Tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 490
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2017
Đỗ Phúc Như Nguyện*, Nguyễn Lâm Vương**, Ngô Thanh Bình**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, bệnh lao hiện đang là gánh nặng về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao
phải đối mặt với nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.
Chính vì vậy việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao là điều cần thiết.
Mục tiêu: Xác định điểm số chất lượng cuộc sống bằng bảng câu hỏi SF-36.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 246 bệnh nhân lao đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá thông qua bảng câu hỏi SF-36. Một số
yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được gợi ý bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả: Điểm chất lượng cuộc s...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 490
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2017
Đỗ Phúc Như Nguyện*, Nguyễn Lâm Vương**, Ngô Thanh Bình**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, bệnh lao hiện đang là gánh nặng về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao
phải đối mặt với nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.
Chính vì vậy việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao là điều cần thiết.
Mục tiêu: Xác định điểm số chất lượng cuộc sống bằng bảng câu hỏi SF-36.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 246 bệnh nhân lao đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá thông qua bảng câu hỏi SF-36. Một số
yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được gợi ý bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là 62±20 điểm, phần lớn bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống trung bình (63,4%), sức khỏe thể chất có điểm số cao hơn sức khỏe tinh thần. Một số yếu tố liên quan có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao bao gồm tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp (nghỉ hưu/nội trợ, thất nghiệp), thời gian điều trị, bệnh nhân có bệnh mãn tính kèm theo và bệnh nhân có
chẩn đoán là lao kháng thuốc.
Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao tương đối thấp, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Việc đánh
giá giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao cần được mở rộng và nghiên cứu cụ thể hơn trên từng nhóm đối
tượng để có thể đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao một cách toàn diện.
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, bệnh nhân lao
ABSTRACT
QUALITY OF LIFE AMONG TUBERCULOSIS PATIENTS RECEIVED TREATMENT AT PHAM NGOC
THACH HOSPITAL IN 2017
Nguyen Do Phuc Nhu, Vuong Nguyen Lam, Binh Ngo Thanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 490 – 494
Background: Tuberculosis (TB) is a socio-economic burden in Vietnam. Besides, TB patients have faced
many problems which have a significant effect on the quality of life (QoL) in treatment progress. Hence, the
evaluation of QoL of TB patient is essential.
Objectives: To assess the patients' quality of life during tuberculosis treatment by the SF-36 questionnaire.
Methods: A cross-sectional study was conducted among 246 TB patients received examination and
treatment at Pham Ngoc Thach Hospital. The QoL of patients was assessed through the SF-36 questionnaire. The
multivariate linear regression model was employed to determine factors relating to the patient's QoL.
Result: The patient's QoL score was 62±20 points, most patients had an average QoL (63.4%), physical
health scores higher than mental health. Factors showed a significant association to the QoL (p <0.05) including
age, education level, occupation (retirement/homemaker, unemployment), duration of treatment, patients with
chronic conditions attached, the patient had a diagnosis of drug-resistant TB.
Conclusion: The QoL of TB patients was relatively low, especially mental health. Assessing the QoL of TB
Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh **Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Phúc Như Nguyện ĐT: 0942341499 Email: nhunguyen126@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 491
patients needs to be expanded and studied more specifically on target groups in order to evaluate the QoL of TB
patients comprehensively.
Keywords: quality of life, tuberculosis patient
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn
Mycobacterium tuberculosis gây nên, là một trong
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn
thế giới. Việt Nam vẫn xếp thứ 16 trong số 30
quốc gia có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính Việt Nam có
khoảng 128.000 ca bệnh lao mỗi năm
(137/100.000 dân)(11).
Bệnh lao đã đặt ra một số vấn đề ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người mắc
bệnh như gánh nặng về kinh tế, quá trình điều
trị kéo dài, sự kỳ thị trong cộng đồng từ đó gây
cản trở việc tuân thủ điều trị và chất lượng điều
trị lao(1,2,3,11). Nhiều bộ công cụ đã được nghiên
cứu và áp dụng nhằm đánh giá tác động của
bệnh liên quan đến sức khỏe như SF-36,
WHOQoL-BREF, EQ 5D, SGRQ, BDQ, DUKE,
PSE trong đó, SF-36 là bảng câu hỏi được sử
dụng phổ biến nhất đối với bệnh lao.
Tại Việt Nam, bảng câu hỏi SF-36 đã được sử
dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân trên nhiều tình trạng bệnh mãn tính như
Lupus, bệnh mạch vành, suy thận mạn, bệnh
suy tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh loét dạ dày tá
tràng, bệnh ung thư, xơ cơ nguyên phát... nhưng
chưa có nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân lao bằng bảng câu hỏi SF-36.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định điểm số chất lượng cuộc sống và
các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân lao bằng bảng câu hỏi SF-36.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân lao ≥ 18 tuổi đến khám và điều trị
tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu
Dựa trên công thức ước lượng một tỉ lệ:
n=[Z2(1-α/2).SD2]/d2
Giá trị Z thu được từ bảng Z, ứng với ɑ =
0,05. Dựa theo kết quả của nghiên cứu của
Mamani tiến hành tại Iran năm 2014. Tổng điểm
CLCS trung bình của bệnh nhân lao là 54 ± 20(8).
Từ đó, chọn SD =20, d =2,5. Kết ước lượng cỡ
mẫu là 246 bệnh nhân.
Phương pháp thực hiện
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân bằng bộ câu hỏi SF-36 tại thời điểm phỏng
vấn. Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống gồm 36 câu
hỏi, chia làm 8 phần và hai lĩnh vực chính (sức
khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất). Cách cho
điểm của bộ câu hỏi SF-36: Điểm càng cao thì xác
định tình trạng sức khỏe càng tốt. Mỗi câu trả lời
đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100. Sau đó
tính điểm trung bình của 8 yếu tố nêu trong
bảng dưới đây. Điểm của mỗi bệnh nhân sẽ là
trung bình cộng của sức khỏe thể chất và sức
khỏe tinh thần. Mức đánh giá chất lượng cuộc
sống gồm 4 mức:
Kém (0-25 điểm),
Trung bình kém (26-50 điểm),
Trung bình khá (51-75 điểm),
Khá tốt (76-100 điểm).
KẾT QUẢ
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 246 bệnh
nhân lao trên 18 tuổi. Độ tuổi trung bình của đối
tượng tham gia nghiên cứu là 44±15, tỉ lệ nam
giới tham gia cao hơn nữ giới với tỉ lệ lần lượt là
65,9% và 34,1%. Tỉ lệ đối tượng có trình độ học
vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 52,1%, nhóm có trình
độ học vấn dưới cấp 1 chiếm tỉ lệ thấp nhất với
13,4%. Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu
có việc làm, tỉ lệ nghỉ hưu, nội trợ và thất nghiệp
chiếm 21,2% (Bảng 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 492
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng
nghiên cứu (n=246)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Giới tính
Nam 162 65,9
Nữ 84 34,1
Tuổi 44±15 (19 – 83)
Trình độ học vấn
Mù chữ/Dưới cấp I 33 13,4
Tốt nghiệp cấp I 36 14,6
Tốt nghiệp cấp II 49 19,9
Tốt nghiệp cấp III 58 23,6
TCCN/CĐ/ĐH/sau ĐH 70 28,5
Nghề nghiệp
Cán bộ văn phòng 61 24,8
Buôn bán/Nghề tự do 43 17,5
Nghỉ hưu/ Nội trợ 41 16,7
Nông dân 30 12,2
Công nhân 29 11,8
Thất nghiệp 11 4,5
Khác 31 12,6
Bảng 2: Tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu
(n=246)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ(%)
Phân loại chẩn đoán
Lao tại phổi 175 71,1
Lao ngoài phổi 47 19,1
Lao đa kháng 24 9,8
Tiền căn mắc lao (Có) 43 17,5
Thời gian điều trị (tháng)
Mới bắt đầu điều trị 41 16,7
1 39 15,9
2 52 21,1
3 17 6,9
4 20 8,1
5 11 4,5
6 21 8,5
7 21 8,5
8 17 6,9
≥ 10 tháng 7 2,9
Tình trạng lao AFB+ (Có) 69 28,1
Tình trạng lao kháng thuốc (Có) 36 14,6
Bệnh mãn tính đi kèm (Có) 83 33,7
Đối tượng được chẩn đoán lao tại phổi
chiểm tỉ lệ cao nhất với 71,1%. Bệnh nhân lao
mới bắt đầu điều trị chiếm 16,7%; đang trong
giai đoạn tấn công là 37,0%; đang trong giai
đoạn củng cố (thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến
>10 tháng) chiếm 46,3%. Đối tượng đã từng điều
trị/ chẩn đoán lao trước đây chiếm 17,5%; lao có
AFB(+) là 28,1% và lao kháng thuốc là 14,6%. Tỉ
lệ bệnh nhân lao có mắc các bệnh mãn tính kèm
theo chiếm 33,7% (Bảng 2).
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao
Bảng 3: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao
Yếu tố đánh giá Điểm SF-36
Hoạt động thể chất 79 ± 25
Hạn chế thể chất 60±39
Mức độ đau 71± 26
Sức khoẻ chung 45±20
Hạn chế tinh thần 67±35
Sinh lực 49±13
Trạng thái tâm lý 53±13
Hoạt động xã hội 68±24
Sức khoẻ thể chất 64±24
Sức khoẻ tinh thần 59±18
Chất lượng cuộc sống 62±2
Điểm trung bình của riêng 8 lĩnh vực sức
khỏe của đối tượng nghiên cứu dao động từ 44,7
đến 79 điểm. Trong đó, điểm đánh giá sức khỏe
chung là thấp nhất (44,7±19,56) và điểm đánh giá
hoạt động thể chất là cao nhất (79±25,27 điểm).
Điểm trung bình cho sức khỏe thể chất (SKTC)
của các đối tượng nghiên cứu (63,73±23,59 điểm)
cao hơn điểm trung bình sức khỏe tinh thần
(SKTT) (59,25±17,91 điểm). Điểm trung bình chất
lượng cuộc sống chung là 61,49±19,78 điểm
(Bảng 3).
Bảng 4: Phân loại chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân
Mức độ Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Kém (SF 36: 0 – 25) 14 5,7
Trung bình kém (SF36: 26 – 50) 50 20,3
Trung bình khá (SF 36: 51 – 75) 106 43,1
Khá tốt (SF 36: 76 – 100) 76 30,9
Phần lớn đối tượng nghiên cứu có chất
lượng cuộc sống thuộc nhóm trung bình. trong
đó, nhóm chất lượng cuộc sống trung bình khá
chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,1%. Nhóm chất lượng
cuộc sống kém chiếm tỉ lệ thấp nhất với 5,7%
(Bảng 4).
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân lao
Mô hình trên giải thích 42,01% sự thay đổi về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 493
điểm SF-36 trung bình (R2=0,4201); trong đó các
yếu tố liên quan bao gồm tuổi, học vấn, nghề
nghiệp, thời gian điều trị, tình trạng bệnh mãn
tính đi kèm và phân loại chẩn đoán lao của đối
tượng nghiên cứu (Bảng 5).
Bảng 5: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xác định
các yếu tố liên quan đến điểm SF-36 ở bệnh nhân lao
(n=246)
Đặc điểm
Hệ số
hồi quy
KTC 95% p-value
Tuổi -0,2 -0,36 – -0,03 0,022
Học vấn 3,18 1,54 – 4,82 <0,001
Nghề nghiệp
Nghỉ hưu/ Nội trợ -12,76 -18,87 – -6,65 <0,001
Thất nghiệp -12,77 -22,77 – -2,77 0,013
Thời gian điều trị 1,24 0,58 – 1,9 <0,001
Bệnh mãn tính đi kèm
(Có)
-5,63 -10,22 – -1,04 0,016
Phân loại chẩn đoán (Lao
kháng thuốc)
-11,69 -18,67 – -4,71 0,001
R2=0,4201
BÀN LUẬN
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Có 246 bệnh nhân được phỏng vấn, nam giới
nhiều hơn nữ giới, tỉ lệ là 1,93%, thấp hơn ước
tính của Tổ chức y tế thế giới - WHO
(nam/nữ=2,67)(11). Bất bình đẳng giới trong phân
bố bệnh lao được ghi nhận là 1,9±0,6. Sự khác
biệt này có thể là do các yếu tố văn hóa - xã hội
của mỗi quốc gia, cũng như cơ chế sinh học giới
tính, thể lực và tính nhạy đối với mắc bệnh lao
của giới tại Việt Nam.
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng
nghiên cứu là 43,96±14,97, phù hợp với thống
kê của WHO(11).
Trong nghiên cứu này bệnh nhân lao tại phổi
chiếm tỉ lệ là 71,1%, thấp hơn so với báo cáo
chung của WHO - Việt nam là 82%. Tỉ lệ bệnh
nhân đã có tiền căn lao là 17,5%, cao hơn thống
kê của WHO năm 2016 (8,2%). Tình trạng lao
kháng thuốc chiểm 14,6%, thấp hơn thống kê
của WHO (25%)(11). Tỉ lệ AFB(+) là 28,1%.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao
Kết quả nghiên cứu này là có sự khác nhau
về điểm số khi so sánh với các nghiên cứu trên
thế giới cùng sử dụng bảng điểm SF-36 như
nghiên cứu tại Iran (2014)(8), Thổ nhĩ kỳ (2015)(7)
và Ấn độ(10), đây là các quốc gia đang phát triển,
có điều kiên kinh tế xã hội thấp, có tỉ lệ bệnh lao
lưu hành cao. Hầu hết các yếu tố đánh giá CLCS
thuộc sức khỏe thể chất như hoạt động thể chất;
Hạn chế thể chất; Mức độ đau của đối tượng
nghiên cứu đều có mức điểm cao hơn so với các
nghiên cứu khác.
Ngược lại các yếu tố thuộc sức khỏe tinh
thần chỉ có 2/4 yếu tố là hạn chế tinh thần và
hoạt động xã hội là cao hơn các nghiên cứu khác.
Còn lại 2 yếu tố sinh lực và trạng thái tâm lý là ở
mức đánh giá tương đương. Một cách tổng quát
hơn khi so sánh điểm số CLCS của đối tượng
nghiên cứu trong nghiên cứu này là cao hơn so
với 3 nghiên cứu khác nêu trên (là 62±2 so với
54±20 và 48±30)(7,8,10).
Sự khác biệt về điểm số đánh giá CLCS có
thể do nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu,
địa điểm nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh,
nơi có các đặc điểm về kinh tế - xã hội tốt hơn so
với các địa phương khác tại Việt nam. Điều này
chứng tỏ CLCS của bệnh nhân lao đang điều trị
tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có CLCS ở mức
trung bình khá, điểm số CLCS cao hơn so với
một số nghiên cứu tại Ấn độ và Iran(7,8,10).
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sông
của bệnh nhân lao
Các yếu tố bao gồm tuổi, học vấn, nghề
nghiệp, thời gian điều trị, tình trạng bệnh mãn
tính đi kèm và phân loại chẩn đoán lao của đối
tượng nghiên cứu có liên quan đến chất lượng
cuộc sống bệnh nhân lao.
Bệnh nhân lao có chất lượng cuộc sống
giảm dần theo tuổi. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới về bệnh lao nói riêng và các bệnh mãn
tính nói chung cũng nhận thấy tuổi với chất
lượng cuộc sống liên quan có ý nghĩa thống
kê(9). Kết quả này phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của con người, tuổi càng cao thì SKTC
và SKTT càng giảm.
Trình độ học vấn có liên quan tỉ lệ thuận với
điểm CLCS, kết quả này tương đồng với các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 494
nghiên cứu khác(4,5). Khi đối tượng có học vấn
cao, họ sẽ có kiến thức để chăm sóc sức khỏe của
mình nhiều hơn, cũng như sẽ có điều kiện để
tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hớn, bên cạnh đó sự
hiểu biết chung về bệnh tật tốt hơn nên họ có
tâm lý dễ thích nghi với bệnh hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp. Bên cạnh đó việc
giao tiếp với môi trường xã hội, mức độ giao tiếp
có ảnh hưởng tích cực đến CLCS bệnh nhân lao.
Tuy nghiên nghiên cứu này ghi nhận việc thất
nghiệp, không có thu nhập, quá trình điều trị
kéo có các ảnh hưởng tiêu cực CLCS của bệnh
nhân. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên
cứu khác trên thế giới. Một số yếu tố khác có mối
tương quan nghịch với CLCS bao gồm tình trạng
bệnh mãn tính đi kèm, tiền căn lao, tình trạng
kháng thuốc và lao đa kháng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân lao tại Việt Nam tương đối thấp.
Các yếu tố bao gồm tuổi, học vấn, nghề nghiệp,
thời gian điều trị, tình trạng bệnh mãn tính đi
kèm và phân loại chẩn đoán lao của đối tượng
nghiên cứu có liên quan đến chất lượng cuộc
sống bệnh nhân lao.
KIẾN NGHỊ
Bệnh nhân lao có điểm trung bình sức khỏe
tinh thần thấp hơn sức khỏe thể chất, vì vậy
cần đưa ra những giải pháp tuyên truyền, giáo
dục thường xuyên, phổ cập, bao phủ và chính
sách hỗ trợ tài chính thích hợp để chăm sóc và
nâng cao sức khỏe tinh thần, dự phòng cho
những hậu quả như lo âu, trầm cảm làm giảm
hiệu quả điều trị cho bệnh nhân lao. Những
nghiên cứu khác nên mở rộng quy mô nghiên
cứu hơn (số lượng mẫu, thời gian nghiên cứu,
tất cả các bệnh nhân lao với các tình trạng khác
nhau) để có thể đánh giá toàn diện chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Các yếu tố liên quan
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao
cần được đánh giá cụ thể hơn, nên có nhưng
nghiên cứu riêng biệt cho những nhóm yếu tố
lớn như bệnh tật đi kèm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bauer M, Leavens A, Schwartzman K (2013). A systematic
review and meta-analysis of the impact of tuberculosis on
health-related quality of life. Quality of Life Research, 22(8):2213-
2235.
2. Chang B, et al (2004). Quality of life in tuberculosis: a review of
the English language literature. Quality of Life Research,
13(10):1633-1664.
3. Chirinos NEC, Meirelles BHS, Bousfield ABS (2017).
Relationship between the social representations of health
professionals and people with tuberculosis and treatment
abandonment. Texto & Contexto-Enfermagem,
07072017000100307&script=sci_arttext.
4. Devkota J, Devkota N, Lohani SP (2017). Health Related Quality
of Life, Anxiety and Depression among Tuberculosis Patients in
Kathmandu, Nepal. Janaki Medical College Journal of Medical
Science, 4(1):13-18.
5. Duyan V, et al (2005). Relationship between quality of life and
characteristics of patients hospitalised with tuberculosis.
International Journal of Tuberculosis and Lung Disease, 9(12):1361-
1366.
6. Guo N, Marra F, Marra CA (2009). Measuring health-related
quality of life in tuberculosis: a systematic review. Health and
Quality of Life Outcomes, 7(1):14.
7. Kibrisli E, et al (2015). High social anxiety and poor quality of
life in patients with pulmonary tuberculosis. Medicine,
94(3):e413.
8. Mamani M, et al (2014). Assessment of health-related quality of
life among patients with tuberculosis in Hamadan, Western
Iran. Oman Medical Journal, 29(2):102.
9. Mercier C, Peladeau N, Tempier R (1998). Age, gender and
quality of life. Community Mental Health Journal, 34(5):487-500.
10. Ramkumar S, et al (2017). Health-related quality of life among
tuberculosis patients under Revised National Tuberculosis
Control Programme in rural and urban Puducherry. Indian
Journal of Tuberculosis, 64(1):14-19.
11. World Health Organization (2016). Global tuberculosis report
2016. URL:
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_lao_dang_dieu_tri_tai_ben.pdf