Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị duy trì methadone: Một nghiên cứu phân tích gộp

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị duy trì methadone: Một nghiên cứu phân tích gộp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 149 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ METHADONE: MỘT NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH GỘP Nguyễn Thị Vũ Lệ*, Đặng Vũ Thảo Hằng*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị duy trì Methadone (MMT) được sử dụng để điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân MMT nhưng còn đơn lẻ chưa có hệ thống và khái quát được tình hình. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị duy trì Methadone thông qua hồi cứu một cách có hệ thống các nghiên cứu đã thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tổng quan hệ thống có phân tích gộp được thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 bằng cách tìm kiếm dữ liệu từ 2 cơ sở dữ liệu là Pubmed và thư viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu được chọn lọc theo sơ đồ PRISMA, trong đó tập...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị duy trì methadone: Một nghiên cứu phân tích gộp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 149 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ METHADONE: MỘT NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH GỘP Nguyễn Thị Vũ Lệ*, Đặng Vũ Thảo Hằng*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị duy trì Methadone (MMT) được sử dụng để điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân MMT nhưng còn đơn lẻ chưa có hệ thống và khái quát được tình hình. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị duy trì Methadone thông qua hồi cứu một cách có hệ thống các nghiên cứu đã thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tổng quan hệ thống có phân tích gộp được thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 bằng cách tìm kiếm dữ liệu từ 2 cơ sở dữ liệu là Pubmed và thư viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu được chọn lọc theo sơ đồ PRISMA, trong đó tập trung vào các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF để đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT. Kết quả: Chúng tôi thu thập được 20 nghiên cứu đưa vào. Các nghiên cứu được thực hiện hầu hết ở Châu Á. Phân tích gộp CLCS từ các nghiên cứu đưa vào sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF cho thấy điểm CLCS ở mức trung bình từ 50 - 75 theo tham chiếu 0 - 100. CLCS thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất cao nhất với trung bình là 62,72 (KTC 95% 62,31 - 63,12) điểm. Lĩnh vực quan hệ xã hội ở mức thấp nhất với trung bình là 58,19 (KTC 95% 57,73 - 58,65). Kết luận: CLCS của bệnh nhân MMT còn thấp và chỉ hơn mức trung bình. Vì vậy, cần có những can thiệp nhằm tối ưu hóa quá trình điều trị từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, góp phần vào thành công của chương trình MMT. Từ khóa: chất lượng cuộc sống, điều trị duy trì Methadone, phân tích gộp ABSTRACT QUALITY OF LIFE IN METHADONE MAINTENANCE TREATMENT PATIENTS: A META- ANALYSIS STUDY Nguyen Thi Vu Le, Dang Vu Thao Hang, Thai Thanh Truc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 149-156 Background: Methadone maintenance treatment (MMT) is used to treat people who used opioid. Numerous studies were conducted to assess Quality of Life (QoL) in MMT patients but no systematic review was carried out. Objectives: This study aimed to evaluate the level of QoL in methadone maintenance treatment patients through systematic review of studies conducted. Methods: The study design combined systematic review and meta-analysis. This study was conducted from December 2017 to June 2018. Data were collected from Pubmed databases and library of University of Medicine and Phamarcy, Ho Chi Minh City. The study selection was based on PRISMA with the focus on studies using WHOQoL-BREF to measure QoL in MMT patients. *Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS Thái Thanh Trúc ĐT: 0908381266 Email: thaithanhtruc@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 150 Results: We found 20 studies which were then included in the analysis. Most studies were conducted in Asia. The meta-analysis of studies using WHOQoL-BREF showed that mean scores of QoL in MMT patients ranged from 50 to 75 on a 0 - 100 rating scale. The highest QoL score was found in physical health domain with a mean of 62.72 (95% CI 62.31 – 63.12). The mean of QoL score for social domain was lowest at 58.19 (95% CI 57.73 – 58.65). Conclusions: The QoL in MMT patients was relatively low and was just slightly above the intermediate level. Therefore, interventions are needed to optimize MMT treatment so that the QoL of MMT patients can be improved and thus can enhance the MMT program. Key word: quality of life, methadone maintenance treament, meta-analysis ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng sử dụng ma túy hiện nay là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với xã hội và cộng đồng. Trong số những người nghiện chích ma túy, có khoảng 13,1% bị nhiễm HIV, 51,5% bị nhiễm HCV và 74 % bị nhiễm HBV(23). Ước tính ảnh hưởng của ma túy đến sức khỏe của con người chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Chất dạng thuốc phiện (CDTP) là một trong những ma túy được sử dụng rộng rãi, gây ra nhiều tác hại về mặt sức khỏe, tinh thần và mang đến hậu quả tiêu cực nhất trong các chất gây nghiện(23). Methadone là chất được tìm thấy và sử dụng trong việc điều trị thay thế CDTP. Điều trị duy trì Methadone (MMT) là một phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. MMT có tác dụng trên người bệnh như giúp họ không phụ thuộc CDTP, giảm tỉ lệ tiêm chích, giảm các hoạt động phạm tội và giảm tỉ lệ quan hệ tình dục không an toàn(15). Không những tác động tích cực lên mặt sức khỏe thể chất mà MMT còn giúp cải thiện chức năng nhận thức, quay trở lại các hoạt động hàng ngày và làm cải thiện các mối quan hệ xã hội, cải thiện phúc lợi xã hội(15). Để đánh giá hiệu quả thực tế của MMT thì một trong những cách tiếp cận là đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (CLCS). Hiện nay, có rất nhiều bộ công cụ sử dụng để đánh giá CLCS trong đó nổi bật nhất là bộ công cụ đánh giá WHOQoL-BREF của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một bộ công cụ khái quát được sử dụng rất phổ biến để đánh giá được cho hầu hết các bệnh mãn tính trong đó có các bệnh nhân MMT. Bộ công cụ này đánh giá một cách toàn diện với 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội và môi trường(22). Hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu đơn lẻ thực hiện đánh giá CLCS của bệnh nhân đang MMT, các nghiên cứu so sánh với dân số chung, các nghiên cứu theo dõi trước và sau khi điều trị nhưng chỉ có một số ít nghiên cứu tổng quan được tìm thấy. Ví dụ như hiện nay chỉ có nghiên cứu của De Maeyer và cộng sự (2010) với 38 nghiên cứu đưa vào, sử dụng 15 bộ công cụ khác nhau để nhận xét đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp và đánh giá về mặt lý luận mà không có ước tính cụ thể mức độ CLCS của bệnh nhân. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện với mục đích đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT trên cơ sở tổng quan hệ thống có kèm phân tích gộp là một phương pháp thống kê có giá trị cao. Phương pháp Tìm kiếm dữ liệu Thiết kế nghiên cứu được sử dụng là tổng quan hệ thống có kèm phân tích gộp, thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 với hai cách tiếp cận tìm kiếm. Một là, tìm kiếm trực tuyến trên các cơ sỡ dữ liệu Pubmed với các từ khóa là “Methadone” hoặc “Methadone maintenance treatment” hoặc “Methadone maintenance therapy” hoặc “Methadone maintenance” hoặc “MMT” và “Quality of Life” hoặc “QoL” hoặc “Health-related Quality of Life” hoặc “HRQoL”. Hai là, thực hiện tìm kiếm thủ công từ tất cả các danh sách tài liệu từ thư viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 151 Tất cả việc tìm kiếm không giới hạn thời gian bài báo được xuất bản; nhưng chỉ khu trú bài báo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Sau khi tìm kiếm ra một số lượng nghiên cứu với từ khóa, chúng tôi thực hiện chọn lọc các nghiên cứu đưa vào theo sơ đồ PRISMA. Lựa chọn nghiên cứu Các nghiên cứu được đưa vào khi đủ các điều kiện sau: Kết quả là các bài báo nghiên cứu khoa học, các bài báo nghiên cứu không bị trùng lắp, các bài báo có thể tiếp cận được toàn văn là tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tiêu chí loại ra là: các nghiên cứu không đánh giá CLCS trên bệnh nhân MMT, không sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng lĩnh vực để đánh giá CLCS, các nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc trẻ em. Các nghiên cứu chọn lọc được đánh giá bởi hai nghiên cứu viên độc lập với nhau theo các tiêu chí chọn vào và loại ra. Những nghiên cứu chọn lựa không theo tiêu chí rõ ràng thì được đánh giá lại bởi nghiên cứu viên thứ ba. Đánh giá chất lượng nghiên cứu đưa vào Vì nghiên cứu đưa vào là những nghiên cứu quan sát trong dịch tễ học nên chất lượng các nghiên cứu được đánh giá bởi STROBE. Bảng kiểm tra STROBE chia làm 22 mục, đánh giá toàn diện một nghiên cứu quan sát. Cách đơn giản được đưa ra trong nghiên cứu này để đánh giá chất lượng của các nghiên cứu đưa vào là đánh giá số mục mà các nghiên cứu đạt được, lớn hơn 80% số mục (>17 mục) là nghiên cứu đạt yêu cầu. Trích xuất và xử lý dữ liệu Sau khi có được các nghiên cứu đủ điều kiện đưa vào tổng quan hệ thống, bắt đầu việc trích xuất dữ liệu bao gồm các thông tin sau: nghiên cứu (tên tác giả đầu tiền và năm nghiên cứu), đối tượng (giới, tuổi), địa điểm, cỡ mẫu và điểm trung bình (độ lệch chuẩn) của 4 lĩnh vực trong bộ công cụ WHOQoL-BREF. Vì có rất nhiều cách để thể hiện điểm CLCS trong WHOQoL-BREF với 3 thang điểm 1-5, 4-20, 0-100. Nghiên cứu này thực hiện chuyển đổi tất cả sang cùng một thang điểm 0-100 với công thức theo hướng dẫn để chuyển đổi điểm trung bình và sử dụng phương pháp giả lập dữ liệu để chuyển đổi độ lệch chuẩn (bằng phần mềm Stata 14.0). Phân tích thống kê Phân tích gộp được thực hiện với phần mềm R phiên bản 3.4. Điểm trung bình CLCS và khoảng tin cậy 95% và trọng số được xác định dựa trên mô hình tác động cố định do mô hình này tính trọng số phù hợp hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên. KẾT QUẢ Trong số 288 nghiên cứu tìm kiếm được tại Pubmed có 14 nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT bởi WHOQoL-BREF. Thêm vào đó là 6 nghiên cứu tìm kiếm thủ công từ danh sách các nghiên cứu từ thư viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (Hình 1). Có 20 nghiên cứu sử dụng bộ công cụ WHOQoL-BREF thực hiện từ 2011 đến năm 2017 với tổng mẫu là 4677 bệnh nhân MMT được chọn vào nghiên cứu này để trích xuất dữ liệu và phân tích. Trong đó, đối tượng là bệnh nhân MMT, có 2 nghiên cứu chỉ chọn đối tượng là BN nam MMT, trung bình tuổi của các đối tượng khoảng 30 – 40 tuổi; nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước khác nhau, chủ yếu thuộc khu vực châu Á như 6 nghiên cứu tại Việt Nam, 6 nghiên cứu tại Malaysia, 5 nghiên cứu tại Đài Loan, 2 nghiên cứu tại Iran và 1 nghiên cứu tại Tây Ban Nha (Bảng 1). Về CLCS của bệnh nhân điều trị duy trì Methadone thì hầu hết các nghiên cứu đều có kết quả đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT thuộc khoảng 50 -75 theo tham chiếu 0 – 100 ở cả bốn lĩnh vực. Vì vậy, kết quả của phân tích gộp từ 20 nghiên cứu đưa vào theo 4 lĩnh vực của WHOQoL-BREF cũng trong khoảng 50 -75 theo tham chiếu 0 – 100. Cụ thể, CLCS thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất đạt 62,72 (KTC 95% 62,32 - 63,12) là cao nhất, lĩnh vực môi trường đạt 61,82 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 152 (KTC 95% 61,40 – 62,23) là cao thứ hai, tiếp theo là lĩnh vực sức khỏe tinh thần đạt 61,29 (KTC 95% 60,84 – 61,73), thấp nhất là lĩnh vực quan hệ xã hội đạt 58,19 (KTC 95% 57,73 – 58,65) (Hình 2). Hình 1: Quá trình thu thập dữ liệu theo PRISMA S àn g lọ c T ổn g h ợ p X ét đ iề u k iệ n N h ận d iệ n Các nghiên cứu bao gồm trong tổng hợp định lượng (phân tích gộp) (n = 20) Hồ sơ được xác định thông qua tìm kiếm cơ sở dữ liệu (n = 288) Hồ sơ bổ sung được xác định thông qua các nguồn khác (n = 6) Kết quả sau khi xóa bản trung và kết quả là các bài báo nghiên cứu khoa học (n = 289) Kết quả sàng lọc dựa vào phần tóm tắt (n = 272) Loại trừ các bài báo không liên quan đến CLCS của bệnh nhân MMT (n = 153) Các bài báo toàn văn được đánh giá là liên quan đến CLCS của MMT (n = 119) Các bài báo toàn văn bị loại trừ với nhiều nguyên nhân: (n = 99) Không có điểm TB CLCS của bệnh nhân MMT: 43 Không sử dụng bộ công cụ để đánh giá CLCS: 11 Không có hoặc không đủ dữ liệu để thu thập trọn bộ câu hỏi: 21 Trên đối tượng phụ nữa và trẻ em: 1 Các nghiên cứu có đầy đủ Loại trừ các bài báo không thỏa tiêu chí chọn vào (n = 17) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 153 . Hình 2: Chất lượng cuộc sống gộp của bệnh nhân điều trị duy trì Methadone đánh giá theo WHOQoL-BREF BÀN LUẬN Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá CLCS của bệnh nhân MMT bằng phương pháp tổng quan hệ thống kèm phân tích gộp. Ngoài việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu Pubmed thì nghiên cứu cũng tìm kiếm các bài báo, công trình nghiên cứu tại Việt Nam. Vì vậy, với 20 nghiên cứu đưa vào không chỉ những nghiên cứu ở Việt Nam mà còn đưa vào các nghiên cứu ở các nước trên thế giới được tìm thấy và thỏa các tiêu chí chọn để tăng thêm phần giá trị của những nghiên cứu còn bỏ sót. Dù vậy, các nghiên cứu đưa vào chủ yếu là các nước châu Á, có các đặc điểm tương đối giống với Việt Nam nên kết quả từ nghiên cứu này hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam. Quan hệ xã hội Môi trng Sức khỏe tinh thần Sức khỏe thể chất Môi trường Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 154 Bảng 1: Các nghiên cứu đánh giá CLCS bằng bộ công cụ WHOQoL-BREF Nghiên cứu Đối tượng: % Nam Tuổi: TB (ĐLC) Địa điểm WHOQoL-BREF Cỡ mẫu Sức khỏe thể chất Sức khỏe tinh thần Quan hệ xã hội Môi trường TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Ali N (2017) (1) Nam: 99,1%; Tuổi: 39,2 (9,3) Malaysia 1233 67,18 14,63 66,54 14,81 65,87 17,14 64,48 15,25 Baharom N (2012) (2) Nam: 100%; Tuổi: 38,4 (8,0) Malaysia 122 65,01 11,83 65,72 13,33 60,41 19,02 65,39 12,63 Bùi Thị Như (2017) (3) Nam: 86,45%; Tuổi: 38,0 (7,8) Việt Nam 140 55,70 11,40 57,00 16,60 52,80 16,60 59,80 18,50 Chang KC (2014) (4) Nam: 100%; Đài Loan 236 51,12 11,98 52,06 15,41 56,12 18,72 55,56 16,54 Chen YZ (2013) (5) Nam: 76,9%; Tuổi: 32,2 (6,0) Đài Loan 78 62,80 17,60 54,40 22,40 59,00 19,80 59,30 19,30 Chou YC (2013) (6) Nam 86%; Tuổi: 41,0 (9,3) Đài Loan 285 60,13 14,68 53,19 17,15 55,77 17,05 55,42 16,20 Esmaeili HR (2014) (7) Nam 88,9% Iran 116 65,00 16,22 52,50 16,22 52,50 13,48 55,00 16,22 Hsiao CY (2015) (9) Nam: 82,8%; Tuổi: 39,5 (8,0) Đài Loan 29 46,43 13,65 45,83 11,43 50,00 12,50 50,00 14,55 Lashkaripour K (2012) (10) Nam 51,8% Iran 83 51,97 11,44 47,99 15,62 55,63 9,44 47,81 22,81 Lua PL (2012) (11) Nam: 98,2%; Tuổi: 37,7 (7,2) Malaysia 48 63,25 8,14 61,75 9,75 56,31 10,87 63,13 8,20 Musa R (2011) (12) Nam: 97,2% Malaysia 107 63,48 18,65 64,38 19,29 61,46 12,17 62,97 19,87 Nguyễn Thị Hoàng Mai (2014) (13) Nam: 100% Việt Nam 279 62,50 13,11 63,13 13,73 56,88 13,73 63,13 13,73 Pedrero-Pérez EJ (2016) (14) Nam: 79,5%; Tuổi: 42,5 (7,1) Tây Ban Nha 458 57,86 17,09 52,21 17,90 47,58 21,40 54,53 15,61 Teoh Bing Fei J (2016) (16) Nam: 100%; Tuổi: 36,7 (10,0) Malaysia 96 64,89 15,19 65,04 13,97 62,83 20,38 62,34 13,26 Teoh JB (2017) (17) Nam: 100%; Tuổi: 43,0 (10,1) Malaysia 134 68,64 8,88 69,58 15,51 66,50 18,71 65,69 14,22 Trần Thị Cẩm Thu (2017) (20) Nam 94% Việt Nam 200 63,00 21,80 56,00 19,70 50,00 21,30 56,00 19,90 Tran BX (2011) (18) Nam: 95,9%; Tuổi: 29,5 (5,9) Việt Nam 363 68,50 12,40 65,00 14,00 60,60 11,80 70,70 10,80 Trần Đặng Thúy Vi (2016) (19) Nam: 89,2%; Tuổi: 38,3 (8,6) Việt Nam 120 59,90 11,90 62,30 18,60 42,20 15,60 64,90 16,10 Trịnh Thị Kim Thảo (2017) (21) Nam: 95,6%; Tuổi: 35,5 (6,3) Việt Nam 182 59,50 13,10 64,00 14,80 47,00 17,50 67,30 10,30 Wang PW (2012) (24) Nam: 86,4%; Tuổi: 37,17 (7,61) Đài Loan 368 62,07 16,48 57,04 18,48 57,81 17,29 58,97 16,09 Các nghiên cứu thu thập được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2017, đây là giai đoạn đang có nhiều cuộc mở rộng chương trình MMT tại các nước thuộc châu Á như Việt Nam chương trình được mở rộng sau 2 năm (2009 - 2011) thí điểm và nghiên cứu(8); tại Trung quốc, bắt đầu chương trình MMT với 8 phòng khám ngoai trú vào năm 2004 và đến năm 2012 đã mở rộng thành một chương trình quốc gia bao gồm 756 phòng khám ở 28 tỉnh toàn quốc(15); tại Malaysia, chương trình được bắt đầu từ năm 2005 và đã có những người tham gia chương trình 10 năm nên vào năm 2015 Jeoh BJ và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân để kiểm tra và dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS(16). Vì vậy, tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu mặc dù trải dài nhiều năm nhưng các nghiên cứu đưa vào nằm trong khoảng thời gian chương trình MMT đang mở rộng tại các nước châu Á là chủ yếu và phù hợp với thực tế. CLCS của bệnh nhân MMT đạt mức trung bình cao thuộc khoảng 50-75 theo tham chiếu 0- 100 là tương đồng với kết quả của nghiên cứu thí điểm và các nghiên cứu khác tại Việt Nam. Điểm số CLCS cao nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất, điều này là phù hợp với một trong những mục đích điều trị chính của MMT vì khi điều trị với Methadone bệnh nhân sẽ thoát khỏi tình trạng cai nghiện về thể chất là hội chứng cai. Một báo cáo nghiên cứu của FHI-360 tại Việt Nam cũng có kết quả điểm số lĩnh vực sức khỏe thể chất là cao nhất(8). Điểm số thấp nhất thuộc lĩnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 155 vực quan hệ xã hội, điều này có thể giải thích là vì sự kì thị từ những người xung quanh khi nhìn vào quá khứ, kèm theo tỉ lệ người người nhiễm HIV trong cộng đồng người nghiện là rất cao nên sự kì thị đó càng tăng lên. Nghiên cứu này là một nghiên cứu đầu tiên, hạn chế về nguồn lực nên chưa tiếp cận được các nguồn dữ liệu từ đa dạng các cơ sở dữ liệu khác và chưa tiếp cận được với các nguồn dữ liệu của các trường đại học khác trong nước. Tuy nhiên, Pubmed là cơ sở dữ liệu lớn và hang đầu thế giới cũng như việc nhóm nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ chính xác các bước của một nghiên cứu tổng quan có phân tích gộp nên kết quả phản ánh đúng bức tranh tổng quát về CLCS của bệnh nhân đang điều trị. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học giúp các nhà y tế, chính sách có cái nhìn tổng quát có giá trị để từ đó có chiến lược tối ưu hóa chương trình điều trị MMT nhằm năng cao CLCS cho bệnh nhân đang điều trị, góp phần vào thành công của chương trình MMT. KẾT LUẬN Tổng hợp hệ thống và phân tích gộp với 20 nghiên cứu đưa vào cho thấy, CLCS của bệnh nhân MMT đều ở mức tương đối thấp và chỉ hơn mức trung bình. CLCS liên quan đến sức khỏe thể chất là cao nhưng các mặt khác như lĩnh vực quan hệ xã hội còn tương đối thấp. Kết quả cho thấy sự cần thiết của việc kết hợp thêm các chương trình về mặt hỗ trợ xã hội để bệnh nhân MMT có CLCS tốt hơn qua đó có thể đảm bảo sự thành công của việc điều trị và chương trình MMT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali N, Aziz SA, Nordin S, Mi NC, Abdullah. N, Paranthaman. V et al (2017). "Evaluation of Methadone Treatment in Malaysia: Findings from the Malaysian Methadone Treatment Outcome Study (MyTOS)". Subst Use Misuse, p.1-10. 2. Baharom N, Hassan M.R, Ali N, Shah SA (2012). "Improvement of quality of life following 6 months of methadone maintenance therapy in Malaysia". Subst Abuse Treat Prev Policy, p.7, 32. 3. Bùi Thị Như (2017). "Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của BN đang điều trị Methadone tại trung tâm y tế Quận 4". Khóa luận tốt nghiệp ĐH Y Dược TPHCM, tr. 29-37. 4. Chang KC, Wang JD, Tang HP, Cheng CM, Lin CY (2014). "Psychometric evaluation, using Rasch analysis, of the WHOQOL-BREF in heroin-dependent people undergoing methadone maintenance treatment: further item validation". Health Qual Life Outcomes, 12:148. 5. Chen YZ, Huang WL, Shan JC, Lin YH, Chang HC, Chang LR (2013). "Self-reported psychopathology and health-related quality of life in heroin users treated with methadone". Neuropsychiatr Dis Treat, 9:41-8. 6. Chou YC, Shih SF, Tsai WD, Li CS, Xu K, Lee TS (2013). "Improvement of quality of life in methadone treatment patients in northern Taiwan: a follow-up study". BMC Psychiatry, 13:190. 7. Esmaeili HR, Ziaddinni H, Nikravesh MR, Baneshi MR, Nakhaee N (2014). "Outcome evaluation of the opioid agonist maintenance treatment in Iran". Drug Alcohol Rev, 33 (2):186-93. 8. FHI-360 Việt Nam (2014). "Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone", tr. 37. 9. Hsiao CY, Chen KC, Lee LT, Tsai HC, Chang WH, Lee IH, et al. (2015). "The reductions in monetary cost and gains in productivity with methadone maintenance treatment: one year follow-up". Psychiatry Res, 225 (3):673-9. 10. Lashkaripour K, Bakhshani NM, Sadjadi SA (2012). "Quality of life in patients on methadone maintenance treatment: a three- month assessment". J Pak Med Assoc, 62 (10):1003-7. 11. Lua PL, Talib NS (2012). "A 12-month evaluation of health- related quality of life outcomes of methadone maintenance program in a rural Malaysian sample". Subst Use Misuse, 47 (10):1100-5. 12. Musa R, Abu Bakar AZ, Ali Khan U (2012). "Two-year outcomes of methadone maintenance therapy at a clinic in Malaysia". Asia Pac J Public Health, 24 (5):826-32. 13. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2014). "CLCS của BN điều trị Methadone tại phòng khám Methadone quận 6, tp HCM". Khóa luận tốt nghiệp CKII ĐH Y Dược TPHCM, tr39. 14. Pedrero Perez EJ, MethaQo LG (2016). "Methadone dosage and its relationship to quality of life, satisfaction, psychopathology, cognitive performance and additional consumption of non- prescribed drugs". Adicciones, 29 (1):37-54. 15. Sun HM, Li XY, Chow EP, Li T, Xian Y, Lu YH, et al (2015). "Methadone maintenance treatment programme reduces criminal activity and improves social well-being of drug users in China: a systematic review and meta-analysis". BMJ Open, 5(1). 16. Teoh Bing Fei J, Yee A, Habil MH, Danaee M (2016). "Effectiveness of Methadone Maintenance Therapy and Improvement in Quality of Life Following a Decade of Implementation". J Subst Abuse Treat, 69:50-6. 17. Teoh JB, Yee A, Danaee M, Ng CG, Sulaiman AH (2017). "Erectile Dysfunction Among Patients on Methadone Maintenance Therapy and Its Association With Quality of Life". J Addict Med, 11 (1):40-46. 18. Tran BX., Ohinmaa A, Duong AT., Do NT, Nguyen LT., Mills S et al. (2012). "Cost-effectiveness of methadone maintenance treatment for HIV-positive drug users in Vietnam". AIDS Care, 24 (3):283-90. 19. Trần Đặng Thúy Vi (2016). "CLCS của BN đang điều trị nghiện tại cơ sở điều trị Methadone Quận 4, TP Hồ Chí Minh". Khóa luận tốt nghiệp ĐH Y Dược TPHCM, tr29-35. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 156 20. Trần Thị Cẩm Thu (2017). "CLCS của những người nghiện Heroin đang điều trị Methadone tại trung tâm y tế Cần Giuộc, tỉnh Long An". Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 21 (1):tr 36-370. 21. Trịnh Thị Kim Thảo (2017). "CLCS của BN điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, 2017". Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 22 (1): tr 183-189. 22. United Nation office on Drug and Crime (1997). “WHOQOL Measuring Quality of Life”, World Health organization. 23. United Nation Office on Drugs and Crime (2017). "GLOBAL OVERVIEW OF DRUG DEMAND AND SUPPLY Latest trends, cross-cutting issues". World drug report 2017, 9-13. 24. Wang PW, Wu HC, Yen CN, Yeh YC, Chung KS, Chang HC, et al. (2012). "Change in quality of life and its predictors in heroin users receiving methadone maintenance treatment in Taiwan: an 18-month follow-up study". Am J Drug Alcohol Abuse, 38 (3):213-9. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_dieu_tri_duy_tri_methadon.pdf
Tài liệu liên quan