở
từng cương vị, chức trách được giao; khẳng
định mối quan hệ, lề lối làm việc giữa tổ chức
và cá nhân, giữa tổ chức Đảng với tổ chức
chính quyền, đoàn thể.
Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn phải thể hiện đầy đủ các vấn
đề liên quan đến thực thi chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn. Bên cạnh đó, chú trọng đến
các nội dung lãnh đạo và tổ chức thực hiện
dân chủ, công khai các mặt hoạt động của đơn
vị, nhất là về công tác cán bộ Trên thực tế,
ở đâu xây dựng được quy chế làm việc có
chất lượng và hoạt động theo đúng quy chế,
sẽ tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức
và hành động của cơ quan.
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia vào
quá trình cải cách hành chính nhà nước
Để công tác cải cách hành chính nhà nước có
hiệu quả, cán bộ, lãnh đạo cấp xã cần chú
trọng đến công tác tuyên truyền cải cách hành
chính không chỉ đối với cán bộ, công chức,
các tổ chức đoàn thể mà còn đến toàn thể
nhân dân địa phương. Theo đó cần:
Có những cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân
ở địa phương tham gia vào quá trình quản trị
và hành chính công. Các vấn đề chính được
đề cập ở đây là hiểu biết của người dân về cơ
hội tham gia của mình, kinh nghiệm trong bầu
trưởng thôn/tổ trưởng dân phố và mức độ hài
lòng với chất lượng bầu cử vị trí trưởng
thôn/tổ trưởng dân phố và huy động đóng góp
tự nguyện của người dân cho các dự án công
trình công cộng của xã/phường.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong cung
cấp thông tin của chính quyền địa phương tới
người dân. Nội dung này lãnh đạo chính
quyền cấp xã cần chú ý đến vấn đề nhận thức
của người dân từ kết quả cung cấp thông tin
của chính quyền cũng như mức độ công khai
thông tin về các chính sách xã hội cho người
nghèo, về các quy định pháp luật ảnh hưởng
đến đời sống hàng ngày của người dân, về thu
chi ngân sách cấp xã, về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và khung giá đền bù đất bị thu hồi...
- Chính quyền cấp xã phải có trách nhiệm giải
trình với người dân: Về trách nhiệm giải trình
với người dân tập trung đánh giá hiệu quả giải
trình của cán bộ chính quyền về các hoạt
động tại địa phương với cấp cơ sở. Nội dung
này xem xét mức độ và hiệu quả tiếp xúc của
người dân với các cá nhân và cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết các vấn đề cá nhân,
gia đình, hàng xóm, hoặc liên quan tới chính
quyền địa phương; về khiếu nại, tố cáo của
người dân; chính quyền địa phương chịu trách
nhiệm trước các chương trình và dự án triển
khai ở cấp xã.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong hoạt động cải cách hành chính
nhà nước nói chung người đứng đầu cơ quan
hành chính Nhà nước có vai trò rất quan
trọng, quyết định sự thành công của quá trình
cải cách hành chính nhà nhước. Cấp xã là cấp
gần dân nhất, truyền tải mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước tới nhân dân, vai trò chỉ đạo công
tác cải cách hành chính của Chủ tịch ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn càng trở nên
quan trọng. Do đó, chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã cần thực hiện đầy đủ các nội dung và
nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong chỉ đạo,
điều hành công tác cải cách hành chính tại địa
Hứa Thị Minh Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 57 - 62
62
phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng
cung cấp dinh vụ công. Bài viết có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và trên cơ sở
đó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nhận thức
được vai trò, trách nhiệm và rèn luyện các kỹ
năng cần thiết trong quá trình chỉ đạo thực hiện
cải cách hành chính ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ (2008), Quyết định số
2885/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001 : 2008.
2. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP
ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-
2020.
3. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số
225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 Phê
duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2016 – 2020.
4. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 Quy chế thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước.
5. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 Quy chế thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016),
Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 16/5/2016
về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của ủy ban nhân dân cấp xã trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
7. Chính phủ (2018), Nghị định số 61/2018/NĐ-
CP ngày 23 tháng 04 năm 2018 Quy định cơ chế
một cửa, một cửa liên thông.
8. Quỳnh Trang (2018), “Kiểm tra cải cách hành
chính tại các xã, thị trấn”,
trong-tinh/kiem-tra-cai-cach-hanh-chinh-tai-cac-
xa-thi-tran-256894-205.html
9. Nhị Hà (2018), “Nhận diện rõ để khắc phục”,
hoi/nhan-dien-ro-han-che-de-khac-phuc-258617-
85.html
ABSTRACT
THE DIRECTION OF THE CHAIRMAN
IN THE COMMUNE/WARD PEOPLE'S COMMITTEE’S IMPLEMENTATION
OF ADMINISTRATIVE REFORM
Hua Thi Minh Hong
*
, Tran Thu Trang
Political School of Thai Nguyen Province
The article defines the responsibility of the chairman of the commune/ ward people's committee in
directing the implementation of administrative reform in localities in the current period and
analyzes the contents of directing the implementation of administrative reform by the chairman of
the commune/ ward people's committee. The paper used methodologies: Analysis data; collecting
data; processing data... The article defines the chairman of the commune/ ward people's
committee’s role and analyzes five contents about the direction in the implementation of
administrative reform of the chairman of communal level People's Committees.On the base of
analyzing the contents of the direction of the chairman in the commune/ ward people's
committee’s implementation of administrative reform, the article contributes to raising the
effectiveness and efficiency of the State administrative management in local.
Keywords: direction; reforms; administrative; chairman; the people's committee.
Ngày nhận bài: 05/10/2018; Ngày hoàn thiện: 12/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_51_1_sm_6738_2124474.pdf