Tài liệu Chất lượng sống của bệnh nhânloạn trương lực cổ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 161
CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LOẠN TRƯƠNG LỰC CỔ
Trần Ngọc Tài*
TÓM TẮT
Mở đầu: Loạn trương lực cổ là thể loạn trương lực khu trú khởi phát ở người lớn thường gặp nhất. Loạn
trương lực cổ gây ra sự tàn phế và ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực cổ thời điểm ban đầu và 8
tuần sau điều trị abobotulinum toxin dựa theo thang điểm CDIP-58.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp với đối tượng là
những bệnh nhân loạn trương lực cổ ≥ 18 tuổi được điều trị abobotulinum toxin và ký đồng ý tham gia nghiên
cứu. Các đối tượng tham gia sẽ được đánh giá điểm CDIP-58 trước và 8 tuần sau điều trị abobotulinum toxin. Số
liệu được phân tích theo phần mềm SPSS 20.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân loạn trương lực cổ với 24 nam và 26 nữ. 100% bệnh nhân có ảnh
hưởng chất lượ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng sống của bệnh nhânloạn trương lực cổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 161
CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LOẠN TRƯƠNG LỰC CỔ
Trần Ngọc Tài*
TÓM TẮT
Mở đầu: Loạn trương lực cổ là thể loạn trương lực khu trú khởi phát ở người lớn thường gặp nhất. Loạn
trương lực cổ gây ra sự tàn phế và ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực cổ thời điểm ban đầu và 8
tuần sau điều trị abobotulinum toxin dựa theo thang điểm CDIP-58.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp với đối tượng là
những bệnh nhân loạn trương lực cổ ≥ 18 tuổi được điều trị abobotulinum toxin và ký đồng ý tham gia nghiên
cứu. Các đối tượng tham gia sẽ được đánh giá điểm CDIP-58 trước và 8 tuần sau điều trị abobotulinum toxin. Số
liệu được phân tích theo phần mềm SPSS 20.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân loạn trương lực cổ với 24 nam và 26 nữ. 100% bệnh nhân có ảnh
hưởng chất lượng sống với điểm CDIP-58 toàn bộ là 163,66 ± 42,09; trong đó thấp nhất là ảnh hưởng giấc ngủ
(72%). Điểm CDIP-58 toàn bộ cải thiện 58,82 ± 39,95 điểm (tỉ lệ cải thiện là 36%) sau điều trị abobotulinum
toxin (p<0,001). Các phân nhóm CDIP-58 đều cải thiện sau điều trị abobotulinum toxin (p<0,001).
Kết luận: Loạn trương lực cổ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống của bệnh nhân và điều trị
abobotulinum toxin giúp cải thiện chất lượng sống của họ.
Từ khóa: loạn trương lực cổ, chất lượng sống, CDIP-58, abobotulinum toxin
ABSTRACT
IMPROVING THE QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH CERVICAL DYSTONIA
Tran Ngoc Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 161 - 165
Background: Cervical dystonia is the most common focal dystonia in adults. Cervical dystonia causes
disability and affects quality of life of the patients.
Objectives: To evaluate the quality of life of patients with cervical dystonia at the baseline and at week 8
after abobotulinum toxin treatment by The Cervical Dystonia Impact Profile (CDIP-58) scale.
Subjects and Methods: This was a non-interventional, observational study. Participating subjects were
cervical dystonia patients with 18 years-old or more treated with abobotulinum toxin and signed in consent form.
The participants were assessed with CDIP-58 scale at baseline and at week 8 after the treatment. Data were
analyzed with SPSS.20 software.
Results: The study included 50 cervical dystonia patients with 24 males and 26 females. 100% of the
patients may affect the quality of life and CDIP-58 total scores were 163.66 ± 42.09; the lowest of which was the
sleep disorder (72%). CDIP-58 total scores improved 58.82 ± 39.95 points (improvement rate of 36%) after
abobotulinum toxin injection (p <0.001). All CDIP-58 subscales were improved at week 8 after abobotulinum
toxin injection (p <0.001).
Conclusions: This study has shown that cervical dystonia significantly affects the quality of life of the
patients and treatment with abobotulinum toxin improves their quality of life.
Keywords: cervical dystonia, quality of life, CDIP-58, abobotulinum toxin
* Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Ngọc Tài ĐT: 0913190606 Email: taitranmd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 162
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loạn trương lực cổ là thể loạn trương lực
khu trú khởi phát ở người lớn thường gặp
nhất với đặc điểm là tình trạng co cơ không
chủ ý gây co rút hoặc xoắn vặn cổ, tạo tư thế
đầu bất thường(20). Tỉ lệ hiện mắc loạn trương
lực cổ ước tính khoảng 16,4/100000 dân(2).
Ngoài các triệu chứng vận động của loạn
trương lực cổ thường gặp như loạn trương lực
thể bất thường tư thế dai dẳng, thể run và thể
giật cơ, các triệu chứng không thuộc (ngoài)
vận động cũng thường gặp trong loạn trương
lực cổ như đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm
thần kinh(15). Cùng với các triệu chứng vận
động, các triệu chứng ngoài vận động cũng
góp phần gây ra sự tàn phế và ảnh hưởng chất
lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực
cổ(16). Trong vài thập niên gần đây, botulinum
toxin được xem là thuốc đầu tay được khuyến
cáo trong điều trị loạn trương lực cổ(1,19).
Abobotulinum toxin là một trong số các loại
botulinum toxin A phổ biến trên thị trường
Việt Nam hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho
thấy abobotulinum toxin có hiệu quả và an
toàn trên bệnh nhân loạn trương lực cổ(4,22).
Nghiên cứu cũng cho thấy, abobotulinum
toxin giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh
nhân loạn trương lực cổ(16).
Để đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân
loạn trương lực cổ, nhiều thang điểm đã từng
được sử dụng như thang điểm SF-36 Health
Survey(14), bảng câu hỏi CDQ-24 (Craniocervical
dystonia questionnaire)(17),và CDIP-58 (the
Cervical Dystonia Impact Profile)(7). Trong đó,
thang điểm CDIP-58 là một trong những thang
điểm khá chuyên biệt cho bệnh nhân loạn
trương lực cổ. Do đó, mục đích nghiên cứu của
chúng tôi nhằm đánh giá chất lượng sống của
bệnh nhân loạn trương lực cổ cũng như vai trò
của abobotulinum toxin trong việc cải thiện chất
lượng sống ở những bệnh nhân này dựa theo
thang điểm CDIP-58.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp
nhằm đánh giá chất lượng sống bệnh nhân loạn
trương lực cổ trước và 8 tuần sau điều trị
abobotulinum toxin. Đối tượng là những bệnh
nhân loạn trương lực cổ ≥ 18 tuổi được điều trị
abobotulinum toxin tại Bệnh viện Đại học y dược
TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2012 đến 30/6/2016 và
ký đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu là
một phần kết quả trong nghiên cứu “điều trị
loạn trương lực cổ bằng Abobotulinum toxin” đã
được hội đồng y đức Đại học y dược TP. Hồ Chí
Minh thông qua. Tiêu chuẩn loại trừ là những
bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc có ý định có
thai trong thời gian theo dõi; hoặc không có khả
năng theo dõi định kỳ theo hẹn.
Trong nghiên cứu này, các đặc điểm dân số
của bệnh nhân loạn trương lực được tóm tắt. Độ
nặng của loạn trương lực được đánh giá theo
phân nhóm độ nặng của thang điểm TWSTRS
(The Toronto Western Spasmodic Torticollis
Rating Scale) gồm 3 mức độ nhẹ (<10), vừa (10 –<
20), và nặng (≥20)(9). Chất lượng sống của bệnh
nhân loạn trương lực cổ được đánh giá dựa theo
thang điểm CDIP-58 (the Cervical Dystonia
Impact Profile). CDIP-58 là một thang điểm đánh
giá chất lượng sống chuyên biệt cho bệnh nhân
loạn trương lực cổ. Thang điểm này gồm 8 phân
nhóm (các triệu chứng bất thường ở đầu và cổ,
đau và các than phiền khó chịu, hoạt động chi
trên, đi lại, giấc ngủ, thay đổi tính cách, khí sắc,
và chức năng tâm lý xã hội), với mỗi phân nhóm
có độ nặng dao động từ 0-100(7). Điểm càng cao
cho thấy chất lượng sống càng kém. Các đối
tượng tham gia sẽ được đánh giá điểm CDIP-58
trước khi tiến hành điều trị abobotulinum toxin
và sau khi điều trị abobotulinum toxin 8 tuần.
Các số liệu được phân tích dựa theo phần
mềm SPSS phiên bản 20. Các biến định tính
được mô tả theo tỉ lệ và được so sánh bằng phép
kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm chính xác
Fisher. Các biến định lượng được mô tả theo
hằng số trung bình và được so sánh bằng phép
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 163
kiểm t-test cặp độc lập. Tất cả các test đều hai
chiều với mức ý nghĩa p< 0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu bao gồm 50 bệnh nhân loạn
trương lực cổ với 24 bệnh nhân nam và 26 bệnh
nhân nữ. Các đặc điểm lâm sàng và dân số học
được trình bày trong bảng 1. Tất cả bệnh nhân
đều tái khám để đánh giá điểm CDIP-58 sau 8
tuần điều trị. Đánh giá trước điều trị
abobotulinum toxin, 100% bệnh nhân có ảnh
hưởng chất lượng sống thể hiện trên thang điểm
CDIP-58 toàn bộ, trong đó 98% than phiền bất
thường tư thế đầu cổ; 96% bệnh nhân than phiền
đau và khó chịu ở cổ; 92% bệnh nhân ảnh hưởng
hoạt động chi trên; 86% ảnh hưởng đi lại; 72%
ảnh hưởng giấc ngủ; 98% thay đổi tính tình; 90%
thay đổi khí sắc; và 98% ảnh hưởng tâm lý xã
hội. Điểm CDIP-58 toàn bộ cải thiện 58,82 ± 39,95
điểm (từ 164 điểm giảm xuống còn 105 điểm; tỉ
lệ cải thiện là 36%) và sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Trong các phân nhóm của
thang điểm CDIP-58, cải thiện ít nhất là phân
nhóm giấc ngủ với tỉ lệ cải thiện là 30%, cải thiện
nhiều nhất là phân nhóm triệu chứng bất thường
đầu và cổ với tỉ lệ cải thiện là 41,5%. Tuy nhiên,
sự cải thiện của các phân nhóm CDIP-58 sau 8
tuần điều trị abobotulinum toxin đều có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị
(p<0,001) (bảng 2).
Bảng 1: Đặc điểm dân số học và lâm sàng loạn trương lực cổ.
Đặc tính Thông số (N=50)
Tuổi trung bình (năm)
Giới hạn tuổi (năm)
45,7 ± 13,60
18 –79
Giới (Nam/nữ) 48%/52%
Tuổi khởi bệnh (năm) 43,51 ± 21,71
Loạn trương lực cổ đơn thuần (%) 78
Loại loạn trương lực
Đơn giản (%) 16
Phức tạp (%) 84
Nghiêng 6
Ngữa 12
Xoay 82
Độ nặng loạn trương lực theo TWSTRS (điểm) 24,4 ± 3,45
Mức độ nhẹ (%) 0
Mức độ vừa (%) 24
Mức độ nặng (%) 76
Ảnh hưởng chức năng của loạn trương
lực cổ:
Mất khả năng lái xe (%) 66
Mất việc (%) 52
Bảng 2: Thang điểm CDIP-58 ban đầu và 8 tuần sau điều trị abobotulinum toxin.
Các phân nhóm CDIP-58 N
Thông số trước
điều trị
Thông số sau
điều trị
Sự khác biệt
trung bình
Khoảng tin cậy 95%
của sự khác biệt
Giá trị p
Các triệu chứng ở đầu và cổ 50 21,12 ± 4,86 12,4 ± 5,16 7,72 ± 4,98 6,31 – 9,13 < 0,001
Đau và các than phiền ở cổ vai 50 11,86 ± 4,71 7,66 ± 3,01 4,20 ± 4,53 2,91 – 5,48 < 0,001
Hoạt động chi trên 50 26,94 ± 10,15 17,16 ± 8,29 9,78 ± 7,91 7,53 – 12,03 < 0,001
Đi lại 50 22,26 ± 10,48 15,18 ± 7,64 7,48 ± 9,30 4,84 – 10,12 < 0,001
Giấc ngủ 50 9,32 ± 4,83 6,52 ± 3,62 2,80 ± 3,55 1,79 – 3,81 < 0,001
Sự khó chịu 50 21,48 ± 8,27 13,58 ± 6,06 7,90 ± 7,56 5,84 – 9,96 < 0,001
Khí sắc 50 16,48 ± 7,58 10,60 ± 4,95 5,88 ± 6,06 4,16 – 7,60 < 0,001
Chức năng tâm lý xã hội 50 35,30 ± 10,14 21,60 ± 11,06 13,70 ± 10,13 10,82 – 16,58 < 0,001
CDIP-58 toàn bộ 50 163,66 ± 42,09 104,84 ± 42,33 58,82 ± 39,95 47,46 – 70,18 < 0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 164
BÀN LUẬN
Loạn trương lực cổ ảnh hưởng đến chất
lượng sống của bệnh nhân đã được ghi nhận
trong nhiều nghiên cứu. Ngoài độ nặng của loạn
trương lực gây tàn phế cho người bệnh, các triệu
chứng ngoài vận động cũng đóng vai trò quan
trọng. Do đó, sử dụng một thang điểm đánh giá
chuyên biệt chất lượng sống cho bệnh nhân loạn
trương lực cổ, đánh giá ảnh hưởng của các triệu
chứng vận động và ngoài vận động của loạn
trương lực cổ lên chất lượng sống, cũng như
đánh giá hiệu quả của abobotulinum toxin đối
với chất lượng sống trên đối tượng bệnh nhân
này là cần thiết. Thang điểm CDIP-58 được xem
là nhạy hơn và chuyên biệt hơn đánh giá chất
lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực cổ so
với thang điểm SF-36 Health Survey cũng như
phân nhóm tàn phế và đau của thang điểm
TWSTRS(6). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
toàn bộ bệnh nhân đều ảnh hưởng đến chất
lượng sống dựa trên thang điểm CDIP-58 toàn
bộ. Điều này có lẽ chủ yếu liên quan đến độ
nặng của bệnh do trong nhóm bệnh nhân của
chúng tôi đều có điểm độ nặng TWSTRS từ
trung bình đến nặng (điểm độ nặng TWSTRS
trung bình 24,4 ± 3,45). Tuy nhiên, vai trò của các
triệu chứng ngoài vận động như đau, rối loạn
giấc ngủ cũng góp phần.
Abbotulinum toxin đã được ghi nhận là có
hiệu quả và an toàn trong điều trị loạn trương
lực cổ dựa vào các thang điểm đánh giá độ nặng
của loạn trương lực cổ trong các nghiên cứu
ngắn và dài hạn(22). Vai trò của abobotulinum
toxin trong việc cải thiện chất lượng sống của
bệnh nhân loạn trương lực cổ cũng được ghi
nhận. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
giống như của Picaut và cộng sự(18) đều cho thấy
hiệu quả này trên cả thang điểm CDIP-58 toàn
bộ cũng như từng phân nhóm; còn nghiên cứu
của Fabbri và cộng sự chỉ cho thấy botulinum
toxin A có hiệu quả trên điểm CDIP-58 toàn bộ,
phân nhóm triệu chứng bất thường đầu và cổ,
phân nhóm đau và triệu chứng khó chịu, và thay
đổi tính cách(11). Việc điều trị abobotulinum toxin
trong nghiên cứu của chúng tôi giúp cải thiện
chất lượng sống của bệnh nhân thêm 58,82 ±
39,95 điểm CDIP-58 toàn bộ (cải thiện thêm
khoảng 36% chất lượng sống của bệnh nhân theo
thang điểm CDIP-58) sau 8 tuần điều trị.
Trong các triệu chứng than phiền ngoài vận
động của bệnh nhân loạn trương lực cổ, đau là
một trong những triệu chứng thường gặp nhất,
và là yếu tố chính ảnh hưởng chất lượng sống
của bệnh nhân(5). Nghiên cứu chúng tôi cho thấy,
triệu chứng đau của loạn trương lực cổ trong
phân nhóm đau và các than phiền cổ vai của
thang điểm CDIP-58 cũng cải thiện sau 8 tuần
điều trị abobotulinum toxin. Điều này cũng được
ghi nhận trong nhiều nghiên cứu điều trị
botulinum toxin(8,12).
Rối loạn giấc ngủ từng được ghi nhận trong
các nghiên cứu về loạn trương lực(13) trong đó có
vài nghiên cứu về loạn trương lực cổ(10,15,21).
Chúng tôi ghi nhận 72% bệnh nhân loạn trương
lực cổ có rối loạn giấc ngủ, trong đó thường gặp
nhất là khó khởi đầu giấc ngủ. Nghiên cứu của
Avanzino và cộng sự cũng cho thấy tỉ lệ rối loạn
giấc ngủ tương tự (70%)(3), còn nghiên cứu của
Klingelhoefer và cộng sự cho tỉ lệ thấp hơn
(59,8%)(15). Loạn trương lực cổ tạo ra tư thế đầu
bất thường, đặc biệt một số động tác gây hoạt
hóa tư thế bất thường này, trong đó có động tác
nằm, điều đó có khả năng là một trong những
yếu tố gây khó khởi đầu giấc ngủ. Ngoài ra, rối
loạn giấc ngủ trong loạn trương lực cổ có thể do
nhiều yếu tố khác như yếu tố tâm thần kinh, do
đau, nhưng rối loạn giấc ngủ cũng có thể chính
là một triệu chứng ngoài vận động của loạn
trương lực. Điều trị abobotulinum toxin giúp cải
thiện giấc ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng như trong các nghiên cứu khác(18).
Nghiên cứu chúng tôi có một số hạn chế.
Đây là nghiên cứu quan sát, không có nhóm
chứng người khỏe mạnh cũng như nhóm chứng
điều trị giả dược nên khó so sánh sự khác biệt về
chất lượng sống cũng như hiệu quả của điều trị
abobotulinum toxin. Một hạn chế khác là cỡ mẩu
tương đối nhỏ so với các nghiên cứu khác nên
cần một nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 165
đầy đủ giá trị của thang điểm CDIP-58 đối với
chất lượng sống của bệnh nhân loạn trương lực
cổ người Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loạn
trương lực cổ ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng sống của bệnh nhân dựa theo thang điểm
đánh giá CDIP-58 và việc điều trị abobotulinum
toxin giúp cải thiện đáng kể chất lượng sống của
bệnh nhân loạn trương lực cổ. Ngoài thang điểm
TWSTRS thường được sử dụng, thang điểm
CDIP-58 cũng có giá trị đánh giá chất lượng sống
chuyên biệt cho bệnh nhân loạn trương lực cổ và
cũng nên được ứng dụng trong thực hành lâm
sàng tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albanese A, Asmus F, et al (2011). EFNS guidelines on
diagnosis and treatment of primary dystonias. Eur J Neurol, 18
(1): 5-18.
2. Albanese A, Bhatia K, et al (2013). Phenomenology and
classification of dystonia: a consensus update. Mov Disord, 28
(7): 863-873.
3. Avanzino L, Martino D, et al (2010). Quality of sleep in
primary focal dystonia: a case–control study. European Journal
of Neurology, 17 (4): 576-581.
4. Brans JWM, Lindeboom R, et al. (1996). Botulinurn toxin
versus trihexyphenidyl in cervical dystonia: A
prospective,randomized, double-blind controlled trial.
Neurology, 46: 1066-1072.
5. Camfield L, Ben-Shlomo Y, Warner TT (2002). Impact of
cervical dystonia on quality of life. Mov Disord, 17 (4): 838-841.
6. Cano SJ, Hobart JC, et al (2006).CDIP-58 can measure the
impact of botulinum toxin treatment in cervical dystonia.
Neurology, 67 (12): 2230-2232.
7. Cano SJ, Warner TT, et al (2004). Capturing the true burden of
dystonia on patients: the Cervical Dystonia Impact Profile
(CDIP-58). Neurology, 63 (9): 1629-1633.
8. Charles PD, Adler CH, et al (2014). Cervical dystonia and
pain: characteristics and treatment patterns from CD PROBE
(Cervical Dystonia Patient Registry for Observation of
OnabotulinumtoxinA Efficacy). Journal of Neurology, 261 (7):
1309-1319.
9. Comella CL, Stebbins GT, Goetz CG, Chmura TA, Bressman
SB, Lang AE (1997). Teaching tape for the motor section of the
Toronto Western Spasmodic Torticollis Scale. Mov Disord, 12
(4): 570-575.
10. Eichenseer SR, Stebbins GT, Comella CL (2014). Beyond a
motor disorder: A prospective evaluation of sleep quality in
cervical dystonia.Parkinsonism & Related Disorders, 20 (4): 405-
408.
11. Fabbri M, Superbo M, Defazio G, Scaglione CLM, Antelmi E,
Basini G, et al (2014). Quality of life in patients with
craniocervical dystonia: Italian validation of the “Cervical
Dystonia Impact Profile (CDIP-58)” and the “Craniocervical
Dystonia Questionnaire (CDQ-24)”. Neurological Sciences, 35
(7): 1053-1058.
12. Hefter H, Benecke R, Erbguth F, Jost W, Reichel G, Wissel J
(2013). An open-label cohort study of the improvement of
quality of life and pain in de novo cervical dystonia patients
after injections with 500 U botulinum toxin A (Dysport). BMJ
Open, 3 (4).
13. Hertenstein E, Tang NK, Bernstein CJ, Nissen C, Underwood
MR, Sandhu HK (2016). Sleep in patients with primary
dystonia: A systematic review on the state of research and
perspectives. Sleep Med Rev, 26: 95-107.
14. Jen M-H, Kurth H, et al (2014). Improvement of SF-36 scores
in cervical dystonia patients—Is there a treatment effect when
evaluating subscales?. Basal Ganglia, 4(2): 75-80.
15. Klingelhoefer L, et al (2014). Nonmotor symptoms and focal
cervical dystonia: Observations from 102 patients. Basal
Ganglia, 4 (3–4): 117-120.
16. Mordin M, Masaquel C, Abbott C, Copley-Merriman C
(2014). Factors affecting the health-related quality of life of
patients with cervical dystonia and impact of treatment with
abobotulinumtoxinA (Dysport): results from a randomised,
double-blind, placebo-controlled study. BMJ Open, 4(10):
e005150.
17. Muller J, Wissel J, et al (2004). Craniocervical dystonia
questionnaire (CDQ-24): development and validation of a
disease-specific quality of life instrument.J Neurol Neurosurg
Psychiatry, 75 (5): 749-753.
18. Picaut P, Poewe W, Vohanka S, Ilkowski J (2014). No. 127
Dysport® AbobotulinumtoxinA Improves Disease-Specific
Quality of Life in Cervical Dystonia Patients as Measured by
Patient-Reported Outcomes in a Phase III Randomized
Double-Blind Placebo-Controlled Trial. PM&R, 6(8,
Supplement 2): S121.
19. Simpson DM, Blitzer A, et al (2008). Assessment: Botulinum
neurotoxin for the treatment of movement disorders (an
evidence-based review): report of the Therapeutics and
Technology Assessment Subcommittee of the American
Academy of Neurology. Neurology, 70 (19): 1699-1706.
20. Stacy M (2008). Epidemiology, clinical presentation, and
diagnosis of cervical dystonia. Neurologic Clinics, 26: 23-42.
21. Trotti LM, Esper CD, Feustel PJ, Bliwise DL, Factor SA (2009).
Excessive daytime sleepiness in cervical dystonia.
Parkinsonism Relat Disord, 15 (10): 784-786.
22. Truong D, Brodsky M, et al (2010). Long-term efficacy and
safety of botulinum toxin type A (Dysport) in cervical
dystonia. Parkinsonism Relat Disord, 16 (5): 316-323.
23. Truong D, Duane DD, et al (2005). Efficacy and safety of
botulinum type A toxin (Dysport) in cervical dystonia: results
of the first US randomized, double-blind, placebo-controlled
study. Mov Disord, 20 (7): 783-791.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_song_cua_benh_nhanloan_truong_luc_co.pdf