Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone: Mô tả tại một thời điểm

Tài liệu Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone: Mô tả tại một thời điểm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 150 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE: MÔ TẢ TẠI MỘT THỜI ĐIỂM Ngô Lê Quế Trâm*, Lê Huy Thành**, Lê Minh Thuận** TÓM TẮT Bối cảnh: Chất lượng giấc ngủ là sự hài lòng của một người sau khi trải qua giấc ngủ, được đánh giá qua nhiều khía cạnh như việc bắt đầu ngủ, duy trì giấc ngủ, thời gian ngủ và tình trạng sức khỏe khi thức giấc. Chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, sức khỏe về thể chất và tinh thần không được hồi phục. Đối với bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sức khỏe và tình trạng tái sử dụng chất. Mục đích: Xác định tỉ lệ bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Long An có chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Mô tả tại một thời...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone: Mô tả tại một thời điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 150 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE: MÔ TẢ TẠI MỘT THỜI ĐIỂM Ngô Lê Quế Trâm*, Lê Huy Thành**, Lê Minh Thuận** TÓM TẮT Bối cảnh: Chất lượng giấc ngủ là sự hài lòng của một người sau khi trải qua giấc ngủ, được đánh giá qua nhiều khía cạnh như việc bắt đầu ngủ, duy trì giấc ngủ, thời gian ngủ và tình trạng sức khỏe khi thức giấc. Chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, sức khỏe về thể chất và tinh thần không được hồi phục. Đối với bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sức khỏe và tình trạng tái sử dụng chất. Mục đích: Xác định tỉ lệ bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Long An có chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Mô tả tại một thời điểm, trên 188 bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Long An năm 2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu tỉ lệ theo cụm và lấy mẫu bằng phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn. Chất lượng giấc ngủ, stress, trầm cảm, lo âu và mức độ nghiện thuốc lá của bệnh nhân được xác định dựa vào thang đo PSQI, DASS-21 và Fagerstrom. Kết quả: Trong vòng 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém là 40,4% dao động trong khoảng tin cậy 95% từ 33,4% đến 47,4%. Trong mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy bệnh nhân có liều Methadone (>100 mg/ngày), bị lo âu và có mức độ nghiện thuốc lá vừa/nặng có nhiều khả năng có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhưng thấp hơn so với các nghiên cứu khác (40,4%). Từ kết quả nghiên cứu, các cơ sở điều trị Methadone cần chú trọng việc đánh giá CLGN của bệnh nhân khi bắt đầu tham gia chương trình và trong suốt quá trình điều trị. Từ khóa: chất lượng giấc ngủ, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. ABSTRACT SLEEP QUALITY AMONG PATIENT ON METHADONE MAINTENANCE THERAPY CROSS SECTIONAL STUDY Ngo Le Que Tram, Le Huy Thanh, Le Minh Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 150 - 158 Background: Sleep quality is the satisfaction of the patient after sleep, which is assessed through several aspects such as sleep initiation, sleep maintenance, sleep quantity, and refreshment upon awakening. Sleep quality will make people feel tired, sleepy, physically and mentally unstable. For opiate addicts, sleep greatly affects the recovery process and reuse. Objectives: Determining the incidence of methadone maintenance treatment patient in Long An province has poor sleep quality and related factors. *CN Y tế công cộng 2013-2017, **Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: CN Ngô Lê Quế Trâm ĐT: 0939803747 Email: ngolequetram@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 151 Methods: A cross-sectional study, in 188 methadone maintenance treatment patient in Long An province in 2017. The study utilized clonal sampling and sampling using face-to-face interviews based on a set of questionnaires. Sleep quality, stress, depression, anxiety, and smoking dependence were determined using PSQI, DASS-21 and Fagerstrom scales. Results: In the 1 month before the study, the percentage of patients with poor sleep quality was 40.4% (95% CI: 33.4% to 47.4%). In the multiple logistic regression model, patients with a methadone dose (>100 mg/day), anxiety, and moderate/severe cigarette smoking were more likely to have poorer sleep quality. Conclusions: The percentage of patients with poor sleep quality in our study was high but lower than in other studies (40.4%). Based on the results of the study, methadone treatment facilities need to focus on assessing the quality of sleep of patients at the beginning of the program and throughout the course of treatment. Key words: Sleep quality, Methadone maintenance therapy. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng giấc ngủ (CLGN) là sự hài lòng của một người sau khi trải qua giấc ngủ, được đánh giá qua nhiều khía cạnh như việc bắt đầu ngủ, duy trì giấc ngủ, thời gian ngủ và tình trạng sức khỏe khi thức giấc(6). Chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm người ta cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, sức khỏe về thể chất và tinh thần không được hồi phục. Đối với bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sức khỏe và tình trạng tái sử dụng chất(4,5,13). Sử dụng chất ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sử dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Người nghiện thường gặp những vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, HIV, viêm gan C, viêm gan B hay một số vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress, trầm cảm, lo âu(15). Tháng 6/2016 tại tỉnh Long An có 1.148 người nghiện ma túy được quản lý. Trong đó, có 721 người đang điều trị Methadone trên toàn tỉnh. Hiện tỉnh đã thành lập được 4 cơ sở điều trị Methadone với 2 cơ sở đầu tiên được thành lập từ tháng 9 năm 2013 ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An và Bệnh viện đa khoa khu vực (BVĐK KV) Hậu Nghĩa. Hai cơ sở còn lại ở BVĐK KV Cần Giuộc và Trung tâm y tế (TTYT) huyện Bến Lức. Để thuận tiện cho việc tham gia điều trị của bệnh nhân thì tỉnh đang tiến hành mở rộng chương trình. Mặc dù, tỉnh cũng đã tiến hành một số nghiên cứu để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị của chương trình(7, 8) tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào được thực hiện ở đây để đánh giá tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân trên toàn tỉnh. Chính vì những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng metahdone tại tỉnh Long An”. Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone có chất lượng giấc ngủ kém là bao nhiêu? Có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ kém của bệnh nhân với các yếu tố (1) đặc điểm về dân số - kinh tế - xã hội; (2) tình trạng sử dụng các chất gây nghiện; (3) tình trạng sức khỏe tâm thần; (4) quá trình điều trị Methadone hay không? PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả tại một thời điểm tại 4 cơ sở điều trị Methadone tỉnh Long An năm 2017. Đối tượng – Cỡ mẫu Bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ở tỉnh trên 3 tháng và đang ở giai đoạn duy trì trong thời gian lấy mẫu. Chọn α = 0,05 (xác xuất sai lầm loại I), d = 0,07 (sai số biên cần ước lượng), Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 152 chọn p = 0,602 (trị số mong muốn của tỉ lệ) do tương đồng về mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu(14). Cỡ mẫu n 188 (bệnh nhân). Sử dụng phương pháp lấy mẫu tỉ lệ theo cụm trên tổng số 608 bệnh nhân đang điều trị tại 4 cơ sở, sau khi loại những đối tượng không thỏa tiêu chí chọn mẫu chúng tôi có 553 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu. Dựa vào cỡ mẫu của nghiên cứu và số bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu tại mỗi cơ sở chúng tôi có số bệnh nhân cần lấy tại mỗi cơ sở. Sau đó, chúng tôi lấy mẫu thuận tiện cho tới khi đủ số mẫu tại mỗi cơ sở. Để tránh trùng lắp vào những ngày sau các đối tượng sẽ được đối chiếu số thẻ với danh sách bệnh nhân. Tiêu chí chọn vào Những bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám Methadone trên 3 tháng đã vào giai đoạn duy trì trong thời gian thực hiện và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra: Những bệnh nhân không đủ khả năng trả lời phỏng vấn như bị các khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ như câm, điếc, nói ngọng hoặc không tỉnh táo lúc trả lời phỏng vấn. Thang đo Chất lượng giấc ngủ, stress, trầm cảm, lo âu và mức độ nghiện thuốc lá của bệnh nhân được xác định dựa vào thang đo PSQI, DASS- 21 và Fagerstrom. Thang đo PSQI dùng để đo lường chất lượng giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ xảy ra trong vòng 1 tháng gần nhất được phát triển bởi Daniel J. Buysse và cộng sự (1989). Thang đo bao gồm 19 mục với 7 thành phần tổng điểm của thang đo sẽ dao động từ 0 đến 21 điểm. Trong đó, tổng điểm của thang đo PSQI ≤ 5 tương ứng với chất lượng giấc ngủ bình thường và PSQI > 5 tương ứng với chất lượng giấc ngủ kém với độ nhạy 89,6% và độ đặc hiệu 86,5%(2). Phân tích toán thống kê Dữ liệu được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm Epidata. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13.0; R 3.1.1. Sử dụng kiểm định chi bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher (nếu trên 20% tổng số các ô vọng trị <5 hoặc có ô vọng trị nhỏ hơn 1) để tìm liên quan giữa CLGN với các yếu tố. Mối liên quan được ước lượng bằng tỉ số số chênh OR với KTC 95%. Dùng mô hình hồi quy đa biến logistic để khử nhiễu. Sử dụng các Package meta và metafor để phân tích tổng hợp (Meta – analysis). KẾT QUẢ Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân Bảng 1. Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân đang điều trị Methadone (n=188) Chất lượng giấc ngủ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Khoảng tin cậy 95% Kém 76 40,4 33,4 – 47,4 Bình thường 112 59,6 52,6 – 66,6 Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ Bảng 2. Mối liên quan giữa CLGN với các đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội (n=188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường(%) Tuổi < 30 tuổi 32 (36,4) 56 (63,6) 1 ≥ 30 tuổi 44 (44,0) 56 (56,0) 0,287 1,38 (0,73–2,58) Giới tính Nữ 3 (60) 2 (40) 1 Nam 73 (39,9) 110 (60,1) 0,395* 0,44 (0,04–3,98) Trình độ học vấn Dưới THCS 17 (48,6) 18 (51,4) - 1 THCS 40 (39,6) 61 (60,4) 0,355 0,69 (0,32–1,50) THPT trở lên 19 (36,5) 33 (63,5) 0,265 0,61 (0,26–1,46) Tình trạng hôn nhân Độc thân 30 (34,1) 58 (65,9) - 1 Có vợ/chồng/bạn tình 44 (48,9) 46 (51,1) 0,046 1,85 (1,01–3,38) Ly hôn/ly thân 2 (20) 8 (80) 0,376 0,48 (0,10–2,42) Tình trạng công việc Có 51 (39,8) 77 (60,2) 1 Không 25 (41,7) 35 (58,3) 0,812 1,08 (0,55–2,10) Sự hỗ trợ Có 13 (39,4) 20 (60,6) 1 Không 63 (40,7) 92 (59,4) 0,894 1,05 (0,46–2,48) Tình trạng kinh tế (n=168) Khó khăn 30 (36,1) 53 (63,9) 1 Khá giả 39 (45,9) 46 (54,1) 0,200 1,50 (0,77–2,92) * Kiểm định chính xác Fisher Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 153 Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với các yếu tố như nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng công việc, sự hỗ trợ và tình trạng kinh tế của bệnh nhân (p > 0,05). Bảng 3. Mối liên quan giữa CLGN với tình trạng sử dụng các chất gây nghiện (n=188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường (%) Thời gian sử dụng Heroin < 5 năm 30 (38,5) 48 (61,5) - 1 5 - 10 năm 31 (40,3) 46 (59,7) 0,819 1,08 (0,57–2,05) > 10 năm 15 (45,5) 18 (54,6) 0,493 1,33 (0,59–3,04) Số loại chất gây nghiện từng sử dụng 1 loại 2 (28,6) 5 (71,4) -* 1 2 loại 41 (36,6) 71 (63,4) 0,669 1,44 (0,27–7,78) ≥ 3 loại 33 (47,8) 36 (52,2) 0,341 2,29 (0,42-12,63) Hiện còn sử dụng Heroin Có 4 (44,4) 5 (55,6) 1 Không 72 (40,2) 107 (59,8) 1,000* 0,84 (0,17–4,39) Số loại chất gây nghiện hiện đang sử dụng ≤ 1 loại 58 (39,2) 90 (60,8) 1 ≥ 2 loại 18(45,0) 22 (55,0) 0,506 1,27 (0,59–2,72) Mức độ nghiện thuốc lá Không nghiện / nghiện nhẹ 25 (31,3) 55 (68,8) 1 Nghiện vừa / nặng 51 (47,2) 57 (52,8) 0,027 1,97 (1,03 – 3,78) * Kiểm định chính xác Fisher Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với các yếu tố thời gian sử dụng Heroin, số loại chất gây nghiện từng sử dụng, tình trạng sử dụng Heroin hiện tại, số loại chất gây nghiện đang sử dụng của bệnh nhân (p > 0,05). Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy sự khác biệt về tỉ lệ CLGN kém giữa nhóm có mức độ nghiện thuốc lá vừa hoặc nặng với mức độ không nghiện hoặc nghiện nhẹ (p = 0,027). Bảng 4. Mối liên quan giữa CLGN với loại chất gây nghiện từng sử dụng (n = 188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường (%) Thuốc lá Có 74 (41,1) 106 (58,9) 1 Không 2 (25,0) 6 (75,0) 0,477 * 0,48 (0,05–2,78) Rượu, bia Có 21 (45,7) 25 (54,4) 1 Không 55 (38,7) 87 (61,3) 0,406 0,75 (0,37–1,56) Ma túy đá Có 13 (46,4) 15 (53,6) 1 Không 63 (39,4) 97 (60,6) 0,483 0,75 (0,31–1,84) * Kiểm định chính xác Fisher Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng giấc ngủ kém với các chất gây nghiện mà bệnh nhân từng sử dụng như thuốc lá, rượu bia và ma túy (p > 0,05). Bảng 5. Mối liên quan giữa CLGN với loại chất gây nghiện đang sử dụng (n=188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường (%) Thuốc lá Có 75(41,2) 107 (58,8) 1 Không 1 (16,7) 5 (83,3) 0,404* 0,29 (0,006–2,64) Rượu, bia Có 12(41,4) 17 (58,6) 1 Không 64(40,3) 95 (59,8) 0,909 0,95 (0,40 – 2,35) Thuốc ngủ, an thần (Benzodiazipine) Có 3 (75,0) 1(25,0) 1 Không 73(39,7) 111(60,3) 0,305* 0,22 (0,004–2,81) *Kiểm định chính xác Fisher Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với các loại chất gây nghiện mà bệnh nhân hiện đang sử dụng như thuốc lá; rượu, bia; thuốc ngủ, thuốc an thần (Benzodiazepine) (p > 0,05). Bảng 6. Mối liên quan giữa CLGN với tình trạng sức khỏe tâm thần (n = 188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường (%) Stress Có 11 (84,6) 2 (15,4) 1 Không 65 (37,1) 110 (62,9) 0,001 0,11 (0,01 – 0,52) Trầm cảm Có 11 (78,6) 3 (21,4) 1 Không 65 (37,4) 109 (62,6) 0,003 0,16 (0,03 – 0,65) Lo âu Có 25 (62,5) 15 (37,5) 1 Không 51 (34,5) 97 (65,5) 0,001 0,32 (0,14 – 0,69) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 154 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với tình trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng (p < 0,05). Bảng 7. Mối liên quan giữa CLGN với quá trình điều trị Methadone (n = 188) Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p OR KTC 95% Kém (%) Bình thường (%) Thời gian tham gia điều trị < 12 tháng 7 (30,4) 16(69,6) - 1 12 – 24 tháng 46 (43,0) 61(57,0) 0,270 1,72 (0,66–4,53) > 24 tháng 23(39,7) 35(60,3) 0,440 1,50 (0,54–4,22) Liều Methadone ≤ 100 mg/ngày 45(33,8) 88 (66,2) 1 > 100 mg/ngày 31(56,4) 24 (43,6) 0,004 2,53 (1,26–5,06) Tuân thủ điều trị Có 59(41,5) 83 (58,5) 1 Không 17(37,0) 29 (63,0) 0,581 0,82 (0,39–1,72) Tác dụng phụ Có 24(49,0) 25 (51,0) 1 Không 52(37,4) 87 (62,6) 0,156 0,62 (0,31–1,27) Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với các yếu tố thời gian tham gia điều trị Methadone, tuân thủ điều trị và tác dụng phụ (p > 0,05). Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém với liều Methadone của đối tượng (p = 0,004). Phân tích đa biến Bảng 8. Mô hình hồi quy đa biến logistic Đặc điểm Giá trị p OR KTC 95% Liều Methadone (> 100 mg/ngày) 0,005 2,68 (1,35 – 5,34) Trầm cảm (có) 0,057 4,10 (0,96 – 17,52) Lo âu (có) 0,008 3,00 (1,34 – 6,70) Mức độ nghiện thuốc lá (nghiện vừa/nặng) 0,018 2,20 (1,14 – 4,25) Sau khi khử nhiễu bằng mô hình hồi quy đa biến Logistic thì chỉ còn 3 yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với CLGN kém của bệnh nhân là liều Methadone, lo âu và mức độ nghiện thuốc lá (p<0,05). BÀN LUẬN Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân có CLGN kém là 40,4% (KTC 95%: 33,4% - 47,4%) (Bảng 1). Trong mô hình phân tích gộp (Meta – analysis) về tỉ lệ CLGN kém ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giữa các nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Theo kết quả phân tích thì tỉ lệ bệnh nhân có CLGN kém trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác với tỉ lệ trung bình là 62,4% (KTC 95%: 59% - 65,7%). Trọng số trong nghiên cứu của chúng tôi theo mô hình bất biến hay biến thiên điều cao hơn các nghiên cứu khác cho thấy nghiên cứu chúng tôi có tính tin cậy cao (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Biểu đồ phân tích tổng hợp (meta-analysis) về tỉ lệ CLGN kém ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giữa các nghiên cứu trong nước và trên thế giới. * Ghi chú: Weight (fixed): Trọng số của mô hình ảnh hưởng bất biến; Weight (random): Trọng số của mô hình ảnh hưởng biến thiên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 155 Liên quan giữa CLGN với các đặc điểm dân số - xã hội Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng công việc, tình trạng kinh tế, sự hỗ trợ và CLGN kém (bảng 2). Các nghiên cứu khác trên bệnh nhân đang điều trị Methadone cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố trên và CLGN. Ngoại trừ, nghiên cứu của Trần Thị Phương Nga (2016) cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế (p = 0,0013), mức độ hài lòng về kinh tế (p = 0,0197) với điểm số CLGN của bệnh nhân. Điểm CLGN sẽ tăng dần ở những bệnh nhân có tình trạng kinh tế khó khăn và không hài lòng với tình trạng kinh tế của mình(14). Hay của Hsu (2012) thì có sự khác biệt giữa trình độ học vấn và điểm CLGN (p = 0,049). Bệnh nhân có trình độ học vấn trung học phổ thông có điểm CLGN cao hơn bệnh nhân có trình độ học vấn tiểu học(4). Sự khác biệt này có thể là do đặc điểm mẫu của các nơi nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của Zahari (2016) những bệnh nhân có thu nhập dưới 1000 (Ringgit - đơn vị tiền tệ Malaysia) thì sẽ có điểm CLGN cao hơn những người có thu nhập trên 1000 (Ringgit) (p = 0,005)(16). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra mối liên quan này là do một số đối tượng không trả lời câu hỏi này. Liên quan giữa CLGN với tình trạng sử dụng các chất gây nghiện Chúng tôi cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng sử dụng các chất gây nghiện với CLGN kém (Bảng 3; 4; 5). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khác thì những yếu tố này có liên quan đến CLGN. Cụ thể, nghiên cứu của Trần Thị Phương Nga (2016)(14) những người từng sử dụng cần sa có điểm CLGN cao hơn những người không sử dụng (p = 0,0042). Hay những bệnh nhân sử dụng từ 3 loại ma túy trở lên sẽ có điểm CLGN cao hơn những bệnh nhân chỉ sử dụng 1 đến 2 loại ma túy (p=0,0142)(14). Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi chưa tìm thấy các mối liên quan này do tỉ lệ bệnh nhân sử dụng cần sa trong nghiên cứu của chúng tôi rất thấp chỉ 1,1%. Trong nghiên cứu của Zahari (2016) những người có tuổi lần đầu sử dụng ma túy hay các CDTP dưới 20 tuổi sẽ có điểm CLGN cao hơn những người sử dụng ma túy hay các CDTP lần đầu trên 20 tuổi (p = 0,0013 và p = 0,001). Hay những bệnh nhân có thời gian tiếp xúc với các CDTP hoặc nghiện các CDTP trên 10 năm sẽ có điểm CLGN cao hơn (p = 0,027 và p = 0,022)(16). Nhưng chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi lần đầu sử dụng ma túy hay các CDTP, cũng như thời gian nghiện các CDTP với CLGN kém. Điều này là do thời gian nghiện heroin của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn. Tương tự nghiên cứu của Peles (2006) thì những bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ sẽ có điểm số CLGN cao hơn những bệnh nhân không sử dụng thuốc ngủ (p=0,005). Hay những bệnh nhân sử dụng ma túy đá cũng sẽ có điểm CLGN cao hơn những bệnh nhân không sử dụng (p=0,02). Nghiên cứu của Peles (2009) đánh giá tình trạng giấc ngủ sâu hơn ở 2 nhóm có sử dụng thuốc ngủ và không sử dụng thuốc ngủ với điểm CLGN cũng cho thấy mối liên quan tương tự như vậy (p=0,01)(11). Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ và ma túy đá rất thấp với tỉ lệ lần lượt là 2,1% và 14,9% nên chưa tìm thấy các mối liên quan này. Chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa CLGN kém với các nhóm có mức độ nghiện thuốc lá khác nhau. Nhóm bệnh nhân có mức độ nghiện thuốc lá vừa hoặc nặng sẽ có tỉ lệ CLGN kém cao hơn nhóm không nghiện hoặc nghiện nhẹ (OR = 1,97 trong KTC 95% từ 1,03 - 3,78 (p = 0,03)) (Bảng 4). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Stien ở Mỹ (2004)(13), nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là một thói quen phổ biến ở những người sử dụng các CDTP trong chương trình điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 156 Methadone(3). Sự ảnh hưởng của mức độ nghiện thuốc lá với CLGN có thể giải thích bởi những lý do sau. Khi nồng độ Nicotine trong máu thấp có thể gây ra sự an thần nhẹ nên bệnh nhân có thể hút thuốc để dễ ngủ. Tuy nhiên, khi nồng độ nicotine tăng, tác dụng an thần được thay thế bằng cảm giác kích thích và kích động. Khi hút thêm một điếu trong vòng 1 giờ trước khi ngủ có thể làm khó ngủ(12). Sau đó vào ban đêm, việc giảm nồng độ nicotine trong máu gây ra những ảnh hưởng khác nhau nhưng có thể tạo ra sự kích thích vỏ não khiến cho người hút thuốc cảm thấy cần hút thuốc lá để thỏa mãn ham muốn của họ. Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn có thể làm tăng các triệu chứng ngáy, ho, khó thở khi ngủ đây là những triệu chứng có thể gây rối loạn giấc ngủ(1). Liên quan giữa CLGN với tình trạng sức khỏe tâm thần Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 6,9%; 7,5% và 21,3%. Các yếu tố này có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với CLGN kém của bệnh nhân (p<0,05). Cụ thể là bệnh nhân có CLGN kém ở nhóm không bị stress có số chênh bằng 0,11 lần so với nhóm bị stress (KTC 95%: 0,01 - 0,52). Bệnh nhân có CLGN kém ở nhóm không bị trầm cảm có số chênh bằng 0,16 lần so với nhóm bị trầm cảm (KTC 95%: 0,03 - 0,65). Bệnh nhân có CLGN kém ở nhóm không bị lo âu bằng 0,32 lần so với nhóm bị lo âu (KTC 95%: 0,14 - 0,69) (Bảng 6). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Stien (2006) cũng tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm (r = 0,32; p < 0,05) và lo âu (r = 0,4; p < 0,01) với điểm số CLGN(13). Hay trong nghiên cứu của Peles (2006) cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm, lo âu và điểm CLGN (p = 0,03)(10). Từ các kết quả này ta có thể thấy rằng các rối loạn tâm thần cụ thể là stress, trầm cảm, lo âu ảnh hưởng rất nhiều đến CLGN của bệnh nhân. Ngược lại, thì mất ngủ còn được xem là một dấu hiệu của các rối loạn trầm cảm, lo âu hay hoảng loạn. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang (2016) thì nguy cơ tâm thần cao hơn 6,76 lần ở những bệnh nhân có CLGN kém (KTC 95%: 3,84% - 11,9%)(9). Từ đó, chúng tôi thấy rằng có một sự tương tác phức tạp giữa rối lọan giấc ngủ và rối loạn tâm thần. Vì thế chúng ta cần phải chú ý sàng lọc các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn tâm thần của bệnh nhân để có thể phát hiện sớm các vấn đề này và có biện pháp can thiệp thích hợp. Giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Liên quan giữa CLGN với quá trình điều trị methadone Chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa CLGN kém của bệnh nhân với liều Methadone. Bệnh nhân có CLGN kém ở nhóm có liều trên 100 mg/ngày có số chênh bằng 2,53 lần so với nhóm có liều thấp hơn 100 mg/ngày (KTC 95%: 1,26 - 5,06 (p = 0,004)) (Bảng 7). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Stien (2006) cũng tìm thấy mối liên quan tuyến tính ở nhóm bệnh nhân có liều Methadone cao (>100 mg/ngày) với CLGN kém (r = 0,18)(13). Nghiên cứu của Peles (2006) cũng cho kết quả tương tự giữa nhóm có liều Methadone cao với CLGN kém (r = 0,48)(10). Tuy nhiên, các mối tương quan này không chỉ ở mức độ vừa và nhẹ nên không thể giải thích hết rằng những ảnh hưởng ở CLGN là do liều Methadone. Kết quả này khác với nghiên cứu của Trần Thị Phương Nga (2016), theo nghiên cứu liều Methadone không ảnh hưởng đến CLGN của bệnh nhân. Sự khác biệt này là do liều Methadone trung bình trong nghiên cứu này là 150,5 mg/ngày và có đến 61,1% bệnh nhân có liều Methadone trên 100 mg/ngày(14). Còn trong nghiên cứu của chúng tôi liều Methadone thấp hơn rất nhiều với 50% bệnh nhân có liều Methadone từ 70 mg/ngày trở xuống và chỉ có 25% bệnh nhân có liều trên 115 mg/ngày. Và đối tượng trong nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 157 của chúng tôi là những bệnh nhân đã vào giai đoạn duy trì và điều trị trên 3 tháng. Còn trong nghiên cứu của Trần Thị Phương Nga thì thực hiện ở bệnh nhân điều trị Methadone nên có người ở giai đoạn dò liều và điều chỉnh liều nên liều sẽ thấp và CLGN sẽ không ổn định. Sự chênh lệch này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém và thời gian điều trị Methadone và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân (bảng 7). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu mà chúng tôi tham khảo(10, 14) chỉ có nghiên cứu của Zahari (2016) thì những bệnh nhân có thời gian điều trị trên 5 năm sẽ có điểm CLGN cao hơn những bệnh nhân điều trị dưới 5 năm (p = 0,039)(16). Sự khác biệt này có thể các cơ sở điều trị trong nghiên cứu điều mới thành lập và chương trình này cũng là một chương trình mới được triển khai vài năm ở nước ta. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị và CLGN kém kết quả này phù hợp với tác giả Trần Thị Phương Nga (2016)(14). KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vòng 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ kém là 40,4% dao động trong khoảng tin cậy 95% từ 33,4% đến 47,4%. Những yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân là mức độ nghiện thuốc lá, stress, trầm cảm, lo âu, liều Methadone. Trong đó 3 yếu tố liều Methadone, lo âu và mức độ nghiện thuốc lá cần được chú trọng. Từ kết quả nghiên cứu, các cơ sở điều trị Methadone cần chú trọng việc đánh giá CLGN của bệnh nhân khi bắt đầu tham gia chương trình và trong suốt quá trình điều trị. Thường xuyên tầm soát các vần đề về sức khỏe tâm thần cũng như hỗ trợ các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân để tránh ảnh hưởng đến tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân. Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân để có thể điều chỉnh liều thích hợp và có kế hoạch giảm liều cho bệnh nhân để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đối với bệnh nhân, cần tuân thủ điều trị và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ và tư vấn viên để cho hiệu quả điều trị được tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bloom JW, Kaltenborn WT, Quan SF (1988). Risk factors in a general population for snoring: importance of cigarette smoking and obesity. Chest, 93 (4): 678-683. 2. Buysse DJ, Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ (1989). The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry research, 28 (2): 193-213. 3. Clarke JG, Stein MD, McGarry KA, Gogineni A (2001). Interest in smoking cessation among injection drug users. The American Journal on Addictions, 10 (2): 159-166. 4. Hsu WY, et al. (2012). Sleep quality in heroin addicts under methadone maintenance treatment. Acta neuropsychiatrica, 24 (6): 356-360. 5. Lydon-Staley DM, Cleveland HH, Huhn AS, Cleveland MJ, Harris J, Stankoski D, Deneke E, Meyer RE, Bunce SC (2017). Daily sleep quality affects drug craving, partially through indirect associations with positive affect, in patients in treatment for nonmedical use of prescription drugs. Addictive behaviors, 65: 275-282. 6. National Sleep Foundation Sleeptionary - Definitions Of Common Sleep Terms, https://sleepfoundation.org/sleeptionary, accessed on 31 Mar 2017. 7. Nguyễn Quang Vinh (2014), Chất lượng cuộc sống và nhu cầu hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Long An. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh,tr. 1 - 120. 8. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Ngọc Linh (2015). Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015. Tạp chí y học dự phòng, Tập XXV, số 10 (170): 322. 9. Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Bích Diệp, Văn Đình Hòa, Bùi Nguyên Hồng, Lê Minh Giang (2016). Nguy cơ rối loạn tâm thần ở bệnh nhân điều trị methadone và một số yếu tố liên quan. Tạp chí nghiên cứu y học, 99 (1): 147 - 154. 10. Peles E, Schreiber S, Adelson M (2006). Variables associated with perceived sleep disorders in methadone maintenance treatment (MMT) patients. Drug and alcohol dependence, 82 (2): 103-110. 11. Peles E, Schreiber S, Adelson M (2009). Documented poor sleep among methadone-maintained patients is associated with chronic pain and benzodiazepine abuse, but not with methadone dose. European Neuropsychopharmacology, 19 (8): 581-588. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 158 12. Soldatos CR, Kales JD, Scharf MB, Bixler EO, Kales A (1980). Cigarette smoking associated with sleep difficulty. Science, 207 (4430): 551-553. 13. Stein MD, et al (2004). Sleep disturbances among methadone maintained patients. Journal of substance abuse treatment, 26 (3): 175-180. 14. Trần Thị Phương Nga (2016), Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị tại phòng khám methadone quận 6 TP. HCM. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Đại Học Y Dược TP. HCM, TP. HCM, tr. 1 - 84. 15. UNODC (2016), World Drug Report. UNITED NATIONS. New York, pp. X - XI. 16. Zahari Z, et al (2016). Association between Perceived Sleep Disorders and Sleep Related Factors among Patients on Methadone Maintenance Therapy (MMT) in Malaysia. International Medical Journal, 23 (2): 134-137. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_giac_ngu_o_benh_nhan_dieu_tri_thay_the_cac_chat_d.pdf
Tài liệu liên quan