Chất lượng cuộc sống ở người bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Tài liệu Chất lượng cuộc sống ở người bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 224 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Nguyễn Thị Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (DVT) là bệnh gây tử vong hàng năm nhiều hơn bệnh AIDS, ung thư vú và tai nạn giao thông cộng lại. Ở người bị DVT chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ CLCS và các yếu tố liên quan ở người bệnh (NB) có DVT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 70 NB được chẩn đoán DVT tại Khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 – 2019 theo phương pháp lẫy mẫu thuận tiện. Sử dụng thang đo SF-36 đánh giá điểm CLCS chung và điểm CLCS 8 khía cạnh của NB. Kết quả: Điểm CLCS chung của người bệnh DVT ở mức trung bình, với điểm CLCS chung là 65,2 25,5 điểm. Nhóm sức khỏe tinh thần ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống ở người bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 224 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Nguyễn Thị Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (DVT) là bệnh gây tử vong hàng năm nhiều hơn bệnh AIDS, ung thư vú và tai nạn giao thông cộng lại. Ở người bị DVT chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ CLCS và các yếu tố liên quan ở người bệnh (NB) có DVT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 70 NB được chẩn đoán DVT tại Khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 – 2019 theo phương pháp lẫy mẫu thuận tiện. Sử dụng thang đo SF-36 đánh giá điểm CLCS chung và điểm CLCS 8 khía cạnh của NB. Kết quả: Điểm CLCS chung của người bệnh DVT ở mức trung bình, với điểm CLCS chung là 65,2 25,5 điểm. Nhóm sức khỏe tinh thần có điểm CLCS (72,4 24,8 điểm) cao hơn so với nhóm sức khỏe thể chất (60,5 26,7 điểm). Tìm thấy sự khác biệt điểm CLCS chung, điểm CLCS hai nhóm thể chất và tinh thần giữa các nhóm BMI, tiền sử bó bột hoặc chấn thương ở chân gần đây của NB. Có mối tương quan nghịch, trong đó nếu tuổi càng tăng thì điểm CLCS sẽ suy giảm (p <0,001). Ngoài ra ở nhóm NB có nguy cơ PE có điểm CLCS thấp hơn nhóm không có nguy cơ. Kết luận: Ở người bệnh bị DVT điểm CLCS dao động ở mức trung bình. Tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa điểm CLCS với các yếu tố như: tuổi, BMI, tiền sử bó bột và nguy cơ PE của NB. Vì vậy, Bệnh viện cần chú trọng việc đánh giá nguy cơ mắc phải PE, thường xuyên theo dõi các hành vi sức khỏe cũng như tư vấn chế độ vận động, dinh dưỡng cho NB sau quá trình điều trị. Từ khóa: thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu, chất lượng cuộc sống ABSTRACT A STUDY OF QUALITY OF LIFE AND RELATED FACTORS ON PATIENTS WITH DEEP VENOUS THROMBOSIS Nguyen Thi Thanh Truc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 224 – 229 Introduction: Deep venous thrombosis (DVT) is the illness with an annual fatality rate that are greater than that of AIDS, Breast Cancer and Traffic Accident combine (Rathbun, 2009). The Quality of life (QoL) of patients with DVT decline drastically. This study to diversify the knowledge of QoL in DVT patients, with the aim to improve the QoL of DVT patients. Methods: The study selects 70 patients diagnosed with DVT in Thoracic – Vascular Surgery Department, University Medical Center from 2016 to 2019 with the convenience sampling method. The study use of the SF-36 scoring method to evaluate the general QoL score and 08 QoL subcategories. Results: General QoL mean score among DVT patients who have received treatment at University Medical Center is 65.2 with a standard deviation (SD) of 25.5. Mental health subgroup component QoL mean score is 72.4 (SD 24.8) higher than Physical health subgroup component QoL mean score with only 60.5 (SD 26.7). *Khoa Ngoại Lồng Ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Thanh Trúc ĐT: 0909200712 Email: truc.ntt@umc.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 225 Factors proved that associated with components QoL mean score including: BMI, cast in plaster/recent leg injury. We also find negative linear correlation between age and QoL components mean score, which means the higher age lead to the decrease of QoL (p <0.001). Finally, we also found a trend that patients who PE risk score at high level have lower QoL means core than the control group. Conclusion: DVT patients have an average mean score of health related QoL. We found factors statistic significant associated with QoL including: age, BMI, cast in plaster/recent leg injury, PE risk score (p < 0.05). This finding suggest that nurse could play a bigger role such as: PE risk score evaluating, nutrition diet consultation, health risk behavior assessment during treatment procedure. Those would help to improve QoL score of DVT patients. Keywords: deep venous thrombosis, quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) biểu hiện lâm sàng chính là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Trong các nghiên cứu dịch tễ học ở Mỹ cho thấy thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là bệnh gây tử vong hàng năm nhiều hơn bệnh AIDS, ung thư vú và tai nạn giao thông cộng lại(5). Trong năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 67, 70 và 35 trường hợp được chẩn đoán là DVT. Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe ngày càng được xem là một kết quả quan trọng trong chăm sóc lâm sàng(1). Ở người bị DVT chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ CLCS và các yếu tố liên quan ở người bệnh có DVT. Mục tiêu nghiên cứu Xác định thực trạng CLCS ở người bệnh (NB) thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu, tiền sử bệnh đến CLCS của NB thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng đến CLCS của NB thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người bệnh được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) tại Khoa Lồng ngực – mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2019. Tiêu chuẩn chọn vào NB được chẩn đoán DVT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ năm 2016, 2017 và 2018 và các trường hợp mới mắc năm 2019, NB đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra NB có DVT do thai kỳ. NB mất các chức năng hoặc không đủ nhận thức để giao tiếp. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu và phương pháp thu thập Nghiên cứu tiến hành trên 70 NB được chẩn đoán DVT tại BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ năm 2016, 2017, 2018 và NB mới mắc năm 2019. Tiến hành lấy mẫu thuận tiện, vì vậy nên có sự khác biệt về số lượng mẫu tại các năm. Công cụ nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thang đo SF-36 (Short- form Health survey-36 questions) nhằm đánh giá CLCS của NB DVT. Kết quả nghiên cứu thử cho thấy độ tin cậy của thang đo SF-36 ở mức rất tốt, với giá trị Cronbach's alpha dao động từ 0,81–0,96. Bảng câu hỏi gồm 3 phần: thông tin về đặc điểm NB; thông tin lâm sàng và cận lâm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 226 sàng; đánh giá CLCS bằng thang đo SF-36. Phương pháp phân tích Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData phiên bản 3.1, sau đó tập tin dữ liệu được chuyển sang phần mềm phân tích thống kê Stata, phiên bản 14. KẾT QUẢ Bảng 1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh DVT Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng điểm SF-36 65,2 25,5 Nhóm thể chất 60,5 26,7 Nhóm tinh thần 72,4 24,8 Sự thay đổi sức khỏe 62,1 30,6 8 khía cạnh CLCS Hoạt động thể chất 40 42,9 Chức năng thể chất 66,3 26,5 Chức năng cảm xúc 75,4 22,7 Sức sống 60,9 47,1 Sức khỏe tâm lý 78,3 17,8 Hoạt động xã hội 68,6 28,7 Cảm giác đau 75,6 28,1 Sức khỏe tổng quát 59,4 23,6 Kết quả nghiên cứu Bảng 1 cho thấy điểm CLCS tổng của NB DVT là 65,2 điểm, độ lệch chuẩn là 25,5 điểm (Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất: 13,8 – 97,2). Xét hai nhóm CLCS cho thấy nhóm sức khỏe tinh thần có điểm CLCS (72,4 24,8 điểm) cao hơn so với nhóm sức khỏe thể chất (60,5 26,7 điểm). Kết quả điểm CLCS của NB DVT so với kỳ vọng của chúng tôi thì thấp hơn, tuy nhiên không chênh lệch nhiều (kỳ vọng là 70 điểm). Cho thấy NB DVT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh có điểm CLCS theo thang đo SF-36 ở mức tốt (>60 điểm). Trong 8 khía cạnh CLCS kết quả nhận thấy “Sức khỏe tâm lý” có điểm CLCS cao nhất (78,3 17,8 điểm); “Cảm giác đau” và “chức năng cảm xúc” có điểm CLCS cao tiếp theo (với điểm CLCS lần lượt là 75,6 28,1, 75,4 22,7 điểm). Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ giới (67,1%). NB là người dân ở tỉnh (chiếm 78,6%). Với NB mắc DVT từ năm 2017 chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,6% (Bảng 2). Trên 50% NB có BMI ở chỉ số bình thường, 14,3% NB bị béo phì, 2,9% NB bị gầy. Bảng 2. Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh DVT Biến số Giá trị Tần số Tỉ lệ % Giới tính Nam 23 32,9 Nữ 47 67,1 Địa chỉ Tỉnh 55 78,6 TPHCM 15 21,4 Thời gian mắc bệnh 2016 19 27,1 2017 27 38,6 2018 15 21,4 2019 9 12,9 Chỉ số BMI Gầy 2 2,9 Bình thường 36 51,4 Thừa cân 22 31,4 Béo phì 10 14,3 Tiền sử bệnh Béo phì 2 2,9 Hút thuốc 16 22,9 Bó bột hoặc chấn thương ở chân gần đây 2 2,9 Phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu gần đây 3 4,3 Trong các tiền sử, NB có hút thuốc lá là 22,9% và một số NB có tiền sử bó bột, chấn thương ở chân gần đây hoặc phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu gần đây, chiếm dưới 5%. Đa phần NB trong trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trên 40 với độ tuổi trung bình là 48,5 tuổi (độ lệch chuẩn: 14,8 tuổi), ở NB nam tuổi trung bình là 49 tuổi và ở nữ là 47 tuổi. Bảng 3. Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng Biến số Giá trị Tần số Tỉ lệ % Vị trí DVT Chân phải 19 27,1 Chân trái 49 70 Cả hai chân 2 2,9 Chẩn đoán PE Có 24 34,3 Không 46 65,7 Nguy cơ PE Có 41 58,6 Không 29 41,4 Người bệnh có DVT tại chân trái (70%) có tỉ lệ cao hơn chân phải, một số NB có DVT cả hai chân. Với thuyên tắc động mạch phổi (PE) có 34,3% NB được chẩn đoán là có. Qua bảng điểm đánh giá nguy cơ PE cho thấy NB có nguy cơ bị PE (tổng điểm nguy cơ PE >4) tương đối cao, chiếm 58,6% (Bảng 3). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 227 Mối liên quan giữa các yếu tố với chất lượng cuộc sống của người bệnh DVT Kết quả Bảng 4 cho thấy có sự khác biệt điểm CLCS chung, điểm CLCS hai nhóm thể chất và tinh thần giữa các nhóm BMI (gầy, bình thường, thừa cân, béo phì), thời gian mắc bệnh (2016, 2017, 2018 và 2019) với các giá trị p <0,05. Bảng 4. Mối liên quan giữa các biến số đặc tính dân số xã hội Biến số Giá trị Nhóm sức khỏe thể chất Nhóm sức khỏe tinh thần Điểm CLCS SF-36 Thời gian mắc bệnh 2016 58,1 ± 25,9 70,9 ± 26,7 63,2 ± 25,5 2017 71,1 ± 22,2 81,6 ± 20,3 75,3 ± 20,7 2018 65,5 ± 23,4 75,6 ± 21,4 69,4 ± 22,3 2019 25,3 ± 15,7 42,3 ± 15,36 31,72 ± 14,4 Giá trị p Anova <,001** <,001** <,001** Sự khác biệt 2019 < các năm còn lại Chỉ số BMI Gầy 94,1± 0 95,7 ± 2,0 94,9 ± 0,8 Bình thường 59 ± 27,9 71,5 ± 26,8 63,8 ± 27,0 Thừa cân 68,6 ± 22,1 79,2 ± 19,4 72,8 ± 20,6 Béo phì 41,4 ± 21,9 56,1 ± 22,7 47,4 ± 21,3 Giá trị p Anova 0,013* 0,048* 0,019* Sự khác biệt Béo phì < Thừa cân * p <0,05, **p <0,001 Bảng 5. Mối tương quan giữa biến số tuổi với điểm chất lượng cuộc sống Tuổi Nhóm sức khỏe thể chất Nhóm sức khỏe tinh thần Điểm CLCS SF-36 Hệ số r -0,481 -0,358 -0,443 Giá trị p <0,001** <0,002** <0,001** * p <0,05 **p <0,001 Bảng 5 biểu thị mối tương quan giữa biến số tuổi với điểm CLCS chung, điểm CLCS sức khỏe thể chất và điểm CLCS sức khỏe tinh thần. Hệ số tương quan cho thấy mối tương quan giữa tuổi của NB với điểm CLCS sức khỏe thể chất mạnh nhất, đây là tương quan nghịch, trung bình (r=-0,481), có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Tương quan nghịch, kém giữa tuổi của NB với điểm CLCS sức khỏe tinh thần (r=-0,358), có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Bảng 6. Mối liên quan giữa các yếu tố tiền sử bệnh Biến số Giá trị Nhóm sức khỏe thể chất Nhóm sức khỏe tinh thần Điểm CLCS SF-36 Bó bột hoặc chấn thương ở chân gần đây Có 14,3 7,7 40,1 1,3 24,3 5,5 Không 61,9 25,8 73,3 24,6 66,4 24,8 Giá trị p T-test <,012* 0,062 <,02* Sự khác biệt Có < Không Có < Không Nguy cơ PE Có 54,2 4,6 66,7 4,2 59,1 27,1 Không 69,5 4,2 80,5 3,5 73,8 20,5 Giá trị p T-test <,017* <,021* <,016* Sự khác biệt Có < Không Có < Không Có < Không * p <0,05, **p <0,001 Kết quả Bảng 6 tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử bó bột hoặc chấn thương ở chân gần đây của NB với điểm CLCS chung, điểm CLCS về thể chất, với giá trị p lần lượt là p=0,012, p=0,021. Điểm CLCS sức khỏe chung, nhóm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần ở NB có nguy cơ PE thấp hơn so với nhóm không có nguy cơ bị PE, với giá trị p lần lượt ở nhóm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và CLCS chung là p=0,017, p=0,021 và p=0,016. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận điểm Hoạt động thể chất (PF) là thấp nhất tương tự khi nghiên cứu Hedner cũng kết luận điểm PF là một trong hai điểm thấp nhất ở NB DVT(3). Tuy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 228 nhiên các nghiên cứu Korlarr và Tian, điểm PF lại khá cao, do đó đội ngũ điều dưỡng tại Việt Nam cần chú trọng đến hoạt động thể chất của NB và có các phương pháp hỗ trợ (Hình 1). Chúng tôi tìm thấy sự tương đồng với nghiên cứu của Tian khi điểm sức khỏe tinh thần là cao nhất, đặc biệt cả 2 nghiên cứu đều được tiến hành tại Châu Á. Do đó vấn đề sức khỏe tinh thần của NB Châu Á là rất tốt. Hình 1. Điểm trung bình các khía cạnh trong các nghiên cứu Tỷ lệ nữ giới (67,1%), kết quả này tương tự với nghiên cứu của Gombert (2018)(2) tại Đức với tỉ lệ nam là 43,4%. So sánh với nghiên cứu khác bao gồm: nghiên cứu của tác giả Kahn (2005) tại Canada(4) và tác giả Gombert (2018)(2) tại Đức cho thấy BMI trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Cụ thể trong nghiên cứu của tác giả Kahn cho thấy BMI trung bình là 27,6 ± 6 (Kahn, 2005) và nghiên cứu của Gombert cho thấy BMI trung bình là 26,13 ± 3,86 (Gombert, 2018). Hình 2. Tuổi trung bình của người bệnh DVT trong các nghiên cứu Tuổi trung bình của NB DVT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác(3,6). Sự khác biệt này có thể là do số lượng cỡ mẫu hoặc đặc điểm nhân khẩu học xã hội ở các quốc gia khác nhau. Mối liên quan giữa các yếu tố với chất lượng cuộc sống của người bệnh DVT Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Kahn(4) và Utne(7). Kahn nhận thấy khi NB có chỉ số BMI càng cao thì điểm CLCS tại nhóm sức khỏe tinh thần và thể chất đều suy giảm. Utne cũng nhận thấy BMI >30 kg/m2 có liên quan đến việc suy giảm điểm số CLCS. Kết quả của chúng tôi khác Kahn khi tác giả kết luận không có mối liên hệ giữa tuổi và CLCS(3). Tuy nhiên khi đánh giá bằng các thang đo chuyên môn như VEINES-QOOL và VEINES-Sym, tác giả lại không tìm thấy sự ảnh hưởng của bất động đến CLCS(3). Kết quả này gợi ý cho chúng tôi trong việc lựa chọn thang đo đánh giá CLCS cho phù hợp. KẾT LUẬN Các yếu tố dân số xã hội của NB DVT không khác biệt so với thế giới như tuổi trên 40 và BMI nằm ở mức thừa cân. Điểm sức khỏe tâm lý là cao nhất và thấp nhất là điểm hoạt động thể chất. Kết quả này tương tự như những nghiên cứu khác tiến hành tại Châu Á. Các yếu tố dân số xã hội có liên quan đến CLCS ở NB DVT bao gồm: tuổi, thời gian mắc bệnh, chỉ số BMI. Các yếu tố lâm sàng có liên quan đến CLCS ở NB DVT bao gồm: có tiền sử bó bột hoặc chấn thương gần đây, có nguy cơ PE. ĐỀ XUẤT Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi thực hành chăm sóc NB DVT: tuổi, chỉ số BMI, tiền sử bố bột hoặc chấn thương gần đây. Đây là những yếu tố có liên quan đến CLCS ở NB. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 229 Đánh giá nguy cơ mắc phải PE, thường xuyên theo dõi các hành vi sức khỏe cũng như tư vấn chế độ vận động, dinh dưỡng cho NB sau quá trình điều trị. Theo dõi tiến cứu để ghi nhận sự cải thiện CLCS của NB sau khi được điều trị. Có thể tiến hành nghiên cứu theo thiết kế nhóm – chứng và tiến hành lẫy mẫu đa trung tâm để có cỡ mẫu lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Eiser C, Jenney M (2007). Measuring quality of life. Arch Dis Child, 92(4):348-350. 2. Gombert A (2018). Patency rate and quality of life after ultrasound-accelerated catheter-directed thrombolysis for deep vein thrombosis. Phlebology, 33(4):251-260. 3. Hedner E, Carlsson J, Kulich KR, Stigendal L, Ingelgård A, Wiklund I (2004). An instrument for measuring health-related quality of life in patients with Deep Venous Thrombosis (DVT): development and validation of Deep Venous Thrombosis Quality of Life (DVTQOL) questionnaire. Health and Quality of Life Outcomes, 2:30-30. 4. Kahn SR (2005). Prospective evaluation of health-related quality of life in patients with deep venous thrombosis. Arch Intern Med, 165(10):1173-1178. 5. Rathbun S (2009). The Surgeon General’s Call to Action to Prevent Deep Vein Thrombosis and Pulmonary Embolism. AHA Journals, 119(15) :e480–e482. 6. Tian Y, Luo J, Cao Q, Bai C, Magovia S (2015). Life quality changes within 26 month after the non-surgical treatment in patients with deep vein thrombosis. Int J Clin Exp Med, 8(4):5999-6007. 7. Utne KK (2016). Health-related quality of life after deep vein thrombosis. Springerplus, 5(1):1278. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_o_nguoi_benh_thuyen_tac_huyet_khoi_tinh.pdf
Tài liệu liên quan