Tài liệu Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn chưa được điều trị: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 179
điểm ngáy và BMI trong tầm soát hội chứng ngưng thở lúc
ngủ do tắc nghẽn. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), 64-69.
8. He QY, et al. (2010). Relationship of daytime blood pressure
and severity of obstructive sleep apnea among Chinese: a
multi-center investigation in China. Chin Med J (Engl), 123(1),
18-22.
9. Kang HH, et al. (2014). The associations between
anthropometric indices and obstructive sleep apnea in a
Korean population. PLoS One, 9(12), e114463.
10. Lê Thượng Vũ, Đặng Vũ Thông, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lâm
Quốc Dũng, Đặng Thị Bích Ngân, Vũ Hoài Nam, et al. (2011).
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn tại Việt Nam. Tạp chí
Hô hấp Pháp - Việt, 02(01), 72-77.
11. Lee W, Lee SA, Ryu HU, Chung YS & Kim WS. (2016).
Quality of life in patients with obstructive sleep apnea:
Relationship with daytime sleepiness, sleep quality,
depression, and apnea severity....
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn chưa được điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 179
điểm ngáy và BMI trong tầm sốt hội chứng ngưng thở lúc
ngủ do tắc nghẽn. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), 64-69.
8. He QY, et al. (2010). Relationship of daytime blood pressure
and severity of obstructive sleep apnea among Chinese: a
multi-center investigation in China. Chin Med J (Engl), 123(1),
18-22.
9. Kang HH, et al. (2014). The associations between
anthropometric indices and obstructive sleep apnea in a
Korean population. PLoS One, 9(12), e114463.
10. Lê Thượng Vũ, Đặng Vũ Thơng, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lâm
Quốc Dũng, Đặng Thị Bích Ngân, Vũ Hồi Nam, et al. (2011).
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn tại Việt Nam. Tạp chí
Hơ hấp Pháp - Việt, 02(01), 72-77.
11. Lee W, Lee SA, Ryu HU, Chung YS & Kim WS. (2016).
Quality of life in patients with obstructive sleep apnea:
Relationship with daytime sleepiness, sleep quality,
depression, and apnea severity. Chron Respir Dis, 13(1), 33-39.
12. Martinez-Garcia MA, Soler-Cataluna JJ, Roman-Sanchez P,
Gonzalez V, Amoros C & Montserrat JM. (2009). Obstructive
sleep apnea has little impact on quality of life in the elderly.
Sleep Med, 10(1), 104-111.
13. Punjabi NM. (2008). The epidemiology of adult obstructive
sleep apnea. Proc Am Thorac Soc, 5(2), 136-143.
14. Reddy EV, et al. (2009). Prevalence and risk factors of
obstructive sleep apnea among middle-aged urban Indians: a
community-based study. Sleep Med, 10(8), 913-918.
15. Sow WT, et al. (2014). Normative Data for the Singapore
English and Chinese SF-36 Version 2 Health Survey. Ann Acad
Med Singapore, 43(1), 15-23.
16. Trần Minh Huy, Lê Thị Tuyết Lan & Nguyễn Xuân Bích
Huyên. (2013). Vai trị của bảng câu hỏi Berlin trong tầm sốt
ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
17(1), 123-129.
17. Vũ Hồi Nam & Trần Văn Ngọc. (2009). Đánh giá đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ngưng thở khi ngủ do tắc
nghẽn. Unpublished Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược
TP.HCM.
18. Wang PC, Li HY, Shih TS, Gliklich RE, Chen NH & Liao YF.
(2006). Generic and specific quality-of-life measures in
Taiwanese adults with sleep-disordered breathing. Otolaryngol
Head Neck Surg, 135(3), 421-426.
19. Wu MN, et al. (2015). More severe hypoxemia is associated
with better subjective sleep quality in obstructive sleep apnea.
BMC Pulm Med, 15, 117.
20. Yusoff MF, et al. (2010). Obstructive sleep apnea among
express bus drivers in Malaysia: important indicators for
screening. Traffic Inj Prev, 11(6), 594-599.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 180
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ LÚC
NGỦ TẮC NGHẼN CHƯA ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
Bùi Diễm Khuê*, Mai Phương Thảo*
TĨM TẮT
Mở đầu: Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) đặc trưng bởi sự tắc nghẽn gián đoạn đường hơ hấp
trên một phần hay hồn tồn, liên quan đến giảm oxy máu, vi thức giấc lặp đi lặp lại, sự phân mảnh giấc ngủ và
chất lượng giấc ngủ kém. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận những ảnh hưởng của NTLNTN lên sức
khỏe và chất lượng cuộc sống (CLCS).
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa mức độ nặng của NTLNTN và CLCS theo thang đo SF-36.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mơ tả trên bệnh nhân NTLNTN chưa được
điều trị, sử dụng bộ câu hỏi SF-36 (36-Item Short Form Survey).
Kết quả: Cĩ 65 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình 51,4 ± 14,9. Bệnh nhân cĩ
NTLNTN càng nặng, CLCS càng cao (ở tất cả lĩnh vực, ngoại trừ cảm nhận đau đớn), sự khác biệt khơng cĩ ý
nghĩa thống kê. SpO2 thấp nhất cĩ tương quan nghịch khơng đáng kể với điểm số CLCS ở cả 8 lĩnh vực.
Kết luận: Chưa chứng minh được độ nặng của NTLNTN cĩ tương quan với CLCS của người bệnh.
Từ khĩa: ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN), chất lượng cuộc sống (CLCS), SF-36
ABSTRACT
QUALITY OF LIFE IN UNTREATED OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA PATIENTS
Bui Diem Khue, Mai Phuong Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 180 -
185
Background: Obstructive sleep apnea (OSA) has characteristic of partly or completely interrupted
obstruction of upper respiratory tract, concerns with oxygen reduction, repeated arousals, sleep fragmentation and
poor sleep quality. There are many studies revealed the impact of OSA on health and quality of life (QoL).
Objectives: Investigate the correlation between the severity of OSA and QoL.
Materials and Method: Cross-sectional observational study in untreated OSA patients, assessed by the SF-
36 (36-Item Short Form Survey).
Results: Sixty-five patients were included. Mean age was 51.4 ± 14.9. The more severity of OSA, the higher
of the QoL scores (except bodily pain), this was not statistically significant. The minimum SpO2 had
insignificantly negative correlation with all 8 domains of QoL.
Conclusion: The severity of OSA was not proven to correlate with impairment of QoL.
Key words: obstructive sleep apnea (OSA), quality of life, SF-36
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) là
một rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi sự
tắc nghẽn gián đoạn đường hơ hấp trên một
phần hay hồn tồn, liên quan đến giảm oxy
máu, vi thức giấc lặp đi lặp lại, sự phân mảnh
giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận những ảnh
hưởng của rối loạn hơ hấp trong giấc ngủ lên sức
khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với
* Bộ mơn Sinh lý học, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Bùi Diễm Khuê ĐT: 01237829781 Email: bui.diemkhue@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 181
NTLNTN(2). Các bệnh nhân NTLNTN thường
cĩ chất lượng cuộc sống kém về mặt xã hội,
cảm xúc và thể chất(1); rối loạn cảm xúc ở bệnh
nhân NTLNTN cũng làm tăng xung đột trong
gia đình và xã hội(5). Tuy nhiên, trong cùng một
bệnh lý, chất lượng cuộc sống cĩ thể khác biệt
giữa các quốc gia và nền văn hĩa khác nhau.
Do vậy, kết luận từ một nghiên cứu ở nước
ngồi sẽ khĩ đo lường được chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân NTLNTN của Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng bảng
câu hỏi SF-36 (36-Item Short Form Survey)
nhằm đánh giá những ảnh hưởng của
NTLNTN lên chất lượng cuộc sống của người
bệnh chưa được điều trị. Bảng câu hỏi này đã
được dịch sang tiếng Việt và kiểm định qua
nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường(9).
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đến khám tại Khoa Thăm
dị chức năng – Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM từ tháng 9/2016 – 10/2017, vì cĩ một
hay nhiều triệu chứng rối loạn giấc ngủ hoặc đã
được khám tại khoa/phịng/cơ sở y tế khác và
được gửi đến Khoa Thăm dị chức năng – Bệnh
viện Đại học Y Dược TP.HCM để đo đa ký giấc
ngủ (ĐKGN).
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân đồng ý đo đa ký giấc ngủ và trả
lời các bảng câu hỏi.
Bệnh nhân được chẩn đốn NTLNTN dựa
trên bệnh án và đa ký giấc ngủ.
Bệnh nhân chưa được điều trị NTLNTN.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân cĩ bệnh lý rối loạn giấc ngủ khác:
mất ngủ, ngủ rũ, rối loạn cử động chân cĩ chu
kỳ, mộng du.
Bệnh nhân khơng hồn thành bảng câu hỏi.
Bệnh nhân cĩ bệnh lý khác ảnh hưởng đến
việc đọc (hoặc nghe), hiểu bảng câu hỏi.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mơ tả.
Phương pháp thống kê
Nhập số liệu bằng phần mềm MS Excel
2007. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13,
MS Excel 2007.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tơi thực hiện tại Khoa
Thăm dị chức năng hơ hấp - Bệnh viện Đại học
Y Dược TP.HCM từ tháng 9/2016 đến tháng
10/2017, số liệu ghi nhận trên 65 bệnh nhân được
chẩn đốn NTLNTN.
Đặc điểm lâm sàng và đa ký giấc ngủ
Cĩ 65 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu, trong đĩ nam giới chiếm 71%. Tuổi trung
bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC) là 51,4 ± 14,9, nhỏ
nhất 20 tuổi và lớn nhất 87 tuổi. Trong mẫu
nghiên cứu, đa số bệnh nhân đến từ tỉnh
thành khác ngồi TP. Hồ Chí Minh (66%),
ngồi ra phần lớn bệnh nhân cĩ tri thức cao
(tốt nghiệp cấp III trở lên), chiếm 86%.
BMI của mẫu nghiên cứu cĩ trung vị 27,1
kg/m2, phần lớn bệnh nhân cĩ béo phì, trong
đĩ béo phì độ I là 56% và độ II là 23%. Các chỉ
số vịng cổ, vịng bụng và đa ký giấc ngủ được
trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Trung bình ± ĐLC
Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Tuổi (năm) 51,4 ± 14,9
Chỉ số khối cơ thể (BMI) 27,1 (25,3 – 29,5)
Béo phì độ I (%) 56
Béo phì độ II (%) 23
Vịng cổ (cm) 40,3 ± 3,9
Vịng bụng (cm) 99,7 ± 10,0
Điểm Epworth 8,6 ± 5,1
AHI (số biến cố/giờ) 24,4 (11,8 – 59,3)
SpO2 thấp nhất (%) 73 (63 - 79)
Điểm Epworth cĩ trung bình ± ĐLC là 8,6 ±
5,1, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 22. Cĩ
21 bệnh nhân (33%) cĩ buồn ngủ ban ngày quá
mức (điểm Epworth ≥ 11).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 182
Hình 1. Phân bố mức độ buồn ngủ ban ngày
Chỉ số ngưng thở-giảm thở (AHI) của các
bệnh nhân tham gia nghiên cứu cĩ trung vị 24,4,
khoảng tứ phân vị 11,8 – 59,3 (số biến cố/giờ).
Giá trị AHI thấp nhất là 5,4 và cao nhất là 93.
Bảng 2. Điểm số SF-36
Lĩnh vực Trung vị KTPV
CNTC (Chức năng thể chất) 65 45 – 90
VTTC (Vai trị thể chất) 25 0 – 100
CNĐĐ (Cảm nhận đau đớn) 62 31 – 84
SKTQ (Sức khỏe tổng quát) 35 25 – 50
CNSS (Cảm nhận sức sống) 55 40 – 65
CNXH (Chức năng xã hội) 75 50 – 100
VTCX (Vai trị cảm xúc) 33,33 0 – 66,67
TTTQ (Tinh thần tổng quát) 60 48 – 76
SpO2 thấp nhất của các bệnh nhân tham gia
nghiên cứu cĩ trung vị 73 (%), khoảng tứ phân vị
63-79 (%).
Điểm số chất lượng cuộc sống theo SF-36.
Điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe cĩ trung vị dao
động từ 25 đến 75 điểm.
Mối liên quan giữa CLCS và các đặc điểm của
bệnh nhân
Trong 8 lĩnh vực sức khỏe, chỉ cĩ CNTC cĩ
tương quan khá với tuổi. Tuổi càng cao, CLCS về
mặt CNTC càng thấp. Sự khác biệt này cĩ ý
nghĩa thống kê (p<0,001). Các lĩnh vực cịn lại
tương quan khơng đáng kể so với tuổi.
Điểm số CNTC, CNĐĐ, SKTQ, CNSS và
VTCX khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa nam và
nữ. Nam giới cĩ CLCS ở các lĩnh vực này cao
hơn so với nữ giới. Ở các lĩnh vực cịn lại, nam
giới cũng cĩ CLCS cao hơn, nhưng sự khác biệt
khơng cĩ ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Mối liên quan giữa điểm số 8 lĩnh vực và tuổi
CNTC VTTC CNĐĐ SKTQ CNSS CNXH VTCX TTTQ
Tuổi r (p) -0,58 (< 0,001) -0,16 (1) -0,09 (1) -0,01 (1) 0,11 (1) 0,12 (1) -0,25 (1) 0,3 (0,57)
Bảng 4. Mối liên quan giữa điểm số 8 lĩnh vực và BMI, vịng cổ, vịng bụng
CNTC VTTC CNĐĐ SKTQ CNSS CNXH VTCX TTTQ
BMI r (p) -0,12 (1) -0,02 (1) -0,06 (1) -0,2 (1) -0,08 (1) -0,04 (1) 0 (1) 0,14 (1)
Vịng cổ r (p) 0,12 (1) 0,21 (1) 0,2 (1) 0,12 (1) 0,27 (1) 0,35 (0,28) 0,17 (1) 0,33 (0,41)
Vịng bụng r (p) -0,33 (0,45) -0,04 (1) -0,06 (1) -0,18 (1) 0,08 (1) 0,12 (1) 0,11 (1) 0,29 (1)
Tám lĩnh vực sức khỏe cĩ tương quan khơng
đáng kể (|r| < 0,2) đến tương quan yếu (0,2 < |r|
< 0,4) với BMI, vịng cổ và vịng bụng (Bảng 3).
Tất cả mối tương quan này đều khơng cĩ ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Điểm số 8 lĩnh vực ở các bệnh nhân
NTLNTN mức độ nặng cao hơn điểm số ở các
bệnh nhân cĩ NTLNTN mức độ nhẹ và trung
bình, ngoại trừ điểm CNĐĐ. Tất cả sự khác
biệt này khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhìn chung, 8 lĩnh vực sức khỏe cĩ tương
quan khơng đáng kể (|r| < 0,2) với AHI và
SpO2 thấp nhất khi ngủ. Tất cả mối tương
quan này khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 5. Mối liên quan giữa điểm số 8 lĩnh vực và các chỉ số ĐKGN
CNTC VTTC CNĐĐ SKTQ CNSS CNXH VTCX TTTQ
AHI r (p) 0,13 (1) 0,11 (1) 0,07 (1) 0,21 (1) 0,24 (1) 0,12 (1) 0,14 (1) 0,22 (1)
SpO2 thấp nhất r (p) -0,01 (1) -0,03 (1) -0,02 (1) -0,08 (1) -0,28 (1) -0,05 (1) -0,09 (1) -0,22 (1)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 183
Hình 2. Mối liên quan giữa điểm số 8 lĩnh vực với mức độ NTLNTN
BÀN LUẬN
Chúng tơi ghi nhận NTLNTN mức độ nặng
chiếm đa số (45%), tương tự một số nghiên cứu
khác(3, 8). Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân
NTLNTN đến khám khi bệnh đã nặng. Kết quả
SpO2 thấp nhất của chúng tơi tương đồng với
nghiên cứu của Kang HH(3) nhưng cao hơn kết
quả nghiên cứu của Vũ Hồi Nam(10), cĩ thể do
nghiên cứu của Vũ Hồi Nam thực hiện ở bệnh
viện Chợ Rẫy, đa phần bệnh nhân ở đây là bệnh
nhân nặng, và chỉ số ngưng thở-giảm thở rất cao
so với nghiên cứu của chúng tơi: 42,4 ± 28,2 so
với 24,4 (11,8 – 59,3).
Về đặc điểm thang đo SF-36, thang đo này
khơng cĩ giá trị ngưỡng (cut-off) cố định cho 8
lĩnh vực sức khỏe; thay vào đĩ, điểm số từng
lĩnh vực của dân số nghiên cứu cĩ thể so sánh
với với điểm số tương ứng của dân số chung(12).
Hiện nay ở Việt Nam chưa cĩ điểm số của thang
đo SF-36 trên dân số chung cũng như trên nhĩm
bệnh nhân NTLNTN, nên chúng tơi so sánh
điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe trên 3 nhĩm
NTLNTN (nhẹ, trung bình, nặng) và tính hệ số
tương quan giữa các điểm số này với các biến số
khác. Ngồi ra, từ điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe,
việc tính điểm số của 2 thành phần sức khỏe thể
chất và sức khỏe tinh thần cần chuẩn hĩa điểm
mỗi lĩnh vực theo dân số tương ứng và hệ số hĩa
điểm chuẩn hĩa của mỗi lĩnh vực với các giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số trong dân số
tương ứng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa cĩ
các tham số này trên dân số Việt Nam dựa trên
các nghiên cứu nên chúng tơi chỉ tính điểm số
của 8 lĩnh vực sức khỏe mà khơng thể tính điểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 184
số chung của 2 thành phần sức khỏe.
So với các nghiên cứu của Ware, Wang và
Martínez-García(6, 11, 12), nghiên cứu của chúng tơi
cĩ điểm số 8 lĩnh vực khá thấp, chỉ cĩ điểm
CNSS là tương đồng với các nghiên cứu trên.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tơi
cĩ chênh lệch ít nhất so với nghiên cứu của
Wang tại Đài Loan. Những sự chênh lệch này cĩ
thể do dân số, vấn đề địa lý, văn hĩa ở mỗi
nghiên cứu là khác nhau, mặc dù chúng tơi đã cố
gắng chọn các thiết kế nghiên cứu tương đối gần
giống nhau. Khi tìm hiểu trị số tham khảo trên
dân số chung ở một số nước châu Á, chúng tơi
nhận thấy các dân tộc người Hoa, Malay và Ấn
tại Singpore cĩ trị số tham khảo thấp hơn khá
nhiều so với trị số này ở người Mỹ(7, 12).
Về mối liên quan giữa các đặc điểm bệnh
nhân và CLCS, chúng tơi ghi nhận tuổi bệnh
nhân cĩ tương quan khá với lĩnh vực CNTC, tuổi
càng cao, điểm số CNTC càng thấp, mối tương
quan này cĩ ý nghĩa thống kê (r = -0,58, p <
0,001). Tuổi bệnh nhân cĩ tương quan khơng
đáng kể hoặc tương quan thấp với các lĩnh vực
cịn lại và khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Nghiên
cứu của Martínez-García cĩ kết quả khá tương
đồng với chúng tơi khi ghi nhận chỉ cĩ điểm số
CNTC và TTTQ khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê
giữa nhĩm bệnh nhân NTLNTN trên 65 tuổi và
dưới 65 tuổi(6). Trong mẫu nghiên cứu, chúng tơi
ghi nhận nam giới cĩ điểm số 8 lĩnh vực sức
khỏe cao hơn nữ giới, riêng ở các lĩnh vực
CNTC, CNĐĐ, SKTQ, CNSS và VTCX, sự khác
biệt này là cĩ ý nghĩa thống kê. Điều này cĩ thể
do nữ giới dễ bị tác động về thể chất và tâm lý
hơn nam giới. Kết quả của chúng tơi tương đồng
với nghiên cứu của Bjưrnsdĩttir, trong đĩ ghi
nhận điểm số thành phần sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần ở nữ giới đều thấp hơn nam
giới, sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê(1).
Về BMI, chúng tơi ghi nhận BMI cĩ tương
quan nghịch với 6 lĩnh vực CNTC, VTTC,
CNĐĐ, SKTQ, CNSS và CNXH, cho thấy BMI
càng cao, CLCS ở các lĩnh vực này càng thấp.
BMI cĩ tương quan thuận khơng đáng kể với
VTCX và TTTQ (r < 0,20). Tuy nhiên, tất cả
mối tương quan này đều khơng cĩ ý nghĩa
thống kê. Nghiên cứu của Bjưrnsdĩttir cũng
ghi nhận BMI tương quan nghịch với điểm số
thành phần sức khỏe thể chất (gồm CNTC,
VTTC, CNĐĐ, SKTQ) nhưng tương quan
thuận với thành phần sức khỏe tinh thần (gồm
CNSS, CNXH, VTCX, TTTQ), các mối tương
quan này cĩ ý nghĩa thống kê(1).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, vịng cổ và
vịng bụng cũng cĩ sự khác biệt nhỏ giữa các
lĩnh vực thuộc thành phần sức khỏe thể chất
(CNTC, VTTC, CNĐĐ, SKTQ) và các lĩnh vực
thuộc thành phần sức khỏe tinh thần (CNSS,
CNXH, VTCX, TTTQ). Vịng cổ cĩ tương quan
thuận khơng đáng kể với thành phần SKTC và
tương quan thuận thấp với thành phần SKTT.
Vịng bụng cĩ tương quan nghịch với thành
phần SKTC nhưng tương quan thuận với thành
phần SKTT, tuy nhiên cả 2 tương quan này đều
khơng đáng kể. Như vậy, dường như vịng cổ và
vịng bụng khơng ảnh hưởng đến SKTC nhưng 2
chỉ số này cao lại cho thấy SKTT tốt hơn. Kết quả
này phù hợp với chỉ số BMI đã bàn luận ở trên.
Về mối liên quan với độ nặng của NTLNTN,
theo Hình 2, chúng tơi nhận thấy ngoại trừ điểm
CNĐĐ, điểm số 7 lĩnh vực cịn lại đều tăng dần
theo mức độ nặng của NTLNTN, cho thấy bệnh
càng nặng, CLCS ở các lĩnh vực này càng cao.
Tuy nhiên, khi sử dụng phép kiểm Kruskal–
Wallis để so sánh điểm số giữa các mức độ
NTLNTN, chúng tơi khơng ghi nhận sự khác
biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Ngồi ra, các chỉ số
SpO2, chỉ số vi thức giấc, phần trăm ngáy cũng
khơng tương quan đáng kể với các điểm số
CLCS. Các kết quả này dường như trái ngược
với nhiều nghiên cứu về CLCS trên bệnh nhân
NTLNTN, trong đĩ các tác giả ghi nhận CLCS
giảm theo mức độ nặng của bệnh(1, 11). Tuy nhiên,
nghiên cứu của Martínez-García cho thấy
NTLNTN khơng ảnh hưởng đáng kể lên CLCS
của bệnh nhân trên 65 tuổi so với dân số bình
thường ở cùng độ tuổi(6). Nghiên cứu của Kang
ghi nhận CLCS của bệnh nhân NTLNTN liên
quan nhiều đến chất lượng giấc ngủ chủ quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 185
(đánh giá qua chỉ số chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh) hơn là AHI(4).
Về mức độ giảm oxy khi ngủ, đặc biệt cĩ
nghiên cứu của Wu ghi nhận một nghịch lý là
các bệnh nhân giảm oxy nặng lại cĩ chất lượng
giấc ngủ chủ quan tốt hơn nhĩm chứng. Tác
giả lý giải rằng kết quả này cĩ thể liên quan
đến việc giảm nhận thức trên các đối tượng
giảm oxy máu(13).
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tơi,
CLCS cĩ thể cịn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác ngồi các chỉ số ĐKGN, như các bệnh lý
đồng mắc, hoặc các rối loạn chức năng ban ngày
và ban đêm liên quan đến NTLNTN. Cĩ thể các
bệnh nhân NTLNTN mức độ nặng cĩ thời gian
mắc bệnh đã lâu và đã quen với tình trạng này,
ngược lại, bệnh nhân NTLNTN mức độ nhẹ cĩ
thể chỉ mới mắc bệnh trong thời gian ngắn nên
sẽ cĩ cảm nhận thay đổi rõ rệt về CLCS. Trong
khi đĩ, bảng câu hỏi SF-36 chỉ đánh giá tình
trạng sức khỏe trong 1 tháng gần nhất, nên việc
cho điểm các lĩnh vực khơng phản ánh được đầy
đủ CLCS của các đối tượng khác nhau này.
Ngồi ra, SF-36 vốn là một thang đo CLCS
chung cho nhiều bệnh lý, cĩ thể thang đo này
khơng phù hợp với đối tượng NTLNTN tại
Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 65 bệnh nhân NTLNTN
chưa được điều trị, chúng tơi ghi nhận bệnh
nhân cĩ NTLNTN càng nặng, CLCS càng cao (ở
tất cả lĩnh vực, ngoại trừ CNĐĐ), tuy nhiên, sự
khác biệt này khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Ngồi
ra, SpO2 thấp nhất khi ngủ cĩ tương quan
nghịch khơng đáng kể với điểm số CLCS ở cả 8
lĩnh vực.
Cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ
thể chưa đủ lớn để ghi nhận sự khác biệt cĩ ý
nghĩa thống kê. Do vậy, cĩ lẽ cần thêm nghiên
cứu cĩ cỡ mẫu lớn hơn, đồng thời cần nghiên
cứu về trị số tham khảo cho bộ câu hỏi SF-36 trên
dân số Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bjornsdottir E, et al. (2015). Quality of life among untreated
sleep apnea patients compared with the general population
and changes after treatment with positive airway pressure. J
Sleep Res, 24(3), 328-338.
2. Iacono Isidoro S, Salvaggio A, Lo Bue A, Romano S, Marrone
O & Insalaco G. (2013). Quality of life in patients at first time
visit for sleep disorders of breathing at a sleep centre. Health
Qual Life Outcomes, 11, 207.
3. Kang HH, et al. (2014). The associations between
anthropometric indices and obstructive sleep apnea in a
Korean population. PLoS One, 9(12), e114463.
4. Kang JM, et al. (2017). The quality of life of suspected
obstructive sleep apnea patients is related to their subjective
sleep quality rather than the apnea-hypopnea index. Sleep
Breath, 21(2), 369-375.
5. Lacasse Y, Godbout C & Series F (2002). Health-related quality
of life in obstructive sleep apnoea. Eur Respir J, 19(3), 499-503.
6. Martinez-Garcia MA, Soler-Cataluna JJ, Roman-Sanchez P,
Gonzalez V, Amoros C & Montserrat JM. (2009). Obstructive
sleep apnea has little impact on quality of life in the elderly.
Sleep Med, 10(1), 104-111.
7. Sow WT, et al. (2014). Normative Data for the Singapore
English and Chinese SF-36 Version 2 Health Survey. Ann Acad
Med Singapore, 43(1), 15-23.
8. Trần Minh Huy, Lê Thị Tuyết Lan & Nguyễn Xuân Bích
Huyên. (2013). Vai trị của bảng câu hỏi Berlin trong tầm sốt
ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
17(1), 123-129.
9. Võ Tuấn Khoa (2007). Nghiên cứu về bản đánh giá chất lượng
cuộc sống Short Form (SF) - 36 và ứng dụng để đánh giá chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường sau đoạn chi
tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y
Dược, TP.HCM.
10. Vũ Hồi Nam & Trần Văn Ngọc (2009). Đánh giá đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ngưng thở khi ngủ do tắc
nghẽn. Unpublished Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược
TP.HCM.
11. Wang PC, Li HY, Shih TS, Gliklich RE, Chen NH & Liao YF.
(2006). Generic and specific quality-of-life measures in
Taiwanese adults with sleep-disordered breathing. Otolaryngol
Head Neck Surg, 135(3), 421-426.
12. Ware JE, Jr (2000). SF-36 health survey update. Spine (Phila Pa
1976), 25(24), 3130-3139.
13. Wu MN, et al. (2015). More severe hypoxemia is associated
with better subjective sleep quality in obstructive sleep apnea.
BMC Pulm Med, 15, 117.
Ngày nhận bài báo: 21/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_cuoc_song_tren_benh_nhan_ngung_tho_luc_ngu_tac_ng.pdf