Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám bệnh ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2016

Tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám bệnh ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 190 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐẾN KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH NĂM 2016 Lê Trường Vĩnh Phúc*, Nguyễn Thái Hà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính không lây gây ra gánh nặng bệnh tật lớn, là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh tim mạch khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm về chất lượng cuộc sống (CLCS) ở bệnh nhân THA, chỉ đạt khoảng 50% - 70% so với người hoàn toàn khỏe mạnh. Mục tiêu: Xác định điểm số CLCS trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS ở bệnh nhân THA đến khám bệnh ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh năm 2016 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 163 bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu năm 2016 được chẩn đoán mắc bệnh THA. Thông tin được thu thập bằng bộ câ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám bệnh ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 190 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐẾN KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH NĂM 2016 Lê Trường Vĩnh Phúc*, Nguyễn Thái Hà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính không lây gây ra gánh nặng bệnh tật lớn, là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh tim mạch khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm về chất lượng cuộc sống (CLCS) ở bệnh nhân THA, chỉ đạt khoảng 50% - 70% so với người hoàn toàn khỏe mạnh. Mục tiêu: Xác định điểm số CLCS trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS ở bệnh nhân THA đến khám bệnh ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh năm 2016 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 163 bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu năm 2016 được chẩn đoán mắc bệnh THA. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn, bao gồm 02 phần: 1) thông tin cá nhân và 2) bộ công cụ đánh giá CLCS SF-36. Kết quả: Điểm số CLCS trung bình của bệnh nhân THA đạt từ 50 đến 75 điểm tùy theo nhóm điểm, đạt thấp nhất ở nhóm Sức khỏe tổng quát, đạt cao nhất ở nhóm Sự đau đớn; có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân chia theo tuổi, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nhóm phát hiện/tái khám, mắc bệnh kèm theo,sự quan tâm đến tình trạng bệnh, chỉ số huyết áp tâm trương Kết luận: cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân lớn tuổi, có mắc bệnh kèm theo, trình độ học vấn thấp; giáo dục sức khỏe để bệnh nhân có kiến thức và quan tâm hơn về THA; chú trọng nâng cao sức khỏe thể chất của bệnh nhân Từ khóa: chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp, bệnh nhân ngoại trú. ABSTRACT QUALITY OF LIFE AND RELATED FACTORS AMONG HYPERTENSION PATIENTS AT OUTPATIENT CLINIC, BEN CAU MEDICAL CENTER, TAY NINH PROVINCE, 2016 Le Truong Vinh Phuc, Nguyen Thai Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 190 - 196 Background: Hypertension is a non-communication chronic disease (NCD) which causes big burden of disease; it’s an important risk of many cardiovascular problems. Studies has shown that hypertension decreases patient’s quality of life (QoL), at 50% - 75% compared to healthy people. Objectives: To identify QoL score and factors related to QoL score among hypertension patients at outpatient clinic, Ben Cau Medical Center, Tay Ninh Province, 2016. Methods: A cross-sectional study conducted 163 hypertension patients at outpatient clinic, Ben Cau Medical Center, Tay Ninh Province in 2016. Study information were collected by face-to-face interview questionnaire,, include 02 parts: 1) personal information and 2) QoL assessment tool: SF-36 questionnaire. Results: Mean score of QoL in patients was about 50 to 75, varied from SF-36 dimensions. QoL score was lowest at General Health dimension, highest at Pain. Significant differences about QoL score were *Ban Quản lý đào tạo, Khoa YTCC, Đại học Y Dược TP.HCM, **TT Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Tác giả liên lạc: CN. Lê Trường Vĩnh Phúc ĐT: 0902871884 Email: vinhphuc0104@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 191 found between subject groups divided by: age, groups of age, education level, marriage status, hypertension’s first diagnosis, diagnosed with other illness, concerns about hypertension, diastolic blood pressure index. Conclusions: patient who is old age, has more diseases than just hypertension, low education level should be received more concerns in treatment and health care. Health education should be organized in order to give patients knowledge and awareness about hypertension. Raising patient’s physical health also should be focused. Keywords: quality of life, hypertension, outpatient ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ (CLCS) là một công cụ y tế công cộng đặc biệt quan trọng cho người cao tuổi ở một thời đại mà tuổi thọ ngày càng tăng, với mục tiêu cải thiện chất lượng những năm sống thêm mặc dù sức khỏe luôn bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa và bệnh lý thông thường(3). Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA), chỉ đạt khoảng 50% - 75% so với người hoàn toàn khoẻ mạnh(6,9,12,13,14,15). Trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF-36, các nhóm điểm về Sức khỏe thể chất thường thấp hơn các nhóm điểm về Sức khỏe Tinh thần, trong đó, nhóm điểm có điểm số thấp nhất thường là điểm Sức khỏe tổng quát và điểm Hạn chế do các vấn đề thể chất(6,12,15). Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA bao gồm: bệnh nhân có các bệnh kèm theo khác như Đái tháo đường, Các bệnh tim mạch khác(16); nhận thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh(2,4,5,7), kiểm soát tình trạng bệnh(7), tình trạng tàn phế do biến chứng THA(15), chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương(1), giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, hoạt động thể lực, tuân thủ điều trị(10), hút thuốc lá(8). Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam, chủ đề này vẫn còn là hướng đi khá mới khi chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân THA nói riêng. Do đó, việc đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân THA là cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tâm thần của nhóm dân số này, sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đến chất lượng cuộc sống, đồng thời có sự so sánh với các nghiên cứu đi trước. Trung tâm y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh là huyện vùng sâu biên giới, là cơ sở khám, phát thuốc điều trị bệnh cho bệnh nhân trong và ngoài huyện. Theo báo cáo năm 2015, Trung tâm đã thực hiện 80.482 số lượt khám ngoại trú, trong đó bệnh THA đúng đầu trong 10 loại bệnh đến khám nhiều nhất, đạt 23,69%. Trung tâm y tế huyện Bến Cầu chưa có hệ thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA, các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu quyết định thực đề tài, qua đó có thể cung cấp báo cáo tại địa điểm nghiên cứu và tại địa phương, giúp cho người dân cũng như nhân viên y tế hiểu thêm một khía cạnh còn khá mới về ảnh hưởng của Tăng huyết áp đến đời sống của bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh năm 2016 được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định điểm số CLCS trung bình ở bệnh nhân THA khám Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 192 ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu chọn được 163 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu tham gia nghiên cứu. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn mặt đối mặt, gồm 02 phần: 1) thông tin chung: phân loại bệnh nhân, chỉ số huyết áp, năm sinh, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, bệnh kèm theo, quan điểm cá nhân về bệnh; 2) bộ công cụ đánh giá CLCS SF-36 (gồm 36 câu). Thống kê mô tả được dùng để tính điểm số CLCS trung bình theo 08 lĩnh vực của SF-36. Kiểm định t-test không bắt cặp, ANOVA được sử dụng để xét mối liên quan giữa điểm số CLCS và các yếu tố nguy cơ. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa khi giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ Thống kê mô tả đặc tính mẫu Trong 163 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, đa số là đối tượng đến tái khám (tỷ lệ 93,9%), hiện tại đang sống chung với vợ/chồng (79,7%), 75,5% đối tượng cho rằng THA là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Về cơ cấu tuổi, phần lớn bệnh nhân thuộc 2 nhóm tuổi: từ 60 đến 75 tuổi – chiếm tỷ lệ 44,8% và từ 45 đến 59 tuổi – chiếm tỷ lệ 38,6%. Gần một nửa đối tượng chỉ học hết cấp 1, chiếm tỷ lệ 49,1%. Ngoài THA, 54% đối tượng mắc kèm các bệnh khác (Bảng 1). Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu đạt 59,2 ± 11,3 tuổi, trong đó ghi nhận 1 trường hợp mắc THA ở độ tuổi 20. Các chỉ số huyết áp đạt trung bình ở mức 79 ± 7 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 132 ± 15 đối với huyết áp tâm trương (Bảng 1). Bảng 1. Đặc tính cá nhân của mẫu nghiên cứu (n = 163) Đặc tính mẫu Tần số (n = 163) Tỉ lệ (%) Phân loại bệnh nhân Phát hiện 10 6,1 Tái khám 153 93,9 Nhóm tuổi Dưới 45 tuổi 15 9,2 Từ 45 đến 59 tuổi 63 38,6 Đặc tính mẫu Tần số (n = 163) Tỉ lệ (%) Từ 60 đến 75 tuổi 73 44,8 Trên 75 tuổi 12 7,4 Giới tính Nam 90 55,2 Nữ 73 44,8 Trình độ học vấn Mù chữ/Không đi học 39 23,9 Cấp 1 80 49,1 Cấp 2 24 14,7 Cấp 3 9 5,5 Trên cấp 3 11 6,8 Tình trạng hôn nhân Sống chung vợ/chồng 130 79,7 Ly dị/Ly thân/Góa 26 16,0 Độc thân/Chưa kết hôn 7 4,3 Mắc bệnh kèm theo Không 75 46,0 Có 88 54,0 Loại bệnh mắc kèm theo (n=88) Đái tháo đường 14 8,6 Bệnh tim mạch khác 11 6,7 Bệnh khác: 63 38,7 Bệnh khớp 22 13,5 Bệnh hô hấp 15 9,2 Bệnh tiêu hóa 6 3,7 Bệnh gan 4 2,5 Bệnh khác 16 9,8 Sự quan tâm đến bệnh THA Có 123 75,5 Không 40 24,5 Tuổi 59,2 ± 11,3 Chỉ số huyết áp (TB ± ĐLC) Tâm thu 79 ± 7 Tâm trương 132 ± 15 Điểm số CLCS ở bệnh nhân THA Bảng 2. Điểm số CLCS ở bệnh nhân THA Điểm số CLCS Trung bình ± độ lệch chuẩn Sự đau đớn 74,4 ± 21,2 Hoạt động xã hội 72,9 ± 24,3 Hạn chế do sức khỏe tâm thần 60,4 ± 27,9 Sức khỏe tâm thần 56,6 ± 15,6 Sức khỏe thể chất 54,7 ± 31,5 Hạn chế do sức khỏe thể chất 54,8 ± 28,4 Sức sống 50,5 ± 17,5 Sức khỏe tổng quát 47,9 ± 14,7 Bệnh nhân THA tham gia nghiên cứu có các nhóm điểm số chất lượng cuộc sống trung bình đều đạt trên 50 điểm, trừ nhóm Sức khỏe Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 193 tổng quát (47,9 điểm, thấp nhất). Sự đau đớn là nhóm điểm có kết quả tốt nhất, đạt 74,4 điểm, kế đến là nhóm điểm Hoạt động xã hội (72,9 điểm) và Hạn chế do sức khỏe tâm thần (60,4 điểm). Mối liên quan giữa điểm số CLCS và các yếu tố nguy cơ Bảng 3. Mối liên quan giữa điểm số CLCS và các yếu tố nguy cơ Biến số SKTC HCSKTC SĐĐ SKTQ SS HĐXH HCSKTT SKTT Phân loại bệnh nhân Phát hiện 62,0 ± 8,5 73,8 ± 7,4 72,0 ± 6,4 60,5 ± 5,8 58,1 ± 4,6 63,8 ± 7,8 70,0 ± 7,6 58,0 ± 6,3 Tái khám 54,2 ± 2,6 52,6 ± 2,3 74,5 ± 1,7 47,1 ± 1,1 50,0 ± 1,4 73,5 ± 2,0 59,8 ± 2,3 56,5 ± 1,2 Giá trị p 0,450 0,030 0,714 0,004 0,156 0,219 0,264 0,774 Giới tính Nam 56,7 ± 3,4 57,0 ± 2,8 75,6 ± 2,3 47,7 ± 1,5 51,1 ± 1,8 74,0 ± 2,7 63,0 ± 2,8 58,2 ± 1,6 Nữ 52,2 ± 3,6 52,1 ± 3,6 72,8 ± 2,4 48,1 ± 1,8 49,8 ± 2,1 71,6 ± 2,7 57,3 ± 3,4 54,7 ± 1,9 Giá trị p 0,363 0,270 0,403 0,877 0,643 0,524 0,199 0,161 Mắc bệnh kèm theo Không 63,5 ± 3,5 66,3 ± 3,0 76,8 ± 2,3 52,5 ± 1,4 53,3 ± 1,7 80,0 ± 2,5 71,3 ± 2,9 60,0 ± 1,5 Có 47,2 ± 3,3 45,0 ± 2,9 72,3 ± 2,4 44,0 ± 1,7 48,2 ± 2,1 66,9 ± 2,7 51,1 ± 2,9 53,8 ± 1,8 Giá trị p < 0,001 < 0,001 0,174 < 0,001 0,059 < 0,001 < 0,001 0,010 Sự quan tâm đến tình trạng bệnh Có 58,3 ± 2,8 57,4 ± 2,3 76,0 ± 1,9 48,0 ± 1,2 51,7 ± 1,6 77,1 ± 2,0 64,6 ± 2,3 58,0 ± 1,3 Không 43,6 ± 4,9 46,9 ± 5,4 69,5 ± 3,2 47,6 ± 3,0 46,9 ± 2,8 60,0 ± 4,1 47,7 ± 5,0 52,3 ± 2,7 Giá trị p 0,010 0,042 0,093 0,899 0,127 < 0,001 < 0,001 0,040 Nhóm tuổi < 45 83,3 ± 21,4 77,1 ± 25,1 86,8 ± 16,9 54,7 ± 10,1 62,9 ± 17,9 85,8 ± 14,8 77,8 ± 19,6 67,0 ± 14,4 45 – 59 68,1 ± 28,6 67,1 ± 24,7 80,3 ± 18,8 51,8 ± 14,8 57,3 ± 15,0 80,4 ± 22,3 71,0 ± 24,1 61,8 ± 13,9 60 – 75 42,9 ± 27,3 44,3 ± 25,0 68,7 ± 21,3 44,6 ± 14,0 44,6 ± 15,2 66,8 ± 24,1 51,9 ± 27,6 52,2 ± 14,0 > 75 20,0 ± 13,7 26,6 ± 20,8 62,5 ± 22,3 38,8 ± 14,9 35,4 ± 18,1 55,2 ± 25,8 34,7 ± 22,1 43,3 ± 17,5 Giá trị p 0,039 0,899 0,582 0,405 0,718 0,190 0,350 0,762 Trình độ học vấn Mù chữ 33,7 ± 25,7 31,3 ± 24,5 68,8 ± 18,9 37,9 ± 16,5 41,7 ± 14,6 58,3 ± 26,0 32,7 ± 23,4 46,9 ± 13,9 Cấp 1 55,9 ± 30,5 57,2 ± 25,7 73,2 ± 22,9 48,3 ± 12,1 50,9 ± 17,7 75,9 ± 22,6 64,7 ± 24,4 57,9 ± 14,1 Cấp 2 67,5 ± 30,9 65,9 ± 24,9 76,6 ± 20,6 57,5 ± 14,7 56,0 ± 17,1 76,6 ± 20,0 71,2 ± 18,9 61,5 ± 17,1 Cấp 3 71,1 ± 24,3 77,8 ± 17,1 83,1 ± 11,2 55,0 ± 5,6 58,3 ± 16,2 80,6 ± 28,0 86,1 ± 13,2 60,6 ± 18,6 > cấp 3 79,1 ± 23,5 77,8 ± 19,0 91,1 ± 11,9 53,2 ± 10,8 60,8 ± 14,3 88,6 ± 13,1 83,3 ± 17,1 68,2 ± 8,4 Giá trị p 0,606 0,551 0,030 0,009 0,694 0,124 0,142 0,143 Tình trạng hôn nhân Vợ/chồng 57,2 ± 30,9 56,2 ± 27,7 75,5 ± 20,7 48,0 ± 14,5 51,4 ± 16,5 75,2 ± 24,2 61,3 ± 27,7 57,7 ± 13,9 Ly dị/Góa 38,3 ± 28,4 42,1 ± 27,4 66,8 ± 21,1 43,8 ± 13,4 43,0 ± 17,4 63,9 ± 21,0 50,3 ± 26,7 49,6 ± 17,8 Độc thân 68,6 ± 36,9 75,9 ± 31,5 82,5 ± 25,7 60,7 ±18,6 62,5 ± 25,5 64,3 ± 31,0 81,0 ± 25,8 63,6 ± 27,6 Giá trị p 0,687 0,896 0,741 0,562 0,253 0,427 0,954 0,008 Loại bệnh kèm theo (n=88) ĐTĐ 44,3 ± 26,7 43,8 ± 31,5 66,6 ± 15,0 39,6 ± 14,6 46,0 ± 20,3 62,5 ± 27,7 46,4 ± 27,3 53,2 ± 15,0 TM khác 43,2 ± 28,6 46,6 ± 25,1 61,6 ± 28,1 44,5 ± 14,4 41,5 ± 21,0 64,8 ± 29,5 59,1 ± 26,5 51,4 ± 15,5 Bệnh khác 48,5 ± 32,5 44,9 ± 26,6 75,4 ± 22,1 44,8 ± 16,2 49,8 ± 18,8 68,3 ± 24,2 50,8 ± 27,0 54,3 ± 17,6 Giá trị p 0,643 0,679 0,114 0,820 0,867 0,614 0,995 0,723 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số CLCS giữa các nhóm bệnh nhân chia theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nhóm phát hiện/tái khám, mắc bệnh kèm theo, quan tâm đến tình trạng bệnh (giá trị < 0,05). Tuy nhiên điểm số chất lượng cuộc sống giữa các nhóm giới tính, loại bệnh mắc kèm theo khác nhau không có ý nghĩa thống kê (giá trị p > 0,05) (Bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 194 Bảng 4. Mối liên quan giữa điểm số CLCS với tuổi và chỉ số huyết áp Điểm CLCS Tuổi Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương HSTQ Giá trị p HSTQ Giá trị p HSTQ Giá trị p SKTC -1,6 < 0,001 0,2 0,480 -0,2 0,307 HCSKTC -1,4 < 0,001 -0,0 0,940 -0,3 0,061 SĐĐ -0,7 < 0,001 -0,2 0,280 -0,1 0,202 SKTQ -0,5 < 0,001 -0,1 0,749 -0,1 0,278 SS -0,8 < 0,001 -0,2 0,200 -0,1 0,173 HĐXH -0,8 < 0,001 -0,1 0,613 -0,3 0,016 HCSKTT -1,2 < 0,001 0,8 0,788 -0,2 0,197 SKTT -0,7 < 0,001 -0,2 0,317 -0,1 0,102 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số chất lượng cuộc sống giữa các nhóm bệnh nhân theo tuổi và chỉ số huyết áp tâm trương (giá trị p < 0,05), tuy nhiên sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống theo chỉ số huyết áp tâm thu là không có ý nghĩa thống kê (giá trị p > 0,05) (Bảng 5). BÀN LUẬN Điểm số CLCS ở đối tượng nghiên cứu Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân THA trong nghiên cứu của chúng tôi đạt từ 50 đến 75 điểm tùy theo nhóm điểm, đạt thấp nhất ở nhóm Sức khỏe tổng quát (47,9 ± 14,7 điểm), đạt cao nhất ở nhóm Sự đau đớn (74,4 ± 21,2 điểm) (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu là tương tự với báo cáo của Trần Công Duy năm 2014 thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy(12). Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế báo cáo điểm số CLCS trung bình cao hơn nghiên cứu của chúng tôi(6,9,11). Sự khác biệt về đối tượng tham gia nghiên cứu có thể dẫn đến sự khác biệt về điểm số CLCS nêu trên: bệnh nhân lớn tuổi thường có điểm số CLCS kém hơn so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi hoặc đã được điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài. Mối liên quan giữa điểm số CLCS ở bệnh nhân THA với các yếu tố nguy cơ Tuổi và nhóm tuổi là yếu tố nguy cơ có liên quan với tất cả các lĩnh vực sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân THA có tuổi càng cao thì điểm chất lượng cuộc sống càng giảm. Kết quả này là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con người: trong quá trình già hóa, các nguy cơ có hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng do sự thay đổi của cơ thể về mặt sinh lý và cơ năng, khiến con người trở nên dễ tổn thương trước các bệnh mạn tính không lây, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác(9,12). Trình độ học vấn cao là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA ở lĩnh vực Sức khỏe tổng quát và Sự đau đớn. Kết quả tìm thấy là tương tự với các nghiên cứu đi trước(9,10,12). Bệnh nhân THA có trình độ học vấn cao sẽ có sự nhận thức và hiểu biết về bệnh tật tốt hơn, do vậy, họ có tâm lý dễ thích nghi với bệnh và tuân thủ điều trị tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Kết quả trên cũng phần nào cho thấy tính hiệu quả của hoạt động giáo dục bệnh nhân trong việc tạo cho họ cảm giác yên tâm khi đối mặt với bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm điểm Sức khỏe tâm thần, nhóm bệnh nhân độc thân mới là nhóm có điểm số chất lượng cuộc sống cao nhất, kế đến là nhóm đang sống chung với vợ/chồng, thấp nhất là nhóm ly thân/ly dị/góa. Có thể giải thích kết quả này do nhóm bệnh nhân độc thân không bị ràng buộc quá nhiều bởi các mối quan hệ xã hội, không gặp áp lực do đời sống gia đình tạo ra, do đó phần nào họ cảm thấy tự do, thoải mái hơn, nhất là về mặt tinh thần. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 195 Bệnh nhân có mắc bệnh kèm theo có điểm số chất lượng cuộc sống thấp hơn so với bệnh nhân chỉ mắc THA. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Công Duy thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2014(12). Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về điểm số chất lượng cuộc sống theo từng loại bệnh cụ thể. Việc mắc thêm một loại bệnh khác, dù là đái tháo đường, bệnh tim mạch khác, bệnh thấp khớp,... cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân THA và mức độ ảnh hưởng của các loại bệnh này là như nhau trong nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với nhóm bệnh nhân phát hiện THA lần đầu, nhóm bệnh nhân tái khám có điểm số chất lượng cuộc sống thấp hơn ở lĩnh vực Hạn chế do sức khỏe thể chất và lĩnh vực Sức khỏe tổng quát. Ở nhóm bệnh nhân tái khám, họ đã biết mình bị bệnh, do vậy họ quan tâm, lo lắng đến những thay đổi của bản thân; thêm nữa, với suy nghĩ mình là người mang bệnh, bệnh nhân có xu hướng đánh giá chất lượng cuộc sống của mình thấp đi. Bệnh nhân cho rằng THA là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm có chất lượng cuộc sống cao hơn so với bệnh nhân không quan tâm đến THA. Những bệnh nhân có quan tâm đến bệnh sẽ tự giác tìm kiếm thông tin về bệnh tật, qua đó nắm vững kiến thức về cách phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách, do vậy họ có sự tự tin hơn về sức khỏe của mình. Điểm số chất lượng cuộc sống được ghi nhận thấp hơn ở lĩnh vực Hoạt động xã hội khi chỉ số huyết áp tâm trương tăng. Kết quả ghi nhận được là khá hợp lý khi bệnh nhân có huyết áp cao có xu hướng hạn chế các hoạt động thể dục thể thao, giao tiếp xã hội do e ngại các biến chứng có thể xảy ra trong lúc vận động (bất tỉnh, đột quỵ,...). Bên cạnh những kết quả đạt được, những hạn chế trong nghiên cứu cũng được chúng tôi ghi nhận. Do sử dụng bộ câu hỏi theo chuẩn quốc tế, phiên bản tiếng Việt được dịch từ bản gốc tiếng Anh nên khi sử dụng bộ câu hỏi SF- 36, một số từ ngữ không thực sự rõ nghĩa, khiến đối tượng phỏng vấn gặp khó khăn trong quá trình trả lời. Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu là lấy mẫu thuận tiện, đồng thời địa điểm nghiên cứu là một cơ sở y tế tại địa phương, vì vậy, khả năng khái quát hóa kết quả ra cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là đối với đối tượng không biết mình đang mắc THA. Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nhóm nghiên cứu cũng chưa thực hiện được việc sử dụng đồng thời bộ câu hỏi SF-36 và một bộ câu hỏi chuyên dùng đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân THA, vì vậy chưa so sánh được kết quả giữa việc sử dụng 2 bộ câu hỏi này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alireza K, Mohammad AR, Nafiseh T, Katayoon R, Mandana J, Alireza Y (2010), "Association between hypertension and quality of life in a sample of Iranian adults". Acta Cardiologica, 65 (4): 425-30. 2. Banegas JR, Guallar-Castillón P, Rodríguez-Artalejo F, Graciani A, López-García E, Ruilope LM (2006), "Association between awareness, treatment, and control of hypertension, and quality of life among older adults in Spain". American Journal of Hypertension, 19 (7): 686-93. 3. CDC Health-Related Quality of Life (HRQOL): HRQOL concepts, accessed on 27 Jan 2016. 4. Hayes DK, Denny CH, Keenan NL, Croft JB, Greenlund KJ (2008), "Health-related quality of life and hypertension status, awareness, treatment, and control: National Health and Nutrition Examination Survey, 2001--2004". Journal of Hypertension, 26 (4): 641-7. 5. Korhonen PE, Kivelä SL, Kautiainen H, Järvenpää S, Kantola I (2011), "Health-related quality of life and awareness of hypertension". Journal of Hypertension, 29 (11): 2070-4. 6. Khaw WF, Hassan STS, and Latiffah AL (2011), "Health- related Quality of Life among Hypertensive Patients Compared with General Population Norms". Journal of Medical Sciences, 11 (2): 84-9. 7. Li W, et al. (2005), "Hypertension and health-related quality of life: an epidemiological study in patients attending hospital clinics in China". Journal of Hypertension, 23 (9): 1667-76. 8. Maatouk I, et al. (2012), "Longitudinal predictors of health-related quality of life in middle-aged and older adults with hypertension: results of a population-based study". Journal of Hypertension, 30 (7): 1364-72. 9. Maria VC, Liza BS, Ana LLS, Paulo CBVJ (2013), "The Influence of Hypertension on Quality of Life". Arquivos Brasileiros de Cardiologia, 100 (2): 164-74. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 196 10. Ninh TH, Hoa TD, Ninh HL, Vishnu K, and Rachael M (2014), "Quality of life among people living with hypertension in a rural Vietnam community". BMC Public Health, 14: 833. 11. Sawsan S, Abdulmula A, Mohammed S, Fadi S (2014), "Quality Of Life of Hypertensive Patients on Different Types of Antihypertensive Medications". IOSR Journal Of Pharmacy, 4(5): 23-8. 12. Trần Công Duy, Châu Ngọc Hoa (2014), “Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp”, www.timmachhoc.vn/tong-hop-tu-nghien-cuu-tren-lam- sang/1120-chat-luong-cuoc-song-o-benh-nhan-tang-huyet- ap.html, 30 Jan 2016. 13. Trần Kim Trang (2011), "Chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1): 104-11. 14. Trevisol DJ, Moreira LB, Fuchs FD, and Fuchs SC (2011), "Health-related quality of life is worse in individuals with hypertension under drug treatment: results of population- based study". Journal of Human Hypertension, 26 (6): 374-80. 15. Wang R, et al (2009), "Impact of hypertension on health- related quality of life in a population-based study in Shanghai, China.". Public Health, 123 (8): 534-9. 16. Young RC, In SL, Hyo YL (2014), "Effects of Hypertension, Diabetes, and/or Cardiovascular Disease on Health- related Quality of Life in Elde rly Korean Individuals: A Population- based Cross-sectional Survey". Asian Nursing Research, 8: 267-73. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_tan.pdf
Tài liệu liên quan