Tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Bế Trung Anh: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 17/1/2018; Ngày phản biện: 24/1/2018; Ngày duyệt đăng: 27/2/2018
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: betrunganh@cema.gov.vn
(2) Học viện Dân tộc, e-mail: phamthikimcuong@cema.gov.vn
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Bế Trung Anh(1)
Phạm Thị Kim Cương(2)
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, diện mạo của vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã có những thay đổi đáng kể. Các chính sách đối với vùng
dân tộc thiểu số và miền núi đã triển khai có hiệu quả góp phần giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo,
phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn
định. Sau nhiều thập niên tập trung vào phát triển tổng thể nguồn nhân lực theo diện rộng, đến nay
trình độ dân trí của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được nâng lên. Về cơ bản, chúng ta đã thực
hiện thà...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Bế Trung Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 17/1/2018; Ngày phản biện: 24/1/2018; Ngày duyệt đăng: 27/2/2018
(1) Học viện Dân tộc, e-mail: betrunganh@cema.gov.vn
(2) Học viện Dân tộc, e-mail: phamthikimcuong@cema.gov.vn
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Bế Trung Anh(1)
Phạm Thị Kim Cương(2)
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, diện mạo của vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã có những thay đổi đáng kể. Các chính sách đối với vùng
dân tộc thiểu số và miền núi đã triển khai có hiệu quả góp phần giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo,
phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn
định. Sau nhiều thập niên tập trung vào phát triển tổng thể nguồn nhân lực theo diện rộng, đến nay
trình độ dân trí của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được nâng lên. Về cơ bản, chúng ta đã thực
hiện thành công trong việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào
tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay
nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động cũng được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học - công
nghệ trong nước đã có những bước phát triển đáng kể... Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn quốc,
trình độ khoa học – công nghệ vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, chất lượng nguồn nhân
lực khoa họ - công nghệ vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; vùng dân tộc và miền núi.
1. Nhân lực khoa học và công nghệ vùng dân
tộc thiểu số và miền núi
Khi xem nguồn nhân lực là tổng thể tất cả những
tiềm năng và năng lực của con người được huy động
vào quá trình lao động sản xuất, là nguồn lực chủ
yếu để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của một
quốc gia, nguồn nhân lực được xem xét, nghiên cứu
ở hai phương diện chính là số lượng và chất lượng.
Số lượng của nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng
lao động xã hội của một quốc gia, địa phương. Chất
lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở năng lực thể
chất, tinh thần, trình độ tri thức, năng lực thực tế, kỹ
năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tác phong
lao động đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình
sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần thúc đẩy sự
phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh những
yêu cầu cần thiết mà nguồn nhân lực cần phải đạt
được để thực hiện phát triển kinh tế nhanh, hiệu
quả, bền vững.
Theo UNESCO và OECD, “Nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ” (Human resources for
science and technology) của một quốc gia/vùng
lãnh thổ bao gồm toàn bộ những người có trình
độ từ cao đẳng/đại học trở lên (tương ứng với bậc
đào tạo thứ III theo phân loại quốc tế về giáo dục
và đào tạo) trong một lĩnh vực khoa học và công
nghệ (KH&CN) và những người tuy chưa qua đào
tạo chính quy như trên, nhưng làm một nghề thuộc
chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương
đương cao đẳng, đại học trở lên. Như vậy, “Nguồn
nhân lực KH&CN” chỉ xem xét về trình độ mà
không xem xét đến nghề nghiệp và hoạt động (có
hoạt động trong lĩnh vực KH&CN hay không).
Để tính toán và phân tích nguồn nhân lực
KH&CN, UNESCO phân nguồn nhân lực KH&CN
như sau:
Nguồn nhân lực KH&CN = Tổng nhân lực có trình độ cao đẳng/
đại học trở lên
Trong đó có: Nhân lực có trình độ cao đẳng/đại học trở lên
đang làm việc
Trong đó có: Nhân lực KH&CN
Trong đó có: Nhân lực NC&PT
Theo quan niệm trên thì nhân lực khoa học và
công nghệ ở nước ta gồm 5 thành phần chủ yếu sau
đây:
(1) Viên chức làm công tác nghiên cứu khoa học
(giữ các chức danh khoa học như trợ lý nghiên cứu,
nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu
viên cao cấp), làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập (học viện, viện nghiên cứu, trường đại
học);
(2) Viên chức giữ các chức danh công nghệ (kỹ
thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp) làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
53Số 21 - Tháng 3 năm 2018
nghiệp khoa học và công nghệ.
(3) Cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ ở cấp Trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện có tham gia hoặc chỉ đạo công
việc nghiên cứu phục vụ việc hoạch định các quyết
sách, quyết định quan trọng về khoa học và công
nghệ trong thẩm quyền của mình.
(4) Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các
chuyên gia nước ngoài làm việc trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ tại Việt Nam.
(5) Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu
thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến cải tiến, ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.
Hệ thống số liệu về nhân lực KH&CN chính
thức của nước ta hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc
thống kê những người có trình độ từ cao đẳng, đại
học trở lên. Theo thống kê của Bộ KH&CN đến
cuối năm 2014, Việt Nam có 164.744 người tham
gia hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong đó,
trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 128.997 người
(gồm 12.261 tiến sỹ, 45.223 thạc sỹ, 66.684 đại học
và 4.829 cao đẳng), cán bộ kỹ thuật là 12.799 người,
cán bộ hỗ trợ là 15.149 người và làm các chức năng
khác là 7.799 người. Nhìn vào những con số thống
kê trên có thể thấy đội ngũ nhân lực KH&CN của
Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, đóng góp quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo hiệu quả và bền vững ở vùng dân tộc thiểu
số và miền núi, một trong những lĩnh vực mang tính
đột phá là phát triển nguồn nhân lực trong đó có
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Bởi nguồn
nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi được
xem là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối
với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011
- 2020, đã xác định một trong ba đột phá chiến lược
để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại là: Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển
nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng xác định, một trong các mục tiêu, nhiệm vụ
tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016-
2020 là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Chú
trọng giáo dục đào tạo vùng khó khăn và đồng bào
dân tộc thiểu số”1.
Cụ thể hoá chủ trương của Đảng về chiến lược
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.228,
295, 296.
phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ đã có nhiều
chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu
số: Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống các
trường phổ thông dân tộc nội trú; Chính sách cử
tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về
cán bộ là người dân tộc thiểu số tại địa phương;
Chính sách ưu tiên điểm đối với học sinh thi đại
học, cao đẳng; Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg;
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
nghèo... Ngoài ra, còn có các dự án như: Dự án
thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ
tịch xã tại 62 huyện nghèo trong cả nước theo Nghị
quyết 30a; Đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về các
xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn
2013 - 2020; Kết luận số 86-KL/TW ngày 24 - 01-
2014 của Bộ Chính trị về Chính sách thu hút, tạo
nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các
cán bộ khoa học trẻ về công tác ở vùng dân tộc thiểu
số và miền núi
2. Chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công
nghệ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước
ta hiện nay
Với chủ trương “Đẩy mạnh việc huy động các
nguồn lực cho thực hiện Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi
và vùng sâu, vùng xa Phát triển sản xuất, đẩy
mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số, làm đổi thay rõ rệt bộ
mặt kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi”2. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta
đã tập trung đầu tư cho vùng DTTS&MN thông qua
các chương trình như: Chương trình 134, Chương
trình 135, Nghị quyết 30a, Chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững; trong đó có phát triển
nguồn nhân lực khoa học, công nghệ. Nhờ thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước nên diện mạo của vùng dân tộc thiểu số và
miền núi đã có những thay đổi đáng kể, góp phần
giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh
tế - xã hội, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh
chính trị theo đó cũng ngày càng ổn định...
Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo ở một
số địa phương còn chưa bền vững và không đồng
đều giữa các vùng, các nhóm dân cư. Xu hướng
phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm dân cư ngày
càng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng đồng bào
DTTS tại địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn
giảm chậm. Mức độ tiếp cận các chính sách, dự án
giảm nghèo của các hộ nghèo DTTS sinh sống ở
vùng cao, vùng sâu như La Hủ, Si La, Mảng, Cống,
Kháng, Khơ Mú, Nùng, Dao, Mông... còn quá thấp.
Trình độ khoa học – công nghệ và chất lượng của
2. Quyết định số 122/20013/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
khóa IX về Công tác dân tộc. Hà Nội.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
54 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
lực lượng lao động vùng DTTS&MN còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong
giai đoạn tới.
Theo kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tỷ trọng người dân tộc thiểu số
có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chia theo dân tộc, thời điểm 01/8/2015 là rất thấp. Một số dân
tộc có tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi có trình độ cao đẳng, đại học trở lên rất cao như dân tộc Tày, Ngái,
Hoa, Mường, Chăm, Pu Péo, Bố Y bên cạnh đó, các dân tộc như Rơ Măm, Mảng chưa có người trên 15
tuổi có việc làm được đào tạo Cao đẳng và đại học trở lên.
Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi
có trình độ đại học và trên đại học mới đạt 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1%, thấp
hơn 4 lần so với toàn quốc”3. Như vậy, số lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở vùng dân tộc
và miền núi còn rất thấp so với cả nước. Bên cạnh đó, sự phân bố lực lượng lao động mất cân đối giữa các
ngành, các khu vực giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế đã gây ra hậu quả xấu cho quá trình phát
triển, càng làm sâu sắc thêm sự chênh lệch và phát triển giữa các vùng, các ngành.
Nhân lực nghiên cứu và phát triển theo khu vực hoạt động và vị trí hoạt động
Khu vực hoạt động Tổng số Tỷ lệ (%)
Vị trí hoạt động
Cán bộ
nghiên cứu
Cán bộ kỹ
thuật
Cán bộ
hỗ trợ
Khác
Tổng số nhân lực NC&PT theo
khu vực và vị trí hoạt động
164.744 100 128.997 12.799 15.149 7.799
Tổ chức NC&PT 37.481 22,8 29.820 1.895 3.852 1.914
Trường đại học 74.217 45,0 63.435 2.524 6.131 2.127
Cơ quan hành chính 10.926 6,6 8.460 987 979 500
Đơn vị sự nghiệp khác 11.989 7,3 7.495 2.580 1.386 528
Doanh nghiệp 28.708 17,4 18.553 4.745 2.705 2.705
Phi lợi nhuận 1.423 0,9 1.234 68 96 25
Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT 2014 và Điều tra doanh nghiệp 2014.
Vùng miền núi đã có 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
Đến nay, theo kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, có tổng cộng 3% số lao
động người dân tộc thiểu số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng nhân lực KH&CN phân bố không
đều, tập trung ở các viện nghiên cứu, trường đại học và các thành phố lớn. Vì thế nhân lực KH&CN ở các
vùng sâu và vùng khó khăn trở nên hiếm hoi chưa kể đến những nhân lực chất lượng cao. Chính vì điều đó
dẫn đến hệ quả là không có cán bộ KH&CN đảm nhận nhiệm vụ KH&CN ở các địa bàn xa xôi, miền núi
Cơ sở giáo dục đại học theo vùng địa lý
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015, Hà Nội.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
55Số 21 - Tháng 3 năm 2018
Vùng
Tổ chức dịch vụ
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Hà Nội 55 16,22
2. TP. Hồ Chí Minh 38 11,21
3. Đồng bằng sông Hồng (không
tính Hà Nội) 40 11,80
4. Trung du và miền núi phía Bắc 71 20,94
5. Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung 60 17,70
6. Tây Nguyên 13 3,83
7. Đông Nam Bộ (không tính TP.
Hồ Chí Minh) 22 6,49
8. Đồng bằng sông Cửu Long (Tây
Nam Bộ) 40 11,80
Toàn bộ 339 100
Nguồn: Điều tra tiềm lực của các tổ chức
khoa học và công nghệ, năm 2014.
Phân bố các cơ sở giáo dục đại học theo vùng
địa lý
Hiện tượng chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra
trong thời gian qua. Rất nhiều người sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ở đã
không trở về địa phương làm việc mà xin chuyển
đi những vùng, địa phương khác có nhiều điều kiện
phát triển hơn. Vì thế đội ngũ kế cận các nhà khoa
học giỏi trong các viện nghiên cứu, trường đại học
ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng và các thiếu các
nhà khoa học đầu ngành.
Tổ chức nghiên cứu và phát triển theo vùng địa lý
Vùng
Tổ chức NC&PT
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Hà Nội 262 51,9
2. TP. Hồ Chí Minh 90 17,8
3. Đồng bằng sông Hồng (không
tính Hà Nội) 24 4,7
4. Trung du miền núi phía Bắc 34 6,7
5. Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 46 9,1
6. Tây Nguyên 14 2,8
7. Đông Nam Bộ (không tính TP.
Hồ Chí Minh) 18 3,5
8. Đồng bằng sông Cửu Long 23 4,5
Toàn bộ 505 100
Nguồn: Điều tra tiềm lực của các tổ chức
khoa học và công nghệ, năm 2014.
Phân bố các tổ chức NC&PT theo vùng địa lý
Tại các Uỷ ban nhân dân huyện cán bộ phụ trách
KH&CN thường chỉ là cán bộ kiêm nhiệm, có địa
phương thì bố trí cán bộ ở phòng Nông nghiệp, có
địa phương lại bố trí cán bộ phòng Công thương,
thậm có địa phương bố trí cán bộ phòng Kinh tế. Sự
gắn kết, hợp tác giữa các nhà khoa học còn yếu là
thực trạng khá phổ biến.
Các chương trình khoa học công nghệ lớn được
triển khai ở các địa phương chủ yếu do các chuyên
gia ở trung ương hoặc các trung tâm khoa học công
nghệ lớn chủ trì. Cán bộ làm công tác khoa học công
nghệ ở địa phương chủ yếu là thành viên tham gia.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do chưa
đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực
KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
vì sự nghiệp phát triển của các dân tộc. Thiếu quy
hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao
ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, đặc biệt là cán bộ
KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN là người dân
tộc thiểu số.
Chính sách tiền lương cho người làm KH&CN
chưa thỏa đáng. Điều này là nguyên nhân quan
trọng làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám”
trong các tổ chức KH&CN công lập gia tăng nhanh.
Không có các chính sách cụ thể để thu hút nguồn
nhân lực KH&CN ở vùng dân tộc thiểu số và miền
núi. Mọi chủ trương chính sách mới chỉ là dừng ở
mức khuyến khích về tinh thần, không có các điểu
kiện vật chất để thực hiện.
3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân
lực khoa học, công nghệ vùng dân tộc thiểu số và
miền núi hiện nay
Một là, đẩy mạnh chiến lược phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam nói chung, vùng dân tộc thiểu
số và miền núi nói riêng thời kỳ 2011-2020 và định
hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 52/NQ-CPg
ngày 15/6/2016 của Chính phủ. Trong đó, chú trọng
phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
cho vùng DTTS&MN, tập trung “Nâng cao, phát
triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề
nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các dân tộc
thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước
thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc
gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị
trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội
ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu
số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo
đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
56 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
dân tộc thiểu số và miền núi”4.
Đồng thời, các địa phương cần có những cơ chế,
chính sách sử dụng nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ để thu hút được nhân tài, tránh tình trạng
“chảy máu chất xám” như hiện nay, đặc biệt là nhân
lực công tác ở vùng DTTS&MN.
Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo
hướng làm cho mọi người, đặc biệt là đồng bào
vùng DTTS&MN thấy được tầm quan trọng của
phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, Ủy ban Dân tộc chủ trì và phối hợp với các
Bộ, ngành xây dựng đề án, dự án phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS&MN, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH-HĐH) đất nước trong thời gian tới.
Ðó sẽ là đội ngũ nhân lực có khả năng đặt ra các vấn
đề và nhiệm vụ KH&CN, làm các tổng công trình
sư có đủ năng lực thiết kế và chỉ đạo thực hiện hiệu
quả các nhiệm vụ KH&CN lớn phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
các nhóm nghiên cứu liên ngành trong thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN và đặc biệt cần nâng cấp ngay
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý KH&CN vùng
dân tộc thiểu số và miền núi.
Ba là, các địa phương vùng DTTS&MN cần dự
báo nhu cầu nguồn nhân lực; rà soát, bổ sung, điều
chỉnh quy hoạch phát triển nguồn nhân lực từ nay
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Thực
hiện các chương trình, biện pháp, chính sách quản
trị nguồn nhân lực đồng bộ (chế độ lương bổng, đãi
ngộ, cơ hội thăng tiến) để thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao trong đó có nhân lực khoa học và
công nghệ về công tác tại địa phương vùng dân tộc
thiểu số và miền núi.
Các doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp và
4. Nghị quyết số 52/NQ-CPg ngày 15/6/2016 của Chính phủ về Đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số 2016 – 2010,
định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
gián tiếp trong quá trình khai thác, phát triển kinh
tế - xã hội vùng DTTS&MN cần có trách nhiệm hỗ
trợ kinh phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN.
Bốn là, xây dựng, thực hiện các chính sách đặc
biệt để thu hút và sử dụng kịp thời lực lượng KH&CN
hiện có ở vùng dân tộc và miền núi. Các chính sách
này sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả, ít tốn kém
tiền bạc và thời gian, đảm bảo thực thi các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ vùng dân tộc và miền núi.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Thống kê
giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015, Hà Nội;
[2] Bộ Khoa học & Công nghệ, (2015), Khoa
học & Công nghệ Việt Nam 2014, NXB. Khoa học
và Kỹ thuật;
[3] Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết
định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 của Thủ
tướng Chính phủ), 2012;
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
[5] Nghị quyết số 52/NQ-CPg ngày 15/6/2016
của Chính phủ về Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân
lực các dân tộc thiểu số 2016 – 2010, định hướng
đến năm 2030, Hà Nội;
[6] Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân
(2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội 2005;
[7] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ;
[8]. Quyết định số 122/20013/QĐ-TTg ngày
12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX về Công tác dân tộc.
QUALITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUMAN RESOURCES
IN ETHNIC MINORITY AND MOUNTAINOUS AREAS
Be Trung Anh
Pham Thi Kim Cuong
Abstract: In the past years, with the development of the whole country, the appearance of ethnic
minority and mountainous areas(DTTS&MN)has been significant changes. Policies for ethnic minority
and mountainous areas have been effectively implemented, contributing to hunger eradication and poverty
alleviation, socio-economic development and life stabilization; the political security situation has also
become more stable. After decades of focusing on the overall development of human resources in a wide
area, the educational level of ethnic minority and mountainous areas has been raised. Basically, we have
succeeded in eradicating illiteracy, popularizing primary and secondary education; the scale of training of
universities, colleges, vocational schools and technical schools continued to increase at a high rate; the
level of skills, technical expertise of labor is also raised; the potential and level of science and technology
in the country have been remarkably developed... However, compared to the national level, the level of
science and technology of ethnic minority and mountainous areas in general, the quality of science and
technology human resources in ethnic minority and mountainous areas in particular is low; do not meet the
development requirements of the country in the coming period.
Keywords: Human resources; science and technology; ethnic minority and mountainous areas.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 147_646_1_pb_2174_2151964.pdf