Tài liệu Chế độ mẫu hệ - Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0066
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 99-104
This paper is available online at
CHẾ ĐỘ MẪU HỆ - NÉT ĐẶC SẮC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔNMA THUỘT
Mai Trọng An Vinh
Cao học Triết học K24, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Người Êđê là một trong những tộc người có mặt lâu đời ở miền TrungTây Nguyên.
Nền văn hóa độc đáo của tộc người này được phản ánh trong nhiều công trình kiến trúc,
lễ hội, nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán. . . Bài viết này phân tích về chế độ mẫu hệ,
một nét đặc sắc vẫn hiện diện trong đời sống văn hóa của người Êđê hiện nay ở Buôn Ma
Thuột.
Từ khóa: Người Êđê, chế độ mẫu hệ, quan hệ hôn nhân.
1. Mở đầu
Giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng nhân loại. Cho tới nay, sự nghiệp giải
phóng phụ nữ của nhân loại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, có một số tộc người
thiểu số ở Việt Nam đã đạt tới trình độ bình đẳng giới ngay từ khi mới hình thành và duy...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ mẫu hệ - Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0066
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 99-104
This paper is available online at
CHẾ ĐỘ MẪU HỆ - NÉT ĐẶC SẮC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở BUÔNMA THUỘT
Mai Trọng An Vinh
Cao học Triết học K24, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Người Êđê là một trong những tộc người có mặt lâu đời ở miền TrungTây Nguyên.
Nền văn hóa độc đáo của tộc người này được phản ánh trong nhiều công trình kiến trúc,
lễ hội, nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán. . . Bài viết này phân tích về chế độ mẫu hệ,
một nét đặc sắc vẫn hiện diện trong đời sống văn hóa của người Êđê hiện nay ở Buôn Ma
Thuột.
Từ khóa: Người Êđê, chế độ mẫu hệ, quan hệ hôn nhân.
1. Mở đầu
Giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng nhân loại. Cho tới nay, sự nghiệp giải
phóng phụ nữ của nhân loại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, có một số tộc người
thiểu số ở Việt Nam đã đạt tới trình độ bình đẳng giới ngay từ khi mới hình thành và duy trì điều
đó cho tới tận ngày nay qua chế độ mẫu hệ. Tộc người Êđê ở Tây Nguyên là một trong số đó. Họ
là một trong những tộc người có mặt sớm nhất ở Tây Nguyên với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu riêng về văn hóa người Êđê như bài viết của tác giả Trương Bi Những
nét đặc trưng trong văn hóa Êđê [1], bài viết Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên
của tác giả Phan Xuân Biên [2], bài viết Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Êđê [4]
của tác giả Nông Hoàng Cư, sách Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở nam Tây
Nguyên [6] của tác giả Lê Văn Kỳ (chủ biên). . . Rải rác trên các báo, các tạp chí cũng có những
bài viết ít nhiều đề cập tới phong tục tập quán của người Êđê, trong đó có phong tục hôn nhân. Tuy
nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về chế độ mẫu hệ của người Êđê ở Buôn
Ma Thuột trên phương diện văn hóa vật thể và phi vật thể. Bài viết này tìm hiểu khoảng trống đó
nhằm mục đích bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời góp một
tiếng nói vào vấn đề bình đẳng giới hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vài nét về người Êđê ở Buôn Ma Thuột
Người Êđê (còn gọi là Êa Đê, Ra Đê, Rơ Đê) là tộc người có nguồn gốc từ nhóm tộc người
nói tiếng Malay-Polynesia ở các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương. Ở
Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016
Liên hệ: Mai Trọng An Vinh, e-mail: anvinh77@yahoo.com
99
Mai Trọng An Vinh
Việt Nam, người Êđê có dân số đông thứ 12 trong tổng số 54 dân tộc anh em. Ước tính có khoảng
hơn 331.000 người Êđê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai và
miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Êđê là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống lâu
đời nhất ở Tây Nguyên. Tộc người Êđê gồm các nhóm người: người Êđê Kpă cư trú ở Buôn Ma
Thuột; Krông Păc, Cư Mgar, người Êđê Adham chủ yếu cư trú tại huyện Krông Buk, Cư Mgar, thị
xã Buôn Hồ, Krông Năng và một phần Êa Hleo của tỉnh Đắk Lắk; người Êđê Mdhur chủ yếu cư
trú tại huyện Mdrak, phía đông của tỉnh Đắk Lắk. Êđê Bih là nhóm bảo lưu nhiều dấu vết cổ qua
ngôn ngữ, chủ yếu cư trú ven sông Krông Ana của tỉnh Đắk Lắk, và sông Krông Knô của tỉnh Đắk
Nông; người Êđê Krung cư trú chủ yếu tại huyện Êa Hleo, Krông Buk của tỉnh Đắk Lắk. Ngoài
ra còn có các nhóm người Êđê nhỏ khác như: Blô, Dong Mak, Hwing cư trú ở huyện Mdrak... Dù
cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng đồng bào người Êđê luôn sống tập trung thành từng buôn
làng. Cuộc sống của họ chủ yến gắn với công việc đồng áng, nương rẫy. Bên cạnh đó họ luôn luôn
có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Bài viết
này chủ yếu nghiên cứu về chế độ mẫu hệ của người Êđê trên địa bàn Buôn Ma Thuột. Địa danh
Buôn Ma Thuột là tên gọi một “Buôn” của đồng bào Êđê Kpă. Vùng đất này vào cuối thế kỉ XIX
chỉ có một buôn với khoảng 50 nhà dài nằm bên dòng suối Êa Tam, mỗi nhà có từ 30 đến 40 người.
Đến những năm đầu của thế kỉ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa mà đã quy
tụ, phát triển thêm hàng chục buôn khác. Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là một buôn lớn, trung
tâm của cả vùng lúc bấy giờ, do tù trưởng Ama Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản.
Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột –
làng của cha Y Thuột (trong tiếng Êđê, Ama nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột
- Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột) Hiện nay, dân số thành phố Buôn Ma Thuột
có khoảng 400.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 16,36% tổng số dân, chủ yếu là dân
tộc Êđê và gần 40 dân tộc thiểu số khác như: Tày, Nùng, Thái, Mường. . .
2.2. Chế độ mẫu hệ - nét văn hóa đặc sắc của người Êđê ở Buôn Ma Thuột
Chế độ mẫu hệ xuất hiện rất xa xưa, thời con người còn sống theo bầy đàn, tương ứng với
các hình thái hôn nhân thời nguyên thuỷ như hôn nhân đối ngẫu, quần hôn. . . Thời đó sự phân
công lao động rất sơ khai đó là phân công theo giới tính: nam giới thì chịu trách nhiệm săn bắt và
bảo vệ thị tộc; nữ giới thì chịu trách nhiệm hái lượm, gieo trồng để duy trì nguồn thực phẩm, điều
khiển công việc, giáo dục con cái và trông nom nhà cửa. Vì thế phụ nữ gần gũi với con cái hơn đàn
ông, con cái sinh ra thì chỉ biết có người mẹ chứ gần như không biết rõ về người cha của mình, và
cũng vì nguồn thực phẩm do người phụ nữ duy trì hái lượm, gieo trồng ổn định hơn nguồn thực
phẩm từ nam giới, nên có thể nói chính loại hình kiếm sống bằng săn câu lượm hái của thời nguyên
thuỷ và chế độ quần hôn đã khiến cho vai trò của người mẹ trong gia đình trở nên quan trọng tuyệt
đối, có lẽ từ đó dần dần hình thành nên chế độ mẫu hệ. Các di chỉ văn hoá Bắc Sơn cho thấy các
cư dân ở đó đã biết làm nông nghiệp, biết chế tác đồ gốm, và quần cư thành các công xã thị tộc
mẫu hệ.
Đặc trưng chế độ mẫu hệ trong đời sống của tộc người Êđê thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ
quan hệ gia đình, xã hội đến kiến trúc nhà dài, nhạc cụ cồng chiêng, bến nước,. . . trong đó đặc
trưng nổi bật nhất của chế độ mẫu hệ là quan hệ hôn nhân của người Êđê.
2.2.1. Đặc trưng chế độ mẫu hệ trong quan hệ hôn nhân của người Êđê
Theo truyền thống người Êđê, người phụ nữ làm chủ trong hôn nhân chứ không phải là nam
giới. Cô gái Êđê khi đã trưởng thành “ưng bụng” một chàng trai nào đó, sẽ nhờ ông mối đem chiếc
vòng bằng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Nếu chàng trai thấy "ưng bụng" thì sờ tay vào chiếc
100
Chế độ mẫu hệ - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột
vòng đồng ấy, rồi sau đó làm lễ nhận vòng. Bên cạnh đó họ có quyền tìm hiểu nhau trước khi đi
đến hôn nhân. Đây là nét văn hóa thể hiện rất rõ nét về vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân.
Sau khi đôi trai gái đã tìm hiểu nhau và quyết định đi đến kết hôn thì gia đình nhà gái chuẩn bị lễ
vật hỏi bao gồm một ché rượu cần kèm theo một chiếc vòng đeo tay bằng đồng để cúng thần linh,
sau đó cô gái mời ông mối cùng với gia đình mình đến nhà trai. Nếu trong trường hợp gia đình của
người con trai ở không cùng buôn thì những người đi hỏi chồng cho cô gái phải mang theo cơm
nếp với quan niệm là để cho đôi trai gái gắn bó với nhau suốt đời như cơm nếp. Sau đó Đăm Đei
(anh hoặc người em trai bên mẹ) cầm chiếc vòng đeo tay đã được cúng thần để hỏi ý của chàng
trai, nếu chàng trai đồng ý thì họ thực hiện làm lễ trao vòng. Cô gái và chàng trai cùng chạm tay
vào chiếc vòng, hành động này được xem như là lời giao ước hôn nhân. Từ đó xem như hai gia đình
đã trở thành thông gia với nhau, mỗi gia đình cử ra người đỡ đầu của mình để đại diện cho hai gia
đình cùng giúp đỡ cho đôi trai gái được nên vợ thành chồng cũng như cùng khuyên răn và hòa giải
những lúc xảy ra bất hòa. Người Êđê quan niệm, việc từ chối hôn lễ có nghĩa là từ chối hôn nhân
của một dòng họ, vì thế nó gây ảnh hưởng và gây tổn thương rất lớn đến lòng tự trọng của gia đình
và cả dòng họ của người con gái. Bởi vậy, nếu trong trường hợp người con trai không đồng ý làm
chồng của người con gái thì gia đình nhà trai sẽ làm một nghi lễ nhỏ mời gia đình nhà gái đến cùng
tham dự để tỏ lòng tôn trọng nhau và cũng nhằm duy trì sự hòa thuận giữa hai gia đình với nhau.
Đây là một trong những nét đẹp, nét độc đáo về văn hóa truyền thống của người Êđê. Sau khi hai
bên trai gái đã giao ước hôn nhân, hai gia đình sẽ gặp nhau để bàn về việc thách cưới do nhà trai
đưa ra. Thông thường mức thách cưới được đưa ra rất cao. Đồ thách cưới thường gồm: Trâu, bò,
chiêng, ché rượu cần, ngày nay có thêm vàng. . . Nếu nhà trai và nhà gái đã thống nhất, họ sẽ cùng
nhau chọn ngày lành tháng tốt để đưa cô gái về sống tại nhà của chàng trai một thời gian để thử
thách. Trong trường hợp nếu cô gái không thể trả được lễ vật do nhà trai thách cưới thì cô gái phải
ở lại làm việc cho gia đình chàng trai cho đến khi hết nợ thì lúc đó cô gái mới có quyền rước chồng
đem về nhà của mình. Đến thời điểm này thì người con gái đó mới có quyền làm lễ gọi người con
trai là chồng. Trong trường hợp người con gái không thể trả hết nợ thì phải đến và ở luôn bên nhà
chồng. Có những trường hợp vì đồ thách cưới của nhà trai rất cao nên đôi trai gái để cho có con rồi
mới làm lễ cưới sau.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ thách cưới, gia đình bên nhà gái sẽ đem qua trao cho trao
cho gia đình bên nhà trai và xin được cưới chàng trai, nghĩa là làm lễ để người con gái gọi người
con trai là chồng. Ngoài đồ thách cưới, gia đình nhà gái còn phải mang sang nhà trai ba lễ vật bắt
buộc phải có để trả công cho mẹ chồng đã nuôi chồng khôn lớn: Đó là một cái chén bằng đồng để
trả công ơn mẹ chồng đã tắm cho chồng khi còn nhỏ bằng thau đồng. Tám vòng bằng đồng tượng
trưng tám lễ cúng trong chu kì sống của một cuộc đời con người trước khi đi lập gia đình với người
khác. Một cái chăn để trả công ơn cho mẹ chồng đã địu người chồng lúc chồng còn nhỏ. Ngoài ba
lễ vật nêu trên còn có nhiều vòng đồng đeo tay khác để phát cho các thành viên của gia đình bên
nhà chồng.
Khi tiễn người con trai theo người con gái về gia đình bên gái làm chồng, gia đình nhà trai
đem theo một ché rượu cần và một con heo. Trên đường về nhà gái, chú rể được tặng nhiều vòng
đeo tay bằng đồng, như là lời cam kết thủy chung với người vợ của mình. Trong nghi lễ này, khi
chủ nhà và khách đã ổn định vị trí xong, mọi người tiến hành nghi lễ cúng cho người mẹ chồng
một ché rượu và một con heo. Xong thì thực hiện nghi lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ vật thường gồm
năm ché rượu cần và và một con heo. Một Đăm Đei lấy máu của con vật của bên nhà trai hiến đem
bôi lên chân cho đôi vợ chồng mới cưới và kèm theo lời chúc cho đôi nam nữ hai miếng cơm cùng
với ba sừng rượu. Sau đó người phụ nữ trưởng họ của bên gia đình nhà gái đại diện cho hai bên gia
đình trao vòng đeo tay bằng đồng cho đôi vợ chồng chạm tay vào và nhắc nhở hai vợ chồng phải
101
Mai Trọng An Vinh
chung thủy. Cuối cùng là những người khách tham dự lần lượt đi qua mặt của hai vợ chồng kèm
theo những lời chúc tụng và tặng quà cho họ.
2.2.2. Chế độ mẫu hệ của người Êđê qua kiến trúc nhà dài
Chế độ mẫu hệ của người Êđê còn in đậm trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật của ngôi
nhà dài. Nhà dài của người Êđê là một công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc mang hình thù của
một con thuyền dài. Kiến trúc nhà dài sáng tạo ra nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên khắc
nghiệt, giúp con người tránh thú dữ và thiên tai, đem lại sự an toàn cho các thành viên sống trong
căn nhà đó. Nhà dài cũng là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa mang đậm tính cộng đồng
của người Êđê. Nhà dài được làm từ gỗ và tre nứa, cỏ tranh. Nhà dài thường được làm theo hướng
Bắc Nam, cầu thang thì nằm ở hai đầu hồi nhằm tránh được gió Đông Bắc khi mùa khô đến và
tránh gió Tây Nam khi mùa mưa về. Nếu chiếu theo chiều dọc thì không gian của nhà dài gồm hai
phần, từ cửa chính của căn nhà bước vào là một phần tương đối rộng, gọi là Gah, được dùng làm
nơi tiếp khách và sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Đó cũng là nơi cúng thần linh,
nơi được đặt nhiều đồ vật quý trong gia đình. Trong Gah còn có bếp dành để nấu ăn mỗi khi có
nghi lễ dành cho người con trai và người con gái thỉnh thoảng ngồi chuyện trò với nhau. Phần kế
tiếp Gah gọi là Ôk, ngăn cách nhau bởi các cây cột có khắc hình ảnh. Gầm ghế Kpan cạnh cột phía
tây thường là nơi đặt cồng chiêng. Khác với các dân tộc khác, người phụ nữ Êđê cũng đánh cồng
chiêng. Tiếng cồng chiêng là tiếng lòng, là khát vọng tình yêu mãnh liệt, là những buồn vui day
dứt trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ Êđê. Sát ngay vách phía sau hàng cột là nơi để dãy ché
rượu. Không gian Ôk là những buồng ngủ dành cho từng cặp vợ chồng được ngăn bằng những tấm
phên sắp xếp theo trình tự từ con cả cho đến con út trong gia đình. Khi nằm ngủ, người Êđê thường
quay đầu về hướng đông. Nhà dài bắt buộc phải có hai cầu thang đi lên, đó được gọi là cầu thang
Đực và cầu thang Cái. Cầu thang Cái được đặt ngay ở trước căn nhà dài được dùng cho khách của
gia đình và đàn ông, con trai sử dụng. Cầu thang Đực nằm khuất ở phía sau căn nhà được dùng
cho người đàn bà, con gái sử dụng. Cầu thang có hình dáng của một chiếc thuyền đang lướt sóng,
nên phía đầu của cầu thang thường được làm cong lên và trên cầu thang được chạm khắc hình
ảnh vành trăng non và đôi bầu vú của người phụ nữ. Quan niệm của người Êđê là vành trăng non
tượng trưng cho sự chung thủy của con người, còn đôi bầu vú được tượng trưng cho truyền thống
mẫu hệ. Các bậc thang luôn lấy theo số lẻ, cụ thể là từ năm đến bảy bậc thang. Người Êđê quan
niệm rằng, số chẵn là con số của ma quỷ, còn số lẻ là con số của con người. Nếu trong trường hợp
một căn nhà dài nào đó trong buôn làng có cầu thang Cái bị lật ngược lại thì gia đình đó đang có
chuyện buồn phiền và không tiếp khách. Nhà dài của người Êđê phải do một phụ nữ trong gia đình
làm chủ. Trong mỗi căn nhà dài thường có từ 3 đến 9 cặp vợ chồng sinh sống. Từ xưa kia mỗi nhà
dài thường có chiều dài trên 100 mét. Nhưng ngày nay chiều dài phổ biến thường chỉ từ 25 đến 30
mét. Dưới mái nhà dài là không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, không gian hát
kể sử thi, không gian dệt thổ cẩm, không gian sinh hoạt mang tính cộng đồng. Kiến trúc và những
đường nét trang trí đã mang lại vẻ đẹp rất riêng đặc sắc cho cộng đồng người Êđê. Nhà dài là ngôi
nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Êđê. Trong gia đình
người Êđê, người chủ trong gia đình luôn là người phụ nữ lớn tuổi nhất. Họ có trong tay gần như
tất cả các quyền trong gia đình, như: quyền quản lí, quyền đưa ra mọi quyết định trong gia đình,
là người sắp xếp mọi công việc sinh hoạt hằng ngày cho tất cả các thành viên khác trong gia đình.
Con cái sinh ra thì được lấy theo họ của người mẹ. Trong những ngôi nhà dài của người Êđê, họa
tiết trang trí chủ đạo chính thường là đôi bầu sữa của người mẹ. Hình ảnh đôi bầu sữa còn xuất
hiện ở cầu thang và những cột chính trong căn nhà dài. Đôi bầu sữa của người mẹ chính là hình
ảnh tượng trưng rõ nét nhất cho chế độ mẫu hệ của người Êđê, nó còn thể hiện rõ quyền lực của
người phụ nữ trong mỗi gia đình người Êđê. Hình ảnh đó còn được tượng trưng cho sự sinh sôi nảy
102
Chế độ mẫu hệ - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột
nở của con người và còn tượng trưng cho cả tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa của họ. Trong
các tác phẩm hội họa, điêu khắc, người Êđê cũng không quá chú trọng vào sự tinh xảo, tỉ mỉ, cầu
kì mà họ thể hiện một cách đơn giản mang tính chân thực, nên tạo ra một vẻ đẹp độc đáo rất riêng
trong văn hóa của dân tộc họ. Cầu thang ở phía sau nhà (cầu thang Đực), chỉ có phụ nữ mới được
sử dụng. Cầu thang đặt ở phía sau nhà không có nghĩa là lối đi này không quan trọng, mà là để
giúp cho người phụ nữ thuận tiện cho hoạt động nấu nướng và những hoạt động lao động khác khi
mà những vật dụng sinh hoạt trong gia đình và gian bếp chính của gia đình thường được đặt ngay ở
phía cuối của căn nhà dài. Bên cạnh đó người phụ nữ vẫn có thể lên xuống căn nhà dài bằng chiếc
cầu thang phía trước nhà (cầu thang Cái) với tư cách như là một vị khách của gia đình. Ngoài ra
trong nhà dài của mỗi gia đình Êđê còn có tấm phản bằng gỗ dành riêng cho ông bà chủ trong nhà
(tấm phản chủ) Tấm phản được đặt ngay chính giữa căn nhà sát bên cạnh cột chính (cột chủ), điều
đó thể hiện rất rõ uy quyền tối cao của người phụ nữ đối với gia đình mình. Thông thường những
thành viên khác trong gia đình không được phép ngồi, nằm trên tấm phản đó.
Vào những dịp có tổ chức lễ hội hoặc có nghi lễ, người Êđê thường đem những ché rượu
cần bày ra ở gian phòng khách (gọi là Gah) của căn nhà. Nhưng điều đáng lưu ý là trong nghi thức
uống rượu cần vào những dịp này, người phụ nữ chủ của gia đình là người luôn luôn cầm cần rượu
cần uống những ngụm đầu tiên, sau đó đến những người phụ nữ còn lại, cuối cùng mới đến những
người đàn ông.
2.2.3. Chế độ mẫu hệ của người Êđê qua biểu tượng bến nước
Từ xa xưa, người Êđê đã coi trọng nguồn nước, bởi họ quan niệm nước đem lại sự sống. Bến
nước là một nét văn hóa độc đáo đặc sắc của người Êđê ở Buôn Ma Thuột. Trước khi lập một buôn
làng mới, họ cử người có uy tín trong dòng họ (thường là người đàn bà đứng đầu dòng họ) đi tìm
bến nước. Những tiêu chuẩn để được chọn làm bến nước thì phải đạt được những tiêu chí cơ bản
là: Nguồn nước phải trong, dòng nước phải dồi dào không bao giờ khô cạn, phải gắn với khu rừng
nguyên sinh nhằm đem lại nguồn sống cho cả cộng đồng trong buôn làng, phải có một khoảng đất
rộng lớn nằm ở hướng tây buôn làng để làm khu nhà mồ cho người trong buôn làng, phải có khu
đất cao ráo và bằng phẳng để thành lập buôn và cuối cùng là phải có đất đai màu mỡ để dùng làm
nương rẫy phục vụ cho đời sống của cộng đồng người sống trong buôn làng. Khi đã hội tụ đủ các
yếu tố nêu trên thì người đàn bà có vị trí là trưởng tộc trong dòng họ sẽ quyết định di dời con cháu
đến vùng đất này để lập buôn làng mới. Tên của buôn làng thường được lấy tên người đã có công
tìm ra bến nước đó. Người tìm ra bến nước được mọi người gọi là chủ bến nước (Pô Pin Êa), đồng
thời là cũng là chủ buôn, chủ rừng, chủ đất. Chủ bến nước mang tính gia truyền. Nếu bà chủ bến
nước qua đời thì con gái út (người thừa kế tài sản gia đình mẫu hệ), rồi tiếp đến cháu, chắt là nữ
thuộc họ bên phía mẹ tiếp tục được làm chủ bến nước. Theo tập quán, hằng năm sau mùa rẫy, các
buôn làng Êđê thường làm vệ sinh bến nước, thay lại máng nước và tổ chức lễ cúng bến nước để tạ
ơn thần linh; thông qua đó mà giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước. Chủ
nhân của bến nước là người có quyền hoàn toàn quyết định cho người khác ngoài dòng họ được
định cư tại buôn làng mình, quyền quyết định cấp đất làm nhà ở, cấp đất để làm rẫy, cấp đất chôn
cất người đã qua đời. . . Hàng năm sau mùa rẫy, người chủ bến nước cho tổ chức lễ cúng bến nước,
theo quan niệm của họ là để tạ ơn thần nước (Yang êa) và các vị thần linh đã giúp cho dân trong
buôn làng có được nguồn nước để sinh hoạt và để phục vụ cho nông nghiệp, bên cạnh đó họ cũng
cầu mong các vị thần linh luôn giúp đỡ buôn làng trong mùa canh tác mới sẽ có nguồn nước vô
tận. Người con gái út trong gia đình được hưởng quyền thừa kế tài sản, thừa kế luôn chức danh chủ
bến nước sau khi, người mẹ qua đời.
Có thể nhận thấy, tập tục mẫu hệ biểu hiện khá phong phú, sinh động trong các giá trị văn
103
Mai Trọng An Vinh
hóa vật thể và phi vật thể của người Êđê. Tuy nhiên, chế độ mẫu hệ của người Ê đê có điểm độc
đáo, khác với các dân tộc khác ở chỗ, mặc dù phụ nữ có quyền hành song người đàn ông cũng có
vai trò rất lớn, đặc biệt ngoài xã hội. Nếu trong chế độ mẫu hệ, phụ nữ về nhà chồng mang theo
của hồi môn và khả năng sinh sản thì trong chế độ mẫu hệ, nam giới mang về nhà vợ sức mạnh
cơ bắp để lao động. Trong xã hội Êđê, đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu
buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề chính trị, tôn giáo cũng là trách nhiệm của
người đàn ông. Bởi vậy, chế độ mẫu hệ của người Êđê thực chất là sự bình đẳng giới – một bước
tiến quan trọng của nhân loại trong tiến trình giải phóng con người.
3. Kết luận
Chế độ mẫu hệ Êđê được đánh giá là chế độ mẫu hệ khá điển hình ở Việt Nam vẫn tồn tại
cho tới ngày nay. Theo dòng lịch sử, từ trình độ chung của một nền văn hóa dân gian, mang đậm
nét tính cộng đồng, bình đẳng, dân chủ, chế độ đó đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo
của tộc người Êđê trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa đó, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa sắc màu, giúp đất
nước hòa nhập mà không hòa tan trong làn sóng toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Bi, 2015. Những nét đặc trưng trong văn hóa Ê đê. Báo Điện tử Đắk Lắk.
[2] Phan Xuân Biên, 1985. Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên. Tạp chí Dân tộc
học số 3.
[3] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam. Chuyên trang dữ liệu văn hóa dân tộc.
[4] Nông Hoàng Cư, 1980. Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Êđê. Tạp chí Dân tộc
học số 3.
[5] Phan Hữu Dật, 2002. Dấu vết bào tộc của người Êđê. Tạp chí Dân tộc học, số 5.
[6] Lê Văn Kỳ (chủ biên), 2007. Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở nam Tây
Nguyên. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[7] Ngô Đức Thịnh, 2006. Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
ABSTRACT
Matriarchy - A special feature in the cultural life of the Ede in Buon Ma Thuot
The Ede is one of the long-standing ethnic groups in the Central Highlands. The unique
culture of this ethnic group reflects in many architectural works, festivals, worship rituals,
customs... This article analyzes matriarchy - a unique feature presenting in the cultural life of
the current Ede in Buon Ma Thuot.
Keywords: The Ede, matriarchy, marital relations.
104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4179_mtavinh_9592_2132831.pdf