Chất lượng cung cấp chế độ ăn miệng theo bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng

Tài liệu Chất lượng cung cấp chế độ ăn miệng theo bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 202 CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP CHẾ ĐỘ ĂN MIỆNG THEO BỆNH LÝ CỦA KHOA DINH DƯỠNG ĐẾN 20 KHOA LÂM SÀNG TạThị Tuyết Mai*, Nguyễn Anh Dũng*, Trần Quang Hiển**, Nguyễn Thị Thu Thảo*, Nguyễn Ngọc Kim Ngân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cung cấp chế độ ăn bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả về tần suất bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện và ý kiến của bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân về chất lượng cung cấp chế độ ăn bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng. Kết quả: Có 331 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Chỉ có 11% bệnh nhân chọn ăn chế độ ăn bệnh lý của bệnh viện. Chỉ 18% bệnh nhân biết bệnh viện có cung cấp suất ăn bệnh lý. Và 66% bệnh nhân không biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý. Có 14% bệnh nhân không quan tâm đến dinh dưỡng điều trị. Lý do không ăn ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cung cấp chế độ ăn miệng theo bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 202 CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP CHẾ ĐỘ ĂN MIỆNG THEO BỆNH LÝ CỦA KHOA DINH DƯỠNG ĐẾN 20 KHOA LÂM SÀNG TạThị Tuyết Mai*, Nguyễn Anh Dũng*, Trần Quang Hiển**, Nguyễn Thị Thu Thảo*, Nguyễn Ngọc Kim Ngân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cung cấp chế độ ăn bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả về tần suất bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện và ý kiến của bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân về chất lượng cung cấp chế độ ăn bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng. Kết quả: Có 331 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Chỉ có 11% bệnh nhân chọn ăn chế độ ăn bệnh lý của bệnh viện. Chỉ 18% bệnh nhân biết bệnh viện có cung cấp suất ăn bệnh lý. Và 66% bệnh nhân không biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý. Có 14% bệnh nhân không quan tâm đến dinh dưỡng điều trị. Lý do không ăn chủ yếu là bệnh nhân muốn tự chế biến, 97%. Chất lượng phục vụ của khoa dinh dưỡng được đánh giá ở mức trung bình- khá. Chỉ tiêu lành mạnh của thực đơn được đánh giá rất tốt. Kết luận: Tần suất bệnh nhân biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý còn thấp. Cần tăng cường thông tin về hoạt động của khoa dinh dưỡng đến bệnh nhân. Từ khóa: Chế độ ăn miệng bệnh lý, chất lượng phục vụ. ABSTRACT SERVICE QUALITY OF PATHOLOGY ORAL DIET OF NUTRITIONAl DEPARTMENT TO 20 CLINICAL DEPARTMENTS Ta Thi Tuyet Mai, Nguyen Anh Dung, Tran Quang Hien, Nguyen Thi Thu Thao, Nguyen Ngoc Kim Ngan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 202 – 207 Objectives: To evaluate the service quality of oral nutrition dietary to 20 clinical departments. Subjects and Methods: Cross-sectional study describes the frequency of patients using hospital diets and opinions of patients or their relatives in supply quality of pathology dietary of nutrition department to 20 clinical departments. Results: 331 patients participated in the study. Only 11% of patients choose to eat a pathology diet of hospital. Only 18% of patients know hospital serve several pathology diets. 66% of patients do not know the hospital has served the diet for different diseases. 14% of patients are not interested in nutrition therapy. The reason for not eating mainly want to use homemade diet, reaching 97%. Service quality of nutrition are rated rather average. Indicators of healthy menus are rated very good. Conclusions: The frequency of patients know hospital has served pathological diet is low. Should enhance information on the activities of nutrition to patients. Keywords: Diet oral pathology, service quality. * Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, ** Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình,- *** Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS. TS.BS. Tạ Thị Tuyết Mai ĐT: 0909726721 Email: tuyetmai_171@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 203 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định thành lập từ năm 1916, là bệnh viện đa khoa hạng 1 trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 1, 500 giường, 3000 lượt khám bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Khám chữa bệnh cho nhân dân sinh sống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Quận 1, Thủ Đức, Quận 2, 12, 9 và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Bệnh viện có 26 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng. Bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, với nhiều phân khoa sâu. Cũng như các bệnh viện khác, tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng khi nhập viện của bệnh viện chiếm tỷ lệ rất cao. Theo các kết quả nghiên cứu rải rác của các bác sĩ nội trú, chuyên khoa II, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân lão khoa là 72, 3% (n=131)(9), bệnh nhân ung thư đại tràng trước phẩu thuật là 83, 5% (n=105)(Error! Reference source not found.), bệnh nhân bệnh phổi tắt nghẽn 81, 6% (n=163)(2). Đây là các đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, tử vong, nằm viện kéo dài dẫn đến tiêu tốn chi phí điều trị của gia đình, xã hội cũng như mất nguồn lao động xã hội. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh nhân nằm tại bệnh viện. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng, bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng sinh lý của các cơ quan, gia tăng biến chứng, thời gian nằm viện kéo dài, chất lượng cuộc sống suy giảm, thậm chí gia tăng tỷ lệ tử vong(4, 14, 15). Khoa dinh dưỡng bệnh viện thành lập từ năm 1998, cung cấp suất ăn bệnh lý gồm 4 chủng loại cơm, cháo, súp, sữa cho bệnh nhân. Khảo sát năm 2016 chỉ có 27, 5% bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện. Chế độ ăn thiết kế theo bệnh lý của khoa dinh dưỡng có đáp ứng được yêu cầu về khẩu vị cho bệnh nhân cũng là 1 yếu tố quyết định việc tuân thủ(10).Và tình hình thực hiện công tác tiết chế cho các đối tượng này như thế nào là câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tần suất bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện và lý do không ăn chế độ ăn bệnh viện. Đánh giá chất lượng cung cấp chế độ ăn bệnh lý của khoa dinh dưỡng đến 20 khoa lâm sàng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận Tất cả bệnh nhân nội trú từ 72 giờ trở lên, ăn đường miệng. Tiêu chuẩn loại Bệnh nhân nội trú không thể ăn đường miệng và không đồng ý tham gia nghiên cứu. Kỹ thuật chọn mẫu Thuận tiện, không xác suất, bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh. Biến số thu thập Tần suất bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện. L ý do bệnh nhân không ăn chế độ ăn bệnh viện: không biết bệnh viện có cung cấp suất ăn, giá cả không phù hợp, giờ giấc không phù hợp, không phù hợp khẩu vị. Đánh giá chất lượng phục vụ: khẩu vị, cách trình bày, chất lượng bữa ăn, cấu trúc thực đơn, độ nóng-lạnh thức ăn, chất lượng dụng cụ đựng, chất lượng phương tiện vận chuyển, giờ phục vụ, nơi nhận suất ăn và trả dụng cụ, thái độ nhân viên tiết chế, thái độ điều dưỡng khoa. Mỗi câu hỏi về đánh giá mức độ hài lòng được soạn thảo theo thang điểm Likert(5, 6, 7) từ 1 đến 10 với các mức độ 1-2: kém; 3 - 4: tạm được; 5 - 6: trung bình; 7 - 8: khá tốt; 9 - 10: rất tốt. Thống kê Số liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel. Số liệu trình bày ở dạng % hay trung bình ± độ lệch chuẩn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 204 KẾT QUẢ Biểu đồ1: Tình hình bệnh nhân ăn chế độ bệnh lý của bệnh viện Biểu đồ 2: Lý do bệnh nhân không ăn chế độ bệnh lý của bệnh viện Đặc điểm dân số chung Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân (n=331) Đặc điểm dân số % Giới Nam 34, 7 Nữ 65, 3 Đối tượng được phỏng vấn Bệnh nhân 51, 1 Người nuôi 48, 9 Loại phòng bệnh Dịch vụ 14, 2 Thường 77, 2 Hành lang 8, 6 Nghề Viên chức 4, 5 Hưu trí 5, 5 Nội trợ 15, 5 Buôn bán 9, 1 Lao động phổ thông 12, 3 Khác (Già, thất nghiệp) 53, 2 Thu nhập/tháng Đặc điểm dân số % <4 triệu 16, 8 4-8 triệu 37, 4 >8 triệu 3, 7 Không có thu nhập 42, 1 Nguồn chi trả Bảo hiểm 86, 5 Bản thân 12, 4 Tài trợ 1, 1 Chúng tôi tiến hành khảo sát 331 bệnh nhân tuổi trung bình 53, 8 23, 6 ở 20 khoa lâm sàng gồm Ngoại niệu, Tai mũi họng, Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Sản phụ khoa, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, 4 khoa Sản, Nội tiết Thận, Nội Tim mạch, Hô hấp, Nhi, Lão, Nội Thần kinh, Ngoại lồng ngực, Ngoại Tiêu hóa, Phẫu thuật tim, Tim mạch Can thiệp. Đặc điểm dân số nghiên cứu được trình bày trong bảng 1. Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, 65, 3% so với 34, 7%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của bệnh viện Nguyễn Tri Phương(13) với tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm ưu thế hơn là 57, 3%. Hơn 50% bệnh nhân là già, thất nghiệp. Chỉ có 5, 5% là hưu trí và viên chức 4, 5%. Kết quả khác với nghiên cứu của bệnh viện Nhiệt đới(8) với 31% hưu trí và 3% viên chức. Khác biệt này do tiêu chuẩn chọn mẫu của bác sĩ Huy là bệnh nhân phải ăn chế độ ăn bệnh viện, đây là đối tượng đã có ý thức về dinh dưỡng điều trị, nên thuộc tầng lớp có trình độ cao hơn (hưu trí). Tỷ lệ viên chức ở nghiên cứu của chúng tôi và bệnh viện Nhiệt đới đều thấp cho thấy sức khỏe công nhân viên chức khá tốt. Tần suất bệnh nhân đăng ký ăn bệnh viện. Có 18% bệnh nhân biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý, nhưng chỉ có 11% bệnh nhân đăng ký ăn bệnh viện (Biểu đồ 1). Tần suất bệnh nhân đăng ký ăn suất ăn bệnh viện quá thấp có thể do bảo hiểm không chi trả và bệnh nhân không biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn phù hợp với bệnh (66% bệnh nhân không biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý, Biểu đồ 1). Với 61% (tính từ biểu đồ 1) bệnh nhân đăng ký ăn khi biết bệnh viện có phục vụ chế độ ăn theo bệnh, tỷ lệ này còn cao hơn các nước phát triển 0 100 Sợ giá quá đắt Sợ không hợp khẩu vị Sợ hông ăn hết Muốn tự nấu 1.8 0.7 0.4 97.1 Biểu đồ 2. Lý do bệnh nhân không ăn chế độ bệnh lý của bệnh viện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 205 được bảo hiểm chi trả chi phí ăn uống như Canada với 58% bệnh nhân không muốn đăng ký ăn chế độ ăn bệnh viện(3). Trong nghiên cứu này các nguyên nhân làm bệnh nhân không muốn ăn là chán ăn 63, 9%, quá yếu 42, 7% và quá mệt 41, 1% để ăn(3). Như vậy, nếu tất cả bệnh nhân khi nhập viện được thông báo bệnh viện có phục vụ chế độ ăn bệnh lý, cũng sẽ chỉ có khoảng 30 - 40% bệnh nhân đăng ký ăn. Tiêu chí 100% bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh viện của Bộ(11) đề ra rất khó đạt nếu không cưỡng chế. Có 14% bệnh nhân không quan tâm đến dinh dưỡng điều trị, đây là đối tượng mà chương trình truyền thông dinh dưỡng cần hướng đến. Để thay đổi thái độ của nhóm bệnh nhân này rất cần sự tác động của bác sĩ điều trị. Lý do bệnh nhân không đăng ký ăn bệnh viện Có đến 97% (n = 34) bệnh nhân không đăng ký ăn bệnh viện muốn tự nấu ăn (Biểu đồ 2). Có thể do hầu hết bệnh nhân cư trú ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận đều gần bệnh viện và gần chợ nên người nhà có điều kiện nấu nướng và mang vào bệnh viện cho bệnh nhân ăn. Ngoài ra bệnh nhân chán ăn cũng là một yếu tố cản trở việc đăng ký ăn chế độ ăn bệnh lý(3). Bệnh nhân đánh giá chất lượng phục vụ của chế độ ăn bệnh lý Chất lượng bữa ăn Về chất lượng bữa ăn, ngoài tiêu chí lành mạnh đạt mức rất tốt là 8, 7 0, 8 còn các tiêu chí khác chỉ đạt mức trung bình khá là từ 5 - 6 (bảng 2). Tiêu chí “Lượng thức ăn” chỉ đạt 4, 9 (bảng 2) là mức tạm được. Điều này cho thấy Khoa dinh dưỡng cần cải tiến chất lượng phục vụ hơn nữa để tăng chỉ số hài lòng của bệnh nhân về lượng thức ăn, màu sắc món ăn, giá cả. Tuy nhiên xét về tần suất, tỷ lệ đạt mức khá tốt của các chỉ tiêu cũng gần 50%, cũng tương đương với kết quả khảo sát của bệnh viện công ở Hy Lạp(12). Riêng chỉ tiêu thực đơn lành mạnh đạt 100% khá tốt, trong đó 73% là rất tốt (biểu đồ 3). So sánh với khảo sát của bệnh viện khác trong nước như bệnh viện Nguyễn Tri Phương(13) chỉ 25% bệnh nhân và bệnh viện Nhiệt đới(8) chỉ 15, 9% bệnh nhân cho rằng lượng thức ăn đủ dùng. Điều này cho thấy một vấn đề chung của bệnh viện công là bệnh nhân còn nghèo, phần ăn không được bảo hiểm chi trả, giá thực phẩm trên thị trường không rẻ, giá khẩu phần ăn ở mức hạn chế, hệ quả là khó thỏa mãn được nhu cầu của bệnh nhân. Đối nghịch với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện công ở Hy Lạp(12), các nước phương Tây đang khủng hoảng với nợ công, có đến 80% bệnh nhân cho rằng lượng thực phẩm phù hợp. Trưng bày và trang trí bữa ăn, chỉ 11% bệnh nhân trong khảo sát của bác sĩ Huy bệnh viện Nhiệt đới(8) nhận xét bữa ăn trưng bày và trang trí đẹp mắt, có vẻ tương đồng với 12% bệnh nhân cho điểm 9 - 10 cho phần trưng bày món ăn trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3). Bảng 2: Chất lượng phục vụ chế độ ăn bệnh lý * Mức hài lòng được khảo sát theo thang điểm tứ 1-10 với mức gợi ý: 1-2: kém; 3-4: Tạm được; 5-6: trung bình; 7-8: Khá tốt; 9-10: Rất tốt. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 206 Biểu đồ 3: Chất lượng chế độ bệnh lý của bệnh viện Đảm bảo vệ sinh Chỉ tiêu vệ sinh về thức ăn, dụng cụ chứa, phương tiện vận chuyển được bệnh nhân đánh giá ở mức trung bình khá, từ 6, 5 - 6, 7 (Bảng 2). Trên 30% bệnh nhân đánh giá tốt-rất tốt (biểu đồ 4). Ở 4 bệnh viện của Arab(1) có đến 95, 6% bệnh nhân hài lòng về dụng cụ đựng và vận chuyển thực phẩm. Để đạt được sự hài lòng của bệnh nhân như nước bạn, khoa Dinh dưỡng cần tận dụng sự hỗ trợ của bộ phận Tài chánh và của Ban Giám đốc để nâng chất lượng dụng cụ chứa, xe vận chuyển để tăng sự an tâm cho bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ ăn uống của bệnh viện. Biểu đồ 4: Chế độ bệnh lyscura bệnh viện đảm bảo vệ sinh Thái độ phục vụ của nhân viên Gần 50% bệnh nhân đánh giá “thái độ phục vụ của nhân viên” từ khá-rất tốt, với 30% là rất tốt (biểu đồ 4). Có 27% bệnh nhân đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên chỉ tạm được (biểu đồ 4). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu ở 4 bệnh viện Arab(1), chỉ 50% bệnh nhân hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên tiết chế. Tuy nhiên có đến 80% bệnh nhân của bệnh viện công ở Hy Lạp(12) hài lòng thái độ phục vụ của nhân viên tiết chế. Nghiên cứu của bác sĩ Huy bệnh viện nhiệt đới(8) đến 86% bệnh nhân đánh giá nhân viên dinh dưỡng phục vụ vui vẻ, thân thiện. Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhân viên khoa dinh dưỡng không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Người giao phần ăn đến bệnh nhân là điều dưỡng phòng. Việc huấn luyện kỹ năng tiếp xúc với bệnh nhân cho điều dưỡng và nhân viên tiết chế là cần thiết. Giá cả 86% bệnh nhân đánh giá “giá phục vụ” là hợp lý, nhưng có 24% bệnh nhân cho rằng “giá phục vụ” chưa phù hợp (biểu đồ 4). Kết quả cũng tương đương với nghiên cứu của bệnh viện Nhiệt đới(8,12) là 86, 4% bệnh nhân hài lòng với giá phục vụ. Giờ giao suất ăn Về giờ giao suất ăn hơn 70% bệnh nhân thấy phù hợp-hài lòng (biểu đồ 5). Sự hài lòng về giờ giao suất ăn của chúng tôi thấp hơn bệnh viện nhiệt đới(8), 73% so với 96% và bệnh viện công của Hy lạp(12), 73% so với 85%. Tần suất bệnh nhân hài lòng với giờ giao suất ăn của bệnh viện nhiệt đới rất cao có thể vì số suất ăn phục vụ ở bệnh viện nhiệt đới rất thấp, trung bình mỗi ngày khoảng 3 - 4 suất ăn được phân phối đến 14 khoa. Ở Nhân Dân Gia Định bao gồm cả súp, sữa, cơm, cháo mỗi ngày bình quân 200 suất được phân phối đến 20 khoa. Do đó việc phân phối thức ăn đến các khoa đúng giờ của bệnh viện Nhân Dân Gia Định chúng tôi sẽ khó khăn hơn bệnh viện Nhiệt đới. Tăng cường số nhân viên phân phối để thức ăn được đưa đến khoa lâm sàng phục vụ bệnh nhân đúng giờ là biện pháp mà bệnh viện Nhân Dân Gia Định cần thực hiện. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 207 Biểu đồ 5: Thời gian cung cấp suất ăn Yêu cầu thay đổi thực đơn của bệnh nhân Gần 70% bệnh nhân có ý kiến không cần thay đổi thực đơn. Có 20% bệnh nhân đề nghị ăn mặn hơn (Biểu đồ 6). Nhưng dinh dưỡng điều trị cần đúng theo nhu cầu bệnh lý. Hiện thực đơn bệnh viện có tổng muối là 7g/ngày, ngưỡng tối đa cho phép cho người khỏe. Vì vậy ý kiến này không thể thực hiện được. 10% ý kiến tăng thực đơn thịt và cá, khoa dinh dưỡng sẽ điều chỉnh. Biểu đồ 6: Yêu cầu điều chỉnh thực đơn BÀN LUẬN Làm bảng thông báo tại các khoa lâm sàng về hoạt động cung cấp suất ăn bệnh lý, tập huấn điều dưỡng nội dung thông báo hoạt động tiết chế của khoa dinh dưỡng đến bệnh nhân. Điều phối nhân viên giao suất ăn để việc giao suất ăn đúng giờ hơn, tăng sự hài lòng của bệnh nhân. KẾT LUẬN Chỉ có 11% bệnh nhân ăn chế độ ăn bệnh lý của bệnh viện và chỉ có 18% bệnh nhân biết bệnh viện có cung cấp suất ăn bệnh lý. Lý do không ăn chủ yếu là bệnh nhân muốn tự chế biến, 97%. Chất lượng phục vụ của khoa dinh dưỡng được đánh giá ở mức trung bình-khá. Chỉ tiêu lành mạnh của thực đơn được đánh giá rất tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdelhafez AM et al (2012). Analysis of Factors Affecting the Satisfaction Levels of Patients Toward Food Services at General Hospitals in Makkah, Saudi Arabia. American Journal of Medicine and Medical Sciences, 2(6): 23-130. 2. Duong Minh Tri, Ta Thi Tuyet Mai (2015). The value of malnutrition diagnoses from the combined biochemical methods on patients with chronic obstructive pulmonary disease. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(5):40-47. 3. Keller H, Allard J, Jeejeebhoy K et al (2015). Barriers to food intake in acute care hospitals: a report of the Canadian Malnutrition Task Force. Journal of Human Nutrition and dietetics, 28(6):546-55. 4. Réglier-Poupet H et al (2005).Evaluation of the quality of hospital food from the kichen to the patien. Journal of Hospital Infection, pp. 131 – 137. 5. Thang đo Likert. Changing minds org. ikert_ scale.htm. 6. 7. 8. Huỳnh Hữu Huy (2006). Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về suất ăn bệnh lý ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2016. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 9. Huynh Huyen Tran, Ta Thi Tuyet Mai (2015). Cut off points for malnourishment assessments from biochemical synthesis methods in geriatric patients. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(5): 55-62. 10. Edwards JSA & Hartwell HJ (2006). Hospital food service: a comparative analysis of systems and introducing the ‘Steamplicity’ concept. The British Dietetic Association Ltd, 19: 421 – 430. 11. Bộ Y Tế (2016). Mục C7.5. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành ngày 18/11/ 2016, phiên 02. 12. El-Sherbiny NA et al (2017). Patients Satisfaction with Delivered Food Services in Fayoum Hospitals. EC Nutrition 9.2: 4-104. 13. Nguyễn Văn Út, Nguyễn Văn Ngọt, Phạm Thị Hà (2008). Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về tình hình cung cấp thức ăn của khoa dinh dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 14. Johns N et al (2010). Improving the provision of meals in hospital. The patients’ viewpoint. Appetite, 54: 181 – 185. 15. Naithani S et al (2009). “Experiences of food access in hospital. A new questionnaire measure”. Clinical Nutrition. pp. 625 – 630. 16. Vo Thi My Ngoc, Ta Thi Tuyet Mai (2015). The role of early supportive nutrition after elective colorectal surgery due to cancer. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(5): 270-276. Ngày nhận bài báo: 15/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cung_cap_che_do_an_mieng_theo_benh_ly_cua_khoa_di.pdf
Tài liệu liên quan