Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone tại phòng khám quận gò vấp TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone tại phòng khám quận gò vấp TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 183 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI PHÒNG KHÁM QUẬN GÒ VẤP TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Kim Thảo*, Nguyễn Song Chí Trung**, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị duy trì bằng thuốc Methadone giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nghiện heroin, đặc biệt là những bệnh nhân nghiện lâu năm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị Methadone tại phòng khám quận Gò Vấp, TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 182 bệnh nhân đang điều trị trong giai đoạn duy trì tại cơ sở Methadone quận Gò Vấp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Sử dụng bộ công cụ WHOQoL – BREF để đánh giá chất lượng cuộc sống và thang đo APGAR để đo lường mức độ gắn kết gia đình của bệnh nhân. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (95,6%); trung bình 35 tuổi (độ lệch chuẩn = 6,3 ); 57,1% bệnh nhân...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị methadone tại phòng khám quận gò vấp TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 183 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI PHÒNG KHÁM QUẬN GÒ VẤP TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Kim Thảo*, Nguyễn Song Chí Trung**, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị duy trì bằng thuốc Methadone giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nghiện heroin, đặc biệt là những bệnh nhân nghiện lâu năm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị Methadone tại phòng khám quận Gò Vấp, TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 182 bệnh nhân đang điều trị trong giai đoạn duy trì tại cơ sở Methadone quận Gò Vấp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Sử dụng bộ công cụ WHOQoL – BREF để đánh giá chất lượng cuộc sống và thang đo APGAR để đo lường mức độ gắn kết gia đình của bệnh nhân. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (95,6%); trung bình 35 tuổi (độ lệch chuẩn = 6,3 ); 57,1% bệnh nhân chưa học hết cấp 2 và 36,8% đang thất nghiệp. Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao nhất trong lĩnh vực môi trường sống là 67,3 ± 10,3 và thấp nhất trong lĩnh vực quan hệ xã hội là 47,0 ± 17,5, dựa trên thang điểm 100. Các yếu tố làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là tuổi < 35, liều điều trị 60 – 120 mg/ngày, công việc ổn định, không mắc các bệnh kèm theo và gia đình gắn kết tốt. Kết luận: Điều trị các bệnh kèm theo và sự gắn kết của gia đình là những yếu tố quan trọng nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đồng thời, cũng cần có những chính sách hỗ trợ việc làm phù hợp trên những bệnh nhân này. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, WHOQoL – BREF, Methadone, Thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT QUALITY OF LIFE AMONG METHADONE MAINTENANCE PATIENTS IN GO VAP CLINIC, HO CHI MINH CITY. Trinh Thi Kim Thao, Nguyen Song Chi Trung, Le Huynh Thi Cam Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 183 - 189 Introduction: The effectiveness of Methadone Maintenance Treatment (MMT) was to improve the Quality Of Life (QoL) amongheroin addiction patients, specially in longtime addictors. The study aimed to evaluate the QoL among MMT patients in Go Vap district clinic. Methods: A cross-sectional study was conducted in 182 patients who were being treated in the maintenance phase of MMT in Go Vap clinic. Participants were recruited in the study using the single random sampling technique. The World Health Organiation quality of life intrusment (WHOQoL-BREF) was used to assess the QoL and the APGAR scale was used to evaluate the familly connectedness of patients. Results: Most patients were male (95.6%), the mean age was 35 years (standard deviation = 6.3), 57.1% of the respondents did not complete secondary school and 36.8% were unemployed. Quality of life score was highest in environmental domain with 67.3 ± 10.3 and lowest in social relationships domain with 47.0 ± 17.5, based 100 point scale. Factors that increased the QoL score were age < 35, treatment dose from *BS YHDP, **BM Tâm thần-Khoa Y, ***BM Sức khỏe môi trường-Khoa YTCC, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Trịnh Thị Kim Thảo ĐT: 01687607327 Email: trinhthaoyds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 184 60 to 120 mg/day, stable job, has no co-disease and good family connectedness. Conclusion: Treating co-diseases and improving family connectedness were important factors to increase the quality of life for patients. Furthermore, appropriate employment support policies were also needed in these patients. Keywords: Quality of life, WHOQoL – BREF, Methadone, Ho Chi Minh City ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiện ma túy nói chung và nghiện các chất dạng thuốc phiện nói riêng luôn là vấn đề nóng của xã hội. Nghiện ma túy không những gây ra nhiều tác hại về mặt sức khỏe và tinh thần mà đặc biệt còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, HCV(6, 11, 15). Ước tính trên thế giới cứ 20 người trong độ tuổi trưởng thành thì có một người sử dụng ít nhất một loại ma túy(15). Tại Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 02/2017 cả nước hiện có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 85% trong số này có tiêm chích heroin(3). Đặc biệt, TP. HCM có 21.712 người nghiện ma túy, được xem là một trong những nơi có số người nghiện ma túy cao nhất cả nước(3). Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp điều trị nghiện ma túy khác nhau. Trong đó, liệu pháp điều trị duy trì bằng Methadone (Methadone Maintenance Treatment – MMT) được đánh giá là có hiệu quả cao, đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử nghiện heroin lâu năm. Giảm sử dụng heroin, giảm hành vi lây truyền HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là 3 mục tiêu chính để đánh giá hiệu quả của chương trình MMT tại Việt Nam(6). Tuy nhiên, do thời gian điều trị kéo dài cùng những hậu quả nặng nề do lệ thuộc chất gây nghiện gây ra thì việc cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách toàn diện hay chính là chất lượng cuộc sống đang là một trong những khó khăn lớn. Gò vấp là một quận nội thành nẳm ở phía Tây Bắc của Tp.Hồ Chí Minh, đây là quận thứ 6 của thành phố triển khai chương trình MMT trước tình hình dịch HIV lan rộng. Tính đến thời điểm hiện tại phòng khám đã điều trị cho khoảng 658 bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 319 bệnh nhân đang tham gia điều trị, trong đó có 227 bệnh nhân đang điều trị trong giai đoạn duy trì. Việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị tại đây là rất quan trọng, nhằm cung cấp thêm nhiều bằng chứng về hiệu quả điều trị cũng như đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sống, nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị Methadone quận Gò Vấp và xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 05/2017 đến tháng 06/2017 trên bệnh nhân đang điều trị Methadone trong giai đoạn duy trì tại phòng khám Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Đối tượng nghiên cứu được tuyển chọn dựa vào những tiêu chí (1) ≥ 18 tuổi và (2) đang điều trị trong giai đoạn duy trì. Cỡ mẫu được tính dựa vào công thức ước lượng một trung bình với xác suất sai lầm loại 1 α = 0,05; sai số biên cần ước lượng d = 2, độ lệch chuẩn của biến số cần ước lượng σ = 13,4 dựa vào nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị Methadone tại Hải Phòng của Lê Minh Giang và cộng sự(7). Ước tính cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 172 bệnh nhân, dự trù mất mẫu 10%, vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 191 mẫu. Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để tuyển chọn đối tượng nghiên cứu. Tổng cộng có 191 bệnh nhân được mời tham gia vào nghiên cứu, trong đó 182 bệnh nhân đồng ý tham gia và hoàn thành bộ câu hỏi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 185 Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp và tra cứu hồ sơ bệnh án dựa vào bộ câu hỏi có cấu trúc soạn sẵn gồm 4 phần: đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu (tuổi, giới, công việc, học vấn, hôn nhân, thời gian điều trị, liều điều trị), đặc điểm về các bệnh kèm theo (Lao, HBV, HCV, HIV), mức độ gắn kết gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu thông qua bộ công cụ APGAR (thích nghi - Adaptation, hội nhập - Partnership, nuôi dưỡng - Growth, tình cảm - Affection, giải quyết - Resolve), chất lượng cuộc sống của đối tượng tham gia nghiên cứu thông qua bộ công cụ WHOQoL – BREF đã được việt hóa và tiến hành nghiên cứu thử trên 20 đối tượng trước khi đưa vào nghiên cứu. WHOQoL – BREF là bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống gồm 26 câu, đây là bộ rút gọn của bộ công cụ WHOQoL – 100(17,18). WHOQoL – BREF đo lường trên 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất (7 câu), sức khỏe tinh thần (6 câu), quan hệ xã hội (3 câu), môi trường sống (8 câu) và 2 câu là nhận thức chung về chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sử dụng thang đo WHOQoL – BREF trên đối tượng điều trị Methadone ở các quốc gia khác nhau đều cho thấy thang đo này có tính giá trị và tính tin cậy tốt(1,7,13). Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Để đồng bộ điểm số giữa các lĩnh vực với nhau và với những nghiên cứu khác, điểm số chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu này sẽ được chuyển đổi sang thang điểm 0 – 100. Thống kê mô tả bao gồm: tần số, tỷ lệ % cho biến giới tính, nhóm tuổi, học vấn, hôn nhân, công việc, thời gian điều trị, liều điều trị, bệnh kèm theo và khả năng gắn kết gia đình; trung bình, độ lệch chuẩn cho biến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội và môi trường sống; trung vị, khoảng tứ phân vị cho biến APGAR. Thống kê phân tích: kiểm định t được sử dụng để so sánh sự khác biệt điểm số chất lượng cuộc sống giữa các nhóm tuổi, giới tính, hôn nhân. Phép kiểm ANOVA được sử dụng để so sánh sự khác biệt điểm số chất lượng cuộc sống giữa các nhóm công việc, nhóm liều điều trị, bệnh kèm theo và mức độ gắn kết gia đình. Phép kiểm Kruskal-Wallis được sử dụng khi phương sai giữa các nhóm không đồng nhất. Kiểm định được xem là có ý nghĩa khi p < 0,05. Nghiên cứu được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức từ Hội Đồng Đạo Đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số 160/ĐHYD-HĐ ký ngày 10/5/2017. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 182) Đặc tính Tần số Tỷ lệ(%) Giới tính Nam Nữ 174 8 95,6 4,4 Nhóm tuổi < 35 tuổi ≥ 35 tuổi 84 98 46,1 53,9 Học vấn ≤ Cấp 2 > Cấp 2 104 78 57,1 42,9 Hôn nhân Độc thân Kết hôn/sống với bạn tình 91 91 50,0 50,0 Công việc Ổn định Không ổn định Thất nghiệp 83 32 67 45,6 17,6 36,8 Thời gian điều trị < 24 tháng ≥ 24 tháng 61 121 33,5 66,5 Liều điều trị < 60 mg/ngày 60 – 120 mg/ngày >120 mg/ngày 31 93 59 17,0 51,1 31,9 Bệnh kèm theo Không 1 bệnh ≥ 2 bệnh 49 69 64 26,9 37,9 35,2 Bệnh lý HCV HIV/AIDS HBV Lao 114 66 20 3 62,6 36,3 11,0 1,7 APGAR(*) Chỉ số APGAR GTNN – GTLN 7 (3 – 9) 0 – 10 Khả năng gắn kết gia đình Gắn kết tốt Gắn kết không tốt Rời rạc 78 53 51 42,9 29,1 28,0 (*) Trung vị (khoảng tứ phân vị) GTLN – GTNN: giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất Đối tượng tham gia nghiên cứu hầu hết là nam, nhóm tuổi ≥ 35 chiếm tỷ lệ cao hơn so với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 186 nhóm < 35 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi. Trình độ học vấn tương đối thấp, hầu hết các đối tượng tham gia nghiên cứu chưa học hết cấp 2 (57,1%) và 36,8% đối tượng đang thất nghiệp. Đa số các đối tượng đang điều trị tại Gò Vấp đã tham gia điều trị trên 24 tháng (2 năm), liều 60 – 120 mg/ngày chiếm đa số. Trong 182 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 133 đối tượng đang mắc các bệnh lý kèm theo. Hai bệnh mắc nhiều nhất là HCV (62,6%) và HIV (36,3%). Chỉ số APGAR của đối tượng tham gia nghiên cứu có trung vị là 7, thấp nhất là 0 và cao nhất là 10 điểm. Qua đó, cho thấy có > 50% gia đình bệnh nhân gắn kết không tốt và rời rạc (Bảng 1). Bảng 2: Chất lượng cuộc sống của đối tượng tham gia nghiên cứu (WHOQoL – BREF) Lĩnh vực TB ± ĐLC Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Sức khỏe thể chất 59,5 ± 13,1 17,9 82,1 Sức khỏe tinh thần 64,0 ± 14,8 8,3 95,8 Quan hệ xã hội 47,0 ± 17,5 0 83,3 Môi trường sống 67,3 ± 10,3 21,9 90,6 QoL 59,5 ± 11,6 24,7 82,3 TB ± ĐLC: trung bình ± độ lệch chuẩn QoL: Chất lượng cuộc sống Kết quả bảng 2 cho thấy chất lượng cuộc sống của đối tượng tham gia nghiên cứu cao nhất trong lĩnh vực môi trường sống (67,3 ± 10,3) và thấp nhất trong lĩnh vực quan hệ xã hội (47,0 ± 17,5). Bảng 3: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n = 182) Đặc tính Sức khỏe thể chất TB ± ĐLC Sức khỏe tinh thần TB ± ĐLC Quan hệ xã hội TB ± ĐLC Môi trường sống TB ± ĐLC QoL TB ± ĐLC Giới tính Nam Nữ p 59,6 ± 13,1 57,6 ± 12,4 0,668 64,1 ± 14,7 61,5 ± 17,9 0,620 47,6 ± 17,3 34,4 ± 18,1 0,037 67,5 ± 10,3 63,7 ± 11,3 0,307 59,7 ± 11,5 54,3 ± 12,8 0,195 Tuổi < 35 tuổi ≥ 35 tuổi p 63,3 ± 11,0 56,3 ± 13,9 <0,001* 67,4 ± 12,9 61,1 ± 15,8 0,005 50,3 ± 16,3 44,1 ± 18,0 0,017 68,8 ± 8,6 66,0 ±11,5 0,064* 62,4 ± 10,0 56,9 ± 12,3 0,001 Hôn nhân Sống chung Không sống chung p 59,9 ± 13,3 59,2 ± 13,0 0,747 64,7 ± 14,2 63,3 ± 15,5 0,507 50,6 ± 17,7 43,3 ± 16,5 0,004 67,9 ± 10,9 66,8 ± 9,7 0,461 60,8 ± 11,8 58,1 ± 11,2 0,124 Công việc Ổn định Không ổn định Thất nghiệp p 62,9 ± 12,7 59,5 ± 12,0 55,4 ± 13,0 0,002 68,0 ± 12,6 65,6 ± 13,0 58,3 ± 16,5 <0,001 52,1 ± 16,2 44,5 ± 15,1 41,8 ± 18,4 0,001 70,1 ± 9,0 66,1 ± 9,4 64,5 ± 11,4 0,003 63,3 ± 10,4 58,9 ± 10,1 55,0 ± 12,1 <0,001 Liều điều trị < 60 mg/ngày 60 – 120 mg > 120mg p 62,8 ± 11,3 62,4 ± 11,5 53,3 ± 14,3 <0,001 66,9 ± 12,6 67,9 ± 11,8 56,2 ± 17,2 <0,001** 52,7 ± 15,0 49,7 ± 16,2 39,5 ± 18,5 <0,001 69,8 ± 8,3 69,1 ± 9,8 63,1 ± 11,1 <0,001 63,0 ± 9,6 62,3 ± 10,1 53,0 ± 12,3 <0,001 Bệnh kèm theo Không 1 bệnh ≥ 2 bệnh p 66,3 ± 8,6 63,5 ± 10,3 50,1 ± 13,4 <0,001** 71,9 ± 11,0 67,7 ± 10,6 54,0 ± 15,9 <0,001** 52,6 ± 14,0 51,3 ± 14,6 38,0 ± 19,2 <0,001** 71,3 ± 9,6 69,6 ± 8,4 61,8 ± 10,6 <0,001 65,5 ± 8,9 63,0 ± 8,3 51,0 ± 11,6 <0,001** Gắn kết gia đình Tốt Không tốt Rời rạc p 65,0 ± 10,3 57,3 ± 13,7 53,4 ± 13,0 <0,001 72,4 ± 10,4 61,0 ± 13,3 54,3 ± 15,3 <0,001** 52,7 ± 14,9 45,9 ± 17,9 39,4 ± 17,9 0,001 72,0 ± 7,4 67,1 ± 9,0 60,5 ± 11,7 <0,001** 65,5 ± 8,4 57,8 ± 10,7 51,9 ± 11,8 <0,001** (*) Kiểm định t với phương sai không bằng nhau (**) Kiểm định Kruskal Wallis Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 187 Kết quả bảng 3 cho thấy nam giới có điểm chất lượng cuộc sống trong lĩnh vực quan hệ xã hội cao hơn so với nữ giới (p = 0,037). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa công việc với điểm chất lượng cuộc sống chung và trên các lĩnh vực thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội, môi trường sống (p < 0,05). Những người đồng mắc bệnh có điểm chất lượng cuộc sống chung và trên 4 lĩnh vực thấp hơn so với những người không mắc bệnh (p < 0,05). Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa thời gian điều trị với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những bệnh nhân đang điều trị ở liều < 60 mg/ngày có chất lượng cuộc sống trong từng lĩnh vực cao hơn so với bệnh nhân điều trị liều > 120 mg/ngày. Có sự khác biệt giữa khả năng gắn kết gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu với chất lượng cuộc sống trên lĩnh vực thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội và môi trường sống (p < 0,05). BÀN LUẬN Liệu pháp điều trị duy trì bằng Methadone hiện nay đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới(10,12). Tại Việt Nam, tính đến năm 2017 chương trình điều trị Methadone đã được triển khai trên tất cả các tỉnh, thành của cả nước(4, 12). Hiệu quả của chương trình điều trị này đã có nhiều ghi nhận thông qua việc giảm sử dụng heroin, giảm hành vi lây truyền các bệnh qua đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân(6,11,13,14). Hầu hết các đối tượng đang điều trị Methadone tại Gò Vấp là nam giới, nhiều y văn tại Việt Nam và trên thế giới cũng ghi nhận tỷ lệ nam điều trị Methadone nhiều hơn so với nữ(2,9,13,16,19). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân đang điều trị Methadone tại đây là 35 tuổi, đều là những người đang trong độ tuổi lao động. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách và Nguyễn Thanh Long tại 3 thành phố Hải Phòng, Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân điều trị Methadone là 35 ± 4,6 tuổi(14) .Trình độ học vấn thấp, sức khỏe suy giảm cùng với tiền sử sử dụng chất gây nghiện có thể là nguyên nhân dẫn tới hầu hết tình trạng công việc của các bệnh nhân đang điều trị Methadone tại Gò Vấp là thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổn định. Nghiên cứu này sử dụng thang đo WHOQoL – BREF để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trên 4 lĩnh vực (thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội, môi trường sống) mà nghiên cứu này ghi nhận được là 59,5 ± 11,6 (thang điểm 100). Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu khác(6,7,8), nhưng cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Chou YC tại Đài Loan(2). Các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho thấy điểm chất lượng cuộc sống trong lĩnh vực quan hệ xã hội là thấp nhất(7,13) , kết quả này cũng được xác nhận lại qua nghiên cứu của chúng tôi. Từ đây, có thể thấy được việc cải thiện các mối quan hệ xã hội hay nói cách khác là quá trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân sau khi tham gia điều trị Methadone là rất quan trọng. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với chất lượng cuộc sống trong lĩnh vực quan hệ xã hội, qua đó có thể thấy được định kiến về phụ nữ nghiện chất vẫn còn đang là một trong những rào cản rất lớn làm cho phụ nữ khó có cơ hội hòa nhập cộng đồng hơn nam giới. Hầu hết các y văn đều ghi nhận chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân có công việc ổn định cao hơn so với những người thất nghiệp(5,9,19). Điều này cho thấy việc hỗ trợ tạo cơ hội việc làm cho bệnh nhân sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 188 sống của họ. Bên cạnh đó, đồng mắc các bệnh lây truyền qua đường máu (HIV, HCV) do tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là tìm thấy mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với khả năng gắn kết gia đình của bệnh nhân thông qua bộ công cụ APGAR. Nghiên cứu của Wang tại Đài Loan cũng cho thấy những bệnh nhân có chỉ số APGAR càng cao thì sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần càng cao(16). Qua đó, có thể thấy gia đình không những có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân tham gia điều trị mà còn có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điểm mạnh trong nghiên cứu này của chúng tôi đó là sử dụng những thang đo đã được chuẩn hóa có tính giá trị và tính tin cậy tốt. Đồng thời, mẫu của nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách bệnh nhân tại phòng khám nên kết quả của nghiên cứu này có tính đại diện cho dân số nghiên cứu. Tuy nhiên, thiết kế nghiên cứu cắt ngang là một trong những hạn chế của nghiên cứu này vì chưa thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa thời gian điều trị cũng như các yếu tố khác với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao nhất trong lĩnh vực môi trường sống và thấp nhất trong lĩnh vực quan hệ xã hội. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân cũng như nâng cao hiệu quả điều trị Methadone thì việc hỗ trợ tâm lý từ phía gia đình, điều trị các bệnh lý kèm theo và giải quyết việc làm cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Gia đình nên tìm hiểu lắng nghe động viên bệnh nhân trong quá trình điều trị. Sự gắn kết của các thành viên trong gia đình nhằm tăng cường động lực cho bệnh nhân, từ đó tạo sự thoải mái về tinh thần và sự tương tác tích cực với môi trường xung quanh, giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baharom N, Hassan MR, Ali N, Shah SA (2012), "Improvement of quality of life following 6 months of methadone maintenance therapy in Malaysia". Subst Abuse Treat Prev Policy, 7:32. 2. Chou Y C, Shih S F, Tsai W D, Li C S, Xu K, Lee T S (2013), "Improvement of quality of life in methadone treatment patients in northern Taiwan: a follow-up study". BMC Psychiatry, 13:190. 3. Công An TP. Hồ Chí Minh (2017), TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số người nghiện ma túy ve-so-nguoi-nghien-ma-tuy_34147.html, 25/03/2017. 4. Cục Phòng Chống HIV/AIDS (2017), "Báo cáo tình hình điều trị Methadone đến giữa tháng 3 năm 2017". Bộ Y Tế, Hà Nội. 5. Fei JTB, Yee A, Habil MH, Danaee M (2016), "Effectiveness of Methadone Maintenance Therapy and Improvement in Quality of Life Following a Decade of Implementation". Journal of Substance Abuse Treatment, 69:50 -56. 6. FHI 360 (2014), Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. 7. Lê Minh Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Tố Như, Vương Thị Hương Thu (2015), "Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân được điều trị methadone tại Hải Phòng". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 96 (4):114 - 122. 8. Lashkaripour K, Bakhshani NM, Sadjadi SA (2012), "Quality of life in patients on methadone maintenance treatment: a three-month assessment". J Pak Med Assoc, 62 (10): 1003-7. 9. Lin C, Wu Z, Detels R (2011), "Family support, quality of life and concurrent substance use among methadone maintenance therapy clients in China". Public Health, 125 (5): 269-74. 10. McArthur M (1999), A History Of Methadone Treament In Australia: The Influence Of Social Control Arguments In Its Development, The History of Crime, Policing and Punishment Conference, p. 3-14. 11. SCDI Việt Nam (2016), "Methadone Và Điều Trị Nghiện Heroin ". Hà Nội, tr.5-14. 12. Thomas Payte J (2012), "A Brief History of Methadone in the Treatment of Opioid Dependence: A Personal Perspective". Journal of Psychoactive Drugs, 23 (2) :103- 107. 13. Tran BX, et al (2012), "Changes in drug use are associated with health-related quality of life improvements among Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 189 methadone maintenance patients with HIV/AIDS". Qual Life Res, 21 (4): 613-23. 14. Tran BX, Nguyen TL (2013), "Impact of methadone maintenance on health utility, health care utilization and expenditure in drug users with HIV/AIDS". International Journal of Drug Policy, pp.e105–e110. 15. United Nations Office on Drugs and Crime (2016), "World Drug Report 2016". United Nations publication, New York. 16. Wang PW, et al. (2012), "Change in quality of life and its predictors in heroin users receiving methadone maintenance treatment in Taiwan: an 18-month follow-up study". Am J Drug Alcohol Abuse, 38 (3): 213-9. 17. World Health Organization (1996), WHOQOL-BREF: Introduction, Administration, Scoring, And Generic Version Of The Assessment, Geneva. 18. World Health Organization (2014), Global update on the health sector response to HIV, Geneva, pp. 3-8. 19. Xiao L, Wu Z, Luo W, Wei X (2010), "Quality of life of outpatients in methadone maintenance treatment clinics". J Acquir Immune Defic Syndr, 53 Suppl 1: S116-20. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_dieu_tri_methadone_tai_ph.pdf
Tài liệu liên quan