Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 212 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Vi Hằng*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Nguyễn Đại Thức*, Trịnh Tuyết Huệ*, Hà Thị Như Xuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh vẫn chưa được quan tâm. Chúng tôi khảo sát CLCS và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người bệnh. Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống (TB CLCS) và các yếu tố liên quan ở người THA. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 214 bệnh nhân THA tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi CLCS của Tổ chức y tế thế giới. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 212 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Vi Hằng*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Nguyễn Đại Thức*, Trịnh Tuyết Huệ*, Hà Thị Như Xuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh vẫn chưa được quan tâm. Chúng tôi khảo sát CLCS và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người bệnh. Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống (TB CLCS) và các yếu tố liên quan ở người THA. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 214 bệnh nhân THA tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi CLCS của Tổ chức y tế thế giới. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa điểm CLCS các lĩnh vực và các biến độc lập. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 59,6 tuổi (ĐLC=9,6); 55,1% là nữ giới. Điểm TB CLCS về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân THA lần lượt là: (54,5 ± 12,5), (55,6± 9,7), (54 ± 14, 4), (57,5 ± 12,2). Các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân THA gồm giới tính, học vấn, hút thuốc lá, vận động thể lực, tuân thủ điều trị, tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh kèm theo như: đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, bệnh về khớp, tai biến mạch máu não. Kết luận: CLCS bệnh nhân THA thấp ở lĩnh vực sức khỏe thể chất. Vận động thể lực đều đặn ở mức độ vừa phải, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là các yếu tố cần được khuyến khích thực hiện giúp cải thiện CLCS người bệnh THA. Bệnh nhân THA là phụ nữ, người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng, người có trình độ học vấn thấp, người bệnh THA mắc kèm thêm bệnh mãn tính là những đối tượng cần được quan tâm và hướng tới trong các chương trình, hoạt động với mục tiêu cải thiện CLCS người bệnh. Từ khoá: tăng huyết áp, chất lượng cuộc sống ABSTRACT QUALITY OF LIFE AND ITS ASSOCIATED FACTORS AMONG PATIENTS WITH HYPERTENSION AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL, HO CHI MINH CITY Nguyen Thi Vi Hang, Huynh Ngoc Van Anh, Nguyen Dai Thuc, Trinh Tuyet Hue * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 212 – 217 Background: The prevalence of hypertension has been increasing in Vietnam. However, quality of life (QoL) among the patients has not yet been considered. To improve QoL and health care for hypertensive patients, it is crucial to measure their quality of life and its associated factors. Objectives: To determine average score of QoL and its associated factors among hypertensive patients. Methods: A cross-sectional study was conducted at Nguyen Tri Phuong hospital, Ho Chi Minh city. 214 hypertensive patients were recruited a convenience sample. Data were collected by a face-to-face interview using WHOQoL – BREF. Multivariable linear regression analyses were used to measure the association between QOL and independent variables. *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Vi Hằng ĐT: 0916594433 Email:nguyenvihang.yds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 213 Result: Mean age of participants was 59.6 years (SD 9.6); 55.1% were women. The mean scores in the domains of social relation, environmental health, physical health, and psychological health were (54,5 ± 12,5), (55,6± 9,7), (54 ± 14, 4) và (57,5 ± 12,2) respectively. Factors associated with QoL among hypertensive patients were gender, education level, smoking, physical activity level, adherence to treatment, nutritional status, and presence of co-morbidity (diabetes, kidney diseases, coronary heart disease, arthritis, and stroke). Conclusion: The mean score in the domain of psychological health among the hypertensive patients was low. Encouraging physical activities and strengthening treatment adherence should be considered to improve QoL for hypertensive patients. Actions to improve QoL should be targeted at hypertensive patients female, elderly, undernourished, low educated and/or with co-morbidity. Keywords: hypertension, quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới với tần suất mắc bệnh cao. Được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, THA đang là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất hiện nay và là một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu(2). Để cải thiện và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân (BN) tăng huyết áp không chỉ đơn thuần tuân thủ điều trị nhằm hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan đích, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân THA(5). Mục tiêu nghiên cứu Xác định điểm số trung bình CLCS theo từng lĩnh vực của thang đo WHOQoL-BREF trên bệnh nhân THA đang điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương Xác định mối liên quan giữa điểm số CLCS với đặc điểm dân số xã hội, quá trình bệnh THA, tuân thủ điều trị, thói quen sinh hoạt trên BN THA đang điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn vào BN THA từ 18 tuổi trở lên, có thời gian điều trị ngoại trú ≥3 tháng đến khám bệnh tại BV Nguyễn Tri Phương và đồng ý tham gia nghiên cứu (tính từ thời điểm bắt đầu điều trị THA cho đến thời điểm nghiên cứu). Tiêu chí loại ra BN THA đang trong tình trạng THA cấp cứu, hoặc đang mắc bệnh toàn thân cấp tính, BN mắc các bệnh ảnh hưởng giao tiếp như: câm, điếc, mù. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện được thực hiện trên 214 bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 3 đến tháng 7/2018. Cỡ mẫu Được tính dựa vào công thức ước lượng một trung bình với khoảng tin cậy 95%, sử dụng độ lệch chuẩn = 14,94. Theo nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người tăng huyết áp từ 50 tuổi trở lên tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2013”(10). Phương pháp thực hiện Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi WHOQoL- BREF gồm 26 câu hỏi thu thập thông tin đánh giá điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp trên bốn lĩnh vực sức khỏe thể chất (SKTC), sức khỏe tinh thần (SKTT), quan hệ xã hội (QHXH), môi trường sống (MTS) và điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung. Trong nghiên cứu này, trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức, bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử trên 30 BN THA đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 214 Phương TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo tính phù hợp với dân số nghiên cứu. Xử lý số liệu Dữ liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13.0. KẾT QUẢ Các đặc điểm dân số xã hội Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 59,6 ± 9,6 tuổi. Trong đó đối tượng có độ tuổi thấp nhất là 34 và cao nhất là 85 tuổi. Trong đó, nhóm có độ tuổi nhỏ hơn 50 tuổi chiếm 15% và nhóm tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,3%. Thói quen sinh hoạt Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu có 41 người đang hút thuốc lá chiếm 19,2%, 43 người đang sử dụng rượu bia chiếm 20,1% và có 110 người có tập thể dục thường xuyên chiếm 51,4%. Quá trình bệnh và tuân thủ điều trị THA Đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu có tiền sử gia đình bị THA chiếm tỷ lệ 54,7%. Thời gian phát hiện bệnh THA từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,4%, tiếp đến là từ 1 đến dưới 5 năm chiếm 34,6%. Có 60,8% đối tượng tham gia tuân thủ điều trị thuốc và 53,7% tuân thủ chế độ ăn. Trong các đối tượng tham gia nghiên cứu có 2,8% bị suy dinh dưỡng, 21% thừa cân và 37,4% béo phì. Có đến 51,4% đối tượng nghiên cứu vừa bị THA vừa bị mắc các bệnh mạn tính nhiều nhất. CLCS theo thang đo WHOQoL-BREF Thang đo WHOQoL-BREF dùng để đo lường CLCS. Sau khi chuyển đổi điểm, điểm của câu trả lời càng cao thì CLCS càng tốt và ngược lại. Điểm chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực Bảng 1. Điểm chất lượng cuộc sống theo lĩnh vực (n=214) Lĩnh vực TB ± ĐLC Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Sức khỏe thể chất 57,1 (42,9-64,3)* 25,0 92,9 Sức khỏe tinh thần 57,50 ± 12,2 25,0 83,3 Quan hệ xã hội 58,3 (41,7-66,7)* 16,7 83,3 Môi trường sống 55,6 ± 9,6 28,1 90,6 Điểm CLCS chung 55,4 ± 9,7 29,7 77,5 Các yếu tố liên quan đến điểm CLCS của người THA khi phân tích hồi quy đa biến Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS lĩnh vực SKTT Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, các biến giới tính, hút thuốc lá, uống rượu bia, bệnh kèm theo, tiền sử gia đình, thời gian phát hiện bệnh, tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ chế độ ăn có mối liên quan thật sự tới điểm chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tinh thần (Bảng 2). Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS lĩnh vực MTS Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, các biến trình độ học vấn, sử dụng BHYT, tập thể dục và thời gian phát hiện bệnh có mối liên quan thật sự tới điểm CLCS lĩnh vực MTS (Bảng 3). Bảng 2. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS lĩnh vực SKTT (n=214) Đặc tính Hệ số PTthô KTCthô 95% pthô Hệ số PThc KTChc 95% phc Giới (nam) 3,4 0,09 – 6,64 0,044 7,3 3,76 – 10,80 <0,001 Trình độ học vấn (≥ cấp 3) 6,2 1,59 – 10,79 0,009 2,2 (-1,96) – 6,31 0,301 Hút thuốc lá (có) -4,6 (-8,73) – (-0,46) 0,030 -4,6 (-9,03) – (-0,17) 0,042 Uống rượu bia (có) -4,5 (-8,57) – (-0,44) 0,030 -5,3 (-9,89) – (-0,70) 0,024 Bệnh kèm theo (có) -3,6 (-6,87) – (-0,36) 0,030 -3,5 (-6,34) – (-0,59) 0,019 Tiền sử gia đình (có) 4,8 1,56 – 8,04 0,004 3,1 0,20 – 6,06 0,036 Thời gian phát hiện (≥ 10 năm) -6,7 (-9,98) – (-3,42) <0,001 -5,3 (-8,31) – (-2,37) <0,001 Tuân thủ thuốc (có) 8,6 5,38 – 11,72 <0,001 6,2 3,26 – 9,21 <0,001 Tuân thủ chế độ ăn (có) 3,6 0,31 – 6,84 0,032 3,2 0,20 – 6,16 0,036 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 215 Bảng 3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS lĩnh vực MTS (n=214) Đặc tính Hệ số PTthô KTCthô 95% pthô Hệ số PThc KTChc 95% phc Giới (nam) 2,8 0,24 – 5,38 0,032 1,5 (-1,12) – (4,04) 0,266 Trình độ học vấn (≥ cấp 3) 6,6 3,00 – 10,12 <0,001 5,3 1,94 – 8,75 0,002 Nghề nghiệp (có đi làm) 2,8 0,11 – 5,41 0,042 1,8 (-0,89) – 4,55 0,187 Sử dụng BHYT (có) 8,4 0,67 – 16,00 0,033 9,0 1,92 – 16,17 0,013 Tập thể dục (có) 4,0 1,49 – 6,54 0,002 4,2 1,76 – 6,54 0,001 Tiền sử gia đình (có) 3,1 0,57 – 5,69 0,017 1,4 (-1,08) – 3,9 0,263 Thời gian phát hiện (≥10 năm) -4,0 (-6,60) – (-1,36) 0,003 -3,8 (-6,26) – (-1,26) 0,003 Tuân thủ thuốc (có) 3,2 0,57 – 5,79 0,017 2,4 (-0,10) – 4,82 0,060 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS chung Bảng 4. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến điểm CLCS chung (n=214) Đặc tính Hệ số PTthô KTCthô 95% pthô Hệ số PThc KTChc 95% phc Giới (nam) 3,2 0,62 – 5,80 0,015 5,3 2,37 – 8,29 <0,001 Nhóm tuổi (≥ 60) -3,5 (-6,08) – (-0,93) 0,008 -1,9 (-4,69) – 0,83 0,170 Trình độ học vấn (≥ cấp 3) 5,0 1,32 – 8,62 0,008 2,1 (-1,12) – 5,35 0,199 Nghề nghiệp (có đi làm) 3,1 0,38 – 5,73 0,025 2,7 (-0,19) – 5,64 0,067 Tình trạng hôn nhân (đã kết hôn) 5,0 2,25 – 7,67 <0,001 1,7 (-1,56) – 5,06 0,299 Sống chung với người thân (có) 5,2 1,82 – 8,51 0,003 2,9 (-0,97) – 6,81 0,140 Hút thuốc lá (có) -5,1 (-8,30) – (-1,80) 0,002 -6,4 (-9,85) – (-2,85) 0,001 Uống rượu bia (có) -3,4 (-6,60) – (-0,15) 0,041 -3,7 (-7,34) – (-0,10) 0,044 Tiền sử gia đình (có) 3,1 0,49 – 5,67 0,020 1,7 (-0,65) – 3,97 0,158 Thời gian phát hiện (≥10 năm) -2,2 (-3,49) – (-0,97) 0,001 -2,2 (-4,55) – 0,26 0,078 Tuân thủ thuốc (có) 5,4 2,81 – 7,96 <0,001 4,0 1,70 – 6,32 0,001 Tình trạng DD (thừa cân/béo phì) -3,2 (-5,86) – (-0,63) 0,015 -2,9 (-5,19) – (-0,57) 0,015 Bệnh kèm theo (có) -3,2 (-5,85) – (-0,70) 0,013 -1,7 (-4,01) – 0,71 0,170 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, các biến giới tính, có hút thuốc, có uống rượu và tuân thủ điều trị thuốc, tình trạng thừa cân/ béo phì có mối liên quan thật sự tới điểm CLCS chung (Bảng 4). BÀN LUẬN Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy điểm chất lượng cuộc sống chung của BN THA đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương thành phồ Hồ Chí Minh ở mức trung bình là 55,4 ± 9,7. Trong đó chất lượng cuộc sống của người <50 tuổi cao hơn các đối tượng ≥50 tuổi ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên do số người THA trẻ tuổi ở nghiên cứu tiếp cận được còn khá ít, nên nhiều mối liên quan tới điểm CLCS ở người trẻ chưa được làm rõ, đây cũng là một trong những hạn chế của đề tài. Điểm CLCS cả 4 lĩnh vực trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu thực hiện trên 191 bệnh nhân từ 29 tuổi trở lên của tác giả Ana Carolina Melchiors ở phía Brazil năm 2007(8). Điều này có thể do độ tuổi bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu của tác giả Ana Carolina Melchiors thấp hơn, đồng thời nghiên cứu này chọn tất cả bệnh nhân đang dùng ít nhất một loại thuốc kiểm soát tăng huyết áp, tham gia các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu trong thời gian nghiên cứu nên được hỗ trợ về chăm sóc y tế nên điểm CLCS có thể tốt hơn. Trong khi đó, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm cả bệnh nhân tuân thủ điều trị và không tuân thủ điều trị tăng huyết áp, do đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống có thể thấp hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả lĩnh vực SKTT có điểm CLCS cao nhất, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Thuận (2017), Ana Carolina Melchiors (2007), Duy Thị Hoa (2013)(8,9,10). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 216 Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số xã hội Học vấn cao hơn là một trong những yếu tố dự báo tích cực đến chất lượng cuộc sống của BN THA lĩnh vực môi trường sống. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Richard H Grimm (1997), Klocek (2003), Aram V Chobanian (2008), Duy Thị Hoa (2013) đều cho thấy học vấn càng cao thì điểm chất lượng cuộc sống tốt hơn. Điều này có thể giải thích do những người có học vấn cao thì điều kiện sống và làm việc tốt hơn, cũng như hiểu biết, nhân thức về môi trường sống, và kiến thức về bệnh tốt hơn do đó điểm CLCS cũng cao hơn(4,6,7,10). Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với thói quen sinh hoạt Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích đa biến cho thấy hút thuốc lá là yếu tố dự báo tiêu cực đến điểm chất lượng cuộc sống các lĩnh vực sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung. Kết quả của một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2016 được thực hiện trên 1.224 người THA có độ tuổi từ 45 đến 53, cho thấy hút thuốc làm chất lượng cuộc sống của người THA tệ hơn so với người không hút thuốc lá(11). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hồng Diễm cũng chỉ ra hút thuốc lá có mối liên quan đến chất lượng cuộc sống của người THA ở lĩnh vực sức khỏe tinh thần, theo đó những người hút thuốc lá có điểm số chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tinh thần thấp hơn so với những người không hút thuốc lá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đồng nhất với các nghiên cứu trên. Điều này là hợp lý, vì việc hút thuốc lá là một thói quen xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh THA, gia tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, hô hấp, cũng như làm nặng thêm các tình trạng bệnh mạn tính hiện mắc, qua đó làm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm sút. Kết quả nghiên cứu của Duy Thị Hoa cho thấy nhóm bệnh nhân tăng huyết áp vận động thể lực với cường độ thấp có điểm trung bình chất lượng cuộc sống các lĩnh vực sức khỏe đều thấp hơn so với nhóm bệnh nhân vận động thể lực với cường độ trung bình(10). Nghiên cứu của chúng tôi góp phần củng cố giả thuyết tập thể dục có tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của BN THA. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống với quá trình bệnh và tuân thủ điều trị Kết quả phân tích đa biến cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm chất lượng cuộc sống lĩnh vực SKTT, MTS với thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp. Những người có thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp từ 10 năm trở lên có điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn những người có thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp dưới 10 năm. Điều này cho thấy thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp là một yếu tố dự báo liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bệnh tăng huyết áp càng lâu thì điểm chất lượng cuộc sống càng thấp hơn. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Thuận (2017)(9). Nghiên cứu của chúng tôi góp phần cho thấy bệnh mạn tính đi kèm với THA là một trong những yếu tố dự báo tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết quả này là hợp lí, vì việc một bệnh nhân THA mắc kèm theo các bệnh mạn tính có thể tác động xấu tới tinh thần cũng như thể chất của bệnh nhân, gây khó khăn trong việc điều trị, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát huyết áp, qua đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. KẾT LUẬN Chất lượng cuộc sống của BN THA đang điều trị ngoại trú tại BV Nguyễn Tri Phương chỉ ở mức trung bình dao động từ 54,0 đến 57,5. Những yếu tố như giới tính nữ, trình độ học vấn dưới cấp 3, không sử dụng bảo hiểm y tế, có hút thuốc lá, có uống rượu bia, không tập thể dục, tiền sử gia đình bị THA, thời gian phát hiện THA từ 10 năm trở lên, không tuân thủ điều trị thuốc, không tuân thủ chế độ ăn, có bệnh kèm theo, bị thừa cân/béo phì làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 217 KIẾN NGHỊ Do giới hạn của đề tài với cỡ mẫu còn hạn chế trên các BN THA ở BV Nguyễn Tri Phương. Do đó, cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu với quy mô và phạm vi lớn hơn, để có thể áp dụng kết quả rộng rãi trên cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banegas J, Guallar-Castillón P, Rodríguez-Artalejo F, et al (2006). "Association between awareness, treatment, and control of hypertension, and quality of life among older adults in Spain". American Journal of Hypertension, 19(7):686-693. 2. Bromfield S, Muntner P (2013). "High blood pressure: the leading global burden of disease risk factor and the need for worldwide prevention programs". Current Hypertension Reports, 15(3):134-136. 3. Carvalho MAN, Silva IB, Ramos SBP, et al (2012). "Quality of life of hypertensive patients and comparison of two instruments of HRQOL measure". Arquivos Brasileiros de Cardiologia, 98(5):442- 451. 4. Chobanian Aram V, Bakris George L, Black Henry R, et al (2003). "Seventh report of the joint national committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure". Hypertension, 42(6):1206-1252. 5. Fletcher A (1999). "Quality of life in the management of hypertension". Clinical and Experimental Hypertension, 21(5-6):961-972. 6. Grimm RH, Grandits GA, Cutler JA, et al (1997). "Relationships of quality-of-life measures to long-term lifestyle and drug treatment in the Treatment of Mild Hypertension Study". Archives of Internal Medicine, 157(6):638-648. 7. Klocek M, Kawecka-Jaszcz K (2003). "Quality of life in patients with essential arterial hypertension. Part I: The effect o socio- demographic factors". Przeglad Lekarski, 60(2):92-100. 8. Melchiors AC, Correr C, Pontarolo R, et al (2010). "Quality of life in hypertensive patients and concurrent validity of Minichal- Brazil". Arquivos Brasileiros de Cardiologia, 94(3):357-364. 9. Nguyễn Tấn Thuận (2017). Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 10. Ninh Thi Ha, Duy Hoa Thi, Le Ninh Hoang, et al (2014). "Quality of life among people living with hypertension in a rural Vietnam community". BMC Public Health, 14(1):833. 11. Xu X, Rao Y, Shi Z, et al (2016). "Hypertension impact on health- related quality of life: a cross-sectional survey among middle- aged adults in Chongqing, China". International Journal of Hypertension, Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_benh_nhaanh.pdf
Tài liệu liên quan